Điều tra doanh nghiệp về tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đến sản xuất, việc làm

Những phát hiện chính qua điều tra 1.661 doanh nghiệp trong tháng 4-5/2009 cho thấy: 1. Khủng hoảng kinh tế thế giới tác động tiêu cực tới các doanh nghiệp Việt Nam, bị ảnh hưởng nhiều nhất là khu vực FDI, khu vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp xuất khẩu và những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, tập trung ở 3 vùng kinh tế trọng điểm. 2. Ngay từ năm 2008 đã có nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng thể hiện qua việc giảm quy mô đầu tư, giảm doanh thu và quy mô lao động. Những ngành bị ảnh hưởng sớm nhất là dệt may, da giày, xây dựng, vận tải. 3. Các khó khăn nhất mà doanh nghiệp phải đối mặt là: giảm đơn đặt hàng, không đủ vốn và khó tuyển dụng được lao động phù hợp. 4. Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng đều tìm các giải pháp nhằm tổ chức lại sản xuất và lao động như: luân chuyển lao động giữa các bộ phận, giảm giờ làm, giảm ca làm việc, cho lao động nghỉ luân phiên, cắt giảm lao động, thu hẹp sản xuất dẫn đến giảm thu nhập Một số biện pháp được coi là linh hoạt, tích cực để cố gắng duy trì và giữ được lực lượng lao động ổn định, có tay nghề, gắn bó với doanh nghiệp và phát huy những lợi thế của lực lượng lao động cũ khi sản xuất phát triển trở lại. Có hiện tượng một bộ phận doanh nghiệp đối phó tiêu cực bằng cách cho làm việc cầm chừng, nghỉ không hưởng lương, nghỉ hưởng 70% lương cơ bản, nghỉ luân phiên dài ngày, giảm thu nhập xuống xung quanh mức tiền lương tối thiểu làm người lao động nản lòng, tự nguyện bỏ việc. Như vậy họ không có trong danh sách cắt giảm và cũng không được hưởng trợ cấp mất việc làm theo quy định. Thực trạng này phản ánh thị trường lao động đã tăng tính linh hoạt cho doanh nghiệp nhưng an ninh chưa cao cho người lao động. Cần thiết phải xây dựng hệ thống giám sát và quản lý lao động theo hướng an sinh xã hội, bảo vệ người lao động nhiều hơn nữa. 5. Quy mô cắt giảm lao động tuy không nhiều nhưng nghiêm trọng với những người tay nghề thấp, lao động ngoại tỉnh, thâm niên ít và cả ở những người thâm niên nhiều nhưng tay nghề thấp. 6. Kế hoạch ứng phó được doanh nghiệp chuẩn bị trong thời gian tới tập trung vào: giảm chi phí, đào tạo lại nhân viên, tập trung vào thị trường trong nước, củng cố thương hiệu và tuyển người phù hợp có tay nghề cao. 7. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần tiếp tục bổ sung, sửa đổi theo hướng hỗ trợ cả DN và người lao động bị ảnh hưởng ngay từ năm 2008, hỗ trợ cho cả những DN có số lao động phải giảm dưới 30% hoặc dưới 100 lao động./.

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều tra doanh nghiệp về tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đến sản xuất, việc làm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 20/Quý III - 2009 44 ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP VỀ TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI ĐẾN SẢN XUẤT, VIỆC LÀM TS. Nguyễn Bá Ngọc-Phó Viện trưởng CN Ngô Vân Hoài- TTNC Môi trường và ĐKLĐ Viện Khoa học Lao động và Xã hội Sau 3 năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn 8%/năm, tốc độ tăng GDP của Việt Nam năm 2008 chỉ còn 6,23% do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mức thấp nhất từ năm 2000. Trong quý đầu của năm 2009, bức tranh này còn xấu hơn với mức tăng chỉ bằng 3.1% so với cùng kì năm trước (7,5%), 6 tháng đầu năm 2009 tăng 3,9% (cùng kỳ 2008: 6,5%). Dự báo, tốc độ tăng trưởng GDP cả năm 2009 của Việt Nam chỉ đạt 5,0%. Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2008 ở khu vực doanh nghiệp Việt Nam có khoảng 67.000 lao động bị mất việc làm (nữ chiếm khoảng 25%); 6 tháng đầu năm 2009 cả nước có 107.276 người bị mất việc làm (báo cáo từ 53 tỉnh, thành phố), chiếm khoảng 18% lao động làm việc trong các doanh nghiệp có báo cáo, trong đó số lao động nữ chiếm 31%. Để có cơ sở phân tích diễn biến tình hình và có thể đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến doanh nghiệp, người lao động và thu nhập của họ, tháng 4/2009 Viện Khoa học lao động và Xã hội đã phối hợp với Vụ Lao động - Tiền lương tiến hành điều tra tại 1.661 DN trên địa bàn 16 tỉnh đại diện cho các vùng kinh tế trên phạm vi cả nước. I. GIỚI THIỆU VỀ CUỘC ĐIỀU TRA 1. Mục đích cuộc điều tra Thu thập các thông tin chủ yếu về sản xuất kinh doanh, tình hình đầu tư, biến động quy mô lao động và thu nhập của người lao động trong giai đoạn 2 năm 2008- 2009 tại các loại hình doanh nghiệp nhằm: - Đánh giá tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đến việc làm và thu nhập của người lao động trong khu vực doanh nghiệp; - Đánh giá mức độ tiếp cận của doanh nghiệp đối với các chính sách hỗ trợ và các giải pháp ứng phó của doanh nghiệp. 2. Đối tượng điều tra Người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiêp FDI và doanh nghiệp tư nhân từ 10 lao động trở lên, được thành lập trước ngày 01/01/2007 và đến thời điểm điều tra vẫn đang hoạt động. 3. Phạm vi và mẫu điều tra 3.1. Phạm vi điều tra: tại 16 tỉnh/thành phố đại diện cho 8 vùng kinh tế của cả nước. 3.2. Mẫu điều tra: tổng số mẫu điều tra 1.661 doanh nghiệp Trong tổng số 1661 doanh nghiệp điều tra, có 327 doanh nghiệp nhà nước, chiếm 19,69%; 1.006 doanh nghiệp tư nhân, chiếm 60,57%; và 328 doanh nghiệp FDI, chiếm 19,74%. Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 20/Quý III - 2009 45 Các doanh nghiệp điều tra đa dạng ngành nghề; có khoảng 40% doanh nghiệp tham gia xuất khẩu; Quy mô doanh nghiệp: tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa chiếm 74,5%, số còn lại là doanh nghiệp lớn. 4. Nội dung điều tra - Biến động doanh thu và đầu tư của các doanh nghiệp, thực tế năm 2008 và 3 tháng đầu năm 2009 so với trước đó và dự kiến thực hiện trong năm 2009. - Biến động quy mô lao động, lao động bị cắt giảm và thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp. - Đặc điểm của người bị cắt giảm việc làm ở doanh nghiệp và của người bị giảm thu nhập trong giai đoạn khủng hoảng. - Mức độ tiếp cận các chính sách hỗ trợ. - Các giải pháp doanh nghiệp đã và sẽ áp dụng để đối phó với khủng hoảng. 5. Thời điểm, thời gian điều tra - Thời điểm điều tra: thực hiện điều tra thu thập số liệu tại các doanh nghiệp bắt đầu từ ngày 06/4/2009. - Thời gian điều tra: 45 ngày kể từ ngày 06/4/2009. 6. Phương pháp điều tra Phỏng vấn trực tiếp tại doanh nghiệp do các điều tra viên là chuyên viên của các Sở Lao động- Thương binh và Xã hội thực hiện. Giám sát viên là nghiên cứu viên của Viện Khoa học Lao động và Xã hội và chuyên viên của Vụ Lao động- Tiền lương, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. II. CÁC PHÁT HIỆN CHÍNH Kết quả điều tra nhanh cho thấy, tác động của khủng hoảng kinh tế có mức độ ảnh hưởng khác nhau đối với các vùng/ địa phương, loại hình doanh nghiệp, theo các ngành kinh tế và tính chất của sản xuất có xuất khẩu hay không. 1. Mức biến động quy mô đầu tư So sánh giữa các năm 2007, 2008 và 2009 cho thấy có sự biến động nhẹ về quy mô đầu tư. Năm 2008 có 11% số doanh nghiệp trong tổng mẫu điều tra phản ánh giảm quy mô đầu tư, năm 2009 có 14.9% số doanh nghiệp dự kiến giảm quy mô đầu tư. Biểu đồ 1. 11.1 14.9 0 5 10 15 Năm 2008 Năm 2009 Tỷ lệ doanh nghiệp giảm quy mô đầu tư Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 20/Quý III - 2009 46 Tác động khủng hoảng không gây biến động nhiều về quy mô đầu tư đến các doanh nghiệp nhà nước nhưng có tác động mạnh đến khối doanh nghiệp tư nhân và khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu năm 2008, tỷ lệ doanh nghiệp FDI giảm quy mô đầu tư là 8.2%, năm 2009 tỷ lệ đó dự kiến là 14.9%. Nếu xét theo ngành, Da giày là ngành có tỷ lệ doanh nghiệp giảm quy mô đầu tư cao nhất, 19.5% vào năm 2008 và năm 2009 dự kiến có khoảng 30% doanh nghiệp tiếp tục giảm quy mô đầu tư. Ngành có xuất khẩu hàng hóa có biến động giảm quy mô đầu tư lớn hơn. Như vậy, tác động của khủng hoảng ảnh hưởng nhiều đến việc duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp có xuất khẩu hàng hóa bị thu hẹp nguồn vốn đầu tư và gặp rất nhiều khó khăn trong thu hồi và huy động vốn. 2. Mức biến động doanh thu Trên thực tế, ngay từ năm 2008 đã có 397/1661 doanh nghiệp, chiếm 24% tổng số doanh nghiệp điều tra, phản ánh có mức doanh thu giảm, trong đó 2,20% số doanh nghiệp có mức doanh thu giảm trên 50%. Đến năm 2009, có 38,2% tổng số doanh nghiệp điều tra cho rằng doanh thu của họ sẽ giảm, thậm chí có 3,7% số doanh nghiệp dự kiến giảm doanh thu trên 50%; Như vậy mức ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu ngay từ năm 2008 và tăng mạnh vào năm 2009 (xem biểu đồ 2). Biểu đồ 2. 24 38.2 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Năm 2008 Năm 2009 Tỷ lệ doanh nghiệp giảm doanh thu Như vậy tác động mạnh nhất là đối với khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tiếp đến là khối doanh nghiệp tư nhân trong nước và chịu ảnh hưởng thấp là các doanh nghiệp nhà nước. Những ngành có tỷ lệ doanh nghiệp giảm doanh thu cao là Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 20/Quý III - 2009 47 ngành Da giày, chế biến thực phẩm, dệt may 3. Các giải pháp ứng phó của doanh nghiệp 3.1. Tổ chức lại lao động Trước tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, có 34,1% doanh nghiệp tổ chức lại sản xuất và lao động. Phân theo loại hình doanh nghiệp, khu vực doanh nghiệp FDI có tỷ lệ doanh nghiệp tổ chức lại lao động cao hơn là 37.32%, thấp hơn là khối doanh nghiệp nhà nước với tỷ lệ 29.4%. Các ngành sử dụng nhiều lao động như ngành da giày, chế biến thực phẩm, sản xuất sản phẩm nhựa, công nghiệp chế biến đều có khoảng 40-50% số doanh nghiệp tiến hành lại tổ chức lao động. Trong số 567 doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp tổ chức lại lao động thì: 225 DN thực hiện luân chuyển lao động giữa các bộ phận, chiếm 13,54% tổng số doanh nghiệp khảo sát; 130 doanh nghiệp (7.8%) giảm giờ làm việc, 114 doanh nghiệp (6.8%) giảm ca làm việc, 129 doanh nghiệp (7.7%) cho lao động nghỉ luân phiên, 159 doanh nghiệp (9.5%) cắt giảm lao động. Trong đó có tới 25.34 % số doanh nghiệp phản ánh là có người lao động tự nghỉ việc. 3.2. Giảm quy mô lao động Suy thoái kinh tế khiến nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô lao động hơn là gia tăng lao động. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp giảm quy mô lao động trên 50% lớn gấp gần 5 lần so với tỷ lệ doanh nghiệp tăng quy mô lao động trên 50% (1,9% so với 0,4%). Đối với doanh nghiệp giảm quy mô lao động, trong 2 năm 2008-2009 có gần 25% doanh nghiệp giảm quy mô lao động (xem biểu đồ 3). Phân tích cụ thể hơn thì thấy năm 2009 số lượng DN dự kiến giảm quy mô lao động nhiều hơn so với thực tế năm 2008 (24,4% so với 22,3%). Biểu đồ 3. 15.2 14.7 50.1 53.6 20.7 29 0 20 40 60 DN nhà nước DN tư nhân DN FDI Tỷ lệ DN giảm quy mô lao động Năm 2009 Năm 2008 Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 20/Quý III - 2009 48 Quy mô lao động có biến động mạnh ở khu vực doanh ngiệp FDI và doanh nghiệp tư nhân. Khu vực FDI có đến 29% số doanh nghiệp dự kiến giảm quy mô lao động và giảm ở mức độ từ 10-20% so với năm trước. Giảm quy mô nhiều nhất thuộc về các doanh nghiệp ngành dệt may, da giầy, công nghiệp chế biến, xây dựng, doanh nghiệp FDI, đặc biệt là các doanh nghiệp có tham gia xuất khẩu. Kết quả điều tra cho thấy khu vực doanh nghiệp xuất khẩu có tỷ lệ doanh nghiệp giảm quy mô lao động cao hơn khu vực không xuất khẩu. Mức độ ảnh hưởng ngày càng lớn, nếu so sánh năm 2008 với năm 2009 thì số doanh nghiệp dự kiến tiếp tục giảm quy mô lao động tăng gấp 1.24 lần 3.3. Kế hoạch ứng phó của các doanh nghiệp Các doanh nghiệp đã chuẩn bị kế hoạch ứng phó với nhiều biện pháp để vượt qua giai đoạn khủng hoảng, tập trung vào: giảm chi phí (77,2%), đào tạo lại lao động (67,1%), nghiên cứu thị trường (66,9%), đẩy mạnh tiêu thụ trong nước (64,0%) và tuyển được người phù hợp có tay nghề cao (42,3%). 4. Tác động đối với người lao động 4.1. Tình trạng cắt giảm lao động Số lao động bị cắt giảm Tính đến tháng 3/2009, tổng số lao động bị cắt giảm là 13.864 người, trong đó 6.112 người (chiếm 44,09%) bị cắt giảm từ năm 2008 và 7.752 người (chiếm 55,91%) bị cắt giảm trong 3 tháng đầu năm 2009, đây là những người bị cắt giảm nhưng có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên. Trong 9 tháng còn lại của năm 2009, các doanh nghiệp dự kiến tiếp tục cắt giảm 6.603 người, chiếm 24,95% trong tổng số lao động của các doanh nghiệp cắt giảm lao động.Cắt giảm lao động ở đâu và nhằm vào ai?. Theo kết quả điều tra, tình hình cắt giảm lao động diễn ra ở tất cả các vùng kinh tế/ địa phương, loại hình doanh nghiệp, các ngành sản xuất và khu vực xuất khẩu cũng như khu vực không xuất khẩu. Tuy nhiên, có sự khác biệt nhất định về mức độ cắt giảm và tỷ lệ doanh nghiệp cắt giảm lao động. 4.1.1. Tình hình cắt giảm lao động theo vùng/ địa phương Tp.Hồ Chí Minh có tỷ lệ doanh nghiệp cắt giảm lao động cao nhất: 16.5%, Tiếp đến là Hà Nội: 11.3%, Bình Dương: 11.4%, Đà Nẵng: 9.6%, Khánh Hòa:7.8%, Tây Ninh: 7.8% , các tỉnh còn lại dao động ở mức 5-6 %. 4.1.2. Tinh hình cắt giảm lao động phân theo loại hình doanh nghiệp Trong số các doanh nghiệp cắt giảm lao động, doanh nghiệp khu vực tư nhân chiếm tỷ lệ cao nhất: 50,56%, tiếp đến là khu vực doanh nghiệp FDI 34.72% và thấp nhất là khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm 14.72%. 4.1.3. Đặc điểm đối tượng bị cắt giảm Kết quả bảng 3 cho thấy năm 2008 lao động bị cắt giảm tập trung chủ yếu ở đối tượng lao động trực tiếp với tỷ lệ 92,7% ở khu vực tư nhân, 89,4% ở khu vực FDI và 63,4% ở khu vực nhà nước. Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 20/Quý III - 2009 49 Đối với lao động nữ tỷ lệ bị cắt giảm chủ yếu ở doanh nghiệp FDI (71,3%). Ở doanh nghiệp tư nhân và nhà nước lao động nữ bị cắt giảm chiếm tỷ lệ khá cao (trên 44%) nếu so với tương quan ban đầu trước khi có cắt giảm. Tương tự, lao động ngoại tỉnh cũng là đối tượng bị cắt giảm nhiều ở khu vực FDI, chiếm 64,5% năm 2008 và 64,2% trong 3 tháng đầu năm 2009. Bảng 1. Đặc điểm lao động bị cắt giảm phân theo loại hình DN, 2008 (%) Các chỉ tiêu Loại hình doanhnghiệp DN nhà nước DN tư nhân FDI Tổng số LĐ bị cắt giảm (người) 888 3288 1936 Trong đó: Tỷ lệ LĐ nữ bị cắt giảm 44,1 44,8 71,3 Tỷ lệ lao động ngoại tỉnh 46,62 28,9 64,5 Tỷ lệ lao động trực tiếp 63,4 92,7 89.4 Theo CMKT Tỷ lệ lao động không tay nghề 43.9 34.2 32.9 Tỷ lệ lao động trung cấp 28.8 52 37.5 CĐ/ĐH trở lên 27.3 24.4 29.6 Theo thâm niên Lao động <2 năm 28.5 43.4 4.2 Lao động 2-<5 năm 9.2 56.3 8.9 Lao động >5 năm 62.3 27.2 86.9 Lao động không có tay nghề, năng suất thấp bị cắt giảm nhiều nhất trong cả 3 loại hình doanh nghiệp. Lao động trình độ cao đẳng, Đại học trở lên ít bị cắt giảm, nhất là ở khu vực tư nhân. Kinh tế suy thoái nặng khiến các doanh nghiệp FDI và nhà nước cắt giảm mạnh lao động có thâm niên trên 5 năm công tác (86,9% và 62,3% tương ứng), đây là nhóm có kinh nghiệm hơn và cũng là nhóm có thu nhập cao hơn. Đối với doanh nghiệp tư nhân thì có chút khác biệt, mức độ ổn định việc làm ở khu vực này thường thấp hơn thể hiện ở tỷ lệ lao động vào/ ra doanh nghiệp khá lớn, do đó, đối tượng bị cắt giảm chủ yếu rơi vào nhóm có thâm niên 2-5 năm (chiếm 56,3%), Các nhóm đối tượng này bị cắt giảm mạnh nhằm giảm gánh nặng chi phí tiền lương mà các doanh nghiệp đang phải hứng chịu do các hoạt Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 20/Quý III - 2009 50 động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ bởi suy thoái. Xét theo ngành, trong số 159 doanh nghiệp cắt giảm lao động thì doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến chiếm 33%, xây dựng: 15,7%, dệt may chiếm 11.3%...; Xét theo khu vực kinh tế thì doanh nghiệp khu vực tư nhân có tỷ lệ cắt giảm lao động cao nhất chiếm 62.7% (xem biểu đồ 4). Biểu đồ 4. Tỷ lệ Dn cắt giảm lao động 13, 13% 62.7, 63% 24.3, 24% DN nhà nước DN tư nhân DN FDI Đa số các doanh nghiệp cắt giảm lao động ở mức dưới 50 lao động, chỉ có 14/159 (8,8%) doanh nghiệp cắt giảm trên 100 lao động. Như vậy theo chính sách hỗ trợ hiện tại (QĐ số 30/2009/QĐ-TTg ngày 23/02/2009 của Chính phủ và TTLT số 06/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 27/02/2009 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính) thì tỷ lệ DN gặp khó khăn do suy giảm kinh tế được hỗ trợ là rất nhỏ. Số doanh nghiệp cắt giảm lao động không biến động nhiều trong năm 2008, 3 tháng đầu năm 2009 và cả năm 2009, điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng ngay từ năm 2008 và tình hình chưa được cải thiện trong 6 tháng đầu năm 2009. Phương thức tiến hành khi cắt giảm lao động Theo kết quả điều tra có 111/156 doanh nghiệp tiến hành cắt giảm lao động có thỏa thuận với đại diện người lao động, 24/111 doanh nghiệp tự quyết định. Như vậy có 71,2% doanh nghiệp có thỏa thuận với đại diện người lao động khi tiến hành cắt giảm lao động. Ngoài ra, có 144/156 (92.3%) doanh nghiệp có thông báo trước với đại diện người lao động và thời gian báo trước từ 1 tuần- dưới 1 tháng và trên 1 tháng. 4.2. Tình trạng bị giảm thu nhập Có 214 doanh nghiệp (12.6%) trong tổng số 1661 doanh nghiệp điều tra cho thấy thu nhập của người lao động bị giảm sút do giảm giờ làm, nghỉ luân phiên, giảm ca, thu hẹp sản xuất. Trong đó doanh nghiệp tư nhân trong nước chiếm 60,6% (xem biểu đồ 5). Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 20/Quý III - 2009 51 Biểu đồ 5. Theo kết quả điều tra, khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân trong nước có tỷ lệ doanh nghiệp giảm thu nhập của người lao động cao hơn (khoảng 13%), khối doanh nghiệp FDI có tỷ lệ doanh nghiệp giảm thu nhập thấp hơn (8%). Kết quả điều tra cho thấy thu nhập của người lao động ở tất cả các ngành sản xuất đều bị giảm. Trong đó ngành khai khoáng có tỷ lệ cao nhất (25.6%), tiếp đến là ngành da giày (19.5%), thương mại, giao thông vận tải, công nghiệp chế biến, chế tạovà thấp nhất là ngành sản xuất nhựa (4%). Nếu xét theo tính chất xuất khẩu, thì khối doanh nghiệp xuất khẩu có tỷ lệ doanh nghiệp giảm thu nhập của người lao động cao hơn khối không xuất khẩu (15.4% và 11.6%). Phương thức tiến hành khi giảm thu nhập của người lao động Theo kết quả điều tra có 135/214 doanh nghiệp tiến hành giảm thu nhập có thỏa thuận với đại diện người lao động khi thực hiện giảm giờ làm hay thu hẹp sản xuất dẫn đến giảm thu nhập, 40/214 doanh nghiệp tự quyết định. Như vậy có 63,08% số doanh nghiệp có thỏa thuận với đại diện người lao động khi tiến hành thu hẹp sản xuất làm giảm thu nhập; Ngoài ra, có 176/214 (chiếm 82.3%) doanh nghiệp có thông báo trước với người lao động và thời gian báo trước từ 1tuần - dưới 1 tháng và trên 1 tháng. 5. Mức độ tiếp cận của các doanh nghiệp đối với các chính sách hỗ trợ 5.1. Mức độ tiếp cận Trong tổng số 1661 doanh nghiệp điều tra, chỉ có 396 DN phản ánh đã nhận được và có kế hoạch nhận sự hỗ trợ của Nhà nước. Như vậy chỉ có một tỷ lệ thấp doanh nghiệp (23.8%) đã nhận được hoặc sẽ nhận sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng. Xét theo loại hình doanh nghiệp, khối doanh nghiệp tư nhân có tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ cao nhất (33.95%), tiếp đến là doanh nghiệp nhà nước (16.4%) và thấp nhất là khối doanh nghiệp FDI (10.4%). Tỷ lê doanh nghiệp có tiền lương bị giảm 19.7, 20% 60.6,% 19.7, 20% DN nhà nước DN tư nhân DN FDI Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 20/Quý III - 2009 52 Biểu đồ 6. 33.95 16.4 10.4 0 5 10 15 20 25 30 35 DN tư nhân DN nhà nước DN FDI Tỷ lệ DN tiếp cận chính sách 5.2. Các dạng hỗ trợ Trong số 396 doanh nghiệp đã nhận hỗ trợ có 12 doanh nghiệp nhận được hỗ trợ tài chính để chi trả lương, đóng BHXH, BHYT hàng tháng cho lao động; 6 doanh nghiệp nhận được hỗ trợ tài chính để chi trả trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc cho lao động bị cắt giảm và 216 doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng và 17 doanh nghiệp nhận được các sự hỗ trợ khác. Dự kiến năm 2009, có 29 doanh nghiệp sẽ nhận hỗ trợ tài chính để chi trả lương, đóng BHXH, BHYT hàng tháng cho lao động; 20 doanh nghiệp sẽ nhận hỗ trợ tài chính để chi trả trợ cấp cho lao động bị cắt giảm, 152 doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng và 17 doanh nghiệp sẽ nhận các sự hỗ trợ khác. 5.3. Các khó khăn doanh nghiệp sẽ phải đối mặt Theo kết quả phản ánh của 1661 doanh nghiệp điều tra, trong thời gian tới các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, ý kiến phổ biến nhất cho rằng đơn đặt hàng giảm (61,04%), không đủ vốn (18,4%) và khó tuyển dụng được lao động phù hợp (20,2%) (xem biểu đồ 7). Biểu đồ 7. Khó khăn của doanh nghiệp 61.04 3.1 18.4 0.05 20.2 Đơn hàng giảm Không đủ khả năng trả lương Không đủ vốn Phải đóng cửa Khó tuyển dụng lao động Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 20/Quý III - 2009 53 III. KẾT LUẬN Những phát hiện chính qua điều tra 1.661 doanh nghiệp trong tháng 4-5/2009 cho thấy: 1. Khủng hoảng kinh tế thế giới tác động tiêu cực tới các doanh nghiệp Việt Nam, bị ảnh hưởng nhiều nhất là khu vực FDI, khu vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp xuất khẩu và những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, tập trung ở 3 vùng kinh tế trọng điểm. 2. Ngay từ năm 2008 đã có nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng thể hiện qua việc giảm quy mô đầu tư, giảm doanh thu và quy mô lao động. Những ngành bị ảnh hưởng sớm nhất là dệt may, da giày, xây dựng, vận tải. 3. Các khó khăn nhất mà doanh nghiệp phải đối mặt là: giảm đơn đặt hàng, không đủ vốn và khó tuyển dụng được lao động phù hợp. 4. Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng đều tìm các giải pháp nhằm tổ chức lại sản xuất và lao động như: luân chuyển lao động giữa các bộ phận, giảm giờ làm, giảm ca làm việc, cho lao động nghỉ luân phiên, cắt giảm lao động, thu hẹp sản xuất dẫn đến giảm thu nhập Một số biện pháp được coi là linh hoạt, tích cực để cố gắng duy trì và giữ được lực lượng lao động ổn định, có tay nghề, gắn bó với doanh nghiệp và phát huy những lợi thế của lực lượng lao động cũ khi sản xuất phát triển trở lại. Có hiện tượng một bộ phận doanh nghiệp đối phó tiêu cực bằng cách cho làm việc cầm chừng, nghỉ không hưởng lương, nghỉ hưởng 70% lương cơ bản, nghỉ luân phiên dài ngày, giảm thu nhập xuống xung quanh mức tiền lương tối thiểu làm người lao động nản lòng, tự nguyện bỏ việc. Như vậy họ không có trong danh sách cắt giảm và cũng không được hưởng trợ cấp mất việc làm theo quy định. Thực trạng này phản ánh thị trường lao động đã tăng tính linh hoạt cho doanh nghiệp nhưng an ninh chưa cao cho người lao động. Cần thiết phải xây dựng hệ thống giám sát và quản lý lao động theo hướng an sinh xã hội, bảo vệ người lao động nhiều hơn nữa. 5. Quy mô cắt giảm lao động tuy không nhiều nhưng nghiêm trọng với những người tay nghề thấp, lao động ngoại tỉnh, thâm niên ít và cả ở những người thâm niên nhiều nhưng tay nghề thấp. 6. Kế hoạch ứng phó được doanh nghiệp chuẩn bị trong thời gian tới tập trung vào: giảm chi phí, đào tạo lại nhân viên, tập trung vào thị trường trong nước, củng cố thương hiệu và tuyển người phù hợp có tay nghề cao. 7. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần tiếp tục bổ sung, sửa đổi theo hướng hỗ trợ cả DN và người lao động bị ảnh hưởng ngay từ năm 2008, hỗ trợ cho cả những DN có số lao động phải giảm dưới 30% hoặc dưới 100 lao động./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdieu_tra_doanh_nghiep_ve_tac_dong_cua_khung_hoang_kinh_te_th.pdf
Tài liệu liên quan