Các trị liệu sinh học cho ứng dụng bệnh
VCSDK
Các nghiên cứu về điều trị sinh học trong
VCSDK thường được bắt nguồn từ kết quả của
các trị liệu này cho bệnh Viêm khớp dạng thấp
(VKDT). Tuy nhiên không phải trị liệu sinh học
nào cho VKDT cũng có kết quả cho VCSDK. Các
nghiên cứu đã cho thấy các thuốc ức chế TNF–
alpha có hiệu quả trên tất cả các thể của VCSDK
(thể cột sống, thể khớp ngoại biên và thể viêm
điểm bám gân) vì thuốc đã tác động ức chế vai
trò gây viêm và hủy hoại khớp của yếu tố hoại tử
u nhóm alpha (TNFα)(3) nên:
- Ức chế sản xuất các cytokine tiền viêm và
các chất hóa học trung gian gây tình trạng viêm
của các Đại thực bào
- Ức chế việc sản xuất các phân tử kết dính
của các tế bào nội mạc
- Giảm tổng hợp các men tiêu protein cơ bản
(Metalloprotein) của các tế bào hoạt dịch
- Ngăn chặn tác động lên các tế bào hủy
xương, giữ cân bằng giữa hủy xương và tạo
xương, ngăn cản các tổn thương phá hủy xương
Thuốc cần được sử dụng sớm, ngay khi có
tiên lượng nặng, để tránh các tổn thương hủy
hoại tới cấu trúc và chức năng của khớp.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều trị sinh học bằng thuốc ức chế TNF - Alpha, nhân một trường hợp viêm cột sống dính khớp nặng, kháng trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 137
ĐIỀU TRỊ SINH HỌC BẰNG THUỐC ỨC CHẾ TNF - ALPHA,
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP NẶNG,
KHÁNG TRỊ
Lê Anh Thư*
TÓM TẮT
Viêm cột sống dính khớp (VCSDK) là một bệnh lý quan trọng nhất trong nhóm bệnh lý cột sống huyết thanh
âm tính (bao gồm: viêm cột sống dính khớp, viêm khớp phản ứng, hội chứng reiter, viêm khớp vảy nến, bệnh lý
cột sống ở bệnh nhân viêm ruột, và các viêm cột sống không xác định khác). Đây là một dạng viêm khớp mạn
tính, diễn biến âm thầm, rất khó chẩn đoán lúc mới mắc nhưng có thể tiến triển gây tàn phế nặng nề do quá trình
viêm kéo dài làm calci hóa hệ thống dây chằng quanh cột sống và khớp, hình thành các cầu xương gây dính các
thân đốt sống và các khớp. Bệnh thường mắc ở tuổi trẻ và kéo dài suốt cuộc đời, gây đau đớn, giảm sút các chức
năng (do biến dạng vóc dáng) và giảm chất lượng sống. Tuy còn chưa rõ căn nguyên nhưng đã xác định rõ bệnh
có liên quan chặt chẽ đến cơ địa (HLA- B27) và vai trò của các vi khuẩn (đường niệu, sinh dục, tiêu hóa).
Những năm gần đây, hiệu quả của trị liệu sinh học bằng các chất kháng Yếu tố hoại tử u nhóm alpha cho những
thể bệnh nặng đã được khẳng định. Trị liệu này có thể ngăn ngừa được tổn thương cấu trúc ở cột sống và các
khớp, giúp người bệnh tránh khỏi tàn phế. Chúng tôi báo cáo một trường hợp tại khoa Nội Cơ Xương Khớp -
BVCR, bệnh nhân còn rất trẻ, bị VCSDK nặng, đã thất bại với các trị liệu truyền thống. Bệnh nhân được sử dụng
trị liệu sinh học bằng etanercept (ENBREL), một chất kháng TNF-alpha mới có mặt tại Việt Nam, trị liệu đã
mang lại kết quả rất khả quan cho người bệnh
Từ khóa: viêm cột sống dính khớp, Yếu tố hoại tử u nhóm alpha
SUMMARY
BIOLOGICAL THERAPY WITH ANTI TNF-ALPHA DRUG IN A SEVERE, REFRACTORY
ANKYLOSING SPONDYLITIS CASE
Le Anh Thu* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 137-143
Ankylosing spondylitis (AS) is the most important disease in the group of seronegative
spondyloarthropathies, which includes ankylosing spondylitis (AS), reactive arthritis (ReA), reiter syndrome
(RS), psoriatic arthritis (PsA), spondyloarthropathy associated with inflammatory bowel disease (IBD) and other
undifferentiated spondyloarthropathies (USpA). Ankylosing spondylitis is an insidious disease, which is often
difficult to diagnose in the early stages but can cause progressive and severe disability due to long-term
inflammation and consequent calcification of ligaments and tendons in the spine and joints. The disease typically
begins in adolescents and young adults but affects them for the rest of their lives, causing functional impairment
(due to abnormal posture) and reduced quality of life. The cause of the disease is unknown, but it is likely
contributed by both genes (HLA B27) and infection (in urogenital or digestive tracts). In recent years, the efficacy
of biological therapy, particularly anti TNF-alpha therapy, in AS has been proven. The therapy can inhibit the
progression of structural damages to the spine and joints and helps prevent severe and early disability. We present
here a very young patient with severe, refractory ankylosing spondylitis treated at Rheumatology Department of
Cho Ray Hospital. He received biological therapy with etanercept (ENBREL), an anti TNF - alpha drug, and the
response was excellent.
* Khoa Nội Cơ Xương Khớp
Tác giả liên lạc: PGS TS BS Lê Anh Thư ĐT: 0903 856 255 Email: thuleanh12@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 138
Key words: Ankylosing spondylitis, Tumor Necrosis Factor Alpha
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm cột sống dính khớp (VCSDK) là một
bệnh viêm khớp mạn tính thường gặp ở nam
giới, tuổi trẻ, thậm chí rất trẻ (thanh - thiếu niên),
bệnh diễn biến âm thầm, rất khó chẩn đoán lúc
mới mắc (nhiều người chỉ biểu hiện bằng những
đợt đau thắt lưng) nhưng có thể tiến triển gây
tàn phế nặng nề do quá trình viêm kéo dài làm
calci hóa hệ thống dây chằng quanh cột sống,
hình thành các cầu xương giữa các thân đốt sống
làm dính và cứng cột sống cổ, cột sống lưng –
thắt lưng, bệnh cũng có thể gây các tổn thương
tại khớp (khớp háng, khớp gối khớp vai làm
dính khớp, gây tàn phế rất sớm cho người bệnh.
Các trị liệu truyền thống bằng thuốc kháng viêm
không steroid và sulfasalazine hoặc
methotrexate đã giúp nhiều bệnh nhân thoát
khỏi tàn phế, tuy nhiên cũng có những bệnh
nhân không đáp ứng với các trị liệu này, họ phải
đối mặt với suy giảm chức năng vận động, chức
năng hô hấp, khả năng làm việc, giảm chất
lượng sống vì đau đớn kéo dài, vì thay đổi vóc
dáng (bị dính và cứng các đốt sống), vì bị dính
và mất chức năng của các khớp ngoại biên (đặc
biệt khớp háng và khớp gối)(1,7). Việc áp dụng các
tiêu chuẩn chẩn đoán mới, việc áp dụng phương
pháp chẩn đoán hình ảnh bằng MRI đã cho phép
chẩn đoán bệnh sớm(4,8) hơn đồng thời việc áp
dụng các chỉ số BASDAI (Bath Ankylosing
Spondylitis Disease Activity Index) để đánh giá
hoạt tính của bệnh, chỉ số BASFAI (The Bath
Ankylosing Spondylitis Functional Index) để
đánh giá tổn thương chức năng của bệnh(1,2,6) đã
giúp cho việc chỉ định điều trị thích hợp, theo
dõi và đánh giá hiệu quả điều trị tốt hơn.
Từ những năm đầu thế kỷ 21, các thuốc sinh
học, ức chế TNF-alpha đã mang lại mang lại kết
quả tốt cho những trường hợp VCSDK nặng
không đáp ứng với điều trị cơ bản truyền thống
(còn gọi là kháng trị)(1,7,3). Tuy nhiên, vì điều kiện
kinh tế, nhóm thuốc này mới có mặt ở nước ta
trong thời gian gần đây và cũng chính vì lý do
này việc sử dụng liệu pháp này cho bệnh nhân
bị VCSDK nặng (cho dù có chỉ định) ở nước ta
còn có khá nhiều trở ngại.
Bệnh án lâm sàng dưới đây là một trường
hợp đầu tiên sử dụng trị liệu sinh học bằng
etanercept (ENBREL), một chất kháng TNF-
alpha tại khoa Nội Cơ Xương Khớp, BVCR cho
một bệnh nhân trẻ bị Viêm cột sống dính khớp
nặng, kháng trị và kết quả mang lại tuyệt vời
đúng như chúng tôi mong đợi, bệnh nhân hoàn
toàn bình phục (lui bệnh hoàn toàn), tiếp tục đi
học và trở lại với cuộc sống bình thường.
BỆNH ÁN LÂM SÀNG
Bệnh nhân Nguyễn Đức Thượng H., nam,
sinh 1992, ở Long An
Nhập viện ngày 22 tháng 10 năm 2011
Lý do vào viện: Sưng, đau các khớp, hạn chế
vận động các khớp và cột sống
Bệnh sử
Từ tháng 10/2010 bệnh nhân bị đau cột
sống thắt lưng, sưng đau 2 khớp gối, đau, hạn
chế vận động 2 khớp vai,. được nhập điều
trị tại Bệnh viện Nhi Đồng II, TP HCM. Bệnh
nhân được chẩn đoán Viêm khớp dạng thấp
thiếu niên tái phát, được điều trị Methotrexate
10mg hàng tuần và thuốc kháng viêm không
steroid. Sau hơn 6 tháng (6/2011), tình trạng
viêm khớp không thuyên giảm, xuất hiện
thêm giảm thị lực, được chẩn đoán Viêm
màng bồ đào, đã được chỉ định dùng
corticosteroid (Medrol 40mg hàng ngày) và
dùng thêm Sulfasalazine 2000mg hàng ngày,
tình trạng thị lực có cải thiện nhưng tình trạng
viêm khớp không thuyên giảm, xuất hiện các
tác dụng phụ của corticosteroid: tăng huyết
áp, phù mặt, mụn mủ ở mặt và lưng, teo cơ
ngoại biên). Từ tháng 8/2011, bệnh nhân được
bổ xung thêm Imurel 50mg hàng ngày, thuốc
hạ huyết áp (amlodipin 10 mg hàng ngày) tình
trạng bệnh không cải thiện
Bệnh nhân được chuyển đến Khoa Nội Cơ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 139
Xương Khớp Bệnh viện Chợ Rẫy ngày
22/10/2011, trong tình trạng nặng, sốt, mệt, phù
mặt và toàn thân, sưng nóng đau nhiều khớp (2
khớp gối, 2 khớp cổ chân, 2 khớp khuỷu tay),
đau cột sống thắt lưng, teo cơ các chi, cơ cạnh cột
sống, hạn chế vận động nặng (phải ngồi xe lăn)
, giảm thị lực (6/10)
Tiền sử
Bị bệnh từ 10/2005 (năm 13 tuổi (cách nay > 7
năm)
Đau CSTL, sưng đau các khớp lớn (gối, cổ
chân, vai)
Được điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng II bằng
Sulfasalazine. Sau hơn một năm, bệnh thuyên
giảm, đầu năm 2007 bệnh nhân được ngưng
điều trị.
Bệnh đã tái phát vào tháng 10/2010
Lúc vào viện
Sốt, đau nhức tất cả các khớp, sưng nóng hạn
chế vận 2 khớp gối, 2 khớp cổ chân, 2 khớp
khuỷu tay, không đi lại được (phải đi xe lăn),
mặc dù đang dùng 32mg methylprednisolone (2
viên Medrol 16mg mỗi ngày)
Đau và hạn chế vận động cột sống thắt lưng
kéo dài
Mặt tròn (vẻ mặt cushing), teo cơ ở các chi và
cạnh cột sống
Giảm thị lực do Viêm màng bồ đào (có cải
thiện sau khi dùng corticosteroid)
Tăng huyết áp (đang được kiểm soát bằng
amlodipin 10mg hàng ngày)
Các xét nghiệm lúc vào viện
Các xét nghiệm đáng giá mức độ viêm tăng
rất cao : VS 120/168, CRP 24 mg/l
Các tự kháng thể RF và Anti CCP đều âm
tính
X Quang khung chậu, có hình ảnh viêm
khớp cùng chậu 2 bên GĐ II
Kết hợp giữa các biểu hiện lâm sàng như đau
kéo dài ở cột sống thắt lưng kèm hạn chế vận
động, viêm các khớp lớn ngoại biên, đáp ứng
kém với corticosteroid, viêm màng bồ đào các
kết quả Xét nghiệm và hình ảnh nêu trên, trên
bệnh nhân nam giới, trẻ tuổi, và một tiền sử
bệnh đã ghi nhận, chúng tôi thống nhất chẩn
đoán xác định
Chẩn đoán
Viêm cột sống dính khớp thiếu niên nặng,
không đáp ứng với các điều trị kinh điển,
cushing do thuốc, tăng huyết áp, viêm màng
bồ đào
Bệnh nhân được chỉ định điều trị sinh học
với một chất kháng TNF α - ENBREL
Với liều dùng: 50mg tiêm dưới da hàng tuần
Ngay sau lần chích thuốc đầu tiên, bệnh
nhân giảm sốt, giảm sưng đau các khớp nhiều
(khoảng 50%), bệnh nhân tự ngồi dậy, tự bưng
chén và ăn uống
Sau liều chích thứ hai, bệnh nhân hết sốt, các
khớp giảm sưng, giảm đau rất nhiều, bệnh nhân
được xuất viện để trở lại trường đại học (sau gần
1 năm nghỉ học)
Sau 1 tháng, bệnh nhân chỉ còn sưng ở 2 khớp
gối, đau khi đi nhiều và lên xuống cầu thang, có
thể theo học hàng ngày ở trường, các chỉ số xét
nghiệm về viêm giảm rất nhiều (VS 60/86, CRP
12mg/l), bệnh nhân được giảm liều thuốc kháng
viêm, medrol 16 mg uống hàng ngày
Sau 3 tháng, còn sưng nhẹ khớp gối P, đau
khi lên xuống cầu thang, bệnh nhân đi học
đều khi đi nhiều, các chỉ số xét nghiệm về
viêm giảm tiếp tục cải thiện (VS 50/62, CRP
8mg/l), liều thuốc KV được giảm, chỉ còn
Medrol 8 mg hàng ngày
Sau 6 tháng, hoàn toàn hết sưng khớp, sức
khỏe cải thiện rõ, giảm phù mặt, bớt teo cơ, bệnh
nhân đi đứng, sinh hoạt, học tập bình thường,
các chỉ số xét nghiệm về viêm tiếp tục cải thiện
(VS 30/46, CRP 4mg/l), bệnh nhân được giảm
liều thuốc KV xuống Medrol 4 mg hàng ngày
Sau 9 tháng, tình trạng chung cải thiện rất
tốt, hết phù mặt, ổn định huyết áp (chỉ dùng
amlodipin 5 mg hàng ngày), các cơ ở chi hồi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 140
phục hoàn toàn, bệnh nhân sinh hoạt, học tập
bình thường, các chỉ số xét nghiệm về viêm hoàn
toàn ổn định (VS 15/26, CRP 2mg/l), được ngưng
hoàn toàn thuốc kháng viêm và được đánh giá
Lui bệnh hoàn toàn
Bệnh nhân được tiếp tục dùng thuốc cho đến
12 tháng và tháng 10 năm 2012, bệnh được
ngưng trị liệu sinh học, với kết quả được đánh
giá: Đáp ứng tốt với điều trị sinh học bằng
ENBREL, đạt được kết quả lui bệnh hoàn toàn
Bệnh nhân tiếp tục được theo dõi hàng
tháng, và cho đến nay, tháng 3/2013, sau khi
ngưng thuốc 6 tháng, bệnh nhân hoàn toàn ổn
định, tham gia học tập, sinh hoạt bình thường
BÀN LUẬN
Về bệnh nhân cụ thể nêu trên
Khởi bệnh từ tuổi thiếu niên (13 tuổi), đã
được điều trị tại bệnh viên Nhi Đồng II, một
bệnh viên lớn với các chuyên gia hàng đầu về
Nhi Khoa của TP HCM với chẩn đoán Viêm
khớp vô căn ở thiếu niên (Juvenile Idiopathic
Arthritis – JIA), được điều trị phù hợp và bệnh
đã ổn định trong một thời gian dài (từ 2007 đến
2010). Ở trẻ em, Viêm khớp vô căn ở thiếu niên
bao gồm tất cả các thể viêm khớp mạn tính.
Khi bệnh tái phát, bệnh tiến triển nặng khá
nhanh kèm theo biểu hiện ở mắt là viêm màng
bồ đào, bệnh nhân đã được tiếp nhận tại bệnh
viện Nhi Đồng II, được điều trị tích cực với việc
phối hợp các thuốc chống thấp cổ điển như
sulphasalazine, methotrexate và sau này cả
azathioprine (Imurel) nhưng bệnh vẫn không
thuyên giảm. Vì tình trạng viêm nặng nề ở các
khớp, vì tình trạng viêm màng bồ đào ảnh
hưởng lớn tới thị lực, vì không đáp ứng với các
thuốc kháng viêm không có steroid, bệnh nhân
đã được dùng corticosteroid liều khá cao (0,5 -
1mg/kg/ngày) và kéo dài. Tuy nhiên, tình trạng
bệnh không cải thiện, bệnh nhân xuất hiện hàng
loạt vấn đề liên quan đến corticosteroid như
tăng huyết áp, phù mặt, teo cơ ở chi, nổi mụn
mủ ở lưng và mặt.
Bệnh nhân được chuyển tới bệnh viện Chợ
Rẫy, với các biểu hiện viêm và hạn chế vận động
của cột sống lưng - thắt lưng, tình trạng viêm
nặng tại các khớp lớn, tình trạng viêm màng bồ
đào, các XN và hình ảnh XQ của khớp cùng
chậu, chúng tôi đã chẩn đoán xác định đây là
trường hợp Viêm khớp vô căn thiếu niên thể cột
sống nặng hay còn gọi Viêm cột sống dính khớp
thiếu niên thể nặng không đáp ứng với các điều
trị kinh điển, bệnh nhân còn có biểu hiện ngoài
khớp nặng là viêm màng bồ đào và có các biến
chứng của corticosteroid (vẻ mặt Cushing và
tăng huyết áp).
Với tình trạng này, trị liệu sinh học là giải
pháp duy nhất có thể giúp bệnh nhân, khống
chế được tất cả các biểu hiện toàn thân, tại
khớp và ngoài khớp của bệnh. Rất may mắn là
tại thời điểm đó, tháng 10/2011, một thuốc
sinh học kháng TNF α đầu tiên là etanercept
(Enbrel) đã có mặt tại Việt Nam và bệnh nhân
cũng chính là trường hợp Viêm cột sống dính
khớp nặng đầu tiên được sử dụng Enbrel tại
bệnh viện Chợ Rẫy.
Mặc dù là trường hợp đầu tiên nhưng chúng
tôi đã có rất nhiều thông tin từ các nước phát
triển và các nước trong khu vực (vì thuốc đã có
mặt trên thị trường Mỹ từ 2001, đã có mặt ở
nhiều quốc gia châu Á từ 5 – 7 năm nay). Và
đúng như những gì chúng tôi mong đợi, thuốc
đã có tác dụng rất sớm và cải thiện tình trạng
bệnh rất nhanh, có thể giảm và ngưng
corticosterod sớm (theo diễn biến chúng tôi mô
tả ở trên). Hiện nay, sử dụng các thuốc kháng
TNF α cho nhóm bệnh bệnh lý cột sống thể
huyết thanh âm tính nặng, đã trở thành thường
quy tại Khoa Nội Cơ Xương Khớp Bệnh viện
Chợ Rẫy.
Về vần đề chẩn đoán và chẩn đoán sớm
bệnh VCSDK
Trên thực tế, viêm cột sống dính khớp vẫn
còn là một bệnh lý chưa được chẩn đoán xác
định đúng và tất nhiên chưa được điều trị phù
hợp từ đầu(5). Nhiều bệnh nhân được chẩn đoán
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 141
xác định rất trễ, khi đã cứng và hạn chế nặng nề
vận động của cột sống (cổ và thắt lưng), thậm chí
dính toàn bộ 2 khớp háng (sau khởi bệnh 6 – 10
năm), nhiều bệnh nhân sa lầy vào các thuốc
kháng viêm nhóm corticosteroid, khiến cho tình
trạng bệnh càng nặng nề hơn, khó kiểm soát
hơn, cũng có nhiều bệnh nhân, tuy được chẩn
đoán đúng nhưng lại không được điều trị phù
hợp, do vậy, bệnh cũng không được kiểm soát.
Vì bệnh thường khởi phát khi còn rất trẻ
(teenage), nên các di chứng nặng của bệnh làm
cho người bệnh bị tàn phế từ khi còn rất trẻ, đây
thực sự là một bi kịch cho người bệnh, một gánh
nặng cho mỗi gia đình và xã hội.
Như vậy làm thế nào để có thể chẩn đoán
sớm và điều trị sớm cho bệnh lý này nhằm
phòng tránh các biến chứng nặng nề gây tàn phế
của bệnh, nâng cao chất lượng sống cho người
bệnh là điều vô cùng quan trọng. Trong nhiều
năm gần đây, nhờ sự tiến bộ của kỹ thuật chẩn
đoán hình ảnh, nhất là chụp MRI cột sống và
khớp cùng chậu đã giúp chẩn đoán được bệnh
VCSDK ở giai đoạn sớm, nhiều phương pháp
điều trị mới, đặc biệt là điều trị sinh học cho kết
quả khả quan, làm thay đổi diễn tiến và tiên
lượng của bệnh.
Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh VCSDK
trước đây như: Tiêu chuẩn Rome năm 1961 hoặc
tiêu chuẩn New York (1966 cải tiến năm 1984),
tiêu chuẩn Amor 1990 có nhiều hạn chế trong
việc chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm do tiêu
chuẩn về hình ảnh chủ yếu dựa vào tổn thương
khớp cùng chậu trên X quang (biểu hiện này
thường xuất hiện rất muộn). Hiệp hội đánh giá
bệnh lý Cột sống Thế giới (Assessment of
SpondyloArthritis International Society – ASAS)
và nhóm nghiên cứu viêm cột sống châu Âu
(European Spondyloarthropathy Study Group –
ESSG) đã đưa ra các tiêu chuẩn sử dụng kỹ thuật
MRI và xét nghiệm HLA B27 để chẩn đoán bệnh
sớm hơn và chính xác hơn.
Tiêu chuẩn ESSG
Viêm đau cột sống hoặc viêm màng hoạt
dịch khớp (viêm khớp không đối xứng, chủ yếu
khớp ở 2 chi dưới)
Và có ít nhất một trong các tiêu chuẩn dưới
đây:
- Tiền sử gia đình có người thân bị viêm cột
sống dính khớp
- Vảy nến
- Bệnh lý viêm ruột
- Viêm niệu đạo, viêm cột sống cổ hoặc
tiêu chảy cấp trong vòng 1 tháng trước khi
viêm khớp
- Viêm gân
- Đau hoặc viêm khớp cùng chậu
Tiêu chuẩn ASAS
Bệnh nhân đau cột sống ≥ 3 tháng và tuổi < 45
Viêm khớp cùng chậu trên chẩn đoán hình
ảnh (trên MRI hoặc trên X quang theo tiêu chuẩn
New York) và có ít nhất một trong các tiêu chuẩn
sau:
- Viêm đau cột sống
- Viêm khớp
- Viêm màng bồ đào
- Viêm ngón tay (dactylitis)
- Vảy nến
- Bệnh Crohn/ viêm đại tràng
- Đáp ứng với thuốc kháng viêm không
steroid
- Tiền sử gia đình có bị VCSDK
- Có kháng nguyên HLA- B27
- CRP hoặc VS tăng
Hoặc có kháng nguyên HLA B27 và có ít
nhất 2 tiêu chuẩn nêu trên
Hiện nay, các tiêu chuẩn này có thể áp dụng
rộng rãi để chẩn đoán sớm bệnh VCSDK, khi
chưa có biểu hiện viêm dính khớp hoặc cột sống
trên lâm sàng và X quang.
Về việc điều trị bệnh VCSDK, đòi hỏi phải
điều trị toàn diện và tích cực
VCSDK được xếp vào các bệnh lý hệ thống
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 142
(systemic diseases) với các tổn thương tại khớp
và cột sống, tổn thương ngoài khớp và các biểu
hiện toàn thân, ở nhiều mức độ khác nhau, các
thể nặng và kháng trị có thể gây tàn phế rất sớm
và rất nặng nề. Để bảo vệ được chức năng vận
động, ngăn ngừa tàn phế, bệnh đòi hỏi một trị
liệu toàn diện và tích cực(1,7).
Điều trị toàn diện bao gồm: điều trị triệu
chứng (đau, viêm, cứng khớp và cột sống bằng
các thuốc kháng viêm, giảm đau, giãn cơ), điều
trị cơ bản bằng các thuốc có thể thay đổi diễn
tiến của bệnh (Disease-modifying
antirheumatic drugs - DMARDs) để giảm tiến
trình bệnh, các phương pháp ngoài thuốc như
dinh dưỡng, luyện tập, vật lý trị liệu - phục hồi
chức năng, ngoại khoa chỉnh hình (ở giai đoạn
muộn khi đã có biến chứng dính khớp, biến
dạng cột sống), điều trị nâng đỡ tổng trạng và
chăm sóc về mặt tâm lý – xã hội
Điều trị tích cực là việc sử dụng nhóm thuốc
DMARDs sinh học nhắm vào các mắt xích quan
trọng trong cơ chế bệnh sinh của bệnh, như TNF
alpha (còn gọi là điều trị nhắm đích - targeted
therapy) cho những thể nặng, kháng với các
DMARDs cổ điển.
Việc tiếp cận và áp dụng thuốc sinh học
(cho bệnh nhân bị VCSDK nặng, không đáp
ứng với điều trị kinh điển là một tiến bộ quan
trọng trong điều trị, giúp ngăn chặn tiến triển
gây tàn phế của bệnh, cải thiện nhanh được
các triệu chứng lâm sàng, nâng cao chất lượng
sống của người bệnh. Tuy nhiên, vì chi phí
điều trị rất cao (khoảng 25.000.000 – 30.000.000
đồng/ mỗi tháng), nên thuốc cần được chỉ
định chặt chẽ (cho các thể nặng và kháng với
các DMARDs cổ điển). Ở các nước phát triển
và nhiều nước trong khu vực, bảo hiểm y tế đã
thanh toán chi phí này cho người bệnh. Hy
vọng trong tương lai, Bảo hiểm y tế nước ta
quan tâm đến vấn đề này, giúp cho người
bệnh nặng có cơ hội tiếp cận các trị liệu tích
cực, ngăn chặn các tiến triển nặng của bệnh.
Để đánh giá mức độ nặng của bệnh, một số
chỉ số lâm sàng cần được đánh giá, trong đó có 2
chỉ số quan trọng: chỉ số BASDAI (Bath
Ankylosing Spondylitis Disease Activity Index)
để đánh hoạt tính của bệnh và chỉ số BASFAI
(The Bath Ankylosing Spondylitis Functional
Index) để đánh giá chức năng hoạt động của
người bệnh. Các chỉ số này còn được sử dụng
để đánh giá tình trạng chung của bệnh và
đánh giá đáp ứng điều trị một cách hệ thống.
Nhóm nghiên cứu viêm cột sống châu Âu
(ASAS) khuyến cáo tiêu chuẩn áp dụng điều trị
sinh học bằng các thuốc ức chế TNF – alpha cho
các trường hợp sau:
- Chẩn đoán xác định VCSDK
- Bệnh tiến triển ≥ 4 tuần, chỉ số BASDAI ≥ 4
Thể cột sống thất bại với ít nhất 2 loại NSAID
khác nhau
Thể viêm khớp ngoại biên không đáp ứng
với sulfasalasine
Thể viêm gân không đáp ứng với điều trị tại
chỗ bằng corticosteroid
Tuy nhiên, cần chú ý một số chống chỉ định:
bệnh nhân có thai hoặc cho con bú, bệnh nhân có
nhiễm trùng mạn kể cả có nguy cơ nhiễm trùng
mạn (đặc biệt là lao và viêm gan), bệnh nhân có
tiền sử gia đình bị lupus hoặc xơ cứng rải rác,
bệnh nhân bị bệnh lý ác tính.
Và trong suốt quá trình điều trị, việc theo dõi
theo quy trình là điều bắt buộc
Ở Việt Nam, các thuốc ức chế TNF–alpha
mới có mặt ở thị trường trong thời gian gần đây,
Etanercept – Enbrel của công ty Pfizer (tháng 6/
2011), Infliximab –Remicade của Công ty Janssen
Cilag (tháng 11/ 2012). Các thuốc này đã được
đưa vào Hướng dẫn điều trị bệnh VCSDK của
Hội Thấp khớp học Việt Nam, của Bệnh Viện
Chợ Rẫy từ 2011.
Các trị liệu sinh học cho ứng dụng bệnh
VCSDK
Các nghiên cứu về điều trị sinh học trong
VCSDK thường được bắt nguồn từ kết quả của
các trị liệu này cho bệnh Viêm khớp dạng thấp
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 143
(VKDT). Tuy nhiên không phải trị liệu sinh học
nào cho VKDT cũng có kết quả cho VCSDK. Các
nghiên cứu đã cho thấy các thuốc ức chế TNF–
alpha có hiệu quả trên tất cả các thể của VCSDK
(thể cột sống, thể khớp ngoại biên và thể viêm
điểm bám gân) vì thuốc đã tác động ức chế vai
trò gây viêm và hủy hoại khớp của yếu tố hoại tử
u nhóm alpha (TNFα)(3) nên:
- Ức chế sản xuất các cytokine tiền viêm và
các chất hóa học trung gian gây tình trạng viêm
của các Đại thực bào
- Ức chế việc sản xuất các phân tử kết dính
của các tế bào nội mạc
- Giảm tổng hợp các men tiêu protein cơ bản
(Metalloprotein) của các tế bào hoạt dịch
- Ngăn chặn tác động lên các tế bào hủy
xương, giữ cân bằng giữa hủy xương và tạo
xương, ngăn cản các tổn thương phá hủy xương
Thuốc cần được sử dụng sớm, ngay khi có
tiên lượng nặng, để tránh các tổn thương hủy
hoại tới cấu trúc và chức năng của khớp.
KẾT LUẬN
Bệnh VCSDK là một bệnh viêm khớp mạn
tính hệ thống, thường gặp và thường gây tàn
phế cho người bệnh ngay từ khi rất trẻ nếu
không được chẩn đoán và điều trị đúng. Việc áp
dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán mới nhất là
phương pháp chẩn đoán hình ảnh MRI cho phép
chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm. Áp dụng các
phương pháp điều trị một cách đồng bộ và toàn
diện sẽ tránh được các di chứng nặng nề của
bệnh. Các thuốc sinh học ức chế TNF-alpha đã
mang lại kết quả tốt cho những trường hợp
VCSDK nặng không đáp ứng với điều trị cơ bản
kinh điển, như bệnh nhân đã nêu trên, tuy
nhiên, chi phí điều trị cho những thuốc này còn
khá cao so với thu nhập của đại đa số người
bệnh, đây là một trở ngại rất lớn cho việc việc áp
dụng liệu pháp này cho bệnh nhân bị VCSDK ở
nước ta hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Braun J. et al, (2010) Update of the ASAS/EULAR
recommendations for the management of ankylosing
spondylitis, Ann rheum dis 70:896–904.
2. Garrett S, Jenkinson T, Kennedy LG (1994) A new approach to
defining disease status in ankylosing spondylitis: the Bath
Ankylosing Spondylitis Disease Activity Index. J
Rheumatol;21:pp 2286 -2291.
3. Kim TH, Uhm WS, Robert D (2005) Pathogenesis of
ankylosing of spondylitis and reactive arthritis. Curr Opin
Rheumatol; 17: pp 400 - 405.
4. Rudwaleit M, Haibel H, Baraliakos X. (2009). The Early
Disease Stage in Axial Spondylarthritis. Arthritis and
Rheumatism; vol 60: pp 717 – 727.
5. Saced A et al. (2007). Ankylosing spondylitis: recent
breakthroughs in diagnostisis and treatement. JCCA; 51(4): pp
249 -260.
6. Sieper J, Rudwaleit M, Baraliakos X, Brandt J (2009). The
Assessement of SpondyloArthritis International Society
(ASAS) handbook: 1 guide to assess spondylarthritis. Ann
Rheum Dis; 68: pp 1111 – 1144
7. Silman AJ, Smolen JS, Silman AJ, Smolen JS (2008)
Spondylopathies Rheumatology 4th Edition. Mosby Elservier
Volume 2 : 1099 – 1206.
8. Walter P, Rober D (2005). Spondyloarthritis Research
Consortium of Canada Magnetic Resonance Imaging Index
For Assessment Of Sacroiliac Joint Inflammation In
Ankylosing Spondylitis. Arthritis and Rheumatism; vol 53: pp
703 – 709.
ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ
Chỉ số BASDAI để đánh hoạt tính của bệnh VCSDK.
Bath Ankylosing Spondylitis Disease Activity Index:
Chỉ số BASFAI để đánh giá chức năng hoạt động của người
bệnh
Bath Ankylosing Spondylitis Functional Inde.
Hiệp hội đánh giá bệnh lý Cột sống Thế giới.
Assessment of SpondyloArthritis International Society
– ASAS
Nhóm nghiên cứu viêm cột sống châu Âu
European Spondyloarthropathy Study Group – ESSG
Thuốc chống thấp cải thiện được diễn tiến của bệnh
Disease-modifying antirheumatic drugs – DMARDs
Ngày nhận bài: 09/02/2013
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/08/2013
Ngày bài báo được đăng: 30/05/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dieu_tri_sinh_hoc_bang_thuoc_uc_che_tnf_alpha_nhan_mot_truon.pdf