Các bằng chứng từ kết quả nghiên cứu và
cơ sở khoa học đã được phân tích, có thể kết
luận rằng, đặc điểm của quần xã vi khuẩn trong
dịch nhầy san hô ít chịu ảnh hưởng bởi điều
kiện lý hóa môi trường nước xung quanh,
nhưng hoạt động chức năng của chúng thì có
tiềm năng phụ thuộc lớn. Môi trường nước ở
Cát Bà và Long Châu trong nghiên cứu này
chưa cho thấy sự khác biệt tới khả năng gây
bệnh san hô của vi khuẩn ở hai khu vực.
Lời cảm ơn: Kinh phí thực hiện nghiên cứu
này được tài trợ từ đề tài cấp Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam, mã số:
VAST 03-07/11-12
10 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều kiện môi trường và quần xã vi khuẩn trong dịch nhầy san hô ven đảo cát bà và Long Châu, Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
255
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 14, Số 3; 2014: 255-264
DOI: 10.15625/1859-3097/14/3/5162
ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ QUẦN XÃ VI KHUẨN TRONG DỊCH
NHẦY SAN HÔ VEN ĐẢO CÁT BÀ VÀ LONG CHÂU, VIỆT NAM
Phạm Thế Thư1*, Nguyễn Đăng Ngải1, Bùi Thị Việt Hà2
1Viện Tài nguyên và Môi trường biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2Trường Đại Học Khoa học Tự nhiên-Đại học Quốc gia Hà Nội
*Email: thupt@imer.ac.vn
Ngày nhận bài: 28-5-2014
TÓM TẮT: Hệ sinh thái rạn san hô đã và đang bị suy giảm mạnh mẽ, trong đó, dịch bệnh cũng
là một trong những nguyên nhân đang gây ảnh hưởng đến rạn san hô trên toàn thế giới. Việc xác
định nguyên nhân gây bệnh san hô hiện vẫn gặp rất nhiều khó khăn, nên việc tìm hiểu về tác nhân
và cơ chế gây bệnh, trong đó có vi sinh vật là rất quan trọng. Xác định sự tác động của điều kiện
môi trường tới quần xã vi khuẩn trên san hô cũng là một trong những bước tìm hiểu điều kiện phát
sinh bệnh san hô. Do vậy, dịch nhầy từ 12 loài san hô phân bố ở hai khu vực có sự khác biệt rõ rệt
về điều kiện lý hóa môi trường (Cát Bà và Long Châu) đã được nghiên cứu. Các phương pháp
nhuộm phân tử, đo dòng tế bào, đĩa sinh thái và điện di biến tính đã được sử dụng. Kết quả trong
nghiên cứu này cho thấy rằng, đặc điểm của quần xã vi khuẩn (mật độ tế bào, tỉ lệ nhóm hình thái
tế bào, mật độ nhóm vi khuẩn dị dưỡng và Vibrio) trong dịch nhầy san hô giữa khu vực Cát Bà và
Long Châu chưa thấy sự khác biệt, nhưng hoạt động chức năng của chúng (hô hấp, hấp thụ chất
hữu cơ) thì có tiềm năng bị tác động bởi điều kiện môi trường của hai vùng. Điều kiện môi trường
nước trong nghiên cứu này chưa thấy được sự khác biệt về khả năng gây bệnh san hô của vi khuẩn.
Kết quả này là cơ sở khoa học ban đầu giúp cho việc định hướng và thiết lập các nghiên cứu tiếp
theo được hiệu quả hơn, xác thực hơn và cô đọng hơn trong đánh giá khả năng gây bệnh san hô ở
các vùng có điều kiện môi trường khác nhau.
Từ khóa: San hô, chất nhầy, vi khuẩn, vi rút, bệnh san hô.
MỞ ĐẦU
Hệ sinh thái rạn san hô có sự đa dạng sinh
học cao nhất trên trái đất, cung cấp thực phẩm
cho hơn 500 triệu người [1]. Nhưng các hệ sinh
thái rạn san hô đã và đang bị suy giảm rất mạnh
do sự tác động từ thiên nhiên và con người [2].
Trong đó, dịch bệnh cũng là một trong những
nguyên nhân chính đang gây ảnh hưởng đến
rạn san hô trên toàn thế giới [3]. Việc xác định
nguyên nhân dẫn đến bệnh san hô hiện vẫn gặp
rất nhiều khó khăn và cần thiết phải tiếp tục có
những nghiên cứu.
Trong số các bệnh san hô xuất hiện trong
những năm gần đây, bệnh tẩy trắng là bệnh phổ
biến nhất [1]. Tuy nhiên, nguyên nhân của hiện
tượng tẩy trắng hàng loạt xảy ra định kỳ ở hầu
hết các rạn san hô trên toàn thế giới vẫn còn là
vấn đề tranh luận. Đa số các nhà sinh học san
hô cho rằng, tẩy trắng san hô là do sự mất
zooxanthellae cộng sinh nội bào (Symbiodinium
spp) của san hô do sự ảnh hưởng trực tiếp của
tăng nhiệt độ kéo dài, xáo trộn vật lý hoặc hóa
học của môi trường [4]. Tuy nhiên, một giả
thuyết về vai trò của vi khuẩn trong sự xuất
hiện và tiến triển của bệnh lý này đã được đưa
ra, đã và đang được bàn luận trong khoảng
mười năm qua. Mặc dù vi khuẩn đã được quan
sát thấy trong nhiều loại bệnh khác nhau của
san hô, như bệnh vành đen - black band [5],
Phạm Thế Thư, Nguyễn Đăng Ngải,
256
bệnh vành trắng - white band [6], bệnh dãi
trắng - white flague [7], bệnh đốm trắng - white
pox [8], ... Do vậy, những nghiên cứu về vi
khuẩn san hô, đặc biệt có liên quan tới vai trò
của chúng với đời sống và sức khỏe san hô là
rất cần thiết.
Mặt khác, san hô cùng với nhiều sinh vật:
vi khuẩn lam, nấm, vi tảo, vi khuẩn, vi rút
tạo thành holobiont san hô [9]. Trong đó, việc
duy trì sự cân bằng động giữa các thành phần
trong holobiont san hô dưới điều kiện môi
trường được xem là điều kiện tiên quyết đảm
bảo cho sức khỏe của san hô, điều này được thể
hiện qua thuyết “Coral probiotic” của Reshef
và cộng sự [10]. Theo giả thuyết này, một số
bệnh san hô có thể là kết quả của một sự thay
đổi đột ngột về cấu trúc của quần xã vi khuẩn
trong chất nhầy để phản ứng lại sự thay đổi của
điều kiện môi trường (ví như nhiệt độ, chất
dinh dưỡng, pH, ). Sự thay đổi và tiếp đến là
sự biến mất của các vi khuẩn cộng sinh quan
trọng và tạo điều kiện cho sự hình thành một
tập đoàn vi khuẩn cơ hội mới trong hệ, mà
chúng có thể gây bệnh hoặc không, cuối cùng
dẫn đến mất trạng thái cân bằng động giữa vi
sinh vật và san hô và dẫn đến bệnh và gây chết
cho san hô [11, 12]. Do vậy, xem xét sự tác
động của điều kiện môi trường tới sự biến động
của quần xã vi sinh vật nói chung và vi khuẩn
trong dịch nhầy san hô nói riêng là một trong
những bước tìm hiểu điều kiện phát sinh bệnh
san hô và là cơ sở cho đánh giá điều kiện môi
trường có thể gây có nguy cơ gây bệnh tật đối
với san hô trong các hệ sinh thái tự nhiên.
Xuất phát từ những lý do trên, bài báo này
trình bày một số kết quả nghiên cứu ban đầu
trong việc tìm hiểu sự khác biệt của điều kiện môi
trường ở khu vực ven đảo Cát Bà và Long Châu
tới quần xã vi khuẩn trong dịch nhầy san hô, góp
phần cho hướng đánh giá khả năng gây bệnh san
hô bởi vi khuẩn ở hai khu vực nghiên cứu.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu là các mẫu nước biển
và dịch nhầy của 12 loài san hô được thu tại
khu vực ven đảo Cát Bà và Long Châu (Việt
Nam) vào thời điểm 10-15h 29-30/05/2012:
Pavona frondifera, P. decussata, Fungia
fungites, Sandalithia robusta, Goniastrea
pectinata, Lobophyllia flabelliformis, L.
hemprichii, Acropora hyacinthus, A. pulchra,
Echinopora lamellosa, Favites pentagona và
Platygyra carnosus. Với mỗi loài san hô và
mẫu nước được thu lặp lại từ 3 đến 6 mẫu cho
phân tích so sánh.
Hình 1. Sơ đồ khu vực thu mẫu (ven đảo Cát Bà và Long Châu, Hải Phòng)
Điều kiện môi trường và quần xã vi khuẩn
257
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu mẫu ngoài hiện trường
Phương pháp lặn có khí tài (SCUBA) được
sử dụng trong việc thu mẫu các loài san hô.
Dịch nhầy san hô được thu theo phương pháp
của Garren & Azam [13]: sau khi mẫu san hô
đưa lên khỏi mặt nước sẽ được rửa qua bằng
nước biển lọc (lỗ màng có ¢ là 0,2 µm), nước
và dịch nhầy nhiễm nước bên ngoài san hô sẽ
chảy hết sau vài phút ngoài không khí, sau đó
dịch nhầy nguyên chất chảy ra sẽ được thu. Các
thông số môi trường nước được đo trực tiếp
bằng máy CTD (Nhật Bản).
Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
Thông số hóa học nước: các chất dinh
dưỡng phosphate (PO43-), nitrite (NO2-), nitrate
(NO3-), amoni (NH4+), COD được xác định
bằng phương pháp so mầu trên máy quang phổ
kế DR/2000 (hãng HACH, Mỹ).
Thông số vi sinh vật: Định lượng vi khuẩn
tổng số và hình thái vi khuẩn được thực hiện
theo phương pháp của Amandine Leruste
(2012) [14]. Số lượng vi khuẩn dị dưỡng và
Vibrio được xác định trên môi trường nuôi cấy
(Marine Agar và TCBS) lần lượt theo [15, 16].
Tỉ lệ vi khuẩn hoạt động hô hấp được xác định
bằng phương pháp nhộm 5-cyano-2, 3-ditolyl
tetrazolium clorua (CTC, tebu-bio SAS; 5 mM)
và nuôi 30 phút, sau đó được bảo quản và xác
định bằng máy đo dòng - Flow Cytometry theo
phương pháp của Combe Marine (2013) [17].
Khả năng hấp thụ chất hữu cơ của vi khuẩn
được thí nghiệm trên đĩa sinh thái Biolog
Ecoplate theo phương pháp của Christian &
Lind (2006) [18], trung bình sự phát triển mầu
(AWCD) được xác định theo công thưc:
AWCD(t) = [Σ(C(t)-R(t))]/31, trong đó: t là thời
gian nuôi, C là trung bình mầu của mỗi cơ chất
tại thời gian t; R là giá trị của giếng đối chứng.
Sự đa dạng di truyền quần xã vi khuẩn được
xác định bởi phương pháp điện di biến tính -
DGGE ) [17, 19].
Phương pháp xử lý số liệu
ANOVA một yếu tố được sử dụng để xác
định sự khác biệt giữa các đặc điểm/yếu tố
nghiên cứu (p < 0,05). Số liệu được cập nhật,
tính toán và xây dựng đồ thị trên phần mềm
Microsoft Excel.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Đặc điểm về điều kiện môi trường khu vực
Cát Bà và Long Châu
Các đặc điểm hóa lý nước môi trường tại
hai khu vực nghiên cứu là Cát Bà và Long
Châu có sự khác nhau rõ rệt (ANOVA, p <
0,05; bảng 1). Khu vực Cát Bà chịu sự tác động
lớn từ các hoạt động nhân tác như hoạt động du
lịch, nuôi trồng thủy sản, các chất thải từ dân
cưnên làm cho phần lớn các yếu tố môi
trường như dinh dưỡng, độ đục, nhu cầu oxy
hóa học đều cao hơn rất nhiều so với khu vực
ven đảo Châu Long. Cụ thể, nồng độ
chlorophyll a, nitrit, nitrat, amoni và phốt phát
ở khu vực Cát Bà cao hơn so vơi khu vực Long
Châu là 71%, 113%, 146%, 28% và 49% (bảng
1). Điều này có thể sẽ có sự ảnh hưởng và tác
động tới hệ vi sinh vật nói chung và quần xã vi
khuẩn trên san hô nói riêng ở hai khu vực, làm
xáo trộn cấu trúc quần xã vi khuẩn cộng sinh
san hô, là một trong những nguyên nhân dẫn
đến bị bệnh cho san hô.
Bảng 1. Các thông số môi trường ở hai khu vực trong thời điểm nghiên cứu
Trạm thu mẫu Cát Bà Long Châu Chỉ số % cao hơn giữa Cát Bà so với Long Châu
Nhiệt độ (°C) 30,1 29,0 3,79
Độ mặn (‰) 29,1 31,5 -7,62
Chl a (mg/l) 1,2 0,7 71,43
Độ đục (FTU) 1,5 0,7 114,29
COD (mg/l) 2,5 1,9 31,58
BOD5 (mg/l) 1,1 0,9 22,22
N-NO2- (µg/l) 7,9 3,7 113,51
N-NO3- (µg/l) 166,7 67,5 146,96
N-NH4+ (µg/l) 39,3 30,7 28,01
P-PO43- (µg/l) 20,2 13,6 48,53
Si- SiO32- (µg/l) 635,0 515,0 23,30
Phạm Thế Thư, Nguyễn Đăng Ngải,
258
Mật độ vi khuẩn trong dịch nhầy san hô khu
vực Cát Bà và Long Châu
Từ kết quả trong hình 2 cho thấy, mật độ vi
khuẩn trong các mẫu chất nhầy san hô ở cả khu
vực Cát Bà và Long Châu đều không có sự
chênh lênh nhiều giữa các loài san hô, đặc biệt
không có sự khác nhau một cách có ý nghĩa
thống kê giữa hai khu vực nghiên cứu
(ANOVA, p < 0,05).
0
3
6
9
12
15
18
P.
fro
n
di
fer
a
P.
de
cu
ss
a
ta
F.
fun
gi
te
s
S.
ro
bu
st
a
G
.
pe
ct
in
a
ta
L.
fla
be
lli
for
m
is
L.
he
m
pr
ic
hi
i
P.
fro
n
di
fer
a
P.
de
cu
ss
a
ta
A.
hy
a
ci
n
th
u
s
A.
pu
lc
hr
a
E.
la
m
el
lo
sa
F.
pe
n
ta
go
n
a
P.
ca
rn
o
su
s
L.
fla
be
lli
for
m
is
Cat Ba Long Chau
M
ật
đ
ộ
v
i k
hu
ẩn
(10
6
tế
bà
o
m
l -
1 )
CÁT BÀ LONG CHÂU
M
ật
độ
v
i k
hu
ẩn
(10
6
hạ
tm
l-1
)
Mmuc. = 5,0 x 106 tb ml-1; CV = 47,2% Mmuc. = 5,8 x 106 tb ml-1; CV = 46,3%
Hình 2. Mật độ vi khuẩn trong dịch nhầy san hô
Nhóm hình thái vi khuẩn trong dịch nhầy
san hô ở Cát Bà và Long Châu
Với bốn nhóm hình thái tế bào vi khuẩn
trong dịch nhầy san hô của (hình 3), không thấy
sự chênh lệch lớn nào của các nhóm hình thái
vi khuẩn giữa hai khu vực nghiên cứu. Đặc biệt
là không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê
giữa hai khu vực (ANOVA, p < 0,05).
Cát Bà Long Châu
Cầu
khuẩn
48%
Trực
khuẩn
26%
Phẩy
khuẩn
18%
Soắn
khuẩn
8%
Cầu
khuẩn
52%
Trực
khuẩn
31%
Phẩy
khuẩn
12%
Soắn
khuẩn
5%
Hình 3. Tỉ lệ các nhóm hình thái vi khuẩn trong dịch nhầy san hô
Số lượng vi khuẩn dị dưỡng và Vibrio trong
dịch nhầy san hô
Mặc dù điều kiện môi trường giữa Cát Bà
và Long Châu có sự khác nhau (bảng 1), nhưng
mật độ của vi khuẩn dị dưỡng trong dịch nhầy
san hô ở hai vùng (hình 4) cũng không thấy sự
khác nhau lớn trừ Vibrio (ANOVA, p < 0,05).
Điều kiện môi trường và quần xã vi khuẩn
259
0
4
8
12
16
20
M
ật
độ
V
ib
r
io
(1
03
C
FU
/m
l)
0
20
40
60
80
100
120
P.
fro
n
di
fer
a
P.
de
c
u
ss
a
ta
F.
fun
gi
te
s
S.
ro
bu
st
a
G
.
pe
c
tin
a
ta
L.
fla
be
lli
for
m
is
L.
he
m
pr
ic
hi
i
P.
fro
n
di
fer
a
P.
de
c
u
ss
a
ta
A.
hy
a
c
in
th
u
s
A.
pu
lc
hr
a
E.
la
m
e
llo
sa
F.
pe
n
ta
go
n
a
P.
c
a
rn
o
su
s
L.
fla
be
lli
for
m
is
M
ật
độ
v
i k
hu
ẩ
n
dị
dư
ỡ
n
g
(10
3
CF
U
/m
l)
Mmuc. = 3.6 x 103 CFU ml-1; CV = 42.3% Mmuc. = 1.7 x 103 CFU ml-1; CV = 66.7%
Mmuc. = 11.8 x 103 CFU ml-1; CV = 18.7% Mmuc. = 20.0 x 103 CFU ml-1; CV = 31.2%
CÁT BÀ LONG CHÂU
M
ật
độ
Vi
bi
ro
(10
3
C
FU
m
l-1
)
M
ật
độ
v
i k
hu
ẩn
dị
dư
ỡ
n
g
(10
3
C
FU
m
l-1
)
Hình 4. Mật độ vi khuẩn dị dưỡng và Vibrio trong dịch nhầy san hô
Đơn vị phân loại di truyền của quần xã vi
khuẩn trong dịch nhầy san hô
Số lượng các đơn vị phân loại (OTUs) thu
được qua phân tích DGGE trong môi trường
dịch nhầy san hô (hình 5), không thấy sự khác
biệt lớn của số lượng OTUs của quần xã vi
khuẩn giữa các loài san hô ở hai vùng nghiên
cứu (OTUs trung bình đạt 37,3 ở Cát Bà và
39,3 ở Long Châu). Hơn nữa, qua phép kiểm
định ANOVA một yếu tố cũng cho thấy, không
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai
khu vực (ANOVA, p < 0,05).
0
20
40
60
80
P.
fro
n
di
fer
a
P.
de
cu
ss
a
ta
F.
fun
gi
te
s
S.
ro
bu
st
a
G
.
pe
ct
in
a
ta
L.
fla
be
lli
for
m
is
L.
he
m
pr
ic
hi
i
P.
fro
n
di
fer
a
P.
de
cu
ss
a
ta
A.
hy
a
ci
n
th
u
s
A.
pu
lch
ra
E.
la
m
el
lo
sa
F.
pe
n
ta
go
n
a
P.
ca
rn
o
su
s
L.
fla
be
lli
for
m
is
Cat Ba Long Chau
CÁT BÀ LONG CHÂU
Mmuc. = 37,3 OTUs; CV = 7,1% Mmuc. = 39,3 OTUs; CV = 8,9%
Số
lư
ợ
n
g
đ
ơ
n
v
ịp
hâ
n
lo
ại
(O
TU
s)
ND ND
Hình 5. Đơn vị phân loại di truyền trong dịch nhầy san hô (ND - không xác định)
Tỉ lệ tế bào hoạt động hô hấp trong quần xã
vi khuẩn của dịch nhầy san hô
Cũng như các thông số khác, thì tỷ lệ tế bào
vi khuẩn hoạt động hô hấp trong quần xã vi
khuẩn trên dịch nhầy san hô giữa hai vùng
(hình 6) cũng không có sự chênh lệnh lớn,
trung bình đạt 20,4% ở Cát Bà và 23,5% ở
Long Châu. Kết quả kiểm định ANOVA một
yếu tố cũng cho thấy, không có sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê giữa hai khu vực Cát Bà và
Long Châu (ANOVA, p < 0,05).
Phạm Thế Thư, Nguyễn Đăng Ngải,
260
0
20
40
60
80
100
120
P.
fro
n
di
fer
a
P.
de
cu
ss
a
ta
F.
fun
gi
te
s
S.
ro
bu
st
a
G
.
pe
ct
in
a
ta
L.
fla
be
lli
for
m
is
L.
he
m
pr
ic
hi
i
P.
fro
n
di
fer
a
P.
de
cu
ss
a
ta
A.
hy
a
ci
n
th
u
s
A.
pu
lc
hr
a
E.
la
m
el
lo
sa
F.
pe
n
ta
go
n
a
P.
ca
rn
o
su
s
L.
fla
be
lli
for
m
is
Cat Ba Long Chau
C
TC
+
(%
)
Mmuc. = 20,4 %; CV = 49,1%
CÁT BÀ LONG CHÂU
C
TC
+
ce
lls
(%
)
Mmuc. = 23,5 %; CV = 35,5%
Hình 6. Tỉ lệ tế bào hô hấp trong quần xã vi khuẩn của dịch nhầy san hô
Khả năng hấp thụ chất hữu cơ của vi khuẩn
trong dịch nhầy san hô
Xét theo các loài san hô nghiên cứu, khả
năng hấp thụ chất hữu cơ của vi khuẩn trong
dịch nhầy san hô (hình 7) cũng không có sự
khác nhau với ý nghĩa thông kê giữa hai vùng
Cát Bà và Long Châu (ANOVA, p < 0,05).
Nhưng xét với các nhóm chất hữu cơ thí
nghiệm (hình 8) thì ngược lại, có sự khác nhau
một cách có ý nghĩa thống kê giữa hai vùng Cát
Bà và Long Châu (ANOVA, p < 0,05).
0.0
0.1
0.2
0.3
0.4
P.
fro
n
di
fer
a
P.
de
cu
ss
a
ta
F.
fun
gi
te
s
S.
ro
bu
st
a
G
.
pe
ct
in
a
ta
L.
fla
be
lli
for
m
is
L.
he
m
pr
ic
hi
i
P.
fro
n
di
fer
a
P.
de
cu
ss
a
ta
A.
hy
a
ci
n
th
u
s
A.
pu
lch
ra
E.
la
m
ell
o
sa
F.
pe
n
ta
go
n
a
P.
ca
rn
o
su
s
L.
fla
be
lli
for
m
is
A
W
CD
CÁT BÀ LONG CHÂU
Mmuc. = 0,11; CV = 48,4% Mmuc. = 0,22; CV = 52,7%
ND ND ND ND ND ND
A
W
C
D
Hình 7. Khả năng hấp thụ chất hữu cơ (AWCD) của vi khuẩn dịch nhầy san hô
0.00
0.10
0.20
0.30
0.40
Amino-acids Amines Carbo-
hydrates
Carboxylic
acids
Phenols Polymers
A
W
CD
Cát Bà Long Châu
Hình 8. Khả năng hấp thụ từng nhóm chất hữu cơ của vi khuẩn dịch nhầy san hô
Điều kiện môi trường và quần xã vi khuẩn
261
Thảo luận
Bảng 2. Kiểm định ANOVA của các yếu tố
nghiên cứu giữa Cát Bà và Long Châu
ANOVA một yếu tố
Cát Bà / Long Châu
Giá trị P Sự khác nhau ý
nghĩa
Vi khuẩn tổng 0,174 Không
CTC + 0,810 Không
OTUs 0,803 Không
AWCD 0,127 Không
Vibrio 0,050 Có
Vi khuẩn dị dưỡng 0,604 Không
Cấu khuẩn (%) 0,088 Không
Trực khuẩn (%) 0,297 Không
Phẩy khuẩn (%) 0,885 Không
Soắn khuẩn (%) 0,866 Không
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, các đặc
điểm của quần xã vi khuẩn đều có sự biến động
lớn giữa các loài san hô ở vùng nghiên cứu,
nhưng xét giữa hai khu vực nghiên cứu (Cát Bà
và Long Châu), phần lớn các đặc điểm đều
không thấy sự khác biệt thống kê (ANOVA, p
< 0,05; bảng 2) ngoại trừ xét khả năng hấp thụ
6 nhóm chất hữu cơ (hình 8). Mặc dù tất cả các
thông số môi trường nước đo đạc đều cho thấy,
có sự khác biệt rõ rệt giữa hai khu vực Cát Bà
và Long Châu (ANOVA; P < 0,05; bảng 1).
Điều này đã cho phép chúng ta nghĩ rằng, sự
khác biệt của điều kiện môi trường nước ở hai
vùng sẽ tác động, làm thay đổi đặc điểm, cấu
trúc và hoạt động chức năng của quần xã vi
khuẩn trong môi trường nước cũng như trong
dịch nhầy san hô. Nhưng thực tế, kết quả trong
nghiên cứu này lại chưa thấy có sự ảnh hưởng
lớn hay chưa thấy sự khác biệt thống kê của các
đặc điểm của quần xã vi khuẩn trong dịch nhầy
san hô giữa khu vực Cát Bà và Long Châu
(bảng 2). Kết quả nghiên cứu này có thể được
giải thích bởi nhận định của Ceh và cộng sự
(2011), quần xã vi khuẩn trên san hô có sự ổn
định hơn so với trong môi trường nước xung
quanh theo không gian địa lý [20]. Vì vậy, có
thể cho rằng, quần xã vi khuẩn trong lớp chất
nhầy san hô ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố vật
lý, hóa học nước so với quần xã vi khuẩn trong
môi trường nước xung quanh. Hơn nữa, chất
nhầy san hô là môi trường giàu dinh dưỡng, với
thành phần hóa học của dịch nhầy san hô có
chứa các hợp chất như protein, chất béo,
polysaccharide [21, 22], đặc biệt là
glycoprotein [23], riêng carbohydrate thường
chiếm khoảng 80% [24, 25] và chúng là cơ chất
sinh năng lượng cao qua sự phân hủy của vi
khuẩn [26], nên nó là một trong những lý do
mà vi khuẩn sống trong đó ít có nhu cầu dinh
dưỡng từ môi trường bên ngoài, dẫn đến ít chịu
ảnh hưởng bởi nồng độ các chất dinh dưỡng
trong môi trường. Hơn nữa, chất nhầy san hô
có tính kháng khuẩn với các cơ chế phòng vệ
đặc biệt, với các vi khuẩn hữu ích trên lớp chất
nhầy san hô có thể là tiết chất kháng sinh ngoại
bào để ức chế các vi sinh vật ngoại lai xâm
nhập, cạnh tranh dinh dưỡng, không gian sống
[27] hoặc phối hợp với hoạt động của hệ vi rút
qua quá trình ly giải và tiềm sinh như trong mô
hình BAM của tác giả Barr và cộng sự (2013)
[28, 29]. Do vậy, trong điều kiện bình thường
thì quần xã vi khuẩn trong dịch nhầy san hô ít bị
tác động bởi hệ vi khuẩn trong môi trường nước.
Mặt khác, trong điều kiện sống khác nhau,
đặc biệt là có sự khác nhau về nồng độ chất
dinh dưỡng (như giữa Cát Bà và Long Châu,
bảng 1) thì cơ chế hấp thụ và sử dụng nguồn
dinh dưỡng của san hô có thể là khác nhau,
trong môi trường nghèo dinh dưỡng hơn (Long
Châu, bảng 1) thì nguồn dinh dưỡng được cung
cấp từ sự hoạt động chức năng của hệ vi sinh
vật trên san hô sẽ có vai trò quan trọng hơn so
với khu vực có môi trường giàu dinh dưỡng
(Cát Bà), điều này có thể đúng bởi vì khả năng
hấp thụ và chuyển hóa lượng chất hữu cơ của
quần xã vi khuẩn trong dịch nhầy san hô ở khu
vực Long Châu cao hơn hẳn so với ở khu vực
Cát Bà (hình 8). Kết quả này cũng góp phần
cung cấp thêm một minh chứng về vai trò của
vi khuẩn đối với san hô. Như vậy, hệ vi khuẩn
trên san hô nói chung và lớp chất nhầy nói
riêng là có vai trò quan trọng trong sự sống của
san hô. Điều kiện môi trường ở hai khu vực Cát
Bà và Long Châu chưa thấy có ảnh hưởng lớn
tới cấu trúc của hệ vi khuẩn trên san hô, nên
khả năng gây bệnh cho san hô qua chức năng
của vi khuẩn ở hai khu vực này là chưa có sự
khác biệt.
Mặc dù để đánh giá khả năng gây bệnh cho
san hô ở các khu vực có điều kiện môi trường
khác nhau một cách chuẩn xác, thì cần thiết
phải thực hiện thêm những nghiên cứu tiếp theo.
Nhưng kết quả trong nghiên cứu này cũng là cơ
sở khoa học ban đầu cho công tác thiết lập các
Phạm Thế Thư, Nguyễn Đăng Ngải,
262
nghiên cứu tiếp theo được hiệu quả hơn, xác
thực hơn và cô đọng hơn: như tăng tần xuất thu
mẫu theo thời gian, không gian, tập trung vào
các loài san hô có tính nhạy cảm với môi
trường cũng như cần có thêm mẫu san hô
nhiễm bệnh cho công tác phân tích so sánh.
KẾT LUẬN
Các bằng chứng từ kết quả nghiên cứu và
cơ sở khoa học đã được phân tích, có thể kết
luận rằng, đặc điểm của quần xã vi khuẩn trong
dịch nhầy san hô ít chịu ảnh hưởng bởi điều
kiện lý hóa môi trường nước xung quanh,
nhưng hoạt động chức năng của chúng thì có
tiềm năng phụ thuộc lớn. Môi trường nước ở
Cát Bà và Long Châu trong nghiên cứu này
chưa cho thấy sự khác biệt tới khả năng gây
bệnh san hô của vi khuẩn ở hai khu vực.
Lời cảm ơn: Kinh phí thực hiện nghiên cứu
này được tài trợ từ đề tài cấp Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam, mã số:
VAST 03-07/11-12.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoegh-Guldberg, O., Ortiz, J. C., and
Dove, S., 2011. The future of coral reefs.
Science, 334: 1494-1495; author reply
1495-1496.
2. Pandolfi, J. M., Connolly, S. R., Marshall,
D. J., and Cohen, A. L., 2011. Projecting
coral reef futures under global warming and
ocean acidification. Science, 333(6041):
418-422.
3. Pollock, F. J., Morris, P. J., Willis, B. L.,
and Bourne, D. G., 2011. The urgent need
for robust coral disease diagnostics. PLoS
pathogens, 7(10): e1002183.
4. Hoegh-Guldberg, O., 2004. Coral reefs in a
century of rapid environmental change.
Symbiosis, 37(1): 1-31.
5. Bourne, D. G., Muirhead, A., and Sato, Y.,
2010. Changes in sulfate-reducing bacterial
populations during the onset of black band
disease. The ISME journal, 5(3): 559-564.
6. Lentz, J. A., Blackburn, J. K., and Curtis, A.
J., 2011. Evaluating patterns of a white-
band disease (WBD) outbreak in Acropora
palmata using spatial analysis: a
comparison of transect and colony
clustering. PloS one, 6(7): e21830.
7. Cárdenas, A., Rodriguez-R, L. M., Pizarro
V., Cadavid, L. F., Arévalo-Ferro, C.,
2012. Shifts in bacterial communities of
two Caribbean reef-building coral species
affected by white plague disease. The
ISME journal 6(3): 502-512.
8. Alagely, A., Krediet, C. J., Ritchie, K. B.,
and Teplitski, M., 2011. Signaling-mediated
cross-talk modulates swarming and biofilm
formation in a coral pathogen Serratia
marcescens. The ISME journal, 5(10):
1,609-1,620.
9. Rosenberg, E., Koren, O., Reshef, L.,
Efrony, R., and Zilber-Rosenberg, I., 2007.
The role of microorganisms in coral health,
disease and evolution. Nature Reviews
Microbiology, 5(5): 355-362.
10. Reshef, L., Koren, O., Loya, Y.,
Zilber‐Rosenberg, I., and Rosenberg, E.,
2006. The coral probiotic hypothesis.
Environmental Microbiology, 8(12): 2,068-
2,073.
11. Krediet, C. J., Ritchie, K. B., Paul, V. J.,
and Teplitski, M., 2013. Coral-associated
micro-organisms and their roles in
promoting coral health and thwarting
diseases. Proceedings of the Royal Society
B: Biological Sciences, 280(1755):
20122328.
12. Rosenberg, E., Kushmaro, A., Kramarsky-
Winter, E., Banin, E., and Yossi, L., 2008.
The role of microorganisms in coral
bleaching. The ISME journal, 3(2): 139-
146.
13. Garren, M., and Azam, F., 2010. New
method for counting bacteria associated
with coral mucus. Applied and
environmental microbiology, 76(18):
6,128-6,133.
14. Leruste, A., Bouvier, T., and Bettarel, Y.,
2012. Enumerating viruses in coral mucus.
Applied and environmental microbiology,
78(17): 6,377-6,379.
15. Buck, J. D., and Cleverdon, R. C., 1960.
The spread plate as a method for the
enumeration of marine bacteria. Limnol.
Oceanogr, 5(1): 78-80.
Điều kiện môi trường và quần xã vi khuẩn
263
16. Pfeffer, C., and Oliver, J. D., 2003. A
comparison of thiosulphate‐citrate‐bile
salts‐sucrose (TCBS) agar and
thiosulphate‐chloride‐iodide (TCI) agar for
the isolation of Vibrio species from
estuarine environments. Letters in applied
microbiology, 36(3), 150-151.
17. Combe Marine, Bouvier Thierry, Pringault
Olivier, Rochelle-Newall Emma, Bouvier
Corinne, Agis Martin, Pham The Thu,
Torreton Jean-Pascal, Chu Van Thuocc,
Yvan Bettarel, 2013. Freshwater prokaryote
and virus communities can adapt to a
controlled increase in salinity through
changes in their structure and interactions.
Estuarine, Coastal and Shelf Science, 133:
58-66.
18. Christian, B. W., and Lind, O. T., 2006.
Key issues concerning Biolog use for
aerobic and anaerobic freshwater bacterial
community‐level physiological profiling.
International review of hydrobiology,
91(3): 257-268.
19. Muyzer, G., De Waal, E. C., and
Uitterlinden, A. G., 1993. Profiling of
complex microbial populations by
denaturing gradient gel electrophoresis
analysis of polymerase chain reaction-
amplified genes coding for 16S rRNA.
Applied and environmental microbiology,
59(3): 695-700.
20. Ceh, J., Van Keulen, M., and Bourne, D.
G., 2011. Coral‐associated bacterial
communities on Ningaloo Reef, Western
Australia. FEMS microbiology ecology,
75(1): 134-144.
21. Brown, B. E., and Bythell, J. C., 2005.
Perspectives on mucus secretion in reef
corals. Marine Ecology Progress Series,
296, 291-309.
22. Tremblay, P., Weinbauer, M. G., Rottier,
C., Guérardel, Y., Nozais, C., and Ferrier-
Pagès, C., 2011. Mucus composition and
bacterial communities associated with the
tissue and skeleton of three scleractinian
corals maintained under culture conditions.
Journal of the Marine Biological
Association of the United Kingdom,
91(03): 649-657.
23. Jatkar, A. A., Brown, B. E., Bythell, J. C.,
Guppy, R., Morris, N. J., and Pearson, J.
P., 2010. Coral mucus: the properties of its
constituent mucins. Biomacromolecules,
11(4): 883-888.
24. Bansil, R., and Turner, B. S., 2006. Mucin
structure, aggregation, physiological
functions and biomedical applications.
Current Opinion in Colloid & Interface
Science, 11(2): 164-170.
25. Ducklow, H. W., and Mitchell, R., 1979.
Composition of Mucus Released by Coral-
Reef Coelenterates. Limnology and
Oceanography, 24: 706-714.
26. Wild, C., Naumann, M., Niggl, W., & Haas,
A., 2010. Carbohydrate composition of
mucus released by scleractinian warm- and
cold-water reef corals. Aquatic Biology,
10(1): 41-45.
27. Shnit-Orland, M., Sivan, A., and Kushmaro,
A., 2012. Antibacterial activity of
Pseudoalteromonas in the coral holobiont.
Microbial ecology, 64(4): 851-859.
28. Barr, J. J., Auro, R., Furlan, M., Whiteson,
K. L., Erb, M. L., Pogliano, J., Stotland, A.,
Wolkowicz, R., Cutting, A. S., Doran, K. S.,
Salamon, P., Youle, M., and Rohwer, F.,
2013. Bacteriophage adhering to mucus
provide a non-host-derived immunity.
Proceedings of the National Academy of
Sciences of the United States of America
110(26): 10,771-10,776.
29. Barr, J. J., Youle, M., and Rohwer, F.,
2013. Innate and acquired bacteriophage-
mediated immunity. Bacteriophage 3(3).
Phạm Thế Thư, Nguyễn Đăng Ngải,
264
ENVIRONMENTAL CONDITIONS AND THE BACTERIAL
COMMUNITY IN CORAL MUCUS AT COAST OF
CAT BA AND LONG CHAU ISLANDS, VIETNAM
Pham The Thu1, Nguyen Dang Ngai1, Bui Thi Viet Ha2
1Institute of Marine Environment and Resources-VAST
2Ha Noi University of Science-VNU
ABSTRACT: Coral reef ecosystems have been strongly reduced, in which disease is one of the
causes affecting coral reefs in worldwide. The cause determination of coral disease still faces many
difficulties. Understanding the causes and pathogenic mechanisms, including micro-organisms is
very important. Determining the influence of environmental conditions on the change of coral-
bacterial community characteristics is one of the steps to find out the conditions of coral disease
outbreak. Therefore, mucus from 12 coral species in two areas with a big different of chemical and
physical environmental conditions (Long Chau and Cat Ba) was studied. Molecular methods such
as SYBR Gold staining, flow-cytometry, Biolog Ecoplate and denaturing gel electrophoresis were
used. The study results showed that the characteristics of bacterial communities (cell density,
morphology group rate, heterotrophic bacteria and Vibrio) in coral mucus between Cat Ba and
Long Chau Island were not significantly different, but their functional activities (respiration,
absorption of organic matter) were potential affected by environmental conditions. Environmental
conditions in coast of Cat Ba and Long Chau Island in this study were not indicated the difference
in bacterial pathogenicity for coral. This result is the initial scientific basis for the establishment of
further research being more effective, more authentic and more concise to assess bacterial
pathogenicity for coral at areas with different environmental conditions.
Key words: Bacteria, coral, coral disease, mucus, viruses.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5162_20918_1_pb_1333_2079652.pdf