Diễn đàn Mê-Công tìm kiếm các biện pháp để phát triển du lịch bền vững
Các đại biểu đến từ khu vực tư nhân và khu vực công đại diện cho ngành du lịch, các tổ
chức xã hội dân sự, giới học giả, giới truyền thông và các tổ chức phát triển, bao gồm cả Ngân
hàng Phát triển Châu Á (ADB), sẽ tham dự Diễn đàn Du lịch Mê-công 2015, một sự kiện
thường niên giới thiệu xu hướng và sự phát triển của du lịch trong khu vực tiểu vùng.
Chủ đề của năm nay tập trung vào việc xây dựng các mối quan hệ đối tác để khai phá
toàn bộ tiềm năng phát triển GMS thành một điểm đến du lịch riêng biệt. Tiểu vùng GMS bao
gồm Cam-pu-chia, tỉnh Vân Nam và Khu Tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc,
Lào, Mi-an-ma, Thái Lan và Việt Nam.
Ông Steven Schipani, Chuyên gia cao cấp về Quản lý Danh mục Đầu tư làm việc tại
Văn phòng Thường trú của ADB tại Lào, phát biểu “Du lịch đang phát triển mạnh trong tiểu
vùng GMS, nhưng đi cùng với sự tăng trưởng đó là nhu cầu cần địnnh hình ngành du lịch theo
hướng gia tăng lợi ích cho các cộng đồng địa phương và bảo vệ môi trường. ADB tham gia vào
một số sáng kiến du lịch trong tiểu vùng GMS vì chúng tôi nhận thấy du lịch được quản lý tốt là
một công cụ có sức mạnh để hỗ trợ giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế đồng đều.”
Trong năm 2013, số lượng khách du lịch quốc tế đến tiểu vùng GMS đã đạt gần 52 triệu
người, tăng 17% so với năm 2012, trong đó Mi-an-ma có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Kể từ
năm 2002, số lượng khách du lịch quốc tế đến khu vực đã tăng trung bình với tỷ lệ khoảng 12%
mỗi năm, giúp GMS chiếm tỷ trọng 3% trong thị trường du lịch toàn cầu.
Tốc độ tăng nhanh của số lượng khách thăm quan đã tạo ra sức ép đối với các nguồn
lực du lịch và môi trường, vì thế diễn đàn này, với sự ủng hộ của các nước thành viên GMS và
Văn phòng Điều phối Du lịch Mê-công có trụ sở tại Băng Cốc, hướng đến mục tiêu đề cao các
thực tiễn giúp thúc đẩy các lợi ích về môi trường, xã hội và kinh tế của du lịch. Lần tổ chức năm
nay sẽ thảo luận về du lịch ẩm thực, du lịch khám phá, du lịch cộng đồng, các tuyến hành trình
văn hóa xuyên quốc gia, chỗ ở tiết kiệm nguồn lực và việc sử dụng truyền thông xã hội cho
công tác tiếp thị và thu hút khách thăm quan.
2 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Diễn đàn Mê-Công tìm kiếm các biện pháp để phát triển du lịch bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DIỄN ĐÀN MÊ-CÔNG TÌM KIẾM CÁC BIỆN PHÁP
ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
HÀ NỘI, VIỆT NAM (Ngày 10 tháng 6 năm 2015) – Một diễn đàn kéo dài 5 ngày về
phát triển và thúc đẩy du lịch bền vững trong Tiểu vùng Mê-công Mở rộng (GMS), một điểm đến
du lịch có tốc độ phát triển nhanh nhất ở khu vực Châu Á và Thái Bình Dương, sẽ khai mạc tại
Đà Nẵng, Việt Nam vào ngày 15 tháng 6 năm 2015.
Các đại biểu đến từ khu vực tư nhân và khu vực công đại diện cho ngành du lịch, các tổ
chức xã hội dân sự, giới học giả, giới truyền thông và các tổ chức phát triển, bao gồm cả Ngân
hàng Phát triển Châu Á (ADB), sẽ tham dự Diễn đàn Du lịch Mê-công 2015, một sự kiện
thường niên giới thiệu xu hướng và sự phát triển của du lịch trong khu vực tiểu vùng.
Chủ đề của năm nay tập trung vào việc xây dựng các mối quan hệ đối tác để khai phá
toàn bộ tiềm năng phát triển GMS thành một điểm đến du lịch riêng biệt. Tiểu vùng GMS bao
gồm Cam-pu-chia, tỉnh Vân Nam và Khu Tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc,
Lào, Mi-an-ma, Thái Lan và Việt Nam.
Ông Steven Schipani, Chuyên gia cao cấp về Quản lý Danh mục Đầu tư làm việc tại
Văn phòng Thường trú của ADB tại Lào, phát biểu “Du lịch đang phát triển mạnh trong tiểu
vùng GMS, nhưng đi cùng với sự tăng trưởng đó là nhu cầu cần địnnh hình ngành du lịch theo
hướng gia tăng lợi ích cho các cộng đồng địa phương và bảo vệ môi trường. ADB tham gia vào
một số sáng kiến du lịch trong tiểu vùng GMS vì chúng tôi nhận thấy du lịch được quản lý tốt là
một công cụ có sức mạnh để hỗ trợ giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế đồng đều.”
Trong năm 2013, số lượng khách du lịch quốc tế đến tiểu vùng GMS đã đạt gần 52 triệu
người, tăng 17% so với năm 2012, trong đó Mi-an-ma có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Kể từ
năm 2002, số lượng khách du lịch quốc tế đến khu vực đã tăng trung bình với tỷ lệ khoảng 12%
mỗi năm, giúp GMS chiếm tỷ trọng 3% trong thị trường du lịch toàn cầu.
Tốc độ tăng nhanh của số lượng khách thăm quan đã tạo ra sức ép đối với các nguồn
lực du lịch và môi trường, vì thế diễn đàn này, với sự ủng hộ của các nước thành viên GMS và
Văn phòng Điều phối Du lịch Mê-công có trụ sở tại Băng Cốc, hướng đến mục tiêu đề cao các
thực tiễn giúp thúc đẩy các lợi ích về môi trường, xã hội và kinh tế của du lịch. Lần tổ chức năm
nay sẽ thảo luận về du lịch ẩm thực, du lịch khám phá, du lịch cộng đồng, các tuyến hành trình
văn hóa xuyên quốc gia, chỗ ở tiết kiệm nguồn lực và việc sử dụng truyền thông xã hội cho
công tác tiếp thị và thu hút khách thăm quan.
Diễn đàn cũng sẽ có những cuộc thảo luận sống động, bao gồm một cuộc thảo luận do
Peter Greenberg, Biên tập viên Du lịch của kênh truyền hình CBS News, dẫn dắt về cách làm
thế nào để định vị tiểu vùng GMS là một điểm đến du lịch riêng biệt cần phải đến. Một nhóm
diễn giả cao cấp sẽ thảo luận về việc làm thế nào để những người hoạt động trong lĩnh vực du
lịch có thể đóng góp để bảo vệ những di sản độc đáo của tiểu vùng và làm cho tăng trưởng du
lịch đem lại lợi ích cho nhiều người hơn. Diễn đàn không thu phí đối với tất cả các đại biểu là
chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và lữ hành và sẽ công bố một “sách trắng” dành cho các bộ
trưởng phụ trách du lịch của các quốc gia và những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch ở
khu vực tư nhân, trong đó vạch ra con đường trong tương lai của ngành.
Connect with us on Twitter @ADB_HQ
Page 2
Media Inquiries:
Đặng Hữu Cự, Senior External Relations Oficer
Tel: (+84 4) 3933 1374 ext. 145
Mob: (+84) 919 406 666
E-mail: danghc@adb.org
Diễn đàn Du lịch Mê-công 2015 do Bộ Văn hóa, Thế thao và Du lịch Việt Nam, Tổng cục
Du lịch Việt Nam và thành phố Đà Nẵng đồng tổ chức. Thông tin về các hoạt động và chương
trình nghị sự của diễn đàn được thông báo trên trang web www.mekongtourismforum.org
ADB hỗ trợ công tác thư ký cho Chương trình Hợp tác Kinh tế GMS và đã phê duyệt
gần 180 triệu USD thông qua các khoản vay chính phủ và viện trợ không hoàn lại cho ngành du
lịch trong tiểu vùng GMS kể từ năm 2003.
ADB, có trụ sở chính tại Ma-ni-la, hoạt động với sứ mệnh giảm nghèo ở khu vực Châu Á
và Thái Bình Dương thông qua tăng trưởng kinh tế đồng đều, tăng trưởng bền vững với môi
trường và hội nhập khu vực. Được thành lập năm 1966, ADB thuộc sở hữu của 67 thành viên,
trong đó có 48 thành viên trong khu vực. Trong năm 2014, ADB đã hỗ trợ tổng cộng 22,9 tỷ
USD, trong đó có 9,2 tỷ USD đồng tài trợ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- diendanmecongtimkiembienphap_0968.pdf