BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2017) đã giảm mức hình phạt cao
nhất của một số tội bằng cách bỏ hình
phạt tử hình, tù chung thân, giảm hình
phạt. Cụ thể, bỏ hình phạt tử hình ở tội
cướp tài sản (Điều 168); Bỏ hình phạt
chung thân ở tội công nhiên chiếm
đoạt tài sản (Điều 172), tội trộm cắp tài
sản (Điều 173); tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản (Điều 175); Giảm mức
hình phạt cao nhất của tội vô ý gây thiệt
hại nghiêm trọng đến tài sản là tù có thời
hạn từ 3 năm xuống còn 2 năm. Các quy
định nêu trên thể hiện xu hướng xử lý
khoan hồng của nhà nước đối với các tội
xâm phạm sở hữu, qua quy định về giảm
mức hình phạt cũng như các quy định
khác đã nêu.
Tóm lại, với việc tập trung rà soát,
nghiên cứu sửa đổi, tiếp thu góp ý, chỉnh
lý một cách toàn diện và đồng bộ với tinh
thần khẩn trương, nghiêm túc và cầu thị,
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) đã được ban hành với những điểm
mới hết sức tiến bộ, văn minh, thể hiện
trình độ lập pháp cao, đảm bảo được
các giá trị cơ bản của hệ thống pháp luật
hình sự trong điều kiện xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa như
tính nhân đạo, công bằng, dân chủ, pháp
chế.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điểm mới của bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về các tội xâm phạm sở hữu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHGD CSND 53
Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Trên cơ sở phân tích, đánh giá toàn diện bối cảnh mới và yêu cầu tiếp tục sửa đổi cơ bản, toàn diện
BLHS năm 1999, đáp ứng yêu cầu đấu
tranh phòng, chống tội phạm trong tình
hình mới, nhằm thể chế hóa quan điểm
mới về chính sách hình sự của Đảng và
Nhà nước ta trong tình hình hiện nay,
thực hiện chủ trương cải cách tư pháp
theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội
toàn quốc lần thứ XII của Đảng và các
Nghị quyết của Bộ Chính trị như: Nghị
quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002
của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ
ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
NĂM 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017)
VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
LÊ QUANG THÀNH*
TÓM TẮT NỘI DUNG
Các quy định về các tội xâm phạm sở hữu có một số thay đổi cơ bản về vị trí của
chương (trước đây quy định tại chương XIV của BLHS năm 1999, hiện nay quy định tại
chương XVI của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)), kỹ thuật lập pháp, tội
phạm hóa một số trường hợp phạm tội xâm phạm sở hữu bằng cách bổ sung thêm dấu
hiệu định tội của các tội phạm hiện hành, phi tội phạm hóa một số trường hợp phạm tội
cụ thể, bổ sung và thay đổi một số dấu hiệu định khung, sửa đổi quy định về hình phạt
đối với các tội xâm phạm sở hữu.
Từ khóa: Các tội xâm phạm sở hữu; chiếm đoạt tài sản; định tính; định lượng.
SUMMARY
There is a change of the position of Chapter of offences against rights of property
which is 14th chapter in the Criminal Code 1999 and 16th chapter in the Criminal Code
2015 (Amended in 2017). There are new points in legislative technique, criminalization
in some cases of offences against rights of property by adding some signs to determine
current crime, non-criminalization, adding and changing some signs of crime
determination, amending regulation of sentences to offences against rights of property.
Key words: Offences against rights of property; appropriating property;
qualitative; qualitative.
* Trường Đại học Cảnh sát nhân dân
54 SỐ 99 [01 - 2018]
Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
trọng tâm công tác tư pháp trong thời
gian tới; Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày
24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng
đến năm 2020 và Nghị quyết số 49/NQ-
TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về
Chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020. Đặc biệt, với sự phát triển, bổ sung
và đề cao quyền con người, quyền cơ bản
của công dân trong Hiến pháp năm 2013
đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện
các quy định của BLHS hiện hành để làm
cho các quyền này của người dân được
thực hiện trên thực tế. Đồng thời, xu thế
chủ động hội nhập quốc tế đã trở thành
nhu cầu nội tại của Việt Nam. Trên thực
tế, Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức
quốc tế, tổ chức khu vực và đã trở thành
thành viên của nhiều điều ước quốc tế đa
phương, song phương. Một trong những
định hướng quan trọng khi sửa đổi BLHS
chính là hoàn thiện chính sách hình sự
theo hướng đề cao hiệu quả phòng ngừa
và tính hướng thiện trong việc xử lý
người phạm tội; tôn trọng và bảo đảm
thực thi đầy đủ các quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
được ghi nhận trong Hiến pháp năm
2013. Đây là định hướng cơ bản thể hiện
rõ chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà
nước ta trong việc xử lý người phạm tội1.
Trên tinh thần quan điểm đó, sau một
thời gian chuẩn bị dự thảo BLHS, thẩm
tra dự án BLHS, lấy ý kiến nhân dân, các
ban ngành, đoàn thể, các Đại biểu Quốc
hội về dự thảo BLHS năm 2015 (sửa đổi),
ngày 20/6/2017 tại kỳ họp thứ 3, Quốc
hội khóa XIV đã chính thông qua Luật
số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung của
BLHS số 100/2015/QH13 (sau đây gọi tắt
là BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm
2017). Đặc biệt, liên quan đến các quy
định về các tội xâm phạm sở hữu có một
số thay đổi cơ bản về vị trí của chương
(trước đây quy định tại chương XIV của
BLHS năm 1999, hiện nay quy định tại
chương XVI của BLHS năm 2015 (sửa
đổi, bổ sung năm 2017) với 13 tội danh
(từ điều 168 đến 180), kỹ thuật lập pháp,
tội phạm hóa một số trường hợp phạm
tội xâm phạm sở hữu bằng cách bổ sung
thêm dấu hiệu định tội của các tội phạm
theo pháp luật hiện hành, phi tội phạm
hóa một số hành vi phạm tội cụ thể, bổ
sung và thay đổi một số dấu hiệu định
khung, sửa đổi quy định về hình phạt
đối với các tội xâm phạm sở hữu2. Cụ thể
như sau:
Thứ nhất, thu hẹp phạm vi xử lý về
hình sự đối với người phạm tội từ đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi
Chính sách hình sự của Đảng và Nhà
nước trong việc xử lý người dưới 18 tuổi
phạm tội phải thể hiện tính khoan hồng
1 TS. Hoàng Minh Đức (2016), Chính sách hình sự
đối với người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam
hiện nay và phương hướng hoàn thiện đáp ứng yêu
cầu cải cách tư pháp, Nhà xuất bản Công an nhân
dân, Hà Nội.
TẠP CHÍ KHGD CSND 55
Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
và nhân đạo sâu sắc, với ý nghĩa đó, việc
xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải
bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới
18 tuổi và chủ yếu nhằm giáo dục, giúp
đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành
mạnh, trở thành công dân có ích cho xã
hội. Trong mọi trường hợp điều tra, truy
tố, xét xử hành vi phạm tội của người
dưới 18 tuổi, các cơ quan có thẩm quyền
tiến hành tố tụng phải xác định khả năng
nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm
cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên
nhân và điều kiện gây ra tội phạm. Việc
truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới
18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp
cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của
hành vi phạm tội, vào những đặc điểm
về nhân thân và yêu cầu của việc phòng
ngừa tội phạm. Xuất phát từ quan điểm,
mục tiêu nêu trên tại Điều 12 BLHS năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy
định: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải
chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm,
trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy
định khác. 2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới
16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về
tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng quy định tại một trong
các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150,
151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249,
250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289,
290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này”.
Như vậy, trong tương quan so sánh với
BLHS năm 1999 quy định về tuổi chịu
trách nhiệm hình sự, BLHS năm 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã thu hẹp
đáng kể phạm vi truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu
của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Theo đó, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về
tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng quy định tại một trong
các điều thuộc Chương XVI3.
Thứ hai, thu hẹp phạm vi xử lý về hình
sự đối với hầu hết các tội xâm phạm sở
hữu trong trường hợp chuẩn bị phạm tội
Điều 14 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017) quy định:
“1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm,
sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo
ra những điều kiện khác để thực hiện tội
phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm
tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc
tham gia nhóm tội phạm quy định tại
Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc
điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.
2. Người chuẩn bị phạm tội quy định
tại một trong các điều 108, 109, 110, 111,
112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119,
120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299,
300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này
2 PGS. TS Nguyễn Thị Phương Hoa – TS. Phan Anh
Tuấn (2017), Bình luận khoa học những điểm mới
của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2017), Nhà xuất bản Hồng Đức, Thành phố
Hồ Chí Minh, Tr.179-185.
TS. Trần Văn Biên - TS. Đinh Thế Hưng (2017),
Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa
đổi, bổ sung năm 2017), Nhà xuất bản Hồng Đức,
Thành phố Hồ Chí Minh, Tr.310-347.
56 SỐ 99 [01 - 2018]
Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123,
Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu
trách nhiệm hình sự”.
Từ những quy định trên ta thấy, thay vì
người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm
trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng
phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
định thực hiện, bất kể tội phạm đó là tội
phạm gì thuộc chương các tội xâm phạm
sở hữu, thì BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017) đã quy định theo hướng
đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội
xâm phạm sở hữu, người chuẩn bị phạm
tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi
chuẩn bị phạm tội cướp tài sản (Điều 168)
hoặc chuẩn bị phạm tội bắt cóc nhằm
chiếm đoạt tài sản (Điều 169). Đặc biệt,
đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi chuẩn bị phạm tội cướp tải sản (Điều
168) mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Về hình phạt áp dụng đối với trường
hợp chuẩn bị phạm tội cướp tài sản (Điều
168) và chuẩn bị phạm tội bắt cóc nhằm
chiếm đoạt tài sản (Điều 169) trong BLHS
năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có
mức độ giảm nhẹ hơn so với trường hợp
chuẩn bị phạm các tội này trong BLHS
năm 1999. Cụ thể: Người chuẩn bị phạm
tội cướp tài sản (khoản 5 Điều 168) và tội
bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (khoản 5
Điều 169) thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05
năm, nếu so sánh với quy định tại khoản
2 Điều 52 BLHS năm 1999 thì mức hình
phạt áp dụng đối với trường hợp chuẩn bị
phạm tội cướp tài sản là từ 1 năm 6 tháng
đến 20 năm và chuẩn bị phạm tội bắt cóc
nhằm chiếm đoạt tài sản là từ 1 năm đến
20 năm. Như vậy, BLHS năm 2015 (sửa
đổi, bổ sung năm 2017) đã quy định theo
hướng xử lý khoan hồng hơn đối với các
trường hợp chuẩn bị phạm tội xâm phạm
sở hữu.
Thứ ba, bổ sung thêm một số dấu hiệu
định tội, mở rộng phạm vi xác định tài sản
là đối tượng tác động của tội phạm xâm
phạm sở hữu
Bổ sung thêm dấu hiệu định tội “Tài
sản là phương tiện kiếm sống chính của
người bị hại và gia đình họ”, trong trường
hợp tài sản bị xâm phạm dưới mức định
lượng để truy cứu trách nhiệm hình sự
đối với một số tội phạm có cấu thành vật
chất gồm: Tội công nhiên chiếm đoạt tài
sản (Điều 172); Tội trộm cắp tài sản (Điều
173); Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều
174); Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản (Điều 175); Tội hủy hoại hoặc cố
ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178) và dấu
hiệu định tội “Tài sản là di vật, cổ vật”,
trong trường hợp tài sản bị xâm phạm
dưới mức định lượng để truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với một số tội phạm có
cấu thành vật chất gồm: Tội trộm cắp tài
3 Xem thêm: Điều 168. Tội cướp tài sản, Điều 169.
Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, Điều 170. Tội
cưỡng đoạt tài sản, Điều 171. Tội cướp giật tài sản,
Điều 173. Tội trộm cắp tài sản, Điều 178 Tội hủy
hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
TẠP CHÍ KHGD CSND 57
Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
sản (Điều 173); Tội chiếm giữ trái phép
tài sản (Điều 176); Tội sử dụng trái phép
tài sản (Điều 177); Tội hủy hoại hoặc cố
ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178). Có thể
khẳng định, việc bổ sung các dấu hiệu
định tội nêu trên hoàn toàn phù hợp với
bản chất của hành vi phạm tội, nhất là khi
đối tượng tác động của tội phạm là các
loại tài sản có giá trị đặc biệt về mặt vật
chất, là phương tiện kiếm sống chính của
bản thân người bị hại và gia đình họ hoặc
là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị
lịch sử, văn hóa, khoa học hay là hiện vật
được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về
lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm
năm tuổi trở lên4.
Mở rộng đối tượng tác động của tội
phạm là tài sản của “Nhà nước” thành
tài sản của “Nhà nước, cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp” tại Điều 179, điều này
đồng nghĩa với việc nhà làm luật đã mở
rộng phạm vi xử lý hình sự gắn với mọi
thành phần kinh tế chứ không phải chỉ
kinh tế Nhà nước. Quy định này nhằm
cụ thể hóa tinh thần bảo hộ quyền bình
đẳng giữa các thành phần kinh tế của
Đảng và Nhà nước cũng như quy định tại
Điều 51 của Hiến pháp năm 20135. Việc
quy định mở rộng phạm vi xử lý hình sự
của Điều 179 BLHS năm 2015 (sửa đổi,
bổ sung năm 2017) tất yếu dẫn đến chủ
thể của tội phạm này cũng thay đổi, cụ
thể: chủ thể của tội phạm này ngoài hai
dấu hiệu có năng lực trách nhiệm hình
sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự,
người phạm tội còn phải thêm dấu hiệu
có trách nhiệm trực tiếp trong công tác
quản lý tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp.
Ngoài ra, bổ sung thêm dấu hiệu định
tội “Hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc
dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình
không trả” trong cấu thành tội phạm lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều
175). Thực tế quy định này chính là việc
mở rộng phạm vi xử lý hình sự (tội phạm
hóa) đối với hành vi lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản. Việc bổ sung dấu hiệu
định tội nêu trên trong BLHS năm 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017) xuất phát từ
thực tế có nhiều trường hợp trên thực tế
người vay, mượn, thuê tài sản của người
khác hoặc nhận được tài sản của người
khác bằng hình thức hợp đồng nhưng đến
thời hạn trả lại tài sản thì cam kết nhận
nợ, cố tình không trả lại tài sản. Đối với
trường hợp này theo quy định của BLHS
năm 1999 thì không bị coi là tội phạm
mà chỉ là quan hệ pháp luật dân sự. Tuy
nhiên, khi quy định như vậy, vấn đề đặt
ra cần phải làm rõ ranh giới giữa tội phạm
và hành vi vi phạm pháp luật dân sự.
Thứ tư, nâng mức định lượng về giá trị
tài sản làm cơ sở để xử lý hình sự trong
một số trường hợp phạm tội xâm phạm
sở hữu
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
4 Luật di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung
năm 2009).
5 Xem thêm Điều 51 Hiến pháp 2013.
58 SỐ 99 [01 - 2018]
Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
2017) đã nâng mức định lượng tài sản bị
xâm phạm tối thiểu là dấu hiệu định tội
của một số tội gồm: Tội sử dụng trái phép
tài sản (Điều 177); Tội thiếu trách nhiệm
gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước,
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Điều
179); Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng
đến tài sản (Điều 180) từ 50 triệu đồng
lên 100 triệu đồng. Bằng cách nâng mức
định lượng về giá trị tài sản bị xâm phạm
tối thiểu là dấu hiệu định tội đối với một
số tội nêu trên, nhà làm luật đã phi tội
phạm hóa một số trường hợp xâm phạm
sở hữu của các tội đó. Chúng tôi cho
rằng, việc nâng giá trị tài sản tối thiểu là
dấu hiệu định tội của các tội nêu trên là
hợp lý, phù hợp với sự biến động của giá
cả và tính nguy hiểm cho xã hội của hành
vi trong tình hình hiện nay.
Thứ năm, sửa đổi, bổ sung một số dấu
hiệu định khung tăng nặng
Quán triệt quan điểm sửa đổi BLHS
1999 theo hướng hạn chế tối đa các dấu
hiệu, yếu tố mang tính định tính có thể
dẫn đến những khó khăn nhất định cho
việc nhận thức và áp dụng thống nhất
pháp luật hình sự trong thực tiễn công
tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) đã thay dấu hiệu định khung: “Gây
hậu quả nghiêm trọng”, “Gây hậu quả
rất nghiêm trọng”, “Gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng”, ở tất cả các tội thành các
dấu hiệu định lượng cụ thể.
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2017) đã bổ sung dấu hiệu định
khung: “Phạm tội đối với người dưới 16
tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già
yếu hoặc người không có khả năng tự vệ”
tại Khoản 2 Điều 168 (Tội cướp tài sản),
Điều 170 (Tội cưỡng đoạt tài sản), Điều
171 (Tội cướp giật tài sản); “Lợi dụng
thiên tai, dịch bệnh”, “Lợi dụng hoàn
cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp” tại
Khoản 3 và 4 các Điều 168 (Tội cướp tài
sản), Điều 170 (Tội cưỡng đoạt tài sản),
Điều 171 (Tội cướp giật tài sản), Điều 172
(Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản), Điều
173 (Tội trộm cắp tài sản), Điều 174 (Tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản); “Tài sản là
bảo vật quốc gia” tại Khoản 2 Điều 173
(Tội trộm cắp tài sản), Điều 177 (Tội sử
dụng trái phép tài sản), Điều 178 (Tội
hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);
“Gây thương tích, gây tổn hại cho sức
khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành
vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ
thể từ” tại Điều 169 (Tội bắt cóc nhằm
chiếm đoạt tài sản); “Gây ảnh hưởng xấu
đến an ninh, trật tự an toàn xã hội” tại
Điều Điều 175, Điều 178.
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) đã sửa đổi tình tiết định khung
tăng nặng “Gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ
thương tật từ” thành “Gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ” tại
Điều 168 (Tội cướp tài sản), Điều 169
(Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản),
TẠP CHÍ KHGD CSND 59
Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Điều 171 (Tội cướp giật tài sản). Việc sửa
đổi này nhằm đảm bảo tính đồng bộ giữa
quy định của BLHS và các văn bản pháp
luật chuyên ngành6.
Thứ sáu, mở rộng việc áp dụng hình
phạt không tước tự do, giảm mức hình
phạt cao nhất của một số tội bằng cách bỏ
hình phạt tử hình, tù chung thân
Quy định hình phạt tiền là hình phạt
chính đối với một số tội phạm nhằm thể
chế hóa tinh thần Nghị quyết số 49/NQ-
TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị
về chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020 theo hướng: “Sớm hoàn thiện hệ
thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực tư
pháp phù hợp mục tiêu của chiến lược xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình
sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu
quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong
việc xử lý người phạm tội. Giảm hình phạt
tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình
phạt cải tạo không giam giữ đối với một
số loại tội phạm. Hạn chế áp dụng hình
phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối
với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng. Giảm bớt khung hình phạt tối đa
quá cao trong một số loại tội phạm. Khắc
phục tình trạng hình sự hóa quan hệ kinh
tế, quan hệ dân sự và bỏ lọt tội phạm”.
Việc áp dụng hình phạt chính là hình
phạt tiền đối với một số tội phạm xâm
phạm sở hữu vừa đáp ứng mục tiêu cải
cách tư pháp về giảm việc áp dụng hình
phạt tù, nhưng vẫn đảm bảo được tính
răn đe, tính nghiêm minh của pháp luật.
Quy định hình phạt tiền là hình phạt
chính trong các tội xâm phạm sở hữu tạo
điều kiện để Tòa án có thể dễ dàng lựa
chọn các hình phạt khác nhau trong đó
có hình phạt tiền để cá thể hóa hình phạt
đối với người phạm tội xâm phạm sở hữu
nhưng vẫn đảm bảo mục đích của hình
phạt. Bởi lẽ, trong thực tế nhiều trường
hợp người phạm tội xâm phạm sở hữu
như trộm cắp tài sản, công nhiên chiếm
đoạt tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản... họ hoàn toàn có khả
năng thực hiện hình phạt tiền là hình
phạt chính. Bên cạnh đó, mục tiêu của
những người phạm tội xâm phạm sở hữu
chủ yếu là chiếm đoạt tài sản thì việc áp
dụng hình phạt tiền là hình phạt chính
đối với họ sẽ đảm bảo tính răn đe, giáo
dục của hình phạt, hơn nữa mục đích của
hình phạt vẫn đạt được.
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2017) có một số khung hình phạt
chỉ quy định các hình phạt không tước
tự do của người phạm tội. Chẳng hạn,
các Khoản 1 Điều 179 (Tội thiếu trách
nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà
nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp),
Khoản 1 Điều 180 (Tội vô ý gây thiệt hại
6 Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH
ngày 27/9/2013 của Bộ Y tế, Bộ Lao động thương
binh và xã hội quy định về tỷ lệ tổn thương cơ thể
do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp.
Thông tư 20/2014/TT-BYT ngày 12/6/2014 của Bộ
Y tế quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể sử dụng trong
giám định pháp lý, giám định pháp y tâm thần.
60 SỐ 99 [01 - 2018]
Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
nghiêm trọng đến tài sản) - BLHS năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), đều
không quy định hình phạt tù có thời hạn
mà chỉ quy định chế tài lựa chọn với các
hình phạt chính không tước quyền tự
do. Với quy định nêu trên, chúng tôi cho
rằng nhà làm luật mong muốn hạn chế
đến mức thấp nhất việc áp dụng hình
phạt tù trên thực tế.
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2017) đã giảm mức hình phạt cao
nhất của một số tội bằng cách bỏ hình
phạt tử hình, tù chung thân, giảm hình
phạt. Cụ thể, bỏ hình phạt tử hình ở tội
cướp tài sản (Điều 168); Bỏ hình phạt
chung thân ở tội công nhiên chiếm
đoạt tài sản (Điều 172), tội trộm cắp tài
sản (Điều 173); tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản (Điều 175); Giảm mức
hình phạt cao nhất của tội vô ý gây thiệt
hại nghiêm trọng đến tài sản là tù có thời
hạn từ 3 năm xuống còn 2 năm. Các quy
định nêu trên thể hiện xu hướng xử lý
khoan hồng của nhà nước đối với các tội
xâm phạm sở hữu, qua quy định về giảm
mức hình phạt cũng như các quy định
khác đã nêu.
Tóm lại, với việc tập trung rà soát,
nghiên cứu sửa đổi, tiếp thu góp ý, chỉnh
lý một cách toàn diện và đồng bộ với tinh
thần khẩn trương, nghiêm túc và cầu thị,
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) đã được ban hành với những điểm
mới hết sức tiến bộ, văn minh, thể hiện
trình độ lập pháp cao, đảm bảo được
các giá trị cơ bản của hệ thống pháp luật
hình sự trong điều kiện xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa như
tính nhân đạo, công bằng, dân chủ, pháp
chế. Đặc biệt, liên quan đến chương các
tội xâm phạm sở hữu, thể chế hóa quan
điểm, tinh thần sửa đổi BLHS, nhà làm
luật đã hiện thực hóa hàm lượng tri thức
có được từ chính sách hình sự của Đảng
và Nhà nước, kết quả nghiên cứu dưới
góc độ khoa học pháp lý, thực tiễn công
tác đấu tranh phòng, chống tội phạm
bằng việc xây dựng hệ thống quy phạm
tương đối hoàn chỉnh vừa thể hiện sự
kế thừa các giá trị pháp lý sẵn có, vừa bổ
sung, cập nhật các giá trị pháp lý trong
bối cảnh mới, có tiếp thu kinh nghiệm
lập pháp của các quốc gia trên thế giới,
phù hợp với Điều ước quốc tế mà Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên. Thiết nghĩ điều cốt lõi quan trọng
trong thời điểm hiện nay là các cơ quan
có thẩm quyền cần tăng cường công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, hướng
dẫn và giải thích để từng bước hiện thực
hóa các quy định của BLHS 2015 (sửa
đổi, bổ sung 2017) về các tội xâm phạm
sở hữu vào thực tiễn góp phần bảo vệ chủ
quyền quốc gia, an ninh của đất nước,
bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền
con người, quyền công dân, bảo vệ quyền
bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc,
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo
vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi
phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân
TẠP CHÍ KHGD CSND 61
Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh
chống tội phạm.
L.Q.T
Tài liệu tham khảo
1. Hiến pháp Việt Nam năm 2013.
2. Bộ luật Hình sự 2015.
3. Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ
sung 2017).
4. Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ
sung 2009).
5. Luật Di sản văn hóa năm 2001 (sửa
đổi, bổ sung 2009).
6. TS. Trần Văn Biên, TS. Đinh Thế
Hưng (2017) và tập thể tác giả, Bình luận
khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa
đổi, bổ sung năm 2017), Nhà xuất bản
Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh,
Tr.310 - 347.
7. TS. Hoàng Minh Đức (2016), Chính
sách hình sự đối với người chưa thành
niên phạm tội ở Việt Nam hiện nay và
phương hướng hoàn thiện đáp ứng yêu
cầu cải cách tư pháp, Nhà xuất bản Công
an nhân dân, Hà Nội.
8. PGS. TS Nguyễn Thị Phương Hoa
& TS. Phan Anh Tuấn (2017), Bình luận
khoa học những điểm mới của Bộ luật
Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017), Nhà xuất bản Hồng Đức, Thành
phố Hồ Chí Minh, Tr.179 - 185.
9. Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-
BYT-BLĐTBXH ngày 27/9/2013 của Bộ
Y tế, Bộ Lao động thương binh và xã
hội quy định về tỷ lệ tổn thương cơ thể
do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề
nghiệp.
10. Thông tư 20/2014/TT-BYT ngày
12/6/2014 của Bộ Y tế quy định tỷ lệ tổn
thương cơ thể sử dụng trong giám định
pháp lý, giám định pháp y tâm thần.
(Nhận bài: 07/01/2018; hoàn thành biên tập: 15/01/2018; duyệt đăng: 25/01/2018)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- diem_moi_cua_bo_luat_hinh_su_nam_2015_sua_doi_bo_sung_nam_20.pdf