Điều trị hen phế quản theo gina tại bệnh viện Đa khoa Tiền Giang

KẾT LUẬN - Sau điều trị: giảm triệu chứng 98%, nhu cầu dùng thuốc cắt cơn còn 2%, không còn trường hợp nào phải nhập viện cấp cứu. - Sau 12 tháng điều trị bậc hen thay đổi rõ rệt. Đối với bậc 4: số BN giảm xuống bậc 3 là 33%, giảm xuống bậc 2 là 2%. Đối với bậc 3: số BN giảm xuống bậc 2 là 30,7%, giảm xuống bậc 1 là 6%. Đối với bậc 2: số BN giảm xuống bậc 1 là 5%. - 100% BN giảm bậc sau 12 tháng điều trị. Trong đó hen bậc 4 xuống bậc 3 với thời gian trung bình 155 ngày, hen bậc 3 xuống bậc 2 với thời gian điều trị trung bình 122 ngày, hen bậc 2 xuống bậc 1 với thời gian điều trị trung bình 101 ngày. - Mức độ kiểm soát hen hoàn toàn là 59,7%, một phần là 40,3%. - Tác dụng phụ của thuốc không đáng kể, 87% không có tác dụng phụ của thuốc, các triệu chứng chủ yếu là khàn giọng, nhịp tim nhanh, run tay - Tỉ lệ tuân thủ điều trị chung là 96,7%, tuân thủ về số lần khám bệnh 94,4%. Tuân thủ cách sử dụng thuốc đúng cách là 96%. Kết quả tuân thủ điều trị cao có vai trò của bảo hiểm y tế. - Về kết quả hô hấp ký cho thấy PEF là chỉ số nhạy nhất trong việc chẩn đoán và theo dõi bệnh. Nhóm hen đơn thuần đáp ứng rất tốt với điều trị. Trong hai chỉ số, chỉ số PEF có tỉ lệ BN đáp ứng với nghiệm pháp giãn phế quản cao nhất, chỉ số FEV1 có đáp ứng thấp hơn.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều trị hen phế quản theo gina tại bệnh viện Đa khoa Tiền Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 46 ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN THEO GINA TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TIỀN GIANG Trần Thanh Hải*, Tạ Văn Trầm* TÓM TẮT Mở đầu: Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang triển khai thực hiện chẩn đoán, xử trí và quản lý hen theo GINA vào năm 2008 Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị hen phế quản theo GINA tại Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang. Phuương pháp: Thử nghiệm lâm sàng với một nhóm (trước sau) Kết quả: Giảm triệu chứng 98%, không còn trường hợp nào phải nhập viện cấp cứu. Sau điều trị: Mức độ kiểm soát hoàn toàn là 59,7%, một phần là 40,3%. 100% BN giảm bậc sau 12 tháng điều trị. Tác dụng phụ của thuốc không đáng kể. Tỉ lệ tuân thủ điều trị chung là 96,7%. PEF là chỉ số nhạy nhất trong việc chẩn đoán và theo dõi bệnh, Kết luận: Việc áp dụng quản lý hen theo GINA tại BVĐK Tiền Giang có hiệu quả cao Từ khoá: hen, chiến lược toàn cầu về hen. ABSTRACT TREATMENT OF ASTHMA ASHESED TO GINA IN TIEN GIANG GENERAL HOSPITAL Ta Van Tram, Tran Thanh Hai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 46 - 53 Background: The application GINA to asthma manage in the community in Tien Giang General Hospital was done in 2008 Objective: To evaluate the result of treatment of asthma ashesed to GINA in Tien Giang General Hospital Method: clinical experiment Results: 98% of patients got a symptom decline after treatment. The rate of emergency room visits due to asthma was 0%. After treatment, 59.7% of patients were under control. 100% of patient got a step decline. The adverse effects og asthmatic drugs were not remarkable. The rate of compliance was 96.7%. PEF is the sensitive value for diagnosis and control asthma Conclusion: The application GINA in the asthma management at Tien Giang General Hospital showed high efficiency Key words: asthma, GINA. ĐẶT VẤN ĐỀ Hen phế quản là bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ảnh hưởng đến sức khoẻ con người ở tất cả các lứa tuổi, chủng tộc và tầng lớp xã hội(3). Trong 20 đến 30 năm gần đây, những thành tựu y học đã giúp con người hiểu biết sâu sắc về bệnh hen, đồng thời phát triển được nhiều phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn cho người bệnh. Chiến lược toàn cầu về hen (GINA) đã được soạn thảo để gia tăng sự hiểu biết về hen trong nhân viên y tế, trong cộng đồng và để cải thiện việc phòng ngừa và xử trí thông qua nỗ lực phối hợp toàn cầu(1). Tuy nhiên việc áp dụng GINA vẫn còn nhiều hạn chế. * Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang Tác giả liên lạc: PGS.TS. Tạ Văn Trầm ĐT: 0913771779 Email: tavantram@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 47 Năm 2008, Phòng khám chuyên về hô hấp tại Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang mới được triển khai và bắt đầu thực hiện chẩn đoán, xử trí và quản lý hen theo hướng dẫn của GINA. Chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm đánh giá hiệu quả áp dụng điều trị hen theo phương pháp GINA, một phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay, tại Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang. Trên cơ sở đó có thể rút ra kinh nghiệm hữu ích trong việc nâng cao chất lượng điều trị hen, mang lại nhiều lợi ích cho những bệnh nhân hen và cho toàn xã hội. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Dân số mục tiêu Tất cả BN từ 7 tuổi trở lên đến khám, được chẩn đoán xác định hen và điều trị ngoại trú theo hướng dẫn GINA tại phòng khám hô hấp BVĐK Tiền Giang từ 15/01/2009 đến 15/5/2011. Tiêu chuẩn chọn mẫu - BN từ 7 tuổi trở lên đến khám lần đầu tiên từ ngày 15/01/2009, được điều trị và theo dõi sau 12 tháng đến ngày 15/5/2011. BN được chẩn đoán xác định hen theo GINA, trong đó tiêu chuẩn vàng là thực hiện đo hô hấp ký có thử thuốc giãn phế quản theo tiêu chuẩn của hiệp hội ATS. - Được điều trị ngoại trú theo hướng dẫn GINA trong thời gian nghiên cứu. - Hẹn tái khám: tái khám mỗi 4 tuần. Mỗi lần tái khám sẽ được đánh giá triệu chứng lâm sàng, cách dùng thuốc, mức độ tuân thủ điều trị, phát hiện các tác dụng phụ của thuốc, kiểm tra các nội dung đã được giáo dục, điều chỉnh bổ sung các nội dung còn thiếu hoặc bệnh nhân chưa rõ, chỉ định chế độ điều trị tiếp theo, có một số trường hợp chỉ định đo lại hô hấp ký không thử thuốc khi cần. Như vậy mỗi bệnh nhân trong lô nghiên cứu có 11 lần tái khám. Tiêu chuẩn loại trừ BN có các bệnh phổi khác kèm theo: lao phổi, COPD, BN có thai và đang cho con bú, BN có bệnh lý tim mạch kèm theo như suy tim, tăng huyết áp, loạn nhịp tim, không đo được hô hấp ký có thử thuốc giãn phế quản, không đồng ý tham gia nghiên cứu. Cỡ mẫu Công thức: Thử nghiệm lâm sàng với một nhóm (trước sau) + P1: tỷ lệ bệnh nhóm tiếp xúc với yếu tố nguy cơ (nhóm bệnh sau can thiệp). + P0: tỷ lệ bệnh nhóm không tiếp xúc với yếu tố nguy cơ (nhóm bệnh trước can thiệp). + ε: độ chính xác mong muốn (chênh lệch giữa RR của quần thể và RR của mẫu). Trong đó:- Tỷ số 2 nhóm = 1 tức số người nhóm tiếp xúc và nhóm chứng bằng nhau - RR = 10 (do dự kiến kết quả sau can thiệp rất tốt). - Tỷ suất nhóm chứng (trước can thiệp) tức tỷ suất bệnh là 0,4. - α = 0,05 - β = 0,7 Cỡ mẫu là 257. Chúng tôi thực hiện nghiên cúu trên 300 BN. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Thử nghiệm lâm sàng với một nhóm (trước sau). Thu thập dữ liệu Thiết kế hồ sơ bệnh án cho từng BN theo mẫu chung. Lập hồ sơ quản lý cho tất cả BN được chẩn đoán xác định, theo dõi và đánh giá điều trị theo GINA. Xử lý và phân tích dữ liệu Phần mềm chương trình SPSS for Windows phiên bản 15.0. n = Z2(1-α/2) x {((1-P1)/P1) + ((1-P0)/P0)}/(ln(1- ε))2 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 48 KẾT QUẢ Hiệu quả điều trị Triệu chứng lâm sàng Biểu đồ 1: Diễn tiến triệu chứng lâm sàng. Triệu chứng thực thể khi khám phổi Bảng 1: Triệu chứng thực thể khi khám phổi Trước điều trị Sau 2 - 4 tuần điều trị Sau 3 tháng điều trị Sau 12 tháng điều trị Triệu chứng n % n % n % n % Không triệu chứng 59 19,67 219 73,00 280 93,33 300 100 Ran rít 143 47,67 25 8,33 8 2,67 0 Ran ngáy 95 31,67 41 13,67 12 4,00 0 0 Ran ẩm 2 0,67 15 5,00 0 0 0 0 Ran nổ 1 0,32 0 0 0 0 0 0 Bậc nặng của hen trước và sau điều trị Bảng 2: Bậc nặng của hen trước và sau 12 tháng điều trị Trước điều trị Sau 12 tháng điều trị Điều trị Bậc hen n % n % P Bậc 1 15 5,0 294 98 P < 0,001 Bậc 2 70 23,3 6 2 P < 0,001 Bậc 3 105 35 0 0 P < 0,001 Bậc 4 110 36,7 0 0 P < 0,001 Thời gian giảm bậc hen Bảng 3: Thời gian giảm bậc hen Giảm bậc sau 12 tháng điều trị Bậc hen ban đầu N Số ngày điều trị (Mean ± SD) Bậc 4 110 155 ± 55,7 Bậc 3 105 122 ± 52,6 Bậc 2 64 101 ± 40,9 Mức độ kiểm soát trước và sau điều trị Bảng 4: Các đặc tính của mức độ kiểm soát trước và sau điều trị Trước điều trị Sau 3 tháng điều trị Sau 12 tháng điều trị Điều trị Đặc tính % % % P Triệu chứng ban ngày 100 6,6 00 P < 0,001 Thức giấc về đêm 51,7 6,0 00 P < 0,001 Giới hạn hoạt động 33,7 6,3 02 P < 0,001 Nhu cầu dùng thuốc cắt cơn 75 4,0 02 P < 0,001 PEF hay FEV1 <80% 60 23,7 11,7 P < 0,001 Đợt kịch phát (nhập viện) 26,6 00 00 P < 0,001 1 1 2 3 4 1 2 3 4 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 49 Bảng 5: Mức độ kiểm soát trước và sau điều trị Trước điều trị Sau 12 tháng điều trị Điều trị Mức độ KS n % n % P Không kiểm soát 189 63,0 00 00 P < 0,001 Kiểm soát một phần 111 37,0 121 40,3 P < 0,001 Kiểm soát hoàn toàn 00 00 179 59,7 P < 0,001 Tác dụng phụ của thuốc điều trị Bảng 6: Phân bố tần suất tác dụng phụ của thuốc, Sau 3 tháng Sau 12 tháng Triệu chứng n Tỷ lệ% n Tỷ lệ% Không 266 88,6 261 87 Khàn giọng 12 4,0 12 4,0 Tim nhanh 8 2,7 9 3,0 Run tay 11 3,7 15 5,0 Nấm họng 3 1,0 3 1,0 Tuân thủ điều trị Số lần khám bệnh Theo nghiên cứu của chúng tôi, mỗi BN đến khám 11 lần, lần đầu tiên, sau đó được hẹn tái khám lần thứ hai sau 2 đến 4 tuần sau lần khám và điều trị đầu tiên và sau đó 4 tuần tái khám một lần. Khi BN đến khám và điều trị lần thứ hai chúng tôi ghi nhận nếu BN tăng mức kiểm soát là xem như việc điều trị có hiệu quả. Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 300 BN, có 11 BN không đến khám lần thứ hai và lần thứ ba, có 9 BN không đến khám lần thứ 7, có 9 BN không đến khám lần thứ 10. Như vậy vấn đề tuân thủ số lần khám bệnh đạt 90,3%. Hình thức không tuân thủ điều trị Bảng 7: Phân bố tần suất tuân thủ điều trị Sau 3 tháng điều trị Sau 12 tháng điều trị Hình thức n % n % P Không tuân thủ 11 3,6 10 3,3 <0,001 Tuân thủ 289 96,4 290 96,7 <0,001 Cách sử dụng thuốc Bảng 8: Cách sử dụng thuốc của bệnh nhân Hình thức Trước điều trị Sau điều trị Đúng cách, đúng liều 85,4% 96% Không đúng liều 5,0% 1,6% Sử dụng sai bình MDI 7,6% 1,3% Không liên tục 2,0% 1,0% Kết quả hô hấp ký Chúng tôi nghiên cứu các chỉ số hô hấp ký trong 6 tháng theo dõi điều trị ở 300 BN trong 11 lần khám, kết quả như sau. Khảo sát các chỉ số hô hấp ký đáp ứng với trắc nghiệm giãn phế quản Trong nghiên cứu của chúng tôi có 300 BN với tiêu chuẩn bắt buộc là có một trong hai chỉ số hô hấp ký FEV1, hoặc PEF có đáp ứng với trắc nghiệm giãn phế quản, kết quả như sau: Bảng 9: Phân bố theo kiểu đáp ứng của các chỉ số hô hấp ký với nghiệm pháp giãn phế quản Chỉ số hô hấp có đáp ứng n Tỷ lệ% FEV1 134 44,6 PEF 220 73,3 Trong hai chỉ số trên, chỉ số PEF có tỉ lệ BN đáp ứng với nghiệm pháp giãn phế quản cao nhất, chỉ số FEV1 có đáp ứng thấp hơn. Các chỉ số hô hấp ký Bảng 10: Giá trị trung bình các chỉ số hô hấp mỗi lần khám bệnh Trước điều trị Sau 3 tháng điều trị Sau 12 tháng điều trị Điều trị Hô hấp ký N = 300 N = 300 N = 300 P FVC (Mean ± SD) 78,1 ± 11,6 86,0 ± 14,6 88,9 ± 17,1 P< 0,05 FEV1 (Mean ± SD) 70,0 ± 15,6 75,5 ± 12,5 80,3 ± 13,2 P< 0,001 TIFFENEAU (Mean ± SD) 66,4 ± 8,9 77,3 ± 9,6 82,5 ± 15,5 P< 0,05 PEF (Mean ± SD) 62,3 ± 12,3 69,8 ± 14,1 79,6± 16,5 P< 0,001 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 50 Biểu đồ 2: Diễn tiến giá trị trung bình của FVC theo thời gian Biểu đồ 3: Diễn tiến giá trị trung bình của Tiffeneau theo thời gian BÀN LUẬN Hiệu quả điều trị Triệu chứng lâm sàng Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 2- 4 tuần điều trị các triệu chứng lâm sàng ho, khò khè, khó thở, nặng ngực được cải thiện rất tốt và nhanh nhất, có 90% BN không còn triệu chứng thấp hơn tác giả Lương Thị Thuận 93,9%(4). Các triệu chứng lâm sàng cải thiện nhanh, rõ và duy trì hiệu quả lâu dài chính là ưu điểm hơn hẳn của việc điều trị hen theo GINA. Sau 12 tháng điều trị có 300 BN (100%) không còn triệu chứng. Triệu chứng thực thể khi khám lồng ngực có 73% BN không còn triệu chứng sau 2 - 4 tuần điều trị, 93,33% không còn triệu chứng sau 3 tháng điều trị. Mức độ kiểm soát hen Ngay lần khám đầu tiên vấn đề không kiểm soát được hen là 189 BN (63%), có 111 BN (37%) kiểm soát một phần, sau 12 tháng điều trị mức độ kiểm soát hoàn toàn từ 0% tăng lên 59,7%, kiểm soát một phần tăng lên 40,3%, không có trường hợp nào không kiểm soát, sự khác biệt trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Sau 12 tháng điều trị các đặc tính của mức độ kiểm soát thay đổi rõ rệt. Triệu chứng ban ngày, thức giấc về đêm không còn nữa, nhu cầu dùng thuốc cắt cơn, giới hạn hoạt động còn 6 BN (2%), phù hợp tác giả Lương Thị Thuận 2,4%(4), không còn trường hợp nào phải nhập viện cấp cứu. Kết quả trên cho thấy chất lượng cuộc sống của BN được cải thiện rõ rệt, BN không phải nghỉ học hoặc nghỉ làm vì hen, họ có Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 51 thể tham gia các hoạt động xã hội khác thoải mái hơn. Các triệu chứng lâm sàng cải thiện nhanh, rõ và duy trì hiệu quả lâu dài đó chính là ưu điểm hơn hẳn của việc điều trị hen theo GINA. Kết quả giảm bậc: Theo hướng dẫn của GINA, thời gian để giảm bậc là ít nhất 3 tháng sau khi BN đã ổn định ở bậc đó. Thời gian giảm bậc tùy thuộc mức độ cải thiện các triệu chứng lâm sàng và các chỉ số hô hấp ký. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những BN tuân thủ tốt chế độ điều trị, đồng thời nhận diện và phòng tránh tốt các yếu tố kích phát cơn hen sẽ cải thiện rõ rệt cả triệu chứng lâm sàng lẫn hô hấp ký(5,9). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi lần khám đầu tiên có 36,7% hen bậc 4 và 35% hen bậc 3, 23,3% hen bậc 2. Sau 12 tháng điều trị bậc hen thay đổi rõ rệt. Đối với bậc 4: số BN giảm xuống bậc 3 là 33%, giảm xuống bậc 2 là 2%. Đối với bậc 3: số BN giảm xuống bậc 2 là 30,7%, giảm xuống bậc 1 là 6%. Đối với bậc 2: số BN giảm xuống bậc 1 là 5%. Tỷ lệ hen giảm bậc có ý nghĩa thống kê p< 0,05. Kết quả trên cho thấy có 100% BN giảm bậc sau 12 tháng điều trị. Trong đó hen bậc 4 xuống bậc 3 với thời gian trung bình 155 ngày, hen bậc 3 xuống bậc 2 với thời gian điều trị trung bình 122 ngày, hen bậc 2 xuống bậc 1 với thời gian điều trị trung bình 101 ngày. Kết quả này thấp hơn tác giả Lương Thị Thuận lần lượt là 153,6 ngày, 144 ngày và 138 ngày(4). Tác dụng phụ của thuốc điều trị Thuốc điều trị được đưa vào nhóm nghiên cứu của chúng tôi là: - Thuốc cắt cơn: thuốc đồng vận β2 giao cảm xịt tác dụng ngắn là Salbutamol MDI. - Thuốc ngừa cơn: thuốc đồng vận β2 giao cảm xịt tác dụng dài dưới dạng kết hợp là Salmeterol xinafoate + Fluticasone propionate(1,2). Trong 300 BN mà chúng tôi nghiên cứu, kết quả cho thấy tỷ lệ BN dùng thuốc không có tác dụng phụ là 87%, tương đương tác giả Lương Thị Thuận(4). Trong số các tác dụng phụ thì triệu chứng khàn giọng xuất hiện nhiều nhất 4%, tiếp theo là triệu chứng nhịp tim nhanh có tỷ lệ 3%, run tay 5%, nấm họng 1%, tương tự như kết quả nghiên cứu của tác giả Wolthers và cộng sự có kết quả là run tay 1%, hồi hộp 1- 3%, rát họng 9 - 10%. Nguyên nhân chủ yếu do BN không súc miệng kỹ sau khi xịt thuốc vì không biết hoặc không nhớ. Các BN này sau khi được hướng dẫn kỹ cách súc miệng thì không còn than phiền về triệu chứng này nữa. Các tác dụng phụ khác xuất hiện với tỷ lệ không đáng kể và không ảnh hưởng gì đến sinh hoạt hàng ngày, giấc ngủ, cũng như việc làm của người bệnh. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu của GINA(6). Tuân thủ điều trị - Tuân thủ điều trị là một trong những vấn đề then chốt để chương trình quản lý và điều trị hen được thành công. Kết quả cho thấy sau 3 tháng điều trị có 96,4% số BN tuân thủ điều trị, sau 12 tháng điều trị có 96,7% tuân thủ. Kết quả này cao hơn tác giả Lương Thị Thuận chỉ có 41,5% BN đến khám trên 2 lần(4). Nghiên cứu của chúng tôi đạt được kết quả trên là do cán bộ y tế tuyên truyền bệnh hen đến từng BN có hiệu quả, cùng với sự cung cấp thuốc bảo hiểm y tế đáp ứng được nhu cầu điều trị. Chính các lý do không tuân thủ điều trị trong đó số lần đến khám bệnh là quan trọng và đã ảnh hưởng phần lớn về lý do điều trị chưa đạt hiệu quả như mong muốn. - Ngoài số lần khám bệnh, việc sử dụng thuốc đúng cách là vấn đề hết sức quan trọng và rất dễ sai lầm. Sau khám và điều trị lần đầu tiên BN đã được hướng dẫn cách sử dụng thuốc nhưng khi khám lần thứ 2 chỉ có 88,7% BN có cách sử dụng thuốc đúng, sau đó BN được hướng dẫn sử dụng một lần nữa và khi đến khám lần thứ 3 có 96% BN sử dụng đúng cách. Nguyên nhân sử dụng không đúng do BN tự ý giảm liều và ngưng thuốc khi thấy bệnh thuyên giảm, một số BN lớn tuổi không nhớ dùng thuốc liên tục và sử dụng sai bình MDI(7,9). Ngoài ra, qua theo dõi, chúng tôi còn ghi nhận một số hình thức không tuân thủ điều trị như sau: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 52 không tái khám đúng theo lịch hẹn, dùng thuốc theo toa cũ, dùng thuốc không liên tục mỗi ngày đối với thuốc ngừa cơn hen, hoặc bệnh nhân quên xịt thuốc, hết thuốc nhưng bệnh nhân không biết, lẫn lộn giữa thuốc ngừa và thuốc cắt cơn hen, hoặc tự bỏ thuốc. Các ghi nhận của chúng tôi tương tự như ghi nhận trong các nghiên cứu của Lê Minh Đức, Lương Thị Thuận(4). - Các hình thức và lý do không tuân thủ điều trị rất đa dạng: BN do không được giải thích kỹ hoặc nhận thức còn hạn chế hoặc do điều kiện kinh tế và đi lại khó khăn nên không thể theo điều trị đến cùng. Nhân viên y tế hướng dẫn BN chưa hiệu quả nên BN chưa tuân thủ đúng cách điều trị. Kết quả hô hấp ký Các kiểu đáp ứng: Trong nghiệm pháp giãn phế quản chúng tôi xét các kiểu đáp ứng của 4 chỉ số là: VC, FVC, FEV1, PEF. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số PEF có tỷ lệ đáp ứng cao nhất trong bệnh hen (73,3%), phù hợp với tác giả Lương Thị Thuận (82,6%), trong khi đó đáp ứng đối với chỉ số FEV1 (44,6%) hay nói cách khác PEF là chỉ số hô hấp có độ nhạy cao nhất trong nghiệm pháp giãn phế quản. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì hiện nay chúng ta có một dụng cụ để đo PEF rất đơn giản, tiện sử dụng, đó là lưu lượng đỉnh kế. GINA đã khuyến cáo và nhiều công trình nghiên việc ứng dụng lưu lượng đỉnh kế trong chẩn đoán, theo dõi và quản lý BN hen tại nhà, đặc biệt là tại các cơ sở y tế chưa có điều kiện trang bị máy hô hấp ký(1). Tuy nhiên, chỉ số này tủy thuộc rất nhiều vào nỗ lực hợp tác của BN, nên đòi hỏi nhân viên y tế phải biết cách hướng dẫn và động viên BN thực hiện đúng. Kết quả các chỉ số hô hấp trong 12 tháng điều trị - Chỉ số trung bình FVC lần 1 là 78,1% so dự đoán và lần 3 là 88,9% so dự đoán. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). - Chỉ số trung bình của Tiffeneau lần đầu là 66,4% so dự đoán và lần 3 là 82,5% so dự đoán. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). - Chỉ số trung bình FEV1 lần đầu là 70% so dự đoán và lần 3 là 80,3% so dự đoán. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).. - Chỉ số trung bình PEF lần đầu là 62,3% so dự đoán và lần 3 là 79,6% so dự đoán. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). - Các chỉ số hô hấp đều tăng sau 12 tháng điều trị, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Điều này cho thấy khi được điều trị đúng theo GINA các chỉ số hô hấp của BN cũng cải thiện rõ rệt như các triệu chứng lâm sàng và tiếp tục cải thiện ổn định theo thời gian điều trị. Trên diễn tiến của biểu đồ có khi giảm đi, kết quả này thường do BN không thực hiện tốt việc phòng tránh các yếu tố kích phát cơn hen. Chính điều này đòi hỏi chúng ta nên theo dõi định kỳ hàng tháng trên lâm sàng và hô hấp ký để điều chỉnh thuốc kịp thời và giáo dục BN tuân thủ điều trị tốt hơn(11). Việc xử trí hen theo GINA có cải thiện rõ trên các chỉ số hô hấp ký. Các kết quả này được tiếp tục giữ ổn định trong thời gian dài nếu BN tuân thủ tốt chế độ điều trị và biết cách phòng tránh các yếu tố khởi phát cơn hen (9). KẾT LUẬN - Sau điều trị: giảm triệu chứng 98%, nhu cầu dùng thuốc cắt cơn còn 2%, không còn trường hợp nào phải nhập viện cấp cứu. - Sau 12 tháng điều trị bậc hen thay đổi rõ rệt. Đối với bậc 4: số BN giảm xuống bậc 3 là 33%, giảm xuống bậc 2 là 2%. Đối với bậc 3: số BN giảm xuống bậc 2 là 30,7%, giảm xuống bậc 1 là 6%. Đối với bậc 2: số BN giảm xuống bậc 1 là 5%. - 100% BN giảm bậc sau 12 tháng điều trị. Trong đó hen bậc 4 xuống bậc 3 với thời gian trung bình 155 ngày, hen bậc 3 xuống bậc 2 với thời gian điều trị trung bình 122 ngày, hen bậc 2 xuống bậc 1 với thời gian điều trị trung bình 101 ngày. - Mức độ kiểm soát hen hoàn toàn là 59,7%, Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 53 một phần là 40,3%. - Tác dụng phụ của thuốc không đáng kể, 87% không có tác dụng phụ của thuốc, các triệu chứng chủ yếu là khàn giọng, nhịp tim nhanh, run tay - Tỉ lệ tuân thủ điều trị chung là 96,7%, tuân thủ về số lần khám bệnh 94,4%. Tuân thủ cách sử dụng thuốc đúng cách là 96%. Kết quả tuân thủ điều trị cao có vai trò của bảo hiểm y tế. - Về kết quả hô hấp ký cho thấy PEF là chỉ số nhạy nhất trong việc chẩn đoán và theo dõi bệnh. Nhóm hen đơn thuần đáp ứng rất tốt với điều trị. Trong hai chỉ số, chỉ số PEF có tỉ lệ BN đáp ứng với nghiệm pháp giãn phế quản cao nhất, chỉ số FEV1 có đáp ứng thấp hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GINA (2007). Global Strategy for Asthma Management and Prevention 5/2008. 2. Global Initiative for Asthma (2006). Global strategy for asthma management and prevention, MCR Vision, Inc. 3. Lê Thị Tuyết Lan (2007). Chiến lược toàn cầu về quản lý và phòng ngừa hen. Nhà xuất bản Y học. 4. Lương Thị Thuận, Lê Thị Tuyết Lan (2007). Khảo sát một số đặc điểm hen dạng khó thở tại Bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 11, phụ bản số 1- 2007: 198- 202. 5. Lê Anh Tuấn, Nguyễn Năng An (2003), Tình hình và hiệu quả kiểm soát hen tại cộng đồng (Hà Nội) bằng thuốc phối hợp ISC + LABA, Chương trình hen phế quản Sở Y tế Hà Nội, Hà Nội, tháng 12/2003, tr 3-6. 6. National Institute of Health, Heart, Lung, and Blood Institute (2003), Global strategy for asthma management and prevention, National Institutes of Health, National Heart, Lung, and Blood Institute, NIH Publication No. 02-3659, Bethesda, Maryland, USA 7. Nguyễn Năng An, Trần Thuý Hạnh (2008). Tình hình kiểm soát hen và những trở ngại cần được khắc phục. Hội nghị khoa học hưởng ứng ngày hen toàn cầu, Hà Nội, tháng 5/2008. 8. Ngô Quý Châu (2002). Chẩn đoán và điều trị hen theo GINA 2002. Hội thảo khoa học chuyên đề hồi sức cấp cứu, Hà Nội, tháng 5/2002. 9. Nguyễn Thị Vân (2007). Chức năng hô hấp trong chẩn đoán và theo dõi hiệu quả điều trị hen. Hen phế quản và dự phòng hen phế quản. Nhà xuất bản Y học: 135-138. 10. Phạm Văn Thức (1995). Một số nhận xét bước đầu tình hình hen phế quản ở một phường nội thành Hải Phòng. Y học Việt Nam, tập 12(199): 24- 27. 11. Trần Quỵ (2007). Báo cáo tổng kết Dự án phòng chống hen phế quản tại một số tỉnh phía Bắc từ 2004-2006. Hội nghị Khoa học Triển khai chương trình GARD tại Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdieu_tri_hen_phe_quan_theo_gina_tai_benh_vien_da_khoa_tien_g.pdf
Tài liệu liên quan