Điều trị phẫu thuật u màng não lều tiểu não

Đánhgiákếtquảphẫuthuật Tất cả bệnh nhân được đánh giá kết quả theo thang điểm Karnofsky tại thời điểm bệnh nhân xuất viện và thời điểm theo dõi sau cùng gần đây nhất và phân thành nhóm: tốt (Karnofsky từ 90‐100 điểm), vừa (Karnofsky từ 60‐80 điểm), xấu (Karnofsky từ 0‐50 điểm). Kết quả ghi nhận tại thời điểm xuất viện là có 51 trường hợp tốt (71,6%), 11 trường hợp vừa (17,3%) và 2 trường hợp xấu (3,2%). Nếu đánh giá theo thang điểm GOS tại thời điểm ra viện thì có tỉ lệ là: GOS=5 chiếm 95,2%, GOS=4 chiếm 1,6%, GOS=2 chiếm 3,2%. Kết quả qua quá trình theo dõi tại thời điểm tái khám gần đây nhất (sớm nhất 9 tháng và dài nhất 33 tháng) sau phẫu thuật ghi nhận được là: 60 trường hợp tốt (93,6%), 2 trường hợp vừa (3,2%) và 2 trường hợp xấu (3,2%). Do tác giả Hischam Bassiouni(4)đánh giá theo thang điểm Karnofsky nên chúng tôi so sánh với tác giả này thì tỉ lệ tốt, vừa, xấu của chúng tôi tương đương như tác giả này. Còn so với tác giả Ph. Bret (đánh giá theo thang điểm GOS)(5) thì kết quả tốt của chúng tôi cao hơn.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều trị phẫu thuật u màng não lều tiểu não, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Bệnh Lý Sọ Não     259  ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT U MÀNG NÃO LỀU TIỂU NÃO  Trần Hùng Phong**, Nguyễn Phong*, Nguyễn Đức Viễn*, Trần Kim Tuyến*  TÓM TẮT  Mục đích: Phân tích đặc điểm lâm sàng, một số đường vào lấy u và kết quả điều trị phẫu thuật trong điều  trị phẫu thuật 64 bệnh nhân đã được mổ lấy u màng não lều tiểu não tại khoa ngoại thần kinh của bệnh viện  Chợ Rẫy.  Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu và hồi cứu tất cả các bệnh nhân u màng não vùng lều tiểu não đã được  chẩn đoán bằng CT không cản quang và có cản quang hoặc MRI và có giải phẫu bệnh là u màng não tại khoa  ngoại thần kinh của bệnh viện Chợ Rẫy  từ  tháng 01/2011 đến  tháng 12/2013. Thu thập các dữ  liệu về triệu  chứng lâm sàng, hình ảnh học thần kinh, các đường mổ vào lấy u đã sử dụng và kết quả theo dõi sau mổ. Đánh  giá việc lấy triệt để u theo phân loại của Simpson. Đánh giá kết quả sau mổ theo thang điểm Karnofsky.  Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 48 ± 1,7 thay đổi từ 25 ‐ 76 tuổi. Có 52 bệnh nhân nữ (81,3%)  và  12 nam  (18,7%). Lâm  sàng,  triệu  chứng  thường  gặp nhất  là nhức  đầu  (95,3%)  và  hội  chứng  tiểu não  (67,1%). Trong 64 trường hợp này, có 37 trường hợp u xuất phát từ cạnh ngoài lều tiểu não, 13 trường hợp u  xuất phát từ giữa của lều tiểu não, 11 trường hợp u xuất phát từ sau trong của lều tiểu não và 3 trường hợp u  xuất phát từ khuyết lều giữa của lều tiểu não. Hình ảnh học, u có kích thước lớn hơn 30 x 30 mm là 62 trường  hợp (96,8%). Có 5 đường vào lấy u đã được sử dụng. Điều trị phẫu thuật lấy u triệt để (Simpson I và II) là  89,1%, có 1 trường hợp tử vong (1,5%).  Kết luận: Tùy thuộc vào vị trí của u và hướng phát triển của u (trên lều tiểu não hoặc dưới lều tiểu não  hoặc cả hai) quyết định đường phẫu thuật. Đường vào tốt nhất để lấy u hiện là vấn đề vẫn còn đang bàn cãi.  Việc phân tích cẩn thận trước mổ, chọn đường vào thích hợp và sử dụng kính vi phẫu để lấy u sẽ giảm thiểu tần  xuất và tỉ lệ tử vong.  Từ khóa: U màng não, lều tiểu não, khuyết lều tiểu não, đường vào phẫu thuật.  ABSTRACT THE SURGICAL TREATMENT OF TENTORIAL MENINGIOMAS  Tran Hung Phong, Nguyen Phong, Nguyen Duc Vien, Tran Kim Tuyen   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 259 – 264  Objective: Analysing  clinical presentations,  surgical  approaches  and  surgical  treatment  outcomes  of  the  sixty‐four  tentorial  meningiomas  that  were  operated  from  Jan  2011  to  Dec  2013  in  the  Neurosurgical  Department of Cho Ray Hospital.   Methods: The medical records of 64 patients with Tentorial Meningiomas were reviewed for informations of  clinical presentations, neuroradiological imagings, surgical treatments and long‐term outcomes, approaches. The  extent  of  tumor  resections were  evaluated  according  to  the Simpson’s grading  for  tumor  removal. Long‐term  results were assessed according to the Karnofsky rating scale (KRS).  Results: The mean age of the patients was 48 ± 1,7 years old, ranging from 25 ‐ 76 years old. There were 52  female (81.3%) and 12 male (18.7%). Clinically, the most common symptom was headache (95.3%), followed by  cerebellar syndromes (67.1%). Patients with Tentorial Meningiomas were classified into 5 subgroups according  * Khoa Ngoại Thần Kinh Bệnh viện Chợ Rẫy  Tác giả liên lạc: BS Trần Hùng Phong;   ĐT: 0903652401;   Email: drtranphong@yahoo.com.vn  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 260 to the tumor sites which were based on the imaging studies. Neuroradiologically, the sizes of tumors in 62 cases  (96.8%) were  larger  than 30 x 30 mm. There were 5  surgical approaches  to Tentorial Meningiomas. Radical  surgical removals (Simpson I and II) were achieved in 89.1% of the cases, 1 case with mortality (1.5%).  Conclusion: The  locations and growth directions of  the  tumors  (supratentorial or  infratentorial, or both)  determine the operative approaches. The best surgical approach to TMs is still a controversial matter. A precise  pre‐operative  plan,  appropriate  approach  and  the  use  of  a  neurosurgical microscope may  carry  out  excellent  outcomes with minimal mortality rates.  Keywords: Meningiomas, tentorium, tentorial incisura, surgical approach.  ĐẶT VẤN ĐỀ  U màng não vùng lều tiểu não chiếm khoảng  6‐8% các u màng não trong sọ. Đây là một trong  các vị  trí khó khăn  cho phẫu  thuật nên nó vẫn  còn là vấn đề thách thức cho các phẫu thuật viên  thần  kinh.  Trong  đó,  việc  lựa  chọn  đường mổ  thích hợp cho  từng vị  trí xuất phát của u  từ  lều  tiểu não quyết định cho sự thành công của điều trị  phẫu thuật.  Thực hiện công trình nghiên cứu này, chúng  tôi muốn trình bày một số nhận xét về chẩn đoán,  các đường vào lấy u và kết quả điều trị phẫu thuật  loại u này cũng như các biến chứng mà chúng tôi  đã gặp khi điều trị phẫu thuật.  BỆNH NHÂN ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Bệnh nhân  Tất cả các bệnh nhân đã được phẫu thuật lấy u  màng não vùng lều tiểu não tại khoa ngoại thần  kinh  thuộc bệnh viện Chợ Rẫy  từ  tháng  1 năm  2011 đến  tháng  12 năm 2013. Tất  cả bệnh nhân  được  chẩn  đoán  bằng  CTscan  hoặc MRI,  phẫu  thuật lấy u, CTscan hoặc MRI kiểm tra sau mổ và  có giải phẫu bệnh  là u màng não. Thu  thập các  dữ  liệu  về  triệu  chứng  lâm  sàng,  hình  ảnh học  thần  kinh  trước mổ  và  sau mổ. Mô  tả  phương  pháp phẫu thuật như đường mổ, đánh giá mức độ  lấy triệt để u theo phân loại của Simpson(2,8). Các  biến  chứng phẫu  thuật được  thu  thập, đánh giá  kết quả phẫu thuật theo thang điểm Karnofsky(4)  ngay tại thời điểm bệnh nhân ra viện và theo dõi  tiếp  tục  sau  3  tháng,  6  tháng  và mỗi  năm  khi  bệnh nhân tái khám.   Phương pháp nghiên cứu  Nghiên cứu tiền cứu và hồi cứu.  Trong 3 năm (từ 01/2011‐12/2013) có 64 bệnh  nhân đã được phẫu  thuật  lấy u màng não vùng  lều tiểu não tại khoa ngoại thần kinh thuộc bệnh  viện Chợ Rẫy.  Chẩn đoán hình ảnh học  Trong 64 trường hợp đã được chẩn đoán bằng  hình  ảnh học,  có  51  trường hợp vừa  được  chụp  CTscan vừa được chụp MRI và có 13 trường hợp  chỉ được chụp MRI. Có 3  trường hợp được khảo  sát thêm về mạch máu bằng chụp DSA.  Dựa vào vị trí của u và hướng phát triển của u  ở lều tiểu não (trên lều tiểu não hoặc dưới lều tiểu  não,  hoặc  cả  hai)  trên  hình  ảnh  học  (CTscan,  MRI),  chúng  tôi phân  loại  các nhóm u  theo hệ  thống phân loại của Yasargil (Hình 1).  ‐  Nhóm I: 2 trường hợp  ‐  Nhóm II: 3 trường hợp  ‐  Nhóm III: 12 trường hợp  ‐  Nhóm IV: 10 trường hợp  ‐  Nhóm V: 37 trường hợp     Hình 1: Sơ đồ vị trí u màng não lều tiểu não theo hệ  thống phân loại của Yasargil.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Bệnh Lý Sọ Não     261  Tất cả bệnh nhân được chụp CTscan có  tiêm  thuốc cản quang hoặc MRI  sau mổ để đánh giá  mức độ  lấy triệt để u và đánh giá tình trạng não  sau phẫu thuật lấy u.  Về lâm sàng, chúng tôi đánh giá kết quả phẫu  thuật  theo  thang  điểm  Karnofsky  và  dựa  vào  phân  nhóm:  tốt,  vừa  và  xấu  của  các  tác  giả  M.Alaywan(1),  Hischam  Bassiouni(4)  và  thang  điểm GOS  theo  tác giả Ph.Bret(5) để đánh giá kết  quả phẫu thuật tại thời điểm bệnh nhân xuất viện  (bảng 1).  Bảng 1: Xếp loại kết quả tốt, vừa và xấu theo thang  điểm Karnofsky  Điểm Karnofsky Tình trạng bệnh nhân 90-100 điểm (nhóm tốt) Làm việc bình thường, không có hoặc có những triệu chứng nhẹ không đáng kể. 60-80 điểm (nhóm vừa) Tự lo trong sinh hoạt, còn vài triệu chứng. 0-50 điểm ( nhóm xấu) Gồm bệnh tử vong, hấp hối, tàn phế nặng hoặc cần phải sự trợ giúp thường xuyên trong sinh hoạt. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  Dịch tễ học  Tuổi trung bình của bệnh nhân là 48 ± 1,7; nhỏ  nhất là 25 tuổi và lớn nhất là 76 tuổi. Tỉ lệ nữ gấp 4  lần nam (nữ chiếm 81,3% và nam chiếm 18,7%).  Đặc điểm lâm sàng:  Đa  số  bệnh  nhân  nhập  viện  vì  nhức  đầu  (82,8%), tiếp theo là buồn ói và ói (29,6%), chóng  mặt (25%), rối loạn vận động (18,7%). Lâm sàng,  triệu chứng thường gặp nhất là đau đầu vùng sau  gáy và kéo dài dai dẳng  (95,3%), buồn ói và ói  (57,8%),  chóng mặt  (42,1%). Khám  lâm  sàng  có  biểu hiện tăng áp lực nội sọ (71,8 %), thất điều tiểu  não (67,1%) và rối loạn chức năng dây sọ (20,3%).  Có 2 trường hợp bệnh nhân nhập viện trong tình  trạng giảm  tri giác và có giãn não  thất được đặt  V.P Shunt cấp cứu sau đó mới tiến hành mổ lấy u  ở lần mổ sau.  Kết quả phẫu thuật  Mức  độ phẫu  thuật  lấy u  triệt để được đánh  giá  theo phân  độ  của  Simpson với kết quả như  sau: Phẫu thuật lấy toàn bộ u được thực hiện ở 59  trường  hợp  (chiếm  92,1%),  có  2  trường  hợp  u  thuộc nhóm  I  trên và dưới  lều 2 bên được  lấy u  bên mổ còn phần nhỏ u ở bên kia bị che khuất  bởi  liềm  lều  tiểu não  và  xoang  thẳng  được hẹn  bệnh nhân  trở  lại để  lấy phần u đó, có 2  trường  hợp để lại phần u nhỏ dính vào xoang xích ma.  Kết quả ghi nhận tại thời điểm xuất viện có 51  trường  hợp  tốt  (79,6%),  11  trường  hợp  vừa  (17,3%) và 2 trường hợp xấu (3,2%). Nếu đánh giá  theo thang điểm GOS tại thời điểm ra viện thì có  tỉ lệ là: GOS=5 chiếm 95,2%, GOS=4 chiếm 1,6%,  GOS=2 chiếm 3,2%.  Kết quả qua quá trình theo dõi tới thời điểm  tái khám gần đây nhất (sớm nhất 9 tháng và dài  nhất 33 tháng) sau phẫu thuật ghi nhận được  là:  61  trường  hợp  tốt  (95,3%),  2  trường  hợp  vừa  (3,2%), 1 trường hợp xấu (1,5%).   Biến chứng sau mổ  Chúng  tôi  có  12 biến  chứng  sau mổ  xảy  ra  trên 8 bệnh nhân (Bảng 2).  Bảng 2: Biến chứng sau phẫu thuật  Biến chứng Số BN Ghi chú Máu tụ trong não 3 1 ca mổ lại lấy máu tụ, 2 ca điều trị bảo tồn. Liệt VII ngoại biên 2 1 ca độ II, 1 ca độ III: đều hồi phục. Dãn não thất 3 1 ca dẫn lưu não thất ra ngoài, 2 ca đặt V.P Shunt. Rối loạn ý thức 1 Bệnh nhân hay nói nhảm, có cải thiện dần. Yếu nửa người 1 Là ca được mổ lấy máu tụ. Tụ dịch não tủy vết mổ 2 Dẫn lưu thắt lưng thất bại → Mổ vá màng cứng Viêm màng não 1 Sau khi đặt EVD. Tử vong 1 Tổng số biến chứng 12 xảy ra trên 8 bệnh nhân Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 262 BÀN LUẬN  Về độ tuổi, trong 64 trường hợp nghiên cứu  của chúng tôi thì nhỏ nhất là 25 tuổi và lớn nhất  là 76 tuổi, trung bình là 48 tuổi. So sánh với các  tác giả khác thì độ tuổi trung bình trong nghiên  cứu  cùa  chúng  tôi  trẻ  hơn  so  với  các  tác  giả  Hischam  Bassiouni,  Ph.  Bret  và  M.  Samii(4,3,6)  (Student với p=0,005) (Bảng 3).  Bảng 3: Phân bố theo tuổi  Tác giả Số trường hợp Độ tuổi Tuổi trung bình Hischam Bassiouni 81 18-72 55 Ph. Bret 27 30-77 53 M.Samii 25 28-72 52 BV Chợ Rẫy 64 25-78 48 Về  lâm  sàng,  theo  các  tài  liệu  y  văn  thì  triệu  chứng  lâm  sàng  của bệnh nhân u màng  não lều tiểu não thường gặp nhất là: nhức đầu,  mất  chức  năng  tiểu  não,  rối  loạn  chức  năng  dây sọ và chóng mặt. Sau đây  là kết quả một  số  triệu  chứng  chính  của  chúng  tôi  ghi nhận  được so sánh với các tài liệu y văn (Bảng 4).  Bảng 4: So sánh triệu chứng lâm sàng thường gặp  với tài liệu y văn  Các dấu hiệu và triệu chứng Bệnh viện Chợ Rẫy (n=64) Tài liệu y văn(2,4,5,7) Nhức đầu 95,3% 20-85% Hội chứng tiểu não 67,1% 30-80% Buồn ói, ói 57,8% 15-50% Chóng mặt 42,1% 5-15% Khiếm khuyết dây sọ 20,3% 40-60% Mờ mắt 14,7% 10-15% Rối loạn ý thức 3,6% 5-30% Dấu tháp 0% 5-10% Như vậy, triệu chứng lâm sàng của u màng  não vùng  lều  tiểu não có sự đặc  trưng riêng so  với u màng não  ở vị  trí khác như u màng não  vòm sọ, u màng não cạnh xoang tĩnh mạch dọc  trên và liềm não, u màng não rãnh khứu.  Về việc phân bố vị trí u: Việc xác định vị trí  của u màng não lều tiểu não rất quan trọng vì nó  là cơ sở để chọn đường vào lấy u và quyết định  sự thành công của cuộc mổ.  Chúng tôi lựa chọn cách phân loại dựa theo  sự phân loại của Yasargil(4,5).  Sau đây là bảng so sánh về sự phân bố vị trí  u so với các tác giả khác   Bảng 5: so sánh về sự phân bố vị trí u so với các tác giả khác  Tác giả Nhóm I Nhóm II Nhóm III Nhóm IV Nhóm V Hischam Bassiouni 6(7,5%) 19(23,7%) 12(15%) 2(2,5%) 41(51,3%) Ph. Bret 10(37%) 7(25,9%) 3(11,1%) 3(11,1%) 4(14,9%) BV Chợ Rẫy 2(3,6%) 3(4,6%) 12(18,7%) 10(15,6%) 37(57,8%) Xét về  tỉ  lệ % của  từng vị  trí u  thì số  liệu của  chúng tôi gần với số liệu của Hischam Bassiouni hơn.  Về  kích  thước  của  khối  u  thì  đường  kính  trung bình  của khối u  trong  số  liệu nghiên  cứu  của  chúng  tôi  (5,2cm  x  2,6cm  x  9,7cm)  lớn hơn  nhiều  so với  của  tác giả Ph. Bret  (3cm x  1cm  x  6cm) với p=0,005. Sự khác biệt này có thể do bệnh  nhân ở nước ta đến bệnh viện khám trễ hơn.  Đặc điểm phẫu thuật  Chúng  tôi chọn đường vào  lấy u  tùy  thuộc  vào vị trí của u và hướng phát triển của u ở lều  tiểu não (trên lều tiểu não hoặc dưới lều tiểu não,  hoặc  cả  hai)  trên  hình  ảnh  học  theo  hệ  thống  phân loại của Yasargil (Hình 1).  Chúng tôi đã sử dụng các đường mổ vào lấy  u  là: Đường bên dưới  lều‐trên  tiểu não, đường  giữa dưới  lều‐trên  tiểu não,  đường  chẩm  rãnh  liên  bán  cầu,  đường  dưới  thái  dương  trước  xoang xích ma, đường phối hợp chẩm‐dưới thái  dương (Bảng 6).  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Bệnh Lý Sọ Não     263  Bảng 6: Các đường vào lấy u  Đường vào lấy u Đường bên dưới lều-trên tiểu não Đường giữa dưới lều-trên tiểu não Đường chẩm rãnh liên bán cầu Đường dưới thái dương trước xoang xích ma Đường phối hợp chẩm- dưới thái dương Nhóm I 0 0 2 0 0 Nhóm II 0 0 0 3 0 Nhóm III 10 0 0 0 2 Nhóm IV 2 7 1 0 0 Nhóm V 32 0 0 2 3 Tổng cộng 44 7 3 5 5 Về  đường mổ  và  kỹ  thuật mổ,  chúng  tôi  nghiên  cứu  kỹ  hình  ảnh  học  của  bệnh  nhân  trước mổ  theo  phân  loại  của Yasargil  và  chọn  đường mổ thích hợp cho từng vị trí u nên đã lấy  khá triệt để u (Simpson I và II: 93,4%) và kết quả  phẫu thuật đạt kết quả tốt.  Chúng  tôi  trình bày một số đặc điểm chính  của từng đường mổ mà chúng tôi đã sử dụng:  Đường bên dưới lều‐trên tiểu não  ‐ Đường này  thích hợp nhất vào  lấy u ở mặt  dưới bên của  lều  tiểu não, ngoài  ra cho u  ở mặt  dưới giữa hoặc gần hội lưu xoang của lều tiểu não.  ‐ Chú ý các cấu trúc xoang ngang, xoang xích  ma, xoang thẳng và các dây sọ VII, VIII, V.  ‐ Phá bể  lớn dẫn  lưu dịch não  tủy cho  tiểu  não bớt căng, đỡ vén não. Cắt gốc bám của u ở  nơi nào có thể được, lấy u trong lòng u trước khi  lấy bỏ bao u.  Đường giữa dưới lều‐trên tiểu não  ‐ Đường này thường được sử dụng để lấy u  ở mặt dưới lều tiểu não gần xoang thẳng và hội  lưu xoang.  ‐  Chú  ý  các  cấu  trúc  xoang  ngang,  hội  lưu  xoang, xoang  thẳng và  các  cấu  trúc  cạnh khuyết  lều: pca, sca, dây IV, thân não, tĩnh mạch Labbe(6).  ‐ Phá bể  lớn dẫn  lưu dịch não  tủy cho  tiểu  não  bớt  căng,  đỡ  vén  não,  có  thể  loại  bỏ  tĩnh  mạch cầu để hạ  tiểu não. Cắt gốc bám của u ở  nơi nào có thể được, lấy u trong lòng u trước khi  lấy bỏ bao u.  Đường chẩm rãnh liên bán cầu  ‐ Đường mổ này chúng tôi áp dụng để lấy u  trên hoặc dưới lều vùng khuyết lều sau.  ‐ Mở sọ chẩm giữa, bộc lộ xoang dọc, vùng hội  lưu xoang, xoang ngang 2 bên, mở màng cứng bên  trái,  bao  bọc  xoang  thẳng  và  xoang  ngang  bên  phải, vén thùy chẩm lên và sang bên. Đốt lều tiểu  não và cắt xuyên lều để tới khuyết lều.  ‐ Tránh làm tổn thương dây IV và tĩnh mạch  sâu,  lấy u  trong  lòng rồi gỡ bao u khỏi  tổ chức  xung quanh(6).  Đường dưới thái dương trước xoang xích ma  ‐ Đường mổ này áp dụng để lấy u ở trên lều  tiểu não giữa, bên và khuyết lều. Cho phép kiểm  soát tốt vùng bụng của thân não.  ‐ Mở sọ thấp, nên cắt một phần xương đá để  phẫu  trường  rộng  hơn  đỡ  vén  não,  thấy một  phần xoang ngang và cấu trúc quan trọng là tĩnh  mạch  Labbe,  cắt màng  nhện  xung  quanh  tĩnh  mạch này  sẽ  tách  rời khỏi  thùy  thái dương,  có  thể  cắt một phần dưới  thùy  thái dương,  tránh  vén thùy thái dương sau kéo dài nhất là bán cầu  ưu thế.   Biến chứng  Theo bảng 2, có tất cả 12 biến chứng sau mổ  xảy ra  trên 8 bệnh nhân (12,5%). Trong đó có 3  trường hợp có máu tụ sau mổ: Một trường hợp  có máu tụ hố mổ ít kèm dãn não thất, được dẫn  lưu dịch não tủy ra ngoài và điều trị bảo tồn, sau  đó bệnh nhân tỉnh, xuất viện trong tình trạng tốt.  Có 1 trường hợp mổ lại lấy máu tụ, sau mổ tỉnh  nhưng còn yếu nửa người. Và một  trường hợp  nặng nề nhất là trường hợp mổ u ở khuyết lều,  sau mổ bị máu tụ ngoài màng cứng chẩm và dập  não  xuất  huyết  hố mổ.  Trường  hợp  này  có  lẽ  trong lúc mổ có vén não nhiều và thời gian vén  não kéo dài nên dẫn đến dập não xuất huyết tại  hố mổ. Do  đó,  cần vén não nhẹ nhàng và  thời  gian mỗi lần vén không quá 30 phút.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 264 Một  trường  hợp  biến  chứng  nặng  nề  là  rò  dịch  não  tủy  qua  tai  ở  bệnh  nhân  được mổ  u  thuộc nhóm V có một phần u  lan tới mặt trước  trong của xương đá nên được cắt xương đá khi  mở sọ. Sau phẫu  thuật  lấy u bệnh nhân  tỉnh, 5  ngày  sau  rò dịch  não  tủy  qua  tai  rồi  kéo  theo  biến  chứng  viêm màng  não mủ,  dãn  não  thất  điều  trị  32  ngày  sau mổ,  bệnh  nhân  suy  kiệt  nặng và tử vong tại nhà sau khi xin xuất viện về  7  ngày.  Bệnh  nhân  này  được  đánh  giá  theo  thang điểm Karnofsky  là 0‐20 điểm và xếp  loại  kết quả xấu. Như vậy, biến  chứng viêm màng  não mủ chỉ xảy ra ở 1 trường hợp (1,6 %) nhưng  nó gây di chứng nặng và tử vong. Để tránh biến  chứng này, theo M. Samii và cộng sự thì sau khi  đóng màng cứng, xương đá được phủ bởi miếng  cơ và với keo sinh học (fibrin glue).  Bảng 7: So sánh tỉ lệ biến chứng với các tác giả khác  Tác giả H. Bassiouni Ph. Bret BV Chợ Rẫy Biến chứng (n=16/27) (n=15/81) (n=8/64) Máu tụ 1 0 3 Dãn não thất 3 3 3 Liệt VII ngoại biên 2 2 2 Yếu nửa người 5 3 1 Viêm màng não 1 1 1 Rò dịch não tủy 5 0 0 Tử vong 2 1 1 Đánh giá kết quả phẫu thuật  Tất  cả  bệnh  nhân  được  đánh  giá  kết  quả  theo thang điểm Karnofsky tại thời điểm bệnh  nhân xuất viện và thời điểm theo dõi sau cùng  gần  đây  nhất  và  phân  thành  nhóm:  tốt  (Karnofsky từ 90‐100 điểm), vừa (Karnofsky từ  60‐80 điểm), xấu (Karnofsky từ 0‐50 điểm).  Kết quả ghi nhận tại thời điểm xuất viện là  có  51  trường  hợp  tốt  (71,6%),  11  trường  hợp  vừa  (17,3%) và 2  trường hợp xấu  (3,2%). Nếu  đánh giá theo thang điểm GOS tại thời điểm ra  viện thì có tỉ lệ là: GOS=5 chiếm 95,2%, GOS=4  chiếm  1,6%, GOS=2  chiếm  3,2%. Kết quả qua  quá  trình  theo dõi  tại  thời điểm  tái khám gần  đây  nhất  (sớm  nhất  9  tháng  và  dài  nhất  33  tháng)  sau  phẫu  thuật  ghi  nhận  được  là:  60  trường  hợp  tốt  (93,6%),  2  trường  hợp  vừa  (3,2%) và 2 trường hợp xấu (3,2%).  Do tác giả Hischam Bassiouni(4) đánh giá theo  thang điểm Karnofsky nên chúng tôi so sánh với  tác  giả  này  thì  tỉ  lệ  tốt,  vừa,  xấu  của  chúng  tôi  tương đương như tác giả này. Còn so với tác giả  Ph. Bret (đánh giá theo thang điểm GOS)(5) thì kết  quả tốt của chúng tôi cao hơn.  KẾT LUẬN  Việc nghiên cứu kỹ về chẩn đoán hình  ảnh  học của bệnh nhân để chọn  lựa đường mổ vào  lấy u thích hợp nhất sẽ góp phần giảm tỉ lệ bệnh  tật và tử vong trong điều trị phẫu thuật u màng  não vùng lều tiểu não. Vi phẫu thuật trong điều  trị u màng não vùng lều tiểu não đạt kết quả tốt  (93,6%) với Karnofsky 90‐100 điểm, tử vong thấp  (1,6%). Như  vậy,  có  thể  điều  trị  khỏi  bệnh  u  màng não vùng lều tiểu não bằng phẫu thuật.   TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Alaywan  M,  Sinsou  M  (1993).  Prognostic  factors  in  the  surgery for intracranial meningioma. Role of the tumoral size  and  arterial  vascularization  originating  from  the  pia mater.  Study of 150 cases. Neurochirugie. 39(6): 337‐347.  2. Al‐Mefty  O  (1998).  Operateive  technique  for  Tentorial  Meningiomas, Operative atlas of meningiomas, pp. 317‐318.  3. Al‐Mefty  O  (1991),  Meningiomas,  edited  by  O.  Al‐Mefty.  Raven Press, Ltd., New York ©.  4. Bassiouni  H,  Hunold  A,  Asgari  S,  Stolke  Dal  (2004).  Tentorial  Meningiomas:  Clinical  Results  in  81  Patients  Treated Microsurgically. Neurosurgery. 55(1):108‐116.  5. Bret  P,  Guyotat  J,  Madarassy  G,  Ricci  AC,  Signorelli  F  (2000).  Tentorial Meningiomas:  Report  on  Twenty‐Seven  Cases. Acta Nerochir. 142(5): 513‐526.  6. Samii M, Carvalho GA, Tatagiba M, Matthies C, Vorkapic  P  (1996).  Meningiomas  of  the  tentorial  notch:  Surgical  anatomy and management, J. Neurosurg. 84(3): 375‐381.  7. Schaller C, Meyer B, Jung A, Erkwoh A, Schramm J (2002).  Results  for microsurgical removal of  tentorial meningiomas.  Zentralbl Nerochir. 63(2): 59‐64.  8. Simpson D (1957). The recurrence of intracranial meningioms  after  surgical  treatment.  J  Neurol  Neurosurge  Psychiatry.  20(1):.22‐29.  9. Yasargil  MG  (1996).  Meningiomas:  Microneurosurgery.  In  Yasargil: Microneurosurgery of CNS tumors. Stuttgart Georg.  Thieme. 4B: 134–65.  Ngày nhận bài báo:       21/10/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   2/11/2014  Ngày bài báo được đăng:    5/12/2014  

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdieu_tri_phau_thuat_u_mang_nao_leu_tieu_nao.pdf
Tài liệu liên quan