Lựachọnđườngvàophẫuthuật
Theo nghiên cứu của chúng tôi, các đường
vào phẫu thuật của 103 bệnh nhân u sọ hầu là
đường dưới trán 1 hoặc 2 bên, đường vào qua
rãnh liên bán cầu, đường vào qua thóp bên trước
(pterional), đường qua xoang bướm, đường
dưới thái dương và đường trán ổ mắt cung
Zygoma. Việc lựa chọn đường vào này tuỳ thuộc
vào vị trí u, kích thước u, mức độ lan rộng cũng
như đặc điểm cấu trúc của u (nang dịch và nhân
đặc hay phần hoá vôi). Với các u trong và trên
yên, chúng tôi chủ yếu lựa chọn đường vào dưới
trán (1 hoặc 2 bên) hoặc đường vào thóp bên
trước pterional. Trường hợp khu trú trong hố
yên và làm dãn rộng hố yên, chúng tôi chọn
đường vào qua xoang bướm là thích hợp nhất.
Phần lớn các trường hợp trong nghiên cứu là u
lớn, đã lan rộng từ vùng trên yên đến não thất
ba, thậm chí đến não thất bên, do đó chúng tôi
chọn đường dưới trán 2 bên xuyên qua mảnh
tận (lamina terminalis) để lấy u vùng trên yên và
trong não thất ba. Đối với u phát triển lớn sang
bên trán hay thái dương thì đường vào trán thái
dương ổ mắt cung zygoma được lựa chọn.
Việc lựa chọn đường mổ của chúng tôi còn
phụ thuộc vào yếu tố quan trọng nữa là kinh
nghiệm của phẫu thuật viên. Tuỳ vào sự thuận
lợi của phẫu thuật viên mà có thể thay đổi đôi
chút như từ đường dưới trán 1 bên thành đường
dưới trán thái dương 1 bên.
Biếnchứngphẫuthuật
Nhờ có sự hỗ trợ của các phương tiện chẩn
đoán trước mổ (MRI) và vi phẫu thuật giúp cải
thiện kết quả phẫu thuật của chúng tôi trong vài
năm gần đây. Tất cả các trường hợp u sọ hầu
đều được các phẫu thuật viên có kinh nghiệm
lâu năm thực hiện. Song song đó là việc theo dõi,
chăm sóc và hồi sức sau mổ tốt hơn nên cũng cải
thiện được tỷ lệ tử vong. Tỷ lệ tử vong trong lô
nghiên cứu của chúng tôi là 2,9% (3/103 ca trong
2.5 năm): Một ca u lớn vùng trên yên lan vào não
thất ba và bên kèm xuất huyết trong u, sau mổ
có xuất huyết tái phát vào não thất gây dãn não
thất cấp tính và tử vong. Trường hợp thứ 2 là trẻ
em 6 tuổi có ứ đọng CO2 kéo dài trong quá trình
gây mê, tuy phẫu thuật lấy u thuận lợi nhưng rối
loạn tim mạch sau mổ không thể kiểm soát bằng
thuốc nên tử vong trong 24 giờ đầu. Ca còn lại
cũng là 1 bé gái 10 tuổi hôn mê sâu, sốt cao, tụt
huyết áp và tử vong 1 tuần sau mổ xuất huyết
tái phát kèm phù não nặng sau mổ. Nguyên
nhân tử vong được cho là do tổn thương vùng
hạ đồi.
Các biến chứng thường gặp sau mổ như dò
DNT ra mũi, máu tụ hố mổ, dãn não thất sau mổ
hầu như được can thiệp kịp thời và cứu sống
được bệnh nhân.
Rối loạn sau mổ đặc thù của u vùng trên yên
là đái nhạt cũng chiếm 63,1% trong đó rối loạn
tạm thời là 46,7% và đánh giá rối loạn vĩnh viễn
là 16.5%, những trường hợp này thường có chỉ
định sử dụng demopressine lâu dài.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 170 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều trị phẫu thuật u sọ hầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Bệnh Lý Sọ Não 235
ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT U SỌ HẦU
Phan Trung Đông*, Nguyễn Phong*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật u sọ hầu tại khoa ngoại thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 103 trường hợp u sọ hầu đã được phẫu thuật từ 1/2012 đến 6/2014 tại
khoa ngoại thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy. Khảo sát triệu chứng lâm sàng, hình ảnh học trước và sau phẫu thuật,
đường vào phẫu thuật, kết quả phẫu thuật và các biến chứng. Đánh giá kết quả phẫu thuật dựa trên thang điểm
GOS cùng với sự cải thiện của các triệu chứng lâm sàng và mức độ lấy u.
Kết quả: Gồm 44 nam và 59 nữ, tuổi từ 6 tháng đến 68 tuổi. U có kích thước < 3cm chiếm 66%, từ 3‐6 cm
chiếm 32%, 2 trường hợp u lớn hơn 6 cm. Đa số u nằm vùng trên yên (68%), Vùng não thất III 25,2%, lan lên
vùng não thất bên 4.9%. Phẫu thuật lấy toàn bộ u 28,2%, lấy gần toàn bộ u 69.8%, lấy bán phần u 1% và sinh
thiết u 1%. Đường vào phẫu thuật gồm đường dưới trán 2 bên chiếm 58,3%, với mức độ lấy toàn bộ u là 43,3%.
Đường vào thóp trước bên (pterional) chiếm 22,3% với mức độ lấy toàn bộ u là 8,7% và các đường vào khác như
dưới trán một bên 1.9%, qua rãnh liên bán cầu 6,8%, qua xoang bướm 8,7%, dưới thái dương 1% và trán thái
dương ổ mắt cung gò má 1%. Biến chứng phẫu thuật chung là 14,6%: máu tụ hố mổ (10,7%) và phù não nặng
(9,7%), dãn não thất (5,8%), viêm màng não (3.9%), dò dịch não tuỷ (3,9%). Đái nhạt sau mổ chiếm 63,1%. Kết
quả tốt chiếm 87,4%, khá 9,7%, tử vong 2,9%
Kết luận: Phẫu thuật u sọ hầu trong nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ lấy phần lớn u và toàn bộ u chiếm đa
số (98,1%) với mức độ bảo tồn cuống tuyến yên là 73,8%. Đái nhạt sau mổ 63,1%. Tỷ lệ biến chứng sau mổ là
14,6%. Tỷ lệ tử vong là 2,9%.
Từ khoá: U sọ hầu, đái nhạt.
ABSTRACT
SURGICAL TREATMENT OF CRANIOPHARYNGIOMAS
Phan Trung Dong, Nguyen Phong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 235 – 240
Objective: We describe our surgical techniques for resection of craniopharyngiomas tumors in
Neurosurgery department of Chợ Rẫy hospital.
Methods: A retrospective analysis was performed of 103 surgically treated patients with
craniopharyngiomas tumors (anapathology) between 1/2012 and 6/2014; patients’ files, imaging studies,
operative notes, complications and outcome were used for the analysis.
Results: The female‐to‐male ratio was 1.3:1. Great part of tumors were under 3cm in diameter (66%),
beween 3 to 6cm were 32%. A giant tumor cas was over 10cm. The craniopharyngiomas classification modifined
of Sammii showed 68% series grade II (in the cistern ± intrasella). Grade III (inside of the third ventricle) was
25.2% and grade IV (septum pellucidum or lateral ventricle) was 4.9%. Inside sella (grade I) was 1.9%.
Hydrocephalus were found 36.9%. The subfrontals approach was most frequently used in our series (58.3%). The
pterional approach (22.3%), Transsphenoidal approach (8.7%), bifrontal interhemispheric approach (6.8%) and
some others way were also used to remove subtotal to total resection of tumor (98.1%) with pituirary stalk
preserve were 73.8%. The surgical complications rate was 14.6% (mortality rate was 2.9%). The common
* Khoa Ngoại Thần Kinh Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Phong; ĐT: 0903 744 085; Email: drnguyenphong@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 236
complications of these were hematoma (10.7%), brain edema (9.7%), hydrocephalus (5.8%), meningitis (3.9%),
CSF rhinorrhea (3.9%). The post‐op diabetes insipidus were 63.1% (mean urine was 4.7± 2.04 litre/24 hours).
Conclusion: In our study, the most of cases were subtotal to total tumor resection (98.1%) with 73.8% of
cases which the pituitary stalk is available (the post‐op diabete insipidus were 63.1%). The general post‐op
complications rate were 14.6%, the morbility rate were 2.9%
Keywords: craniopharyngiomas, diabetes insipidus
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển hiện nay của các
phương tiện hỗ trợ như chẩn đoán hình ảnh, giải
phẫu vi phẫu(3,6,4,9,11), hocmon thay thế(6,4,11) và xạ
phẫu(6,10) đã giúp việc điều trị u sọ hầu có nhiều
bước tiến đáng kể trong thời gian qua. Tại Bệnh
viện Chợ Rẫy hiện nay với sự trang bị tương đối
hiện đại, toàn diện trên các lĩnh vực Hình ảnh
học‐ xạ phẫu, chuyên khoa nội tiết thì việc
điều trị phẫu thuật u sọ hầu ngoài mục tiêu hàng
đầu là lấy toàn bộ u thì vấn đề còn được đặt ra là
kết quả sau phẫu thuật và chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân. Nghiên cứu này của chúng tôi
nhằm đánh giá phương pháp phẫu thuật và kết
quả ngắn hạn trong điều trị u này tại bệnh viện
Chợ Rẫy trong thời gian qua.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu hồi cứu trên 103 ca u sọ hầu
(theo giải phẫu bệnh là u sọ hầu và nang Raths)
đã điều trị phẫu thuật tại khoa Ngoại Thần Kinh
bệnh viện Chợ Rẫy trong khoảng thời gian từ
tháng 1/2012 đến hết tháng 6/2014. Tất cả các
bệnh nhân trên đều được ghi nhận về độ tuổi,
giới tính, đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học
(MRI/CTscan). Đặc điểm quá trình phẫu thuật,
mức độ lấy u theo quan sát trong lúc mổ, tình
trạng cuống tuyến yên cũng như các tai biến
phẫu thuật. Đánh giá tình trạng bệnh nhân xuất
viện dựa trên thang điểm GOS và tình trạng đái
nhạt sau mổ. Kết quả bệnh lý được trả lời bằng
kết quả giải phẫu bệnh của bệnh viện Chợ Rẫy.
KẾT QUẢ
Độ tuổi và giới tính
Gồm 44 nam và 59 nữ, tỷ lệ Nam:Nữ là 1:1,3
Từ 6 tháng đến 68 tuổi. Trung bình 28.1±17.9
tuổi, tập trung từ 20‐40 tuổi chiếm 33%.
Triệu chứng lâm sàng u sọ hầu
Triệu chứng khởi phát và các biểu hiện lâm
sàng đặc trưng của u sọ hầu được thống kê theo
bảng dưới đây:
Bảng 1: Triệu chứng khởi phát và biểu hiện lâm sàng
của u sọ hầu
Triệu chứng khởi phát Biểu hiện lâm sang
Đau đầu 80 77,7% Hội chứng tăng áp
lực nội sọ
19 18,4%
Mờ mắt 72 69,6% Đái nhiều (3 ± 1,15
lít/ngày)
7 6,8%
1 mắt 31 30,1% Sụp mi 1 1,0%
2 mắt 41 39,8% Liệt vận nhãn 1 1,0%
Nôn 16 15,5% Giảm thị lực 79 76,7%
Mất kinh 3 2,9% 1 bên 30 29,1%
Lơ mơ 2 1,9% 2 bên 49 47,6%
Chóng mặt 2 1,9% Mù hoàn toàn 2
mắt
4 3,9%
yếu chi 2 1,9% Bán manh thái
dương
53 51,5%
Động kinh 2 1,9% 1 mắt 22 21,4%
Loang choạng 2 1,9% 2 mắt 31 30,1%
Rối loạn tâm
thần
1 1,0% Suy chức năng yên 57 55,3%
Ù tai 1 1,0% Suy yên toàn bộ 7 6,8%
Suy yên 1 phần** 50 48,5%
Kèm tăng Prolactin 6 5,8%
** Hầu hết các trường hợp là giảm FSH, LH hoặc/và kèm
giảm cortisol máu, suy giáp và 1 số ít có giảm ACTH. 1
trường hợp giảm GH có triệu chứng không phát triển cơ
thể và cơ quan sinh dục ngoài, vô kinh nguyên phát.
Hình ảnh học u sọ hầu
Khảo sát hình thái u dựa trên CT và MRI:
Đặc điểm, vị trí, kích thước, liên quan với cấu
trúc thần kinh mạch máu xung quanh.
Khảo sát vị trí của khối u, chúng tôi đánh giá
mức độ phát triển của u dựa trên phân độ của
Sammii(7,9).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Bệnh Lý Sọ Não 237
Bảng 2: Phân độ u sọ hầu theo Sammii (1991) (7,9)
Phân độ (sammii) N=102 n %
Độ I Trong hố yên 2 1,9%
Dưới hoành yên
Độ II Vùng trên yên 70 68,0%
Độ III Dưới ½ não thất III
26 25,2% Độ IV Trên ½ não thất III
Độ V Não thất bên 5 4,9%
Hình 1: (Hình ảnh học MRI sọ não tín hiệu T1W có
thuốc đối quang từ ở 3 bình diện chuẩn)
Bệnh nhân Nguyễn Trọng P. (nam) 2004,
nhập viện Chợ Rẫy 2014 vì đau đầu và mờ 2
mắt (mắt trái 7/10 và mắt phải 9/10), có thu
hẹp thị trường góc mũi trái. Suy yên 1 phần
(LH‐FSH giảm, cortisol máu giảm nặng.
Hocmon giáp bình thường), chẩn đoán U sọ
hầu (độ IV theo Sammii(6,9)). Bệnh nhân được
phẫu thuật lấy u toàn bộ qua đường dưới trán
2 bên, không bảo tồn được cuống tuyến yên.
Đái nhạt sau mổ và dùng hocmon thay thế
vĩnh viễn.
Kích thước khối u được đo theo đường
kính lớn nhất và xếp vào 3 nhóm kích thước là
dưới 3cm (u thường nằm trọn trong vùng trên
yên), từ 3‐6cm (u có xu hướng vào đến não
thất ba‐ não thất bên) và trên 6cm thường là
những u khổng lồ, xâm lấn rộng ra sau hoặc
sang bên. Một trường hợp u lớn với đường
kính >10 cm.
Bảng 3: Kích thước u chia theo đường kính lớn nhất
Kích thước u n Tỷ lệ %
Dưới 3 cm 68 66,0
3-6cm 33 32,0
Trên 6 cm 2 1,9
Sự lan rộng của khối u vào hố thái dương có
2 trường hợp chiếm 1,9%, hố sau 3 trường hợp
2,9%, xâm lấn vào xoang hang 1 trường hợp.
Hình 2: (Hình ảnh học MRI sọ não tín hiệu T1W có
thuốc tương phản trước mổ và CT scan sọ não kiểm
tra sau mổ):
Bé gái Nguyễn Phương V. 6 tuổi (2007) nhập
viện Chợ Rẫy năm 2013 vì đau đầu và mờ 2 mắt
(mắt Trái sang tối (‐) và mắt phải bóng bàn tay
20cm) khoảng 1 năm. Thường xuyên nôn, đi
đứng loạng choạng, yếu chi. Được phẫu thuật
lấy gần toàn bộ u qua đường dưới trán 2 bên kết
hợp đường qua rãnh liên bán cầu, bảo tồn cuống
yên (2013).
Phẫu thuật u sọ hầu
Việc lựa chọn đường mổ thích hợp dựa vào
vị trí và sự lan rộng của u. Đường mổ qua xoang
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 238
bướm được thực hiện đối với u nằm trong hố
yên. Khi u phát triển lên trên yên và não thất III
thì có thể chọn đường dưới trán 2 bên hay
đường qua thóp bên trước (pterional)(8,6,4,9). Một
trường hợp u lan rộng vào hố thái dương và hố
sau nên chúng tôi chọn đường mổ qua trán ‐ thái
dương ‐ ổ mắt – cung Zygoma (Orbital‐
Zygomatic Approach)(6,4,9).
Bảng 4: Đường vào phẫu thuật và mức độ lấy u
Đường vào phẫu thuật và mức độ lấy u (N = 103)
Gần toàn
bộ u
Toàn bộ
u n
Tỷ lệ
%
Đường dưới trán 1 bên 2 0 2 1,9
Đường dưới trán 2 bên 34 25 60 58,3
Rãnh liên bán cầu 7 0 7 6,8
Pterional 19 2 23 22,3
Qua xoang bướm 9 0 9 8,7
Đường dưới thái dương 0 1 1 1,0
Trán - thái dương - ổ mắt –
cung Zygoma
1 0 1 1,0
Đường vào phẫu thuật được sử dụng nhiều
nhất là đường dưới trán 2 bên (58,3%) với mức
độ lấy toàn bộ u là 43,3%, khả năng bảo tồn được
cuống yên là 58,3% và đường vào thóp trước bên
(pterional) (22,3%) với mức độ lấy toàn bộ u là
8,7%, khả năng bảo tồn cuống yên là 100%.
Mức độ lấy u
Lấy toàn bộ u chiếm 28,2% và lấy phần lớn u
chiếm 69,9% với mức độ bảo tồn cuống tuyến
yên là 73,8%. (76/103 trường hợp).
Giải phẫu bệnh học u sọ hầu(1,5)
Thể hỗn hợp (Mixed) đa số là 47,6%,
Adamantinomatous 35,9% và papillary 13,6%.
Bên cạnh đó, nang Raths cũng chiếm 2,9%.
Tai biến và biến chứng phẫu thuật(3,6,4,9,11,7)
Tổn thương dây khứu (CNI) có 2 ca (1,9%): 1
ca bị 1 bên và 1 ca bị cả 2 bên.
Viêm màng não sau mổ 4 ca (3,9%): 1 ca dò
DNT ra mũi, 2 ca có EVD sau mổ, 1ca sau mổ
mở sọ giải ép.
Dò DNT qua mũi 4 ca (3,9%): tất cả đều đi
đường qua xoang bướm: 2 ca (1,9%) tự bít dò mà
không cần phẫu thuật hay dẫn lưu thắt lưng, 1
ca chỉ cần dẫn lưu thắt lưng và 1 ca phải phẫu
thuật bít dò + dẫn lưu thắt lưng.
Máu tụ hố mổ 11 ca (10,7%) trong đó cần mổ
lấy máu tụ + giải ép là 6 ca (5,8%)
Phù não nặng sau mổ có 10 trường hợp
(9,7%), 2 trường hợp phải mở sọ giải ép, 1 trong
2 ca này phải tiếp tục đặt VP shunt để giải quyết
tình trạng dãn não thất. 1 ca đặt EVD do kèm
theo viêm màng não + dãn não thất sau mổ.
Dãn não thất sau mổ 6 ca (5,8%): 4 ca giải
quyết bằng VP shunt và 2 ca chỉ đặt EVD.
Đái nhạt sau mổ có 48 ca đa niệu tạm thời
(46,6%) và vĩnh viễn là 17 ca (16,5%). (Lượng
nước tiểu trung bình là 4,7± 2,04 lít/24 giờ).
Trong 7 ca đái nhạt trước mổ thì có 2 trường
hợp cải thiện và phục hồi sau mổ. 4 trường hợp
còn lại trở thành đa niệu vĩnh viễn, 1 trường hợp
tử vong trong 24 giờ đầu sau mổ nên không thể
đánh giá được biến chứng này.
Tử vong sau mổ có 3 ca (2,9%): 1 ca trẻ em 6
tuổi có ứ đọng CO2 kéo dài trong quá trình gây
mê, tuy phẫu thuật lấy u thuận lợi nhưng rối
loạn nhịp tim sau mổ không thể kiểm soát bằng
thuốc nên tử vong ngay trong 24 giờ đầu. 1 ca có
xuất huyết não thất nặng sau mổ 8 giờ, tri giác
giảm nhanh và không phục hồi sau khi đặt EVD.
Ca thứ 3 là trường hợp bé gái 10 tuổi có xuất
huyết tái phát kèm phù não nặng nên được phẫu
thuật lấy máu tụ và phần u còn lại. Sau phẫu
thuật bé hôn mê sâu, sốt cao, tụt huyết áp và tử
vong 1 tuần sau đó.
Bảng 5: Tai biến và biến chứng phẫu thuật u sọ hầu
Tai biến – biến chứng n Tỷ lệ %
Đái nhạt 65 63,1%
Máu tụ hố mổ 11 10,7%
Phù não nặng sau mổ 10 9,7%
Dãn não thất 6 5,8%
Viêm màng não 4 3,9%
Dò DNT ra mũi 4 3,9%
Tử vong 3 2,9%
Tổn thương dây sọ I 2 1,9%
Đái nhạt là biến chứng thường gặp nhất
trong phẫu thuật u sọ hầu. Đây là một biến
chứng sớm, xuất hiện ngay trong những giờ đầu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Bệnh Lý Sọ Não 239
sau mổ và có thể gây tử vong do rối loạn thăng
bằng nước và điện giải, tuy nhiên lại là biến
chứng có thể kiểm soát tốt. Tỷ lệ máu tụ hố mổ
và phù não sau mổ còn cao. (10,7% và 9,7%).
Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây
tử vong hàng đầu trong phẫu thuật não. Tỷ lệ
biến chứng chung sau mổ là 14,6%
BÀN LUẬN
Lựa chọn đường vào phẫu thuật
Theo nghiên cứu của chúng tôi, các đường
vào phẫu thuật của 103 bệnh nhân u sọ hầu là
đường dưới trán 1 hoặc 2 bên, đường vào qua
rãnh liên bán cầu, đường vào qua thóp bên trước
(pterional), đường qua xoang bướm, đường
dưới thái dương và đường trán ổ mắt cung
Zygoma. Việc lựa chọn đường vào này tuỳ thuộc
vào vị trí u, kích thước u, mức độ lan rộng cũng
như đặc điểm cấu trúc của u (nang dịch và nhân
đặc hay phần hoá vôi). Với các u trong và trên
yên, chúng tôi chủ yếu lựa chọn đường vào dưới
trán (1 hoặc 2 bên) hoặc đường vào thóp bên
trước pterional. Trường hợp khu trú trong hố
yên và làm dãn rộng hố yên, chúng tôi chọn
đường vào qua xoang bướm là thích hợp nhất.
Phần lớn các trường hợp trong nghiên cứu là u
lớn, đã lan rộng từ vùng trên yên đến não thất
ba, thậm chí đến não thất bên, do đó chúng tôi
chọn đường dưới trán 2 bên xuyên qua mảnh
tận (lamina terminalis) để lấy u vùng trên yên và
trong não thất ba. Đối với u phát triển lớn sang
bên trán hay thái dương thì đường vào trán thái
dương ổ mắt cung zygoma được lựa chọn.
Việc lựa chọn đường mổ của chúng tôi còn
phụ thuộc vào yếu tố quan trọng nữa là kinh
nghiệm của phẫu thuật viên. Tuỳ vào sự thuận
lợi của phẫu thuật viên mà có thể thay đổi đôi
chút như từ đường dưới trán 1 bên thành đường
dưới trán thái dương 1 bên.
Biến chứng phẫu thuật
Nhờ có sự hỗ trợ của các phương tiện chẩn
đoán trước mổ (MRI) và vi phẫu thuật giúp cải
thiện kết quả phẫu thuật của chúng tôi trong vài
năm gần đây. Tất cả các trường hợp u sọ hầu
đều được các phẫu thuật viên có kinh nghiệm
lâu năm thực hiện. Song song đó là việc theo dõi,
chăm sóc và hồi sức sau mổ tốt hơn nên cũng cải
thiện được tỷ lệ tử vong. Tỷ lệ tử vong trong lô
nghiên cứu của chúng tôi là 2,9% (3/103 ca trong
2.5 năm): Một ca u lớn vùng trên yên lan vào não
thất ba và bên kèm xuất huyết trong u, sau mổ
có xuất huyết tái phát vào não thất gây dãn não
thất cấp tính và tử vong. Trường hợp thứ 2 là trẻ
em 6 tuổi có ứ đọng CO2 kéo dài trong quá trình
gây mê, tuy phẫu thuật lấy u thuận lợi nhưng rối
loạn tim mạch sau mổ không thể kiểm soát bằng
thuốc nên tử vong trong 24 giờ đầu. Ca còn lại
cũng là 1 bé gái 10 tuổi hôn mê sâu, sốt cao, tụt
huyết áp và tử vong 1 tuần sau mổ xuất huyết
tái phát kèm phù não nặng sau mổ. Nguyên
nhân tử vong được cho là do tổn thương vùng
hạ đồi.
Các biến chứng thường gặp sau mổ như dò
DNT ra mũi, máu tụ hố mổ, dãn não thất sau mổ
hầu như được can thiệp kịp thời và cứu sống
được bệnh nhân.
Rối loạn sau mổ đặc thù của u vùng trên yên
là đái nhạt cũng chiếm 63,1% trong đó rối loạn
tạm thời là 46,7% và đánh giá rối loạn vĩnh viễn
là 16.5%, những trường hợp này thường có chỉ
định sử dụng demopressine lâu dài.
Kết quả phẫu thuật
Phần lớn các bệnh nhân được phẫu thuật lấy
toàn bộ u và gần toàn bộ u (thường để lại phần
nhỏ bao u dính vào cuống yên, vùng hạ đồi hoặc
vào các động mạch não). Chỉ 1 trường hợp sinh
thiết (u chảy máu nhiều khó cầm do xâm lấn vào
xoang hang) và lấy bán phần u do phù não trong
mổ kéo dài (ứ CO2 không cải thiện) khiến phẫu
trường bị hạn chế. Không có sự khác biệt về mức
độ lấy u giữa các đường vào phẫu thuật (p>0,05).
Phẫu thuật lấy phần lớn đến toàn bộ u
song vẫn bảo tồn được cuống tuyến yên
(73,8%). Khả năng bảo tồn cuống yên trong
trường hợp lấy phần lớn u (88%) cao hơn so
với lấy toàn bộ u (38%) (p<0,001). Các trường
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 240
hợp không bảo tồn được cuống yên thì 59,3%
có kích thước u dưới 3cm và 37% có kích thước
3‐6cm. 1 ca (0,7%) lớn hơn 6cm. Không tìm
thấy sự khác biệt về khả năng bảo tồn cuống
yên giữa các nhóm kích thước u (p>0,05). Trên
thực tế phẫu thuật, u phát triển lớn thường
làm cuống yên bị dãn mỏng nên việc bảo tồn
thường khó khăn. Trong trường hợp không
bảo tồn được cuống yên, bệnh nhân phải dung
liệu pháp niệu tiết lâu dài dưới sự hỗ trợ và
theo dõi của các bác sĩ chuyên khoa nội tiết.
KẾT LUẬN
Phẫu thuật u sọ hầu hiện nay vẫn còn nhiều
thách thức. Lựa chọn tốt nhất là lấy toàn bộ u với
các tổn thương cấu trúc mạch máu thần kinh và
cuống yên tối thiểu. Phẫu thuật u sọ hầu trong lô
nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ lấy u phần lớn
u và toàn bộ u chiếm đa số (98,1%) với mức độ
bảo tồn cuống tuyến yên là 73,8%. Đái nhạt sau
mổ 63,1%, được đánh giá tạm thời là 46,6% và
16,5% vĩnh viễn (cùng với việc sử dụng học môn
thay thế). Tỷ lệ biến chứng chung sau mổ là
14,6%. Tỷ lệ tử vong trong 2,5 năm là 2,9%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adamson TE, Wiestler OD, Kleihues P, Yaşargil MG (1990).
Correlation of clinical and pathological features in surgically
treated craniopharyngiomas. J Neurosurg 73:12‐17.
2. Baskin DS, Wilson CB (1986). Surgical management of
craniopharyngiomas. A review of 74 cases. J Neurosurg 65:22‐
27.
3. Fahlbusch R, Honegger J, Buchfelder M (1996). Clinical
features and management of craniopharyngiomas in adults,
in Tindall GT, Cooper PR, Barrow DL (eds): The Practice of
Neurosurgery. Baltimore: Williams & Wilkins, pp 1159‐1173.
4. Fahlbusch R, Honegger J, Paulus W, Huk W, and Buchfelder
M (1997). Surgical treatment of craniopharyngiomas. Part I.
Experience with 168 patients. Neurosurg Focus 3 (6): Article 2.
5. Harrison MJ, Morgello S, Post KD (1994). Epithelial cystic
lesions of the sellar and parasellar region: a continuum of
ectodermal derivatives? J Neurosurg 80:1018‐1025.
6. Komotar RJ, Roguski M, Bruce JN (2009). Surgical
management of craniopharyngiomas. J Neurooncol 92:283–296.
7. Konovalov AN (1993). Craniopharyngioma: complications
and their avoidance, in Apuzzo MLJ (ed): Brain Surgery:
Complication Avoidance and Management. New York:
Churchill Livingstone, Vol 1, pp 362‐368.
8. Maira G, Anile C, Rossi GF, et al (1995). Surgical treatment of
craniopharyngiomas: an evaluation of the transsphenoidal
and pterional approaches. Neurosurgery 36:715‐724.
9. Samii M, Bini W (1991). Surgical treatment of
craniopharyngiomas. Zentralbl Neurochir 52:17‐23.
10. Wisoff JH (1994). Surgical management of recurrent
craniopharyngiomas. Pediatric Neurosurg 21 (Suppl 1):108‐113.
11. Yasargil MG, Curcic M, Kis M, Siegenthaler G, Teddy PJ,
Roth P (1990): Total removal of craniopharyngiomas.
Approaches and long‐term results in 144 patients. J Neurosurg
73‐311.
Ngày nhận bài báo: 21/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 02/11/2014
Ngày bài báo được đăng: 5/12/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dieu_tri_phau_thuat_u_so_hau.pdf