Điều tra tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở heo tại tỉnh An Giang

điều tra tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở heo tại tỉnh an giangTÓM TẮT Thực tế đa số hộ chăn nuôi heo tiêu hao nhiều thức ăn nhưng heo chậm vẫn chậm lớn, để làm rõ thực trạng này, đề tài “Điều tra tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở heo tại tỉnh An Giang” được tiến hành tại huyện Chợ Mới, huyện Phú Tân, huyện Châu Phú của tỉnh An Giang. Thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2005. Chúng tôi kiểm tra 200 mẫu phân heo trong hộ dân ở 4 lứa tuổi (ở mỗi lứa lấy 50 mẫu): heo từ 1 – 2 tháng tuổi, heo 3 – 6 tháng tuổi, trên 6 tháng tuổi, heo sinh sản. Tại lò giết mổ heo tập trung thành phố Long xuyên và thị xã Châu Đốc, chúng tôi mổ khám khảo sát 120 con heo ở lứa tuổi giết mổ theo phương pháp mổ khám từng phần Skrjabin. Kết quả kiểm tra phân cho thấy: - Thành phần loài giun sán ký sinh ở heo tại An Giang gồm 4 loài: (a) Ascaris suum; (b) Fasciolopsis buski; (c) Trichuris suis; (d) Metastrongylus sp. Heo 1 – 2 tháng tuổi nhiễm loài (a), (c); heo 3 – 6 tháng tuổi nhiễm đủ 4 loài; heo trên 6 tháng tuổi nhiễm loài (a), (b), (d); heo sinh sản nhiễm loài (a) và loài (b). - Tỷ lệ nhiễm giun sán trong hộ dân trong tỉnh An Giang khá cao 50,00% - Tỷ lệ nhiễm giun sán ở 4 lứa tuổi khác nhau - Tỷ lệ nhiễm giun sán ở địa bàn các huyện khác nhau: Chợ Mới 57,50%, Phú Tân 48,75%; Châu Phú 37,50%. Kết quả mổ khám tại lò mổ cho thấy: - Tỷ lệ nhiễm giun sán ký sinh ở heo tại Long xuyên là 28,75% và Châu Đốc là 12,50%. - Tỷ lệ nhiễm giun sán ký sinh theo loài (a) 20,83%; (b) 0,83%; (c) 2,50%; (d) 0,83%.

pdf57 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Điều tra tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở heo tại tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRẦN QUANG MINH MSSV: DPN 010733 NGUYỄN VĂN VĨNH MSSV: DPN 010764 ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN SÁN KÝ SINH Ở HEO TẠI TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Th.s Nguyễn Hữu Hưng Th.s Trương Thanh Nhã Tháng 6. 2005 i UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP- TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN SÁN KÝ SINH Ở HEO TẠI TỈNH AN GIANG Do sinh viên Trần quang Minh và Nguyễn Văn Vĩnh thực hiện và đệ nạp Kính Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xét duyệt Long xuyên, ngày……tháng……năm……. GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ths. Nguyễn Hữu Hưng Ths. Trương Thanh Nhã i TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP- TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn đính kèm với tên đề tài: ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN SÁN KÝ SINH Ở HEO TẠI TỈNH AN GIANG Do sinh viên: TRẦN QUANG MINH và NGUYỄN VĂN VĨNH Thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng ngày:………………………………….. Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức:……………………………… Ý kiến của Hội đồng:……………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Long xuyên, ngày…..tháng…..năm 200… DUYỆT Chủ Tịch Hội đồng BAN CHỦ NGHIỆM KHOA NN-TNTN i TIỂU SỬ CÁ NHÂN Họ và Tên: Nguyễn Văn Vĩnh Ngày tháng năm sinh: 1980 Nơi sinh: Thạnh Qưới - Thốt Nốt - Cần Thơ Con Ông: Nguyễn Văn Chùm và Bà: Lê Thị Mạnh Địa chỉ: Ấp Qui lân 6 xã Thạnh Qưới huyện Vĩnh Thạnh TP Cần Thơ Đã tốt nghiệp phổ thông: 1999 - 2000 Vào trường Đại học An Giang năm 2001 học lớp DH2PN2 khoá II thuộc khoa Nông Nghiệp và Tài Nguyên Thiên Nhiên và đã tốt nghiệp kỹ sư ngành Phát Triển Nông Thôn năm 2005. i TIỂU SỬ CÁ NHÂN Họ và Tên: Trần Quang Minh Ngày tháng năm sinh: 19/08/1983 Nơi sinh: Phú Tân An Giang Con Ông: Trần Quang Gốc và Bà: Lê Thị Mỹ Lệ Địa chỉ: Số 50, tổ 03, ấp Bình Trung 2 xã Bình Thạnh Đông huyện Phú Tân tỉnh An Giang Đã tốt nghiệp phổ thông: 2000 - 2001 Vào trường Đại học An Giang năm 2001 học lớp DH2PN2 khoá II thuộc khoa Nông Nghiệp và Tài Nguyên Thiên Nhiên và đã tốt nghiệp kỹ sư ngành Phát Triển Nông Thôn năm 2005. v UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUÊN THIÊN NHIÊN TRẦN QUANG MINH NGUYỄN VĂN VĨNH ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN SÁN KÝ SINH Ở HEO TẠI TỈNH AN GIANG Chuyên nghành: Phát Triển Nông Thôn Mã số: 409 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHANH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO VIÊN HƯỚNG DÃN Ths. Nguyễn Hữu Hưng Ths. Trương Thanh Nhã Tháng 6. 2005 v CẢM TẠ Ban Giám Hiệu Trường ĐHAG Bộ Môn Ký Sinh Trùng của Trường Đại Học Cần Thơ. Thầy Nguyễn Hữu Hưng - Trường ĐHCT đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ trang thiết bị dụng cụ và kỹ thuật để chúng tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Thầy Trương Thanh Nhã - Trường ĐHAG hướng dẫn chúng tôi hoàn thành luận văn này. Thầy cô của Bộ Môn Chăn Nuôi-Thú y, Trường ĐHAG đã truyền đạt kiến thức cho chúng tôi trong suốt khóa học. Ban lãnh đạo và các cán bộ của lò hạ mổ gia súc của AFIEX và lò hạ mổ gia súc của Thị xã Châu Đốc đã tạo điều kiện và giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian lấy mẫu v TÓM TẮT Thực tế đa số hộ chăn nuôi heo tiêu hao nhiều thức ăn nhưng heo chậm vẫn chậm lớn, để làm rõ thực trạng này, đề tài “Điều tra tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở heo tại tỉnh An Giang” được tiến hành tại huyện Chợ Mới, huyện Phú Tân, huyện Châu Phú của tỉnh An Giang. Thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2005. Chúng tôi kiểm tra 200 mẫu phân heo trong hộ dân ở 4 lứa tuổi (ở mỗi lứa lấy 50 mẫu): heo từ 1 – 2 tháng tuổi, heo 3 – 6 tháng tuổi, trên 6 tháng tuổi, heo sinh sản. Tại lò giết mổ heo tập trung thành phố Long xuyên và thị xã Châu Đốc, chúng tôi mổ khám khảo sát 120 con heo ở lứa tuổi giết mổ theo phương pháp mổ khám từng phần Skrjabin. Kết quả kiểm tra phân cho thấy: - Thành phần loài giun sán ký sinh ở heo tại An Giang gồm 4 loài: (a) Ascaris suum; (b) Fasciolopsis buski; (c) Trichuris suis; (d) Metastrongylus sp. Heo 1 – 2 tháng tuổi nhiễm loài (a), (c); heo 3 – 6 tháng tuổi nhiễm đủ 4 loài; heo trên 6 tháng tuổi nhiễm loài (a), (b), (d); heo sinh sản nhiễm loài (a) và loài (b). - Tỷ lệ nhiễm giun sán trong hộ dân trong tỉnh An Giang khá cao 50,00% - Tỷ lệ nhiễm giun sán ở 4 lứa tuổi khác nhau - Tỷ lệ nhiễm giun sán ở địa bàn các huyện khác nhau: Chợ Mới 57,50%, Phú Tân 48,75%; Châu Phú 37,50%. Kết quả mổ khám tại lò mổ cho thấy: - Tỷ lệ nhiễm giun sán ký sinh ở heo tại Long xuyên là 28,75% và Châu Đốc là 12,50%. - Tỷ lệ nhiễm giun sán ký sinh theo loài (a) 20,83%; (b) 0,83%; (c) 2,50%; (d) 0,83%. v MỤC LỤC Tran g CẢM TẠ i TÓM LƯỢC ii MỤC LỤC iii DANH SÁCH BẢNG v DANH SÁCH HÌNH vi Chương 1 MỞ ĐẦU 1 Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2 2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 2.3 Một số đặc tính của loài giun sán ký sinh ở heo 2.3.1 Giun đũa 2.3.2 Giun tóc 2.3.3 Giun phổi 2.3.4 Sán lá 2 3 4 4 5 6 7 2.4 Tác hại của một số loài giun sán ký sinh ở heo 8 2.4.1 Giảm năng suất chăn nuôi 2.4.2 Mối liên hệ giữa bệnh ký sinh trùng với bệnh truyền nhiễm 2.4.3 Ảnh hưởng đến sức khỏe con người 8 9 9 2.5 Giới thiệu sơ lược về tỉnh An Giang 2.5.1 Điều kiện tự nhiên 2.5.2 Điều kiện xã hội 2.5.3 Tình hình về sản xuất nông nghiệp 2.5.4 Tình hình chăn nuôi heo của tỉnh 2.5.5 Tình hình dịch bệnh 9 9 10 10 12 12 Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 13 3.1 Phương tiện 13 3.2 Phương pháp 13 3.2.1 Phương pháp kiểm tra 3.2.1.1 Phương pháp phù nổi 3.2.1.2 Phương pháp lắng cặn 13 14 15 3.2.2 Phương pháp mổ khám và thu thập giun sán 15 3.3 Xử lý số liệu 18 i Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 Kết quả tìm trứng giun sán ở heo 4.1.1 Tỷ lệ nhiễm giun sán ở heo tại tỉnh An Giang 4.1.2 Thành phần loài giun sán ở heo tại tỉnh An Giang 4.1.3 Tỷ lệ nhiễm giun sán theo lứa tuổi heo tại tỉnh An Giang 4.1.4 Thành phần loài giun sán ký sinh theo lứa tuổi ở heo tại tỉnh An Giang 4.1.5 Tỷ lệ nhiễm ghép giun sán ở heo tại tỉnh An Giang 4.2 Kết quả mổ khám heo 4.2.1 Tỷ lệ nhiễm giun sán theo địa bàn 4.2.2 Tỷ lệ nhiễm giun sán theo lớp 4.2.3 Tỷ lệ nhiễm giun sán theo loài 4.2.4 Tỷ lệ nhiễm giun sán theo thể trạng 4.2.5 Tỷ lệ nhiễm ghép giun sán 19 19 19 20 23 24 29 30 30 31 32 33 35 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận 5.1.1 Về phương pháp kiểm tra phân tìm trứng 5.1.2 Về phương pháp mổ khám tìm giun sán 5.2 Kiến nghị 37 37 37 38 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 PHỤ CHƯƠNG 41 x DANH SÁCH BẢNG DANH SÁCH HÌNH Hình số Tựa hình Trang 4.1.1 So sánh tỷ lệ nhiễm giun sán ở heo giữa các huyện của tỉnh An Giang 19 4.1.2 So sánh tỷ lệ nhiễm giữa các loài giun sán ký sinh ở heo 22 4.1.3 So sánh tỷ lệ nhiễm giun sán ở heo theo lứa tuổi 23 4.1.4.1 So sánh tỷ lệ nhiễm Ascaris suum theo lứa tuổi heo. 26 4.1.4.2 So sánh tỷ lệ nhiễm Fasciolopsis buski theo lứa tuổi heo 27 4.1.4.3 So sánh tỷ lệ nhiễm Trichuris suis theo lứa tuổi heo 28 4.1.4.4 So sánh tỷ lệ nhiễm Metastrongylus sp theo lứa tuổi heo 28 4.2.1 So sánh tỷ lệ nhiễm giun sán ở heo tại tỉnh An Giang 33 4.2.2 So sánh tỷ lệ nhiễm giun sán ở heo tại tỉnh An Giang 31 4.2.3 So sánh tỷ lệ nhiễm giun sán theo loài ở heo tại tỉnh An Giang 32 4.2.4 So sánh tỷ lệ nhiễm giun sán theo thể trạng ở heo tại tỉnh An Giang. 35 x Bảng số Tựa bảng Trang 4.1.1 Tỷ lệ nhiễm giun sán ở heo tại tỉnh An Giang 19 4.1.2 Thành phần loài giun sán ở heo 21 4.1.3 Tỷ lệ nhiễm giun sán theo lứa tuổi 23 4.1.4 Thành phần loài giun sán ở heo 25 4.1.5 Tỷ lệ nhiễm ghép giun sán theo lứa tuổi heo tại tỉnh An Giang 29 4.2.1 Tỷ lệ nhiễm giun sán ở heo theo địa bàn điều tra 30 4.2.2 Tỷ lệ nhiễm giun sán theo lớp ở heo tại tỉnh An Giang 31 4.2.3 Thành phần loài giun sán giun sán ký sinh ở heo 32 4.2.4 So sánh thể trạng heo nhiễm giun sán tại tỉnh An Giang 34 4.2.5 Tỷ lệ nhiễm ghép giun sán ở heo tại tỉnh An Giang. 36 Chương 1 M UỞ ĐẦ Từ lâu chăn nuôi heo đã là một nghề quen thuộc đối với người dân An Giang. Trong đó chăn nuôi heo ngày càng chiếm ưu thế và phát triển mạnh. Các trại chăn nuôi và các nông hộ đã cải tiến kỹ thuật chăn nuôi, nhập các giống mới có tỷ lệ nạc cao và chất lượng thịt tốt từ các nước có ngành chăn nuôi tiên tiến… Với những cố gắng đó các nhà chăn nuôi đã nâng được hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên vấn đề dịch bệnh vẫn là nổi lo của người chăn nuôi vì một mặt nó làm giảm khả năng sinh trưởng và phát triển, mặt khác nó làm giảm hiệu quả kinh tế. Do đó phương thức chăn nuôi và phòng bệnh cho heo cần phải được quan tâm đặt biệt hơn. Phương thức chăn nuôi không hợp lí làm cho heo dễ mắc các bệnh do virus, vi khuẩn… đặc biệt là bệnh ký sinh trùng. Heo mắc bệnh này làm giảm khả năng sinh trưởng, phát triển và mất sức đề kháng. Những năm gần đây kỹ thuật chăn nuôi heo ở tỉnh ta ngày càng phát triển, các hộ chăn nuôi đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác phòng và trị bệnh truyền nhiễm cho đàn heo nuôi, còn bệnh giun sán gây ra hầu như chưa được quan tâm đối với người chăn nuôi nhưng nó gây ra nhiều tổn thất… Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài:” Điều tra tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở heo tại tỉnh An Giang”. Mục đích: - Nắm được tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở heo tại địa bàn tỉnh An Giang. - Thành phần loài giun sán ký sinh chủ yếu. - Từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng qui trình phòng trị bệnh giun sán ở heo của tỉnh sau này. 1 Chương 2 L C KH O TÀI LI UƯỢ Ả Ệ 2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Trên thế đã có một số công trình nghiên cứu về ký sinh trùng họtập trung vào nghiên cứu vào phân loại như: Skrjabin (1925) đã mô tả tỉ mỉ về các đặc điểm của 42 loài giun sán trên thế giới và đã chỉ ra những loài gây tác hại nhiều cần tập trung phòng ngừa. Drozaka (1930) cho biết có 79 loài giun sán ký sinh ở heo trên thế giới. Sprehm (1957) đã mô tả 74 loài giun sán ký sinh ở heo nhà và heo rừng và cho biết sự phân bố của những loài giun sán này. Dzarezynski (1959) cho biết có 79 loài giun sán ký sinh ở heo. Oslov (1958) cho biết có 73 loài giun sán ký sinh ở heo, quá trình gây bệnh của chúng và phương pháp phòng trị. Erchov (1963) cho biết có 58 loài giun sán ký sinh ở heo quá trình gây bệnh và phương pháp phòng trị, Mosgovoi (1967) cho biết có 139 loài giun sán ký sinh ở heo nhà và heo rừng trên thế giới. Trong đó Trematoda 29 loài, Cestoda 16 loài, Nematoda 93 loài và Acanthocephala 1 loài. Dinon (1961) thống kê 450 trường hợp người bị gạo heo thì có 21,6 % người có sán trưởng thành. Những nghiên cứu trước đây có các loài được phát hiện như: + Trematoda Lankaster (1857) Looss (1899) phát hiện loài Fasciolopsis buski ký sinh ở ruột non heo nhà, heo rừng được tìm thấy ở Mã Lai, Thái Lan. Lewis và Meconnal (1876) phát hiện loài Gastrodiscoides hominus ký sinh ở ruột non heo nhà được tìm thấy ở Thái lan, Ấn Độ. + Cestoda Batsch (1786) phát hiện loài Echinococcus granulosus ký sinh ở ruột heo nhà, được tìm thấy khắp nơi trên thế giới. Pallas (1766) phát hiện loài Taenia hydatigena ký sinh ở ruột heo, được tìm thấy khắp nơi trên thế giới. + Nematoda Wedl (1856) phát hiện loài Strongloides papillosus ký sinh ở ruột heo, được tìm thấy khắp nơi trên thế giới. 2 Schrank (1788) phát hiện loài Trichuris suis ký sinh ở ruột già heo nhà, heo rừng, được tìm thấy khắp nơi trên thế giới. Schwartz và Alicata (1930) phát hiện loài Strongyloides ransoni ký sinh ở ruột heo nhà heo rừng được tìm thấy khắp nơi trên thế giới. Goeze (1782) phát hiện loài Ascaris suum ký sinh ở ruột heo, được tìm thấy khắp nơi trên thế giới. 2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam việc nghiên cứu giun sán ký sinh ở heo đã được tiến hành từ những năm đầu của thế kỷ 20. Trong đó có một số tác giả như: Trịnh Văn Thịnh, Dương Công Thuận (1959-1960) đã xét nghiệm phân trên 2200 heo cho biết tỷ lệ nhiễm Ascris suum là 5,6% , Trichuris suis 2,3% heo ở 6 tháng tuổi nhiễm giun tròn nặng nhất với tỷ lệ 49-65,9%. Iacovlev (1963) thí nghiệm ở nông trường Đồng Giao cho biết mỗi một sán lá ruột Fasciolopsis buski làm giảm 56 g thịt trong một tháng. Nguyễn văn Quang (1966) cho biết heo nhiễm Fasciolopsis buski trung bình giảm tăng trọng từ 1-3 kg/tháng. Bùi Lập (1965,1967,1979) đã tiến hành nghiên cứu về giun sán ở miền Bắc Việt Nam qua phương pháp mổ khám của viện sĩ Skrjabin trên 140 heo nhận thấy có 33 loài giun sán trong đó lớp Trematoda 8 loài 6 giống, lớp Cestoda 4 loài 3 giống, lớp Acanthocepphala 1 loài 1 giống, lớp Nematoda 20 loài 6 giống. Phan Địch Lân (1974) cho biết ở nước ta khắp các vùng heo đều bị nhiễm giun đũa, heo nhiễm sán lá ruột từ 20-50,1% với cường độ nhiễm từ 1- 283 sán/cơ thể, có một số trường hợp cơ sở chăn nuôi 100% heo bị nhiễm sán (Trại Cộng Hòa, Nông Trường Thống Nhất). Nguyễn Đăng Khải, Nguyễn Đăng Nhượng (1975) tiến hành mổ khám 89 heo ở Quảng Nam, Quảng Ngải, Bình Định cho biết có 11 loài giun sán ký sinh ở heo, trong đó Ascarops strongylina 38,2-50%, Ascaris suum 36 – 58%. Trịnh Văn Thịnh (1978) cho biết các loài giun sán và bệnh giun sán ở gia súc gia cầm Việt Nam là trong thời gian theo mẹ heo con bị bệnh Strongyloides papillosus sụt cân ít nhất là 0,24kg trung bình 1kg/con, cao nhất 3,4kg/con so với heo đối chứng không bị nhiễm. 3 Lương Văn Huấn (1995) mổ khám toàn diện theo tuổi, 891 heo tại 12 tỉnh thành cho biết các loài nhiễm chủ yếu là Echinostoma malayanum 10,10%, ấu trùng Taenia hydatigena 31,80%, Ascaris suum 55%, Ascarops dentata 17,50%, A. strongylina 10,50% 2.3 Đặc tính một số loài giun sán ký sinh ở heo 2.3.1 Giun đũa (Ascaris suum) - Vòng đời phát triển: không cần ký chủ trung gian, giun Ascarissuum ký sinh trực tiếp trên ký chủ nếu heo nuốt phải trứng giun đũa gây bệnh rồi phát triển thành giun trưởng thành. - Ký sinh ở ruột non lợn, màu trắng sữa, hình ống, hai đầu hơi nhọn. Giun đực dài 12 – 25 cm, đường kính 3mm. Giun cái dài 30 – 35 cm, đường kính 5 – 6 mm. Giun đực nhỏ đuôi cong về mặt bụng, đuôi giun cái thẳng. - Tác hại: Thời kỳ ấu trùng hay trưởng thành đều gây bệnh khi ấu trùng ở ruột chui vào thành ruột, gây tổn thương mở đường cho vi khuẩn vào cơ thể. Khi ấu trùng giun đũa qua phổi làm cho bệnh suyễn lợn càng nặng hơn và tỷ lệ phát bệnh có thể tăng gấp 10 lần. Theo Underdall (1957) nếu cho heo khỏe nhiễm trứng, sau 5 ngày cho nhiễm virus suyễn thì bệnh tích ở phổi rộng gấp 10 lần so với heo chỉ bị suyễn. Khi ấu trùng theo máu về gan, dừng lại ở mạch máu gây ra lấm tấm xuất huyết, đồng thời gây hủy hoại tế bào gan, ấu trùng từ mạch máu phổi di chuyển tới phế bào nên mạch máu bị vỡ, ở phổi có nhiều điểm xuất huyết. Khi ấu trùng di hành qua phổi gây ra viêm. Ấu trùng 4 di hành độ 2 – 3 tuần, khi thành giun trưởng thành thì tác dụng gây viêm giảm dần. Khi giun trưởng thành ở ruột non làm niêm mạc bị loét và đau bụng khi quá nhiều làm tắc và thủng ruột. Ngoài ra trong quá trình trao đổi chất giun còn thải cặn bả gây độc làm heo gầy còm chậm lớn. 2.3.2 Giun tóc (Trichuris suis) - Vòng đời phát triển: Giun cái đẻ trứng trong ruột già của ký chủ, trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thuận lợi 15 – 28 ngày trứng sẽ phát triển thành trứng gây nhiễm, nhiệt độ càng thấp sự phát triển càng chậm, trứng này theo thức ăn nước uống vào đường tiêu hóa ký chủ, ấu trùng được nở ra rồi chui vào niêm mạc ruột già phát triển thành giun trưởng thành. Thời gian hoàn thành vòng đời trong cơ thể tùy loài giun tóc. Chu kỳ 45 – 47 ngày Giun sống ở ruột heo 114 ngày. Hình thái giống roi ngựa hoặc sợi tóc màu trắng có thể chia làm 2 phần rõ rệt. Phần sau ngắn và to, bên trong là ruột và cơ quan sinh sản. - Giun đực dài 20 – 52 mm, phần đuôi cuộn tròn lại, chỉ có một gai giao hợp dài 5 – 7 mm. Giun cái dài 39 – 53 mm đuôi thẳng. − Tác hại: phần đầu của giun tóc cắm sâu vào niêm mạc ruột, gây tổn thương, mở đường cho vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể ký chủ. Ngoài ra trong quá trình sống giun tóc thải cặn bã và độc tố làm con vật trúng độc. 5 2.3.3 Giun phổi (Metastrongylus sp) Vòng đời phát triển: bệnh truyền qua ký chủ trung gian (gián tiếp). Giun cái đẻ trứng ở khí quản rồi tới hầu, ruột và theo phân ra ngoài. Nếu giun nuốt phải trứng và ấu trùng sẽ trở thành ấu trùng gây nhiễm. Nếu heo ăn phải ấu trùng gây nhiễm loại giun đất thì ấu trùng vào cơ thể và trở thành giun trưởng thành, giun trưởng thành hoàn thành vòng đời cần 45 – 50 ngày - Hình thái: giống sợi chỉ màu trắng hoặc vàng nhạt. Gồm 3 loài chính sau: Metastrongylus sp: - Giun đực dài 12 – 26 mm, túi giao hợp nhỏ. - Gai giao hợp dài giống sợi chỉ dài 3,87 – 5,53 mm - Đầu mút của gai có móc nhỏ, không bánh lái - Giun cái dài 20 – 30 mm. Đuôi cong về phía bụng. Trứng dài 0,04 – 0,054 mm x 0,032 – 0,044 mm, hình bầu dục. Trong trứng có ấu trùng. M. pudendotectus : - Giun đực dài 16 – 18 mm giun cái 19 – 37 mm 6 - Túi giao hợp lớn - Gai giao hợp ngắn 1,2 – 1,4 mm - Có bánh lái gai giao hợp - Giun cái đuôi thẳng M.salmi: - Giun đực dài 14 – 17 mm gai giao hợp giống nhau, dài 2,20 – 2,37 mm. Giun cái dài 40 mm, trứng dài 0,040 – 0,050 x 0,032 – 0,040 mm. - Tác hại: Khi ấu trùng di hành phá hoại thành ruột, hạch lâm ba mạch máu và tổ chức phổi mang vi khuẩn vào các tổ chức đó. Ngoài ra, giun tiết độc tố vào máu làm con vật trúng độc, heo con chậm lớn, sức đề kháng giảm sút dễ mắc các bệnh khác, heo con có thể bị chết. 2.3.4 Sán lá (Fasciolopsis buski) - Ký sinh ở ruột non đôi khi thấy ở ruột già và bao tử. Phân bố nhiều ở các tỉnh phía bắc và một số tỉnh miền trung, các tỉnh miền tây có tỷ lệ nhiễm rất thấp 3,4 % (Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương, 1990). - Fasciolopsis buski có màu đỏ, dày, kích thước 20 – 75 mm x 8 – 20 mm. Giác bám bụng và giác bám miệng gần nhau, giác bụng lớn hơn giác miệng, thân có nhiều lông tơ trong suốt xếp thành hàng ngang, hầu và thực quản ngắn nối liền với manh tràng, cơ quan sinh dục đực và cái cùng trên một cơ thể sán. 7 - Theo Đặng Văn Ngữ (1940) sán được lấy ở nhiều heo khác nhau thì kích thước khác nhau, trái lại ở cùng một heo thì hầu như sán trưởng thành có cùng một kích thước. - Theo Iacovlev (1963) kích thước sán lá ruột không đổi trên những heo khác nhau. - Trứng sán có màu vàng chanh, ở giữa phình to, hai đầu thon nhỏ, đầu nhỏ có một nắp trứng màu vàng, bên trong chứa đầy tế bào phôi, kích thước 0,125 – 0,147 x 0,063 – 0,084 mm. - Sán phát triển gián tiếp có sự tham gia vật chủ trung gian là ốc nước ngọt Planorbis planorbis, Segmentina calathus... Sán trưởng thành đẻ trứng trong ruột non heo, trứng theo phân thảy ra ngoài gặp môi trường nước ở nhiệt độ 27 – 32oC sau 14 – 15 ngày phát triển thành Miracidium (mao ấu) chui ra khỏi trứng. Miracidium có thể sống ở ngoài môi trường từ 6 – 8 giờ, sau đó xâm nhập vào ốc để biến thành Sporocyts (bào ấu), sau 9 – 10 ngày hình thành Rediae (lôi ấu) mẹ ở trong gan tụy của ốc sau đó sinh ra Rediae con, Rediae con phát triển thành Cercaria (vĩ ấu), sau đó Cercaria chui ra khỏi ốc, chúng bám vào cây cỏ thủy sinh 1 – 3 giờ rụng đuôi tạo kén Adolescariae (nang ấu), khi heo ăn phải kén này sau 84 – 96 ngày sẽ phát triển thành sán trưởng thành ở ruột non (Phạm Văn Khuê, 1982). 2.4 Tác hại của một số loại giun sán ký sinh ở heo - Một số bệnh ký sinh trùng khi phát sinh có khả năng lây lan mạnh, bệnh lưu hành ở từng vùng làm gia súc gia cầm cảm nhiễm ở với tỷ lệ cao gây tử vong lớn (nhất là gia súc non). Phần lớn ký sinh trùng gây bệnh cho súc vật ở thể mãn tính ít gây chết nhưng thiệt hại của nó rất lớn. Những thiệt hại thường thấy là: 2.4.1 Giảm năng suất chăn nuôi - Hầu hết ký sinh trùng trong cơ thể heo tác động lên các cơ quan nội tạng gây những biến loạn cơ giới tắc vỡ các khí quan hình ống: ruột, ống mật, mạch máu ... cướp đoạt chất dinh dưỡng và tiết độc tố tác động lên cơ thể ký chủ, tác động ký sinh do nhiều loài giun sán có giác bám và móc (Taenia Raillietina….) làm tổn thương nơi ký sinh, làm thủng, rách gây tróc niêm mạc, xuất huyết. Ngoài ra ấu trùng di hành trong cơ thể làm phá vỡ những tổ 8 chức nơi chúng đi qua, đồng thời làm cho gia súc còi cọc chậm lớn có khi tử vong. Heo bị nhiễm nhiều giun đũa, khả năng cho sản phẩm giảm tới 30%. Heo nhiễm sán lá ruột, lượng thịt giảm rõ rệt so với heo không nhiễm, mỗi sán lá ruột có khả năng làm giảm 60 - 90 gam thịt/tháng. Giun lươn làm tốc độ sinh trưởng của heo con giảm từ 30 - 35%. - Trung bình một sán lá làm giảm 1,86 - 2,5g thịt/ngày (Phạm Văn Khuê- Phan Lục, 1996). - Bệnh giun đũa làm giảm 30% sản lượng thịt, bệnh sán lá ruột làm giảm 1 - 2 kg tăng trọng/tháng (Trịnh Văn Thịnh, 1987). 2.4.2 Mối liên hệ giữa bệnh ký sinh trùng với bệnh truyền nhiễm Heo bị bệnh giún sán ký sinh thường ghép thêm nhiều bệnh khác vì: - Dạng trưởng thành và ấu trùng của ký sinh trùng gây tổn thương nhiều khí quan trong cơ thể mở đường cho các bệnh khác kế phát. - Khi súc vật mắc bệnh ký sinh trùng sức đề kháng giảm tạo điều kiện cho bệnh truyền nhiễm khác phát sinh. - Ấu trùng giun lươn Strongyloides.sp mang vi khuẩn bệnh đóng dấu heo. - Ấu trùng giun Metastrongylus elongatus quá trình di hành có thể mang theo vi trùng gây viêm phổi và mang siêu vi khuẩn của bệnh cúm (Shope 1941, 1984). 2.4.3 Ảnh hưởng đến sức khỏe con người - Ngoài những thiệt hại về kinh tế, một số ký sinh trùng vừa gây bệnh cho súc vật, đồng thời lại gây bệnh cho người như: gạo heo (cysticercus cellulosae), (Echinococus granulous) (Phạm Văn Khuê, Phan Lục, 1996) - Người nhiễm sán lá ruột sẽ thiếu máu, gầy còm, đau bụng, tiêu chảy, phù toàn thân, nặng có thể bị chết (Trang Bạch, 1956). Trong số 65 bệnh nhân bị nhiễm sán lá ruột thì tỷ lệ chết 21,50%. 2.5 Giới thiệu sơ lược tỉnh An Giang 2.5.1 Điều kiện tự nhiên của An Giang - Đông giáp tỉnh Đồng Tháp - Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang 9 - Nam giáp tỉnh Cần Thơ - Bắc Tây Bắc giáp Campuchia - Nhiệt độ trung bình năm 270C - Nhiệt độ cao nhất là 28,3oC vào tháng 4 - Nhiệt độ thấp nhất là 25,50C vào tháng 1 - Lượng mưa trung bình năm 1132 mm - Lượng mưa cao nhất 1800 mm - Lượng mưa thấp nhất 700 mm - Số giờ nắng trong năm 2400 giờ/năm - Số giờ nắng cao nhất 10 giờ/ngày 2.5.2 Điều kiện xã hội Đơn vị hành chánh: - Diện tích 3424 km2 - Dân số 2083571 2.5.3 Tình hình về sản xuất nông nghiệp - Diện tích gieo trồng 512 .460 ha (1999) - Diện tích đất nông nghiệp 256.179 ha - Diện tích lúa cả năm 234.186 ha (2000) - Đàn heo 62.080 con (2005) - Lao động nông nghiệp có 716.179 lao động (1991) 1 BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH AN GIANG 1 2.5.4 Tình hình chăn nuôi heo của tỉnh Chăn nuôi heo ở tỉnh An Giang hiện nay chủ yếu là chăn nuôi ở hộ gia đình. Phương thức chăn nuôi gồm nhốt chuồng, thả rong, cột chân hoặc làm chuồng trên ao hồ. Nguồn thức ăn chủ yếu là: cặn bún, cặn bột, hèm rượu và thức ăn thừa từ nhà bếp…rau lang, rau muống, bèo…và bổ sung thêm thức ăn hổn hợp. Các giống heo chủ yếu là là giống Yorkshire, Landrace, Duroc và heo địa phương. Việc chăm sóc và vệ sinh thú y chưa tốt, chưa xử lí phân và nước thải. Công tác tẩy trừ giun sán cho heo còn lẻ tẻ nhưng chưa thực hiện đúng quy trình tẩy trừ giun sán cho heo. 2.5.5 Tình hình dịch bệnh trong tỉnh - Tình hình dịch bệnh trong những năm qua thường xảy ra ít chủ yếu là các bệnh như: Lở mồm long móng, dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn, E.coli … - Hàng năm Chi cục thú y triển khai hai đợt tiêm phòng đối với các bệnh như: dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn, lở mồm long móng. Người chăn nuôi đã có ý thức được lợi ích của việc tiêm phòng cho heo, riêng các bệnh do giun sán gây ra người chăn nuôi chưa quan tâm và nhận thức hết tác hại do giun sán gây ra. 1 Chương 3 V T LI U VÀ PH NG PHÁP NGHIÊN C UẬ Ệ ƯƠ Ứ 3.1 Phương tiện Thiết bị: - Kính lúp - Kính hiển vi - Kéo - Dao - Đĩa petri - Ống nghiệm - Buồng đếm - Lame và lamella Hoá chất: - Muối NaCl - Nước cất - Cồn - Formol Vật tư: Bọc nylon, dây thun, bao tay, bình trữ lạnh. Văn phòng phẩm: - Giấy A4 - Sổ ghi chép - Bút bi, bút chì 3.2 Phương pháp: 3.2.1 Phương pháp kiểm tra phân + Địa bàn điều tra Chúng tôi tiến hành lấy mẫu phân heo ở ba huyện của tỉnh An Giang là Chợ Mới, Phú Tân, Châu Phú.Trong đó mỗi huyện tiến hành lấy mẫu ở 4 xã, mỗi xã lấy 5 mẫu cho một lứa tuổi. Chúng tôi lấy mẫu ở những huyện này là do người dân nuôi với số lượng nhiều và tương đối đồng đều theo lứa tuổi và đại diện cho ba vùng cách biệt bởi sông ngòi. + Đối tượng điều tra 1 - Heo nuôi tại các nông hộ với các nguồn giống là giống nội tại địa phương. Heo được điều tra ở các lứa tuổi: + 1- 2 tháng tuổi + 3 – 6 tháng tuổi + > 6 tháng tuổi + Heo sinh sản + Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí như sau: Địa điểm điều tra N * Mẫu khảo sát phân bố theo lứa tuổi (con) 1–2 tháng 3–6 tháng > 6 tháng Sinh Sản Chợ Mới 80 20 20 20 20 Phú Tân 80 20 20 20 20 Châu Phú 40 10 10 10 10 N*: Tổng số mẫu được điều tra theo địa bàn (con) + Cách lấy phân - Ta dùng bọc nylon trùm vào tay rồi lấy phân heo vừa mới thải ra trọng lượng khoảng 20 g, sau đó ta lộn bọc ngược lại và dùng dây thun buộc bọc nylon lại. Ghi ký hiệu mẫu rồi cho vào thùng trữ lạnh. Cách này có thể bảo quản phân trong thời gian 2 đến 3 ngày. Nếu muốn bảo quản lâu 5 đến 7 ngày thì nhỏ 1 – 2 ml formol 10 %. 3.2.1.1 Dùng phương pháp phù nổi của Willis ( 1927) Nguyên lí của phương pháp này là lợi dụng tỷ trọng của dung dịch muối bảo hòa NaCl lớn hơn tỷ trọng của trứng giun tròn (Dung dịch muối bảo hòa có tỷ trọng d = 1,18 – 1,2) sẽ đẩy trứng giun nổi trên bề mặt dung dịch đó. + Cách pha muối bảo hòa NaCl 450g Nước cất 1000ml Ta dùng kẹp hoặc đũa thủy tinh lấy 5 – 10 gam phân cho vào lọ peni khoảng ½ lọ, sau đó cho dung dịch muối bảo hòa vào lọ và dùng đũa thủy tinh khuấy đều, rồi vớt cặn nổi trên mặt dung dịch bỏ đi, cho thêm dung dịch 1 và điều chỉnh dung dịch đến bằng miệng của lọ peni. Đậy lên miệng lọ một lam kính sao cho mặt dung dịch vừa tiếp xúc với lam kính này, để yên 15 - 20 phút, lấy lam kính ra và đặt lên một phiến kính quan sát dưới kính hiển vi để tìm và định danh trứng giun sán. 3.2.1.2 Phương pháp lắng cặn của Benedeck (1943) Trứng của một số loài sán lá sán dây có tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng của nước, do đó trứng sẽ lắng xuống đáy dung dịch. - Lấy 10 – 15gam phân cho vào cốc thủy tinh cho nước vào gần đầy dùng đủa thuỷ tinh khuấy đều lọc qua rây lược vào một cốc khác, để yên trong 10 – 15 phút. - Gạn nhẹ lớp nước trên đi và lại cho nước sạch vào để yên 10-15 phút nữa, lập lại như vậy đến khi lớp nước phía trên trong. - Gạn lớp nước trong ở trên và để cặn lại, cho vào đĩa petri soi dưới kính hiển vi để tìm và định danh trứng giun sán. + Chỉ tiêu theo dõi - Tỷ lệ nhiễm giun sán ký sinh trên tổng số heo điều tra - Tỷ lệ nhiễm giun sán ký sinh theo lứa tuổi heo ở các địa bán điều tra - Thành phần loài giun sán ký sinh ở heo được phát hiện ở heo điều tra + Thời gian ghi nhận số liệu Lấy phân và phân tích phân được tiến hành từ ngày 2 tháng 3 đến ngày 15 tháng 3 năm 2005 3.2.2 Phương pháp mổ khám và thu thập giun sán Áp dụng phương pháp mổ khám từng phần của Viện sĩ Skrjabin để thu thập các loài giun sán trên heo. + Địa bàn nghiên cứu: tại lò hạ mổ gia súc thuộc công ty AFIEX và lò mổ của thị xã Châu Đốc. + Đối tượng nghiên cứu Tất cả các giống heo được giết mổ có nguồn gốc tại địa bàn tỉnh An Giang. Số lượng heo để nghiên cứu là 120 con ở lứa tuổi hạ thịt. Trong đó lò mổ AFIEX 69 con, lò mổ Châu Đốc 51 con. + Cách theo dõi : 1 - Lập sổ mổ khám để ghi nhận số lượng giun sán thu lượm trong quá trình mổ khám. - Cách ghi nhãn +Kỹ thuật kiểm tra khi giết mổ Kiểm tra bên ngoài xem da lông, niêm mạc, thể trạng: gầy, trung bình, mập, ốm. Sau khi giết mổ tiến hành kiểm tra các cơ quan bên trong như: - Thực quản: Dùng kéo cắt dọc đường tiêu hóa kiểm tra niêm mạc nếu thấy sưng hoặc có mủ thì kiểm tra kỹ nơi đó, dùng dao giải phẫu hoặc dung phiến kính nạo toàn bộ niêm mạc thực quản lần lượt cho lên phiến kính ép giữa 2 phiến kính trong suốt, soi dưới kinh hiển vi hoặc kính lúp. - Dạ dày: Dùng kéo cắt dọc theo chiều cong của dạ dày, cho chất chứa vào thùng nước, sau đó cho nước vào rồi tiến hành dội rửa lắng cặn nhiều lần cho đến khi nước trong suốt, lấy đóng cặn soi dưới kính lúp. Chú ý lộn dạ dày ra xem phần niêm mạc bên trong có giun sán bám vào không. Nếu có thì thu thập và bảo quản. - Ruột non: Ta dùng hai ngón tay kẹp lấy ruột rồi vuốt lấy chất chứa bên trong cho vào xô lắng cặn, lặp lại như vậy 5 – 6 lần cho đến khi thấy nước trong xô trong thì ngưng lại. Tiếp đó cho vào khay để tìm giun sán và bảo quản. - Ruột già và manh tràng: Lấy chất chứa bên trong cho vào xô dội nước lắng cặn nhiều lần, sau đó cho vào khay để nhặt giun sán. Đồng thời lộn niêm mạc ruột ra ngoài để kiểm tra. - Gan: Dùng kéo cắt dọc tĩnh mạch gan, ống dẫn mật, quan sát bên ngoài để tìm giun sán. - Tim: Quan sát tìm gạo heo 1 Số thứ tự……………. Trọng lượng heo……. Số lượng ký sinh……. Địa điểm……………. Ngày lấy mẫu………. - Phổi: Kiểm tra, sờ nắn phổi thấy phổi xẹp, dính rìa sau thùy hoành của phổi, nhất là rìa phổi tìm giun phổi. Trường hợp phổi nhiễm giun ta thấy rìa phổi có màu trắng nổi rõ trên mặt phổi, các tiểu thùy này thường dai chắc hơn bình thường, cắt ngang ta thấy giun phổi ở trong phế quản. - Thận: Ta kiểm tra lớp mỡ xung quanh và mổ bể thận tìm giun thận. + Thu thập và bảo quản Mẫu sau khi thu thập được đưa vào nước muối sinh lý 0,9% để rửa và đếm số lượng giun sán sơ bộ cho vào lọ bảo quản, đối với sán lá, sán dây, bảo quản trong cồn 700, giun tròn được bảo quản trong dung dịch Barbagallo. Dung dịch Barbagallo: - Formol 30ml - NaCl 7,5g - Nước cất 970ml + Phương pháp xử lí để phân loại - Đối với giun tóc: lấy 2 - 3 con trãi lên một phiến kính rồi nhỏ Glyxerin lên phiến kính lấy lam kính đậy lại, ghi ký hiệu mẫu giun sán và soi dưới kính hiển vi để phân loại. - Đối với giun phổi thì cách làm cũng tương tự như giun tóc. - Đối với sán lá: làm sạch rồi dùng hai lam kính ép lại nhỏ vài giọt Glyxerin vào rồi lấy dây thun cột chặt một đầu của lam kính, ghi kí hiệu mẫu rồi soi dưới kính hiển vi để phân loại. +Phân loại Tất cả mẫu trứng giun sán và ký sinh trùng được đưa vào phòng thí nghiệm để định danh phân loại theo phương pháp của Nguyễn Thị Lê, Nguyễn Thị Kỳ, Phan Thế Việt (1977). + Chỉ tiêu theo dõi - Tỷ lệ nhiễm giun sán ký sinh ở heo - Xác định thành phần loài giun sán ký sinh ở heo - Tỷ lệ nhiễm giun sán theo thể trạng heo + Thời gian ghi nhận số liệu 1 Điều tra tình hình nhiễm giun sán ký sinh bằng phương pháp mổ khám được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2005 3.3 Xử lý số liệu Số liệu được tính toán qua phương pháp phân tích thống kê sinh học, sử dụng phần mềm Excel 5.0, Chi square (2) Công thức tính tỷ lệ nhiễm: - T l nhi m (%) =ỷ ệ ễ 1 Số mẫu nhiễm x 100 Số mẫu kiểm tra Chương 4 K T QU VÀ TH O LU NẾ Ả Ả Ậ 4.1 Kết quả tìm trứng giun sán ở heo 4.1.1 Tỷ lệ nhiễm giun sán ở heo tại tỉnh An Giang. Chúng tôi tiến hành kiểm tra 200 mẫu phân heo bao gồm 80 mẫu phân ở huyện Chợ Mới, 80 mẫu phân ở huyện Phú Tân và 40 mẫu phân ở huyện Châu Phú. Kết quả được ghi nhận qua bảng và biểu đồ sau: Bảng 4.1.1: Tỷ lệ nhiễm giun sán ở heo tại các huyện của tỉnh An Giang Địa điểm Số mẫu điều tra (con) Số mẫu nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Chợ Mới 80 46 57,50 Phú Tân 80 39 48,75 Châu Phú 40 15 37.50 Tổng cộng 200 100 50,00 57.50 48.75 37.50 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 Chợ Mới Phú Tân Châu Phú Địa điểm Tỷ lệ n hi ễm % Biểu đồ 4.1.1 So sánh tỷ lệ nhiễm giun sán ở heo giữa các huyện của tỉnh An Giang Qua bảng 4.1.1, chúng tôi nhận thấy heo nuôi tại các nông hộ của tỉnh An Giang nhiễm giun sán với tỷ lệ 50%. Kết quả này phù hợp với kết quả của Trần Thị Thanh Thúy (1999) với tỷ lệ 51,50%. Trong đó nơi nhiễm cao nhất là huyện Chợ Mới chiếm tỷ lệ 57,50%, kế đến là huyện Phú Tân chiếm tỷ lệ 48,75% và thấp nhất là huyện Châu Phú chiếm tỷ lệ 37.50%. Chúng tôi nhận thấy không có sự sai khác lớn về tỷ lệ nhiễm giun sán ở heo nuôi tại các nông hộ của tỉnh An Giang.Điều này cho thấy: 1 - Vì 3 địa điểm điều tra là huyện Chợ Mới, huyện Phú Tân, huyện Châu Phú của tỉnh An Giang tương đối gần nhau. - Các yếu tố thời tiết khí hậu như: nhiệt độ, ẩm độ, thời gian chiếu sáng,…gần giống nhau. - Địa hình: đất đai sông rạch ao hồ cây trồng cũng tương tự nhau. - Về hình thức chăn nuôi và giống heo nuôi cũng giống nhau. 4.1.2 Thành phần loài giun sán ký sinh ở heo tại tỉnh An Giang. 2 Bản g 4.1.2 Thàn h phần loài giun sán kí sinh ở heo tại tỉnh An Gian g N hi ễ m th eo đị a bà n đi ều tr a Ch âu Ph ú TLN (%) 37 ,5 0 7, 50 0 1, 25 SMN (con) 15 3 0 1 Ph ú Tâ n TLN (%) 40 ,0 0 12 ,5 0 2, 50 0 SMN (con) 32 11 2 0 Ch ợ M ới TLN (%) 55 ,0 0 5, 00 3, 75 1, 25 SMN (con) 44 4 1 1 TLN (%) 45 ,5 0 9, 00 1, 50 1, 00 SMN (con) 91 18 3 2 Ghi chú : SMN : Số mẫu nhiễm TLN : Tỷ lệ nhiễm F M 2 45.50 9.00 1.50 1.00 0.00 20.00 40.00 60.00 Ascaris suum Fasciolopsis buski Trichuris suis Metastrongylus sp Loài Tỷ lệ n hi ễm % Biểu đồ 4.1.2 So sánh tỷ lệ nhiễm giữa các loài giun sán ký sinh ở heo Qua đó chúng tôi nhận thấy heo nuôi tại các nông hộ của tỉnh An Giang nhiễm 4 loài giun sán ký sinh: Ascaris suum, Fasciolopsis buski, Trichuris suis Metastrongylus sp. Trong đó Ascaris suum có tỷ lệ nhiễm cao nhất 45,5% kế đó là Fasciolopsis buski 9%, Trichuris suis 3% và Metastrongylus sp nhiễm tỷ lệ thấp nhất 1%. Chúng tôi nhận thấy sự sai biệt lớn về tỷ lệ nhiễm giun sán theo loài ở heo nuôi tại các nông hộ của tỉnh An Giang - Nếu so sánh tỷ lệ nhiễm giun sán ở các địa bàn điều tra chúng tôi nhận thấy: heo nhiễm cao nhất là nhiễm Ascaris suum với tỷ lệ là 55,00% (Chợ Mới), 40,00% (Phú Tân) và 37,50% (Châu Phú). Còn heo nhiễm thấp nhất là nhiễm Metastrongylus sp với tỷ lệ 0% (Phú Tân), 1,25% (Chợ Mới và Châu Phú). 2 4.1.3 Tỷ lệ nhiễm giun sán theo lứa tuổi heo tại tỉnh An Giang Bảng 4.1.3: Tỷ lệ nhiễm giun sán theo lứa tuổi heo tại tỉnh An Giang Địa điểm Nhiễm theo lứa tuổi 1 - 2 tháng 3 - 6 tháng > 6 tháng Sinh sản SMN (con) TLN (%) SMN (con) TLN (%) SMN (con) TLN (%) SMN (con) TLN (%) Chợ Mới 14 70,00 15 75,00 10 50,00 7 35,00 Phú Tân 8 40,00 13 65,00 9 45,00 9 45,00 Châu Phú 4 40,00 5 50,00 4 20,00 2 10,00 Tổng cộng 26 50,00 33 61,66 23 38,33 18 30,00 50.00 61.66 38.33 30.00 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 1 đến 2 2 đến 6 > 6 Heo sinh sản Tháng tuổi Tỷ lệ n hi ễm % Biểu đồ 4.1.3 So sánh tỷ lệ nhiễm giun sán ở heo theo lứa tuổi Qua bảng 4.1.3, chúng tôi nhận thấy tình hình nhiễm giun sán theo lứa tuổi ở heo nuôi tại các nông hộ của tỉnh An Giang như sau: Heo 3 - 6 tháng tuổi nhiễm cao nhất với tỷ lệ 61,66%. Kế đến là heo 1 - 2 tháng tuổi chiếm tỷ lệ 50%. Heo trên 6 tháng tuổi giảm xuống và chiếm tỷ lệ 38,33%. Thấp nhất là heo sinh sản nhiễm với tỷ lệ 30%. Qua đó chúng tôi nhận thấy Heo nuôi 1 - 2 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm cao, có thể vì mức độ miễn dịch của heo con kém, ý thức chăm sóc và vệ sinh người chăn nuôi còn thấp, bên cạnh đó họ không chú ý tẩy giun sán cho heo mẹ trước khi sinh. Xu hướng nhiễm tăng dần và nhiễm ở tỷ lệ cao nhất ở heo 3 - 6 tháng tuổi kế là heo trên 6 tháng tuổi. Tập quán chăn nuôi, tâm lí người dân thường tẩy giun sán cho heo ở trọng lượng 40 - 50 kg và chỉ tẩy một lần. Sau đó tỷ lệ nhiễm giảm dần thấp ở heo sinh sản, do một số loài như giun đũa, giun tóc tuổi càng cao tỷ lệ nhiễm càng giảm (Phạm Văn Khuê, 1982), hơn nữa ở tuổi này người dân thường tẩy giun sán cho heo nái để làm giống. 2 4.1.4 Thành phần loài giun sán ký sinh theo lứa tuổi ở heo tại tỉnh An Giang 2 Bả n g 4. 1. 4 T hà nh ph ần lo ài gi un sá n kí si nh th eo lứ a tu ổi ở he N hi ễ m ký si nh H eo si nh sả n TLN (%) 30 ,0 0 6, 00 0 0 SMN (con) 15 3 0 0 H eo > 6 th án g TLN (%) 42 ,0 0 18 ,0 0 0 2, 00 SMN (con) 21 9 0 1 H eo 3 – 6 th án g TLN (%) 60 ,0 0 12 ,0 0 6, 0 0 2, 00 SMN (con) 30 6 3 1 H eo 1 – 2 th án g TLN (%) 52 ,0 0 0 2, 0 0 0 SMN (con) 26 0 1 0 Ghi chú: SMN: Số mẫu nhiễm TLN: Tỷ lệ nhiễm 2 52.00 60.00 42.00 30.00 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 1 đến 2 3 đến 6 > 6 Heo sinh sản Tháng tuổi Tỷ lệ n hi ễm % Biểu đồ 4.1.4.1. So sánh tỷ lệ nhiễm Ascaris suum theo lứa tuổi heo. Biểu đồ 4.1.4.1 cho thấy: - Heo 1 – 2 tháng tuổi nhiễm với tỷ lệ 52%, sau đó tăng cao 60 % ở heo 3 – 4 tháng tuổi và giảm dần 42 % ở heo trên 6 tháng tuổi, 30 % ở heo sinh sản - Heo 1 – 2 tháng tuổi nhiễm Ascaris suum với tỷ lệ 52 %. Kết quả này tương đối cao so với tỷ lệ nhiễm 33 % của Bùi lập (1965). Quy luật nhiễm Ascaris suum theo lứa tuổi trong kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của Bùi Lập và cộng tác viên (1965), Phạm Văn Khuê (1982) - Heo 3 - 6 tháng tuổi nhiễm cao nhất 60 % . Sở dĩ tỷ lệ nhiễm gia tăng dần từ 1 – 6 tháng tuổi này là do trong quá trình sống heo luôn phải tiếp xúc với trứng gây nhiễm Ascaris suum ở môi trường bên ngoài, trứng này tồn tại hàng năm ở môi trường làm cho tỷ lệ nhiễm tăng (theo Hungerford, 1990). Từ 6 tháng tuổi đến lứa tuổi sinh sản thì một số người dân đã sử dụng thuốc tẩy ký sinh trùng cho những heo để làm giống, nên tỷ lệ nhiễm ở giai đoạn này có giảm đi. Ngoài ra đến một giai đoạn nào đó cơ thể heo hình thành miễn dịch tự nhiên trong quá trình sống sẽ hạn chế được sự tái nhiễm và xâm nhập của ấu trùng nên tuổi càng cao, tỷ lệ nhiễm càng giảm. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của Trịnh Văn Thịnh, Dương Công Thuận (1960), Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996). Với tỷ lệ 65.7% 2 0.00 12.00 18.00 6.00 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 1 đến 2 3 đến 6 > 6 Heo sinh sản Tháng tuổi Tỷ lệ n hi ễm % Biểu đồ 4.1.4.2 So sánh tỷ lệ nhiễm Fasciolopsis buski theo lứa tuổi heo. Qua biểu đồ 4.1.4.2 cho thấy: - Fasciolopsis buski nhiễm tăng dần theo lứa tuổi heo, heo 1- 2 tháng tuổi không thấy nhiễm, heo 3 – 6 tháng tuổi nhiễm 12 % và đạt tỷ lệ cao nhất 18 % ở heo trên 6 tháng tuổi và giảm xuống 6 % ở heo sinh sản - Heo 1 – 2 tháng tuổi không thấy nhiễm sán lá. Điều này được giải thích như sau: trong giai đoạn này heo con theo mẹ, chưa có cơ hội ăn phải kén Adolescaria ở rau xanh, rau bèo. Nếu heo ăn phải kén này sau 2 tháng mới có thể nhiễm sán lá trưởng thành. Chu kỳ phát triển của sán này trong ruột non heo sau 84 - 96 ngày theo Phạm Văn Khuê (1966). Mặt khác sự phân bố của sán này ở các tỉnh Miền Tây có tỷ lệ nhiễm thấp. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của Bùi Lập và cộng sự (1979), họ cho rằng chưa thấy nhiễm sán lá ở heo 1 – 2 tháng tuổi - Heo 3 – 6 tháng tuổi và lớn hơn 6 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm cao hơn là do heo ở lứa tuổi này thường được cho ăn tự do nên có nhiều cơ hội tiếp xúc với các loại thức ăn rau xanh rau bèo và các thức ăn này có lẫn ốc nước ngọt Planorbis, Segmentina, các ký chủ trung gian hoặc ấu trùng Aldolescaria nên tỷ lệ nhiễm ở lứa tuổi này cao hơn ở các lứa tuổi khác. - Heo sinh sản nhiễm 6 % là vì giai đoạn này người dân thường tẩy giun sán ở heo nái để làm giống. Nhìn chung sán lá có xu hướng nhiễm tăng dần theo lứa tuổi heo vì heo nuôi càng lâu cơ hội tiếp xúc với với kén Adolescaria của sán lá càng nhiều nên ở tuổi càng cao tỷ lệ nhiễm càng tăng. 2 2.00 6.00 0.00 0.000.00 2.00 4.00 6.00 8.00 1 đến 2 3 đến 6 > 6 Heo sinh sản Tháng tuổi Tỷ lệ n hi ễm % Biểu đồ 4.1.4.3 So sánh tỷ lệ nhiễm Trichuris suis theo lứa tuổi heo. Biểu đồ 4.1.4.3 cho thấy: - Heo 1 – 2 tháng tuổi nhiễm 2%, sau đó tăng và nhiễm cao 6 % ở heo 3 – 6 tháng tuổi rồi giảm dần và không nhiễm ở heo > 6 tháng tuổi và heo sinh sản. - Heo 1 – 2 tháng tuổi nhiễm với tỷ lệ 2% là do người chăn nuôi không chú ý tẩy giun sán cho heo nái trước khi mang thai, chuồng trại vệ sinh kém, xử lý phân không kỹ nên trứng theo phân ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi qua 25 – 28 ngày phát triển thành trứng gây nhiễm. - Heo 3 – 6 tháng tuổi nhiễm với tỷ lệ 6%, sau đó giảm thấp ở heo trên 6 tháng tuổi và heo sinh sản. Sự giảm này là do quá trình miễn dịch tự nhiên trong quá trình sống sẽ hạn chế sự xâm nhiễm và tái nhiễm của ấu trùng Trichuris suis. Đồng thời đặc tính sinh lý của giun và tuổi thọ của giun nên chúng ít ký sinh ở heo lớn tuổi (Phạm Văn Khuê, 1982) 0.00 2.00 2.00 0.000.00 1.00 2.00 3.00 1 đến 2 3 đến 6 > 6 Heo sinh sản Tháng tuổi Tỷ lệ n hi ễm % Biểu đồ 4.1.4.4 So sánh tỷ lệ nhiễm Metastrongylus sp theo lứa tuổi heo - Heo 1- 2 tháng tuổi và heo sinh sản không nhiễm - Heo 3- 6 tháng tuổi và heo trên 6 tháng tuổi nhiễm với tỷ lệ 2% 2 Điều này được giải thích như sau: Heo 1 – 2 tháng tuổi không nhiễm là do được nuôi nhốt được chăm sóc vệ sinh chuồng trại khô ráo, ngoài ra heo còn nhỏ nên ít có cơ hội tiếp xúc với ấu trùng và ký chủ trung gian là giun đất Eisienia foetida Heo 3 – 6 tháng tuổi và lớn hơn 6 tháng tuổi nhiễm với tỷ lệ 2% là do chăm sóc vệ sinh kém, heo thường được thả rong hoặc nuôi nhốt ở nơi chật hẹp ẩm thấp, cho nên heo ăn phải ấu trùng hoặc giun đất. Heo sinh sản không bị nhiễm là do vệ sinh chăm sóc tốt heo được nuôi nhốt ít tiếp xúc với bên ngoài chuồng đặc biệt được tẩy giun sán nên ít bị nhiễm. 4.1.5 Tỷ lệ nhiễm ghép giun sán ở heo tại tỉnh An Giang Bảng 4.1.5 Tỷ lệ nhiễm ghép giun sán theo lứa tuổi heo tại tỉnh An Giang Qua bảng 4.1.5, chúng tôi nhận thấy nhiễm ghép giun sán ở heo với nhiều mức độ khác nhau nhưng tập trung nhiều ở : * Mức nhiễm 1 – 2 loài trên một cá thể Heo 1- 2 tháng tuổi, heo lớn hơn 6 tháng và heo sinh sản nhiễm với tỷ lệ 100% Heo 3 - 6 tháng tuổi nhiễm 92,30% * Mức nhiễm 3 – 4 loài/cá thể Heo 3 – 6 tháng nhiễn với tỷ lệ 7,70% Heo 1 – 2 tháng tuổi heo > 6 tháng tuổi và heo sinh sản không thấy nhiễm ghép. Điều này cho thấy heo nhiễm phổ biến là 1 – 2 loài/cá thể chỉ riêng heo ở lứa tuổi 3 - 6 tháng tuổi là nhiễm 3 – 4 loài/cá thể. Điều này cho thấy 2 Địa điểm Nhiễm ghép theo lứa tuổi 1 – 2 tháng 3 – 6 tháng > 6 tháng Sinh sản 1-2 loài 3-4 loài 1-2 loài 3-4 loài1-2 loài3-4 loài 1-2 loài 3-4 loài Chợ Mới 100 - 100 - 100 - 100 - Phú Tân 100 - 92,30 7,70 100 - 100 - Châu Phú 100 - 100 - 100 - 100 - người chăn nuôi cần quan tâm hơn cho việc tẩy trừ giun sán trên heo thịt nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. 4.2 Kết quả mổ khám heo 4.2.1 Tỷ lệ nhiễm giun sán theo địa bàn Qua mổ khám 69 heo ở Long xuyên và 51 heo ở Châu Đốc, chúng tôi thu được kết quả sau: Bảng 4.2.1: Kết quả tỷ lệ nhiễm giun sán ở heo theo địa bàn điều tra Địa điểm Số mẫu kiểm tra (con) Số mẫu nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Long xuyên 69 21 30,43 Châu đốc 51 13 25,49 Tổng cộng 120 34 28,33 30.43 25.49 22.00 24.00 26.00 28.00 30.00 32.00 Long Xuyên Châu Đốc Địa điểm Tỷ lệ n hi ễm % Biểu đồ 4.2.1 So sánh tình nhiễm giun sán ở heo tại tỉnh An Giang Bảng 4.2.1 cho thấy qua 120 mẫu mổ khám tại hai địa điểm điều tra. Heo tỉnh An Giang nhiễm với tỷ lệ 28,33%. Trong đó ở Long Xuyên chiếm tỷ lệ 30,43% còn ở Châu Đốc tỷ lệ nhiễm chiếm 25,49%. Nếu so sánh tình hình nhiễm giữa các địa điểm điều tra ta nhận thấy tỷ lệ heo nhiễm giun sán ở Long Xuyên cao hơn Châu Đốc. Nguyên nhân chủ yếu là phương thức chăn nuôi khác nhau ở hai địa bàn trên. Ở lò mổ Long Xuyên, heo được chuyển đến từ Thoại Sơn, Chợ Mới và Mỹ Hòa Hưng. Do đây là địa bàn có nhiều rau xanh nên khi đem cho heo ăn thì trứng giun sán bám trên rau sẽ là nguyên nhân gây nhiễm bệnh. Mặt khác đây là vùng thấp nên khi nước lũ về, vùng đất ở đây bị ngập ẩm sẽ là điều kiện cho ký sinh trùng phát triển mạnh. 3 4.2.2 Tỷ lệ nhiễm giun sán theo lớp Bảng 4.2.2 Tỷ lệ nhiễm giun sán theo lớp ở heo tại tỉnh An Giang Địa Điểm Số mẫu kiểm tra (con) Nhiễm theo lớp Nematoda Trematoda SMN (con) TLN (%) SMN (con) TLN (%) Long Xuyên 69 20 28,98 0 0 Châu Đốc 51 11 21,56 1 1,96 Tổng cộng 120 31 25,83 1 0,83 Ghi chú: SMN: Số mẫu nhiễm TLN: Tỷ lệ nhiễm 25.83 0.83 0.00 10.00 20.00 30.00 Nematoda Trematoda Loài Tỷ lệ n hi ễm % Biểu đồ 4.2.2 So sánh tỷ lệ nhiễm giun sán theo lớp ở heo taị tỉnh An Giang Bảng 4.2.2 cho thấy qua 120 mẫu mổ khám tại hai địa điểm điều tra, nhiễm cao nhất là lớp Nematoda 25,83%, kế đến là Trematoda 0,83%. Nếu so sánh tình hình nhiễm giữa các địa điểm của tỉnh chúng tôi nhận thấy tỷ lệ nhiễm Trematoda chỉ thấy ở Châu Đốc còn ở Long Xuyên thì không có nhiễm. Kết quả này là do Trematoda có vòng đời phát triển qua ký sinh trung gian. Khi đã phát triển đầy đủ về cấu tạo, Cercaria chui ra khỏi vỏ ốc biến thành Aldolescariae, bơi trong nước một thời gian và tiếp tục lây nhiễm cho ký chủ cuối cùng. Ngoài ra theo Pham Văn Khuê – Phan Lục (1996) tỷ lệ nhiễm Trematoda còn phụ thuộc vào thức ăn sống hay chín, thức ăn xanh ở 3 dưới nước hay trên cạn. Heo ăn sống các loại rau, bèo dưới nước bị nhiễm sán nhiều hơn so với heo ăn các loại rau cỏ trên cạn hoặc ăn chín. 4.2.3 Tỷ lệ nhiễm giun sán theo loài ở heo tại tỉnh An Giang Bảng 4.2.3. Thành phần loài giun sán ký sinh ở heo tại tỉnh An Giang Tên loài giun sán ký sinh Vị trí ký sinh Tình hình nhiễm SMN (con) TLN (%) Ascaris suum Ruột non 29 24,16 Fasciolopsis buski Ruột non 1 0,83 Trichuris suis Ruột già 3 2,50 Metastrongylus sp Phổi 1 0,83 20.83 0.83 2.50 0.83 0.00 10.00 20.00 30.00 Ascaris suum Fasciolopsis buski Trichuris suis Metastrongylus sp Loài Tỷ lệ n hi ễm % Biểu đồ 4.4.3 So sánh tỷ lệ nhiễm giun sán theo loài ở heo tại tỉnh An Giang Qua bảng 4.2.3, chúng tôi nhận thấy heo ở tỉnh An Giang nhiễm 4 loài giun sán thuộc hai lớp Nematoda và Trematoda. Trong đó Ascaris suum nhiễm cao nhất 24,16% kế đến là Trichuris suis là 2,5%, thấp nhất Fasciolopsis buski và Metastrongylus sp là 0,83%. Giun đũa nhiễm tỷ lệ cao nhất có thể là do vòng đời phát triển không cần ký chủ trung gian, sức đề kháng của trứng cao. Trứng sống rất lâu 6 – 12 tháng trong phân, trong điều kiện tự nhiên sống 1 – 2 năm. Nếu so sánh thành phần loài giun sán giữa hai địa bàn điều tra chúng tôi nhận thấy Fasciolopsis buski, Metastrongylus chỉ xuất hiện ở Châu Đốc. Điều này được giải thích như sau: Tình hình nhiễm sán lá ruột nặng hay nhẹ phụ thuộc vào tập quán cho heo ăn thức ăn sống hay chín, phụ thuộc vào loài thức ăn xanh trồng trên cạn hay dưới nước (Đỗ Dương Thái-Trịnh Văn Thịnh, 1978) theo kết quả nghiên cứu của bộ môn chăn nuôi tiểu gia súc trường Đại Học Nông Nghiệp I (1968-1969). Khi cho heo ăn thức ăn sống 3 thuộc các loại rau, bèo, nước có nhiều kén Adolescaria, heo thường nhiễm sán lá cao hơn từ 3-7 lần so với heo ăn thức ăn chín. Ngoài ra, tình hình nhiễm giun sán còn phụ thuộc rất lớn vào tình hình vệ sinh thú y. Tuổi heo càng cao tỷ lệ nhiễm sán lá càng tăng (Phạm Chức, Hồ Thị Thuận, Trịnh Văn Thịnh, 1987). Mà Châu Đốc với phương thức chăn nuôi cột chân hay chuồng tạm bợ, tận dụng nguồn thức ăn là những phụ phẩm rau xanh từ ngoài đồng hay lấy ngoài mương ao…nên ấu trùng của sán lá sẽ theo các loại cây sen, rau củ xâm nhập vào cơ thể heo. 4.2.4 Tỷ lệ nhiễm giun sán theo thể trạng 3 Bả n g 4. 2. 4 S o sá nh th ể tr ạn g he o nh iễ m gi un sá n ở he N hi ễ m th eo th ể trạ ng M ập TLN (%) 10 ,7 1 19 ,2 3 14 ,8 1 SMN (con) 3 5 8 SMK T (con) 28 26 54 Tr un g bì nh TLN (%) 38 ,2 3 29 ,1 7 34 ,4 8 SMN (con) 13 7 20 SMK T (con) 34 24 58 G ầy TLN (%) 71 ,4 2 10 0 75 ,0 0 SMN (con) 5 1 6 SMK T (con) 7 1 8 SMN (con) 21 13 34 Ghi chú: SMKT: Số mẫu kiểm tra SMN: Số mẫu nhiễm 3 75.00 34.48 14.81 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 Gầy Trung bình Mập Thể trạng Tỷ lệ n hi ễm % Biểu đồ 4.2.4 So sánh tỷ lệ nhiễm giun sán theo thể trạng heo tại tỉnh An Giang. Bảng 4.2.4 cho thấy tất cả các thể trạng heo đều nhiễm, trong đó heo gầy nhiễm cao nhất 75%, kế đến heo có thể trạng trung bình nhiễm 52,63%, thấp nhất là heo mập nhiễm 14,81%. Kết quả này rất phù hợp vì heo mà nhiễm với cường độ ít là được chăm sóc tốt, nuôi dưỡng tốt, kỹ thuật chăn nuôi tốt…sẽ làm hạn chế được mầm bệnh hoặc có thể bù đắp được sự thiệt hại do giun sán gây ra (Trịnh Văn Thịnh, 1986; Hồ Thị Thuận, 1987). Đồng thời heo nhiễm giun sán sẽ làm giảm năng suất chăn nuôi như chậm lớn, còi cọc, giảm sức đề kháng, mở đường cho 1 số mầm bệnh khác phát triển. Heo nhiễm giun sán sẽ làm giảm tăng trọng từ 1,5-2,7 kg/tháng so với heo tẩy sạch giun sán (Hồ Thị Thuận, 1987). Heo nhiễm sán lá ruột giảm 0,5-3 kg tăng trọng mỗi tháng (Đoàn Văn Phúc). Bệnh giun đũa (Ascaris suum) làm giảm 30% sản lượng thịt, bệnh sán lá ruột làm giảm 1-2 kg tăng trọng/tháng (Trịnh Văn Thịnh, 1987). Trung bình 1 sán lá làm giảm 1,86 – 2,57 gam thịt/ngày (Phạm Văn Khuê – Phan Lục, 1996). E. A Miaxinikoba và P.A. Agrin – Zonxki (1933) đã thí nghiệm chứng minh heo con mắc bệnh giun đũa, mức tăng trọng trong 3 tháng không bằng 1/3 so với heo mẹ. Điều này có thể lý giải tại sao heo gầy nhiễm giun sán với tỷ lệ cao nhất. 3 4.2.5 Tỷ lệ nhiễm ghép giun sán Bảng 4.2.5 Tỷ lệ nhiễm ghép giun sán ở heo tại tỉnh An Giang Địa điểm SMKT (con) SMN (con) Tỷ lệ nhiễm ghép% Nhiễm 1 loài/cá thể Nhiễm 2 loài /cá thể SMN (con) TLN (%) SMN (con) TLN (%) Long Xuyên 69 21 20 95,23 1 4,70 Châu Đốc 51 13 13 100 0 0 Tổng cộng 120 34 33 97,05 1 2,94 Ghi chú: SCKT: Số con kiểm tra (con) SCN: Số

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDIEU TRA TINH HINH NHIEM GIUN SAN LI SINH O HEO TAI TINH AN GIANG.PDF