Đã nghiên cứu chế tạo thành công điện
cực paste ống nano cacbon biến tính
bằng Bi2O3 (Bi2O3-CNTPE) với khối
lƣợng bitmut là 7 %; xây dựng các điều
kiện thích hợp cho quá trình phân tích
hàm lƣợng In3+ và Cd2+ bằng phƣơng
pháp DP-ASV. Các điều kiện thích hợp
bao gồm: điện phân ở thế -1,2 V trong
thời gian 180 s, biên độ xung 30 mV;
tốc độ quét thế 0,015 V/s; tốc độ quay
điện cực 2000 vòng/phút, thời gian sục
khí nitơ là 350 s, thế làm sạch điện cực
là 0,3 V trong 30 s, thời gian nghỉ là 10
s. Kết quả nghiên cứu thu được cho
thấy khoảng tuyến tính giữa Ip và nồng
độ tƣơng đối rộng, độ lặp lại tốt, giới
hạn phát hạn và giới hạn định lƣợng đều
thấp. Điện cực chế tạo đã đƣợc ứng
dụng để phân tích Cd2+ và Zn3+ trong
mẫu nước Hồ Tây và nước thải cho kết
quả tốt.
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điện cực biến tính bằng bitmut oxit xác định vết kim loại bằng phương pháp von-Ampe hòa tan anot - Nguyễn Thị Thu Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
58
Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 19, Số 3/2014
ĐIỆN CỰC BIẾN TÍNH BẰNG BITMUT OXIT XÁC ĐỊNH VẾT KIM LOẠI
BẰNG PHƢƠNG PHÁP VON-AMPE HÒA TAN ANOT
Đến tòa soạn 23 - 4 - 2014
Nguyễn Thị Thu Phƣơng
Khoa Công nghệ Hóa học
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Trịnh Xuân Giản
Viện Hóa học
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
SUMMARY
BISMUTH OXIDE – MODIFIED ELECTRODE FOR DETERMINATION OF
METAL TRACES BY ANODIC STRIPPING VOLTAMMETRY
A new chemically modified electrode was constructed for accurate, selective and
sensitive simultaneous determination of cadmium (Cd) and indium (In) by anodic
stripping voltammetry (ASV). The electrode was prepared by multi-walled carbon
nanotubes (58%), parafin oil (35%) and Bi2O3 (7%) in carbon paste electrode. The
linear range between 8.9x10
-9
M to 1.33x10
-7
M for Cd and 4.34x10
-8
M to 2.17x10
-7
M
for In. The 3δ determination limit is 1.07x10-9M for Cd and 1.04x10-8M for In with
suitable conditions (buffer acetate and KBr 0.1 M, pH = 4.5, deposition at -1.2V for
180s). The proposed chemically modified electrode was used for the determination of
cadmium and indium in several water samples.
1. MỞ ĐẦU
Do thế pic Ep của In và Cd gần sát nhau
nên việc xác định đồng thời In và Cd
bằng phƣơng pháp Von-Ampe là phức
tạp. Để khắc phục nhƣợc điểm này cần
có thêm chất tạo phức thích hợp để tách
pic [2].Phƣơng pháp Von-Ampe hòa tan
sử dụng điện cực thủy ngân là phƣơng
pháp có độ chính xác, độ nhạy cao
thƣờng đƣợc sử dụng để xác định hàm
lƣợng vết các kim loại. Tuy nhiên thủy
ngân và muối của nó có độc tính cao,
cho nên đã có nhiều nghiên cứu tìm
kiếm vật liệu điện cực mới thay thế
thủy ngân nhƣ: cacbon, vàng, bạc, iridi,
bitmut, tantali, antimon [3,4]. Trong số
59
đó, do ít độc, thân thiện môi trƣờng,
điện cực bitmut trong nhiều trƣờng hợp
đƣợc coi là tốt nhất có thể thay thế điện
cực thủy ngân với khoảng thế làm việc
tƣơng đối rộng, khả năng phân tích điện
hóa tốt [3,5].
Trong bài báo này, chúng tôi trình bày
kết quả nghiên cứu chế tạo điện cực
paste ống nano cacbon biến tính bằng
Bi2O3 (Bi2O3 - CNTPE) và ứng dụng
phân tích đồng thời hàm lƣợng Cd, In
trong một số mẫu nƣớc với dung dịch nền
là đệm axetat có thêm tác nhân tạo phức
KBr để thay đổi tƣơng đối thế của In,
tách hoàn toàn hai đỉnh pic của In và Cd.
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Thiết bị - Dụng cụ - Hóa chất
- Thiết bị cực phổ đa năng 797 VA
Computrace do hãng Metrohm (ThụySĩ)
sản xuất.
- Cân phân tích 5 số TE 214S, sai số
0,1mg do hãng Sartorius (Đức) sản
xuất; Các dụng cụ cối, chày mã não
(Trung Quốc); ống teflon (Đức), dụng
cụ thủy tinh, micropipet (Đức),
- Ống nanocacbon (Hàn Quốc), dầu
parafin (Nhật Bản), Bi2O3 (Đức). Các
dung dịch nghiên cứu đƣợc pha chế từ
hóa chất tinh khiết dùng phân tích của
Merck và nƣớc cất hai lần, siêu sạch.
2.2. Chế tạo điện cực làm việc
Vật liệu điện cực bao gồm: ống
nanocacbon, dầu parafin, Bi2O3. Chuẩn
bị các dụng cụ chế tạo điện cực gồm:
cối chày mã não, chốt inoc để nhồi hỗn
hợp vật liệu vào điện cực, giá đỡ điện
cực, ống teflon, (hình 1a).
Chế tạo vỏ điện cực: Tiện ống teflon có
chiều dài 52 mm, đƣờng kính ngoài 3,5
mm, đƣờng kính trong 3,0 mm. Phần
trên ống có tiện các doăng để gắn với
một chốt bằng inoc trên thiết bị cực phổ
(bộ phận điện cực làm việc). Phần dƣới
để nhồi vật liệu điện cực.
Quy trình chế tạo: Cân chính xác hỗn
hợp gồm ống nanocacbon (CNT),
Bi2O3,dầu parafin theo tỉ lệ thích hợp
cho vào cối mã não, trộn đều bằng
chày mã não. Hỗn hợp vật liệu (hình
1b) thu đƣợc đem sấy ở 1050C trong 2
giờ. Lắp ống điện cực teflon vào giá đỡ
điện cực, dùng chốt nhồi bằng inoc
nhồi hỗn hợp thu đƣợc vào ống điện
cực teflon, mài bóng bề mặt điện cực
trên giấy lọc ẩm đƣợc điện cực Bi2O3 -
CNTPE hoàn chỉnh (hình 1c). Lắp điện
cực vào vị trí điện cực làm việc (WE)
của thiết bị cực phổ.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của tỉ lệ khối
lƣợng vật liệu trộn tới tín hiệu đo của
Cd và In
Để khảo sát tỉ lệ khối lƣợng của vật liệu
trộn đến tín hiệu của Cd và In, chúng tôi
trộn các tỉ lệ khối lƣợng khác nhau của
hỗn hợp ống nanocacbon, dầu parafin,
Bi2O3. Theo [5], nồng độ Bi2O3 thích
hợp để chế tạo điện cực cacbon biến
tính bằng Bi2O3 là 0,5 % đến 7 %. Vì
vậy chúng tôi tiến hành chế tạo điện cực
với nồng độ Bi2O3 từ 0,2 % đến 8 %,
sau đó ghi đo dòng Ip của dung dịch
gồm [Cd2+] = 4,5.10-8 M, [In3+] =
7,8.10
-8
M trong dung dịch nền đệm
axetat và KBr 0,1 M, pH = 4,5 trên điện
cực chế tạo đƣợc. Kết quả cho thấy khi
tỉ lệ ống nanocacbon, Bi2O3,dầu parafin
60
là 58:7:35 hoặc 58:5:37 (tính theo phần
trăm về khối lƣợng) cho tín hiệu Ip của
Cd
2+
và In
3+
tƣơng đối cao, pic thu
đƣợc cân đối nên chúng tôi chọn các tỉ
lệ này để chế tạo điện cực. Các nghiên
cứu tiếp theo sử dụng điện cực có thành
phần ống nanocacbon, Bi2O3,dầu
parafin là 58:7:35 .
3.2. Nghiên cứu cấu trúc bề mặt điện
cực
Để tìm hiểu cấu trúc bề mặt của điện
cực chế tạo đƣợc, chúng tôi tiến hành
chụp ảnh hiển vi điện tử quét (SEM)
của 2 mẫu: mẫu ống nanocabon và mẫu
điện cực Bi2O3-CNTPE. Kết quả cho
thấy ống nanocacbon ban đầu có kích
thƣớc siêu nhỏ cỡ khoảng 50 nm, sau
khi đƣợc sử dụng để chế tạo điện cực
Bi2O3-CNTPE, điệncực mới có kích
thƣớc cỡ khoảng 500 nm, bề mặt tƣơng
đối đồng đều tạo điều kiện cho quá trình
tạo màng bitmut cũng nhƣ quá trình làm
giàu kim loại trên lớp màng bitmut
đƣợc hiệu quả hơn.
3.3.Nghiên cứu khoảng thế làm việc
của điện cực và chọn nền.
Khảo sát khoảng thế làm việc của điện
cực trong 3 môi trƣờng khác nhau: HCl
0,1M; NaOH 0,1M; đệm axetat + KBr
0,1M (pH =4,5). Kết quả cho thấy nền
đệm axetat + KBr có khoảng thế làm
việc rộng nhất. Điều này đƣợc giải thích
là do trong môi trƣờng axit HCl 0,1M
có thể xảy ra sự khử hidro tạo bọt khí
H2 bám lên bề mặt điện cực làm việc và
trong môi trƣờng NaOH 0,1M có thể
tạo Bi(OH)3 làm giảm lƣợng Bi trên bề
mặt điện cực, do đó giảm khả năng làm
giàu của kim loại. Mặt khác, khi khảo
sát tín hiệu Ip của dung dịch gồm [Cd
2+
]
= 4,5.10
-8
M, [In
3+
] = 8,7.10
-8
M lần lƣợt
trong một số nền đo nhƣ đệm axetat
0,1M (pH = 4,5); đệm axetat và KCl
0,1M, đệm axetat và NaNO3 0,1M, đệm
axetat và KBr 0,1M (pH =4,5) thì chỉ có
nềnđệm axetat 0,1M và KBr 0,1M (pH
= 4,5) cho 2 đỉnh pic của 2 kim loại
tách riêng biệt, pic thu đƣợc cao và cân
Hình 1a. Các dụng cụ để
chế tạo điện cực
Hình 1b. Hỗn hợp vật
liệu sau khi được trộn đều
Hình 1c. Hình ảnh điện
cực Bi2O3 - CNTPE
61
đối, các nền còn lại có sự chen lấn pic
của 2 ion. Điều này đƣợc giải thích là
do Cd và In có thế gần nhau nên ở các
nền KCl 0,1M, NaNO3 0,1M, đệm
axetat 0,1M (pH = 4,5) có sự chen lấn
pic của 2 ion; trong nền đệm axetat và
KBr, KBr đã tạo phức với indi làm thay
đổi thế đỉnh pic của indi nên đã tách
hoàn toàn 2 pic của In và Cd ra khỏi
nhau. Chính vì thế chúng tôi chọn nền
đệm axetat 0,1M+ KBr 0,1M (pH = 4,5)
cho các nghiên cứu tiếp theo.
3.4. Đặc tính Von-Ampe hòa tan của
Cd(II), In(III) trên điện cực Bi2O3-
CNTPE
Khảo sát đƣờng Von-Ampe vòng (hình
2) trong 2 trƣờng hợp: (1) nền đệm
axetat và KBr 0,1M (pH = 4,5); (2) nhƣ
(1) nhƣng cho thêm [In
3+
] = 3,05.10
-7
M; [Cd
2+
] = 3,12.10
-7
M.Kết quả cho
thấy ở (1): chỉ xuất hiện đỉnh của kim
loại Bi tại Ep = +0,004 V chứng tỏ trong
khoảng thế nghiên cứu, trên điện cực
làm việc nền đệm axetat không gây ra
phản ứng điện hóa nào khác ngoài phản
ứng điện hóa của Bi nên không ảnh
hƣởng đến tín hiệu hòa tan của Cd, In.
Ở (2): xuất hiện 3 đỉnh pic của Bi, Cd,
In với thế đỉnh Ep(Cd) = -0,746V,
Ep(In) = -0,645V. Đỉnh hòa tan của Cd,
In khá lớn nên hoàn toàn có thể áp dụng
để định lƣợng Cd, In trong dung dịch.
3.5. Nghiên cứucác điều kiện ghi đo
Để xây dựng quy trình xác định hàm
lƣợng Cd, In bằng phƣơng pháp Von-
Ampe hoà tan, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu các thông số ghi đo thích
hợp nhƣ: khoảng quét thế, tốc độ quét
thế, thế làm sạch, thời gian làm sạch,
thời gian nghỉ, biên độ xung (hình 3a),
thời gian tạo xung, tốc độ quay điện
cực, thời gian sục khí nitơ (hình 3b).
Kết quả nghiên cứu các đƣờng Von-
Ampe hoà tan anot xung vi phân thu
đƣợc khi ghi đo dung dịch chứa [Cd2+] =
1,78.10
-8
M, [In
3+
] = 8,7.10
-8
M trong nền
đệm axetat (CH3COOH 0,1 M và NaOH
0,1 M, pH = 4,5) và KBr 0,1 M cho thấy
các điều kiện thích hợp ghi đo là:
- Thế điện phân làm giàu: -1,2 V
- Thời gian điện phân làm giàu: 180 s
- Khoảng quét thế từ: -1,2 đến +0,3 V
- Tốc độ quét thế: 0,015 V/s
- Thế làm sạch: +0,3V
- Thời gian làm sạch: 30 s
- Thời gian nghỉ: 10 s
- Biên độ xung: 0,03 V
- Thời gian tạo xung: 0,04 s
- Tốc độ quay điện cực: 2000
vòng/phút
Thời gian sục khí nitơ: 350 s
Hình 2.Phổ đồ ghi đo tín hiệu
Ip của Cd và In bằng phương
pháp Von-Ampe vòng (CV)
Hình 3a.Phổ đồ DP-ASV tại các
biên độ xung khác nhau
(0,02 V; 0,03 V; 0,05 V)
Hình 3b.Phổ đồ DP-ASV tại
các thời gian đuổi oxi khác
nhau (60 s; 250 s; 350 s)
62
3.6. Khoảng tuyến tính,độ lặp lại, độ
nhạy, giới hạn phát hiện và giới hạn
định lƣợng
Bằng thực nghiệm, khi điện phân dung
dịch chứa Cd, In ở thế -1,2 V chúng tôi
đã xác định đƣợc Ip phụ thuộc tuyến
tính vào nồng độ của Cd từ 8,9.10-9 M
đến 1,33.10-7 M và nồng độ của In từ
4,34.10
-8 M đến 2,17.10-7 M (hình 4).
Lập phƣơng trình đƣờng chuẩn của 2 ion
nghiên cứu trong khoảng tuyến tính này
đƣợc các phƣơng trình đƣờng chuẩn với
hệ số R2 tƣơng ứng (hình 5a, 5b).
Tiến hành ghi đo lặp lại 8 lần dung dịch
chứa [Cd2+] = 1,78.10-8 M, [In3+] =
8,7.10
-8 M thu đƣợc RSDCd = 2,42 %;
RSDIn = 3,66 %.
Độ nhạy của phƣơng pháp tƣơng đối
trong khoảng từ 0,77 ÷ 1,87 µA/ppb với
Cd và từ 0,028 ÷ 0,388 µA/ppb với In.
Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn
định lƣợng (LOQ) của phƣơng pháp xác
định theo qui tắc 3σ là LODCd = 1,07.10
-
9
M; LODIn =1,04.10
-8
M và LOQCd =
3,57.10
-9
M; LOQIn = 3,48.10
-8
M.
Hình 4.Phổ đồ DP-ASV ghi
đo xác định khoảng tuyến
tính của Cd2+, In3+
Hình 5a.Đường chuẩn xác định
Cd
2+
Hình 5b.Đường chuẩn xác
định In3+
3.7.Kết quả phân tích mẫu thật
Mẫu nƣớc phân tích là mẫu nƣớc Hồ
Tây (lấy về từ ngày 24/01/2014 ÷
26/01/2014) và mẫu nƣớc thải khu
Công nghiệp Yên Phong, huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh (lấy về từ ngày
20/3/2014 ÷ 26/3/2014). Mẫu nƣớc sau
khi lấy về, xử lý, lọc. Nƣớc lọc thu
đƣợc đem xác định hàm lƣợng Cd, In
bằng phƣơng pháp DP-ASV trên máy
cực phổ đa năng 797 VA Computrace.
Kết quả phân tích các mẫu nƣớc theo
phƣơng pháp thêm chuẩn cho thấy: các
mẫu nƣớc hồ Tây đều có hàm lƣợng In
nhỏ hơn LOD, hàm lƣợng của Cd nằm
trong khoảng từ 0,82 µg/l đến 3,44 µg/l;
các mẫu nƣớc khu Công nghiệp Yên
Phong đều có Cd, hàm lƣợng Cd nằm
trong khoảng từ 3,89 µg/l đến 8,42 µg/l,
chỉ có một mẫu có In (hàm lƣợng 0,97
µg/l (hình 6)), các mẫu còn lại hàm
lƣợng In đều nhỏ hơn LOD.
y = 201.19x - 0.4234
R² = 0.9917
0
5
10
15
20
25
30
0 0.05 0.1 0.15
Ip
(
u
A
)
C.10(8) M
y = 56.695x - 2.3361
R² = 0.9913
0
2
4
6
8
10
12
0 0.1 0.2 0.3
Ip
(
u
A
)
C.10(8) M
63
Hình 6. Phổ đồ ghi đo
DP-ASV phân tích mẫu thật
4. KẾT LUẬN
Đã nghiên cứu chế tạo thành công điện
cực paste ống nano cacbon biến tính
bằng Bi2O3 (Bi2O3-CNTPE) với khối
lƣợng bitmut là 7 %; xây dựng các điều
kiện thích hợp cho quá trình phân tích
hàm lƣợng In3+ và Cd2+ bằng phƣơng
pháp DP-ASV. Các điều kiện thích hợp
bao gồm: điện phân ở thế -1,2 V trong
thời gian 180 s, biên độ xung 30 mV;
tốc độ quét thế 0,015 V/s; tốc độ quay
điện cực 2000 vòng/phút, thời gian sục
khí nitơ là 350 s, thế làm sạch điện cực
là 0,3 V trong 30 s, thời gian nghỉ là 10
s. Kết quả nghiên cứu thu đƣợc cho
thấy khoảng tuyến tính giữa Ip và nồng
độ tƣơng đối rộng, độ lặp lại tốt, giới
hạn phát hạn và giới hạn định lƣợng đều
thấp. Điện cực chế tạo đã đƣợc ứng
dụng để phân tích Cd2+ và Zn3+ trong
mẫu nƣớc Hồ Tây và nƣớc thải cho kết
quả tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao Văn Hoàng. Nghiên cứu chế tạo
điện cực màng bitmut trên nền paste
nano cacbon để xác định đồng thời
cadimi, indi và chì trong nƣớc tự nhiên
bằng phƣơng pháp Von-Ampe hòa tan,
Luận án tiến sỹ hóa học, Viện Hàn lâm
Khoa Học và Công nghệ Việt Nam, 28-
33(2012).
2. A. Charalambous, A. Economou, A
study on the utility of bismuth-film
electrodes for the determination of
In(III) in the presence of Pb(II) and
Cd(II) by square wave anodic stripping
voltammetry, Analytica Chimica Acta
547, 53–58(2005).
3. Y. Tian, L. Hu, S. Han, Y. Yuan, J.
Wang, G. Xu, Electrodes with
extremely high hydrogen overvoltages
as substrate electrodesfor stripping
analysis based on bismuth-coated
electrodes, AnalyticaChimicaActa738,
41–44(2012).
4. G. G. Wildgoose, C. E. Banks, H. C.
Leventis, and R. G. Compton,
Chemically modified carbon nanotubes
for use in electroanalysic,Microchim
Acta, 152, 187-214(2006).
5. N. Serrano, A. Alberich, J. M. Díaz-
Cruz, C. Ariño, M. Esteban. Coating
methods, modifiers and applications of
bismuth screen-printed electrodes,
Trends in Analytical Chemistry, 46, 15-
29(2013).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 17469_59896_1_pb_7554_2096717.pdf