KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu hồi cứu 352 bệnh nhân LKH
từ 1/2010 đến 9/2012 chúng tôi rút ra được
những kết luận sau:
- Tuổi trung bình là 58 tuổi, nam mắc bệnh
nhiều hơn nữ
- 18% bệnh nhân cư trú tại Tp. Hồ Chí Minh
- LKH độ ác trung bình chiếm đa số (80%)
- LKH tế bào B chiếm tỷ lệ cao hơn LKH tế
bào T
- LKH tại hạch chiếm 83,5%
- LKH giai đoạn III, IV là 58,5%
- LKH có chỉ số IPI tốt chiếm đa số (59,7%)
Trong 352 bệnh nhân được điều trị chúng tôi
ghi nhận:
- Điều trị LKH tế bào B:
+ CHOP: đáp ứng hoàn toàn sau 6 chu kỳ
chiếm 73,6%
+ RCHOP: đáp ứng hoàn toàn sau 6 chu kỳ
chiếm 84,4%
- Điều trị LKH tế bào T: đáp ứng hoàn toàn
sau 6 chu kỳ là 71,9%
- Điều trị cứu vớt: đáp ứng sau 6 chu kỳ
+ Phác đồ: ESHAP (52,6%)
+ Phác đồ GDP ± R (33,3%)
+ Phác đồ ICE ± R (40%)
- Điều trị duy trì bằng Rituximab: 13 bệnh
nhân.
- Tử vong: 14 bệnh nhân (3,9%) (LKH tế bào
T chiếm tỷ lệ cao hơn)
- Mất dấu 56 bệnh nhân
- Đang theo dõi tại phòng khám 212 bệnh
nhân (60,2%)
+ Nên thực hiện các xét nghiệm:
- Xác định gen,
- Di truyền tế bào
- PET CT
=> để chẩn đoán giai đoạn, tiên lượng chính
xác hơn => có kế hoạch điều trị tốt nhất.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều trị bệnh Lymphoma không Hodgkin tại khoa huyết học bệnh viện chợ Rẫy từ 1/2010 đến 9/2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 85
ĐIỀU TRỊ BỆNH LYMPHOMA KHÔNG HODGKIN
TẠI KHOA HUYẾT HỌC BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TỪ 1/2010 ĐẾN 9/2012
Võ Hữu Tín*, Huỳnh Anh Dũng*, Đào Thị Thắm*, Nguyễn Kim Cương*, Nguyễn Anh Tuấn**,
Trần Thanh Tùng*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Lymphoma không Hodgkin (LKH) là bệnh thường gặp tại Khoa Huyết học. Từ 1/2010 - 9/2012,
gần 400 bệnh nhân được chẩn đoán LKH nhập viện và điều trị. Nhằm đánh giá tình hình điều trị bệnh LKH
trong thời gian qua, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này.
Mục tiêu: Khảo sát tình hình điều trị bệnh LKH tại Khoa Huyết học.
Đối tượng nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán xác định LKH nhập Khoa Huyết học từ 1/ 2010 -
9/ 2012.
Phương pháp nghiên cứu: tiền cứu mô tả cắt ngang
Kết quả và kết luận: Tuổi trung bình là 58 tuổi, nam mắc bệnh nhiều hơn nữ. 18% bệnh nhân cư trú tại
TP. Hồ Chí Minh. LKH tế bào B chiếm tỷ lệ cao hơn LKH tế bào T. LKH giai đoạn III, IV chiếm tỷ lệ là 58,5%.
LKH có chỉ số IPI tốt chiếm đa số 59,7%. Đáp ứng hoàn toàn sau 6 chu kỳ: phác đồ CHOP: 73,6%, RCHOP:
84,4%. Điều trị duy trì bằng Rituximab: 13 bệnh nhân (3,7%). Tử vong: 14 bệnh nhân (3,9%).
Từ khóa: Lymphoma, Non Hodgkin, Rituximab, Đáp ứng hoàn toàn, Đáp ứng một phần.
ABSTRACT
TREATMENT OF NON HODGKIN LYMPHOMA
AT HEMATOLOGY DEPARTMENT OF CHỢ RẪY HOSPITAL FROM 1/2010 – 9/2012
Vo Huu Tin, Huynh Anh Dung, Dao Thi Tham,Nguyen Kim Cuong, Nguyen Anh Tuan,
Tran Thanh Tung* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 84 - 88
Background: Non-Hodgkin Lymphoma (NHL) is a common disease at the Hematology Department,
Cho Ray Hospital. From January 2010 to September 2012, there were 400 patients with diagnosed NHL,
being admitted to the hospital and treated. To evaluate the situation of treating of NHL in the past, we
conducted this study.
Objectives: survey the situation of treating NHL at Hematology Department.
Subject of study: All patients with diagnosed LKH from 1/2010 - 9/2012.
Method: perspective study.
Result and conclusion: The median age of patients was 58, males were more than females, 18% of patients
residing in the Ho Chi Minh City. The proportion of patients with B cell NHL was higher than of T cell NHL. The
percentage of the patients at stage III, IV was 58.5% collectively. Good IPI index accounted for 59.7%. Complete
response after six cycles: RCHOP and CHOP were 84.4% and 73.6% repectively. The rate of maintenance
therapy with Rituximab was 3,7% (13 patients). Mortality occupied 3.9% (14 patients).
Key word: Lymphoma, Non Hodgkin, Rituximab, Complete response, Partial response.
* Khoa Huyết học – BV Chợ Rẫy, **Phòng KHTH – BV Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: BS. Võ Hữu Tín, ĐT: 0939761184; Email: drvohuutincr10@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 86
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lymphoma không Hodgkin (LKH) là bệnh
thường gặp tại Khoa Huyết học. Số bệnh nhân
LKH đến khám và điều trị ngày càng tăng. Từ
1/2010 - 9/ 2012, gần 400 bệnh nhân được chẩn
đoán LKH nhập viện và điều trị. Nhằm đánh giá
tình hình điều trị bệnh LKH trong thời gian qua,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu này.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
LKH là một nhóm hỗn hợp của rối loạn tăng
sinh tế bào lympho có nguồn gốc từ tế bào
lympho B, lympho T hoặc tế bào NK (Natural
Killer). Tại Mỹ:
- Lymphoma tế bào B = 80 - 85%
- Lymphoma tế bào T = 10 - 15%
- Lymphoma tế bào NK: rất hiếm
Năm 2012: 70.130 bệnh LKH mới mắc, 18,940
bệnh nhân chết
Chiếm tỷ lệ 4% các bệnh ung thư.
Gặp ở nhiều lứa tuổi, tần suất tăng theo tuổi,
trung bình là 42 tuổi
Tần suất nam > nữ.
Nguyên nhân của bệnh chưa được rõ. Các
nghiên cứu cho thấy bệnh có liên quan đến một
số yếu tố như: Nhiễm virus (EBV, HTLV), tỉ lệ
mắc bệnh cao ở những người tiếp xúc lâu dài với
chất benzene, mù tạt nitơ, arsenic, chất phóng xạ.
Ngoài ra bệnh còn gia tăng ở người nhiễm HIV.
Chẩn đoán
Chẩn đoán LKH dựa vào sinh thiết hạch
hoặc cơ quan ngoài hạch sau đó tiến hành khảo
sát giải phẫu bệnh và hóa mô miễn dịch.
Khảo sát sự xâm lấn dựa vào tủy đồ, CT
Scan, MRI.
Mô học: dựa vào hình thái học
Hóa mô miễn dịch:
- Tế bào B: CD19, CD20, CD22, CD79a và Ig
bề mặt
- Tế bào T: CD2, CD3, CD7
Cytogenic
Molecular
Điều trị
- Xạ trị.
- Hóa trị chuẩn: CHOP, R-CHOP,
- Hóa trị cứu vớt: R±ESHAP, R±GDP,
R±ICE.
Ghép tế bào gốc máu ngoại vi.
Mục tiêu
Mục tiêu chung
Khảo sát tình hình điều trị bệnh LKH tại
Khoa Huyết học.
Mục tiêu cụ thể
Tỷ lệ bệnh nhân LKH:
- Tế bào B/ T.
- Vị trí tại hạch/ ngoài hạch.
- Theo giai đoạn Ann-Arbor.
- Theo chỉ số tiên lượng IPI.
- Điều trị: hóa, xạ, hóa+ xạ trị.
- Đáp ứng điều trị:
+ Đáp ứng một phần/hoàn toàn sau 3 chu
kỳ.
+ Đáp ứng một phần/hoàn toàn sau 6-8 chu
kỳ
- Tái phát, tử vong.
- Điều trị Rituximab duy trì.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán xác định
LKH nhập khoa và điều trị từ 1/2010- 9/ 2012.
Phương pháp
Tiền cứu mô tả cắt ngang.
Tiến hành
Chẩn đoán xác định
- Giải phẫu bệnh.
- Hóa mô miễn dịch.
Đánh giá giai đoạn theo Ann-Arbor.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 87
Tiên lượng theo IPI (International Prognostic
Index).
Điều trị
Xạ trị
Hóa trị:
- Chuẩn: CHOP, R-CHOP.
- Cứu vớt: ESHAP, ICE± R, GDP±R
Đánh giá đáp ứng bệnh: theo IWG
(International Working Group) sau 3 chu kỳ, 6
chu kỳ/ 8 chu kỳ. Ngưng điều trị sau mỗi 3 đợt
khi : Gan, lách, khối U lớn thêm, hạch tăng kích
thước lại hay hạch mới xuất hiện thêm, bệnh nội
khoa, ngoại khoa xảy ra trong lúc điều trị hay
làm cản trở điều trị.
Đánh giá tế bào lympho tồn lưu sau khi kết
thúc điều trị: PET – CT.
Thu thập dữ liệu vào bảng, xử lý số liệu
thống kê = SPSS
KẾT QUẢ
Qua nghiên cứu từ năm 2010 – 2012, bệnh
nhân được chẩn đoán xác định LKH và điều trị
tại Khoa Huyết học, chúng tôi ghi nhận những
kết quả như sau:
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ (n = 352)
Đặc điểm Tỉ lệ %
Tuổi
-Trung bình 58
- > 60 28%
- < 60 72%
Giới
Nữ 43%
Nam 56%
Nam/ Nữ 1,3/ 1
Cư trú
TP. Hồ Chí Minh 18%
Các tỉnh ngoài TP. HCM 82%
Nhận xét: tuổi trung bình là 58, tỷ lệ nam/
nữ: 1,3 : 1. Tỷ lệ BN ở các tỉnh chiếm 82%, ở
TP.HCM là 18%
Bảng 2: Đặc điểm bệnh LKH (n = 352)
Đặc điểm Tỉ lệ %
Phân loại theo WF
- Độ ác thấp 6%
Đặc điểm Tỉ lệ %
- Độ ác cao 14%
- Độ ác vừa 80%
Hóa mô miễn dịch
- Không HMMD 40%
+ Tế bào T 15,2%
+ Tế bào B 84,8%
- Có HMMD 60%
Vị trí hạch
- Tại hạch 83,5%
- Ngoài hạch 16,5%
+ Ngoài màng tủy 4,9%
+ Amydal 8,6%
+ Lách 13,8%
+ Dạ dày 15,6%
+ Đại tràng 17,6%
+ Khác (xương, xoang hàm) 37,9%
Chỉ số tiên lượng IPI
- Cao 4,5%
- Trung bình - cao 12,5%
- Trung bình – thấp 23,3%
- Cao 59,7%
Giai đoạn theo Ann – Arbor
Giai đoạn I 20,5%
Giai đoạn II 21%
Giai đoạn III 25,3%
Giai đoạnIV 33,2%
Nhận xét: độ ác vừa chiếm đa số 80%, tế bào
B chiếm tỉ lệ cao hơn tế bào T, 83,5% vị trí tại
hạch, đa số bệnh nhân có chỉ số IPI tốt, giai đoạn
III/IV chiếm tỉ lệ cao.
Bảng 3: Kết quả điều trị (n = 352)
LKH CR/PR sau
3 chu kì
CR sau 6-
8 chu kì
Không đáp
ứng/Tái
phát
Tế bào B
- Phác đồ CHOP
- Phác đồ RCHOP
86,7%
92,4%
81,7%
84,8%
18,3%
15%
Tế bào T
- Phác đồ CHOP
84,4%
71,9%
12,5%
Không HMMD
- Phác đồ CHOP
83%
76,6%
23,4%
Nhận xét: điều trị tế bào B, phác đồ RCHOP
đạt tỉ lệ lui bệnh cao hơn phác đồ CHOP, và
ngược lại phác đồ CHOP có tỉ lệ tái phát cao hơn
phác đồ RCHOP.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 88
Bảng 4: Kết quả điều trị trị cứu vớt
Đáp ứng
Phác đồ
CR/PR sau 3
chu kì
CR sau 6-8 chu
kì
ESHAP
n=46
42
91,3%
30
52,6%
GDP ± R
n=6
5
83,3%
2
33,3%
ICE ± R
n=5
3
60%
2
40%
Nhận xét: tỉ lệ đáp ứng bệnh sau 3 chu kì khá
cao > 60%.
Bảng 5: Kết quả điều trị và theo dõi bệnh nhân
Bệnh
nhân Duy trì R Tái phát
Theo dõi
Tại phòng
khám
Mất
dấu Tử vong
n
%
13
3,7%
57
16,2%
212
60,2%
56
15,9%
14
3,9%
Tổng số 352(100% )
Nhận xét: hầu hết bệnh nhân đều được
theo dõi và điều trị duy trì, tỉ lệ tử vong thấp
chiếm 3,9%.
BÀN LUẬN
Về dịch tễ
Tỷ lệ bệnh theo tuổi: kết quả nghiên cứu của
chúng tôi tuổi trung bình là 58t, tương đương
với tác giả Lưu Hùng Vũ (52t)(4), bệnh viện 103
(47,1t), > 60 tuổi chiếm 28%, < 60 tuổi chiếm 72%
phù hợp với tác giả Trần Văn Bé(6) là tuổi mắc
bệnh từ 40 - 60 tuổi.
Tỷ lệ bệnh theo giới: nam chiếm 56%, nữ
chiếm 44% phù hợp với tác giả Trần Văn Bé(6) là
3:2 và D.K Hossfeld(2) 1,5:1.
Tỷ lệ bệnh nhân theo nơi cứ trú: tại TP.HCM
là 18%, các tỉnh ngoài TP.HCM là 82%. Tại các
bệnh viện khác chúng tôi chưa thấy ghi nhận.
Về đặc điểm bệnh LKH
Tỷ lệ LKH theo Working Formulation: kết
quả chúng tôi thu được độ ác vừa là 80% tương
đương với tác giả Nguyễn Bá Đức 83,1% (3)và độ
ác vừa chiếm đa số tương đương với tác giả Lưu
Hùng Vũ(4) 64,6%, Claire Dearden và Estella
Matures (50%)(1).
Tỷ lệ LKH xếp giai đoạn theo Ann- Arbor:
giai đoạn III/IV chiếm đa số 58,5% tương đương
với tác giả Lưu Hùng Vũ (4): 42,9%, bệnh viện
Truyền Máu Huyết Học(5): 80%, bệnh viện 103(3):
50%, Kenneth A.Foon: 50 - 80%. Tỷ lệ của chúng
tôi thấp hơn bệnh viện Truyền Máu Huyết học
điều này có thể lí giải vì bệnh nhân đến bệnh
viện Truyền Máu Huyết học khi có biểu hiện
xâm lấn tủy như thiếu máu, xuất huyết dưới da.
Tỷ lệ LKH tại hạch và ngoài hạch: kết quả
chúng tôi thu được tại hạch chiếm 83,5%, ngoài
hạch chiếm 16,5% so với Bệnh Viện 103(3) là
76,7% và 23,3%, kết quả này phù hợp với D.K
Hossfeld (2)60% và 40%.
Tỷ lệ LKH theo chỉ số tiên lượng IPI: hầu hết
bệnh nhân có chỉ số IPI tốt chiếm 59,7% tương
đương tác giả Lưu Hùng Vũ(4) là 62,5%.
Trong 352 bệnh nhân, 40% bệnh nhân không
được thực hiện maker hóa mô miễn dịch chủ
yếu là do khó khăn về điều kiện kinh tế. Đối với
những trường hợp được thực hiện hóa mô miễn
dịch, tế bào B chiếm đa số 84,8% phù hợp với tác
giả Trần Văn Bé(6)
Về kết quả điều trị
Kết quả điều trị LKH tế bào B: tỷ lệ CR/PR
sau 3 chu kì, phác đồ CHOP: 86,7%, RCHOP:
92,7%. CR sau 6 - 8 chu kì, phác đồ CHOP: 81,7%,
RCHOP: 84,8%. Tỷ lệ tái phát: phác đồ CHOP:
18,3%, RCHOP: 15%. Chúng tôi nhận thấy điều
trị LKH tế bào B bằng phác đồ RCHOP có tỷ lệ
đáp ứng bệnh cao hơn và tỷ lệ tái phát thấp hơn
so với phác đồ CHOP.
Kết quả điều trị LKH tế bào T: tỷ lệ CR/PR
sau 3 chu kì 84,4%, CR sau 6-8 chu kì 71,9%, tỷ lệ
tái phát là 12,5%.
Kết quả điều trị cứu vớt: tỷ lệ CR/PR sau 3
chu kì, phác đồ ESHAP: 91,3%, R±GDP: 83,3%,
R±ICE: 60%. Tỷ lệ CR sau 6 - 8 chu kì, phác đồ
ESHAP: 52,6%, R ± GDP: 33,3%, R ± ICE: 40%.
Tuy nhiên do số số lượng bệnh được điều trị cứu
vớt tương đối nhỏ nên chúng tôi chưa so sánh
với các bệnh viện khác.
Hiện tại chúng tôi tiếp tục điều trị duy trì 13
bệnh nhân (3,7%), điều trị cứu vớt 57 bệnh nhân
(16,2%), theo dõi 212 tại phòng khám, 56 bệnh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 89
nhân mất dấu do chúng tôi không liên lạc được,
14 bệnh nhân tử vong chiếm 3,9% chủ yếu trong
bệnh cảnh viêm phổi, nhiễm trùng huyết.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu hồi cứu 352 bệnh nhân LKH
từ 1/2010 đến 9/2012 chúng tôi rút ra được
những kết luận sau:
- Tuổi trung bình là 58 tuổi, nam mắc bệnh
nhiều hơn nữ
- 18% bệnh nhân cư trú tại Tp. Hồ Chí Minh
- LKH độ ác trung bình chiếm đa số (80%)
- LKH tế bào B chiếm tỷ lệ cao hơn LKH tế
bào T
- LKH tại hạch chiếm 83,5%
- LKH giai đoạn III, IV là 58,5%
- LKH có chỉ số IPI tốt chiếm đa số (59,7%)
Trong 352 bệnh nhân được điều trị chúng tôi
ghi nhận:
- Điều trị LKH tế bào B:
+ CHOP: đáp ứng hoàn toàn sau 6 chu kỳ
chiếm 73,6%
+ RCHOP: đáp ứng hoàn toàn sau 6 chu kỳ
chiếm 84,4%
- Điều trị LKH tế bào T: đáp ứng hoàn toàn
sau 6 chu kỳ là 71,9%
- Điều trị cứu vớt: đáp ứng sau 6 chu kỳ
+ Phác đồ: ESHAP (52,6%)
+ Phác đồ GDP ± R (33,3%)
+ Phác đồ ICE ± R (40%)
- Điều trị duy trì bằng Rituximab: 13 bệnh
nhân.
- Tử vong: 14 bệnh nhân (3,9%) (LKH tế bào
T chiếm tỷ lệ cao hơn)
- Mất dấu 56 bệnh nhân
- Đang theo dõi tại phòng khám 212 bệnh
nhân (60,2%)
+ Nên thực hiện các xét nghiệm:
- Xác định gen,
- Di truyền tế bào
- PET CT
=> để chẩn đoán giai đoạn, tiên lượng chính
xác hơn => có kế hoạch điều trị tốt nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dearden C, Matutes E, (2000) Non-Hodgkin’s Lymphoma,
Medicine International, F. East Edition, Number 00(2), 71 - 78
2. Hossfeld D.K (1995), Bệnh Lymphoma ác và đa tủy, Cẩm
nang ung bướu học lâm sàng, Tập 2, Nhà xuất bản Y học, 679
– 704.
3. Nguyễn Bá Đức (1999). U lympho ác tính không Hodgkin ở
bệnh viện K. Tạp chí Y học thực hành, chuyên san ung thư
học, Bộ y tế: tr 85-90.
4. Phạm Xuân Dũng, Lưu Hùng Vũ (2003), Lymphoma không
Hodgkin người lớn, dịch tễ- chẩn đoán- điều trị, Y học
Tp.HCM-Vol.7- Supplement of No 4-2003: 519-527.
5. Trần Văn Bé (1995), Tình hình bệnh về máu tại trung tâm
huyết học truyền máu, Hội nghị khoa học 1995.
6. Trần Văn Bé (1998), Lymphoma không Hodgkin, lâm sàng
huyết học, nhà xuất bản y học, 1998, 164-178.
Ngày nhận bài: 21/02/2013
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 26/08/2013
Ngày bài báo được đăng: 30/05/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dieu_tri_benh_lymphoma_khong_hodgkin_tai_khoa_huyet_hoc_benh.pdf