Một vài suy nghĩ - Thay lời kết
Trên thế giới, qua các triều đại, từ phong kiến đến cộng hòa, tầng lớp cầm
quyền đều sử dụng trí tuệ, thông qua các thành quả nghiên cứu, tư vấn, của
tầng lớp trí thức-tinh hoa trong xã hội, để tạo lập, hiệu chỉnh chính sách,
tìm ra các giải pháp chiến lược cho công cuộc phát triển quốc gia.
Trên văn bia trong Quốc Tử giám, Hà Nội, các vị vua Việt Nam xưa đã ghi
nhận “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Thời Minh Trị Nhật hoàng (Meiji
era), các nhân sĩ Nhật như ông Fukuzawa Yukichi đã góp công lớn giúp
nước Nhật canh tân quốc gia, với khẩu hiệu đơn giản, nhưng mang tầm
chiến lược xuyên thế kỷ, đó là “công nghệ phương Tây, tâm hồn Nhật
Bản”, đã đưa nước Nhật trở thành một quốc gia phát triển, hùng mạnh.
Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, một vấn đề cần được nghiên cứu thấu
đáo, đó là, làm thế nào để có thể hình thành những Think-Tank đích thực,
xây dựng được những sản phẩm trí tuệ giá trị, có tính độc lập, nhằm tư vấn,
phản biện, đóng góp những giải pháp chiến lược với lãnh đạo chính quyền,
phục vụ công cuộc phát triển quốc gia.
Một câu hỏi nghiên cứu đáng được nêu lên, đó là tổ chức VUSTA, một tập
hợp rộng rãi của hàng ngàn chuyên gia có năng lực và uy tín cao, có thể
đồng thời là một tổ chức “trí thức vận”14, đồng thời là một Think-Tank đích
thực? Nếu không thể, thì quá trình tiến triển từ một tổ chức “Trí thức vận”
đến một Think-Tank đích thực có cần thiết không? Nếu cần, thì sẽ diễn ra
như thế nào? Cần những giải pháp nào?./.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều kiện hình thành một Think - Tank đích thực?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
78
ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH MỘT THINK-TANK ĐÍCH THỰC?
Đặng Ngọc Dinh1
Trung tâm Nghiên cứu phát triển Hỗ trợ cộng đồng
Tóm tắt:
Sau khi cung cấp thông tin về định nghĩa, chức năng, hình thức hoạt động, vài nét hiện
trạng, vai trò của Think-Tank và đặc điểm của các tổ chức nghiên cứu dạng Think-Tank ở
Việt Nam, bài viết phân tích điều kiện cần và đủ để Think-Tank tồn tại đích thực và hoạt
động hiệu quả.
Ở cuối bài báo, sau khi phân tích những thuận lợi và thách thức của bối cảnh Việt Nam
hiện nay, tác giả đề xuất một câu hỏi nghiên cứu, đó là làm thế nào để Liên hiệp các Hội
khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), có thể chuyển đổi từ một tổ chức “trí thức vận”
đến một Think-Tank đích thực?
Từ khóa: Think-Tank; Nghiên cứu chính sách; Tư vấn chính sách; Phản biện xã hội.
Mã số: 18041002
1. Định nghĩa, chức năng và sự cần thiết
1.1. Định nghĩa
Trong tiếng Anh Think là suy nghĩ, ý nghĩ, ý tưởng, tư tưởng, Tank là cái
thùng (bồn, vựa, chậu, xe tăng). Trung Quốc dịch Think-Tank là Túi tri thức
(“trí nang đoàn”) hoặc Kho trí thức (“trí khố”). Ở Việt Nam có người dịch
là “Kho Ý tưởng”, “Vựa (Bồn) Trí tuệ”, “Tăng duy”, “Nhóm chuyên viên
(hoặc Tổ chức) tư vấn”... Có thể dùng Think-Tank như một danh từ tiếng
Việt (viết hoa, số ít). Người Nhật cũng dùng nguyên từ Think-Tank phiên
âm ra tiếng Nhật2.
Có thể định nghĩa, Think-Tank là khái niệm dùng để chỉ một tổ chức hoặc
nhóm chuyên gia hoạt động nghiên cứu đưa ra các tư vấn về chính sách,
chiến lược trong các lĩnh vực, ban đầu là quân sự, sau đó mở rộng sang các
lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công
nghệ, môi trường,... Think-Tank không nghiên cứu các vấn đề thuần tuý
học thuật mà nghiên cứu đề xuất các giải pháp, chính sách. Các kết quả
nghiên cứu của Think-Tank thông thường được công bố dưới dạng các báo
1 Liên hệ tác giả: dang.dinh@gmail.com
2 “Tìm hiểu về Think Tank”. Tạp chí Tia sáng, 08/11/2010, <
tank-3618>
79
cáo chính sách được gửi tới Chính phủ hoặc trên các phương tiện truyền
thông nhằm định hướng tranh luận và tranh thủ sự ủng hộ của công chúng
và sự chú ý của lãnh đạo quốc gia3.
Có thể coi Think-Tank là “Nhà máy ý tưởng”, là trung tâm tư tưởng chiến
lược, dám thách thức và coi thường mọi uy quyền, dám vượt qua mọi trí tuệ
hiện thời4.
1.2. Chức năng và hình thức hoạt động
Có thể tóm tắt một số chức năng và đặc điểm chủ yếu của Think-Tank như
sau: (i) Là một tổ chức chuyên tư vấn, phản biện và đề xuất chính sách dựa
trên các nghiên cứu; (ii) Có một đội ngũ chuyên gia nghiên cứu cao cấp
hoạt động độc lập với chính quyền; (iii) Cung cấp loại sản phẩm đặc biệt
gồm các bài phân tích, những tư vấn, những nhận xét, phản biện nhằm trao
đổi với giới lãnh đạo và công chúng; (iv) Không đồng thời bị giao thực thi
các nhiệm vụ quản lý nhà nước; (v) Luôn giữ vị trí trung lập trong mối quan
hệ với chính quyền và đảm bảo các quyền tự do nghiên cứu; (vi) Chức năng
chính không phải là đào tạo để cấp bằng hay thực hiện nghiên cứu hàn lâm;
(vii) Cố gắng để kết quả nghiên cứu, tư vấn được hiện thực hóa trong chính
sách của chính phủ nhằm phục vụ lợi ích của cộng đồng5.
Có thể nói gọn lại, chức năng chính của Think-Tank là tập hợp nhân tài, đề
xuất ý tưởng; hướng dẫn dư luận6.
Đa số các Think-Tank là các tổ chức phi lợi nhuận, một số được thành lập
và tài trợ bởi chính phủ hoặc doanh nghiệp. Nói chung, thu nhập của các
Think-Tank là từ hoạt động tư vấn hoặc nghiên cứu.
Đối tượng khách hàng của các tổ chức Think-Tank có thể là chính phủ,
doanh nghiệp hoặc nhóm cá nhân. Ngoài ra, một số Think-Tank còn nhận
được những khoản hiến tặng của các cá nhân thiện nguyện, hoặc của các tổ
chức kinh tế, xã hội có quan tâm.
Các Think-Tank không trực tiếp dự thảo văn kiện chính sách, mà thông qua
các nghiên cứu được tiến hành nghiêm túc, khách quan của mình để đưa ra
các đánh giá, phản biện chính sách hiện hành, đồng thời, đề xuất các gợi ý
chính sách phục vụ lợi ích cho sự phát triển đất nước và khuyến nghị chính
phủ nên làm. Những kết quả nghiên cứu này có thể trùng, nhưng cũng có
thể hoàn toàn khác với ý đồ của người đặt hàng (Đặng Thế Phong, 2008).
Đối với các Think-Tank của chính phủ, do mối quan hệ phụ thuộc về tổ
chức và hành chính đối với cơ quan cấp trên nên đảm bảo tính khách quan
3 Wikipedia
4 Franklin Collbohm, sáng lập viên Công ty RAND (Think Tank xếp hạng thứ 4 ở Mỹ, có 1600 nhân viên).
5 Stephen Boucher, What is Think Tank? 2004.
6 “Tìm hiểu về Think Tank”. Tạp chí Tia sáng, 08/11/2010, <
tank-3618>
80
là một thách thức. Một số quốc gia còn coi Think-Tank ngoài công lập là
một thiết chế nằm giữa xã hội và bộ máy công quyền (Nguyễn Thị Minh
Hạnh, 2015).
Không ít các Think-Tank nằm trong trường đại học, thí dụ: Viện Hoover
(Đại học Stanford), Trung tâm Belfer “vì Khoa học và Hoạt động Quốc tế”
(Đại học Harvard),... Trên thực tế, ít Think-Tank đủ sức đạt tới sự độc lập
hoàn toàn trong tư duy, mà thường gắn với một nhóm lợi ích, một chính
đảng hay một hệ tư tưởng nào đó. Chẳng hạn, Quỹ Jean Jaurès là Think-
Tank gắn với Đảng Xã hội Pháp. Quỹ Rosa Luxemburg gắn với Đảng Cánh
tả (Die Linke), trước kia là Đảng Xã hội Thống nhất Đức ở CHDC Đức.
Heinrich-Böll-Stiftung là Think-Tank gắn kết với Đảng Xanh ở CHLB
Đức. Trường Đảng của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc gắn kết
với đảng cầm quyền (Nguyễn Cẩm Ngọc, 2015).
1.3. Vài nét hiện trạng
Trong một khảo sát tại 169 nước7 cho thấy, năm 2009 trên thế giới có tổng
cộng 5.465 Think-Tank. Trong đó, Bắc Mỹ và Tây Âu có 3.080 (chiếm
56,35%, riêng Bắc Mỹ có 1.872), châu Á có 653 (11,95%), Đông Âu có
514, châu Mỹ La-tinh và vùng Caribe - 538, châu Phi vùng hạ Sahara - 424,
Trung Đông và Bắc Phi - 218, châu Đại dương - 38 (xem Hình 1).
Nguồn: Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ, 2009
Hình 1. Tỷ lệ phân bố số lượng Think-Tank theo các vùng trên thế giới (2009)
Số lượng Think-Tank xếp theo các quốc gia (năm 2009): Hoa Kỳ (1.777);
Anh (253); CHLB Đức (186); Ấn Độ (121); Nhật Bản (105); Trung Quốc
(74). Những năm gần đây, số lượng Think-Tank ở Trung Quốc tăng rất
nhanh, tuy nhiên, nhiều học giả Trung Quốc đánh giá nước họ thực sự chưa
có Think-Tank đúng nghĩa.
7 Báo cáo công bố năm 2009 của Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ.
Bắc Mỹ và Tây Âu 56.3%
Châu Á 11.9%
Đông Âu 10.2
Các vùng còn lại 21.6%
81
Hoa Kỳ là quốc gia có số lượng Think-Tank lớn nhất trên thế giới, trong đó
có những Think-Tank đã được thành lập hơn 100 năm và có vai trò đặc biệt
quan trọng trong việc hoạch định các chính sách phát triển quốc gia.
Khi đánh giá về vai trò quan trọng trên phạm vi quốc tế, thường nêu ra danh
sách xếp hạng các Think-Tank theo các lĩnh vực hoạt động khác nhau8.
- Xếp hạng Top 5 Think-Tank thuộc lĩnh vực phát triển quốc tế:
1. Brookings Institution (Mỹ)
2. Overseas Development Institute (Anh)
3. Council on Foreign Relations (Mỹ)
4. Rand Corporation (Mỹ)
5. Woodrow Wilson International Center for Scholars (Mỹ).
- Xếp hạng Top 5 Think-Tank thuộc lĩnh vực chính sách kinh tế quốc tế:
1. Brookings Institution (Mỹ)
2. Peterson Institute for International Economics (Mỹ)
3. Fraser Institute (Canada)
4. National Bureau of Economic Research (Mỹ)
5. Adam Smith Institute (Anh).
1.4. Sự cần thiết
Think-Tank được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn xã hội.
Ngày nay, trước thách thức đối với mỗi quốc gia trong bối cảnh một thế
giới phức tạp, hệ thống nghiên cứu-tư vấn của nhà nước thường có mặt hạn
chế, do bị chi phối chủ yếu bởi quan điểm của nhà nước nên thiếu tính
khách quan. Trong khi đó, hệ thống doanh nghiệp, đại học và giới trí thức
ngày càng lớn mạnh, trong xã hội xuất hiện nhiều cá nhân và tổ chức có
nguyện vọng và năng lực đóng góp vào các quyết sách của quốc gia.
Có nhận định rằng, tỷ lệ quyết sách sai lầm tại các nước phát triển là khá
thấp, một phần quan trọng là do các quốc gia này tận dụng được các Think-
Tank, tư vấn hiến kế cho tầng lớp lãnh đạo quốc gia9. Do thấy được lợi ích
to lớn của loại tổ chức này, nhiều chính phủ và doanh nghiệp tại các nước
đã ra sức khuyến khích thành lập và cung cấp kinh phí cho các Think-
Tank. Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới đứng ra tổ chức Hội nghị
thượng đỉnh Think-Tank toàn cầu năm 2009.
8 “Tìm hiểu về Think Tank”. Tạp chí Tia sáng, 08/11/2010, <
tank-3618>
9 “Tìm hiểu về Think Tank”. Tạp chí Tia sáng, 08/11/2010, <
tank-3618>
82
2. Think-Tank ở Việt Nam - Hiện tại và lịch sử
2.1. Đặc điểm Think-Tank tại Việt Nam trước đây
Trong cơ chế bao cấp trước đây, ở Việt Nam cũng như tại các nước Xã hội
chủ nghĩa cũ, Think-Tank - các tổ chức tư vấn, nghiên cứu chính sách,
thường là cơ quan trực thuộc nhà nước, có tính chất nội bộ và khép kín.
Hoạt động nghiên cứu của các Think-Tank này bị hạn chế trong khuôn khổ
của những định hướng từ cấp trên đưa xuống, cho nên “hầu như không có
nhà kinh tế nào có thể đưa ra những nhận xét độc lập của cá nhân, nhất là
những phát hiện khoa học có tính chất phê phán đối với thiếu sót, sai lầm
trong đường lối kinh tế của Chính phủ” (Đặng Phong, 2008).
Ở Việt Nam, sau thời kỳ Đổi mới (năm 1986), thuật ngữ Think-Tank có thể
dùng để chỉ vai trò của đội ngũ chuyên gia và trợ lý đối với lãnh đạo chính
quyền. Vai trò này không phải là không quan trọng, nhưng nó được thực
hiện bằng con đường “không chính thức, bán công khai”, theo phương pháp
luận “Ý tứ chuyên gia, qua lời lãnh đạo”10.
2.2. Các tổ chức nghiên cứu có dạng Think-Tank ở Việt Nam
2.2.1. Các tổ chức nghiên cứu, tư vấn thuộc nhà nước
Trong khoảng thời gian những năm sau 1975 (thống nhất đất nước), đặc
biệt từ thời kỳ Đổi mới (1986) đến nay, có một số cơ quan thực hiện các
chức năng của một Think-Tank, tuy không hoàn toàn đầy đủ, đó là:
- Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (1976 -1986)
Đây thực sự là nơi tập hợp rất nhiều chuyên gia với những ngành nghề khác
nhau và từ các cơ quan khác nhau để nghiên cứu, bàn bạc và đưa ra một
định hướng chính sách để phục hồi và cứu vãn nền kinh tế thời đó. Đóng
góp của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương thời kỳ này cho định
hướng kinh tế mới của quốc gia là rất to lớn trong phẩm chất là một Think-
Tank. Hiện nay, Viện trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoạt động như
một viện nghiên cứu thuộc bộ, do vậy vai trò độc lập trong hoạt động phản
biện cũng là một thách thức (Đặng Phong, 2012).
10 Đặng Phong, sách đã dẫn. Phương pháp luận này biểu hiện rõ nét ở cả hai khâu: hình thành ý tưởng, với việc
cung cấp thông tin cho lãnh đạo; và thể hiện ý tưởng, với việc soạn thảo văn bản của lãnh đạo. Khi chuyên gia
đưa được ý tưởng của họ vào văn kiện của Đảng hoặc vào các bài phát biểu của lãnh đạo thì họ có thể trích lại
chính câu đó, và thêm mệnh đề “Nghị quyết đã khẳng định rằng” hoặc “đúng như Đồng chí đã nói...”. Khi
là Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh (cuối thập niên 1970), ông Võ Văn Kiệt đã khuyến khích hình thành nhiều
nhóm nghiên cứu “bán chính thức” tập hợp chuyên gia cao cấp và chuyên viên của chế độ Sài Gòn cũ (Nguyễn
Xuân Oánh, Nguyễn Văn Diệp, Nguyễn Văn Hảo) để góp ý kiến về chính sách kinh tế. Khi trở thành Thủ
tướng, năm 1992, ông Võ Văn Kiệt trực tiếp sử dụng “Tổ tư vấn về cải cách kinh tế và cải cách hành chính”, qui
tụ chuyên gia thuộc nhóm tư vấn của ông Trường Chinh, hoặc những nhóm nghiên cứu ở TP. Hồ Chí Minh và
người Việt ở nước ngoài (Trần Quốc Hùng, Trần Văn Thọ, Vũ Quang Việt); về sau, Tổ tư vấn được tổ chức lại
thành “Ban nghiên cứu của Thủ tướng”.
83
- Ban Tư vấn của Thủ tướng (1992-2007)
Khi ông Võ Văn Kiệt trở thành Thủ tướng, một nhóm tư vấn của Thủ
tướng, mang tính chất một Think-Tank, được thành lập (Linh Bùi, 2007)
gồm 92 nhà khoa học, chuyên gia từ nhiều lĩnh vực và tổ chức khác nhau.
Phân theo một số lĩnh vực, họ định kỳ gặp mặt thảo luận và đóng góp ý
kiến cho Thủ tướng về những vấn đề mới và cách xử lý những vấn đề phát
sinh. Tháng 8/2007, Ban tư vấn của Chính phủ giải thể sau 15 năm hoạt
động.
- Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA)
Bằng Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg và được chỉnh sửa, bổ sung thay thế
bằng Quyết định số 14/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, VUSTA -
một tổ chức chính trị-xã hội, đồng thời là cơ quan tập hợp đông đảo đội ngũ
trí thức ở Việt Nam, có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động tư vấn, phản biện
và giám định xã hội đối với các chính sách và dự án lớn theo yêu cầu của
các cơ quan có liên quan hoặc theo sáng kiến của mình. Trong thời gian vừa
qua VUSTA đã tiến hành đánh giá nhiều chính sách và dự án lớn của
quốc gia.
Với một hệ thống hàng trăm hội thành viên, hơn 400 viện và trung tâm
cùng gần hai trăm đơn vị báo chí, các đánh giá của VUSTA được tiến hành
theo các quy trình tương đối hiện đại với sự tham gia của các chuyên gia
giỏi từ các đơn vị có liên quan, phần nào cũng phản ánh sự đánh giá độc lập
của xã hội đối với hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên,
đối chiếu với các tiêu chí về chức năng và điều kiện hoạt động của một
Think-Tank đích thực, thì còn phải suy nghĩ thêm và được đề cập ở mục
tiếp sau.
2.2.2. Những tổ chức nghiên cứu thuộc bộ, ngành, đại học
Từ thập niên 1990 và đặc biệt từ năm 2000 trở đi, tại các bộ ngành và tại
một số đại học, đã hình thành một loạt viện nghiên cứu chính sách và chiến
lược (bắt đầu từ Bộ Khoa học và Công nghệ). IPAM là một viện nghiên cứu
chính sách và quản lý thuộc Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
(Đại học Quốc gia Hà Nội). Tại một số thành phố lớn (Hà Nội, TP. Hồ Chí
Minh) cũng đã hình thành các viện nghiên cứu kinh tế-xã hội trực thuộc
chính quyền địa phương. Những tổ chức nêu trên có chức năng tư vấn,
nghiên cứu chính sách, với sự cộng tác của các chuyên gia, hướng đến hoạt
động của một Think-Tank. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, các tổ chức
này vẫn còn đơn điệu, hoặc do nguồn nhân lực gói gọn trong lĩnh vực và
phạm vi ngành quản lý, nhằm đề xuất chính sách cho ngành của mình, hoặc
do tính chất hành chính của các viện kinh tế-xã hội địa phương. Do vậy,
theo đánh giá của một nghiên cứu (Nguyễn Thị Minh Hạnh, 2015) các tổ
chức nghiên cứu chính sách trên đây khó đề xuất những giải pháp chính
sách mang tính sáng tạo, độc lập và đột phá.
84
3. Điều kiện và suy nghĩ về Think-Tank ở Việt Nam
3.1. Điều kiện và nhu cầu
3.1.1. Điều kiện cần và đủ
Để hình thành được tư duy chiến lược, nhằm hỗ trợ những quyết định mang
tầm quốc gia, những thành viên của các Think-Tank ít nhất phải có những
điều kiện sau: (i) Năng lực tư duy (điều kiện về tiềm lực); (ii) Thông tin
làm chất liệu cho tư duy phát triển; (iii) Sự tự do tư tưởng trong tư duy. Một
khi có những điều kiện đó, đội ngũ các chuyên gia tư vấn, tư duy chiến lược
mới có thể đưa ra các lý thuyết, sách lược, ý tưởng hay giải pháp nhằm tư
vấn, hiến kế cho lãnh đạo quốc gia (Đặng Phong, 2012).
Nói cách khác, điều kiện cần cho Think-Tank tồn tại đích thực và hoạt động
hiệu quả là phải có đội ngũ chuyên gia có hiểu biết sâu, rộng trong những
vấn đề mà Think-Tank quan tâm. Còn điều kiện đủ là phải có một môi
trường tương đối tự do tư tưởng để các chuyên gia có thể suy nghĩ và đề
xuất các giải pháp của mình, chúng có thể rất khác với những gì mà người
ra quyết định (lãnh đạo) suy nghĩ và dự định triển khai. Các đề xuất của
Think-Tank có thể được sử dụng hay không tùy thuộc vào nhãn quan và sự
suy tính của người lập chính sách, nhưng trách nhiệm cuối cùng đối với
công cuộc phát triển là của các nhà lập chính sách11.
Một Think-Tank là đích thực và có thể hoạt động hiệu quả, một khi các
điều kiện cần và đủ trên đây được đáp ứng.
3.1.2. Nhu cầu từ bối cảnh
Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, nhu cầu hình thành các Think-Tank
đích thực là có thật, vì các lý do sau12:
- Một xã hội theo nền kinh tế thị trường đã dẫn đến sự ra đời của các
nhóm lợi ích khác nhau (kinh tế; xã hội; môi trường;...) để đáp ứng nhu
cầu khác nhau của sự phát triển. Mỗi nhóm lợi ích đều có nhu cầu phản
ánh sự quan tâm của mình qua tầng chính sách. Các Think-Tank sẽ đảm
nhận chức năng cung cấp các giải pháp chiến lược, hài hòa giữa các
nhóm lợi ích, phục vụ công cuộc phát triển bền vững của quốc gia;
- Sự lớn mạnh của các doanh nghiệp và sự giàu có hơn của các tầng lớp
nhân dân sẽ đảm bảo nguồn đầu tư tài chính cho các Think-Tank. Ngoài
những tổ chức nghiên cứu, tư vấn nhà nước, ngày càng xuất nhiện nhiều
các tổ chức nghiên cứu, tư vấn ngoài công lập, hoạt động dạng Think-
11 “Think tank ở Việt Nam: Từ quá khứ tới hiện tại”. Tạp chí Tia sáng online, 12/07/2014,
12 “Think tank ở Việt Nam: Từ quá khứ tới hiện tại”. Tạp chí Tia sáng online, 12/07/2014,
85
Tank mà nguồn tài chính rất đa dạng, được đáp ứng bởi Nhà nước,
doanh nghiệp hoặc cá nhân;
- Sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại đòi hòi sự điều chỉnh
chính sách phải nhanh và nhìn nhận tương lai phải có tầm xa và thấu
đáo. Chỉ có các Think-Tank chuyên nghiệp mới đáp ứng được nhu cầu
đó của các nhà lập chính sách.
3.1.3. Thuận lợi ban đầu từ chính sách
Nhiều chính sách đã ban hành ở Việt Nam đã quan tâm đến sự đóng góp
của đội ngũ chuyên gia, trí thức trong hoạt động tư vấn, phản biện xã hội.
Nổi bật là “Quy chế dân chủ trong nghiên cứu KH&CN” cũng được khẳng
định trong Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-202013, “Ban
hành và thực thi quy chế dân chủ trong hoạt động KH&CN, đặc biệt trong
khoa học xã hội và nhân văn nhằm phát huy năng lực sáng tạo và nâng cao
trách nhiệm của các nhà khoa học trong hoạt động tư vấn, phản biện và
giám định xã hội các chủ trương, chính sách, dự án phát triển kinh tế-xã
hội”; hoặc Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg và được chỉnh sửa, bổ sung thay
thế bằng Quyết định số 14/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đã quy
định VUSTA có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động tư vấn, phản biện và
giám định xã hội đối với các chính sách và dự án lớn.
3.2. Những bất cập và một vài suy nghĩ
3.2.1. Đại học và các tổ chức nghiên cứu ngoài công lập ít hoạt động tư
vấn chính sách
Tại các trường đại học khoa học xã hội tập trung một số lượng lớn các
chuyên gia, nhưng định hướng vào nghiên cứu là chưa nhiều và tập trung
vào các vấn đề tư vấn chính sách lại càng rất ít. Có thể nhận định rằng, định
hướng “tháp ngà” của đại học vẫn còn rõ nét và khái niệm Think-Tank hầu
như còn xa lạ. Có thể nhận định là, ở Việt Nam có các chuyên gia độc lập
trình độ cao, nhưng một câu hỏi vẫn xuất hiện, đó là đã có những tổ chức
nghiên cứu - tư vấn chính sách hoạt động như những Think-Tank đích
thực?
Từ thập niên cuối thế kỷ 20 đến nay, ở Việt Nam đã ra đời nhiều tổ chức
nghiên cứu khoa học ngoài công lập (viện, trung tâm,...), tự trang trải kinh
phí, với các hoạt động nhằm đáp ứng các nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, do
nguồn lực hạn chế, ít được nhận các nhiệm vụ từ nhà nước, ngoài ra các cơ
quan nhà nước vẫn chưa hoàn toàn tín nhiệm các tổ chức nghiên cứu độc
lập này. Vì vậy, vai trò của các tổ chức nghiên cứu này trong chức năng
Think-Tank vẫn rất hạn chế.
13 Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển khoa
học và công nghệ Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.
86
3.2.2. Một vài suy nghĩ - Thay lời kết
Trên thế giới, qua các triều đại, từ phong kiến đến cộng hòa, tầng lớp cầm
quyền đều sử dụng trí tuệ, thông qua các thành quả nghiên cứu, tư vấn, của
tầng lớp trí thức-tinh hoa trong xã hội, để tạo lập, hiệu chỉnh chính sách,
tìm ra các giải pháp chiến lược cho công cuộc phát triển quốc gia.
Trên văn bia trong Quốc Tử giám, Hà Nội, các vị vua Việt Nam xưa đã ghi
nhận “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Thời Minh Trị Nhật hoàng (Meiji
era), các nhân sĩ Nhật như ông Fukuzawa Yukichi đã góp công lớn giúp
nước Nhật canh tân quốc gia, với khẩu hiệu đơn giản, nhưng mang tầm
chiến lược xuyên thế kỷ, đó là “công nghệ phương Tây, tâm hồn Nhật
Bản”, đã đưa nước Nhật trở thành một quốc gia phát triển, hùng mạnh.
Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, một vấn đề cần được nghiên cứu thấu
đáo, đó là, làm thế nào để có thể hình thành những Think-Tank đích thực,
xây dựng được những sản phẩm trí tuệ giá trị, có tính độc lập, nhằm tư vấn,
phản biện, đóng góp những giải pháp chiến lược với lãnh đạo chính quyền,
phục vụ công cuộc phát triển quốc gia.
Một câu hỏi nghiên cứu đáng được nêu lên, đó là tổ chức VUSTA, một tập
hợp rộng rãi của hàng ngàn chuyên gia có năng lực và uy tín cao, có thể
đồng thời là một tổ chức “trí thức vận”14, đồng thời là một Think-Tank đích
thực? Nếu không thể, thì quá trình tiến triển từ một tổ chức “Trí thức vận”
đến một Think-Tank đích thực có cần thiết không? Nếu cần, thì sẽ diễn ra
như thế nào? Cần những giải pháp nào?./.
Hình 2. Quá trình VUSTA từ tổ chức “Trí thức vận” đến một Think-Tank
đích thực
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam giai đoạn 2010-2020.
14 Tháng 6/2018, VUSTA tổ chức Diễn đàn khoa học “Những vấn đề đặt ra trong công tác vận động trí thức của
Liên hiệp Hội Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW” (Nghị quyết số 27-NQ/TW về “Xây dựng đội
ngũ trí thức trong thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa - 2008).
TRÍ
THỨC
VẬN
TƯ VẤN, PB
THEO YÊU
CẦU
THINK
TANK
87
2. Linh Bùi, 2007. “Lược sử Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng”. Báo điện tử Tri thức trẻ,
07-08-2017, <
420177872929769.htm>
3. Đặng Phong, 2008. Tư duy kinh tế Việt Nam. Hà Nội, Nxb Tri thức.
4. Đặng Phong, 2012. Tư duy kinh tế Việt Nam 1975-1989. Hà Nội, Nxb Tri thức.
5. “Think tank ở Việt Nam: Từ quá khứ tới hiện tại”. Tạp chí Tia sáng online,
12/07/2014, <
khu-toi-hien-tai-7673>
6. Nguyễn Thị Minh Hạnh, 2015. “Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động
của các tổ chức nghiên cứu chiến lược, chính sách phục vụ quản lý nhà nước trực
thuộc các bộ và cơ quan ngang bộ”. Tạp chí Chính sách và Quản lý KH&CN, Tập 4,
Số 1, 2015.
7. Nguyễn Cẩm Ngọc, 2015. “Think-Tank - Một mô hình tổ chức hiện đại tạo cơ hội
cho giới trí thức tinh hoa góp phần hoạch định chính sách quốc gia”. Tạp chí Khoa
học ĐHQGHN: Khoa học xã hội và nhân văn, Tập 31, Số 2 (2015).
8. Stephen Boucher, What is Think-Tank? 2004
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dieu_kien_hinh_thanh_mot_think_tank_dich_thuc.pdf