Triển vọng của LESS sau phúc mạc
Nội soi một vết mổ sau phúc mạc lấy sạn
niệu quản-bể thận là bước khởi đầu để tiến tới
thực hiện những phẫu thuật phúc tạp hơn như
kinh nghiệm của chúng tôi đã chỉ ra trong phẫu
thuật nội soi sau phúc mạc tiêu chuẩn với 3
trocart(3).
Micali(7) báo cáo 11 trường hợp nội soi sau
phúc mạc một vết mổ mở niệu quản lấy sạn (3
bệnh nhân, với 1 bệnh nhân phải chuyển mổ
mở), cắt chóp nang thận (4 bệnh nhân), sinh thiết
thận (4 bệnh nhân). Cũng như chúng tôi, ông
cho rằng dụng cụ phẫu thuật cong không thích
hợp cho nội soi một vết mổ vùng sau phúc mạc.
Ryu(8) thực hiện được những phẫu thuật lớn
hơn. Trong 14 bệnh nhân nội soi một vết mổ sau
phúc mạc dùng dụng cụ banh vết thương Alexis
làm port đa kênh: 5 bệnh nhân cắt chóp nang
thận, 2 bệnh nhân cắt tuyến thượng thận, 2 bệnh
nhân cắt thận-niệu quản, 3 bệnh nhân cắt thận, 2
bệnh nhân mở niệu quản lấy sạn. Thời gian mổ
và lượng máu mất trung bình trong cắt chóp
nang thận là 56 phút (45-70) và 179 mL (22-398).
Thời gian mổ và lượng máu mất trung bình
trong phẫu thuật cắt bỏ và tạo hình là 156 phút
(115-21) và 403 mL (35-1324). Thời gian nằm viện
trung bình là 6,5 ngày (4-14), không có biến
chứng trong mổ quan trọng.
KẾT LUẬN
Nội soi một vết mổ sau phúc mạc vùng hông
lưng lấy sạn niệu quản và sạn bể thận bước đầu
cho kết quả đáng khích lệ với biến chứng bằng
không, việc chỉ có một trường hợp chuyển qua
nội soi tiêu chuẩn cho thấy tính khả thi cao của
kỹ thuật này. So với nội soi sau phúc mạc tiêu
chuẩn, kỹ thuật này có kết quả tương đương
nhưng có kết quả thẩm mỹ cao hơn vì chỉ có một
vết rạch da.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 61 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều trị sỏi niệu quản đoạn lưng và sỏi bể thận qua nội soi một vết mổ sau phúc mạc vùng hông lưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận – Niệu 117
ĐIỀU TRỊ SỎI NIỆU QUẢN ĐOẠN LƯNG VÀ SỎI BỂ THẬN QUA NỘI SOI
MỘT VẾT MỔ SAU PHÚC MẠC VÙNG HÔNG LƯNG
Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng*, Đỗ Lệnh Hùng*, Nguyễn Triết*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu: Báo cáo và đánh giá tính khả thi, độ an toàn của phẫu thuật nội soi một vết mổ sau
phúc mạc vùng hông lưng (Retroperitoneal LaparoEndoscopic Single-Site) mở niệu quản và mở bể thận lấy sạn
lần đầu tiên thực hiện tại bệnh viện Bình Dân
Tư liệu và phương pháp nghiên cứu: Trình bày 10 trường hợp mổ mở bể thận, mở niệu quản vùng hông
lưng lấy sạn qua nội soi một vết mổ sau phúc mạc ở vùng hông lưng thực hiện tại Khoa Niệu B bệnh viện Bình
Dân từ 5/2014 đến 4/2015. Bệnh nhân nằm ở tư thế mổ thận cổ điển. Rạch da dài 1,5 cm ngay dưới xương sườn
hay ngay đầu xương sườn 12 trên đường nách sau, cắt mở cân cơ lưng tối thiểu qua đường rạch da này (mini-
lumbotomy). Dùng ngón tay và bong bóng bơm hơi bóc tách vùng sau phúc mạc, ngoài cân Gerota. Đặt trocart
đa kênh chuyên dụng loại X-cone® (Storz) vào đường mở lưng nhỏ này. Bơm hơi CO2 sau phúc mạc, áp lưc 12
mmHg. Nội soi sau phúc mạc bằng ống soi 5 mm chuyên dụng. Dùng dụng cụ phẫu thuật thẳng xẻ cân Gerota,
phẫu tích niệu quản lưng hoặc từ niệu quản lên bể thận chỗ có sạn. Mở niệu quản bằng móc điện, nạy sạn ra, đặt
thông niệu quản lưu, khâu lại niệu quản bằng mũi khâu vắt. Rút port X-cones ra, gắp sạn ra ngoài, đặt ống dẫn
lưu vùng mổ qua vết mở lưng, khâu vết mổ. Đánh giá kết quả phẫu thuật và dữ liệu được thu thập trong và sau
cuộc mổ.
Kết quả: Có 8 bệnh nhân nam và 2 bệnh nhân nữ. Mười bệnh nhân với 11 viên sạn với một bệnh nhân có
hai viên sạn cùng bên. Tuổi trung bình: 42,9 (25-55). ASA trước mổ: I: 2/10, II: 8/10. Sạn niệu quản: 7/10 (Trái:
5/7, Phải:2/7), Sạn bể thận (khúc nối): 3/10 (Trái: 2/3, Phải: 1/3). Kích thước sạn trung bình: 19 mm (15-32).
Trên phim UIV hoặc MSCT có tiêm cản quang: Thận ứ nước độ II: 4/10, Thận ứ nước độ III: 6/10, Chức năng
thận tốt: 10/10. Thời gian mổ trung bình: 97,2 phút (70-150). Lượng máu mất trung bình: 23,8 mL (15-70). Đặt
thông niệu quản lưu: 9/10, một trường hợp không đặt được thông niệu quản lưu vì nghẹt ở niệu quản sát bàng
quang. Một trường hợp chuyển sang nội soi tiêu chuẩn với 3 trocart. Thời gian mang ống dẫn lưu: 3,77 ngày (2-
6). Thời gian nằm viện sau mổ: 4,22 ngày (3-6). Không có biến chứng sau mổ. Một trường hợp ống dẫn lưu ra
dịch đến ngày hậu phẫu 6. Đau sau mổ ít: 7/9, đau sau mổ trung bình 2/9. Kết luận: Nội soi một vết mổ sau phúc
mạc vùng hông lưng lấy sạn niệu quản và sạn bể thận bước đầu cho kết quả đáng khích lệ với biến chứng bằng
không. Việc chỉ có một trường hợp chuyển qua nội soi tiêu chuẩn cho thấy tính khả thi cao của kỹ thuật này. So
với nội soi sau phúc mạc tiêu chuẩn, kỹ thuật này có kết quả tương đương nhưng có kết quả thẩm mỹ cao hơn vì
chỉ có một vết rạch da.
Từ khóa: Nội soi ổ bụng một vết mổ, Nội soi sau phúc mạc, Mở niệu quản lấy sạn, Mở bể thận lấy sạn
ABSTRACT
RETROPERITONEAL LAPAROENDOSCOPIC SINGLE-SITE URETEROLITHOTOMY AND
PYELOLITHOTOMY: ONE CENTRE INITIAL EXPERIENCE
Nguyen Phuc Cam Hoang, Do Lenh Hung, Nguyen Triet
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 117 - 123
Objective: To report and to assess the feasibility, the safety of the Retroperitoneal Laparoendoscopic single-
* Bệnh viện Bình Dân
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng ĐT: 0913719346 Email: npchoang@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
Chuyên Đề Thận – Niệu 118
site ureterolithotomy and pyelolithotomy initially performed at Binh Dan hospital.
Materials and methods: We report 10 cases of retroperitoneal laparoendoscopic single-site ureterolithotomy
and pyelolithotomy performed at the Department of Urology of Binh Dan hospital fro May 2014 to April 2015.
The patient was placed at the lateral nephrolithotomy position. Skin incision of 1.5 cm at the tip or right below the
tip of the 12th rib in the posterior axillary line, and a minilumbotomy performed. The working space was created
using digital and balloon dissection, outside the Gerota’s fascia. The multichannel port X-cone® (Storz) was
inserted to this miniscule lumbotomy. Retroperitoneal insufflation of CO2 gaz at 12 mmHg. Retroperitoneal
laparoscopy performed using a long 5 mm laparoscope. The standard (straight) instruments were used to incise
the Gerota’s fascia and to dissect the proximal ureter up to the renal pelvis at the stone site. Incision of ureter
using the electrical hook, stone leverage, placement of a ureteral stent, and ureteral closure using a running
suture. Removal of port X-cone®, stone retrieval, placement of a drain through the minilumbotomy, and closure
of the latter. Assess the operative outcomes and intraoperative and postoperative data collected.
Results: There were 8 male and 2 female patients. Ten patients having 11 stones with one patient having 2
stones. Mean age: 42.9 (range 25-55). Preoperative ASA: ASA I: 2/10, ASA II: 8/10. Ureterolithotomy: 7/10 (Left
side: 5/7, Right side:2/7), Pyelolithotomy 3/10 (Left side: 2/3, Right side: 1/3). Mean stone size: 19mm (range 15-
32). On preop. IVP/MSCT: Moderate hydronephrosis: 4/10, Severe hydronephrosis: 6/10, Good renal function:
10/10. Mean operative time: 97.2 minutes (range 70-150). Mean estimated blood loss: 23.8 mL (range 15-70).
Ureteral stenting: 9/10 cases, in one case placement of ureteral stent was impossible due to mild distal ureteric
stricture. One conversion to standard laparoscopy. Drain removal at 3.77 days postop. (Range 2-6). Postoperative
hospital stay: 4.22 days (range 3-6). There were no postoperative complications. One case with urine leakage
through the drain until day 6 postop. Mild postoperative pain: 7/9, moderate postoperative pain: 2/9.
Conclusion: Retroperitoneal Laparoendoscopic Single-site ureterolithotomy and pyelolithotomy in our
center had initial encouraging outcomes without any complications. The only one conversion to standard
laparoscopy revealed the high feasibility of this technique. Compared to standard laparoscopy, this technique has
similar outcomes but with better cosmetic outcomes due to the only one skin incision.
Key words: Laparoendoscopic Single-Site Surgery - LESS, Retroperitoneal Laparoscopy, Ureterolithotomy,
Pyelolithotomy
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nội soi sau phúc mạc và nội soi ổ bụng một
vết mổ có những lợi điểm rất rõ ràng. Bài báo
cáo này đánh giá tính khả thi, độ an toàn của
phẫu thuật nội soi một vết mổ sau phúc mạc
vùng hông lưng (Retroperitoneal Laparo
Endoscopic Single-Site Surgery) mở niệu quản
và mở bể thận lấy sạn lần đầu tiên thực hiện tại
bệnh viện Bình Dân trong thời gian vừa qua.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Bệnh nhân sạn niệu quản vùng lưng hay
sạn bể thận (khúc nối) có kích thước sạn ≥ 15
mm, tối đa hai viên sạn cùng một bên, thận
còn bài tiết trên phim UIV (Hình 1) hoặc
MSCT có tiêm cản quang. (Hình 2) được áp
dụng kỹ thuật này. Tiêu chuẩn loại trừ là
những bệnh nhân đã phẫu thuật thận cùng
bên hoặc những bệnh nhân có chống chỉ định
phẫu thuật nội soi ổ bụng cổ điển.
Hình 1. Sạn khúc nối bể thận-niệu quản trên UIV
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận – Niệu 119
Hình 2. Sạn niệu quản lưng trên MSCT
Phương pháp nghiên cứu
Dụng cụ phẫu thuật
Port: chúng tôi dùng trocart đa kênh chuyên
dụng loại X-cone® (Storz) (Hình 3). Loại port
này có phần hình nón bằng hai mảnh ghép bằng
kim loại bên dưới và phần nắp nhựa bên trên
qua đó có các kênh thao tác cho dụng cụ phẫu
tích.
Hình 3. Port X-cone (Storz)
Hình 4. Đặt port ở vùng hông lưng
Hình 5. Port X-cone vùng hông lưng
Hình 6. Ống soi 5,5 mm, extra long (Storz)
Kỹ thuật đặt port (Hình 4,5)
Bệnh nhân nằm nghiêng tư thế mổ thận cổ
điển như trong nội soi sau phúc mạc cổ điển
dùng 3 trocart. Rạch da dài 1,5 cm ngay dưới
xương sườn hay ngay đầu xương sườn 12 trên
đường nách sau, cắt mở cân cơ lưng tối thiểu qua
đường rạch da này (mini-lumbotomy). Dùng
ngón tay và bong bóng bơm hơi bóc tách vùng
sau phúc mạc, ngoài cân Gerota. Đặt trocart đa
kênh chuyên dụng loại X-cone® (Storz) vào
đường mở lưng nhỏ này: đặt phần hai nửa hình
nón bằng kim loại trước, đóng nắp nhựa lên trên
sau. Bơm hơi CO2 sau phúc mạc, áp lưc 12
mmHg.
Phẫu tích và lấy sạn (Hình 7,8)
Nội soi sau phúc mạc vùng hông lưng, xẻ
cân Gerota, phẫu tích niệu quản hay bể thận chỗ
sạn nằm. Cắt mở niệu quản hay bể thận bằng
móc điện, nạy sạn bằng dụng cụ (spatula), đặt
thông niệu quản lưu bằng một thông oxy số 8.
Khâu lại niệu quản bằng mũi khâu vắt dùng chỉ
vicryl 4-0, với sợi chỉ đã được làm gút ở một đầu
chỉ từ trước. Ở mũi khâu cuối sẽ làm gút bằng
một kẹp hem-o-lok kẹp vào đầu chỉ. Lấy sạn ra
ngoài qua trocart, rút trocart. Hút hay lau sạch
vùng mổ trước khi đặt một ống dẫn lưu vào
vùng mổ. Khâu lỗ trocart và cố định ống thông.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
Chuyên Đề Thận – Niệu 120
A B
Hình 7. Phẫu tích vùng sau phúc mạc
Hình 8. Khâu đóng vết trocart
KẾT QUẢ
Từ tháng 5/2014 đến tháng 4/2015 có 10 bệnh
nhân với 11 viên sạn (một bệnh nhân có 2 viên
sạn cùng bên) được mổ nội soi hông lưng một
vết mổ.
Nam: 8 / 10 Nữ: 2 / 10.
Tuổi trung bình: 42,9 (25-55).
ASA I: 2 / 10 ASA II: 8 / 10.
Bệnh lý sạn: Sạn niệu quản lưng: 7 / 10 (Trái:
5/7, Phải: 2/7).
Sạn bể thận (khúc nối): 3 / 10 (Trái: 2/3, Phải:
1/3).
Kích thước sạn trung bình: 19 mm (15 - 32).
Trên UIV / MSCT: Thận ứ nước độ II: 4/10,
Thận ứ nước độ III: 6/10, Chức năng thận tốt:
10/10.
Thời gian mổ: 97,2 phút (70-150).
Máu mất: 23,8 mL (15-70).
Đặt thông niệu quản lưu: 9/10, một trường
hợp không đặt được thông niệu quản lưu vì
nghẹt ở niệu quản sát bàng quang.
Chuyển sang nội soi tiêu chuẩn (3 trocart): 1
TH vì mỡ quanh thận nhiều, không tìm thấy
niệu quản. Không có TH nào phải đặt thêm một
trocart phụ.
Rút ống dẫn lưu: 3,77 ngày (2 - 6).
Nằm viện sau mổ: 4,22 ngày (3 - 6).
Biến chứng sau mổ: Không. Một trường hợp
ống dẫn lưu ra dịch đến ngày hậu phẫu 6.
Đau sau mổ (trừ một TH chuyển sang nội soi
tiêu chuẩn): Ít: 7 / 9; Trung bình: 2 / 9.
BÀN LUẬN
Tại sao phẫu thuật nội soi một vết mổ sau
phúc mạc lấy sạn?
Đối với sạn bể thận (khúc nối) và sạn niệu
quản lớn, khảm chúng tôi thường nội soi sau
phúc mạc với 3 trocart(1,4,6). Thời gian gần đây
hơn, chúng tôi ứng dụng nội soi một vết mổ với
trocart đa kênh chuyên dụng đặt ở rốn, nội soi
trong phúc mạc mở niệu quản lấy sạn(5,10). Nội soi
3 trocart vùng sau phúc mạc có thể là quá nhiều
trocart, còn nội soi một vết mổ ở rốn lấy sạn niệu
quản có nhược điểm là mổ qua phúc mạc. Nếu nội
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận – Niệu 121
soi sau phúc mạc với một trocart sẽ khắc phục
được những nhược điểm của hai kiểu nội soi trước.
Đặc tính port X-cone® (Storz)
Là một trocart đa kênh chuyên dụng
Ưu điểm: có thể dùng lại nhiều lần nên giá
thành thấp hẳn so với các loại port chuyên
dụng trong nội soi một vết mổ khác, phần nắp
nhựa có thể thay mới dễ dàng, các phụ liệu
như nắp các kênh thao tác cũng thay dễ dàng,
chi phí thấp.
Nhược điểm: phần hình nón kim loạt cản trở
thao tác bắt chéo dụng cụ, làm cho động tác này
không có biên độ lớn được. Kinh nghiệm của
chúng tôi với SILS Port™ (Covidien)(5,10) với thao
tác tự do hơn cho thấy đây là nhược điểm chính
của X-cone®.
Các khó khăn trong thao tác kỹ thuật
Việc tạo khoang sau phúc mạc cần tận dụng
triệt để ngón tay bóc tách và bong bóng bóc tách vì
không thể dùng ống soi đẩy vén tạo khoang như
trong nội soi tiêu chuẩn với 3 trocart.
Trong nội soi một vết mổ vùng sau phúc
mạc, phải tận dụng việc bắt chéo dụng cụ
(instrument crossing) để phẫu tích. Bằng thao
tác này, chúng tôi có thể cắt xẻ cân Gerota,
phẫu tích niệu quản lên đến bể thận không
gặp nhiều khó khăn nên không cần dùng thêm
trocart phụ. Vì dùng kỹ thuật bắt chéo dụng
cụ khi phẫu tích nên chỉ dùng dụng cụ thẳng.
Cắt mở niệu quản sẽ dùng móc điện, nạy sạn
bằng spatula luồn qua một kênh thao tác của
port X-cone® khá thuận tiện. Khâu niệu quản
hay bể thận đều dùng mũi khâu vắt vừa thuận
tiện vừa giúp rút ngắn thời gian mổ. Việc
dùng ống soi 5 mm giúp dụng cụ phẫu tích có
nhiều khoảng trống để thao tác.
Nội soi một vết mổ (LESS) có thời gian mổ dài hơn nội soi tiêu chuẩn (LAP)?
Bảng 1. Đối chiếu phẫu thuật LESS so với LAP theo kinh nghiệm của chúng tôi.
Mở niệu quản /
bể thận lấy sạn
Kích thước sạn
(mm)
Máu mất
(mL)
Thời gian mổ
(phút)
Nằm viện
(ngày)
Ghi chú
LESS sau phúc mạc
(n=10) (loạt này)
19 23,8 97,2 4,22 Chuyển mổ nội soi tiêu chuẩn: 1
LESS trong phúc mạc (n=7)
(5)
15,8 26,6 106,6 3 BC: chảy máu vết trocar rốn: 1
LAP (n=148)
(6)
16,6 15,6 78,8 5,58 Chuyển mổ mở:1
Nhận thấy LESS sau phúc mạc có thời gian
mổ ngắn hơn LESS trong phúc mạc và dài hơn
nội soi sau phúc mạc tiêu chuẩn, với độ chênh
lệch thời gian không nhiều. Tuy nhiên, đây mới
là 10 trường hợp LESS sau phúc mạc đầu tiên
của chúng tôi, khi chưa hoàn thành đường
cong học tập. Trong LESS sau phúc mạc việc
dùng sợi chỉ khâu có thắt nút một đầu, dùng
mũi khâu vắt khâu niệu quản, dùng hem-o-lok
gút nơ cuối là các kỹ thuật nhằm rút ngắn thời
gian phẫu thuật.
Bảng 2. Đối chiếu kết quả phẫu thuật LESS sau phúc mạc mở niệu quản lấy sạn với các tác giả
Mở niệu quản /
bể thận lấy sạn
Số bệnh
nhân
Kích thước
sạn (mm)
Máu mất (mL) Thời gian
mổ (phút)
Nằm viện
(ngày)
Ghi chú
Wen X.,2012
(11)
10 - 30,7 132,7 -
Tugcu, 2013
(9)
23 ≥ 15 56,1 69,9 2,9 Không chuyển mổ mở hay nội soi
tiêu chuẩn
Khánh, 2013
(1)
38 - - 59,34 5,39 Rò nước tiểu: 3/38
Loạt này, 2015 10 19 23,8 97,2 4,22 Chuyển mổ nội soi tiêu chuẩn: 1
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
Chuyên Đề Thận – Niệu 122
Kinh nghiệm của các tác giả trong nội soi
sau phúc mạc lấy sạn niệu quản
Tugcu(9) so sánh 42 trường hợp nội soi sau
phúc mạc dùng 3 trocart với 23 trường hợp nội
soi một vết mổ sau phúc mạc thấy không có khác
biệt về: thời gian mổ: (74,1 vs 69,9 phút, P = 0,54),
máu mất (54,9 vs 56,1 mL, P = 0,49), thời gian
nằm viện (3,1 vs 2,9 days, P = 0,61). Bệnh nhân
mổ 3 trocart có thời gian dùng thuốc giảm đau
dài hơn (5,2 vs 2,4 days, P = 0,001). Bệnh nhân
mổ một vết mổ có điểm đau qua thang điểm đau
bằng thị giác thấp hơn ở các ngày hậu phẫu 1,2,3.
Wen X.(11) so sánh 10 trường hợp nội soi sau
phúc mạc một vết mổ với 15 trường hợp nội soi
với 3 trocart: không có trường hợp nào phải
chuyển kỹ thuật mổ ở cả hai nhóm, thời gian mổ
theo thứ tự là 132,7±16,3 vs 128,1±20,1 phút
(P=0,782), lượng máu mất ước tính: 30,7±5,9 vs
28,0±4,5mL (P=0,62), thời gian dùng thuốc giảm
đau sau mổ: 2±0,8 vs 3,5±0,5 ngày (P=0,005). Kết
quả thẩm mỹ ở nhóm LESS cao hơn theo đánh
giá của điều dưỡng và theo chính bệnh nhân (8,5
vs 5,3; P=0,012 và 8,3 vs 5,6; P=0,025, theo thứ tự).
Triển vọng của LESS sau phúc mạc
Nội soi một vết mổ sau phúc mạc lấy sạn
niệu quản-bể thận là bước khởi đầu để tiến tới
thực hiện những phẫu thuật phúc tạp hơn như
kinh nghiệm của chúng tôi đã chỉ ra trong phẫu
thuật nội soi sau phúc mạc tiêu chuẩn với 3
trocart(3).
Micali(7) báo cáo 11 trường hợp nội soi sau
phúc mạc một vết mổ mở niệu quản lấy sạn (3
bệnh nhân, với 1 bệnh nhân phải chuyển mổ
mở), cắt chóp nang thận (4 bệnh nhân), sinh thiết
thận (4 bệnh nhân). Cũng như chúng tôi, ông
cho rằng dụng cụ phẫu thuật cong không thích
hợp cho nội soi một vết mổ vùng sau phúc mạc.
Ryu(8) thực hiện được những phẫu thuật lớn
hơn. Trong 14 bệnh nhân nội soi một vết mổ sau
phúc mạc dùng dụng cụ banh vết thương Alexis
làm port đa kênh: 5 bệnh nhân cắt chóp nang
thận, 2 bệnh nhân cắt tuyến thượng thận, 2 bệnh
nhân cắt thận-niệu quản, 3 bệnh nhân cắt thận, 2
bệnh nhân mở niệu quản lấy sạn. Thời gian mổ
và lượng máu mất trung bình trong cắt chóp
nang thận là 56 phút (45-70) và 179 mL (22-398).
Thời gian mổ và lượng máu mất trung bình
trong phẫu thuật cắt bỏ và tạo hình là 156 phút
(115-21) và 403 mL (35-1324). Thời gian nằm viện
trung bình là 6,5 ngày (4-14), không có biến
chứng trong mổ quan trọng.
KẾT LUẬN
Nội soi một vết mổ sau phúc mạc vùng hông
lưng lấy sạn niệu quản và sạn bể thận bước đầu
cho kết quả đáng khích lệ với biến chứng bằng
không, việc chỉ có một trường hợp chuyển qua
nội soi tiêu chuẩn cho thấy tính khả thi cao của
kỹ thuật này. So với nội soi sau phúc mạc tiêu
chuẩn, kỹ thuật này có kết quả tương đương
nhưng có kết quả thẩm mỹ cao hơn vì chỉ có một
vết rạch da.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Đình Khánh, Trần Ngọc Khánh, Ngô Thanh Liêm, Lê
Lương Vình, Hoàng Văn Tùng(2013). Phẫu thuật nôi soi một
cổng sau phúc mạc điều trị sỏi tiết niệu tại bệnh viện Trung
ương Huế. Y học Việt Nam, tập 409, chuyên đề Tiết niệu-Thận
học, HN KH lần thứ VII, Hội Tiết niệu-Thận học Việt nam,
tr.37-43.
2. Micali S., Isgrò G., De Stefani S., Pini G., Sighinolfi
M.C., Bianchi G (2011).
Retroperitoneal laparoendoscopic single-site surgery:
preliminary experience in kidney and ureteral indications. Eur
Urol; 59(1):164-7.
3. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Nguyễn Văn Ân, Nguyễn Ngọc
Tiến, Phạm Phú Phát, Nguyễn Tế Kha, Ngô Đại Hải, Vũ Lê
Chuyên, Đào Quang Oánh, Nguyễn Tuấn Vinh, Ngô Thanh
Mai, Phan Trường Bảo, Nguyễn Hoàng Đức, Trần Thượng
Phong, Nguyễn Văn Học: Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc
trong Niệu khoa(2006). Kinh nghiệm qua 276 trường hợp tại
bệnh viện Bình Dân. Y học TP Hồ Chí Minh, Số đặc biệt HN
KHKT bệnh viện Bình Dân, Phụ bản của Tập 10* (1), tr.57-67.
4. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Phạm Hữu Đoàn, Nguyễn Văn
Học, Đỗ Anh Toàn, Chung Tuấn Khiêm(2007). Nội soi ngoài
phúc mạc vùng chậu lấy sỏi niệu quản. Y học TP Hồ Chí
Minh, Tập 11* Phụ bản của số 1*, tr.293-299.
5. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Chung Tuấn Khiêm, Phạm Phú
Phát, Đỗ Vũ Phương, Vũ Lê Chuyên(2011). Nội soi ổ bụng
một vết mổ mở niệu quản lấy sạn và tạo hình khúc nối bể
thận-niệu quản: Kinh nghiệm ban đầu. Y học Thực hành, số
769+770, Hội nghị Tiết niệu thận học toàn quốc và tập huấn
tiểu không tự chủ,tr.325-333.
6. Nguyễn Tế Kha, Trần Thượng Phong, Nguyễn Văn Ân,
Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Phạm Phú Phát, Ngô Đại Hải, Vũ
Lê Chuyên(2005). Phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc trong
bệnh lý sỏi niệu quản: kinh nghiệm điều trị 148 trường hợp tại
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận – Niệu 123
bệnh viện Bình Dân. Tạp chí Y học Việt Nam. Chuyên đề
Niệu-Thận học, tập 313, tr.128-133.
7. Phan Trường Bảo, Vũ Lê Chuyên, Lê Sỹ Hùng, Nguyễn Văn
Ân, Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Nguyễn Tế Kha(2005). Bước
đầu phẫu thuật nội soi lấy sỏi thận trên 26 bệnh nhân tại BV
Bình Dân. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 313, tr.96-99.
8. Ryu D.S., Park W.J., Oh T.H. (2009).
Retroperitoneal laparoendoscopic single-site surgery in
urology: initial experience. J EndoUrol; 23(11):1857-62.
9. Tugcu V., Simsek A., Kargi T., Polat H., Aras B., Tasci A.I.
(2013). Retroperitoneal laparoendoscopic single-
site ureterolithotomy versus conventional laparosopic
ureterolithotomy. Urology; 81(3):567-72.
10. Vũ Lê Chuyên, Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Phạm Phú Phát,
Nguyễn Tiến Đệ, Đỗ Vũ Phương, Chung Tuấn Khiêm, Trần
Ngọc Khắc Linh, Đỗ Lệnh Hùng (2011). Phẫu thuật nội soi
một vết mổ trong Tiết niệu: Ứng dụng ban đầu tại bệnh viện
Bình Dân. Y học TP. Hồ Chí Minh, Phụ bản của tập 15* Số 3*,
tr.71-78.
11. Wen X., Liu X., Huang H., Wu J., Huang W., Cai S., Li X., Ye
C., Zhu B., Cai Y., and Gao X. (2012). Retroperitoneal
Laparoendoscopic Single-Site Ureterolithotomy: A
Comparison with Conventional Laparoscopic Surgery. J
EndoUrol; 26(4): 366–371.
Ngày nhận bài báo: 10/05/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/06/2015
Ngày bài báo được đăng: 15/07/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dieu_tri_soi_nieu_quan_doan_lung_va_soi_be_than_qua_noi_soi.pdf