Dịch vụ môi trường ở Việt Nam
Thực trạng phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam
Thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế và an sinh xã hội. Đời sống của nhân dân liên tục được cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh các thành công thì Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề bức xúc, đặc biệt là sự xuống cấp của chất lượng môi trường. Ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên đang diễn ra gay gắt với mức độ phức tạp ngày càng gia tăng, làm thiệt hại lớn về kinh tế và gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng khác. Trong bối cảnh đó, nhu cầu về xử lý chất thải và cải thiện môi trường ngày càng cao, đòi hỏi cần có những bước phát triển mới trong lĩnh vực dịch vụ môi trường (DVMT). Thực tế cho thấy, năng lực cung ứng DVMT và chất lượng DVMT còn thấp, khu vực tư nhân tham gia chưa nhiều, chỉ mới phát triển ở các thành phố lớn. Trước đây, các hoạt động làm sạch, khôi phục môi trường và bảo vệ tài nguyên được xem là những dịch vụ công, do các chính phủ cung cấp. Nhưng hiện nay, do gánh nặng đối với ngân sách ngày càng lớn, cộng với một thực tế là các doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, các chính phủ đã tìm cách xã hội hoá lĩnh vực dịch vụ môi trường và tạo ra các cơ chế khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này
4 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2214 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dịch vụ môi trường ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dịch vụ môi trường ở Việt Nam
1.Thực trạng phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam
Thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế và an sinh xã hội. Đời sống của nhân dân liên tục được cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh các thành công thì Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề bức xúc, đặc biệt là sự xuống cấp của chất lượng môi trường. Ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên đang diễn ra gay gắt với mức độ phức tạp ngày càng gia tăng, làm thiệt hại lớn về kinh tế và gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng khác. Trong bối cảnh đó, nhu cầu về xử lý chất thải và cải thiện môi trường ngày càng cao, đòi hỏi cần có những bước phát triển mới trong lĩnh vực dịch vụ môi trường (DVMT). Thực tế cho thấy, năng lực cung ứng DVMT và chất lượng DVMT còn thấp, khu vực tư nhân tham gia chưa nhiều, chỉ mới phát triển ở các thành phố lớn. Trước đây, các hoạt động làm sạch, khôi phục môi trường và bảo vệ tài nguyên được xem là những dịch vụ công, do các chính phủ cung cấp. Nhưng hiện nay, do gánh nặng đối với ngân sách ngày càng lớn, cộng với một thực tế là các doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, các chính phủ đã tìm cách xã hội hoá lĩnh vực dịch vụ môi trường và tạo ra các cơ chế khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này.[
1.1. Đánh giá về nhu cầu phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam
Theo yêu cầu của Luật BVMT 2005, tất cả các loại hình chất thải từ mọi loại nguồn thải đều phải được xử lý trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên phần lớn chất thải ở nước ta hiện nay chưa tuân thủ được yêu cầu này và nhu cầu phát triển các DVMT là rất lớn bao gồm xử lý nước thải, rác thải, khí thải, tiếng ồn từ các nguồn thải sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Nhu cầu xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại Theo Báo cáo diễn biến môi trường 2004, mỗi năm tại Việt Nam có hơn 15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Khoảng hơn 80% số này (tương đương 12,8 triệu tấn/năm) là chất thải phát sinh từ các hộ gia đình, các nhà hàng, khu chợ và khu kinh doanh. Tổng lượng chất thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp mỗi năm khoảng 2,6 triệu tấn (chiếm 17%). Khoảng 160.000 tấn/năm (chiếm 1%) trong tổng lượng chất thải rắn phát sinh ở Việt Nam được coi là chất thải nguy hại. Năm 2008, lượng chất thải rắn khoảng 28 triệu tấn, năng lực quản lý chất thải rắn còn rất nhiều hạn chế với tỷ lệ thu gom đạt 65-70% trên cả nước, các đô thị đạt 80-82%, phần lớn chưa được phân loại tại nguồn, tỷ lệ chất thải được xử lý hợp vệ sinh đạt 26%, tỷ lệ tái sử dụng tái chế 20%, số doanh nghiệp có thiết bị xử lý 10-20%. Trong khi năng lực quản lý còn nhiều hạn chế thì lượng chất thải rắn tiếp tục được dự báo sẽ gia tăng nhanh chóng trong thời gian tới. Dự báo đến 2020, lượng chất thải rắn có thể đạt 65-70 triệu tấn. Do vậy trong hiện tại và tương lai, đây cũng là một loại hình DVMT có nhiều cơ hội phát triển.
Nhu cầu xử lý nước thải
Theo tính toán của Báo cáo hiện trạng môi trường 2005, hàng ngày có khoảng 3.110.000 m3 nước thải sinh hoạt đô thị, nước thải bệnh viện và nước thải sản xuất từ các khu công nghiệp thải trực tiếp vào nguồn nước mặt, trong đó chiếm phần lớn là nguồn nước thải sinh hoạt 64%, nước thải sản xuất chiếm 32% và nước thải bệnh viện vào khoảng 4% . Nhìn chung hiện nay, vấn đề xử lý nước thải, công tác quản lý xây dựng các công trình xử lý nước thải còn khá mới, nhu cầu về hàng hóa và DVMT trong lĩnh vực này còn rất lớn. Tỷ lệ lượng nước thải được xử lý mới chỉ đạt 10%. Mới chỉ có khoảng 46% số khu công nghiệp, 26% khu đô thị (loại 4 trở lên) đã và đang lắp đặt hệ thống xử lý nước thải. Nhu cầu sẽ tập trung vào các hệ thống xử lý nước thải, các thiết bị xử lý, và các dịch vụ hỗ trợ như tư vấn, thiết kế, đào tạo tập huấn, quan trắc môi trường cũng như vận hành quản lý…
Nhu cầu xử lý khí thải và làm giảm tiếng ồn
Nhu cầu xử lý khí thải ở nước ta rất lớn. Theo báo cáo môi trường toàn cầu, năm 2006, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trong số 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới. Những khu vực ô nhiễm không khí nhiều nhất là các đô thị lớn, các khu công nghiệp và các làng nghề truyền thống. Trong tương lai, khi Chính phủ có những quy định chi tiết hơn và có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn về khí thải sản xuất công nghiệp và khí thải từ các phương tiện giao thông thì sẽ có nhiều cơ hội cho sự phát triển của các dịch vụ liên quan như cung cấp các thiết bị xử lý ô nhiễm khí thải công nghiệp, cung cấp bộ lọc khí thải cho phương tiện giao thông, kiểm soát nồng độ khí thải…
1.2. Đánh giá năng lực cung cấp DVMT của các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam
Thời gian trước đây, DVMT được xem là một loại dịch vụ công nên chỉ có nhà nước độc quyền thực hiện. Tuy nhiên gần đây, do thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường, tại nước ta đã xuất hiện các công ty tư nhân, công ty cổ phần, hợp tác xã, viện trường trung tâm nghiên cứu tham gia cung ứng DVMT. Ngoài ra, các hoạt động hợp tác quốc tế cũng huy động được sự hỗ trợ của nước ngoài vào thực hiện các DVMT.
Đối với khu vực Nhà nước
Nhìn chung, ở mỗi tỉnh và thành phố đều có một số công ty phụ trách về môi trường trên địa bàn tỉnh, dưới đó là các công ty cấp quận, huyện. Tuỳ từng địa phương mà cơ cấu tổ chức khác nhau. Tại một số địa phương, các công ty vệ sinh môi trường, công ty cấp nước sạch, công ty cấp thoát nước đều thuộc khối doanh nghiệp công ích và trực thuộc Sở Giao thông công chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố, . Dù là trực thuộc dưới một đơn vị chủ quản nào, các đơn vị DVMT đều được cấp một khoản kinh phí hàng năm từ ngân sách Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ BVMT trên địa bàn tỉnh, thành phố. Các hoạt động được thực hiện chủ yếu là đầu tư cho hệ thống hạ tầng môi trường như cấp thoát nước, thu gom và xử lý chất thải rắn.
Đối với khu vực tư nhân
Tính đến nay khu vực tư nhân đã tham gia cung ứng vào nhiều lĩnh vực dịch vụ vệ sinh môi trường với nhiều mức độ khác nhau như cấp thoát nước, xử lý nước thải, khí thải, thu gom rác thải, hoạt động tư vấn, thiết kế... 40% lượng rác thải tại TP Hồ Chí Minh được thu gom bởi các công ty tư nhân. Việc các nhà đầu tư tư nhân tham gia ngày càng nhiều vào DVMT là một xu hướng tích cực, phù hợp yêu cầu xã hội hoá công tác BVMT. Tuy nhiên, họ còn gặp nhiều khó khăn trong triển khai, ứng dụng vì nhiều lý do: năng lực tài chính của các doanh nghiệp tư nhân có hạn, Nhà nước lại chưa có những chính sách cụ thể nhằm tạo mọi điều kiện, nhất là về nguồn vốn, vì thế các doanh nghiệp phải vừa triển khai ứng dụng, vừa hoàn thiện, chưa đủ cơ sở để thuyết phục các địa phương tự bỏ vốn hoặc vay vốn xây dựng nhà máy.
2. Các quy định pháp lý về phát triển DVMT của Việt Nam
Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 về nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước có nêu rõ nhiệm vụ “Đẩy mạnh công tác xã hội hoá bảo vệ môi trường”.
Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến 2020 được phê duyệt bởi Quyết định 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003, là văn bản quan trọng đưa ra những định hướng lớn về công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay. Trong đó, Chiến lược nhấn mạnh đến nguồn lực đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. Xã hội hoá hoạt động BVMT là một trong 8 giải pháp chính để thực hiện Chiến lược.
Luật BVMT 2005 đề cập đến khía cạnh xã hội hoá hoạt động BVMT trong toàn bộ văn bản Luật và dịch vụ môi trường được đưa ra trong Điều 116 (chương XI) về phát triển dịch vụ BVMT. Theo đó, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp dịch vụ giữ gìn vệ sinh môi trường để thực hiện các hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường thông qua hình thức đấu thầu.
Quyết định số 249/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển DVMT đến năm 2020 do Thủ tướng chính phủ ký ngày 10/2/2010, là quan trọng về DVMT. Mục tiêu của Đề án là phát triển DVMT để cung ứng dịch vụ bảo vệ môi trường cho các ngành, lĩnh vực, địa phương; tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực dịch vụ trong nền kinh tế, tạo thêm việc làm và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước.
Ở cấp địa phương, mỗi tỉnh/thành phố đều đã ban hành quy chế bảo vệ môi trường trong đó có quy định về nguồn lực bảo vệ môi trường. Một số thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, đã thực hiện các cơ chế chính sách nhằm mở rộng xã hội hoá trong lĩnh vực DVMT và đã thử nghiệm một số mô hình cung cấp DVMT phi nhà nước. Nói tóm lại, cho đến nay, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp cho các hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và dịch vụ môi trương nói riêng. Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho thị trường DVMT phát triển như các quy định về đánh giá tác động môi trường, kiểm soát ô nhiễm, xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, kế hoạch xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, v.v… Tuy nhiên, các chính sách hiện nay còn tản mạn, chưa có tính hệ thống và thiếu nhất quán. Việc xây dựng bổ sung các quy định cụ thể hơn là rất cấp thiết, cụ thể là các quy định về phạm vi những lĩnh vực DVMT cần xã hội hoá và mức độ xã hội hoá, kế hoạch và lộ trình xã hội hoá, các cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phi Nhà nước tham gia đầu tư cung cấp hàng hoá và DVMT.
3. Các trang web liên quan
www.monre.gov.vn
www.moit.gov.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vinh.docx