TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Thành phố Cần Thơ, từ tháng 3 năm 2006 đã bắt đầu thực hiện chương trình chăm sóc và điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV tại các phòng khám ngoại trú. Việc điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng retrovirus là điều trị suốt đời đòi hỏi độ tuân thủ cao đến 95% để cải thiện chất lượng sống và tăng khả năng sống sót cho người bệnh. Cho đến nay chưa có công trình nào xác định được tỷ lệ, các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và các yếu tố liên quan tuân thủ điều trị ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS từ 16 tuổi trở lên tại thành phố Cần Thơ năm 2009.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả gồm 267 bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị ARV từ 6 tháng trở lên, với kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện bệnh nhân đến tái khám định kỳ tại 5 phòng khám ngoại trú trong tháng 3 năm 2009. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp về kiến thức, thực hành và nguồn cung cấp thông tin về tuân thủ điều trị ARV.
27 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2733 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Điều trị arv ở bệnh nhân HIV/AIDS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐIỀU TRỊ ARV Ở BỆNH NHÂN HIV/AIDS
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Thành phố Cần Thơ, từ tháng 3 năm 2006 đã bắt đầu thực hiện
chương trình chăm sóc và điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV tại các phòng
khám ngoại trú. Việc điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng retrovirus là điều
trị suốt đời đòi hỏi độ tuân thủ cao đến 95% để cải thiện chất lượng sống và
tăng khả năng sống sót cho người bệnh. Cho đến nay chưa có công trình nào
xác định được tỷ lệ, các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị ARV ở
bệnh nhân HIV/AIDS.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và các yếu tố liên quan tuân thủ điều trị ARV ở
bệnh nhân HIV/AIDS từ 16 tuổi trở lên tại thành phố Cần Thơ năm 2009.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả gồm 267 bệnh nhân HIV/AIDS
đang điều trị ARV từ 6 tháng trở lên, với kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện bệnh
nhân đến tái khám định kỳ tại 5 phòng khám ngoại trú trong tháng 3 năm
2009. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp về kiến thức, thực
hành và nguồn cung cấp thông tin về tuân thủ điều trị ARV.
Kết quả: Tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV (77%), trong đó tỷ lệ tuân thủ thuốc
ARV (96%). Các yếu tố dân số xã hội học liên quan đến việc tuân thủ điều
trị ARV: nhóm tuổi càng cao thì tuân thủ điều trị ARV càng cao; học vấn
thấp, nghề nghiệp không ổn định, tình trạng hôn nhân có gia đình thì tuân
thủ điều trị thấp. Kiến thức chung đúng là 55% và thực hành chung đúng là
62%. Những yếu tố liên quan với tuân thủ điều trị ARV là kiến thức (về tái
khám, kiến thức chung), thực hành (dinh dưỡng đầy đủ, thực hành chung),
nguồn cung cấp thông tin (sách báo tờ bướm, tình trạng sức khỏe, tác dụng
phụ của thuốc, tư vấn dự phòng) .
Kết luận: Tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS chưa cao
(77%). Cần thông tin về tuân thủ điều trị ARVcho người có H từ cán bộ y tế,
sách báo, tờ bướm. Tư vấn liên tục cho bệnh nhân HIV/AIDS chú trọng tác
dụng phụ của thuốc. Cần nâng cao năng lực tư vấn, truyền thông cho cán bộ
y tế , đẩy mạnh hoạt động các nhóm hỗ trợ và thực hiện chế độ chính sách
hỗ trợ việc làm cho người có H.
Từ khóa: Tuân thủ điều trị ARV
ABSTRACT
THE PERCENTAGE OF AND FACTORS RELATED TO ARV
ADHERENCE OF HIV PATIENTS
IN CANTHO CITY IN 2009
Vo Thi Nam, Phung Duc Nhat * Y Hoc Tp. Ho Chi Minh * Vol. 14 -
Supplement of No 1 - 2010: 151 - 156
Introduction: Can Tho city has started ARV care and treatment program in
out-patient clinics (OPCs) since March 2006. HIV/AIDS anti-retrovirus
therapy requires a life-long adherence up to 95% in order to improve the
quality of life and to prolong the patients’ lives. Up to now, there is not yet
any research on determining the percentage of and factors related to ARV
adherence among HIV patients.
Objectives: To determine the percentage of and factors related to ARV
adherence among HIV patients aged from 16 years old in Can tho city in
2009
Method: The cross-sectional study method recruited 267 regularly re-
examined HIV/AIDS patients registered 6 months or more with quota
sampling method at 5 OPCs in Can Tho city in March 2009. The informants
were interviewed directly on their knowledge, practice and source of
information on ARV adherence.
Results: The percentage of ARV treatment adherence is 77% and ARV drug
adherence is 96%. Some demographic and social factors are significantly
associated with ARV adherence. The older patients are more likely to
adhere, while low educational level, unstable employment, married patients
are associated with low adherence. Correct common knowledge is 55% and
correct common practice is 62%. Factors related to ARV adherence are
knowledge on re-examination, general knowledge; practice on appropriate
nutrition, general practice; source of information such as from book, leaflet;
and health condition, drug side effects, preventive counseling.
Conclusions: The adherent percentage of HIV/AIDS patients on ARV
treatment are not high (77%). There is a need to supply HIV patients with
ARV adherence information from medical staff, books, newspapers and
leaflets. Health staff should continuously counsel patients on side effects of
antiretroviral drug. Build capacity for medical staff, intensify the work of
self-help group, and implement the vocational support to the HIV carriers
are essential for treatment adherence.
Keyword: ARV treatment adherence
ĐẶT VẤN ĐỀ
HIV/AIDS là một dịch bệnh đã tạo nên “khủng hoảng toàn cầu” vì nó đã đe
dọa sự phát triển hòa nhập xã hội, ổn định chính trị, an ninh, tài chính,
lương thực, tác động mạnh mẽ vào tuổi thọ và gây gánh nặng có tính tàn
phá. Không có ai, nhóm xã hội nào mà không chịu ảnh hưởng bởi tác động
của HIV/AIDS từ quốc gia giàu có tiềm lực kinh tế, sự nghèo đói, tình trạng
học vấn thấp cũng như mù chữ.
Việt Nam nằm trong vùng trọng điểm dịch trong đó có Cần Thơ, chiều
hướng lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục không an toàn và dùng chung
bơm kim tiêm. Dịch HIV/AIDS cứ tiếp tục gia tăng và ngày càng có nhiều
người tử vong vì AIDS. Vì thế mục tiêu chương trình hành động quốc gia
đến năm 2010 là dự phòng lây nhiễm HIV, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS
bằng thuốc ARV là điều trị đặc biệt cần đảm bảo tuân thủ điều trị ARV tốt
nhằm tăng tối đa hiệu quả điều trị, giảm tối đa nguy cơ kháng thuốc và nguy
cơ thất bại điều trị. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu “Xác định tỷ lệ và các yếu
tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS tại thành
phố Cần Thơ năm 2009”. Đề tài này sẽ cung cấp những thông tin sát hợp về
kiến thức, thực hành với tuân thủ điều trị ARV, góp phần cải thiện nâng cao
chất lượng sống cho người nhiễm HIV. Đồng thời, đề tài sẽ là nguồn thông
tin cần thiết cho các nghiên cứu cùng loại sau này.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cắt ngang mô tả trong tháng 3 năm 2009, dân số mục tiêu là
bệnh nhân HIV/AIDS được điều trị ARV tại thành phố Cần Thơ. Cỡ mẫu
267, chọn mẫu thuận tiện bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị ARV từ 6
tháng trở lên đến tái khám dịnh kỳ tại 5 phòng khám ngoại trú. Đối tượng
được chọn là bệnh nhân HIV/AIDS đồng ý tham gia nghiên cứu và bị loại
nếu đã được phỏng vấn rồi; không thể trả lời.
Bệnh nhân được phỏng vấn trực tiếp trước khi được khám bệnh bởi những
nhân viên y tế tại phòng khám ngoại trú, được tập huấn trước và có nghiên
cứu thử. Kiến thức bao gồm những hiểu biết tuân thủ điều trị ARV. Thực
hành của bệnh nhân được quan sát và ghi nhận trong quá trình phỏng vấn.
Những biến số nền gồm tuổi, giới, dân tộc, tôn giáo, trình độ học vấn, lý do
nhiễm HIV, thời gian điều trị ARV, người hỗ trợ điều trị, đối tượng sống
chung, tình trạng hôn nhân. Dữ kiện được nhập và xử lý bằng mềm EpiData
3.1 và STATA 8.0.
KẾT QUẢ
Bảng 1:. Những đặc tính dân số xã hội học và mối liên quan với việc tuân
thủ điều trị ARV (N = 267).
Tuân thủ
điều trị
ARV Đặc tính
Tần
số
% Tốt
%
Không
tốt %
OR
KTC
95%
P
Nhóm tuổi
16 - 39 tuổi
234
(88)
179
(77)
55
(23)
≥ 40 tuổi
33
(12)
26
(79)
07
(21)
0,8
0,3-
2,2
0,77
Giới tính
Nam
168
(63)
127
(77)
39
(23)
Nữ
99
(37)
76
(77)
23
(23)
1
0,5-
1,8
0,99
Dân tộc
Tuân thủ
điều trị
ARV Đặc tính
Tần
số
% Tốt
%
Không
tốt %
OR
KTC
95%
P
Kinh
256
(96)
197
(77)
59
(23)
Hoa/Khác
11
(04)
08
(73)
03
(27)
1,2
0,2-
5,4
0,74
Tôn giáo
Đạo Phật-
Thờ tổ tiên
255
(96)
198
(78)
57
(22)
Tin
Lành/Thiên
Chúa
12
(04)
07
(58)
05
(42)
2,4 0,5-
9,5
0,12
Học vấn
Mù chữ 14 12 02 0,5 0,05-0,42
Tuân thủ
điều trị
ARV Đặc tính
Tần
số
% Tốt
%
Không
tốt %
OR
KTC
95%
P
(05) (86) (14) 2,5
Cấp 1 trở
lên
253
(95)
193
(76)
60
(24)
Nghề nghiệp
Thất
nghiệp
87
(33)
69
(79)
18
(21)
0,8 0,4-
1,5
0,49
Có nghề
nghiệp
180
(67)
136
(76)
44
(24)
Hôn nhân
Độc thân,
góa, ly dị
131
(49)
105
(80)
26
(20)
Có 136 100 36 0,6 0,3- 0,20
Tuân thủ
điều trị
ARV Đặc tính
Tần
số
% Tốt
%
Không
tốt %
OR
KTC
95%
P
vợ/chồng (51) (74) (26) 1,2
Sống chung
Gia đình 213
(80)
165
(77)
48
(23)
Bạn bè/một
mình
54
(20)
40
(74)
14
(26)
1,2 0,5-
2,4
0,59
Thời gian điều trị ARV
6 tháng –
36 tháng
254
(95)
196
(77)
58
(23)
≥ 37 tháng 13
(05)
09
(69)
04
(31)
1,5
0,3-
5,6
0,50
Người hỗ trợ
Tuân thủ
điều trị
ARV Đặc tính
Tần
số
% Tốt
%
Không
tốt %
OR
KTC
95%
P
Cha/mẹ-
Vợ/chồng
202
(76)
154
(76)
48
(24)
Anh em,
Bạn, CB
XH
65
(24)
51
(78)
14
(22)
0,8 0,4-
1,7
0,71
Lý do nhiễm HIV
Quan hệ
tình dục
216
(81)
168
(78)
48
(22)
Sử dụng
ma túy
51
(19)
37
(73)
14
(27)
1,3 0,6-
2,7
0,42
Bảng 2: Nguồn cung cấp thông tin và mối liên quan với việc tuân thủ điều
trị ARV (N = 267).
Tuân thủ
điều trị
ARV
Cung cấp
thông tin
Tần
số %
Tốt
%
Không
tốt %
OR
KTC
95%
P
Ti vi
Có 40
(15)
30
(75)
10
(25)
Không 227
(85)
175
(77)
52
(23)
0,8 0,3-
2,1
0,77
Radio
Có 03
(01)
3
(100)
00
(0,0)
Không 264
(99)
202
(76)
62
(24)
- 0,33
Đài truyền thanh
Tuân thủ
điều trị
ARV
Cung cấp
thông tin
Tần
số %
Tốt
%
Không
tốt %
OR
KTC
95%
P
Có 09
(03)
06
(75)
03
(25)
Không 259
(97)
199
(77)
59
(23)
0,5 0,1-
3,7
0,46
Sách báo, tờ bướm
Có 26
(10)
24
(92)
02
(08)
Không 241
(90)
181
(75)
60
(25)
3,9 0,9-
35,5
0,04
Cán bộ y tế
Có 202
(76)
156
(77)
46
(23)
Tuân thủ
điều trị
ARV
Cung cấp
thông tin
Tần
số %
Tốt
%
Không
tốt %
OR
KTC
95%
P
Không 65
(24)
49
(75)
16
(25)
1,1
0,5-
2,2
0,76
Tư vấn trước điều trị
Có
265
(99)
203
(77)
62
(23)
Không
02
(01)
02
(100)
00
(0,0)
0 0-6,4 0,43
Dinh dưỡng
Có
254
(95)
194
(76)
60
(24)
Không
13
(5)
11
(85)
2 (15) 0,5
0,06-
2,8
0,49
Tuân thủ
điều trị
ARV
Cung cấp
thông tin
Tần
số %
Tốt
%
Không
tốt %
OR
KTC
95%
P
Tình trạng sức khỏe
Có
250
(94)
197
(79)
53
(21)
Không
17
(06)
08
(47)
09
(53)
4,1
1,3-
13
0,02
Tác dụng phụ của ARV
Có 241
(90)
190
(79)
51
(21)
Không 26
(10)
15
(58)
11
(42)
2,7 1,0-
6,7
0,01
Tư vấn dự phòng
Tuân thủ
điều trị
ARV
Cung cấp
thông tin
Tần
số %
Tốt
%
Không
tốt %
OR
KTC
95%
P
Có 192
(72)
154
(80)
38
(20)
. Không 75
(28)
51
(68)
24
(32)
1,9 0,9-
3,6
0,03
Tư vấn về chế độ ăn
. Có 12
(04)
11
(92)
01
(08)
. Không 255
(96)
194
(76)
61
(24)
3,4 0,4-
151
0,21
Bảng 3: Kiến thức và mối liên quan với việc tuân thủ điều trị ARV (N =
267).
Kiến thức Tần
Tuân thủ
OR KTCP
điều trị
ARV
số
% Tốt
%
Không
tốt %
95%
Thuốc ARV không chữa khỏi bệnh
HIV/AIDS
Đúng
244
(91)
190
(78)
54
(22)
Không
đúng
23
(09)
15
(65)
08
(35)
1,8
0,6-
5
0,17
Tuân thủ uống thuốc ARV
Đúng
248
(93)
192
(77)
56
(23)
Không
đúng
19
(07)
13
(68)
06
(32)
1,5
0,4-
4,7
0,37
Tái khám hàng tuần
Đúng 213 171 42
(80) (80) (20)
Không
đúng
54
(20)
34
(63)
20
(37)
2,3
1,1-
4,7
0,007
Tác dụng phụ thuốc ARV
Đúng
183
(69)
143
(78)
40
(22)
Không
đúng
84
(31)
62
(74)
22
(26)
1,2
0,6-
2,3
0,43
Kiến thức chung
Đúng
148
(55)
123
(83)
25
(17)
Chưa
đúng
119
(45)
82
(69)
37
(31)
2,2
1,1-
4,1
0,006
Bảng 4: Thực hành và mối liên quan với việc tuân thủ điều trị ARV (N =
267).
Tuân thủ
điều trị
ARV
Thực
hành
Tần
số
% Tốt
%
Không
tốt %
OR
KTC
95%
P
Sử dụng BCS/QHTD
Có 250
(94)
192
(77)
58
(23)
Không 17
(06)
13
(76)
04
(24)
0,9 0,2-
4,2
0,97
Ăn ≥ 3 bữa / ngày
Có 209
(78)
171
(82)
38
(18)
Không 58
(22)
34
(59)
24
(41)
3,1 1,6-
6,2
0,001
Gạo, bánh mì
Tuân thủ
điều trị
ARV
Thực
hành
Tần
số
% Tốt
%
Không
tốt %
OR
KTC
95%
P
Có 264
(99)
202
(76)
62
(24)
Không 03
(01)
03
(100)
00
(0,0)
0,0 0-
4,2
0,38
Rau, củ, đậu
Có 236
(88)
187
(79)
49
(21)
Không 31
(12)
18
(58)
13
(42)
2,7 1,1-
6,4
0,009
Thịt, cá, trứng, sữa
Có 261
(98)
201
(77)
60
(23)
Tuân thủ
điều trị
ARV
Thực
hành
Tần
số
% Tốt
%
Không
tốt %
OR
KTC
95%
P
Không 06
(02)
04
(67)
02
(33)
1,6 0,1-
11,9
0,55
Trái cây các loại
Có 36
(13)
34
(94)
02
(06)
Không 231
(87)
171
(74)
60
(26)
5,9 1,4-
52,5
0,007
Tiếp cận nhóm hỗ trợ
Có 195
(73)
149
(76)
46
(24)
Không 72
(27)
56
(78)
16
(22)
0,9 0,4-
1,8
0,81
Bảng 5: Kiến thức chung và mối liên quan với thực hành chung về tuân thủ
điều trị ARV (N = 267).
Thực hành
chung Kiến
thức
chung
Tần
số % Đúng
%
Chưa
đúng
%
OR
KTC
95%
P
Đúng
246
(92)
162
(66)
84
(34)
Chưa
đúng
21
(08)
03
(14)
18
(86)
11
3,2-
62,4
0,001
Những bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu chiếm đa phần từ 16-39 tuổi, là dân
tộc kinh, người sống chung cũng là người hỗ trợ điều trị ARV; 33 % thất
nghiệp; theo Phật giáo; học vấn cấp 1 & 2 chiếm 70%, lây nhiễm HIV chủ
yếu qua quan hệ tình dục không an toàn chiếm 81%, có thời gian điều trị
ARV từ 6 tháng – 3 năm chiếm 95% (bảng 1). Thông tin từ cán bộ y tế
chiếm tỷ lệ cao nhất 76% và tư vấn trước sau điều trị chiếm tỷ lệ cao >90%
(bảng 2). Bệnh nhân có kiến thức đúng về thuốc, tuân thủ uống thuốc ARV
cao hơn kiến thức về tác dụng phụ của thuốc (bảng 3). Bệnh nhân tuân thủ
điều trị ARV chiếm tỷ lệ là 77% (tuân thủ uống thuốc ARV chiếm 96%)
(bảng 4). Có ý nghĩa thống kê với tuân thủ điều trị ARV: Thông tin từ (sách
báo tờ bướm, tư vấn dự phòng, tác dụng phụ thuốc ARV). Kiến thức (tái
khám hàng tuần, kiến thức chung). Thực hành (dinh dưỡng: chế độ ăn đủ
bữa, trái cây, rau củ). Có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức chung và thực
hành chung (bảng 5).
BÀN LUẬN
Mối liên quan giữa yếu tố dân số xã hội học đối với tuân thủ điều trị
Phần lớn bệnh nhân tuổi đời rất trẻ < 40 chiếm tỷ lệ 88%, nam chiếm 63%.
Trình độ học vấn thấp cấp 1, 2 chiếm 70%, trên 1/3 bệnh nhân thất nghiệp,
hầu hết bệnh nhân nhiễm HIV do quan hệ tình dục không an toàn và đối
tượng sống chung cũng là người hỗ trợ tốt nhất cho bệnh nhân.
Mối liên quan giữa kiến thức với tuân thủ điều trị ARV
Có mối liên quan giữa kiến thức về tái khám hàng tuần trong tháng điều trị
đầu tiên với tuân thủ điều trị ARV, kiến thức tái khám đúng đạt 80% và kiến
thức chưa đúng là 20% (p=0,007). Tỷ lệ tuân thủ điều trị ở bệnh nhân có
kiến thức chung đúng là 55% và của nhóm có kiến thức chung chưa đúng là
45% (p=0,006). Kiến thức đúng giúp bệnh nhân hiểu biết rõ hơn về tầm
quan trọng và lợi ích của việc tuân thủ điều trị ARV, kiến thức đúng sẽ là
động lực thúc đẩy bệnh nhân tuân thủ điều trị ARV.
Mối liên quan giữa thực hành với tuân thủ điều trị ARV
Có mối liên quan giữa thực hành về dinh dưỡng (ăn đủ bữa, rau củ, trái cây
các loại) với tuân thủ điều trị có ý nghĩa thống kê với p <0,05. Dinh dưỡng
tốt giúp bệnh nhân HIV/AIDS duy trì sức khỏe và tăng cường khả năng
chống đỡ của cơ thể với bệnh tật. Nhóm bệnh nhân có kiến thức chung đúng
thì thực hành chung đúng cao gấp 11 lần nhóm có kiến thức chung chưa
đúng.
Mối liên quan giữa nguồn cung cấp thông tin với tuân thủ điều trị ARV:
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thông tin từ sách báo tờ bướm và
tuân thủ điều trị với p= 0,04. Nhóm bệnh nhân tiếp nhận nguồn thông tin về
dịch vụ điều trị ARV thỉ tuân thủ điều trị ARV tốt (92%) cao hơn nhóm
không tiếp cận thông tin. Điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế
vì thông tin bệnh nhân tiếp cận dịch vụ điều trị ARV sẽ tác động tốt đến việc
tuân thủ điều trị ARV và hình thức sử dụng sách báo tờ bướm là một giải
pháp thuận lợi nhất cho bệnh nhân tiếp cận. Nhóm bệnh nhân tiếp cận thông
tin về tình trạng sức khỏe, tác dụng phụ thuốc ARV và tư vấn dự phòng đều
có liên quan có y nghĩa thống kê với tuân thủ điều trị p<0,05. Đánh giá thấy
tình trạng sức khỏe, tác dụng phụ của thuốc ARV, tư vấn dự phòng trong
quá trình điều trị ARV giúp bệnh nhân nhận thức được sự cần thiết phải điều
trị liên tục để kéo dài cuộc sống, uống thuốc ARV đi cùng với tác dụng phụ
sẽ có chuẩn bị tốt về mặt tâm lý, biết điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội
bằng Cotrim, bao cao su sẽ giúp dự phòng lây nhiễm HIV, họ sẽ yên tâm khi
hiểu rõ hơn diễn biến bệnh trạng của mình và thúc đẩy họ tuân thủ điều trị
ARV
tốt hơn.
Những điểm mạnh và hạn chế của đề tài
Giá trị bên trong của đề tài với cỡ mẫu n = 267 đủ cho nghiên cứu, cán bộ y
tế tham gia thực hiện đề tài được tập huấn kỹ về nội dung phỏng vấn, đội
ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm trong chuyên môn, các điều kiện và phương tiện
thu thập thông tin được chuẩn bị đầy đủ. Dữ kiện được thu thập đầy đủ
chính xác.Tuy nhiên, quá trình phân tích các thuộc tính là những phân tích
đơn biến, chưa loại được yếu tố gây nhiễu do đó kết quả của các mối liên
quan có ý nghĩa thống kê chỉ hạn chế ở mức hình thành giả thuyết. Quá trình
nghiên cứu còn nhiều mặt hạn chế phải khắc phục, bổ sung khi tiến hành
những đề tài sau này. Mẫu nghiên cứu chỉ được chọn ở những bệnh nhân
đến tái khám định kỳ tại 5 PKNT nên chưa có tính đại diện cao cho cộng
đồng tại
địa phương.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 267 bệnh nhân HIV/AIDS > 16 tuổi có
thời gian điều trị ARV từ 6 tháng trở lên tại 5 phòng khám ngoại trú thành
phố Cần Thơ năm 2009 đã mang lại kiến thức đúng về tuân thủ thuốc ARV
khá cao chiếm 96%, kiến thức đúng về tuân thủ điều trị là 74% trong khi
kiến thức chung đúng còn thấp (55%). Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị
ARV tốt chiếm 77%, tỷ lệ bệnh nhân thực hành chung đúng là 62%. Nhóm
bệnh có kiến thức chung đúng thì thực hành chung đúng cao gấp 11 lần
nhóm có kiến thức chung chưa đúng
KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi có một số kiến nghị như sau:
- Về Y tế: Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục sức khỏe và quan tâm nội
dung tuân thủ điều trị ARV. Chú trọng thông tin về tuân thủ điều trị ARV
cho người có H từ cán bộ y tế, sách báo, tờ bướm. Tư vấn liên tục về tuân
thủ điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS (chú trọng tác dụng phụ của thuốc
ARV). Nâng cao năng lực tư vấn, truyền thông cho cán bộ y tế. Đẩy mạnh
hoạt động các nhóm hỗ trợ. Nghiên cứu khoa học.
- Về Chính quyền địa phương: Xã hội hóa hoạt động phòng chống
HIV/AIDS qua phương tiện Tivi, sách báo. Lồng ghép các hoạt động chăm
sóc hỗ trợ điều trị HIV/AIDS. Thực hiện các chế độ chính sách hỗ trợ việc
việc làm cho người có H. Xây dựng các can thiệp dự
phòng HIV.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 122_24.pdf