Về băng huyết sau sinh trong nghiên cứu
của chúng tôi có 2 trường hợp, chiếm tỷ lệ
4,35%. Theo thống kê tỷ lệ băng huyết sau sinh
tại bệnh viện Hùng Vương vào năm 2005 là
1,5%(13). Tuy nhiên trong nghiên cứu của Vũ Thị
Nhung năm 2007, tỷ lệ băng huyết sau sinh tại
bệnh viện Hùng Vương là 15,38%, trong đó một
nửa nguyên nhân là do đờ tử cung(14). Tỷ lệ băng
huyết sau sinh trong nghiên cứu của chúng tôi
cao hơn nhưng vì mẫu nghiên cứu nhỏ và 2
trường hợp này đều có nguy cơ của băng huyết
sau sinh là đa sản (đã sinh từ 2 lần trở lên) lượng
máu mất là 500ml và 600ml vì vậy chấp nhận
được trong dân số chung, phù hợp với nghiên
cứu của Trudinger cũng không tìm thấy sự khác
biệt giữa hai nhóm về tỷ lệ băng huyết sau sinh
ở mẹ(14) hay nghiên cứu của K.Harrington cho
thấy không làm tăng có ý nghĩa tỷ lệ băng huyết
sau sinh thậm chí các thai phụ được dùng ASA
đến tuần thứ 37 khi so sánh nhóm điều trị với
nhóm chứng (1,9% so với 0%)(14).
Về so sánh các xét nghiệm đông máu trước
và sau khi dùng thuốc ASA trong nghiên cứu
của chúng tôi cho thấy các xét nghiệm đều trong
giới hạn bình thường, sự khác biệt giữa hai
nhóm không có ý nghĩa thống kê với các giá trị P
đều > 0,05. Như vậy, cả trên lâm sàng và các xét
nghiệm cận lâm sàng đều không thấy sự tăng
nguy cơ chảy máu đối với thai phụ khi dùng
ASA liều thấp. Trong nghiên cứu của tác giả
Lesley có sự đánh giá phân giải thromboxane B2
cho thấy nồng độ throboxane B2 ở những
trường hợp dùng ASA là 1pg/mL (dao động từ
0‐6 pg/mL) và trong nhóm chứng là 97 pg/mL
(dao động từ 9‐311 pg/mL)(9). Tác giả kết luận
điều này chỉ ra đã có một sự ức chế hầu như
hoàn toàn thromboxane B2 ở nhóm dùng thuốc.
Như vậy tính an toàn của ASA liều thấp trong
thai kỳ của hầu hết các nghiên cứu đều nhất
quán và đã được chứng minh.
Hạn chế
Nghiên cứu được thiết kế theo loại hình
nghiên cứu quan sát nên kết quả thu được có
giới hạn trên phương diện bằng chứng y khoa.
Do nghiên cứu của chúng tôi là báo cáo hàng
loạt ca, là loại nghiên cứu được xem là chưa đủ
mạnh khi khảo sát các mối liên quan giữa các
biến số.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 179 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều trị Aspirin liều thấp ở thai chậm tăng trưởng trong tử cung từ tuần thứ 28‐32 của thai kỳ tại bệnh viện Hùng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 95
ĐIỀU TRỊ ASPIRIN LIỀU THẤP Ở THAI
CHẬM TĂNG TRƯỞNG TRONG TỬ CUNG TỪ TUẦN THỨ 28‐32
CỦA THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
Ngô Thị Bình Lụa*, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang*
TÓM TẮT
Mở đầu: Ước tính có khoảng 3 – 10 % tỉ lệ là thai chậm tăng trưởng trong tử cung trong số trẻ sinh ra ở
các nước phát triển, khoảng 6 – 30% ở các nước đang phát triển. Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2500 gram có tỉ lệ
tử vong cao gấp 5 đến 30 lần so với trẻ sơ sinh có cân nặng ở bách phân vị 50 so với tuổi thai. Aspirin dùng hiệu
quả trong thai chậm tăng trưởng trong tử cung qua một số nghiên cứu phân tích gộp trên thế giới.
Mục tiêu: Khảo sát hiệu quả của Aspirin liều thấp trong điều trị thai chậm tăng trưởng trong tử cung ở
tuổi thai từ tuần 28‐32
Phương pháp: Báo cáo loạt ca, thực hiện trên các thai kỳ trong 3 tháng cuối thai kỳ, chẩn đoán thai chậm
tăng trưởng trong tử cung, tại bệnh viện Hùng vương từ 09/2012 đến 04/2013.
Kết quả: Thời gian dùng Aspilets trung bình là 22,3 ± 7,5 ngày. Thai phụ: Mổ lấy thai 58,7%, sinh thường
34,78%, còn lại là sinh giúp; Máu mất trung bình sau sinh là 244,44ml; Băng huyết sau sinh có 2 trường hợp
(4,35%), sinh thường và không phải truyền máu; Không ghi nhận thay đổi trên lâm sàng và cận lâm sàng về
chức năng đông máu. Kết cục ở con: Tuổi thai trung bình lúc sinh là 37,76 ± 1,2 tuần; Cân nặng lúc sinh trung
bình 2390,43 ± 223,72 gram; Apgar sau 5 phút của tất cả các trẻ đều trên 7 điểm; Thời gian nằm dưỡng nhi có
trung vị là 5 ngày; Không có trường hợp thai lưu hoặc tử vong sau sinh.
Kết luận: dùng Aspirin liều thâp ghi nhận có hiệu quả và an toàn trong thao chậm tăng trưởng trong tử
cung. Tuy nhiên, cần thực hiện nghiên cứu trên mẫu lơn hơn và thiết kế mạnh hơn trong tương lai.
Từ khoá: Thai chậm tăng trưởng trong tử cung, aspirin liều thấp
SUMMARY
LOW‐DOSE ASPIRIN THERAPY IN INTRAUTERINE GROWTH RETARDATION 28‐32
GESTATIONAL WEEKS AT HUNGVUONG HOSPITAL
Ngo Thi Binh Lua, Huynh Nguyen Khanh Trang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 95‐100
Background: There are an estimated 3‐10 % pregnancy rate is slow intrauterine growth of infants born in
developing countries, about 6‐30 % in developing countries. Infants with the weight less than 2500 grams have
higher mortality rates, accounting for 5 to 30 times higher than those with the weight at 50 percentile for
gestational age. From the results of meta‐analysis of studies all over the world, Aspirin is effective in treatment of
intrauterine growth retardation.
Objective: Evaluate the effectiveness of low‐dose aspirin therapy in intrauterine growth retardation 28‐32
gestational week.
Materials and methods: case series report, including pregnancies in the third trimester with fetal growth
restriction diagnosed in utero, at Hung Vuong Hospital from 09/2012 to 04/2013.
* Bộ môn phụ sản Đại học Y dược TPHCM
Tác giả liên lạc: PGS. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang ĐT: 0903882015 Email: pgs.huynhnguyenkhanhtrang@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 96
Results: The average time used Aspilets 22.3 ± 7.5 days. The outcome of pregnancy: 58.7 % cesarean,
natural birth 34.78 %, 6.52% assisted deliveries. The average blood loss was 244.44 ml after birth, postpartum
hemorrhage with 2 cases (4.35 %), these two cases were normal deliveries without blood transfusion. There was
no changes in either clinical or subclinical functional clotting. Outcomes in children: the average gestational age
at birth was 37.76 ± 1.2 weeks, average of birth weight: 2390.43 ± 223.72 grams, Apgar after 5 minutes of all the
children are above 7 points; median of time in pediatric nursing is 5 days; None of stillbirth or death after birth.
Conclusion: Low ‐dose aspirin is effective recognition and safe operation intrauterine growth retardation.
However, the need to perform studies on larger samples and greater design in the future.
Keywords: intrauterine growth retardation, case series report, Low‐dose Aspirin.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung
(TCTTTTC) được định nghĩa khi trọng lượng
cân năng ước tính estimated fetal weight (EFW)
ở dưới bách phân vị thứ 10 so với tuổi thai(6,7).
Khoảng 70% thai có EFW dưới bách phân vị thứ
10 là thai nhỏ sinh lý, do đó thuật ngữ TCTTTTC
là không chính xác cho rất nhiều thai. Việc phân
biệt một thai nhỏ sinh lý hay bệnh lý có thể gặp
nhiều khó khăn. Một vài yếu tố không liên quan
bệnh lý ảnh hưởng đến cân nặng của thai là
trọng lượng mẹ, chiều cao mẹ, số lần sanh,
chủng tộc và giới tính của thai(2). Ước tính có
khoảng 3 – 10 % tỉ lệ là thai chậm tăng trưởng
trong tử cung trong số trẻ sinh ra ở các nước
phát triển, khoảng 6 – 30% ở các nước đang phát
triển(3,10,13). Trong đó, những thai chậm tăng
trưởng trong tử cung có tỉ lệ tử vong cao gấp 4
đến 10 lần so với thai phát triển bình thường,
tăng cả về tỉ lệ thai lưu (40% thai lưu không rõ
nguyên nhân nhẹ cân hơn so với tuổi thai) và tử
vong chu sinh. Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới
2500 gram có tỉ lệ tử vong cao gấp 5 đến 30 lần
so với trẻ sơ sinh có cân nặng ở bách phân vị 50
so với tuổi thai. Tỉ lệ tử vong lên đến 70 đến 100
lần ở trẻ có cân nặng dưới 1500 gram(1,2,5,10,11,13).
Đồng thời tăng rất nhiều nguy cơ trong thai kỳ
và chuyển dạ: sanh non, suy thai, tăng tỷ lệ mổ
lấy thai, và các bệnh lý chu sinh: suy hô hấp, hạ
thân nhiệt, hạ đường huyết, chậm phát triển tâm
thần vận động sau này(2).
Việc xác định thai chậm tăng trưởng trong
tử cung thật sự là một thử thách đối với các bác
sĩ lâm sàng. Thử thách nảy bao gồm viêc phân
biệt một thai nhỏ nhưng còn khỏe mạnh với thai
chậm tăng trưởng trong tử cung để tránh những
can thiệp có hại cho thai và người mẹ.
Hiện nay, nhờ sự phát triển của các phương
pháp cận lâm sàng, chẩn đoán TCTTTTC dù còn
nhiều khó khăn nhưng ngày một rõ ràng hơn.
Tuy nhiên, vấn đề điều trị thai chậm tăng
trưởng trong tử cung vẫn còn là thử thách lớn
với các bác sĩ lâm sàng. Vì đây thai chậm tăng
trưởng trong tử cung là một thai kỳ nguy cơ cao,
phải đối mặt với nhiều vấn đề lâm sàng, đảm
bảo kết thúc một thai kỳ bảo đảm cho thai nhi có
khả năng sống, trưởng thành phổi nhưng cũng
không cho ra đời thai nhi quá non tháng(13).
Vì Aspirin (ASA) là loại thuốc thuộc nhóm
ức chế kết tập tiểu cầu được sử dụng rộng rãi
làm giảm đáng kể các tai biến tắc mạch với
những ưu điểm là phổ biến, giá thành rẻ, dễ sử
dụng, dung nạp tốt(4,9,10). Trong nhiều nghiên
cứu đã chứng minh được tính an toàn của
Aspirin liều thấp trong thai kỳ, không làm
tăng các nguy cơ có hại cho mẹ và thai nhi mà
vẫn mang lại những hiệu quả mong muốn cần
nhắm tới trong các vấn đề tăng huyết áp liên
quan đến thai kỳ, thai chậm tăng trưởng trong
tử cung và dọa sanh non.
Theo Harald Leitich 1997 trong một phân
tích gộp nhằm mục đích xác định chính xác
hơn hiệu quả dự phòng của aspirin liều thấp
trên TCTTTTC và tử vong chu sinh. Phân tích
gộp gồm 13 nghiên cứu với 13 234 thai phụ
tham gia từ năm 1985 đến năm 1994, đã chỉ ra
sự giảm có ý nghĩa tỷ lệ TCTTTTC (OR 0.82;
95% Cl 0.72‐0.93; p=0.003) và giảm không có ý
nghĩa tỷ lệ tử vong chu sinh (OR 0.84; 95% Cl
0.66‐1.08; p=0.18). Phân tích gộp này chỉ ra việc
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 97
điều trị aspirin giai đoạn sớm làm giảm nguy
cơ TCTTTTC(4).
Ở Việt Nam, trong khi theo dõi các thai kỳ
nguy cơ cao với thai chậm tăng trưởng trong tử
cung, một số các bác sĩ lâm sàng điều trị ASA
liều thấp dựa trên chứng cứ y văn và kinh
nghiệm với mong muốn cải thiện kết cục thai
kỳ.Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu với
các mục tiêu như sau:
Mục tiêu nghiên cứu
1. Khảo sát hiệu quả của Aspirin liều thấp
trong điều trị thai chậm tăng trưởng trong tử
cung ở tuổi thai từ tuần 28‐32, làm cải thiện kết
cục của thai kỳ.
2. Ghi nhận: các tác dụng phụ khi dùng thuốc
của thai phụ; chức năng đông cầm máu; thời điểm
chấm dứt thai, phương pháp chấm dứt thai kỳ, tỉ lệ
băng huyết sau sanh của thai phụ.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Thiết kế nghiên cứu
Báo cáo loạt ca lâm sàng.
Chọn mẫu
Những thai phụ có chẩn đoán thai chậm
tăng trưởng ở đầu tam cá nguyệt thứ 3, tuổi thai
từ 28‐32 tuần, tại bệnh viện Hùng Vương được
nhập khoa Sản bệnh để theo dõi điều trị. Thời
gian từ 09/2012 đến 04/2013. Lấy mẫu toàn bộ
Tiêu chí nhận vào
Các phụ nữ mang thai từ tuần thứ 28‐32
được chẩn đoán thai chậm tăng trưởng trong tử
cung (Siêu âm có EWF dưới bách phân vị thứ 5
so với tuổi thai) có chỉ định nhập viện vào khoa
sản B Bệnh Viện Hùng Vương để điều trị. Có
siêu âm 3 tháng đầu, tính được chính xác tuổi
thai. Không tiền căn bệnh lý tăng huyết áp, suy
thận, bệnh lý huyết học, tiền căn chảy máu khó
cầm. Không có xuất huyết trong thai kỳ lần này,
vị trí bánh nhau bình thường, không nhau tiền
đạo hay nhau bám thấp. Không dị ứng với
Aspirin trước đó. Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chí loại trừ
Trường hợp không tính được tuổi thai
chính xác. Đa thai. Tiền căn dị ứng với Aspirin.
Dùng Aspirin hoặc các thuốc có tác dụng
kháng tiểu cầu khác trong thai kỳ lần này. Tiền
căn chảy máu khó cầm, chảy máu âm đạo
trong thai kỳ lần này. Bệnh nhân không đồng
ý tham gia nghiên cứu.
Aspilets® EC (mỗi viên chứa 80 mg Acid
Acetylsalicylic) của Công Ty United Pharma –
Việt Nam, Số đăng ký VD‐4237. Hạn sử dụng
12/2013.
Thời gian dùng thuốc cho đến tuổi thai 36
tuần, mỗi ngày uống 1 viên Aspirin 80mg sau ăn
no với 1 cốc nước. Bệnh nhân sẽ được người làm
nghiên cứu thăm khám lâm sàng mỗi ngày, theo
dõi các xét nghiệm cận lâm sàng: NST, đông
máu toàn bộ, siêu âm Doppler thai, đồng thời
quan sát các tác dụng phụ của thuốc nếu có.
Phương pháp thu thập dữ liệu
Sử dụng bảng câu hỏi thu thập dữ liệu qua
phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân và thu thập số
liệu từ hồ sơ bệnh án. Dữ liệu được kiểm tra, thu
thập mã hóa nhập máy tính bằng phần mềm
Epidata 3.1 và được phân tích bằng phần mềm
Stata 11.0
KẾT QUẢ
Bảng 1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Đặc tính (n= 46) Tỷ lệ (%)
Nghề nghiệp
Công nhân 14 30,43
Văn phòng 6 13,04
Nội trợ 17 36,96
Khác 9 19,57
Trình độ học
vấn
≤ Cấp I 2 4,35
Cấp II 23 50
Cấp III 12 26,09
>Cấp III 9 19,57
Dân tộc Kinh 46 100
Khác 0 0
Tình trạng kinh
tế
Nghèo 10 21,74
Đủ sống 35 76,09
Dư dả 1 2,17
Nơi ở
Tỉnh 12 27,91
TP Hồ Chí Minh 34 72,09
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 98
Đặc tính (n= 46) Tỷ lệ (%)
Chiều cao cha
≤ 1.6 m 4 8,40
1.61- 1.69m 26 56,52
≥ 1.70m 16 34,78
BMI trước mang
thai
Nhẹ cân 20 43,48
Trung bình 19 41,30
Quá cân 7 15,22
Bảng 2. Các yếu tố liên quan đến dùng ASA
Các yếu tố trung bình Biến thiên
Thời gian dùng ASA (ngày) 22.3 ± 7,5 14-47
Tuổi thai bắt đầu uống ASA 30,91 ± 1,00 28,4 – 32
Tuổi thai kết thúc uống ASA 34.09 ± 0,14 34 – 34,5
Lý do kết thúc dùng ASA
Hết đợt điều trị 46 100
Cần chấm dứt thai kỳ 0 0
Tác dụng không mong muốn 0 0
Bảng 3. Kết cục thai kỳ liên quan mẹ
Các yếu tố Trung bình Biến thiên
Tuổi thai 37,76 ± 1,20 35,5 - 40
Máu mất sau sinh 244,44 ± 89,20 100 - 600
Cân nặng bánh nhau 498,91 ± 46,53 400 - 600
Băng huyết
sau sinh
Không 44 95,65
Có 2 4,35
Bảng 4. Các yếu tố kết cục thai kỳ liên quan đến con
Các yếu tố (n=46) Tỷ lệ (%)
Giới tính Nam 31 67,39
Nữ 15 32,61
Apgar 1 phút
<4 điểm 0 0
4 -7 điểm 15 32,61
≥7 diểm 31 67,39
Apgar 5 phút
<7 điểm 0 0
≥7 điểm 46 100
Tử vong chu
sinh
Thai lưu 0 0
Chiều dài trẻ 46,13 ± 2,34 38 - 49
Bảng 5. So sánh thay đổi xét nghiệm đông máu trước
‐ sau khi dùng ASA
Trước dùng Sau dùng P*
Tiểu cầu 290,56 ± 53,17 289,50 ± 52,03 0,605
PT 12,88 ± 0,47 12,89 ± 0,42 0,796
INR 1,002 ± 0,005 1,004 ± 0,003 0,569
aPTT 28,50 ± 2,94 28,59 ± 2,96 0,500
Fibrinogen 3,13 ± 0,56 3,14 ± 0,53 0,390
*Dùng phép kiểm t test bắt cặp
BÀN LUẬN
Về tình huống phát hiện TCTTTTC của
nhóm thai phụ trong nghiên cứu tất cả đều phát
hiện nhờ khám thai định kỳ nhờ siêu âm kiểm
tra tăng trưởng của thai bằng siêu âm 2D hoặc
siêu âm Doppler màu kiểm tra tưới máu thai.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận
thời gian dùng ASA trung bình 22,3 ± 7,5 ngày,
ngắn nhất là 14 ngày, dài nhất là 47 ngày. Trong
đó, thời gian điều trị dưới 2 tuần là 12 trường
hợp (26,09%), thời gian điều trị trên 2 tuần nhiều
hơn (73,91%). Tuổi thai trung bình bắt đầu uống
thuốc là 30,91 tuần, dao động từ 28 tuần 4 ngày
đến 32 tuần.Thời gian kết thúc điều trị trung
bình là 34,09 tuần, dao động từ 34 đến 34 tuần 5
ngày. Trong khi đó, thời gian điều trị ASA của
nghiên cứu Trudinger dài hơn từ 28 đến 36
tuần(14) và nghiên cứu của Lesley M.E. McCowan
thời gian dùng thuốc là trên 14 ngày trong thời
gian từ 24‐36 tuần(9).
Tuổi thai trung bình tại thời điểm sinh trong
nghiên cứu là 37,76 tuần, nhỏ nhất là 35 tuần 5
ngày, lớn nhất là 40 tuần, không có trường hợp
nào sinh non trước 34 tuần, sinh non trước 37
tuần có 10 trường hợp, chiếm tỷ lệ 21,74%.
Trong khi đó tuổi thai kết thúc thai kỳ trung
bình trong nghiên cứu của Trudinger ở nhóm
điều trị ASA là 36.99 tuần(14) thấp hơn trong
nghiên cứu của chúng tôi, ở nhóm không điều
trị là 35,87 tuần, sự khác biệt 2 nhóm không có ý
nghĩa thống kê.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, cân nặng
trẻ trung bình lúc sinh là 2390,43 gram thuộc trẻ
nhẹ cân, thấp nhất là 1800 gram, cao nhất là 2700
gram, có 27 trẻ có cân nặng> 2500 gram. Tác giả
Trudinger ghi nhận trong nhóm dùng ASA có
trọng lượng trung bình lúc sinh là 2551 gram, ở
nhóm không dùng ASA là 2035 gram, sự khác
biệt hai nhóm có ý nghĩa thống kê với P<0,02(14).
Như vậy trọng lượng trung bình lúc sinh của
nghiên cứu chúng tôi thấp hơn so với nhóm
dùng ASA của tác giả Trudinger là 160,57gram,
nhưng cũng cao hơn so với nhóm không điều trị
của tác giả này là 355,43 gram. Trọng lượng lúc
sinh trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so
với nghiên cứu của tác giả Lesley là 1705 gram ở
nhóm dùng ASA(9). Còn khi so sánh trọng lượng
trung bình lúc sinh của nghiên cứu chúng tôi với
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 99
các nghiên cứu khác đều có cân nặng lúc sinh
cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi ở cả 2
nhóm dùng thuốc hay không dùng thuốc.
Trong nghiên cứu của chúng tôi không ghi
nhận bất kỳ trường hợp nào liên quan đến xuất
huyết con, phù hợp với các nghiên cứu trên thế
giới. Trong nghiên cứu của Trudinger ghi nhận
có xuất huyết não thất liên quan đến thai non
tháng và thiếu oxy, không có sự khác biệt giữa 2
nhóm (nhóm điều trị ASA có 1 trẻ, nhóm chứng
có 2 trẻ)(14).
Về băng huyết sau sinh trong nghiên cứu
của chúng tôi có 2 trường hợp, chiếm tỷ lệ
4,35%. Theo thống kê tỷ lệ băng huyết sau sinh
tại bệnh viện Hùng Vương vào năm 2005 là
1,5%(13). Tuy nhiên trong nghiên cứu của Vũ Thị
Nhung năm 2007, tỷ lệ băng huyết sau sinh tại
bệnh viện Hùng Vương là 15,38%, trong đó một
nửa nguyên nhân là do đờ tử cung(14). Tỷ lệ băng
huyết sau sinh trong nghiên cứu của chúng tôi
cao hơn nhưng vì mẫu nghiên cứu nhỏ và 2
trường hợp này đều có nguy cơ của băng huyết
sau sinh là đa sản (đã sinh từ 2 lần trở lên) lượng
máu mất là 500ml và 600ml vì vậy chấp nhận
được trong dân số chung, phù hợp với nghiên
cứu của Trudinger cũng không tìm thấy sự khác
biệt giữa hai nhóm về tỷ lệ băng huyết sau sinh
ở mẹ(14) hay nghiên cứu của K.Harrington cho
thấy không làm tăng có ý nghĩa tỷ lệ băng huyết
sau sinh thậm chí các thai phụ được dùng ASA
đến tuần thứ 37 khi so sánh nhóm điều trị với
nhóm chứng (1,9% so với 0%)(14).
Về so sánh các xét nghiệm đông máu trước
và sau khi dùng thuốc ASA trong nghiên cứu
của chúng tôi cho thấy các xét nghiệm đều trong
giới hạn bình thường, sự khác biệt giữa hai
nhóm không có ý nghĩa thống kê với các giá trị P
đều > 0,05. Như vậy, cả trên lâm sàng và các xét
nghiệm cận lâm sàng đều không thấy sự tăng
nguy cơ chảy máu đối với thai phụ khi dùng
ASA liều thấp. Trong nghiên cứu của tác giả
Lesley có sự đánh giá phân giải thromboxane B2
cho thấy nồng độ throboxane B2 ở những
trường hợp dùng ASA là 1pg/mL (dao động từ
0‐6 pg/mL) và trong nhóm chứng là 97 pg/mL
(dao động từ 9‐311 pg/mL)(9). Tác giả kết luận
điều này chỉ ra đã có một sự ức chế hầu như
hoàn toàn thromboxane B2 ở nhóm dùng thuốc.
Như vậy tính an toàn của ASA liều thấp trong
thai kỳ của hầu hết các nghiên cứu đều nhất
quán và đã được chứng minh.
Hạn chế
Nghiên cứu được thiết kế theo loại hình
nghiên cứu quan sát nên kết quả thu được có
giới hạn trên phương diện bằng chứng y khoa.
Do nghiên cứu của chúng tôi là báo cáo hàng
loạt ca, là loại nghiên cứu được xem là chưa đủ
mạnh khi khảo sát các mối liên quan giữa các
biến số.
KẾT LUẬN
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi rút ra
một số kết luận:
Thời gian dùng Aspilets trung bình là 22,3 ±
7,5 ngày.
Thai phụ
Mổ lấy thai 58,7%, sinh thường 34,78%, còn
lại là sinh giúp. Trong đó, mổ sinh do suy tuần
hoàn nhau thai 59,26%, suy thai trong chuyển dạ
22,22%. Máu mất trung bình sau sinh là
244,44ml. Băng huyết sau sinh có 2 trường hợp
(4,35%), sinh thường và không phải truyền máu.
Không ghi nhận thay đổi trên lâm sàng và cận
lâm sàng về chức năng đông máu.
Kết cục ở con
Tuổi thai trung bình lúc sinh là 37,76 ± 1,2
tuần, Cân nặng lúc sinh trung bình 2390,43 ±
223,72 gram, Apgar sau 5 phút của tất cả các trẻ
đều trên 7 điểm. Thời gian nằm dưỡng nhi có
trung vị là 5 ngày, ít nhất 1 ngày, nhiều nhất 14
ngày. Không có trường hợp thai lưu hoặc tử
vong sau sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. American College of Obstetricians and Gynecologists (2001)
ʺIntrauterine growth restriction. Clinical management
guidelines for obstetrician‐gynecologists ʺ. International
journal of gynaecology and obstetrics: the official organ of the
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 100
International Federation of Gynaecology and Obstetrics, 72
(1), 85‐96.
2. Bamfo JE, Odibo AO (2011) ʺDiagnosis and management of
fetal growth restrictionʺ. Journal of pregnancy, 2011, 640715.
3. Chalubinski KM, Repa A, Stammler‐Safar M, Ott J (2012)
ʺImpact of Doppler sonography on intrauterine management
and neonatal outcome in preterm fetuses with intrauterine
growth restrictionʺ. Ultrasound in obstetrics & gynecology:
the official journal of the International Society of Ultrasound
in Obstetrics and Gynecology, 39 (3), 293‐8.
4. Harrington K, Kurdi. W, Aquilina. J, England. P, Campbell. S
(2000) ʺA prospective management study of slow‐release
aspirin in the palliation of uteroplacental insufficiency
predicted by uterine artery Doppler at 20 weeksʺ. Ultrasound
in obstetrics & gynecology: the official journal of the
International Society of Ultrasound in Obstetrics and
Gynecology, 15 (1), 13‐8.
5. Hauth JC, Goldenberg R.L, Parker CRJ, Cutter GR, Cliver SP
(1995) ʺLow‐dose aspirin: lack of association with an increase
in abruptio placentae or perinatal mortalityʺ. Obstetrics and
gynecology, 85 (6), 1055‐8.
6. Hồ Thị Thiên Nga (2011) ʺAspirin trong điều trị chống huyết
khối và đông cầm máuʺ. Tạp Chí Thông Tin Y Dược, Tập 1,
tr.2 ‐ 5.
7. Huỳnh Thị Duy Hương (2008) Hồi sức cấp cứu sơ sinh tại
phòng sinh. Sản phụ khoa. Nhà xuất bản Y học, TP Hồ Chí
Minh, tr. 598 ‐ 641.
8. Lý Hồng Nhung, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (2013) ʺKhảo
sát các yếu tố nguy cơ của thai chậm tăng trưởng trong tử
cung tại bệnh viện Hùng Vươngʺ. Tạp Chí Y Học TP. Hồ Chí
Minh, Tập 17 (Phụ bản số 1), tr.84‐89.
9. McCowan. LM., Harding J, Roberts. A, Barker. S, Ford. C,
Stewart. A (1999) ʺAdministration of low‐dose aspirin to
mothers with small for gestational age fetuses and abnormal
umbilical Doppler studies to increase birthweight: a
randomised double‐blind controlled trialʺ. British journal of
obstetrics and gynaecology, 106 (7), 647‐51.
10. Narendra M (2010) ʺMaternal‐Fetal Work‐up and
Management in Intrauterine Growth Restriction (IUGR) ʺ.
Donald School Journal of Ultrasound in Obstetrics and
Gynecology, 4 (4), p.427‐432.
11. Nacy AM (2012) ʺCesarean Delivery No Safer for Small
Gestational Age Infantsʺ. Medscape,
12. Thuốc và biệt dược (2013) Aspirin,
‐goc10.aspx,
13. Trần Sơn Thạch, Tạ Thị Thanh Thủy, Nguyễn Văn Thông
(2005) ʺMũi may B‐Lynch cải tiến điều trị BHSS nặng do đờ tử
cungʺ. Hội nghị Việt Pháp Châu Á Thái Bình Dương lần 5‐
2005,
14. Trudinger B. J, Cook C. M, Thompson R. S, Giles W. B,
Connelly A (1988) ʺLow‐dose aspirin therapy improves fetal
weight in umbilical placental insufficiencyʺ. American journal
of obstetrics and gynecology, 159 (3), 681‐5.
15. Vũ Thị Nhung, Nguyễn Thị Như Ngọc (2007) ʺTình hình
băng huyết sau sanh tại bệnh viện tuyến 4 TP. Hồ Chí Minhʺ.
Hội thảo Khoa học Việt – Pháp về Cấp cứu và Hồi sức cấp
cứu TPHCM – 2007.
Ngày nhận bài báo : 30/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo : 02/12/2013
Ngày bài báo được đăng :
05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dieu_tri_aspirin_lieu_thap_o_thai_cham_tang_truong_trong_tu.pdf