MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, giáp với Campuchia ở phía Bắc và Tây Bắc, tỉnh có địa phận liền kề với Đăk Nông ở phía Đông Bắc, giáp Đồng Nai và Lâm Đồng ở phía Đông, phía Nam giáp Tây Ninh và Bình Dương. Tỉnh Bình Phước có dân số là 874.961 người (năm 2009). Bình Phước có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 03 thị xã và 07 huyện. Hiện tỉnh Bình Phước đã qui hoạch 8 khu công nghiệp với tổng diện tích trên 2.100 ha, một số khu công nghiệp đã có chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và có nhà máy đã và đang đi vào hoạt động như khu công nghiệp: Chơn Thành, Minh Hưng, Tân Khai và Tân Thành.
Tỉnh Bình Phước có mạng lưới sông suối khá phong phú. Trên địa bàn tỉnh có 3 con sông chính là sông Bé, sông Đồng Nai và sông Sài Gòn với tổng lượng dòng chảy trung bình khoảng 26 tỷ m3/năm. Tài nguyên nước mặt của tỉnh Bình Phước thuộc loại tương đối với mật độ 0,7 – 0,8 km/km2. Tuy nhiên, sông suối trong vùng có lòng sông hẹp, dốc, lũ lớn trong mùa mưa và khô kiệt trong mùa khô. Vì vậy, khả năng khai thác nguồn nước này cấp cho sản xuất nông nghiệp cần lượng vốn đầu tư rất cao.
Trong đó nguồn nước mặt từ sông Sài Gòn - Đồng Nai và sông Bé có vai trò vô cùng quan trọng, là nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho sinh hoạt, tưới tiêu và các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra còn có một số hồ, đập như hồ Suối Lam, hồ Suối Cam, đập nước thủy điện Thác Mơ (dung tích 1,47 tỷ m3), đập thủy điện Cần Đơn, đập thủy điện Sork phú miêng,
Tốc độ phát triển kinh tế liên tục cao qua hơn 10 năm (bình quân trên 10%) cùng với chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư nên đến nay toàn tỉnh đã có hơn 2.000 Doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư sản xuất kinh doanh. Điều này đã chứng tỏ cùng với những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh, Bình Phước đã trở thành địa điểm đầu tư tin cậy của các Doanh nghiệp và Nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, nhiều vấn đề về môi trường trên địa bàn tỉnh đã nảy sinh. Các sông suối, ao hồ trên địa bàn tỉnh là nơi tiếp nhận các nguồn thải của các hoạt động sản xuất công nghiệp đang ngày càng bị ô nhiễm. Do đó vấn đề quản lý lưu vực sông nói chung và Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (LVHTSĐN) nói riêng với yêu cầu rất cao về lưu trữ, quản lý dữ liệu, nên việc “Điều tra, đánh giá các nguồn thải trên lưu vực hệ thống sông Đồng thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước, đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp” được thực hiện là cấp thiết, sẽ góp phần cung cấp các cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý trong tỉnh đề ra các biện pháp quản lý và xử lý các nguồn thải hiệu quả hơn, góp phần ngăn ngừa ô nhiễm và phòng chống các sự cố môi trường có thể xảy ra.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Điều tra, đánh giá được các nguồn thải công nghiệp trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước để từ đó có những biện pháp nhằm ngăn ngừa và phòng chống các sự cố về môi trường có thể xảy ra.
Bảo vệ an toàn nguồn nước lưu vực hệ thống sông Đồng Nai thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước (về chất lượng và lưu lượng) là một vấn đề rất cần thiết và hết sức quan trọng nhằm đạt tiêu chuẩn nước sạch tự nhiên, phục vụ cho khai thác bền vững và công bằng trên lưu vực phục vụ lâu dài cho phát triển bền vững KT – XH toàn lưu vực.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Thu thập tình hình cơ bản về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnh Bình Phước và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường công nghiệp và môi trường đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước lưu vực hệ thống sông Đồng Nai trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Điều tra, đánh giá các nguồn thải công ngiệp thải ra lưu vực hệ thống sông Đồng Nai thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp với nguồn thải trên lưu vực sông.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp;
- Các cơ sở sản xuất công nghiệp riêng lẻ không nằm trong khu công nghiệp;
- Các trang trại, các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn chủ yếu là điều tra, đánh giá các nguồn thải công nghiệp có phát sinh nước thải, thải ra lưu vực hệ thống sông Đồng Nai thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước từ đó đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
v Nghiên cứu các tài liệu về các chính sách, các qui định và các chương trình quy hoạch phát triển công nghiệp tại tỉnh Bình Phước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
v Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: Thu thập thông tin về hiện trạng môi trường, số liệu về các nguồn thải, kết quả phân tích mẫu của các nhà máy công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước, đồng thời kế thừa nguồn dữ liệu từ những nghiên cứu trước để làm cơ sở dữ liệu cho đề tài.
v Phương pháp đánh giá nhanh: dựa trên các hệ số ô nhiễm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm ước tính tải lượng ô nhiễm do chất thải trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
v Phương pháp chuyên gia, hội thảo khoa học: tổ chức hội thảo chuyên đề để xin ý kiến góp ý của các nhà khoa học, nhà quản lý về các giải pháp xử lý chất thải và bảo vệ môi trường để lựa chọn các giải pháp phù hợp thực tiễn.
v Phương pháp đánh giá phân tích: tổng hợp các số liệu và dữ liệu thu thập được nhằm phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp cho hệ thống lưu vực sông trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
6.1. Ý nghĩa khoa học
Trên cơ sở điều tra, đánh giá về các nguồn thải công nghiệp và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai trên địa bàn tỉnh Bình Phước sẽ là cơ sở nhằm hiểu rõ thực trạng xả thải trên địa bàn tỉnh, đây cũng là cơ sở khoa học cho việc xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường lưu vực sông và những nghiên cứu tiếp theo của hệ thống quản lý lưu vực sông Đồng Nai trên địa bàn toàn tỉnh Bình Phước nói riêng và lưu vực sông Đồng Nai nói chung.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua việc điều tra, khảo sát, đánh giá các nguồn thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nao trên địa bàn tỉnh góp phần cung cấp các cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý trong tỉnh đề ra các biện pháp quản lý và xử lý các nguồn thải hiệu quả hơn, góp phần ngăn ngừa ô nhiễm và phòng chống các sự cố môi trường có thể xảy ra.
Mục lục trang phía dưới
159 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2101 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Điều tra, đánh giá các nguồn thải công nghiệp trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
môi trường hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam bao gồm: phí bảo vệ môi trường, xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:
- Phí bảo vệ môi trường
Phí môi trường: là công cụ kinh tế trực tiếp dựa trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, phí môi trường có thể thu trực tiếp từ người gây ô nhiễm (nguồn ô nhiễm) hoặc dưới hình thức đánh vào sản phẩm.
Trong số các công cụ kinh tế rất khác nhau, các loại phí có thể là khả năng lớn nhất trong việc thực hiện kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải.
Phí môi trường nên có 2 phần:
Phần 1: là phí cố định gần giống như lệ phí sử dụng tài nguyên, phí cố định được tính bình quân trên một đơn vị khối lượng chất thải không vượt tiêu chuẩn quy định. Phí cố định được xác định cho từng ngành sản xuất công nghiệp. Mỗi ngành có một mức phí như nhau cho tất cả các nhà máy thuộc ngành này hoặc được xác định cho một vùng.
Phần 2 là phí lũy tiến: là phí được tích lũy trên một đơn vị khối lượng chất thải vượt tiêu chuẩn quy định của Nhà nước, việc xác định hệ số lũy tiến cũng được tính theo từng ngành hoặc từng vùng.
- Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải, trước hết là thu phí nước thải theo Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP; Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 của liên Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, Thông tư số 106/2007/TTLT/BTC-BTNMT ngày 06/9/2007 Sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT và các văn bản về thu phí trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Xây dựng và ban hành các quy định về các mức phạt - khắc phục - bồi thường cụ thể trong việc áp dụng nguyên tắc “Người gây thiệt hại môi trường phải trả tiền, khắc phục và bồi thường” sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường của tỉnh.
4.3.2. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quy định và áp dụng các chế tài cần thiết để xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Sớm xây dựng, ban hành quy định giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường, tăng mức xử phạt hành chính và áp dụng hình thức truy tố trước pháp luật theo bộ luật hình sự.
- Tăng cường xử phạt các vi phạm về bảo vệ môi trường theo Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo về môi trường và Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước. Các vị phạm sau đây cần phải được xử lý nghiêm nhằm bảo vệ nguồn nước:
Vi phạm các quy định về bảo vệ tài nguyên nước;
Vi phạm các quy định về thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
Vi phạm các quy định về thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước và các vi phạm khác trong lĩnh vực tài nguyên nước.
Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong việc xả nước thải.
Tất cả các cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước trên lãnh thổ Việt Nam đều bị xử phạt theo các quy định của Nghị định này và các nghị định khác có liên quan.
4.3.3. Giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường
- Nâng cao nhận thức cộng đồng, xây dựng nếp sống, lối sống văn hóa mới và hành vi thân thiện với môi trường.
- Tuyên truyền làm thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng tiết kiệm, gần gủi và hài hòa với thiên nhiên; chấm dứt tình trạng khai thác cạn kiệt các loài động thực vật hoang dã và tài nguyên không tái tạo được; hạn chế tối đa việc dùng hóa chất thực phẩm, các chất kích thích tăng trọng và các sản phẩm biến đổi gien.
- Xây dựng và phát triển các phong trào quần chúng bảo vệ môi trường.
- Tăng cường nâng cao nhận thức về BVMT và phát triển bền vững cho từng cán bộ công nhân viên chức trong bộ máy quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp trong và ngoài nước thông qua các buổi hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng nói chuyện chuyên đề, đào tạo dài và ngắn hạn trong và ngoài nước, các tuần lễ tuyên truyền về BVMT.
- Đưa hoạt động tuyên truyền, giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao nhận thức về BVMT vào các hệ thống giáo dục và đào tạo trong nhà trường phù hợp với công tác BVMT và PTBV nền kinh tế tại địa phương.
- Tổ chức các tuần lễ tuyên truyền về BVMT hàng năm, ngày Chủ nhật xanh, ngày Thứ bảy tình nguyện và xây dựng các công trình trình diễn điển hình về BVMT nhằm nhân rộng và phát triển trong nhân dân.
- Tăng cường liên kết chặt chẽ với các Trường, viện và trung tâm nghiên cứu về BVMT trong và ngoài nước; các tổ chức xã hội người tiêu dùng; các hiệp hội ngành nghề; cộng đồng dân tộc và tôn giáo; các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục - đào tạo, truyền thông và tuyên truyền về BVMT.
- Tổ chức các diễn đàn doanh nghiệp thân thiện môi trường: nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia vào công tác QLMT; các buổi hội thảo, tọa đàm chuyên đề về quản lý và BVMT như: vấn đề môi trường đối với sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sự PTBV của nền kinh tế, khuyến khích doanh nghiệp tham gia QLMT, áp dụng các biện pháp sản xuất sạch và tiêu chuẩn môi trường ISO 14.000, 14001, các cuộc thi tìm hiểu về môi trường trong học sinh, sinh viên.
- Xây dựng các chương trình liên kết đào tạo đại học, sau đại học với các trường, viện như: Viện Môi trường và Tài nguyên, Viện Sinh học nhiệt Đới, Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và các trường Đại học, viện khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, nhằm nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh.
4.3.4.Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
4.3.4.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và văn bản pháp lý
- Tập trung xây dựng và ban hành đầy đủ các văn bản pháp lý hướng dẫn cần thiết để thực hiện Luật BVMT có hiệu quả các chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh vào thực tiễn phát triển KTXH, BVMT và PTBV của tỉnh; các chương trình, kế hoạch nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị và các chương trình hành động tương ứng đã ban hành của Chính phủ.
- Các Sở, Ban, ngành, các huyện, thị trong tỉnh cần căn cứ trên các nội dung của QHBVMT tập trung xây dựng các chương trình, kế hoạch BVMT phù hợp cho các ngành, lĩnh vực và địa phương mình trong thời gian sớm nhất, trong đó tập trung chủ yếu cho các nhiệm vụ bảo vệ môi trường trọng điểm theo các phân công quản lý môi trường có liên quan đến trách nhiệm của các Sở, Ban, ngành và các địa phương nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ và hiệu quả cao trong quá trình thực hiện triển khai QHBVMT của tỉnh thích ứng với lộ trình phát triển KTXH.
- Tỉnh cần thành lập tiểu ban PTBV nhằm tham mưu và tổ chức thực hiện sự nghiệp PTBV của tỉnh, phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa các phân vùng phát triển KTXH và QLMT trên địa bàn tỉnh, phối hợp hoạt động với các địa phương có liên quan trong vùng ĐNB, với Trung ương và các tổ chức quốc tế để thực hiện từng bước các mục tiêu PTBV của tỉnh, cũng như của cả vùng ĐNB theo các quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản pháp quy có liên quan.
- Tiếp tục kiện toàn và tăng cường năng lực tổ chức bộ máy, bảo đảm thực hiện hiệu quả công tác BVMT từ Trung ương đến cơ sở. Xây dựng và phát triển các cơ chế giải quyết vấn đề môi trường liên ngành, liên vùng, xây dựng năng lực ứng phó với các sự cố môi trường.
- Thực hiện nghiêm chỉnh Đánh giá tác động môi trường và công tác kiểm tra hậu Đánh giá tác động môi trường.
- Tổ chức quản lý môi trường ở các huyện, thị, xác định chức năng nhiệm vụ của tổ chức bảo vệ môi trường trong cơ cấu tổ chức của huyện, thị; nâng cao năng lực quản lý bảo vệ môi trường cho cán bộ; tăng cường chức năng nhiệm vụ của huyện, thị trong việc thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở cấp huyện, thị xã, tăng biên chế chuyên trách, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
- Hoàn thiện bộ máy và đội ngũ cán bộ QLMT từ cấp huyện, thị đến cấp xã, BQL các KCN, CCN của tỉnh; các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ; BQL vườn Quốc gia, nâng cao năng lực quản lý của lực lượng cảnh sát môi trường tại địa phương.
- Các cấp chính quyền tỉnh cần có cơ chế, chính sách và giải pháp kịp thời nhằm nhanh chóng xây dựng lực lượng tự quản nhân dân về BVMT (nhất là ở cấp cơ sở).
- Tăng cường kiểm tra kiểm soát và xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm tiêu chuẩn môi trường.
- Tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động quản lý CTR theo Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác quản lý CTR tại các đô thị và KCN; Thông tư liên bộ số 01/2001/TTLT–BKHCNMT–BXD ngày 18/01/2001 của Bộ KHCN và Bộ XD hướng dẫn các quy định về BVMT đối với việc lựa chọn địa điểm xây dựng và vận hành bãi chôn lấp CTR, CTNH theo Quyết định số 155/199/QĐ-TTG ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường công tác quản lý CTNH từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, y tế thông qua việc đăng ký quản lý CTNH đối với chủ nguồn thải, cấp phép thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy; kể cả tiêu hủy gia cầm bị dịch bệnh.
- Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn cụ thể hóa phù hợp điều kiện thực tế của tỉnh về mô hình và công nghệ thân thiện môi trường, sinh thái công nghiệp, đồng thời ban hành các hướng dẫn cần thiết cho các đô thị, KCN, CCN và các doanh nghiệp tổ chức thực hiện ứng dụng vào trong thực tiễn CNH, HĐH và đô thị hóa của tỉnh.
- Xây dựng và ban hành các quy chế về bảo vệ môi trường cho các vùng phát triển kinh tế xã hội và quản lý môi trường xác định theo quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh đến năm 2020.
- Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn của mô hình xã, phường, thị trấn, xóm ấp xanh – sạch – đẹp, văn minh và thân thiện môi trường để tổ chức thực hiện trong thực tiễn.
- Xây dựng và ban hành các quy định về công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính áp dụng cho việc tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bình Phước đến năm 2020.
- Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn mới về xóa đói, giảm nghèo phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường của tỉnh.
5.3.4.2. Tăng cường năng lực hệ thống quản lý môi trường
- Tăng cường năng lực quản lý, trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cho các nhà quản lý môi trường trong tỉnh, từ cấp tỉnh cho đến các cấp huyện và cấp xã. Tăng cường các hoạt động của các đoàn thể trong việc thực hiện công tác BVMT, lồng ghép hài hòa các vấn đề môi trường trong các quyết định đầu tư phát triển ở tỉnh.
- Hoàn thành nâng cao năng lực mạng lưới quan trắc và phân tích môi trường của tỉnh có đủ khả năng đáp ứng 100% nhu cầu quan trắc và phân tích môi trường vào năm 2015.
- Điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên; BVMT và PTBV trên địa bàn tỉnh.
- Phát triển hoàn thiện hệ thống quản lý và cung cấp thông tin dữ liệu về TN&MT.
- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường; thúc đẩy ứng dụng tiến bộ KH&KT trong khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT. Tăng cường phát động nhân dân sử dụng các dạng năng lượng sạch có tiềm năng lớn ở tỉnh như: năng lượng gió, mặt trời, thuỷ điện nhỏ, biogas, khuyến khích phát triển các loại hình giao thông vận tải tiết kiệm, sử dụng năng lượng sạch thân thiện với môi trường.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, tăng cường năng lực chuyên môn cho Chi cục Bảo vệ môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện thị, Ban quản lý các khu công nghiệp và các cơ quan ban ngành liên quan. Đồng thời đầu tư mua sắm trang bị cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát chất lượng môi trường và bảo vệ tài nguyên.
- Hoàn thiện hoạt động thẩm định và quản lý sau thẩm định báo cáo ĐTM, cam kết BVMT; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về BVMT trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường mở rộng hợp tác trong và ngoài nước về bảo vệ môi trường.
- Phát triển quỹ bảo vệ môi trường để tăng cường năng lực BVMT trên địa bàn tỉnh.
- Đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia xử lý chất thải công nghiệp và sinh hoạt của tỉnh.
5.3.4.3. Xã hội hóa công tác truyền thông bảo vệ môi trường
Do công tác bảo vệ môi trường mang tính chất xã hội hóa sâu sắc nên cần có cơ chế, chính sách, lôi cuốn đông đảo các lực lượng tham gia vào công tác bảo vệ môi trường. Các nội dung cơ bản nhằm nâng cao tính xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường là:
- Tập trung nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý ở tất cả các cấp bằng cách thông qua báo cáo về hiện trạng môi trường tỉnh, qua phát thanh truyền hình, báo chí với những thông tin thường xuyên về tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường vai trò của phát thanh, truyền hình, báo chí và các phương tiện truyền thông khác, khuyến khích họ tham gia mạnh mẽ, thiết thực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào hoạt động thường xuyên của mình, mở chương mục luật pháp của Đảng và Nhà nước liên quan đến bảo vệ môi trường và phổ biến kiến thức bảo vệ môi trường.
- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục truyền thông về môi trường, sử dụng các phương tiện để truyền bá, giáo dục nội dung về bảo vệ môi trường. Huy động toàn thể quần chúng tham gia cùng cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.
- Thông qua truyền bá kiến thức bảo vệ môi trường để từng bước hình thành chuẩn mực đạo đức, hành vi đẹp về nhận thức và hành động bảo vệ môi trường, cải thiện sinh thái, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên trong cuộc sống hàng ngày.
- Xây dựng cơ sở cho mạng lưới giáo dục và xã hội hóa bảo vệ môi trường gồm tất cả cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường và các lĩnh vực khác, có sự tham gia của các lĩnh vực truyền thông, báo chí, văn hóa nghệ thuật cũng như các tổ chức đoàn thể và các doanh nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020 tỉnh có một mạng lưới hoàn chỉnh về giáo dục và truyền thông môi trường phù hợp với chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội bền vững.
5.3.4.4. Tăng cường nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
Trong bảo vệ môi trường các nghiên cứu khoa học và công nghệ đóng góp một vai trò hết sức quan trọng, tạo nền tảng cho các định hướng phát triển kinh tế xã hội vững mạnh và góp phần đắc lực trong thực thi các giải pháp đảm bảo an toàn cho môi trường. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, vai trò của khoa học công nghệ trong bảo vệ môi trường tại vùng nghiên cứu cần ưu tiên các vấn đề sau:
Việc nghiên cứu khoa học công nghệ bảo vệ môi trường phải được triển khai như là một cơ sở cho việc hình thành các chính sách, chiến lược và pháp luật về bảo vệ môi trường ở các lĩnh vực khác nhau phải được triển khai đồng thời cho đến cấp tỉnh, huyện, thị xã.
Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong môi trường, công nghệ sạch thân thiện với môi trường, phát triển công nghệ xử lý và tái chế, tái sử dụng chất thải; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo vệ môi trường; xây dựng và nhân rộng các mô hình về sản xuất sạch hơn; hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường, tạo thị trường, thúc đẩy doanh nghiệp dịch vụ môi trường, phát triển kinh tế môi trường.
Các hoạt động nghiên cứu cũng như việc hợp tác và trợ giúp quốc tế phải được lập kế hoạch một cách đúng đắn và phải tập trung vào giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách về bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và kiểm soát ô nhiễm chú trọng đặc biệt các lĩnh vực liên ngành liên quan đến phát triển lâu bền.
Đẩy mạnh và khuyến khích công tác đầu tư nghiên cứu sâu về lĩnh vực tận dụng và tái sinh chất thải, nghiên cứu cải tiến quy trình công nghệ sản xuất (nhất là đối với các cơ sở cũ, công nghệ lạc hậu) từng bước thay đổi công nghệ hiện đại, theo hướng giảm tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu, giảm lượng chất thải và rủi ro.
Nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học phục vụ công tác hoạch định chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững.
Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, quan trắc, dự báo, cảnh báo về tài nguyên và môi trường.
5.3.4.5. Tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế
Tham gia tích cực vào các hoạt động quốc tế và khu vực về bảo vệ môi trường: thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, các cam kết quốc tế, chương trình, dự án song phương và đa phương về bảo vệ môi trường phù hợp với lợi ích quốc gia.
- Tăng cường hợp tác chặt chẽ với các nước láng giềng và các nước trong khu vực để giải quyết các vấn đề môi trường liên quan Quốc gia.
- Nâng cao vị thế của nước ta trên các diễn đàn khu vực và toàn cầu về môi trường.
- Tranh thủ tối đa nguồn hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật từ các nước, các tổ chức quốc tế và cá nhân trong công tác môi trường.
* Hợp tác trong nước:
Đẩy mạnh công tác phát triển với các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ và các tỉnh khác nhằm tận dụng kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật cho phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, đồng thời thu hút nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư. Tích cực tham gia các cuộc hội thảo diễn đàn về phát triển bền vững, tham quan học tập kinh nghiệm từ các tỉnh có nền khoa học phát triển cũng như tiếp thu thêm kiến thức cho quá trình phát triển bền vững tại tỉnh.
* Hợp tác nước ngoài:
- Cần thống nhất quan điểm quy hoạch dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của quy hoạch tổng thể của tỉnh; thu hút đầu tư nước ngoài được đặt trong quy hoạch tổng thể phát triển từng lĩnh vực, ngành nghề sản phẩm và địa bàn. Từng cơ quan ban ngành cần có quy hoạch vùng dự án cụ thể, chuẩn bị xây dựng dự án với các thông tin chính xác đáng tin cậy ...
- Sở Kế hoạch Đầu tư sẽ là cơ quan đầu mối, phối hợp với các Sở, Ban ngành, huyện thị lập danh mục dự án kêu gọi đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, cấp Quốc gia, địa phương và danh mục dự án vận động vốn hỗ trợ từ ODA.
- Tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức đại diện doanh nghiệp; triển khai xây dựng mạng lưới thông tin trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư và xúc tiến thương mại nhằm tăng cường thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư chủ động đối với từng dự án, từng tập đoàn, công ty nước ngoài có tiềm năng về tài chính, công nghệ kỹ thuật cao, bên cạnh đó cần phải:
+ Xây dựng và tham gia các chương trình hợp tác bảo vệ môi trường trong vùng.
+ Kế thừa các kết quả nghiên cứu khoa học cơ bản, phối hợp với viện nghiên cứu, trường đại học và sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Tổ chức các diễn đàn, hội thảo trao đổi thông tin và thảo luận về các chủ đề có liên quan, trong đó chú tâm đến cơ chế hợp tác và sử dụng hợp lý các nguồn tài trợ.
+ Vận dụng hợp lý các thỏa thuận, cam kết quốc tế với các địa phương khác nhằm thu hút các khoản tài trợ và sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật hoặc tinh thần.
+ Xây dựng các dự án nghiên cứu khoa học có sự đầu tư của tổ chức trong nước và quốc tế như UNDP, WB, WHO ... Đặc biệt ưu tiên các vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học ... Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để học hỏi, tận dụng các kinh nghiệm, sự trợ giúp của bạn bè quốc tế trong sự nghiệp bảo vệ môi trường.
+ Quy hoạch lực lượng cán bộ khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường, đảm bảo về số lượng và chất lượng đáp ứng cho nhu cầu thực tiễn của các chương trình, dự án, đề án hợp tác, tạo cầu nối thích hợp và thuận lợi trong hợp tác khu vực và quốc tế.
+ Mở rộng quan hệ hợp tác phát triển khoa học, công nghệ trong và ngoài nước; tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế và Trung ương trong các lĩnh vực đào tạo, quản lý, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, đổi mới công nghệ.
+ Chủ động mở rộng và phát triển các quan hệ trao đổi, hợp tác quốc tế và trong nước về KH&CN hướng vào giải quyết các mục tiêu ưu tiên của địa phương.
+ Thu hút và sử dụng tốt các dự án đầu tư nước ngoài trên các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và đổi mới công nghệ.
+ Tạo điều kiện cho cán bộ KHCN của tỉnh tiếp cận được các tiến bộ KHCN của các nước trong khu vực và thế giới, làm chủ được công nghệ nhập ngoại, tạo nguồn lực KHCN cho tỉnh.
+ Tiếp tục mở rộng hợp tác phát triển khoa học, công nghệ với các cơ quan Trung ương, các tỉnh và thành phố bạn, nhất là các tổ chức KH&CN đầu ngành, các trường đại học Quốc gia.
+ Xây dựng cơ chế ưu tiên và thường xuyên tăng cường hợp tác, liên kết, hỗ trợ toàn diện về KH&CN với các địa phương lân cận và các nước trong vùng.
+ Xây dựng các cơ chế thích hợp, tạo điều kiện để cán bộ KH&CN được tham dự các khóa đào tạo, tập huấn, tham quan khảo sát chuyên đề ở nước ngoài, học hỏi các kinh nghiệm phục vụ ứng dụng trong thực tế quản lý, nghiên cứu, đưa ra các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường.
4.4 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG VÀ CÁC HỒ CHỨA
4.4.1. Mục tiêu
Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, kiểm soát chặt chẽ việc xả chất thải công nghiệp, sinh hoạt ra các lưu vực sông, hạn chế tối đa việc sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm nguồn nước. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ việc nuôi trồng thủy sản tại các hồ.
Bảo vệ và duy trì chất lượng nước tại các hồ, sông suối nhằm đảm bảo việc cung cấp nước cho mục đích sinh hoạt.
Bảo vệ duy trì tốt diện tích rừng đầu nguồn tại các lưu vực sông và các hồ thủy lợi, thủy điện.
Xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống quan trắc và cơ sở dữ liệu tại các hồ chứa và lưu vực sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Bé, sông Măng, và các chi lưu.
Tăng cường nguồn nước, cân bằng nước trên các thủy vực.
4.4.2. Giải pháp thực hiện
4.4.2.1. Chương trình phối hợp thực hiện bảo vệ lưu vực sông Đồng Nai.
Tỉnh Bình Phước phải triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai theo quyết định 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng nước của dòng sông, thực hiện cân bằng nguồn nước nhằm phục vụ an toàn cho việc cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu nông nghiệp, các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững khác và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên đặc trưng trên lưu vực sông.
Tỉnh Bình Phước có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai cụ thể:
- Phối hợp liên vùng, liên ngành chặt chẽ để chỉ đạo thực hiện thống nhất và có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung của đề án sông Đồng Nai.
- Tỉnh chú trọng phát huy nội lực, huy động ở mức cao nhất các nguồn lực trong tỉnh, phối hợp tham gia đề án sông Đồng Nai.
- Tỉnh chỉ đạo các Sở, Ban ngành chính quyền các cấp trực thuộc triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của đề án sông Đồng Nai trên địa bàn tỉnh và liên tỉnh.
- Tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trên lưu vực thuộc tỉnh quản lý.
- Phối hợp chặt chẽ với 11 tỉnh thành trong lưu vực triển khai thực hiện quyết định số 187/2007/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2007 về việc phê duyệt "Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đến năm 2020" . đề án bao gồm 5 nhóm dự án và 16 dự án mang tính liên vùng cụ thể:
+ Nhóm dự án I: Nghiên cứu xây dựng mạng lưới quan trắc và cơ sở dữ liệu môi trường nước lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.
+ Nhóm II: Đánh giá hiện trạng, dự báo và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.
+ Nhóm III: Bảo vệ phát triển bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.
+ Nhóm IV: Quy hoạch môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.
+ Nhóm V: Giáo dục nâng cao nhận thức môi trường.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm và sự tham gia của cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh vào việc bảo vệ môi trườnglưu vực hệ thống sông Đồng Nai.
4.4.2.2. Duy trì, khống chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường tại các lưu vực sông và các hồ chứa.
- Điều tra phân tích đánh giá đầy đủ hiện trạng các nguồn gây ô nhiễm môi trường để có đủ cơ sở tiến hành các biện pháp ngăn chặn xử lý khắc phục và kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các hồ và lưu vực sông.
- Thực hiện kiểm soát các nguồn chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp đưa vào nguồn nước sông hồ.
- Thiết lập mạng lưới quan trắc, và tiến hành quan trắc định kỳ hàng năm các sông hồ chính trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Tích cực kiểm tra, vận động giáo dục, tiến tới ngăn cấm việc xả chất thải rắn, nước thải sinh hoạt, công nghiệp chưa xử lý đạt tiêu chuẩn ra các sông hồ.
4.4.2.3. Gìn giữ bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học trên các lưu vực sông và các hồ chứa.
- Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống công trình thủy lợi, thủy điện trên các lưu vực sông nhằm duy trì ổn định trạng thái cân bằng nước, đặc biệt là trong các tháng mùa khô.
- Bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan môi trường và cảnh quan thiên nhiên trên các lưu vực.
- Đẩy mạnh trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, đặc biệt là các vùng rừng núi có phát tích dòng nước kết hợp với các biện pháp giữ nước, cân bằng nước.
4.4.2. 4. Quy hoạch phân đoạn quản lý nguồn nước
Trên cơ sở xem xét đánh giá hiện trạng môi trường nước tại các hồ, lưu vực sông như đã đề cập đến phần đánh giá hiện trạng. Nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu là nguồn nước từ các hồ, sông suối. Mặt khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước đều là thượng nguồn vì vậy có ảnh hưởng trực tiếp đến các nguồn cấp nước về phía hạ lưu, đặc biệt là lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai. Trên cơ sở đó luận văn đề xuất phân đoạn quản lý nguồn nước theo tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT như sau:
- Nguồn Loại A:
Các vùng sau đây cần được quản lý nghiêm ngặt và bảo vệ tốt để đảm bảo vệ tốt để đảm bảo nguồn nước đạt chất lượng loại A:
+ Tất cả các hồ, đập, đặc biệt phải quản lý chặt chẽ các hồ phục vụ cấp nước sinh hoạt như: nước hồ Suối Cam, hồ Sa Cát, hồ Bù Môn, hồ Suối Giai, hồ Rừng Cấm, hồ Thác Mơ và một số hồ đập khác.
+ Toàn bộ sông Bé và các chi lưu.
+ Lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai.
+ Các nhánh sông suối chính trên địa bàn tỉnh.
Nhiệm vụ này đặt ra tương đối nặng nề vì hiện nay chất lượng nước trên các khu vực này, một số nơi chưa hoàn toàn đạt tiêu chuẩn nguồn loại A. Tuy nhiên do yêu cầu đặc biệt là phải đảm bảo nguồn cấp nước sinh hoạt cho tỉnh Bình Phước nói riêng và các tỉnh thành trong vùng Đông Nam Bộ. Do vậy, cần phải tăng cường và đẩy mạnh công tác quản lý nguồn nước, kiểm soát nguồn gây ô nhiễm và xử lý chất thải tốt hơn.
- Nguồn Loại B:
Các kênh rạch trong khu vực nội thị thị xã Đồng Xoài, các thị trấn huyện lỵ như: suối Đồng Tiền, suối chợ An Lộc, suối chợ Lộc Ninh, suối Cầu 2, suối Dung và một số suối khác.
- Nguồn loại C: Toàn bộ các thủy vực trên địa bàn tỉnh Bình Phước, phấn đấu không để nguồn nước có loại C.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai là một trong những lưu vực sông lớn của Việt Nam, nguồn nước của nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng, có tính sống còn trong phục vụ đời sống của nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội cho một trong những vùng kinh tế trọng điểm hàng đầu Việt Nam. Hệ thống sông Đồng Nai có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và cả trong tương lai của 12 tỉnh, thành phố trên lưu vực sông. Tuy nhiên, đi liền với tốc độ tăng trưởng về kinh tế, tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường ở nhiều nơi trong lưu vực hệ thống sông Đồng Nai ngày càng gia tăng và có nơi lên đến mức báo động. Điều đó cho thấy, ngay bây giờ, công tác bảo vệ môi trường lưu vực sông nói chung và lưu vực hệ thống sông Đồng Nai nói riêng phải được các Bộ, ngành, đặc biệt là các địa phương trong lưu vực đặt thành nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách.
Cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, nhiều vấn đề về môi trường trên địa bàn tỉnh đã nảy sinh. Các sông suối, ao hồ trên địa bàn tỉnh Bình Phước là nơi tiếp nhận các nguồn thải của các hoạt động sản xuất công nghiệp đang ngày càng bị ô nhiễm. Vấn đề quản lý lưu vực sông nói chung và lưu vực hệ thống sông Đồng Nai nói riêng với yêu cầu rất cao về lưu trữ, quản lý dữ liệu. Kết quả nghiên cứu của Luận văn đã đạt được một số nội dung sau:
Khái quát một số vấn đề môi trường đặc trưng của tỉnh Bình Phước. Đặc biệt là diễn biến chất lượng môi trường nước lưu vực sông Đồng Nai trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Qua nghiên cứu tìm hiểu số liệu quan trắc những năm gần đây cho thấy: chất lượng môi trường tại Bình Phước có xu hướng giảm đi. Kết quả này là hệ quả trực tiếp của các hoạt động sản xuất từ gần cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
- Thống kê được các nguồn thải công nghiệp phát sinh nước thải trên lưu vực sông Đồng Nai thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý các nguồn thải công nghiệp, các giải pháp về quản lý lưu vực sông. Các giải pháp này thiết thực, rất cần thiết giúp các nhà quản lý đề ra kế hoạch bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước, góp phần ngăn ngừa ô nhiễm và phòng chống các sự cố môi trường.
2. KIẾN NGHỊ
Do thời gian có giới hạn và nhiều lý do khách quan khác nên đề tài luận văn chưa đánh hết được các nguồn thải thải ra lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, trong thời gian tới sẽ có những nghiên cứu tiếp theo để sản phẩm của luận văn được tốt hơn. Tác giả xin đề xuất một số kiến nghị như sau:
- Sớm thành lập và đưa vào hoạt động Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai để chỉ đạo, điều phối liên ngành, liên vùng nhằm thực hiện thống nhất các nội dung của Đề án sông Đồng Nai.
- Tiếp tục triển khai xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc lưu vực hệ thống sông Đồng Nai theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 04 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng".
- Tăng cường công tác quan trắc chất lượng môi trường nước mặt trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai – sông Bé để từ đó có những biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước.
- Xây dựng mô hình quản lý môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi tỉnh, thành phố.
- Các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao hoạt động trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai phải thực hiện các công trình xử lý chất thải trước khi xả thải vào môi trường hoặc xử lý ô nhiễm do cơ sở mình gây ra theo đúng quy định của pháp luật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban quản lý các khu công nghiệp, 2007, Báo cáo tình hình triển khai quy hoạch các KCN theo nghị định số 29/2008/NĐ-CP - năm 2007
Báo cáo thống kê dữ liệu môi trường đô thị và công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước các năm 2008, 2009 – Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Phước năm 2008, 2009.
Cục thống kê tỉnh Bình Phước, Niêm giám thống kê 2008, năm 2008
Điều tra, thống kê chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn công nghiệp nguy hại trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2008 – Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Phước.
Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bình Phước đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 – Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Phước.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước đến năm 2020, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Sở Tài nguyên & Môi trường, Chuyên đề quan trắc nước mặt, năm 2007, 2008, 2009.
Sở Tài nguyên & Môi trường, Chuyên đề quan trắc nước ngầm, năm 2009.
Sở Tài nguyên & Môi trường, 2005, Chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Bình Phước giai đoạn 2005 – 2010, định hướng đến năm 2020.
Sở Tài nguyên & Môi trường, Kết quả phân tích mẫu không khí đợt 1, 2 năm 2009.
Sở Công thương, Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bình Phước giai đoạn 2006 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước, 2009, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước.
Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Phước, 2009, Báo cáo tổng hợp Xây dựng quy định phân vùng xả nước thải vào nguồn tiếp nhận trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Phùng Chí Sỹ, Ngô Nguyên Hồng, 2008, Điều tra, đánh giá và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Luận văn Thạc sỹ Quản lý môi trường, 107 trang.
Một số trang web liên quan:
www.monre.gov.vn
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
Một số hình ảnh các sông suối trên địa bàn tỉnh Bình phước
Hiện trạng môi trường nước tại suối Hiện trạng môi trường nước
Đồng Tiền, TX. Đồng Xoài. tại suối Cầu Đôi, huyện Chơn Thành
Hồ suối Cam Hồ Cần Đơn
Hiện trạng môi trường tại tỉnh Bình Phước
Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn
Phụ lục 2: Một số sông suối và đặc tính thủy văn
Bảng 1: Đặc tính thủy văn các sông suối lớn tiếp nhận nước thải.
Stt
Trạm
Mùa kiệt
Giữa mùa kiệt
và mùa lũ
Mùa lũ
Diện tích mặt cắt (m2)
Lưu tốc mặt cắt (m/s)
Lưu lượng (m3/s)
Diện tích mặt cắt (m2)
Lưu tốc mặt cắt (m/s)
Lưu lượng (m3/s)
Diện tích mặt cắt (m2)
Lưu tốc mặt cắt (m/s)
Lưu lượng (m3/s)
1
Cầu số 2
8,43
0,929
7,83
10,47
0,921
9,64
59,83
0,717
42,9
2
Suối Rạch Rạt
6,61
0,862
5,69
7,83
0,846
6,62
31,25
1,495
46,7
3
Mã Đà
2,80
1,089
3,05
5,80
1,092
6,33
102,55
1,088
111,6
4
Suối Dinh
0,57
0,404
0,23
0,93
0,404
0,37
12,01
0,785
9,43
5
Cầu 38
510,0
0,036
18,50
543,10
0,000
0,00
1241,5
0,000
0,00
6
Phước Cát
118,7
0,513
60,94
167,01
0,572
95,52
690,80
1,488
1027,9
7
Dak-Wor1
0,60
0,960
0,58
1,00
0,987
0,99
4,11
1,807
7,42
8
Dak-Wor2
3,46
0,257
0,89
4,38
0,346
1,52
9,73
1,581
15,37
9
Dak Lap
256,7
0,000
0,00
256,70
0,000
0,00
553,90
0,161
89,17
10
Cầu Mới
360,45
0,000
0,00
410,55
0,000
0,00
687,90
0,000
0,00
11
Phú Nghĩa
2,25
0,259
0,58
4,50
0,379
1,70
42,14
0,945
39,81
12
Dak Lung
16,08
0,000
0,00
27,70
0,000
0,00
76,58
0,000
0,00
13
Sông
Bé 2
264,8
0,663
175,62
291,45
0,730
212,7
396,90
1,928
765,33
14
Chiêu Riêu
5,45
0,058
0,32
7,87
0,158
1,24
15,56
0,060
0,93
15
Tà Vạt
4,87
0,239
1,16
9,44
0,203
1,91
46,41
1,173
54,46
16
Cần Lê
5,64
0,327
1,84
9,63
0,291
2,80
22,70
1,106
25,09
17
Cầu Sài Gòn
120,0
0,000
0,00
125,78
0,223
28,01
134,90
1,182
159,50
18
Sóc Nam
0,93
0,610
0,56
1,94
0,481
0,93
6,80
1,459
9,92
19
Nha Bích
316,1
2,080
657,52
388,10
1,851
718,21
1142,80
1,495
1708,22
20
Suối Rạt
9,00
0,191
1,72
21,08
0,396
8,35
48,20
0,848
40,87
21
Suối Đam
0,80
0,145
0,12
7,19
0,580
4,17
20,25
1,063
21,53
22
Trà Thanh
142,5
0,285
40,63
191,88
0,467
89,64
351,60
1,156
406,44
23
Bà Lin
0,60
1,064
0,64
4,50
0,741
3,33
24,30
0,599
14,56
24
Cần Bờ Lin
1,81
0,281
0,51
6,83
0,438
2,99
27,70
0,989
27,40
25
Suối Chợ (Cầu Cần Lê)
0,51
0,418
0,21
1,30
0,599
0,78
11,29
1,091
12,32
26
Suối Chợ
0,41
0,427
0,17
1,79
0,668
1,19
7,33
1,201
8,80
27
Suối Nước Mũ
0,06
0,000
0,00
0,08
0,000
0,00
28
Suối Lòng Hồ
0,78
0,000
0,00
1,25
0,026
0,03
29
Suối Cầu Trắng
0,08
0,454
0,03
0,60
0,531
0,32
7,50
1,103
8,27
30
Suối Ba Nông
0,41
0,104
0,04
0,96
0,275
0,26
13,25
0,796
10,55
31
Hưng Chiến
0,17
0,114
0,02
1,40
0,282
0,39
4,48
0,792
3,54
32
Suối Ô. Tám Nhu
0,13
0,390
0,05
0,64
0,536
0,34
4,99
0,864
4,31
33
Suối Cống Ba Miệng
0,56
0,457
0,26
4,10
0,734
3,01
7,43
1,166
8,66
34
Cầu Suối Đôi
1,21
0,144
0,17
3,17
0,247
0,78
35
Cầu Bến Đình
2,55
0,320
0,82
4,60
0,626
2,88
10,85
0,617
6,70
36
Cầu Bà Và
0,86
1,773
1,53
3,00
1,018
3,05
8,96
0,807
7,23
38
Suối Dung
0,24
0,380
0,09
0,84
0,537
0,45
3,75
0,693
2,60
39
Suối Đông-Minh Thắng
1,20
0,238
0,29
4,05
0,303
1,23
11,40
0,708
8,08
40
Cầu Lò gạch-Nha Bích
0,30
0,140
0,04
1,25
0,239
0,30
41
Cầu xa Cát
2,20
0,378
0,83
6,15
0,559
3,44
55,50
0,439
24,35
42
Suối Ngang
1,20
0,000
0,00
2,93
0,000
0,00
6,35
0,000
0,00
43
Suối Bàu Bàng
0,19
0,152
0,03
0,55
0,224
0,12
44
Cầu Tham Rớt
0,43
0,301
0,13
1,31
0,402
0,52
3,11
0,554
1,72
Bảng 2: Đặc tính thủy văn các sông suối lớn, nhỏ tỉnh Bình Phước.
Hệ sông
Chi lưu sông
Lưu lượng nước kiệt nhất (m3/s)
1. Sông Bé
1.027,98 (>200; 1000)
1.1
Suối Ngang
<50
1.2
Suối Sa Cát
9,54 (<50)
1.2.1
Suối Ngang
<50
1.2.2
Suối Đầm Giô
<50
1.2.3
Suối Đùng
<50
1.2.3.1
Suối Đông
<50
1.2.3.2
Suối Dung
1,05 (<50)
1.2.4
Suối Đồng Lai
<50
1.2.4.1
Suối Con
<50
1.2.5
Suối Xa Nách
<50
1.2.6
Suối Xa Cát
<50
1.2.6.1
Suối Tàu Ô
<50
1.2.6.2
Suối Ốc
<50
1.2.6.2.1
Suối Don
<50
1.2.6.3
Suối Chà Là
<50
1.3
Suối Sông Rinh
3,34 (<50)
1.3.1
Suối Chè
<50
1.3.2
Suối Ta Mem
<50
1.4
Suối Nước trong
<50
1.4.1
Suối Ta Man
<50
1.4.2
Suối Den Den
<50
1.5
Suối Can
<50
1.5.1
Suối Cam
8,60 (<50)
1.5.1.1
Suối Cấm
<50
1.5.1.2
Suối Cọt
<50
1.5.2
Suối Nun
<50
1.6
Suối Nghriên
<50
1.6.1
Suối Dần
<50
1.7
Suối Num
<50
1.7.1
Suối Ra
<50
1.7.1.1
Suối Nam
<50
1.8
Suối Zu
<50
1.8.1
Suối Lu
<50
1.9
Suối Rạt
16,98 (<50)
1.9.1
Suối Nam
3,80 (<50)
1.9.2
Suối Đá
<50
1.9.3
Suối Đát Ran
<50
1.9.4
Suối Vít
<50
1.9.5
Suối Lam
<50
1.9.6
Suối Dền
<50
1.9.6.1
Suối Con
<50
1.9.7
Suối Rát
<50
1.9.7.1
Suối Bến Tre
<50
1.9.7.2
Suối Đắk Mnun
<50
1.9.7.3
Suối Đắk Rát
<50
1.9.7.3.1
Suối Đắk Rang
<50
1.9.7.3.2
Suối Đắk Predanh
<50
1.9.7.3.3
Suối Đắk Klon
<50
1.9.7.3.4
Suối Đắk Nah
<50
1.9.7.3.5
Suối Đắk Tang
<50
1.9.7.3.5.1
Suối Đắk Pol
<50
1.9.7.3.5.2
Suối Đắk Tung
<50
1.9.7.3.6
Suối Đắk Rátgne
<50
1.10
Suối Heo
<50
1.11
Suối Rang
<50
1.11.1
Suối Reng
<50
1.11.2
Suối Dam
<50
1.11.2.1
Suối Đắk Rít
<50
1.11.2.2
Suối Đắk Drang
<50
1.11.2.3
Suối Đắk Tom
<50
1.11.2.4
Suối Đắk kan
<50
1.11.2.5
Suối Đắk Dam
<50
1.12
Suối Cát
<50
1.12.1
Suối Ao No
<50
1.12.2
Suối Pò Mức
<50
1.12.3
Suối Cày
<50
1.12.4
Suối Chum Ri
<50
1.14
Suối Bu Drai
<50
1.15
Suối Tàu
<50
1.16
Suối Dời
<50
1.16.1
Suối Đắk Sem Rigne
<50
1.16.1.1
Suối Dơi
<50
1.16.1.2
Suối Ram
<50
1.17
Suối Bù Dinh
<50
1.18
Suối Càn Reng
<50
1.18.1
Suối Kàn Reng
<50
1.19
Suối Ru
<50
1.20
Suối Đắk Kát
<50
1.20.1
Suối Tel Lét
<50
1.20.2
Suối Đắk Dum
<50
1.21
Suối Thom
<50
1.22
Suối Brô Sinh
6,17 (<50)
1.22.1
Suối Trào
<50
1.22.2
Suối Thao
<50
1.22.3
Suối Brlinh
10,3 (<50)
1.22.3.1
Suối M’Kel
<50
1.23
Suối Ber Kane
<50
1.23.1
Suối É Nia
<50
1.23.2
Suối K2
<50
1.24
Suối Chùm Diệu
<50
1.25
Suối Giơ Vét
<50
1.26
Suối Đá
<50
1.26.1
Suối Hoa
<50
1.27
Suối Len
<50
1.27.1
Suối Neng
<50
1.27.1.1
Suối Đắk Ria
<50
1.28
Suối Phao
<50
1.29
Suối Kiar
<50
1.30
Suối Đắk Huýt
<50
1.30.1
Suối Đắk U
<50
1.30.2
Suối Đắk Do
<50
1.31
Suối Dak
<50
1.32
Suối Đắk Trêl
<50
1.33
Suối Dung
<50
1.33.1
Suối Đắk Tou
<50
1.33.1.1
Suối Đá Nhỏ
<50
1.34
Suối Đắk Mốc
<50
1.34.1
Suối Đắk Liên
<50
1.35
Suối Đắk Glun
<50
1.35.1
Suối Đắk Ơ
<50
1.35.1.1
Suối Đắk Kông
<50
1.35.2
Suối Đắk Liên
<50
1.35.2.1
Suối Đắk Nung
<50
1.35.3
Suối Đắk Me
<50
1.35.3.1
Suối Đắk R’Me Nhỏ
<50
1.35.4
Suối Đắk La
<50
1.36
Suối Đắk Nhao
<50
1.36.1
Suối Đắk Mơ
<50
1.36.2
Suối Lang Gù
<50
1.37
Suối Đắk R’Lấp
<50
1.37.1
Suối Đát Lá
<50
1.37.2
Suối Đắk Hơum
<50
1.37.3
Suối Đắk R’Meu
<50
1.37.4
Suối Đa Rde
<50
1.37.5
Suối Đa Moisch
<50
1.38
Suối Đắk Qourre (cầu 38)
6,14 (<50)
1.38.1
Suối D.Dou
<50
1.38.2
Suối Đắk Oa
<50
1.38.2.1
Suối Đắk Thiam
<50
1.38.2.1.1
Suối Da Quin
<50
1.38.2.1.2
Suối Đắk Nao
<50
1.38.2.2
Suối Đắk R’Tmoi
<50
1.38.2.2.1
Suối Đắk ToVan
<50
1.38.2.2.1.1
Suối Nước
<50
1.38.2.2.1.2
Suối Ông Ba
<50
1.39
Suối Đắk Pa Ton
<50
1.39.1
Suối Đá
<50
1.39.1.1
Suối Đá Ong
<50
1.39.1.2
Suối Dạ Dôn
<50
1.39.2
Suối Măng Tông
<50
1.39.2.1
Suối Tre Sai
<50
1.40
Suối Đắt Rang
<50
1.40.1
Suối Đắk răng
<50
1.40.1.1
Suối Đa Rẹt
<50
1.40.1.1.1
Suối Pa Răng
<50
2. Sông Mã Đà
40,33 (<50)
2.0.1
Suối Đôi
<50
2.0.1.1
Suối Say
<50
2.0.2
Suối Mã Đà
<50
2.0.2.1
Suối Cau
<50
2.0.2.2
Suối Nhung
<50
2.0.2.3
Suối Rừa
<50
2.0.2.4
Suối Son
<50
2.0.2.5
Suối Bà Năng
<50
2.0.2.5.1
Suối Ban
<50
2.0.2.5.2
Suối Pe Nang
<50
2.0.2.5.3
Suối Báng
<50
3. S. Đồng Nai
394,78 (>200)
3.1
Suối Da Bông Kua
<50
3.2
Suối Da Ko
<50
3.2.0.1
Suối Da Sét
<50
3.3
Suối Đắk Pin
<50
3.4
Suối R’Lou
<50
3.5
Suối Đa Dang
<50
3.5.1
Suối Da M’Lo
<50
3.6
Suối Đắk R’Keh
<50
3.6.1
Suối Đắk Anh Kống
<50
3.6.1.1
Suối Đắk Kar
<50
3.6.1.1.1
Suối Đắk Ru
<50
4. Sông Sài Gòn
62,5 (50<Q<200)
4.1
Suối Tà Mông
<50
4.1.0.1
Suối Lấp
<50
4.1.0.2
Suối Đìa
<50
4.1.0.3
Suối Cây Da
<50
4.1.0.3.1
Suối Bang Xóm
<50
4.1.0.3.2
Suối Lạnh
<50
4.2
Sông Xa Cát
<50
4.2.0.1
Suối Láp
<50
4.3
Suối Xa Cam
<50
4.3.0.1
Suối Chà Lon
<50
4.4
Suối Ma
<50
4.4.0.0.1
Suối Chà Là
<50
4.5
Suối Nron
<50
4.5.0.1
Suối Trau
<50
4.5.0.1.1
Suối Ru
<50
4.6
Suối Prêk Ba Vèng
<50
4.7
Rạch Trou
<50
4.7.1
Suối Khley
<50
4.7.2
Rạch Trụ
<50
4.7.2.1
Suối Cầu Lê
4,43 (<50)
4.7.2.1.1
Suối Cham Keng
<50
4.7.2.1.1.1
Suối Một
<50
4.7.2.1.1.2
Suối M’Lou
<50
4.7.2.1.1.2.1
Suối Cham Ri
<50
4.7.2.1.1.3
Suối Ngom
<50
4.7.2.1.2
Suối Prekch Pu
<50
4.7.2.1.3
Suối Bay Ap
<50
4.7.2.1.4
Suối Piet
<50
4.7.2.1.4.1
Suối Ha Ra số 1
<50
4.7.2.1.5
Suối Lai
<50
4.7.2.1.6
Suối Ton L’Trau
<50
4.7.2.1.6.1
Suối Bông Cấm
<50
4.7.2.1.6.2
Suối Rừng Cấm
<50
4.7.2.1.6.2.1
Suối Lam Buôr
<50
4.7.2.1.6.2.2
Suối Chang Roat
<50
4.7.2.1.6.2.3
Suối Chang Roai
<50
4.7.2.1.6.3
Suối Mon Hông
<50
4.7.2.1.6.3.1
Suối Nơ Nông
<50
4.7.2.1.6.3.1.1
Suối Heo
<50
4.7.2.1.6.3.1.2
Suối Phứ Miêng
<50
4.8
Rạch Tràm
<50
4.8.1
Suối Prêk Kréa
<50
4.8.2
Suối Tônlé Châm
<50
4.8.2.1
Suối Prêk Tenoum
<50
4.8.2.2
Suối Prêk Tapek
<50
4.8.2.2.1
Suối Prêk Romduol
<50
4.8.3
Suối Prêk Loveuy
<50
4.8.3.1
Suối Chi Ram
<50
4.8.3.1.1
Suối Cần Lê
9,91 (<50)
4.8.4
Suối Tram Kal
<50
4.9
Suối Lovêa
<50
4.9.1
Suối Lo Vêd
<50
4.10
Suối Tea
<50
4.11
Suối Mlu
<50
4.12
Suối Tôn Lê Chàm
<50
4.12.1
Suối Rin Chít
<50
5. S. Chiu Riu
0,83 (<50)
5.1
Suối Lầy
<50
5.1.1
Suối Đá
<50
5.2
Suối Bông
<50
6. S.Măng (Đắk Jermam)
10,58 (<50)
6.1
Suối Bàu Sen
<50
6.1.1
Suối Bresson
<50
6.1.2
Suối Kal
<50
6.1.3
Suối Yor
<50
7. Khác
7.1
Suối Rạc
19,67 (<50)
7.1.1
Suối Bàu Chư
<50
7.1.1.1
Suối Giai
<50
7.1.2
Suối Rạch Rạt
19,67 (<50)
7.1.2.1
Suối Tà In
<50
7.1.2.2
Suối Triết
<50
7.1.2.3
Khe Đá
<50
7.1.2.3.1
Suối Nhạn
<50
7.1.2.3.2
Suối Long
<50
7.1.2.4
Suối Chai
<50
7.1.2.5
Suối Ra
<50
7.1.2.5.1
Suối rạc
<50
7.1.2.5.1.1
Suối Rạt
<50
7.1.2.5.2
Suối Băng
<50
7.1.2.5.2.1
Suối Rạt
7.1.2.5.2.2
Suốn Bốn
7.1.2.5.3
Suối Cây Điệp
<50
7.1.2.5.4
Suối Đa Tô
<50
7.1.2.5.4.1
Suối Co Ra
<50
7.1.2.5.5
Suối Pè Ba
<50
7.1.2.5.6
Suối Rạt (cầu số 2)
<50
7.1.2.5.6.1
Suối Bùi
<50
7.1.2.5.6.1.1
Suối Nùng
<50
7.1.2.5.6.1.1.1
Suối Đá
<50
7.2
Rạch Bé
<50
7.2.1
Suối Phê
<50
7.2.1.1
Suối Ba
<50
7.2.1.1.1
Suối Pa Pếch
<50
7.3
Suối Bà Và
3,93 (<50)
7.3.1
Suối Ông Thành
<50
7.3.1.1
Suối Xóm Hồ
<50
7.3.1.2
Suối Hồ Đá
<50
7.4
Suối Đôn
<50
7.4.1
Suối Cái
<50
7.4.1.1
Suối Nhỏ
<50
7.4.1.2
Suối Cầu
<50
Bảng 3: Đặc tính thủy văn các hồ trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Stt
Tên công trình
Dung tích chứa nước (106 m3)
1. TX. Đồng Xoài
1
Hồ suối Cam
0,2
2
Hồ Bưng Mây
0,12
3
Hồ suối Cam 2
0,8
4
Hồ Xóm Rinh
1,52
2. Huyện Đồng Phú
1
Hồ suối Lam
4,435
2
Hồ suối Giai
8,50
3
Hồ Đồng Xoài
0,85
4
Hồ Tân Lợi
0,04
5
Hồ Tân Phước
0,01
6
Hồ Đồng Tâm
0,24
7
Hồ Suối Bình
0,5
8
Hồ Tân Hòa (Hồ Bà My)
3,5
3. Huyện Bình Long
1
Đập Cần Lê
38,908 (10 < V <100)
2
Hồ An Khương
0,58
3
Hồ QK9 (Cây Đa)
6,323
4
Hồ Suối Ong
1,945
5
Hồ Bàu Úm
0,17
6
Hồ Sa Cát
0,09
7
Hồ Sóc Xiêm
0,85
8
Hồ Suối Láp
23,150 (10 < V <100)
9
Hồ suối Đá
0,01
10
Hồ suối Heo
0,02
11
Hồ Sóc Trào
0,01
12
Hồ Chà là
0,03
13
Hồ Ba Veng
0,49
14
Hồ Cha Lon
0,01
15
Hồ Đức Thịnh
0,02
16
Hồ Suối Trâu
0,12
17
Đập Sa Cô
0,2
18
Đập Suối Trào
0,5
19
Đập Tôn Lê Trâu 1
0,1
20
Đập Tôn Lê Trâu 1
0,15
4. Huyện Chơn Thành
1
Hồ Phước Hòa
2,45
2
Hồ Suối Muôn
0,15
3
Hồ Cầu 2
0,05
4
Hồ Cầu 3
0,07
5
Đập Tàu Ô
0,77
6
Hồ Suối Cái
0,56
7
Hồ Suối Lai
0,64
5. Huyện Phước Long
1
Hồ Thác Mơ
1.260 (V >100)
2
Srock Phu Miêng
28,57 (10 < V <100)
3
Hồ ĐakTol
0,07
4
Hồ Bình Hà I
0,24
5
Hồ NT2 – Đ7
0,55
6
Hồ NT2 – Đ8
0,03
7
Hồ NT4
2,36
8
Hồ NT6
0,04
9
Hồ NT8
1,30
10
Hồ NT9
3,20
11
Hồ NT10
0,45
12
Bàu Thôn 1, 2
0,25
13
Hồ NT5 (Sơn Hà)
3,29
14
Hồ NT5 – Đ1
2,63
15
Hồ NT5 0 Đ2
2,47
16
Hồ Suối Rạt
5,76
17
Hồ NT3/2
1,37
18
Hồ Suối Cun
1,78
19
Hồ NT3 – Đội 2
2,47
20
Hồ NT7 (Hồ Suối Tân)
2,81
21
Hồ Bình Giai
0,13
22
Hồ Bình Hà II
1,82
23
Hồ Suối Thơm
0,04
24
Hồ Phước Bình
0,28
25
Hồ Thôn 6 (Hồ Suối Rau)
0,06
26
Hồ Phú Châu (Hồ Phú Bình)
0,01
27
Hồ Bù Ka
0,28
28
Hồ Đắk Sun
0,02
29
Hồ Phước Quả
9,07
30
Đập 19 – 5 thượng
0,63
31
Đập 19 – 5 hạ
0,63
32
Hồ Đắk Ơ 4
0,8
33
Hồ Đắk Ơ 1
0,48
34
Hồ Đắk Ơ 2
0,64
35
Hồ Đắk Ơ 3
0,3
36
Hồ Bù Gia Mập 1
0,72
37
Hồ Bù Gia Mập 2
0,48
38
Hồ Bù Gia Mập 3
0,64
39
Hồ Bù Gia Mập 4
0,4
40
Hồ Đắk Do
0,1
6. Huyện Bù Đăng
1
Hồ Bra Măng
0,1
2
Hồ Bù Môn (Hồ Bù Nâu)
0,15
3
Hồ Sơn Hiệp
0,02
4
Hồ Ông Thoại
0,28
5
Hồ Thọ Sơn
0,21
6
Đặp Đắc Lam
4,8
7
Đập ĐăkTrio
0,05
8
Hồ Đăng Hà
0,02
9
Hồ Văn Phòng
0,03
10
Hồ Đắk Rim
0,02
11
Hồ Cống Đôi
0,46
12
Hồ Bàu Đia
0,06
13
Hồ Đaou 1
0,01
14
Hồ Đaou 2
0,04
15
Hồ Suối Đá
0,08
16
Hồ ĐaRanNa
0,01
17
Hồ Suối Cạn
1,26
18
Hồ Bu Long
0,13
19
Hồ ĐarMa (Hồ Bù Rạch)
0,25
20
Hồ ĐarLar
0,1
21
Hồ Sơn Lợi
0,03
22
Hồ Cầu Dài
0,2
7. Huyện Lộc Ninh
1
Hồ TakTe
0,33
2
Đập Tô Lê Chàm
49,4 (10 < V <100)
3
Đập Cần Lê
54,89 (10 < V <100)
4
Đập Lộc Khánh
85,08 (10 < V <100)
5
Hồ Bù Nâu
0,23
6
Hồ Rừng Cấm
0,91
7
Hồ Lộc Quang
0,33
8
Hồ Tà Thiết
0,98
9
Đập Kliêu
9,88
10
Đập Cham Ri
8,23
11
Hồ Kliêu
0,03
12
Hồ Mlou
0,21
13
Hồ Mroa
0,06
14
Hồ Lovea
0,03
15
Hồ Lộc Thạnh
0,05
16
Hồ K54
0,02
17
Hồ suối Tôm Bua
0,04
18
Hồ Sóc Trào
0,78
19
Hồ Chàm Rạp
0,02
20
Hồ Bu Kal
0,02
21
Hồ Suối Nuy
0,03
22
Hồ Suối kal
0,8
23
Hồ Bresoil
0,29
24
Hồ Suối Yor
0,28
25
Hồ Suối Phèn
0,02
26
Đập Kliêu
0,27
27
Đập Cham Ri
0,03
28
Đập Lộc Bình
0,08
29
Đập Mroa
0,03
30
Đập Sóc Trào
0,04
31
Đập Lộc Hưng
0,16
32
Đập Lộc Thành
0,24
8. Huyện Bù Đốp
1
Hồ Cần Đơn
80 (10 < V <100)
2
Hồ Bù Tam
0,02
3
Hồ M26
0,02
4
Hồ CK Hoàng Diệu
0,64
Bảng 4: Phân vùng xả thải nước thải theo lưu lượng sông suối.
Stt
Sông suối
Lưu lượng, m3/s
Hệ số Kq theo QCVN 24:2009/BTNMT
và QCVN 01:2008/BNTMT
I- Nhóm Kq = 1,1:
1
Sông Bé
1.027,98 (Q > 200)
1,1
2
Sông Đồng Nai
394,78 (Q > 200)
1,1
II- Nhóm Kq = 1,0:
3
Sông Sài Gòn
62,5 (50<Q < 200)
1,0
III- Nhóm Kq = 0,9:
4
Sông Mã Đà
40,33 (Q <50)
0,9
5
Sông Chiu Riu
0,83 (Q <50)
0,9
6
Sông Măng (Đắk Jerman)
10,58 (Q <50)
0,9
7
Hệ sông khác
3,93 ÷ 19,67 (Q <50)
0,9
8
Các chi lưu sông (267 CL)
1,05 ÷ 16,98 (Q < 50)
0,9
Bảng 5: Phân vùng xả thải nước thải theo lưu lượng sông suối.
Stt
Sông suối
Lưu lượng, m3/s
Hệ số Kq theo QCVN 11, 12
và 13 : 2008/BTNMT
I- Nhóm Kq = 1,2:
1
Sông Bé
1.027,98 (Q > 1000)
1,2
II- Nhóm Kq = 1,1:
2
Sông Đồng Nai
394,78 (200 < Q < 1000)
1,1
III- Nhóm Kq = 1,0:
3
Sông Sài Gòn
62,5 (50<Q<200)
1,0
IV- Nhóm Kq = 0,9:
4
Sông Mã Đà
40,33 (Q <50)
0,9
5
Sông Chiu Riu
0,83 (Q <50)
0,9
6
Sông Măng (Đắk Jerman)
10,58 (Q <50)
0,9
7
Hệ sông khác
3,93 ÷ 19,67 (Q <50)
0,9
8
Các chi lưu sông (267 CL)
1,05 ÷ 16,98 (Q < 50)
0,9
Bảng 6: Phân vùng xả thải nước thải theo lưu lượng hồ, đập chứa.
Stt
Hồ, đập chứa
Dung tích, V.106 m3
Hệ số Kq theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng
I- Nhóm Kq = 1,0:
1
Hồ Thác Mơ
1.260 (V >100)
1,0
II- Nhóm Kq = 0,8:
2
Hồ Cần Đơn
80 (10 < V <100)
0,8
3
Hồ Srock Phu Miêng
28,57 (10 < V <100)
0,8
4
Hồ Suối Láp
23,150 (10 < V <100)
0,8
5
Đập Cần Lê – Bình Long
38,908 (10 < V <100)
0,8
6
Đập Tô Lê Chàm
49,4 (10 < V <100)
0,8
7
Đập Cần Lê – Lộc Ninh
54,89 (10 < V <100)
0,8
8
Đập Lộc Khánh
85,08 (10 < V <100)
0,8
III- Nhóm Kq = 0,6:
9
Các hồ đập khác (126 H/Đ)
0,01 ÷ 9,88 (V < 10)
0,6
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NGUYEN THI HUONG THUY.doc