Bệnh lý học
U màng não (Meningioma), U bao sợi thần kinh (Schwannoma) và U hang mạch (Cavernous hemangioma)
là ba nhóm u gặp nhiều nhất trong nghiên cứu này tương ứng với tỉ lệ 22%, 15% và 11% các trường hợp (Bảng
10). Tần suất thường gặp của ba nhóm giải phẫu bệnh này phù hợp với các báo cáo y văn thế giới(1,3,7,10,).
Kết quả giải phẫu bệnh nhóm u khác, trong nghiên cứu này với số lượng ca còn giới hạn và phân tán, chưa cho
phép chúng tôi nhận định về các mối liên quan về giải phẫu bệnh với các thông số lâm sàng khác. Tuy nhiên, có thể
nhận xét thấy giải phẫu bệnh có liên quan đến phân bố tuổi. Ở trẻ con, UHM thường gặp nhất là glioma thần kinh thị,
dermoid cyst. Trong khi, các u tuyến lệ, u di căn hốc mắt, meiningioma schwannoma và cavernous hemangioma
thường gặp ở người lớn(1,3,7).
Như đã nói ở mục trên, đánh giá trên hình ảnh học MRI qua cấu trúc, tính chất u (ranh giới, kích thước, đậm
độ cản từ, sự đồng nhất, nang v.v.) có thể cho tiên lượng về giải phẫu bệnh cua khối u trước mổ. Lymphoma với
tần suất thường gặp thứ tư trong báo cáo này nhưng lại là loại UHM không có chẩn đoán đúng giải phẫu bệnh
trước mổ. So sánh với báo cáo của tác giả Ohtsuka(10), tỉ lệ Lymphoma hốc mắt trong nghiên cứu này có tần suất
thấp hơn. Sự hạn chế trước đây về phương tiện chẩn đoán giải phẫu bệnh bằng phương pháp hóa mô miễn dịch,
số mẫu có thể chưa nhiều và tập trung, sự khác biệt vùng miền dân tộc có thể lý giải sự khác biệt này.
Đường mổ
Các đường mổ để tiếp cận đến khối UHM đã được nhiều tác giả báo cáo trước đây(1,3,4,7). Đường mổ qua sọ được
chọn lựa cho những UHM xâm lấn nội sọ, u đỉnh hốc mắt, hay u hốc mắt có liên quan đến ống thần kinh thị, và những
khối u nội sọ xâm lấn hốc mắt. Đường vào thành bên hốc mắt được chọn cho những khối u ở phần trên, ngoài (thái
dương) hay dưới của hốc mắt. Và đường mổ trong, hoặc qua cũng mạc, hoặc qua da góc trong trên ngoài nhãn cầu /
ngoài periorbital, được dùng cho những khối u nằm phía trong dây thần kinh thị nhưng không quá sâu ở đỉnh hốc mắt.
Chúng tôi chọn lựa đường mổ vào hốc mắt dựa trên các tiêu chí sau: 1/ vị trí của khối u liên quan với dây thần
kinh thị theo các trục (như đã phân tích phần trên); 2/ kích thước của khối u; 3/ tính chất mạch máu của khối u; 4/ sự
tiên lượng chẩn đoán giải phẫu bệnh khối u trước mổ.
Nghiên cứu này thực hiện tại khoa ngoại thần kinh, tính chuyên khoa đã ảnh hưởng đến quần thể bệnh vô hình
trung chứa đựng nhiều khối u từ sọ xâm lấn hốc mắt và ngược lại từ hốc mắt xâm lấn nội sọ. Trong Bảng 7 cho kết quả
thống kê về các đường mổ đã được chọn lựa trong nghiên cứu này, và cho thấy đường mổ qua sọ đã là đường mổ
chiếm ưu thế (67% các tường hợp). Tuy nhiên, đường mổ bên cạnh ngoài hốc mắt vẫn cho thấy sự tiên ích bởi sự trục
tiếp vào nữa ngoài hốc mắt và không phải qua sọ, tránh được những biến chứng nội so nguy hiểm. Đường mổ này ngày
càng được chúng tôi chỉ định rộng hơn trong các u dây thần kinh thị.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều trị phẫu thuật u hốc mắt tại bệnh viện chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 205
ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT U HỐC MẮT TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Huỳnh Lê Phương*, Nguyễn Phong*
TÓM TẮT
Mục ñích: Khảo sát những trường hợp ñược chẩn ñoán u hốc mắt ñể xác ñịnh sự phân bố về tuổi, tính chất lâm
sàng, hình ảnh học, vị trí, giải phẫu bệnh của u và kết quả ñiều trị.
Phương pháp và Bệnh nhân:Khảo sát hồi cứu 108 trường hợp ñược chẩn ñoán u hốc mắt ñược ñiều trị phẫu
thuật tại khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/2005 ñến 12/2008. Tuổi, triệu chứng lâm sàng, hình ảnh học,
nguồn gốc, vị trí và giải phẫu bệnh của u ñược khảo sát.
Kết quả: Tỷ lệ nam nữ 1:2. Tuổi thường gặp trong khoảng 30-50 tuổi. Lồi mắt là triệu chứng lâm sàng thường
gặp nhất: 79 ca (75%). Có 76 (72%) trường hợp là u nguyên phát của hốc mắt, u thứ phát do xâm lấn từ vùng kế cận
chiếm 19 (18%) trường hợp và 10 (9%) trường hợp là u di căn từ xa. Về vị trí trong hốc mắt có 60 (57%) u ngoài trục
cơ, 35 (33%) u nằm trong trục cơ, u ở ñỉnh hốc mắt ñơn thuần hay kết hợp chiếm 13 (10%) trường hợp. Gần 1/3 các
trường hợp chẩn ñoán trước mổ không ñúng với kết quả GPB. Tính chất hình ảnh học trong chẩn ñoán ñược khảo sát.
Đường mổ qua sọ ñược sử dụng ña phần 68 % cho các trường hợp, tuy nhiên ñường mổ bên chiếm 23%.
Kết luận: U hốc mắt có những ñặc thù riêng. Tuổi, vị trí của u và tính chất hình ảnh học cung cấp thông tin hữu
ích cho chẩn ñoán trước mổ ñể có ñược kế hoạch ñiều trị thích hợp và triệt ñể.
ABSTRACT
A REVIEW OF ORBITAL TUMORS IN CHORAY HOSPITAL
Huynh-Le Phuong, Nguyen Phong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 - 2010: 205 - 211
Purpose:To review of orbital tumors had been operated in Cho Ray Hospital to determine the distribution of
patient age, clinical symptoms, tumor origin and location, imaging diagnosis and pathology and treatment.
Methods: Retrospective consecutive case series. We reviewed 108 cases of orbital tumors managed at our
Hospital from 2005 to 2008, and studied the distribution of patient age, clinical symptoms, tumor origin and location,
imaging diagnosis and pathology.
Results: The age distribution of the 108 patients exhibited the peak at 30 to 50 years. The most common clinical
feature at presentation is proptosis in 79 patients (75%). Among of the cases, 76 (72%) were primary orbital tumors,
19 (18%) were secondary tumors originating in contiguous spaces, and 10 (9%) were metastatic tumors. Regarding
the location in the orbit, 60 tumors (57%) were extraconal, 35 (33%) were intraconal, tumors located at apex of the
orbital include 13 (10%) cases. Near 30% of cases have wrong preoperative pathological diagnosis. Radiological
imaging and surgical approach also have been discussed.
Conclusion: The orbital tumors have specific characteristics. The age of onset, tumor location, and radiological
imaging provide us with important information for diagnosis of a tumor prior tumor biopsy or resection and for the
determination of the treatment strategy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
U hốc mắt (UHM) hay còn gọi là u hậu nhãn cầu là một bệnh lý không hiếm gặp. Giải phẫu học hốc mắt là vùng
có thể tích nhỏ hẹp với những cấu trúc thần kinh, mạch máu phức tạp và tinh tế. U trong hốc mắt có thể xuất phát từ
nhiều thành phần mô khác nhau, ở nhiều vị trí khác nhau và có giải phẫu bệnh tương ñối ña dạng. Ngày nay, phương
tiện hình ảnh học chẩn ñoán: CT scan và MRI góp phần chẩn ñoán lượng giá chính xác trước mổ cũng như giúp xây
dựng một kế hoạch ñiều trị thích hợp. Đã có nhiều y văn thế giới viết về UHM (1-10). Tuy nhiên ở Việt nam, còn rất ít
báo cáo về ñề tài này. Hơn hai thập niên trước, tác giả LX Trung(9) ñã có công trình báo cáo về U hốc mắt. Gần ñây, tác
giả LM Thông(8), cũng có báo cáo về u hốc mắt, nhưng dưới góc ñộ chuyên khoa mắt. Mục ñích nghiên cứu này nhằm
khảo sát những trường hợp ñược chẩn ñoán u hốc mắt tại khoa Ngoại thần kinh, bệnh viện Chợ Rẫy trong kỷ nguyên
phát triển các phương tiện chẩn ñoán hình ảnh học, ñể ñánh giá tổng thể về sự phân bố về tuổi, tính chất lâm sàng, hình
ảnh học, vị trí và giải phẫu bệnh của u cũng như kết quả ñiều trị phẫu thuật.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả có 108 u hốc mắt trên 106 bệnh nhân (BN) ñược chẩn ñoán và ñiều trị tại khoa Ngoại Thần kinh, bệnh viện
Chợ Rẫy từ 1/2004 ñến 12/2007.
* Khoa Ngoại Thần Kinh BV Chợ Rẫy
Tác giả liên hệ: TS.BS. Huỳnh Lê Phương . ĐT: 0909.225.188 Email: phuongsds@yahoo.com.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 206
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả hồ sơ bệnh án ñã ñược chẩn ñoán bằng lâm sàng và hình ảnh học, ñược phẫu thuật và có giải phẫu bệnh
Tiêu chuẩn loại trừ
Loại trừ các bệnh lý viêm; giả u; dị dạng ñộng/ tĩnh mạch, bệnh lý nội khoa gây lồi mắt.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả tiền cứu.
Phương tiện nghiên cứu: hồ sơ bệnh án, Các số liệu bệnh án ñược thu thập theo mẫu chuẩn khảo sát chung và thực
hiện bởi một BS.
Nội dung nghiên cứu
Khảo sát: Sự phân bố về giới, tuổi
Bệnh cảnh lâm sàng
Hình ảnh chẩn ñoán
Kế hoạch ñiều trị phẫu thuật
Tính chất giải phẫu bệnh
Phương pháp xử lý số liệu theo thống kê y học
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
Đặc ñiểm dịch tễ
Giới
Nữ giới chiếm tỷ lệ cao với 70 trường hợp (65%), nam giới chiếm 38 trường hợp (35%).
Tuổi
Tuổi nhỏ nhất 3, tuổi lớn nhất 93. Nhóm tuổi trung niên từ 30-50 chiếm ña số, trong ñó nhóm tuổi 41-50 nhiều
nhất với 28 trường hợp (26%).
Bảng 1
Nghề nghiệp
Lao ñộng trực tiếp (nghề nông và tay chân) chiếm ña số 40 trường hợp (37%), các nhóm nghề còn lại phân phối
tương ñối không ñồng ñều.
Bệnh cảnh lâm sàng
Lý do nhập viện
Triệu chứng ñưa BN ñến bệnh viện, tập trung 2 nhóm triệu chứng: Lồi mắt (80%) và giảm thị lực (40%). Các triệu
chứng khác ñược gặp phân bố như trong Bảng 1
Bảng 1
Triệu chứng ban ñầu Số ca (%)/108
Lồi 86 (80)
Giảm thị lực 43 (40)
Đau 32 (30)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 207
Triệu chứng ban ñầu Số ca (%)/108
Nhìn ñôi 26 (24)
Xung huyết 19 (18)
Sưng 15 (14)
Sụp mi 8 (7)
Thời gian bệnh sử
Bảng 2
Triệu chứng thăm khám
Triệu chứng lâm sàng Số ca (%)
Lồi mắt 27 (25)
Xung huyết 1 (1)
Giảm thị lực 4 (4)
Liệt vận nhản 1 (1)
Sụp mi 2 (2)
Đau 6 (6)
Lồi mắt + xung huyết 6 (6)
Lồi mắt + giảm thị lực 16 (15)
Lồi mắt + liệt vận nhản 5 (5)
Lồi mắt + sụp mi 3 (3)
Lồi mắt + ñau 5 (5)
Lồi mắt + sưng vùng mắt 4 (4)
Xung huyết + giảm thị lực 1 (1)
Xung huyết + sụp mi 1 (1)
Giảm thị lực + liệt vận nhản 2 (2)
Giảm thị lực + ñau 15 (14)
Có trên 3 triệu chứng 9 (9)
Tổng số 108 (%)
Hình ảnh chẩn ñoán
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 208
Bằng phương tiện chẩn ñoán hình ảnh học CT Scan và MRI, chúng tôi khảo sát và phân loại vị trí của khối u
trong hốc mắt. Ngoài phân loại vị trí kinh ñiển (trong khối cơ, ngoài khối cơ) chúng tôi còn khảo sát theo trục
coronal (trên dưới trong ngoài); trục axial (trước sau) và mối liên quan với dây II. Kết quả như các bảng 3,4 và 5.
Bảng 3: Vị trí khối U theo khối cơ
Liên quan trục khối cơ Số ca (%)
Ngoài khối cơ 64 (56)
Trong khối cơ 40 (38)
Đỉnh hốc mắt 4 (4)
Tổng số 108 (100%)
Bảng 4: Vị trí u theo mặt phẳng ngang trước sau
Theo mặt phẳng axial U ngoài trục U trong trục
Nữa trước hốc mắt 21 (34) 4 (10)
Nữa sau hốc mắt 9 (14) 9 (23)
Cả chiều dài hốc mắt 34 (52) 27 (67)
Tổng số 64 (100%) 40 (100%)
Bảng 5: Vị trí U theo mặt phẳng trán
Theo mặt phẳng coronal U ngoài trục U trong trục
Trên 11 (16) 2 (5)
Dưới 1 (2) 4 (11)
Ngoài 4 (7) 2 (5)
Trong 5 (8) 6 (16)
Trên ngoài 26 (42) 1 (3)
Trên trong 10 (16) 1 (3)
Dưới ngoài 1 (2) 1(3)
Dưới trong 1 (2) 1 (3)
Trung tâm/ñỉnh 5 (8) 22 (56)
Tổng số 64 (100%) 40 (100%)
Bảng 6: Sự liên quan với dây II trong nhóm U nằm trong khối cơ
Liên quan dây II Số ca (%)
Không bao quanh dây II 14 (35)
Có bao quanh dây II 26 (65)
Tổng số 40 (100%)
Phẫu thuật
Đường mổ
Bảng 7: Các ñường mổ vào hốc mắt
Đường mổ Số ca (%)
Mở sọ trán 72 (67)
Đường mổ bên qua thành ngoài 27 (25)
Trực tiếp qua da 5 (5)
Đường bên trong qua cũng mạc 3 (3)
Sinh thiết 1 (1)
Tổng số 108 (100%)
Biến chứng
Bảng 8: Các biến chứng
Biến chứng Số ca (%)
Máu tụ ngoài màng cứng 1 (1%)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 209
Máu tụ dưới màng cứng 1 (1%)
Dập não xuất huyết trán 2 (2%)
Tổng số 4/108 (4%)
Di chứng
Bảng 9: Các di chứng
Di chứng (ngay sau mổ) Số ca (%)
Sụp mi 26 (25)
Liệt vận nhãn 12 (11)
Thị lực 11 (10)
Giải phẫu bệnh
Bảng 10: Giải phẫu bệnh
Giải phẫu bệnh Số ca (%)
Meningioma 24 (22)
Schwannoma 16 (15)
Cavernous hemangioma 12 (11)
Lymphoma ác tế bào lớn 10 (9)
Carcinoma tuyến lệ 7 (7)
Glioma 7 (7)
Squamous cell carcinoma 7 (7)
Mucocele 5 (5)
Fibrous dysplasia 4 (4)
Epidermoid cyst 3 (3)
Neurofibroma 3 (3)
Osteoma 3 (3)
Lipoma 2 (2)
Dermoid cyst 1 (1)
Fibrous histiocytoma 1 (1)
Sarcoma 1 (1)
Nấm aspergillus 1 (1)
Fibrous osteoma 1 (1)
Tổng số 108 (%)
BÀN LUẬN
Bệnh cảnh lâm sàng
Triệu chứng nổi bật
Nhiều bệnh lý khác có thể gây triệu chứng giống bệnh cảnh UHM. Đánh giá kỹ lưỡng các dấu hiệu và triệu chứng
lâm sàng, diễn biến và các biến ñổi khác kèm theo sẽ giúp chẩn ñoán phân biệt các bệnh lý này với UHM. Tuy nhiên,
dấu hiệu thường gặp và ñược xem như chính yếu của UHM là dấu hiệu lồi mắt. Trong nghiên cứu này, lồi mắt là dấu
hiệu chủ yếu ñưa bệnh nhân ñến bệnh viện (86% các trường hợp). Kết quả này phù hợp với các báo cáo trước
ñây(1,3,7,10,9). Lối mắt trái chiếm 60% các trường hợp, mặc dù phân tích thống kê không chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa sự
ưu thế mắt trái so với mắt phải (P<0,05). Một trường hợp ghi nhận lồi hai mắt có giải phẫu bệnh là lympho tế bào lớn
xâm lấn hai hốc mắt. Phân tích chi tiết chẩn ñoán phân biệt nguyên nhân khác gây lồi mắt không nằm trong mục ñích
nghiên cứu này.
Hướng lồi của nhãn cầu có thể giúp gợi ý vị trí của khối u. Đánh giá cẩn thận hướng lồi hay lệch của nhãn cầu, có
thể suy luận tương ñối về vị trí từ ñó dự ñoán sinh bệnh học của khối u. Ngoại trừ những trường hợp ngoại lệ, thường
khối u thường có khuynh hướng chiếm chỗ và ñẩy nhãn cầu ra xa u. Thí dụ, khối u tuyến lệ có khuynh hướng ñẩy nhãn
cầu xuống dưới và vào trong; U dây thần kinh thị thường ñẩy nhãn cầu theo theo trục dọc ra trước.
Nói chung, lồi mắt kín ñáo, diễn tiến chậm thường do khối u lành tính, ngược lại lồi tiến triển nhanh cho ta dự hậu
ác tính. Diễn biến lồi cấp thường có nguyên nhân viêm nhiễm.
Triệu chứng khác
Giảm thị lực cũng là một triệu chứng quan trọng ñể chẩn ñoán phân biệt những khối u nguyên phát ảnh hưởng ñến
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 210
dây thần kinh thị giác. Một glioma hay u màng não của dây thị thường gây giảm thị lực ñáng kể, trong khi những khối
u ngoài trục cơ vận nhãn chỉ gây ảnh hưởng thị lực khi khối choán chổ ñủ lớn gây chèn ép thần kinh thị (1,3). Trong
nghiên cứu này, triệu chứng giảm thị lực chiếm 43% các trường hợp là lý do ñưa bệnh nhân ñến khám. Tuy nhiên, triệu
chứng này cũng là một trong những triệu chứng gây lạc hướng chẩn ñoán ở những phòng khám tuyến trước.
Nghiên cứu ñã ghi nhận triệu chứng ñau xuất hiện ở 30 trường hợp (32%). Đau thường gặp ở những trường hợp u
di căn hoặc u ác tính tiến triển nhanh. Đau trong UHM thường khu trú, hằng ñịnh và ñau nhiều về ñêm. Những u lành
tính thường ít gây ñau, mặc dù bệnh nhân có thể có cảm giác căng tức (1,3).
Triệu chứng nhìn ñôi ghi nhận ñược 24 % các trường hợp (Bảng 1). Có hai cơ chế UHM gây nên triệu chứng nhìn
ñôi: U thâm nhiễm những sợi thân kinh chi phối cơ vận nhãn, thường gặp trong u ác tính hoặc di căn; Do sự giới hạn
không gian của các cơ vận nhãn hoặc do lệch trục gây bởi thể tích của khối u(1,3,7,12).
Các triệu chứng khác với tần suất xuất hiện ít hơn ñều có thể ghi nhận trong UHM (Bảng 1). Xung huyết, sụp mi,
dãn ñồng tử, sưng mi v.v.. ñều do khối u gây ra với cơ chế thâm nhiễn, chèn ép trực tiếp hay gián tiếp (ứ trệ tuần hoàn)
trong không gian giới hạn của hốc mắt(1).
Hình ảnh học chẩn ñoán
Trong thời ñại phát triển CT scan và MRI, siêu âm hốc mắt, trước ñây là phương tiện chẩn ñoán phổ biến,
chỉ còn giá trị trong ñánh giá các u nhãn cầu và những UHM mang tính chất nang, chứa dịch hoặc thương tổn
mạch máu. Tuy nhiên, ñây vẫn là phương tiện chẩn ñoán cận lâm sàng thường qui ban ñầu, nhất là ở các cơ sở
chưa trang bị ñầy ñủ CT scan hoặc và MRI.
CT scan vẫn là phương tiện chẩn ñoán hình ảnh chọn lựa cơ bản. Tuy nhiên, CT scan hữu ích nhiều trong những
khối u nguồn gốc từ xương, ñánh giá cấu trúc xương hốc mắt và quanh hốc mắt ñể tiên lượng trong chọn lựa ñường
mổ.
Ngày nay, MRI ñã là phương tiện chẩn ñoán hình ảnh học thể hiện tính ưu việt trong chẩn ñoán UHM(1,3,7). Hình
ảnh MRI hốc mắt cung cấp các chi tiết về mối liên hệ giữa khối u với các cấu trúc giải phẫu thần kinh và mạch máu
tinh tế quan trọng trong hốc mắt Mặc dù, MRA có thể cung cấp chẩn ñoán về mạch máu trong hốc mắt, DSA vẫn là
phương tiện chẩn ñoán vàng ñể ñánh giá những trường hợp thương tổn mạch máu, thí dụ thương tổn AVM, hoặc dùng
ñánh giá mạch máu nuôi u trong những trường hợp khối u màng não to trong hốc mắt.
Tại khoa Ngoại thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy, với những phương tiện chẩn ñoán hình ảnh trên, trong việc
ñánh giá thương tổn UHM trước mổ, chúng tôi ñánh giá cấu trúc khối u, tiên lương giải phẫu bệnh thương tổn
giúp chúng tôi lượng gía phương cách mổ (lấy trong u, bán phần hay sinh thiết). Thêm nữa, chúng tôi ñặc biệt
quan tâm ñến vị trí khối u ñể quyết ñịnh chọn lựa ñường mổ thích hợp. Chúng tôi khảo sát và ñánh giá vị trí khối
u theo bốn tiêu chí: 1/ sự liên quan vị trí khối u với trục khối cơ vận nhãn; 2/ vị trí khối u trong không gian hốc
mắt theo trục axial, coronal và sagittal; 3/ sự liên quan của khối u với dây thần kinh thị giác; và 4/ liên quan các
cấu trúc mạch máu (Bảng 3, 4, 5 và 6).
Bệnh lý học
U màng não (Meningioma), U bao sợi thần kinh (Schwannoma) và U hang mạch (Cavernous hemangioma)
là ba nhóm u gặp nhiều nhất trong nghiên cứu này tương ứng với tỉ lệ 22%, 15% và 11% các trường hợp (Bảng
10). Tần suất thường gặp của ba nhóm giải phẫu bệnh này phù hợp với các báo cáo y văn thế giới(1,3,7,10,).
Kết quả giải phẫu bệnh nhóm u khác, trong nghiên cứu này với số lượng ca còn giới hạn và phân tán, chưa cho
phép chúng tôi nhận ñịnh về các mối liên quan về giải phẫu bệnh với các thông số lâm sàng khác. Tuy nhiên, có thể
nhận xét thấy giải phẫu bệnh có liên quan ñến phân bố tuổi. Ở trẻ con, UHM thường gặp nhất là glioma thần kinh thị,
dermoid cyst. Trong khi, các u tuyến lệ, u di căn hốc mắt, meiningioma schwannoma và cavernous hemangioma
thường gặp ở người lớn(1,3,7).
Như ñã nói ở mục trên, ñánh giá trên hình ảnh học MRI qua cấu trúc, tính chất u (ranh giới, kích thước, ñậm
ñộ cản từ, sự ñồng nhất, nang v.v..) có thể cho tiên lượng về giải phẫu bệnh cua khối u trước mổ. Lymphoma với
tần suất thường gặp thứ tư trong báo cáo này nhưng lại là loại UHM không có chẩn ñoán ñúng giải phẫu bệnh
trước mổ. So sánh với báo cáo của tác giả Ohtsuka(10), tỉ lệ Lymphoma hốc mắt trong nghiên cứu này có tần suất
thấp hơn. Sự hạn chế trước ñây về phương tiện chẩn ñoán giải phẫu bệnh bằng phương pháp hóa mô miễn dịch,
số mẫu có thể chưa nhiều và tập trung, sự khác biệt vùng miền dân tộc có thể lý giải sự khác biệt này.
Đường mổ
Các ñường mổ ñể tiếp cận ñến khối UHM ñã ñược nhiều tác giả báo cáo trước ñây(1,3,4,7). Đường mổ qua sọ ñược
chọn lựa cho những UHM xâm lấn nội sọ, u ñỉnh hốc mắt, hay u hốc mắt có liên quan ñến ống thần kinh thị, và những
khối u nội sọ xâm lấn hốc mắt. Đường vào thành bên hốc mắt ñược chọn cho những khối u ở phần trên, ngoài (thái
dương) hay dưới của hốc mắt. Và ñường mổ trong, hoặc qua cũng mạc, hoặc qua da góc trong trên ngoài nhãn cầu /
ngoài periorbital, ñược dùng cho những khối u nằm phía trong dây thần kinh thị nhưng không quá sâu ở ñỉnh hốc mắt.
Chúng tôi chọn lựa ñường mổ vào hốc mắt dựa trên các tiêu chí sau: 1/ vị trí của khối u liên quan với dây thần
kinh thị theo các trục (như ñã phân tích phần trên); 2/ kích thước của khối u; 3/ tính chất mạch máu của khối u; 4/ sự
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 211
tiên lượng chẩn ñoán giải phẫu bệnh khối u trước mổ.
Nghiên cứu này thực hiện tại khoa ngoại thần kinh, tính chuyên khoa ñã ảnh hưởng ñến quần thể bệnh vô hình
trung chứa ñựng nhiều khối u từ sọ xâm lấn hốc mắt và ngược lại từ hốc mắt xâm lấn nội sọ. Trong Bảng 7 cho kết quả
thống kê về các ñường mổ ñã ñược chọn lựa trong nghiên cứu này, và cho thấy ñường mổ qua sọ ñã là ñường mổ
chiếm ưu thế (67% các tường hợp). Tuy nhiên, ñường mổ bên cạnh ngoài hốc mắt vẫn cho thấy sự tiên ích bởi sự trục
tiếp vào nữa ngoài hốc mắt và không phải qua sọ, tránh ñược những biến chứng nội so nguy hiểm. Đường mổ này ngày
càng ñược chúng tôi chỉ ñịnh rộng hơn trong các u dây thần kinh thị.
Biến chứng và di chứng
Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận có 4 trường hợp biến chứng ñáng kể sau mổ, chiếm 4% tất cả trường
hợp, hoặc 5,6% nếu tính riêng ở nhóm ñường mổ mở sọ (Bảng 8). Tỉ lệ này phù hợp với các y văn ñã báo cáo (3,4,6,7).
Tất cả những trường hợp này ñều do lỗi kỹ thuật mổ và bệnh nhân ñều tốt sau khi mổ lấy máu tụ.
Bảng 9 cho thấy các di chứng sau mổ. Sụp mi và liệt vận nhãn vẫn là triệu chứng thường gặp (16% và 12% tương
ứng). Nắm vững cấu trúc giải phẫu, khảo sát ñầy ñủ chẩn ñoán hình ảnh học và tiên lượng trước mổ, và sử dụng kính vi
phẫu trong khâu bóc tách sẽ góp phần giảm di chứng sau mổ.
KẾT LUẬN
Các thông số kết quả ñược bàn luận. U hốc mắt có những ñặc thù riêng. Tuổi, vị trí của u và tính chất hình ảnh học
cung cấp thông tin hữu ích cho chẩn ñoán trước mổ ñể có ñược kế hoạch ñiều trị thích hợp và triệt ñể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Darsaut TE, et al., (2001) Introductory overview of orbital tumorsNeurosurg Focus 10(5):1-9,
2. Demicri H, et al. Orbital tumors in the older adult population: Ophthalmology 109:243-248, 2002
3. Garrity JA., (2007), Henderson JW. Henderson’s Orbital tumors. Lippincott W&W. 4th Edition
4. Grove AS., (1990). Surgery of orbital. In Ophthalmic surgery; principles and Practice. Second edition.
Philadelphia: Saunder; pp421-527
5. Johansen S, et al., (2005) Orbital space-occupying lesions in Denmark 1974-1997: Acta Ophthalmol Scand 78:
547-552,
6. Kang JK, et al.(1997). Tumors of the orbit. Chid’s Nerv Syst 13: 536-541
7. Karcioglu ZA, eds., (2005). Orbital tumors: Diagnosis and Treatment. Springer
8. Lê Minh Thông, et al., (2004) Phẫu thuật lấy u hốc mắt bằng ñường mở thành ngoài. Tạp chí Nhãn khoa Việt
nam.
9. Lê Xuân Trung (1991). U hốc mắt và lồi nhãn cầu ở Việt nam. Luận văn tiến sĩ.
10. Ohtsuka K, et al., (2005) A review of 244 orbital tumors in Japanes patients during a 21 year period: origins and
locations: Jpn Ophthalmol 49:49-55
11. Rhoton AL, Natori Yoshihiro., (1996) The orbital and sellar region: Microsurgical anatomy and operative
approaches. Thieme
12. Shield JA, (2004), et al. Survey of 1264 patients with orbital tumors and simulating lesions: Ophthalmology
111:997-1008
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dieu_tri_phau_thuat_u_hoc_mat_tai_benh_vien_cho_ray.pdf