Điều tra đánh giá hiện trạng môi trường của ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản tại Hải Phòng

Hải Phòng có 13 quận huyện trong đó có 2 huyện đảo và 5 huyện, thị giáp biển. Cấu trúc địa hình với chiều dài 125km bờ biển, 5 cửa sông lớn được phân bố khá đều và hàng trăm đảo lớn nhỏ khác nhau tạo cho thành phồ này lợi thế đặc biệt cho việc phát triển toàn diện nền kinh tế biển. Nổi bật và chiếm ưu thế phải kể đến các huyện đảo Cát Bà và huyện đảo Bạch Long Vĩ nằm ở giữa vịnh Bắc Bộ, nơi có nhiều đảo lớn nhỏ khác tạo thành nhiều vùng vịnh nằm sát với những ngư trường nổi tiếng như Thượng, Hạ Mai, Cát Bà. rất thuận lợi cho việc khai thác, nuôi trồng thuỷ sản, neo đậu tầu thuyền đánh cá, dịch vụ hậu cần và chế biến thủy sản.[4]

doc92 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Điều tra đánh giá hiện trạng môi trường của ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản tại Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yên liệu, lượng nước sử dụng tương đối nhiều và lượng nước thải ra có thành phần đạm, lipit, khoáng chất cao, do vậy khả năng gây ô nhiễm lớn. Quá trình vệ sinh khử trùng nhà xưởng, thiết bị dụng cụ cũng sinh ra lượng nước thải lớn. Nước thải trong quá trình sản xuất gồm: nước rửa nguyên liệu, bán thành phẩm, nước dùng trong vệ sinh dụng cụ, nước thải này bao gồm máu nhớt thịt vụn, bùn đất và các hoá chất tẩy rửa và khử trùng. Nước thải sinh hoạt từ các nguồn: nước thải từ khu nhà ăn tập thể: nước thải từ khu nhà tắm, nhà vệ sinh công cộng ; nước rửa tay của công nhân. Trong các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đông lạnh, lượng nước thải dao động 30 m3/tấn thành phẩm đến 78 m3/ tấn thành phẩm [2] Lượng nước thải trong khi sản xuất một tấn thành phẩm ở các doanh nghiệp không giống nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : Loại nguyên liệu, độ sạch của nguyên liệu, sử dụng nước có tiết kiệm hay không. 3.3.1.2 Nước thải trong chế biến nước mắm Kết quả cho thấy nước thải trong xí nghiệp chế biến nước mắm gồm nước thải trong qúa trình sản xuất và nước thải trong sinh hoạt. Nước thải trong quá trình sản xuất chủ yếu là nước rửa nguyên liệu, thành phần của nước thải này có máu, nhớt của cá và tạp chất. Lượng nước sử dụng để rửa 1 tấn nguyên liệu của xí nghiệp chế biến nước mắm không giống nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ sạch của nguyên liệu, có loại đã được ngư dân trộn cá với muối ngay từ trên biển. Vì vậy nguyên liệu này không cần phải rửa. Nước rửa dụng cụ sản xuất và chai để đựng bán thành phẩm và thành phẩm. Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải từ nhà ăn tập thể và nước thải từ khu nhà tắm, nhà vệ sinh. Để sản xuất một mẻ cá thành nước mắm phải mất từ 6 tháng đến 1 năm, trong thời gian này hầu như không có nước thải vì không cần sử dụng nhiều nước. 3.3.1.3 Nước thải trong chế biến đồ hộp Nước thải trong chế biến đồ hộp gồm nước thải rửa nguyên liệu, rửa bán thành phẩm, nước hấp cá và nước rửa dụng cụ, nước ngưng tụ hơi do rửa và khử trùng vỏ hộp, thanh trùng đồ hộp. Nước thải trong xí nghiệp chế biến đồ hộp còn có nước thải sinh hoạt, nước khu vực nhà ăn, khu tắm, khu vệ sinh, khu rửa tay chân công nhân... 3.3.1.4 Nước thải trong chế biến Agar Nước thải trong chế biến Agar gồm: Nước thải khi rửa rong câu nguyên liệu Nước thải sau khi xử lý kiềm Nước thải khi rửa sạch kiềm (xút) Nước thải sau khi xử lý axit Nước thải sau khi rửa sạch axit Nước thải khi tan giá Nước thải trong chế biến Agar gồm có bã rong vụn, các hoá chất dư trong quá trình chế biến. Nước thải này có chứa các hoá chất nguy hại, nếu thải trực tiếp ra sông, hồ, ruộng sẽ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất Agar đều chưa có hệ thống xử lý nước thải. Việc xử lý nước thải là cần thiết đối với loại hình sản xuất này . 3.3.1.5 Nước thải trong chế biến bột cá Qua điều tra ở Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long cho thấy nước thải sản xuất bột cá gồm: + Nước rửa nguyên liệu + Nước ép tách cá sau khi hấp + Nước rửa thiết bị dụng cụ Nước thải trong chế biến bột cá có chứa thịt vụn, máu, nhớt của cá và các tạp chất. Nước ép cá sau khi hấp sẽ chứa thịt vụn của cá, độ đạm cao, nên có thể làm thức ăn cho gia súc hoặc nước mắm. Lượng nước thải của các doanh nghiệp chế biến của Hải Phòng năm 2002 xem bảng 9 Từ bảng 9 cho thấy lượng nước thải từ các loại hình cơ sở chế biến thủy sản khác nhau như sau:. + Đối với doanh nghiệp chế biến đông lạnh Có 4 doanh nghiệp HTX Nam Triệu sản phẩm chính là sản xuất nước đá cây, sản phẩm chả giò và chả cá đông lạnh không đáng kể nên lượng nước thải ít hơn lượng nước sử dụng, doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh khác Công ty Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hải Phòng chế biến sản phẩm đông lạnh sử dụng nhiều nước nhất trong 4 doanh nghiệp. + Đối với doanh nghịêp chế biến đồ hộp Trong số 8 doanh nghiệp chế biến thủy sản được tiến hành điều tra, Công ty Cổ phần đồ hộp Hạ Long là doanh nghịêp sử dụng nhiều nước nhất và cũng là đơn vị có lượng nước thải nhiều nhất vì doanh nghiệp này không những sản xuất đồ hộp mà còn sản xuất bột cá, agar, gelatin,..Như trên đã nói lượng nước dùng để sản xuất một tấn agar rất lớn nhưng lượng nước dùng để sản xuất bột cá, gelatin lượng nước thải không lớn . Lượng nước thải của chế biến agar lớn gấp 3 lần chế biến đông lạnh, do đó Công Ty TNHH Hải Long sản lượng sản xuất có 60 tấn/ năm nhưng lượng nước thải tận 90.000 m3/ năm. Do lượng nước cần nhiều trong quá trình sản xuất agar. Hai doanh nghiệp Công Ty TNHH Cát Hải và Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Cát Hải lượng nước thải tương đối ít vì nước chỉ sử dụng để rửa nguyên liệu, nước dùng trong sản xuất và nước sinh hoạt nhưng lượng nước này không đáng kể. + Lượng nước tiêu thụ / một tấn sản phẩm . Trong số 4 doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh thì Công ty TNHH Việt Trường có tỷ lệ lượng nước tiêu thụ cho một tấn sản phẩm là lớn nhất, do sự quản lý sản xuất không được chặt chẽ trong khi công nhân đang xử lý để cho vòi nước chảy quá mạnh. Kết quả điều tra hiện trạng phát sinh các chất thải theo [2] thì lượng nước tiêu thụ để sản xuất 1 tấn sản phẩm: - đối với sản xuất đông lạnh dao động từ 30 m3 /tấn thành phẩm đến 78 m3/ tấn thành phẩm . - nước mắm để sản xuất ra 1000 lít nước mắm thì lượng nước thải ra trên dưới 1 m3. - lượng nước thải trong chế biến đồ hộp cũng tương tự như lượng nước thải trong chế biến đông lạnh. - lượng nước thải ra để sản xuất một tấn agar khoảng 3000 m3/ 1 tấn thành phẩm . - trong chế biến bột cá để sản xuất ra 1 tấn thành phẩm bột cá thì thải ra một lượng nước thải là 1,9 m3/ 1tấn thành phẩm. So sánh với tài liệu [2] lượng nước thải tiêu hao cho 1 tấn tahnhf phẩm của các doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh ở Hải phòng cũng nằm trong mức phổ biến của các doanh nghiệp chế biến tương tự khác. Tuy nhiên, ở Hải Phòng có hai cơ sở lớn chế biến agar là Công ty TNHH Hải Long và Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long thì tiêu hao nước cho một tấn sản phẩm agar của Công ty TNHH Hải Long thấp hơn. Trong hai doanh nghiệp chế biến nước mắm Công ty TNHH Quang Hải sử dụng nước tiết kiệm hơn so với Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thuỷ sản Cát Hải. 3.3.2 Chất lượng nước thải của công nghiệp chế biến thủy sản ở Hải Phòng Thành phần nước thải trong xí nghiệp chế biến thuỷ sản trước khi xử lý của các cơ sở chế biến thủy sản ở Hải Phòng như sau (Xem bảng 10): Nước thải trong các xí nghiệp chế biến thuỷ sản có mức độ ô nhiễm rất khác nhau (xem bảng 10) và mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tính chất của nguyên liệu, công nghệ xử lý chế biến. Kết qủa điều tra cho thấy giá trị các chỉ số của nước thải trong các doanh nghiệp chế biến cao hơn rất nhiều so với mức B (quy định cho phép xả vào sông, ngòi) quy định tại TCVN5945 : 1995 (xem phần phụ lục II). Nước thải trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản nêu trên nếu không được xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn về môi trường, đổ thẳng xuống hệ thống thoát nước hở của thành phố sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng nước thải thành phố. Khi tới doanh nghiệp chúng tôi thấy hầu hết nước ở các mương thoát nước xung quanh đều bị ô nhiễm. Từ bảng 10 cho thấy: pH: giá trị pH nước thải của công ty TNHH Hải Long là cao nhất vì trong quá trình xử lý agar có công đoạn xử lý kiềm. Gía trị này của các nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh nhìn chung không vượt quá mức tiêu chuẩn Việt Nam đề ra mức B . Chất rắn lơ lửng : hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải theo tiêu chuẩn quy định là 100mg/lít. Hàm lượng chất rắn trong nước thải của công ty TNHH Việt Trường là cao nhất vượt qui định 4,5 lần. Hiện tại Công ty TNHH Việt Trường đang vừa sản xuất, vừa xây dựng, hoàn thiện, kỹ năng xử lý chế biến của công nhân chưa cao, có lẽ vì lý do này mà chỉ số chất rắn lơ lửng của nước thải từ doanh nghiệp này cao hơn các doanh nghiệp tương tự khác. Hàm lượng chất rắn của nước thải từ Công ty Cổ phần Đồ Hộp Hạ Long là cao hơn qui định 2,34 lần do ngoài việc sản xuất đồ hộp thịt cá, công ty còn chế biến agar. Tiếp đó là công ty TNHH Hải Long hàm lượng chất rắn lơ lửng cao hơn so với tiêu chuẩn 1.37 lần . Tổng nitơ: tổng nitơ trong nước thải theo tiêu chuẩn qui định là 60 mg/lít đối với công ty TNHHViệt Trường là cao nhất gấp 1,8 lần so với qui định, nói chung các doanh nghiệp hàm lượng nitơ dao động rất thấp . Tổng photpho trong nước thải theo tiêu chuẩn qui định là 6 mg/lít, trong khi tổng số photpho của Công ty TNHH Việt Trường cao hơn qui định 5 lần, Công ty Seasafico Hà Nội - gấp 1,2 lần, Công ty Xuất khẩu Thủy sản Hải Phòng- cao hơn tiêu chuẩn 4 lần, Công ty Đồ Hộp Hạ Long - cao hơn 2 lần nói chung là hàm lượng photpho của các nhà máy đông lạnh cao hơn tiêu chuẩn rất nhiều. Riêng các doanh nghiệp sản xuất nước mắm hàm lượng tổng số phot pho không đáng kể vì chỉ dùng để rửa nguyên liệu và rửa chai đựng bán thành phẩm. BOD205 : Hàm lượng BOD trong nước thải của tiêu chuẩn 50 mg/lít. Hàm lượng này trong Công ty TNHH Việt Trường gấp 30 lần và là cao nhất, Công ty Chế biến Xuất khẩu Thuỷ sản Hải Phòng – gấp 10,2, Công ty Seasafico Hà Nội hàm l - gấp 2,32 lần, HTX Nam Triệu - gấp 1,5 lần. Nhìn chung là hàm lượng BOD của các doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh là tương đối cao vì đây đặc điểm của thủy sản có hàm lượng các chất hữu cơ cao. Hàm lượng BOD trong nước thải của Công Ty Đồ Hộp Hạ Long cũng cao hơn tiêu chuẩn là 2,74 lần, do Công ty sản xuất các mặt hàng đồ hộp thịt cá, agar, bột cá cho nên các chất hữu cơ cao COD205 :Hàm lượng COD tiêu chuẩn là 100 mg/lít . Hàm lượng COD trong nước thải của Công ty TNHH Việt Trường cao hơn 20 lầnCông ty TNHH Việt Trường hiện tại vừa sản suất vừa xây dựng, hoàn thiện, kỹ năng xử lý chế biến chưa cao, có lẽ vì lý do này mà chỉ số COD coa hơn các doanh nghiệp khác Đối với Xuất Khẩu Thủy Sản Hải Phòng gấp 7 lần so với tiêu chuẩn Seasafico Hà Nội gấp 33,6 lần . Hải Long sản xuất agar lượng COD cũng gấp 4,1 lần so vơi tiêu chuẩn mức độ ô nhiễm cũng tương đối cao vì đặc điểm của agar sản xuất từ rong câu và rong câu có hàm lượng chất hữu cơ cao. Đồ Hộp Hạ Long gấp 4,68 lần. Coliform: hàm lượng coliform của tiêu chuẩn là MPN/100ml . Doanh nghiệp sản xuất đông lạnh. - Seasafico chỉ số coliform so với tiêu chuẩn gấp 11.105 lần - Việt Trường cao hơn qui định 5 lần . - Xuất Khẩu Thủy Sản Hải Phòng gấp 7 lần qui định. Riêng đối với doanh nghiệp chế biến nước mắm Quang Hải gấp 24.102 lần rất cao vì doanh nghiệp chế biến nước mắm là nước rửa nguyên liệu đặc điểm của thủy sản có hàm lượng coliform cao. Nước thải từ các xí nghiệp chế biến thuỷ sản nếu không được xử lý triệt để sẽ góp phần làm tăng ô nhiễm môi trường nước trên các sông ngòi, làm xấu đi chất lượng nguồn nước mặt, nước ngầm, làm ô nhiễm không khí khu vực nhà máy, khu vực đô thị và khu vực dân cư nơi xí nghiệp hoạt động. Điều đáng quan tâm nữa là gây ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, đến môi trường nuôi thuỷ sản, đến sự phát triển bền vững của ngành thuỷ sản. 3.3.3 Hệ thống xử lý nước thải Theo kết quả điều tra trong số 8 doanh nghiệp được điều tra chỉ có 3/8 doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải là. Công ty TNHH Việt Trường Công ty Chế biến thuỷ sản xuất khẩu Hải Phòng Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long. Tổng số vốn đầu tư xây dựng của các công ty khá lớn và chi phí vận hành khá cao Bảng 11. Doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải Tên doanh nghiệp Sản lượng sản xuất (tấn/năm) Kinh phí xây dựng (triệu đồng) Công ty TNHH Việt Trường 300 350. Công ty Chế biến thuỷ sản xuất khẩu Hải Phòng 900 450. Công ty Cổ phần đồ hộp Hạ Long 3000 1.200 Nước thải của các công ty đã qua xử lý đạt mức B theo quy định tại TCVN 5945 : 1995. Còn các doanh nghiệp còn lại chỉ xử lý sơ bộ hoặc thải thẳng ra sông, ngòi gần khu vực. Nước thải của công nghiệp chế biến thuỷ sản có chứa nhiều thành phần hữu cơ, chất rắn lơ lửng, chất tẩy rửa ... chưa được xử lý, khi thải thẳng ra các sông làm tăng độ đục của nước sông do các chất lơ lửng có trong nước thải, ảnh hưởng đến quá trình tái tạo oxy hoà tan rong nước sông, ảnh hưởng xấu đến hệ thuỷ sinh; làm tăng mức độ phú dưỡng nguồn nước sông do các chất hữu cơ chứa nitơ và photpho có trong nước thải. Khi quá trình phú dưỡng xảy ra sẽ làm giảm lượng oxy hoà tan trong nước gây nên hiện tượng phân huỷ yếm khí các hợp chất hữu cơ và sinh ra một sản phẩm độc hại như H2S, mercaptan... Tạo ra các chất có mùi hôi và làm cho nước có màu đen. 3.4 Khí thải, mùi. Khí thải và mùi trong các xí nghiệp chế biến thuỷ sản phát sinh từ các nguồn sau: do chất đốt, mùi hôi tanh của nguyên liệu từ khu vực sản xuất chế biến, mùi đặc trưng của hoá chất sử dụng trong quá trình sản xuất, trong quá trình vệ sinh khử trùng và mùi của môi chất lạnh có thể bị rò rỉ từ hệ thống lạnh 3.4.1 Nguồn chất đốt: Máy phát điện dự phòng, nồi hơi, các máy dùng nhiên liệu khi đốt cháy sản sinh ra các chất độc trong khói thoát ra mà đặc trưng là alđehyt, bụi khói, muội than, hydrocarbon của nhiên liệu, SO2, NO2, CO, CO2, .Khí thải này được thải ra trong các xí nghiệp chế biến thuỷ sản đông lạnh, thuỷ sản khô, nước mắm, agar và bột cá là những doanh nghiệp đóng tại địa bàn Hải Phòng. Tuy nhiên lượng khí này không đáng kể và thực tế điều tra cho thấy lượng khí thải này thấp, không gây ảnh hưởng gì đến môi trường. 3.4.2 Mùi hôi tanh từ khu vực sản xuất Mùi hôi tanh là mùi đặc trưng của tất cả các nhà máy chế biến thuỷ sản. Chúng được tạo nên do chính mùi từ bản thân nguyên liệu chế biến thuỷ sản, đồng thời là mùi do các khí thoát ra trong quá trình phân giải các chất có trong nội tạng cá bởi enzym tương ứng và các vi sinh vật có sẵn trong cá, hoặc do các vi sinh vậy xâm nhập từ môi trường bên ngoài. Các mùi tanh hôi cũng sinh ra do quá trình phân giải, phân huỷ các chất thải. Thành phần của các chất khí gây mùi hôi tanh chủ yếu là mùi của các hợp chất hữu cơ như metyl amin, dimetylamin, putrescin, cadaverin,và các sản phẩm phân giải của protein và axit amin.. Mùi tanh hôi có trong các xí nghiệp chế biến đông lạnh, hàng khô, nước mắm, đồ hộp và bột cá. Mùi hôi tanh nặng nhất trong xí nghiệp chế biến bột cá vì nguyên liệu dùng để chế biến bột cá là loại cá kém chất lượng, các phế thải chế biến từ các sản phẩm khác như đầu, xương,vây, vẩy, nội tạng cá, không được bảo quản tốt trong quá trình xử lý nhiệt gây ra mùi hôi khó chịu. Ngoài ra còn có mùi của hoá chất xử lý và mùi tanh của rong biển của các xí nghiệp chế biến agar. Mùi tanh hôi của các xí nghiệp chế biến thuỷ sản gây ảnh hưởng xấu không chỉ đối với người trực tiếp lao động tại doanh nghiệp mà còn gây khó chịu cho người dân sống xung quanh khu vực chế biến. Vì vậy thành phố Hải Phòng đang có dự án di cư các nhà máy chế biến thuỷ sản nói chung và các nhà máy gây ô nhiễm môi trường nặng ra khỏi nội thành. 3.4.3 Mùi hoá chất sử dụng trong sản xuất Mùi của clorin bay từ nước sử dụng ở các khâu vệ sinh, khử trùng trong sản xuất. Ca(OCL)2 được pha vào nước dùng để rửa tay công nhân vệ sinh ủng, khử trùng dụng cụ và thiết bị sản xuất với nồng độ như sau: + Nước rửa tay: 10 ppm + Nước nhúng ủng trước khi vào xưởng : 100 ppm + Nước rửa dụng cụ thiết bị: 100 ppm + Nước sản xuất: 10 ppm Clorin dễ dàng khuếch tán vào trong không khí ngay tại khu vực làm việc với nồng độ khác nhau tuỳ theo nồng độ pha chế ban đầu, mức độ thông gió của khu vực sản xuất gây ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động. Clorin thường được sử dụng trong các xí nghiệp chế biến đông lạnh, hàng khô và đồ hộp . 3.4.4 Mùi do khí rò rỉ từ các hệ thống lạnh Các môi chất lạnh bị rò rỉ ra ngoài môi trường từ các hệ thống máy lạnh chạy tủ đông, băng chuyền IQF, hầm đông, máy đá cây, máy đá vẩy,kho lạnh. Kết quả điều tra cho thấy trong doanh nghiệp chế biến sản phẩm đông lạnh, các môi chất lạnh thường được sử dụng là NH3 và Freon 22, lượng môi chất lạnh của doanh nghiệp sử dụng năm 2002 như sau (bảng12) Bảng 12. Môi chất lạnh sử dụng năm 2002 Đơn vị tính: kg/năm STT Tên doanh nghiệp Amoniac Freon 22 1 Công ty TNHH Việt Trường 300 2 Hợp tác xã Nam Triệu 1.000 50 bổ sung 3 Công ty Seasafico Hà Nội 500 300 4 Công ty Chế biến Thuỷ sản Xuất khẩu Hải Phòng 300 20 5 Công Ty TNHH Quang Hải 6 Công ty Cổ phần Chế biến Dịch vụ Thuỷ sản Cát Hải 7 Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long 600 40 8 Công Ty TNHH Hải Long 125 Nhìn chung do thiết bị lạnh của các doanh nghiệp được bảo trì tốt nên lượng môi chất lạnh bị rò rỉ hàng năm không nhiều. Kết quả điều tra lượng khí thải do các nhà máy chế biến thuỷ sản thải ra như sau. Bảng 13. Hàm lượng khí thải của các nhà máy chế biến thuỷ sản Stt Tên doanh nghiệp Bụi lơ lửng mg/m3 SOx mg/m3 NOx mg/m3 CO mg/m3 NH3 mg/m3 độ ẩm% T 0C 1 Công ty TNHH Việt Trường 30 10 - - 10 90 20 2 HTX Nam Triệu - - - - - - - 3 Công ty Seasafico Hà Nội 0,01 0,01 0,01 0,1 - 75,4 23,2 4 Công ty CBTSXK Hải Phòng - - -- - - 90,6 27 5 Công ty TNHH Quang Hải 0,36 - - 5 - 74 31,7 6 Công ty CPCBDV Cát Hải 0,46 0,03 0,05 0,25 - 71 30,5 7 Công ty CPĐH Hạ Long 0,2 0,24 - - - - - 8 Công ty TNHH Hải Long 0,85 0,08 - - 10 84 15 Theo kết quả trên cho thấy mức độ gây ô nhiễm môi trường không khí của các xí nghiệp chế biến thuỷ sản là không đáng kể khi so sánh với tiêu chuẩn cho phép TCVN 5937: 1995 (xem phụ lục II). Tác hại của các chất ô nhiễm không khí đối với sức khoẻ con người phụ thuộc rất nhiều vào nồng độ các chất có trong môi trường không khí xung quanh. Khi xem xét các nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống con người, người ta thấy rằng con người có thể nhịn ăn 6- 7 ngày, nhịn uống 2 – 3 ngày nhưng nếu nhịn thở 2 –5 phút thì con người đã có nguy cơ tử vong. Lượng không khí con người cần cho sự hô hấp hàng ngày khoảng 10m3 do đó nếu trong không khí có nhiều chất độc hại, thì phổi và các cơ quan hô hấp sẽ hấp thụ các chất độc hại và tạo điều kiện cho chúng ngấm sâu vào cơ thể, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ và tính mạng con người. Điều này có thể thấy trong bảng 14: Bảng 14. Tác hại của các chất gây ô nhiễm trong môi trường không khí. Các chất khí ảnh hưởng tới sức khoẻ Huỷ hoại vật chất ảnh hưởng tới hệ sinh thái Gây axit hoá nước ảnh hưởng tầng ôzon ảnh hưởng khí hậu SO2 T,G T,G T T,G G NOX T,G T,G T,G T,G T G N2O G T CO G CO2 G T CFCs G T O3 T T T T T Hydrocarbon G G G G G G Các chất hạt T T T T Hạt aerosol T Hạt chứa nito và sunfat T Bồ hóng Kim loại nặng G Chất phóng xạ Nuclit phóng xạ T G Nguồn: [5] T- trực tiếp: G - Gián tiếp 3.5 Tiếng ồn Như đã nói ở chương I (mục1.3.4 ), tiếng ồn trong công nghiệp chế biến thuỷ sản do hoạt động của các thiết bị máy móc như máy mén, máy phát điện dự phòng... tiếng ồn thường gây ảnh hưởng trực tiếp đến thính giác của con người, làm giảm thính lực của người lao động. Tác động của tiếng ồn có thể biểu hiện qua các phản xạ của hệ thần kinh thực vật, khả năng định hướng, giữ thăng bằng và qua đó ảnh hưởng đến năng suất lao động nếu tiếng ồn quá lớn có thể gây thương tích. Kết quả điều tra các doanh nghiệp ở Hải Phòng mức độ gây ồn của các doanh nghiệp sản xuất thuỷ sản như sau: (xem bảng 15) Bảng 15. Mức độ gây ồn của các doanh nghiệp CBTS ở Hải Phòng Stt Tên doanh nghiệp Tiếng ồn dBA 1 Công ty TNHH Việt Trường 60 – 80 2 Hợp Tác Xã Nam Triệu 64 –84 3 Công ty Seasafico Hà Nội 78,8 4 Công ty Chế biến Xuất khẩu Thuỷ sản Hải Phòng 71,5 5 Công ty TNHH Quang Hải 60 -78,6 6 Công ty Cổ phần Dịch vụ Thuỷ sản Cát Hải - 7 Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long 63 8 Công ty TNHH Hải Long 64 -84 Qua bảng trên cho thấy độ gây ồn trong các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản so với tiêu chuẩn TCVN 5949 :1995 vượt quá mức độ cho phép không đáng kể cho nên không gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường xung quanh. 3.6. Xử lý chất thải trong công nghiệp chế biến thủy sản ở Hải Phòng. Hầu hết các xí nghiệp chế biến thuỷ sản ở thành phố Hải Phòng đều có các biện pháp xử lý các chất thải rắn, lỏng và khí ở mức độ khác nhau, cụ thể như sau: 3.6.1 Xử lý chất thải rắn Doanh nghiệp chế biến thuỷ sản thải ra một khối lượng lớn chất thải rắn. Tuỳ theo tính chất của chất thải rắn mà các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản có biện pháp xử lý khác nhau, cụ thể như sau: Chất thải rắn là phế thải của quá trình xử lý nguyên liệu thuỷ sản trong chế biến thủy sản đông lạnh, đồ hộp như: đầu tôm cá, vỏ tôm, da cá, vẩy vây cá, ruột cá ... ở các nhà máy chế biến đông lạnh được các doanh nghiệp thu gom để bán cho doanh nghiệp chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản. Do yêu cầu cao của công tác đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản tại doanh nghiệp chế biến thuỷ sản, việc thu gom phế thải được tổ chức chặt chẽ, có quy định cụ thể, có dụng cụ chứa đựng đảm bảo vệ sinh an toàn và phế thải sau thu gom được vận chuyển nhanh chóng ra khỏi khu vực sản xuất tránh để ứ đọng, gây ô nhiễm môi trường. Lượng phế thải trong xí nghiệp chế biến thuỷ sản cỡ trung bình khoảng 0,1 đến 0,5 tấn / ngày. Hầu hết các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã sử dụng thùng chứa phế thải có nắp đậy kín, hợp vệ sinh để chứa đựng phế thải. Chất thải rắn của quá trình chế biến nước mắm gồm có bã chượp được dùng làm phân bón. Chất thải rắn trong chế biến agar là bã rong câu hiện đang được Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long sử dụng phối chế với nguyên liệu khác để sản xuất giấy lót thùng carton. Rác thải sinh hoạt được thu gom phân loại và xử lý theo mức độ tận dụng. Các túi nilon, thùng carton hỏng, vỏ hộp, chai lọ... được tận dụng để bán lại. Một phần chất thải không tận dụng được thu gom vào thùng rác sau đó công ty môi trường đô thị sẽ chuyển đến bãi rác thành phố. Xỉ than của các doanh nghiệp chế biến hàng khô, nước mắm, đồ hộp, agar, bột cá được sử dụng để san lấp mặt bằng cho công ty hoặc hợp đồng với công ty đô thị chở đến bãi rác thành phố. Thực tế cho thấy việc xử lý chất thải rắn tương đối đơn giản, các xí nghiệp đều có khả năng tự giải quyết. Trong quá trình xử lý và tận dụng nó còn mang lại nguồn thu đáng kể cho xí nghiệp đồng thời đảm bảo vệ sinh môi trường và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho doanh nghiệp. Hầu hết các xí nghiệp chế biến thuỷ sản đã làm tốt việc thu gom và xử lý chất thải này, do đó vấn đề ô nhiễm do chất thải rắn gây ra tại doanh nghiệp chế biến thuỷ sản là không đáng kể 3.6.2 Xử lý nước thải. Nước thải đang là vấn đề lớn, bức xúc nhất trong vấn đề bảo vệ môi trường của hầu hết các xí nghiệp chế biến thuỷ sản. Đề giải quyết triệt để vấn đề môi trường, các xí nghiệp phải giải quyết tốt vấn đề xử lý nước thải, vì nước thải không những thành phần ô nhiễm cao, khả năng lây nhiễm lớn, mà có khối lượng rất lớn và việc xử lý nó rất tốn kém kể cả khi xây dựng lẫn quá trình vận hành chúng. Đối với các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đông lạnh có công suất trung bình từ 5.000 – 6.000 tấn sản phẩm/1 năm sinh ra lượng nước thải khoảng 400 m3/ngày, tương đương 12.000 m3/tháng hoặc 120.000 m3/năm. Nước thải là nguồn gây ô nhiễm chủ yếu của các xí nghiệp chế biến thuỷ sản. Lượng nước thải của các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản của một tỉnh cũng rất lớn như ở Hải Phòng có 8 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản quy mô công nghịêp. Ngoài ra, Hải Phòng còn có 6 doanh nghiệp sản xuất theo qui mô hộ gia đình góp phần làm ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước nghiêm trọng. Nguồn kinh phí xây dựng và xử lý nước thải lớn, thêm vào đó mỗi tháng lại bỏ ra một khoản tiền vào chi phí vận hành. Do tình trạng kinh doanh lãi ít, cho nên doanh nghiệp không đủ sức tự mình đầu tư xây đựng hệ thống xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu quy định. Điều này đòi hỏi nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải để bảo vệ môi trường. Công nghệ phổ biến hiện nay các nhà máy chế biến thủy sản ở Hải Phòng áp dụng để xử lý nước thải có hàm lượng protid, lipit, khoáng.. cao ở dạng rắn hoặc dạng hoà tan như sau: Xử lý sơ bộ Các phương pháp xử lý sơ bộ gồm có lọc, lắng tách dầu mỡ và tuyển nổi nhưng chất lượng nước không đạt tiêu chuẩn, phương pháp này áp dụng để giảm thiểu chất thải rắn trước khi đưa vào xử lý vi sinh và xử lý hoá học. Xử lý hoá học và vật lý. Phương pháp này hay được dùng nhiều nhất . Nước thải được qua hệ thống chắn rác sau đó đến bể lớn để nắng và khử trùng bằng nước vôi và các hóa chất khác trước khi thải ra sông . Phương pháp này được áp dụng chủ yếu ở các doanh nghiệp chế biến thủy sản chưa có hệ thống xử lý nước thải theo yêu cầu Xử lý sinh học Là loại bỏ các tạp chất rắn không lắng đọng và các chất hữu cơ không hoà tan ra khỏi nước thải bằng cách dùng vi sinh vật. Nói chung xử lý sinh học là một phần của xử lý tinh ở đây vi sinh vật được dùng để phân huỷ các chất hữu cơ và ổn định các chất thải hữu cơ. Hiện nay các xí nghiệp chế biến thuỷ sản thường xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý kết hợp với vi sinh. Nguyên lý làm việc của hệ thống: Nước thải Song chắn rác Bể thu gom (lắng lần 1) Bể kết bông (bể tuyển nổi) váng nổi bể yếm khí bùn dư bể hiếu khí bùn bể lắng Nước thải Tất cả các nước thải trong khu vực sản xuất chảy vào hệ thống cống về tập trung ở trạm xử lý. Nước thải đầu tiên qua song chắn rác để loại bỏ hết phần rác có kích thước lớn. Sau đó nước thải chảy vào bể lắng. Tại đây để nắng các chất hỡu cơ và vô cơ có kích thớc lớn ³ 10 m m, tại nước thải và nước thải được điều chỉnh pH Bể tuyển nổi bổ xung các hoá chất tạo kết tủa keo tụ như: phèn Al(SO4)n H2O, nước vôi và sục khí bằng máy nén.Tại đây phần lớn các chất lơ lửng và bông cặn được loại bỏ dưới dạng váng. Váng được thu gom và xử lý trước khi thải ra môi trường sau đó nước thải được bơm và chuyển sang bể yếm khí. Trong bể yếm khí, nườc thải chảy ngược trong lớp bùn đệm tạo ra các sản phẩm biogas và bùn dư . Bùn dư sẽ được xử lý trước khi đem đi phân huỷ và nước thải chuyển sang bể hiếu khí . Tại bể hiếu khí (ao sinh học), sử dụng bùn hoạt tính để phân huỷ phần lớn các chất hữu cơ còn lại. Một số xí nghiệp có diện tích rộng, Bể hiếu khí là ao lớn. Xí nghiệp thường thả rau muống,thả bèo kết hợp với nuôi cá ở ao sinh học sau đó nước thải được thải ra sông, biển hoặc hệ thống nước thải chung của thành phố. 3.6.3 Xử lý khí thải Như đã trình bày ở mục khí thải từ các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đông lạnh, đồ hộp, hàng khô, nước mắm ở Hải Phòng nhìn chung không vượt quá mức quy định, nên việc xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường không là vấn đề nghiêm trọng. Riêng doanh nghiệp sản xuất bột cá trong quá trình sản xuất gây ra mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, vì vậy khí thải của doanh nghiệp chế biến bột cá cần phải được xử lý trước khi thải ra môi trường. Doanh nghiệp chế biến bột cá của Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long xử lý khí thải bằng cụm thiết bị lọc khí qua phun nước. 3.6.4 Xử lý tiếng ồn Tiếng ồn phát sinh do các phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị hoạt động. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản đã khắc phục vấn đề này bằng cách : Đầu tư mới cho các phương tiện vận chuyển nhằm giảm các tác nhân có ảnh hưởng đến môi trường. Trong điều kiện có thể, thay thế công nghệ sản xuất nước đá cây bằng công nghệ sản xuất nước đá vẩy, nhằm giảm tiếng ồn từ các thiết bị xay nước đá cây. Đối với các máy phát điện dự phòng, các máy chế biến ngay từ khi xây dựng, lắp đặt đã được gia cố nền móng chắc chắn, cân bằng, nhằm giảm độ rung, cách ly hợp lý khu vực lắp đặt máy phát với các phân xưởng khác, hoặc với khu vực dân cư bằng tường che chắn bao quanh, có bố trí các gờ để giảm âm, trang thiết bị chống ồn cho công nhân trực tiếp vận hành máy CHƯƠNG IV Kết luận 1. Ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản là một trong những trọng điểm gây ô nhiễm môi trường. Ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản ở Hải Phòng không phải là trường hợp ngoại lệ. 2. Công nghiệp chế biến thủy sản ở Hải Phòng khá đa dạng về loại hình sản phẩm từ chế biến các sản phẩm thuỷ sản đông lạnh, đồ hộp, nước mắm, agar và bột cá. 3. Các chất thải rắn từ công nghiệp chế biến thủy sản gồm 2 loại: phế thải từ tôm, cá, mực được tận dụng làm thức ăn chăn nuôi và các chất thải rắn khác được xử lý chung với rác thải thành phố. 4. Chất thải khí chưa đến mức nghiêm trọng, trừ mùi của công nghệ sản xuất bột cá tại Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long cần được xử lý trước khi thải ra môi trường. 5. Nước thải của Công nghiệp chế biến thuỷ sản gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và bắt buộc phải được xử lý. Tuy nhiên số doanh nghiệp chế biến thủy sản đóng trên địa bàn Hải Phòng đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn còn ít (3/8). Để giải quyết vấn đề này, chính quyền địa phương cần có cơ chế cho vay vốn ưu đãi để các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo nứơc thải ra đạt tiêu chuẩn quy định. Sản xuất sạch hơn bước đầu chế biến thuỷ sản tổ chức đào tạo chưa có doanh nghiệp nào áp dung. Sản xuất sạch hơn là một cách tiếp cận khoa học, giúp cho doanh nghiệp chế biến thủy sản tiết kiệm được chi phí xử lý chất thải và các chi phí khác. Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp chế biến thủy sản áp dụng cách tiếp cận này. Tài liệu tham khảo [1] Báo các nâng cao khả năng đáp ứng các qui định các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường và đối với một số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc dân. TS: Bùi Hữu Đạo (bộ thương mại) [2] Điều tra hiện trạng phát sinh và thu gom các chất thải trong ngành chế biến thuỷ sản KS: Võ Thị Thu Hương TS: Trần Thị Dung [3] Đánh giá môi trường trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản năm 2002 TS: Đỗ Văn Nam [4] Hội thảo khoa học hiện trạnh và định hướng, giải pháp phát triển chế biến – thương mại thuỷ sản Hải Phòng đến năm 2010 [5] Xác định hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí Đề tài Tiến Sĩ :Bùi Sĩ Lý [6] Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn Trường Đại Học Bách Khoa [7] Xử lý nước thải trong công nghiệp chế biến thuỷ sản Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp Hà Nội –1999 [8] Tiêu chuẩn việt nam Các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN-1995) nước thải , khí thải , tiếng ồn [9] Báo cáo đánh giá tác động môi trường + Công Ty Đồ Hộp Hạ Long Hải Phòng + Công Ty TNHH Việt Trường Hải Phòng + Công Ty Seasafico Hà Nội + Công Ty Chế Biến Thuỷ Sản Xuất Nhập khẩu Cà Mau. Mục lục Lời cám ơn Lời nói đầu Chương I : Tổng quan về ngành công nghiệp chế biến thủy sản của Hải Phòng và vấn đề môi trường 1 1.1. Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản của Việt Nam 1 1.2. Tổng quan về ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản ở Hải Phòng 3 1.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Hải Phòng 3 1.2.2. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Hải Phòng 6 1.3. Các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu trong các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản 7 1.3.1. Chất thải rắn 7 1.3.2. Nước thải 8 1.3.3. Khí thải 10 1.3.4. Tiếng ồn 10 1.4. Sản xuất sạch hơn 10 Chương II: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 14 2.1. Đối tượng nghiên cứu 14 2.2. Phương pháp nghiên cứu 14 2.3. Nội dung công việc 14 Chương III: Kết quả nghiên cứu 16 3.1. Quy trình công nghệ chế biến các nhóm sản phẩm thuỷ sản tại Hải Phòng 16 3.1.1. Công nghệ chế biến thuỷ sản đông lạnh 16 3.1.2. Công nghệ chế biến nước mắm 18 3.1.3. Công nghệ chế biến các sản phẩm đồ hộp 19 3.1.4. Công nghệ chế biến Agar - Agar 25 3.1.5. Công nghệ sản xuất bột cá 29 3.2. Các thông tin chung về các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản của Hải Phòng 31 3.2.1. Loại hình doanh nghiệp chế biến thuỷ sản ở Hải Phòng 34 3.2.2. Thời gian sản xuất trong năm 34 3.3. Chất thải rắn của các doanh nghiệp chế biến ở Hải Phòng 35 3.3.1. Chất thải rắn trong chế biến thuỷ sản đông lạnh 35 3.3.2. Các chất rắn trong chế biến nước mắm 37 3.3.3. Chất thải rắn trong chế biến đồ hộp 38 3.3.4. Chất thải rắn trong chế biến Agar- agar 38 3.3. Nước thải 39 3.3.1. Lượng nước thải 41 3.3.2. Chất lượng nước thải của công nghiệp chế biến thuỷ sản ở Hải Phòng 46 3.3.3. Hệ thống xử lý nước thải 51 3.4. Khí thải, mùi 52 3.4.1. Nguồn chất đốt 53 3.4.2. Mùi hôi tanh từ khu vực sản xuất 53 3.4.3. Mùi hoá chất sử dụng trong sản xuất 54 3.4.4. Mùi do khí rò rỉ từ các hệ thống lạnh 54 3.5. Tiếng ồn 57 3.6. Xử lý chất thải trong công nghiệp chế biến thuỷ sản ở Hải Phòng 58 3.6.1. Xử lý chất thải rắn 58 3.6.2. Xử lý nước thải 59 3.6.3. Xử lý khí thải 62 3.6.4. Xử lý tiếng ồn 63 Chương IV: Kết luận 64 Tài liệu tham khảo 65 Phụ lục I ( Phiếu điều tra) Bộ thuỷ sản vụ khoa học công nghệ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Phiếu điều tra hiện trạng môi trường của các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản (Ban hành kèm theo công văn số 2017/TS-KHCN ngày 22/8/2003 của Bộ Thuỷ sản) I. Thông tin chung 1.1 Tên doanh nghiệp 1.2 Địa chỉ 1.3 Tên giao dịch ; mã số (nếu có)........................... 1.4 Số điện thoại: ; Số Fax: 1.5 Họ tên Giám đốc: 1.6 Họ tên người liên hệ: 1.7 Loại hình doanh nghiệp: Nhà nước: ă ; Tư nhân: ă ; Liên doanh: ă ; Cổ phần: ă ; 100% vốn nước ngoài: ă ; 1.8 Thời gian bắt đầu hoạt động: 1.9 Loại hình chế biến: Đông lạnh: ă ; Đồ hộp: ă ; Hàng khô: ă ; Nước mắm: ă ; Bột cá: ă ; Agar: ă ; 1.10 Công suất thiết kế ............... tấn SP/ năm; CS thực tế.................. tấn SP/ năm. 1.11 Sản phẩm chính............................................................ chiếm tỷ lệ..................% Sản phẩm phụ 1.12 Số ngày làm việc trong năm: ; 1.13 Những tháng SX cao điểm trong năm ; 1.14 Tổng diện tích nhà máy:.................................m2; trong đó diện tích các phân xưởng chế biến:......................................m2; 1.15 Ngày hoàn thành phiếu điều tra: II. Thông tin chi tiết 2.1 Lượng chất thải rắn trong các năm Các chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Ghi chú Tổng lượng chất thải rắn ( tấn) Lượng chất thải rắn (phế thải)/ 1 tấn thành phẩm Lượng nước sử dụng/ thành phẩm (m3/ 1 tấn TP) 2.2 Lượng hoá chất tẩy rửa, khử trùng sử dụng hàng năm (kg/năm) TT Tên hoá chất Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Ghi chú 1 Clorin 2 Xà phòng 3 P3 oxonin 4 Hợp chất chứa Amonium (NH4+) 5 Khác 2.3 Tác nhân lạnh sử dụng hàng năm (Kg/năm) TT Tác nhân lạnh sử dụng kg/năm Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Ghi chú 1 Amoniac (NH3) 2 Các hợp chất CFC3 - Freon 22 - Freon 502 3 Khác 2.4 Lượng khí thải TT Các chỉ số Nồng độ (mg/m3) Khu vực đo Thời gian đo 1 Bụi lơ lửng 2 SOx 3 NOx 4 CO 5 NH3 6 Độ ẩm (%) 7 Nhiệt độ (0C) 8 Tiếng ồn (dBA) 2.5 Lượng nước tiêu thụ - Nguồn nước sử dụng: nước máy: ă ; nước giếng khoan: ă ; - Lượng nước sử dụng: + Tổng lượng nước tiêu thụ trong năm:........... m3 + Lượng nước tiêu thụ bình quân trong ngày:.............. m3 - Định mức sử dụng nước: + Tính theo lượng nguyên liệu:.............. m3/ 1 tấn nguyên liệu; + Tính theo lượng sản phẩm: ................ m3/ 1 tấn sản phẩm. 2.6 Lượng nước thải Lượng nước thải:.................. m3/ ngày;.....................m3/ tháng;.................. m3/ năm; 2.7 Thành phần nước thải ( tại vị trí tập trung trước khi xử lý, ghi kết quả 3 lần đo gần nhất) TT Thông số Nồng độ Thời gian đo 1 pH 2 Nhiệt độ (0C) 3 Chất rắn lơ lửng (mg/l) 4 Tổng Nitơ (mg/l) 5 Tổng Phốt pho (mg/l) 6 BOD520 (mg/l) 7 COD520 (mg/l) 8 Lipid (mg/l) 9 Coliform (MPN/100ml) 10 Màu 11 Clorine (mg/l) III. Các giải pháp xử lý chất thải 3.1 Biện pháp giảm thiểu và xử lý chất thải rắn: - Xử lý phế thải: - Xử lý rác thải: 3.2 Biện pháp giảm thiểu và xử lý chất thải khí, tiếng ồn 3.3 Biện pháp giảm thiểu và xử lý nước thải Hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT) của DN Chưa có: ă ; Đã có: ă ; Đang xây dựng: ă ; Sẽ xây dựng: ă ; a, Nếu chưa có HTXLNT thì nước thải được đổ đi đâu? b, Nếu DN đã có HTXLNT xin cho biết: - Thời gian lắp đặt: - Công suất thiết kế: m3/ ngày; Công suất thực tế: m3/ ngày; - Phương pháp xử lý: a, Vật lý: ; b, Hoá học: ; c, Sinh học: ; d, Kết hợp (a,b,c): ; - Kết qủa nước thải sau khi xử lý tại HTXLNT, theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945: 1995 Nước thải công nghiệp Tiêu chuẩn thải, đạt mức: Nhóm A: ă ; Nhóm B: ă ; Nhóm C: ă ; - Tổng giá thành xây dựng HTXLNT:..............................triệu VNĐ, từ nguồn vốn nào? - Chi phí vận hành HTXLNT:...............................VNĐ/ 1m3 nước thải; - Cơ quan thiết kế HTXLNT: - Cơ quan thi công xây dựng HTXLNT: - Quy trình HTXLNT - Hệ thống XLNT hoạt động ra sao? ổn định: ; Không ổn định: ; Nếu không ổn định cho biết lý do: - Các thông số đo đạc sau khi xử lý ( ghi kết quả 3 lần đo gần nhất, nếu có) TT Thông số Nồng độ Thời gian đo 1 pH 2 Chất rắn lơ lửng (mg/l) 3 Tổng Nitơ (mg/l) 4 Tổng Phốt pho (mg/l) 5 BOD520 (mg/l) 6 COD520 (mg/l) 7 Lipid (mg/l) 8 Coliform (MPN/100ml) 9 Màu 10 Clorine (mg/l) - Cơ quan lấy mẫu, phân tích nước thải - Tần suất lấy mẫu; .................. lần/ năm. C. Nếu HTXLNT đang xây dựng hoặc sẽ xây dựng, cho biết một số thông tin như mục 3.3.b IV. Quản lý môi trường 4.1 Doanh nghiệp đã xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường (BMT) chưa? Có: ă ; Không: ă ; 4.2 Số cán bộ chuyên trách quản lý MT tại doanh nghiệp Có: ă ; Không: ă ; Tổng số ............ người ( trong đó số người trực tiếp vận hành HTXLNT .............. người ). Trình độ chuyên môn: 4.3 Doanh nghiệp có phải làm BMT gửi cho Sở tài nguyên Môi trường không? Có: ă ; Không: ă ; Nếu có, bao lâu một lần: Vấn đề thanh tra môi trường đối với doanh nghiệp Có: ă ; Không: ă ; Nếu có bao lần một lần: ..................; Cơ quan thực hiện việc điều tra: Hiện tại DN đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo: a, GMP: ă ; b, SSOP: ă ; c, HACCP: ă ; d, ISO: ă ; d, Chưa áp dụng: ă ; DN có áp dụng chương trình Sản xuất sạch hơn (SXSH):..............người; Nơi đào tạo Thời gian đào tạo DN có tham gia chương trình kiểm toán năng lượng không? Có: ă ; Không: ă ; 4.8 Các chương trình khác hỗ trợ cho công tác quản lý môi trường áp dụng ở DN (nếu có) 4.9 Nếu DN hiện đang sử dụng môi chất lạnh CFC3 trong thiết bị lạnh, nếu DN có kế hoạch giảm thiểu thay thế môi chất này trong tương lai? cho biết dự kiến các giải pháp Nếu DN có kế hoạch giảm thiểu, thay thế hoá chất tẩy rửa khử trùng đang sử dụng, cho biết dự kiến các giải pháp 4.10 So với các nội dung trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945: 1995 Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải, DN thấy giá trị giới hạn của nồng độ các chất gây ô nhiễm có phù hợp không ? Phù hợp: ; Chưa phù hợp ; Nếu thấy chưa phù hợp, theo DN nồng độ cho phép tiêu chuẩn phải thể hiện ở thông số nào khó thực hiện? nên ở mức nào là phù hợp ? lý do: 4.11 Cơ sở sản xuất chế biến của DN có thuộc diện giải toả di dời không? Có: ă ; Không: ă ; Nếu phải di dời cho biết lý do: V. Các khó khăn vướng mắc liên quan đến vấn đề quản lý môi trường, xử lý chất thải, nước thải của DN VI. Các ý kiến đề xuất ....................ngày...........tháng........năm 2003 Người thực hiện Phụ lục II (Các tiêu chuẩn Việt Nam) Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945 - 1995 Nước thải công nghiệp tiêu chuẩn thải Industrial waste water – Discharge standards 1 Phạm vi áp dụng 1.1 Tiêu chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất thành phần trong nước thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ.... ( gọi chung là nước thải công nghiệp) 1.2 Tiêu chuẩn này dùng để kiểm soát chất lượng nước thải công nghiệp trong khi đổ vào các vực nước. Giá trị giới hạn 2.1 Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất thành phần của nước thải công nghiệp khi đổ vào các vực nước thải phù hợp với quy định trong bảng 1. 2.2 Đối với nước thải của một số ngành công nghiệp đặc thù, giá trị các thông số và nồng độ các chất thành phần được quy định trong các tiêu chuẩn riêng. 2.3 Nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất thành phần bằng hoặc nhỏ hơn giá trị quy định trong cột A có thể đổ vào các vực nước dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt. 2.4 Nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất thành phần nhỏ hơn hoặc bằng giá trị quy định trong cột B chỉ được đổ vào các vực nước dùng cho các mục đích giao thông thuỷ, tưới tiêu, bơi lội, nuôi thuỷ sản, trồng trọt.... 2.5 Nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất thành phần lớn hơn giá trị quy định trong cột B nhưng không vượt qúa giá trị quy định trong cột C chỉ được phép đổ vào các nơi được quy định. 2.6 Nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất thành phần lớn hơn giá trị quy định trong cột C thì không được phép thải ra môi trường. 2.7 Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán, xác định từng thông số và nồng độ cụ thể được quy định trong các TCVN tương ứng. TCVN 5945 – 1995 Bảng 1 – Nước thải công nghiệp Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ chất ô nhiễm TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn A B C 1 Nhiệt độ 0C 40 40 45 2 pH 6 đến 9 5.5 đến 9 5 đến 9 3 BOD5(200C) mg/l 20 50 100 4 COD mg/l 50 100 400 5 Chất rắn lơ lửng mg/l 50 100 200 6 Asen mg/l 0.05 0.1 0.5 7 Cadmi mg/l 0.01 0.02 0.5 8 Chì mg/l mg/l 0.1 0.5 1 9 Clo dư mg/l 1 2 2 10 Crom (VI) mg/l 0.05 0.1 0.5 11 Crom (III) mg/l 0.2 1 2 12 Dầu mỡ khoáng mg/l KPHĐ 1 5 13 Dầu động thực vật mg/l 5 10 30 14 Đồng mg/l 0.2 1 5 15 Kẽm mg/l 1 2 5 16 Mangan mg/l 0.2 1 5 17 Niken mg/l 0.2 1 2 18 Phot pho hữu cơ mg/l 0.2 0.5 1 19 Phot pho tổng hợp mg/l 4 6 8 20 Sắt mg/l 1 5 10 21 Tetracloetylen mg/l 0.02 0.1 0.1 22 Thiếc mg/l 0.2 1 5 23 Thuỷ ngân mg/l 0.005 0.005 0.01 24 Tổng nitơ mg/l 30 60 60 25 Tricloetylen mg/l 0.05 0.3 0.3 26 Amoniac (tính theo N) mg/l 0.1 1 10 27 Florua mg/l 1 2 5 28 Phenola mg/l 0.001 0.05 1 29 Sulfua mg/l 0.2 0.5 1 30 Xianua mg/l 0.05 0.1 0.2 31 Coliform MPN/100ml 5000 10000 - 32 Tổng hoạt độ phóng xạ a Bg/l 0.1 0.1 - 33 Tổng hoạt độ phóng xạ b Bg/l 1.0 1.0 - Chú thích – KPHĐ: không phát hiện được ------------------------------ tiêu chuẩn việt nam -1995 tcvn 5949 – 1995. âm học tiêng ồn khu cộng và dân cư 1.Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này qui định mức ồn tối đa cho phép tại các khu công cộng và dân cư. Tiêng ồn nói trong tiêu chuẩn này là tiếng ồn do các hoạt động của con người tạo ra, không phân biệt các nguồn gây ồn. Tiêu chuẩn này được áp dụng để kiểm soát mọi hoạt động có thể gây ra tiếng ồn trong khu vực công cộng và dân cư. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho mức gây ồn trong các cơ sở sản xuất công nghiệp và phương tiện giao thông đường bộ. 2. Giá trị giới hạn : Mọi hoạy động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt...có nguồn ồn không được gây ra cho khu vực công cộng và dân cư không được vượt quá giới hạn nêu trong bảng. Phương pháp đo ồn để xác định mức ồn tại khu vực công cộng và dân cư được qui định trong các TCVN tương ứng. Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (dBA). T.T Khu vực Thời gian 8h- 18h 18h- 22h 22h- 6h 1 Khu vực cần đặc biệt yên tĩnh: Bệnh viện, thư viện, nhà điều dưỡng, nhà trẻ, trường học... 50 45 40 2 Khu dân cư: khách sạn, nhà ở, cơ quan hành chính, .... 60 55 45 3 Khu thương mại dịch vụ. 70 70 50 4 Khu sản xuất nằm xen kẽ khu dân cư. 75 70 50 tiêu chuẩn việt nam – 1995 tcvn 5937 – 1995. chất lượng không khí tiêu chuẩn chất lượng không khí Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này quy định các giá trị giới hạn các thông số cơ bản (bao gồm bụi lơ lửng, CO, NO2, SO2, O3và chì). Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá mức chất lượng không khí xung quanh và giám sát tình trạng ô nhiễm không khí. Giá trị giới hạn: Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh trong bảng. Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh. (mg/m3). TT Thông số Trung bình 1h Trung bình 8h Trung bình 24h 1 CO 40 10 5 2 NO2 0,4 - 0,1 3 SO2 0,5 - 0,3 4 Pb - - 0,005 5 O3 0,2 - 0,06 6 Bụi lơ lửng 0,3 - 0,2 tiêu chuẩn việt nam -1995 tcvn 5938 – 1996. chất lượng không khí nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh 1.Phạm vi áp dụng : Tiêu chuẩn này qui định nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh bao gồm chất vô cơ, hữu cơ ... sinh ra do các hoạt động kinh tế của con người. Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá định mức chất lượng không khí và giám sát tình trạng ô nhiễm không khí xung quanh. Tiêu chuẩn này không áp dụng đối vứi các cơ sở sản xuất công nghiệp. Giá trị giới hạn : Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh cho trong bảng. Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại của không khí xung quanh. (mg/m3) TT (1) Tên chất (2) Công thức hoá học (3) Trung bình ngày đêm (4) 1 lần tối đa (5) 1 Acrylonitril CH2=CHCN 0,2 5 2 Ammonium NH3 0,2 - 3 Aliline C6H5NH2 0,03 0,05 4 Anhydrit vanadic V2O5 0,002 0,05 5 áen (hợp chất vô cơ tính theo As) As 0,003 - 6 Asen hydrua (asin) AsH3 0,002 - 7 Acetic Acid CH3COOH 0,06 0,2 8 Acid Chlohydic HCl 0,06 - 9 Acid Nitric HNO3 0,15 0,4 10 Acid Sunfuric H2SO4 0,1 0,3 11 Benzence C6H6 0,1 1,5 12 Bụi chứa SiO2 Dianas 85-90% SiO2 Gạch chịu lửa 50% SiO2 Xi măng 10% SiO2 Dlomite 8 %SiO2 0,05 0,1 0,1 0,15 0,15 0,3 0,3 0,5 13 Bụi chứa xi măng 0 0 14 Cadmi (khói gồm oxyt và kim loại tính theo Cd ) 0,001 0,003 15 Cacbon Disunfua 0,005 0,03 16 CacBontetraclorua CCl4 2 4 17 Chlorofoc CHCl3 0,02 - 18 Chì te traetyl Pb(C2H5)4 0 0,005 19 Clo Cl2 0,03 0,1 20 Benzidin NH2(C6H4)2NH2 0 0 21 Crom kim laọi và các hợp chất Cr 0,0015 0,0015 22 1,2 Dicloetan C2H4Cl2 0,5 3 23 ĐT C8H11Cl4 0,005 - 24 Huyđoflorua HF 0,012 0,02 25 Fomadehyt HCHO 0,008 0,012 26 Hydrosunfua H2S 0,01 0,008 27 Hydrocyanua HCN 0,01 0,01 28 Mangan và các hợp chất (tính theoMnO2) Mn/MnO2 0,01 - 29 Niken (kim loại và các hựp chất) Ni 0,001 - 30 Naphta 4 - 31 Phenol C6H5OH 0,01 0,01 32 Styren C6H5CH=CH2 0,003 0,003 33 Toluen C6H5CH3 0,6 0,6 34 Trichoetylene CLCH=CCl2 1 4 35 Thuỷ ngân (kim loại và các hợp chất) Hg 0,0003 - 36 Vinylclorua CLCH=CH2 - 13 37 Xăng 1,5 5,0 38 Tetracloetylen C2CI4 0,1 - Bảng 4 : Thông tin chung về các cơ sở chế biến thuỷ sản của Hải Phòng TT Tên doanh nghiệp Địa chỉ Năm t. lập Loại hình doanh nghiệp Loại hình chế biến Sản phẩm chính Ttháng sản xuất cao điểm NN TN LD CP 100% vốn ĐL ĐH HK NM BC AG 1 Công ty TNHH Việt Trường Cụm Công nghiệp Vĩnh Niệm 2003 x x Tôm, mực 5 -11 2 Hợp Tác Xã Nam Triệu Số 10 đường Ngô Quyền 1996 x x x đá cây, chả tôm, chả cá 1- 12 3 Công ty Seasafico Hà Nội Ngõ 201 đường Ngô Quyền, quận Ngô Quyền 1994 x x Thuỷ sản đông lạnh 5 -8 4 Công ty Chế biến Thuỷ sản Xuất khẩu 13 Võ Thị Sáu, quận Ngô Quyền 1996 x x Thuỷ sản đông lạnh 5 - 8 5 Công ty TNHH Quang Hải Thị trấn Cát Hải, huyện Cát Hải 1993 x x Nước mắm 1,2,6,7,12 6 Công ty Cổ phần Chế biến Dịch vụ Thuỷ sản Cát Hải Thị trấn Cát HảI, huyện Cát Hải 1959 x x Nước mắm 1,2,6,7,12 7 Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long 43 Lê Lai, quận Ngô Quyền 1986 x x Đồ hộp, đông lạnh 3 - 12 8 Công Ty TNHH Hải Long 109 đường trường Chinh Quận Kiến An 1992 x x Agar 1- 12 Ghi chú: Loại hình doanh nghiệp: Loại hình chế biến: NN: nhà nước ĐL: đông lạnh TN: tư nhân ĐH: đồ hộp CP: cổ phần NM: nước mắm LD: liên doanh HK: hàng khô AG: agar BC: bột cá Bảng 9. Lượng nước thải trong các xí nghiệp CBTS ở hải phòng năm 2002 S TT Tên Doanh Nghiệp Sản Lượng (tấn sp/ năm) Lượng nước tiêu thụ/1 tấn SP Sản phẩm chính Lượng nước thải trong năm (m3) Lượng nước thải trong ngày(m3) 1 Công ty TNHH Việt Trường 300 50 ữ 60 Đông lạnh 18.000 60470 2 Hợp tác xã Nam Triệu 1.000 17 Đông lạnh 3.120 10 3 Công ty Seasafico Hà Nội 580 25 Đông lạnh 14.500 82 4 Công ty chế biến thuỷ sản xuất khẩu Hải Phòng 900 40 Đông lạnh 45.000 150 5 Công ty TNHH Quang Hải 1.220 0,4 Nước mắm 450 - 500 1 ữ 1.5 6 Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thuỷ sản Cát Hải 3.750 1.78 Nước mắm 6675 10 7 Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long 3.000 50 Đông lạnh, đồ hộp, bột cá, agar-gar 93.600 300 8 Công ty TNHH Hải Long 60 1.500 Agar 90.000 300 Bảng 8. Lượng nước tiêu thụ của các nhà máy chế biến thủy sản ở Hải Phòng STT Tên doanh nghiệp Loại hình chế biến Lượng nước tiêu thụ trong năm (m3) Nguồn nước sử dụng Lượng nước sử dụng bình quân trong ngày(m3) Lượng nước tiêu thụ/1T SP định mức sử dụngnước theo nguyên liệu m3/1T NL Máy GK Khác 1 Công ty TNHH Việt Trường Đông lạnh 18.000 x x 60480 50460 30440 2 Công ty TNHH Hải Long Agar 80.000 x x 300 3000 3 Công ty TNHH Quang Hải Nước mắm 1700 x 5,4 0,4 0.3 4 HTX Nam Triệu Đông lạnh 9400 x x 30 17 20 5 Công ty CPCBDV Cát Hải Nước mắm 6828 x x 28,71 2,01 1,78 6 Công ty Seasafico Hà Nội Đông lạnh 6.000 x x 18 25 25 7 Công ty Chế biến Thuỷ sản Xuất khẩu Đông lạnh 60.000 x x 200 40 18 8 Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long Đồ hộp 121.102 x 390 50 20 Bảng 10. Thành phần nước thải trước khi xử lý của các cơ sở đã điều tra tại Hải Phòng S TT Tên doanh nghiệp pH toC Chất rắn lơ lửng (mg/l) Tổng N2 (mg/l) Tổng P (mg/l) BOD520 (mg/) COD20 (mg/l) Dầu mỡ (mg/l) Coliform (MPN/ 100 ml) Màu Clorin Dư 1 Công ty TNHHViệt Trường 8 20 450 110 30 1500 2000 150 50.000 Nâu đen 0,05 2 HTX Nam Triệu 9,7 21 - 35,7 3 95 120 - - Nêu đen 0,21 3 Công ty Seasafico Hà Nội 7,25 25 - 53 7,31 116 360 - 11.109 Nâu đen 1,77 4 Công ty CBTSXK Hải Phòng 6,96 28 22 63 25 510 704 - 17000 Nâu - 5 Công Ty TNHH Quang Hải 27 97 0,12 115,63 136 - 24.106 Trắng đục - 6 Công ty CPCBDV Cát Hải 7 Công Ty CPĐH Hạ Long 6,76 26,6 234,1 4,84 11,82 137,15 468,6 5,35 70.000 - - 8 Công Ty TNHH Hải Long 9,7 21 136,6 35,7 2,53 217,8 413,8 - - nâu Ghi Chú: TNHH: Trách Nhiệm Hữu Hạn CPĐH : Cổ Phần Đồ Hộp CPCBDV: Cổ Phần Chế Biến Dịch Vụ CBTSXK: Chê Biến Thuỷ Sản Xuất Khẩu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3663.doc
Tài liệu liên quan