Điều trần ủy ban của quốc hội và sự cần thiết tiếp nhận chế định này ở Việt Nam

Quốc hội Việt Nam hiện nay cũng thực hiện cả ba chức năng tổng quát của nghị viện nói chung đã được nêu trên. Tuy nhiên về mặt văn bản, Hiến pháp 1992 diễn giải các chức năng của Quốc hội có phần cụ thể hơn mà nhiều học giả cho rằng Quốc hội Việt Nam có bốn chức năng - đó là chức năng lập hiến, chức năng lập pháp, chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và chức năng giám sát tối cao. Điều đáng lưu ý là với chức năng lập hiến, Quốc hội Việt Nam có thể được xem vừa là Quốc hội lập hiến, vừa là Quốc hội lập pháp. Như vậy, điều trần ủy ban nói riêng và các phương thức hoạt động của nghị viện nói chung càng trở nên có vai trò và ý nghĩa cực kỳ quan trọng bởi chúng tác động tới toàn bộ dân tộc. Ở trên có nói tới điều trần nhằm tới việc thiết lập chính sách lập pháp. Nhưng với chức năng lập hiến của Quốc hội Việt Nam, nếu việc sửa đổi Hiến pháp được cho phép, thì điều trần (đối với Quốc hội Việt Nam) còn được xem là một phương thức quan trọng liên quan tới việc thiết kế chính sách lập hiến. Vì vậy, tất cả các kỹ năng liên quan tới điều trần cần phải được khẩn trương tạo lập để đáp ứng nhu cầu sửa đổi Hiến pháp. Muốn có được các kỹ năng này trước tiên cần phải có tri thức về nó, và nó phải được thực thi trong thực tế.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 88 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều trần ủy ban của quốc hội và sự cần thiết tiếp nhận chế định này ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 6(191) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 53 2011 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT I. Khái niệm và phân loại điều trần ủy ban Ngày nay, điều trần ủy ban (committee hearings) thường được hiểu là điều trần nghị viện hay điều trần quốc hội (sau đây gọi chung là nghị viện). Richard C. Sachs cho rằng, điều trần của nghị viện là một phương thức chính thức và chủ yếu mà các ủy ban sử dụng để thu thập và phân tích các thông tin trong các giai đoạn trước khi thiết lập chính sách lập pháp1. Tại phiên điều trần, một hoặc nhiều ủy ban của nghị viện tiến hành điều tra một vấn đề thông qua việc mời mọi người cung cấp bằng chứng tại một cuộc thẩm vấn công khai. Tại đây, mọi người có cơ hội trình bày quan điểm của mình và giúp các thành viên ủy ban nắm các thông tin đầy đủ và chính xác hơn bởi có thể kiểm tra tất cả các mặt liên quan của vấn đề cần điều tra2. Điều trần được nhận thức chung là một phương thức quan trọng để tiếp cận tới việc thông qua một đạo luật mới hay sửa đổi, bổ sung một đạo luật hiện hành, cũng như để tiến hành các công việc khác thuộc chức năng của nghị viện. Điều trần ủy ban nằm trong cơ cấu hỗ trợ lập pháp của nghị viện. Vấn đề mấu chốt của toàn bộ quá trình này là “thông tin” và “nhận thức”, có nghĩa là nếu không có thông tin và nhận thức cần thiết, chính xác và đúng đắn thì đạo luật được ban hành khó có thể đi vào cuộc sống hay khó có được tác dụng xã hội thật sự theo định hướng nhất định, và hiệu quả hoạt động của nghị viện có thể khó tìm kiếm được sự tin tưởng từ phía người dân. Thông qua điều trần, các thành viên ủy ban thu thập được các thông tin về các quan hệ xã hội đang cần điều tiết. Ở một phương diện khác có tính chuyên (*) TS. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (1) Richard C. Sachs, Hearings in the U.S. Senate: A Guide for Preparation and Procedure CRS Report for Congress, Updated August 19, 2003, Order Code RL30548, Congressional Research Service- The Library of Congress; Wikipedia, the free encyclopedia, United States congressional hearing, p.1. (2) Legislative Council, Committee Hearings- Giving evidence in person, London. Khác với thời kỳ chiến tranh, Quốc hội Việt Nam ngày nay có vai trò rất lớn và có ý nghĩa quyết định trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Tuy nhiên việc tìm kiếm cho Quốc hội các phương thức hoạt động có hiệu quả vẫn đang là nỗi trăn trở của không ít các vị Đại biểu Quốc hội, các học giả, các nhà chính trị và người dân. Để góp phần tìm kiếm một phương thức như vậy, bài viết này giới thiệu “Điều trần ủy ban” hiện đang được sử dụng rất hiệu quả tại nhiều nước trên thế giới, đồng thời trao đổi ý tưởng tiếp nhận chế định này tại Việt Nam hiện nay. NGô HUY CƯơNG * ĐIỀU TRẦN ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI VÀ SỰ CẦN THIẾT TIẾP NHẬN CHẾ ĐỊNH NÀY Ở VIỆT NAM 6 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 6(191) 32011 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT môn cao hơn, các thành viên ủy ban đôi khi đưa ra các nhận định và thu hút các đồng nghiệp của họ vào các cuộc thảo luận liên quan3. Đây được xem là một hoạt động ở trình độ cao hơn so với việc tiếp cận nhân chứng để thu thập các thông tin đơn thuần. Như vậy có thể hiểu, điều trần ủy ban có hai chức năng cơ bản nhưng ở mức độ cao thấp khác nhau: Thứ nhất là chức năng thông tin (hay tiếp nhận); và thứ hai là chức năng nhận thức. Nắm bắt được các thông tin cần thiết và chính xác là cơ sở cho việc phân tích, trao đổi để có được nhận thức đúng đắn về sự vật, hiện tượng, rồi trên cơ sở đó thiết lập được chính sách công thích hợp. Điều trần ủy ban có thể được chia thành nhiều loại thích hợp với việc thực hiện các chức năng của nghị viện. Do đó, nói tới phân loại điều trần không thể không nói tới các chức năng của lập pháp. Ngay từ thủa ban đầu, nghị viện hay lập pháp đã có chức năng giới hạn quyền lực của chính phủ hay hành pháp. Các phương tiện để giới hạn hay kiềm chế hay hạn chế quyền lực đó không gì khác hơn là quyết định ngân sách và sau này là làm ra các đạo luật. Ngày nay người ta thường xem lập pháp có ba chức năng cơ bản xét trong mối quan hệ với hành pháp: (1) Chức năng giới hạn, mà với nó lập pháp làm ra các đạo luật ấn định khuôn khổ cho hoạt động của hành pháp, và quyết định ngân sách, có nghĩa là giới hạn chi tiêu công...; (2) chức năng kiểm soát, mà với nó lập pháp kiểm tra, giám sát, xem xét việc thi hành các giới hạn được ấn định trong các đạo luật và trong các quyết định ngân sách; (3) chức năng khuyến nghị và phản biện, mà với nó lập pháp đòi hỏi các cơ quan công quyền phải hành động vì lợi ích của nhân dân, và phản biện các chính sách của hành pháp. Từ đó và từ thực tiễn hoạt động, điều trần ủy ban có thể được chia thành bốn loại căn cứ vào mục tiêu của cuộc điều trần, bao gồm: 1. Điều trần lập pháp (legislative hearings). Đây là loại điều trần thường gặp nhất. Nó được sử dụng để thu thập thông tin về các biện pháp hay các vấn đề chính sách để làm luật. Điều trần loại này có thể được xem như một diễn đàn thu hút mọi người đưa ra các thông tin và ý kiến của mình. Trong loại điều trần này có thể phân chia thành hai tiểu phân loại nhỏ tùy theo hoàn cảnh tổ chức cuộc điều trần. Tiểu phân loại thứ nhất là điều trần được tổ chức khi đã có một đạo luật dự thảo được đệ trình. Điều trần theo tiểu phân loại này nhằm tìm kiếm thông tin liên quan đến đạo luật dự thảo. Tiểu phân loại thứ hai là điều trần được tổ chức khi chưa có đạo luật dự thảo được đệ trình. Điều trần theo tiểu phân loại này có mục đích thu thập thông tin cho việc thiết kế đạo luật dự thảo. Người ta còn chia điều trần lập pháp thành điều trần bắt buộc và điều trần lựa chọn. Điều trần bắt buộc thường được quy định rõ trong đạo luật hay trong bộ thủ tục của nghị viện. Còn điều trần lựa chọn là điều trần do ủy ban cân nhắc tiến hành. 2. Điều trần giám sát (oversight hearings). Điều trần loại này gắn liền với chức năng giám sát của nghị viện đối với việc thực hiện chính sách công hay các hoạt động khác của hành pháp phải có sự cho phép của nghị viện. Nó được xem là một kỹ thuật mà ủy ban có thể sử dụng để đánh giá các hoạt động này của hành pháp4. Điều trần loại này, tới lượt nó, lại được chia thành hai tiểu phân loại: thứ nhất, điều trần thực hiện nhiệm vụ theo dõi; và thứ hai, điều trần đánh giá kết quả. Khi ủy ban cho rằng có vấn đề trong việc thực hiện chính sách công hay hoạt động, thì có thể sử dụng điều trần theo tiểu phân loại thứ nhất nêu trên. Điều trần theo tiểu phân loại thứ hai có thể được tiến hành đối với những hoạt động đã hết phép mà cần được cho phép tiếp. 3. Điều trần điều tra (investigative hearings). Đây là một phương thức thường được sử dụng trong các trường hợp có sự nghi ngờ về hành động sai trái của chính quyền, hoặc có nhu cầu về một giải pháp lập pháp. Hoạt động điều trần (3) Walter J. Oleszek, Congressional Procedures and the Policy Process, Fifth edition, CQ Press, Washington, DC, 2001, p. 91. (4) Richard C. Sachs, Types of Committee Hearings, CRS Report for Congress, June 24, 2004. Số 6(191) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 73 2011 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT này đòi hỏi phải có một thủ tục chặt chẽ và khác biệt so với các loại điều trần khác. Lưu ý rằng, điều trần điều tra có thể diễn ra độc lập với hoạt động của tư pháp về cùng một vụ việc bởi vì mục đích của điều trần và hoạt động tư pháp là khác nhau. 4. Điều trần phê chuẩn (confirmation hearings). Nghị viện có thể có quyền hạn trong việc phê chuẩn các điều ước quốc tế hay các chức danh hành pháp hoặc tư pháp, hay có thể chỉ định những chức danh thực hiện các hoạt động quan trọng cần sự cho phép của nghị viện. Do đó, điều trần loại này giúp nghị viện thu thập và xem xét các thông tin để đưa ra quyết định phê chuẩn. Việc phân loại như trên rất quan trọng trong việc thiết lập các quy chế pháp lý khác nhau, nhất là về thủ tục cho từng loại điều trần. Tuy nhiên cần hiểu, việc phân loại không có tính chất tuyệt đối. Richard C. Sachs cho rằng, tất cả các loại điều trần đều có chung một mục đích chính thức là thu thập thông tin cho hoạt động của ủy ban mà thông thường là làm luật, thậm chí ngay cả đối với loại điều trần không được gọi là điều trần lập pháp. Do đó các loại điều trần đều có chung các đặc điểm. Ông lấy ví dụ điều trần điều tra đôi khi được xem là điều trần giám sát, và điều trần lập pháp cũng có thể cung cấp cơ hội cho hoạt động giám sát5. Các phân loại điều trần ủy ban đều có nền tảng lý luận từ các chức năng tổng quát của nghị viện bởi các chức năng này làm cho nghị viện có các nhiệm vụ và hoạt động cụ thể. Chẳng hạn: điều trần lập pháp giúp cho nghị viện tạo lập ra giới hạn đối với hành pháp; điều trần giám sát giúp cho nghị viện kiểm soát đối với hành pháp II. Ý nghĩa của điều trần Nhận xét tổng quát về ý nghĩa của điều trần ủy ban, Walter J. Oleszek nói: bề ngoài, điều trần quan trọng trước hết được xem như các công cụ tìm kiếm sự thật. Các nhân chứng từ ngành lập pháp, các đại biểu quốc hội liên quan, phát ngôn viên của các nhóm lợi ích, các chuyên gia nghiên cứu, và các công dân hiểu biết xuất hiện trước ủy ban để đưa ra các ý kiến về những ưu và khuyết điểm của một dự luật nhất định. Từ cuộc tiếp xúc này, các thành viên ủy ban thu thập các thông tin cần thiết để hành động như các nhà làm luật có hiểu biết. Điều trần cũng giúp các thành viên ủy ban xác định liệu có cần luật mới hay không hoặc liệu những thay đổi trong việc áp dụng luật hiện hành có đủ để giải quyết vấn đề xảy ra trong tương lai hay không6. Jack Davies nói một cách vắn tắt hơn rằng: “Điều trần ủy ban, thực tế, cung cấp một diễn đàn ra quyết định cực kỳ quan trọng”7. Có thể thấy hoạt động điều trần ủy ban dường như không thể tách rời khỏi hoạt động của nghị viện, và ý nghĩa của nó vô cùng sâu rộng không chỉ liên quan tới hoạt động của nghị viện, mà còn liên quan tới việc xây dựng văn hóa chính trị của một đất nước. Ở trên đã nói tới mục đích chính của các cuộc điều trần là tìm kiếm hay thu thập thông tin cho quá trình ra quyết định và thiết kế chính sách công. Rộng hơn mục đích đó, điều trần có nhiều ý nghĩa chính trị và xã hội quan trọng mà có thể phân tích, tóm lược như sau: Thứ nhất, điều trần ảnh hưởng lớn tới chất lượng của đạo luật được ban hành và là một bộ phận quan trọng của qui trình lập pháp. Khi giới thiệu cho công chúng biết “luật làm luật” và “quy trình làm luật”, Jack Davies đã nhận định, những nhà làm luật là những người không chuyên sâu nhưng bị buộc phải quyết định chính sách đối với hàng ngàn vấn đề cụ thể tại mỗi kỳ họp, và họ bị dẫn dắt bởi nền giáo dục chung, bởi nhận thức thông thường của họ, bởi khuynh hướng bẩm sinh của họ, bởi sự thành kiến của họ, và bởi thông tin và những lời khuyên đưa tới họ từ những người hỗ trợ khác về những phân đoạn của cộng (5) Richard C. Sachs, Types of Committee Hearings, CRS Report for Congress, June 24, 2004. (6) Walter J. Oleszek, Congressional Procedures and the Policy Process, Fifth edition, CQ Press, Washington, DC, 2001, p. 91. (7) Jack Davies, Legislative Law and Process in a Nutshell, Second edition, St Paul, Minn. West Publishing Co., 1986, p. 94. 8 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 6(191) 32011 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT đồng8. Vì vậy, việc mang tới cho những nhà làm luật thông tin cần thiết và chính xác là một công việc hết sức quan trọng để họ đưa ra quyết định kịp thời và đúng đắn. Muốn có được những thông tin như vậy thì cần phải có một cơ chế hay phương thức phù hợp và đáng tin cậy. Phương thức này không gì khác hơn là tiến hành các cuộc điều trần mà đã được hầu hết các nền chính trị phương Tây lựa chọn. Thứ hai, điều trần mang đến cho các nghị sĩ cơ hội học tập. Ở Hoa Kỳ người ta cho rằng, các nghị sĩ hay các đại biểu quốc hội là những người luôn hướng ngoại (có nghĩa là chăm lo tới người khác hơn bản thân mình), nên hoạt động của họ phù hợp với hội họp để tìm kiếm vấn đề hơn là việc buộc họ đóng kín cửa để nghiên cứu. Do đó, việc các nghị sĩ hay đại biểu quốc hội dùng nhiều thời gian hơn cho các cuộc điều trần và ít thời gian cho việc đọc tài liệu được xem là hoạt động có hiệu quả9. Thông qua các cuộc điều trần, các nghị sĩ có thể củng cố thêm các hiểu biết của mình. Thứ ba, điều trần cho các nghị sĩ cơ hội thể hiện và rèn luyện mình. Khi tiếp xúc với công chúng, nghị sĩ có điều kiện thể hiện quan điểm và phong cách sống của mình. Sự gần gũi với quần chúng như vậy giúp cho các nghị sĩ rèn luyện tác phong, tư thế của mình và tạo ra uy tín chính trị trong dân chúng. Điều này gắn với với đặc thù của nghề nghiệp chính trị. Thứ tư, điều trần là một phương thức thúc đẩy dân chủ. Có thể hiểu nghị sĩ hay đại biểu quốc hội đại diện cho cử tri, tuy nhiên không thể nghĩ và làm thay cho tất cả cử tri. Đôi khi sự suy luận ý chí và nguyện vọng của cử tri thiếu cơ sở thực tiễn. Đây là nguy có thể đẩy đại diện của dân xa dần với xã hội, xa dần với những người được đại diện. Vì vậy, điều trần có thể được xem là phương thức tìm tới ý chí và nguyện vọng thật của cử tri, và để cử tri tự lo cho chính bản thân mình thông qua việc làm chứng và cung cấp các thông tin, cũng như các ý kiến về các vấn đề xã hội cần có giải pháp lập pháp đúng đắn hơn. Thứ năm, điều trần giúp cho người dân hiểu biết hơn về các hoạt động của chính quyền và tự mình có ý thức tốt hơn trong việc ủng hộ cho chính quyền thiết kế và thực hiện các chính sách công. Văn hóa chính trị của họ được hàng ngày bồi bổ. III. Thủ tục điều trần ủy ban và xử lý kết quả điều trần Việc tổ chức và tiến hành điều trần ủy ban thông thường phải tuân thủ các thủ tục nhất định nằm trong bộ thủ tục nghị viện. Các thủ tục này có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi chúng giúp cho ủy ban và các nghị sĩ thu lượm được các kết quả đáng tin cậy và hữu dụng nhằm tới các mục tiêu cao cả của hoạt động nghị viện và không đánh mất đi những giá trị cần bảo vệ trong hoạt động điều trần. Thủ tục điều trần ủy ban bao gồm các qui tắc ấn định và hướng dẫn quy trình và cách thức tổ chức, tiến hành điều trần và xử lý kết quả điều trần. Thông thường, người ta chia thủ tục thành ba loại căn cứ vào các giai đoạn của hoạt động điều trần, bao gồm thủ tục chuẩn bị phiên điều trần, thủ tục điều hành phiên điều trần, và thủ tục hoạt động sau phiên điều trần. Trong thủ tục chuẩn bị phiên điều trần các vấn đề sau thường được chú trọng: (1) lựa chọn vấn đề để mở phiên điều trần; (2) lập chương trình tiến hành điều trần; (3) yêu cầu sự trợ giúp của các cơ quan, tổ chức từ bên ngoài và tìm kiếm nhân viên bổ sung cho hoạt động điều trần; (4) phiên điều trần chung (các ủy ban phối hợp mở phiên điều trần); (5) thời gian tổ chức điều trần; (6) lựa chọn và mời nhân chứng; (7) chuẩn bị tài liệu tiến hành điều trần; (8) công khai hoạt động điều trần; (9) chuẩn bị cơ sở vật chất và chi phi cho phiên điều trần. Thủ tục điều hành phiên điều trần phải bao gồm ít nhất những vấn đề cơ bản như: chủ tọa, thành phần; khai mạc, tạm ngừng, chấm dứt, kết thúc phiên điều trần; chứng cứ và chứng minh; hỏi đáp và (8) Jack Davies, Legislative Law and Process in a Nutshell, Second edition, St Paul, Minn. West Publishing Co., 1986, p. 91. (9) Jack Davies, Legislative Law and Process in a Nutshell, Second edition, St Paul, Minn. West Publishing Co., 1986, p. 94. Số 6(191) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 93 2011 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT tranh luận; tài liệu tại phiên điều trần; và kết luận. Thủ tục hoạt động sau phiên điều trần cần lưu ý tới các vấn đề sau: văn bản hóa hay tư liệu hóa toàn bộ diễn biến của phiên điều trần và gửi tới những người có trách nhiệm; xuất bản tài liệu về phiên điều trần. Lưu ý việc xuất bản phẩm liên quan tới những phiên điều trần có tác dụng to lớn trong việc nâng cao văn hóa chính trị của nhân dân, dẫn dắt các ứng xử của xã hội bởi tính chân thật và tầm cỡ chính sách của nó. Tiếp theo việc tiến hành phiên điều trần là một hoạt động quan trọng để thực hiện chức năng thứ hai của điều trần - đó là xử lý kết quả điều trần. Về ý nghĩa, có thể nói việc xử lý kết quả điều trần quan trọng nhất và được biết tới nhiều nhất hiện nay là hoạt động đánh giá (the markup). Thông thường sau cuộc điều trần, ủy ban điều trần họp đánh giá dự luật được đem ra điều trần. Thuật ngữ tiếng Anh “markup” (tạm dịch là hoạt động đánh giá) có lẽ bắt nguồn từ việc các nhà làm luật chấm điểm dự luật, sau đó thay đổi ngữ nghĩa và cách dùng10. Có thể hiểu, hoạt động đánh giá này là một quy trình mà ủy ban của Quốc hội Hoa Kỳ hay hội nghị lập pháp tiểu bang tranh luận, sửa chữa, và viết lại dự luật được kiến nghị11. Chức năng chủ yếu của đánh giá là giúp cho các thành viên ủy ban điều trần đưa ra quyết định về việc dự luật có nên sửa chữa lại hay không và sửa chữa lại toàn bộ hay một phần. Chủ tịch ủy ban trong trường hợp này có các nhiệm vụ sau: (1) duy trì thủ tục phiên họp đánh giá; (2) tìm kiếm sự nhất trí về các lĩnh vực nếu có thể; và (3) cố gắng tìm kiếm giải quyết các bất đồng thông qua sự thỏa hiệp. Về mặt ý nghĩa, thông qua phiên họp đánh giá, Chủ tịch ủy ban tranh thủ sự ủng hộ của các thành viên trong ủy ban đối với dự luật mà Chủ tịch ủy ban có thể phải báo cáo trước Quốc hội bởi sự chia rẽ trong ủy ban có thể ảnh hưởng tới việc thông qua dự luật tại Quốc hội12. IV. Sự cần thiết tiếp nhận chế định điều trần ủy ban vào Việt Nam hiện nay Nếu điều trần là một phương thức hoạt động có hiệu quả quan trọng của Quốc hội hay Nghị viện ở các nước trên thế giới, thì chúng ta nên có các nghiên cứu chuyên sâu và cụ thể hơn về việc tiếp nhận nó trong điều kiện tổ chức và hoạt động của Quốc hội Việt Nam hiện nay. Có thể hiểu theo một nghĩa nào đó, Quốc hội Việt Nam trong một số năm qua đã có các hoạt động phản ánh một số khía cạnh khác nhau của điều trần. Điều đó thể hiện sự tất yếu của điều trần trong hoạt động của Quốc hội bởi Quốc hội không thể không thực hiện chức năng của mình, mà việc thực hiện chức năng đầy đủ của mình không thể không tìm kiếm đến phương thức hoạt động điều trần ở mức độ này hay ở mức độ khác. Trong bài viết “Điều trần tại ủy ban: Nghiên cứu khả năng áp dụng ở Việt Nam” đăng tải liên tiếp trên hai số Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp tháng 8 và tháng 9 năm 2007, Nguyễn Đức Lam đã đưa ra một số phân tích và đánh giá các khía cạnh khác nhau của điều trần đã được tiến hành ở Việt Nam. Tuy nhiên còn quá nhiều vấn đề liên quan cần phải bàn. Chẳng hạn: các hoạt động như vậy có tính chất thường xuyên với ý thức như một phương thức chủ yếu của quy trình lập pháp, ra quyết định hoặc giám sát hay không? Phải chăng kết quả của các hoạt động như vậy có thể bị lãng quên ngay sau khi kết thúc? Các hoạt động như vậy chưa có sự thống nhất cao trong Quốc hội? và Chưa có một thủ tục cần thiết cho hoạt động như vậy?... Quốc hội chỉ có thể hoạt động có hiệu quả khi có được phương thức hoạt động thích hợp. Thật khó khăn khi tìm ra các phương thức hoạt động thích hợp cho Quốc hội Việt Nam hiện nay bởi đa phần các đại biểu Quốc hội hoạt động không chuyên trách. Số lượng đại biểu chuyên trách rất ít, hầu hết thuộc các ủy ban với bộ phận giúp việc còn nhiều hạn chế cả về (10) Walter J. Oleszek, Congressional Procedures and the Policy Process, Fifth edition, CQ Press, Washington, DC, 2001, p. 95- 96. (11) Wikipedia, Markup (legislation), 9/18/2010. (12) Walter J. Oleszek, Congressional Procedures and the Policy Process, Fifth edition, CQ Press, Washington, DC, 2001, p. 96. 10 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 6(191) 32011 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT số lượng và chất lượng. Vì vậy, việc tìm kiếm phương thức hoạt động có hiệu quả cho các đại biểu chuyên trách thuộc các ủy ban có ý nghĩa rất thiết thực. Phương thức hoạt động cần tìm kiếm nhất trong trường hợp này có lẽ không thể khác hơn phương thức hoạt động nằm trong giai đoạn trước các kỳ họp bởi giai đoạn này phải đưa ra được các chuẩn bị hữu ích cho việc quyết định tại kỳ họp với thời gian họp hạn chế trong khoảng non hoặc già một tháng. Các nghiên cứu ở trên đã cho thấy, điều trần là phương thức hoạt động hữu ích bậc nhất trong giai đoạn trước khi thông qua các đạo luật và tuyên bố các chính sách công. Như vậy có thể nói, đó chính là một phương thức thích hợp nhất cần phải có để nâng cao hiệu quả của các hoạt động của Quốc hội Việt Nam. Ngoài sự cần thiết của điều trần đối với các hoạt động của Quốc hội, có lẽ cần phải nhắc tới việc xây dựng nền dân chủ do Đảng khởi xướng như một mục tiêu quan trọng của đất nước và của xã hội Việt Nam. Vì thế, tiếp nhận điều trần là một bước quan trọng trong việc thúc đẩy dân chủ bởi có thể hiểu, một trong những yếu tố của dân chủ là người dân được tham gia vào quy trình ra quyết định và thiết kế chính sách, và hoạt động điều trần có thể làm thỏa mãn được phần nào yếu tố đó. Quốc hội Việt Nam hiện nay cũng thực hiện cả ba chức năng tổng quát của nghị viện nói chung đã được nêu trên. Tuy nhiên về mặt văn bản, Hiến pháp 1992 diễn giải các chức năng của Quốc hội có phần cụ thể hơn mà nhiều học giả cho rằng Quốc hội Việt Nam có bốn chức năng - đó là chức năng lập hiến, chức năng lập pháp, chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và chức năng giám sát tối cao. Điều đáng lưu ý là với chức năng lập hiến, Quốc hội Việt Nam có thể được xem vừa là Quốc hội lập hiến, vừa là Quốc hội lập pháp. Như vậy, điều trần ủy ban nói riêng và các phương thức hoạt động của nghị viện nói chung càng trở nên có vai trò và ý nghĩa cực kỳ quan trọng bởi chúng tác động tới toàn bộ dân tộc. Ở trên có nói tới điều trần nhằm tới việc thiết lập chính sách lập pháp. Nhưng với chức năng lập hiến của Quốc hội Việt Nam, nếu việc sửa đổi Hiến pháp được cho phép, thì điều trần (đối với Quốc hội Việt Nam) còn được xem là một phương thức quan trọng liên quan tới việc thiết kế chính sách lập hiến. Vì vậy, tất cả các kỹ năng liên quan tới điều trần cần phải được khẩn trương tạo lập để đáp ứng nhu cầu sửa đổi Hiến pháp. Muốn có được các kỹ năng này trước tiên cần phải có tri thức về nó, và nó phải được thực thi trong thực tế. V. Một số kiến nghị tổng quát Để nâng cao hơn nữa vai trò của Quốc hội trong đời sống của đất nước, để Quốc hội thực hiện được tốt các chức năng của mình do Hiến pháp giao cho, và để dành được sự qúy trọng hơn nữa của cử tri, Quốc hội cần phải tiến hành bổ sung phương thức điều trần ủy ban vào các đạo luật liên quan tới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, đồng thời khẩn trương xây dựng Bộ thủ tục của Quốc hội mà trong đó có thủ tục điều trần ủy ban. Việc tiếp nhận chế định điều trần cần chú ý tới tất cả các loại điều trần và phải xem xét chúng một cách đầy đủ, toàn diện trong hệ thống các phương thức tiếp cận thông tin để các đại biểu Quốc hội thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ đại biểu của mình mà không thể coi nhẹ loại điều trần nào. Muốn có được hoạt động điều trần có hiệu quả không thể không chú ý tới việc xây dựng đội ngũ nhân viên giúp việc các ủy ban và tìm kiếm một cách chân thành và công tâm đội ngũ cộng tác viên có khả năng và trình độ từ các cơ quan, tổ chức bên ngoài Quốc hội. Thực tế hoạt động của Quốc hội trong những năm qua cho thấy, Quốc hội nếu có các nhân viên giúp việc tận tâm và nếu tận dụng được một cách đúng đắn và công tâm các chuyên gia giỏi từ bên ngoài cùng với một phương thức hoạt động tốt, thì Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005, và Luật Doanh nghiệp 2005 không thể có nhiều khiếm khuyết đến như thế. Việc xây dựng đội ngũ nhân viên không phải chỉ (Xem tiếp trang 20)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdieu_tran_uy_ban_cua_quoc_hoi_va_su_can_thiet_tiep_nhan_che.pdf
Tài liệu liên quan