Điều trị thiếu sắt ở phụ nữ mang thai tại Việt Nam

KẾT LUẬN Qua đề tài nghiên cứu này chúng tôi đã xác định được 1. Tình trạng Hemoglobin của thai phụ ≤10,9 g/dl có 217 trường hợp chiếm tỷ lệ là 62,5%. Phân bố tình trạng thiếu sắt thai phụ có 108 trường hợp chiếm tỷ lệ là 31%. 2. Trong 3 tháng cuối thai kỳ thai phụ bị TMTS sẽ có các triệu chứng nhạy cảm lạnh (24,6%), dễ cáu gắt (19,6%) và khó tập trung(15,6%) chiếm tỷ lệ cao hơn giai đoạn đầu của thai kỳ. 3. Tác dụng phụ của TardyferonB9 chiếm tỷ lệ thấp. 4. Gián đoạn điều trị bổ sung sắt đối với Tardyferon B9 có tỷ lệ thấp và chấp nhận điều trị do hiệu quả và dễ uống hơn so với các chế phẩm sắt khác. Từ kết quả nghiên cứu đã đạt được, chúng tôi xin đề xuất 1. Xét nghiệm Hb thường quy cho phụ nữ mang thai để tầm soát thiếu máu. 2. Nếu điều kiện cho phép, xét nghiệm ferritin cho thai phụ có Hb thấp để xác định TMTS. 3. Lựa chọn chế phẩm thích hợp bổ sung sắt cho phụ nữ TMTS mang thai suốt thai kỳ để cung cấp cho nhau thai và đảm bảo lượng sắt dự trữ. 4. Hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ khảo sát mẫu lớn hơn đại diện cho cộng đồng để có kết quả khách quan và độ tin cậy cao hơn.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều trị thiếu sắt ở phụ nữ mang thai tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 50 ĐIỀU TRỊ THIẾU SẮT Ở PHỤ NỮ MANG THAI TẠI VIỆT NAM Đặng thị Hà*, L. Avril**, S. Boussetta***, V. Habert****, R. Raguideau****, J.Teillac****, Nguyễn Hà Giang**** TÓM TẮT Mục tiêu: Mục tiêu chính của nghiên cứu của chúng tôi là đánh giá thực tiễn của công tác dự phòng và quản lý (kiểm tra sinh học và lâm sàng quản lý điều trị) của thiếu sắt trong thời kỳ mang thai bởi bác sĩ sản phụ khoa Việt Nam. Mục tiêu phụ để đánh giá tần số các dấu hiệu và triệu chứng của thiếu sắt ở các giai đoạn khác nhau của thai kỳ cũng như lý do có thể thiếu hụt chất sắt, đặc biệt là do chế độ ăn uống. Phương pháp: Đây là một nghiên cứu dịch tễ học, trên cả nước và cắt ngang trên 347 phụ nữ mang thai, bao gồm chủ yếu là thai phụ ở độ tuổi trên 18. Tham gia có 110 bác sĩ sản phụ khoa Việt Nam làm việc ở 25 bệnh viện tại các thành phố lớn của cả nước đã đồng ý tham gia vào nghiên cứu này. Mỗi bác sĩ tham gia được yêu cầu khảo sát 3 thai phụ theo các giai đoạn của thai kỳ (một là thai dưới 3 tháng, một là từ 3 đến 6 tháng và một sau 6 tháng). Kết quả: Các bác sĩ cho rằng thiếu sắt ở phụ nữ chiếm khoảng 31%, nguyên nhân chủ yếu do chế độ ăn hằng ngày khoảng 50% và kém hấp thu 50,9%. Trong nghiên cứu này, các triệu chứng chính của thiếu sắt là 21,4% nhạy cảm với lạnh, cảm giác khó chịu 12,9% và khó khăn tập trung 10,8%. Những triệu chứng này được tìm thấy nhiều hơn và thường xuyên hơn khi mang thai tiến triển. Như vậy, 24,6% phụ nữ nhạy cảm lạnh sau 6 tháng của thai kỳ nhưng chỉ có 18,2% ở giai đoạn 3-6 tháng và 21,3% khi thai dưới 3 tháng. Kết quả có 62,5% phụ nữ mang thai bị thiếu máu (Hb trung bình của 10.9g/dl). Quản lý điều trị của thiếu sắt có hơn 87% phụ nữ được điều trị sắt. Các yếu tố quyết định của toa sắt chủ yếu là hiệu quả và dễ dàng để sử dụng sản phẩm (tương ứng 73,3% và 51,3%) không theo toa lý do chính là buồn nôn và chi phí điều trị. Trong số những người phụ nữ nhận được bổ sung sắt có 18,4% bị gián đoạn. Nguyên nhân chính của sự gián đoạn điều trị là do tác dụng phụ trên đường tiêu hóa 70,7% bệnh nhân (táo bón, buồn nôn, nôn). Vì vậy, dung nạp qua đường tiêu hoá là vấn đề rất quan trọng mà các bác sĩ và bệnh nhân phải đối mặt với việc sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt. Kết luận: Từ nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy việc bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai tại Việt Nam chiếm tỷ lệ cao. Qua đó, cho thấy rằng bác sĩ sản phụ khoa và người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc bổ sung sắt trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, lượng sắt thực phẩm được quan sát trong nghiên cứu này là kém hơn so với lượng sắt nói chung tham khảo hàng ngày (27mg/day). Tại Việt Nam, các khuyến nghị của Bộ Y tế là phụ nữ nên bổ sung sắt ít nhất một tháng sau sinh. Chúng tôi nghĩ rằng ngoài việc tư vấn dinh dưỡng để giúp phụ nữ mang thai có một chế độ ăn uống cân bằng, thì vấn đề bổ sung sắt đường uống thực sự quan trọng với một sản phẩm được dung nạp tốt và sự tuân thủ điều trị nghiêm túc là hết sức cần thiết. Từ khoá: Điều trị thiếu sắt phụ nữ mang thai tại Việt Nam. * Đại học Y Dược TP.HCM ** Pierre Fabre Medicament, Castres, France. *** Public Health and Quality of life Department Pierre FabreBoulogne, France. **** FIMEX internationnal,Ho chi Minh City Vietnam Tác giả liên lạc: TS.BS Đặng Thị Hà ĐT: 0913115025 Email: dangha0511@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 51 ABSTRACT TREATMENT OF IRON DEFICIENCY IN PREGNANT VIETNAMESE WOMEN Dang Thi Ha, L. Avril, S. Boussetta, V. Habert, R. Raguideau, J.Teillac, NguyenHa Giang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 50 – 55 Objective: The main objective of our study was to evaluate the practices of prevention and management (biological and clinical check-up, therapeutic management) of iron deficiency by Vietnamese obstetricians and gynecologists during pregnancy. The secondaries objectives were to evaluate the frequency of signs and symptoms of iron deficiency at different stages of pregnancy as well as the possible reasons for this deficiency, especially deficiencies due to diet. Methods This was an epidemiological, national and transverse study on 347 pregnant women. The main inclusion criteria were to be pregnant and aged over than 18. There are 110 vietnamese obstetricians and gynecologists working in 25 hospitals in major cities of the country agreed to take part in this study. Each participant doctor was asked to include 3 pregnant women according to the stage of their pregnancy (one before the 3 rd month, one between the 3 and the 6 month and one after the 6 month). Results Doctors suspected an iron deficiency in 31% of the women, maily due to deficient diet 50% and digestive absorption failure 50.9%.In this study, the main symptoms of iron deficiency were a sensibility to cold 21.4% irritability 12.9% and some concentration difficulties 10.8%. These symptoms were found more and more frequently as the pregnancy was progressing. Thus, 24.6% of the women were cold sensitive after 6 months of pregnancy but only 18.2% at the stage of 3-6 months and 21.3% at less than 3 months. The results of the collected data confirmed that more than a half 62.5% of those pregnant women were anaemic (with a mean Hb of 10.9g/dl). Therapeutic management of the iron deficienc, over 87% of the women were prescribed iron. The decisive factors of iron prescription were mainly the efficacy and ease to use the product (respectively 73.3% and 51.3%). The main non-prescription reasons were nausea and the cost of treatment.Among the women who received an iron preparation 18.4% interrupted the treatment. The main causes of this interruption were adverse effects on the digestive tractus for 70.7% of patients (constipation, nausea, vomiting). Thus, gastrointestinal tolerance is very important matter that doctors and patients have to face with the use of iron supplementation products. Conclusion From this study, the high rate of iron supplementation for pregnant women in Vietnam shows that obstetricians and gynecologists and inhabitants are aware of the importance of iron supplementation during pregnancy. Still, the food iron intake observed in this study was inferior to the Daily Reference intake(DRI) for iron (27mg/day). More generally,this study allows us to glimpse the dietary problems of these pregnant women. In Vietnam, the recommendations of the Ministry Of Health (MOH) to take the iron supplementation up to one month in post-partum. In conclusion, we think that in addition to nutritional advice to help vietnamese pregnant women have a well-balanced diet,oral iron supplementation is really important with a well tolerated product to have a good compliance. Key words: Treatment of iron deficiency in pregnant Vietnamese women. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở các nước đang phát triển vấn đề thiếu máu thiếu sắt (TMTS) nổi bật là thiếu máu do thiếu dinh dưỡng vì nghèo đói. Có hàng triệu người chịu cảnh thiếu dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.TMTS còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, mức thu nhập bình quân, tập quán và thói quen ăn uống(2). Đối với phụ nữ mang thai nhu cầu sắt cũng như folate tăng gấp 6 lần, qua các bữa ăn hàng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 52 ngày không thể đáp ứng đủ lượng sắt cần thiết, vì thế làm tăng nguy cơ TMTS trong thai kỳ(6). Nhiều phụ nữ từ các nước công nghiệp hóa và đang phát triển trở thành thiếu sắt và nhất là thiếu máu trong khi mang thai. Thật vậy, hơn 1/3 phụ nữ Việt Nam (32,2%) bị thiếu máu. Để duy trì một mức độ sắt bình thường, phụ nữ có kinh nguyệt hằng tháng phải hấp thụ khoảng 1,5mg sắt mỗi ngày. Sắt nhu cầu tăng trong thai kỳ để đáp ứng nhu cầu phát triển nhau thai và thai nhi là 300mg và để bù lại lượng máu mất sau sinh tương ứng với 600mg(1). Nhu cầu sắt cần thiết phải đảm bảo khoảng 5 đến 6 mg mỗi ngày trong ba tháng cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, sự hấp thụ sắt cải thiện sinh lý trong thai kỳ từ khoảng 10% đến 40%, vì vậy kho dự trữ sắt giảm rõ rệt ở các phụ nữ mang thai(4,5). Một số lượng lớn các phụ nữ đã bị thiếu sắt trước khi thụ thai. Thiếu hụt này có nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do một chế độ ăn nghèo nàn chất sắt. Thiếu sắt trong thời kỳ mang thai đa số gây nên băng huyết sau sanh, nhiễm trùng hậu sản, tỷ lệ tử vong chu sinh cao, sinh ra con có trọng lượng thấp và sinh non. Bổ sung sắt trong thời kỳ mang thai góp phần tích cực tác động đến tình trạng sắt bà mẹ sau sinh và phòng tránh được thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em(6,7). Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực tiễn của công tác dự phòng và quản lý (kiểm tra sinh học và lâm sàng quản lý điều trị) của thiếu sắt trong thời kỳ mang thai bởi Bác sĩ Sản Phụ khoa Việt Nam. - Đánh giá tần số các dấu hiệu và triệu chứng của thiếu sắt ở các giai đoạn khác nhau của thai kỳ cũng như lý do có thể thiếu hụt chất sắt, đặc biệt là do chế độ ăn uống. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu có 347 phụ nữ mang thai, bao gồm chủ yếu là thai phụ ở độ tuổi trên 18. Tham gia có 110 bác sĩ sản phụ khoa Việt Nam làm việc ở 25 bệnh viện tại các thành phố lớn của cả nước đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Mỗi bác sĩ tham gia khảo sát 3 thai phụ theo các giai đoạn của thai kỳ (một là thai dưới 3 tháng, một là từ 3 đến 6 tháng và một sau 6 tháng). Tiêu chuẩn chọn mẫu Thai phụ không bị bệnh mãn tính và các bệnh về máu, không bị tai biến trong lúc sanh hay mổ lấy thai và đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Không đảm bảo các tiêu chuẩn chọn mẫu. Phương pháp nghiên cứu - Đây là một nghiên cứu dịch tễ học, cả nước và cắt ngang. - Bác sĩ được yêu cầu điền vào một bảng câu hỏi "bác sĩ" xác định đặc điểm nhân khẩu-xã hội của bệnh nhân, kiểm tra lâm sàng và sinh học của thiếu sắt, tóm tắt các lý do có thể thiếu hụt chất sắt, các bệnh lý, điều trị, quản lý và tiền sử mang thai trước đó. - Mỗi thai phụ được yêu cầu điền vào một bảng câu hỏi dinh dưỡng" ở bảng câu hỏi tư vấn dinh dưỡng” được mô tả tần số tiêu thụ thực phẩm và đồ uống trong suốt thời gian qua. Nghiên cứu cắt ngang, thống kê mô tả. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS, Excel. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1: Phân bố tỷ lệ thai phụ theo độ tuổi Độ tuổi tần số tỷ lệ (%) 18-22 45 12,9 23-27 93 26,8 28-32 152 43,8 33-37 56 16,2 38-42 11 0,3 Tổng cộng 347 100 Nhận xét: Phân bố tỷ lệ thai phụ theo độ tuổi, chúng tôi nhận thấy từ 28-32 tuổi cao nhất 152 trường hợp chiếm tỷ lệ 43,8%. Độ tuổi từ 23 đến 27 cũng chiếm tỷ lệ khá cao là 26,8%. Như vậy, đa số thai phụ trong độ tuổi sinh đẻ. Bảng 2: Phân bố tỷ lệ thai phụ theo nghề nghiệp Nghề nghiệp Tần số Tỷ lệ (%) Nội trợ 67 19,3 Buôn bán 90 25,9 Công nhân viên 121 34,9 Làm ruộng 36 10,4 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 53 Nghề nghiệp Tần số Tỷ lệ (%) Khác 33 9,5 Tổng cộng 347 100 Nhận xét: phân bố tỷ lệ thai phụ theo nghề nghiệp chúng tôi nhận thấy thành phần công nhân viên chiếm tỷ lệ cao nhất là 34,9%, trong mẫu nghiên cứu nghề buôn bán và nội trợ chiếm tỷ lệ lần lượt là 25,9% và 19,3%. Bảng 3: Phân bố tỷ lệ thai phụ theo trình độ học vấn Trình độ học vấn Tần số Tỷ lệ (%) Dưới cấp 1 31 8,9 Cấp 1 & 2 102 29,4 Cấp 3 147 42,4 Cao đẳng &Đại học 67 19,3 Tổng cộng 347 100 Nhận xét: Phân bố tỷ lệ thai phụ theo trình độ học vấn chúng tôi nhận thấy trình độ cấp 3 chiếm tỷ lệ cao nhất là 42,4%. Trình độ cấp 1 & 2 và Cao đẳng & Đại học chiếm tỷ lệ lần lượt là 29,4% và 19,3%. Bảng 4: Phân bố tỷ lệ thai phụ theo số lần mang thai Số lần mang thai Tần số Tỷ lệ (%) 1 196 56,5 2 109 31,5 3 39 11,2 4 3 0,8 Tổng cộng 3477 100 Nhận xét: Phân bố tỷ lệ thai phụ theo số lần mang thai cho thấy sanh con so chiếm lệ cao nhất là 56,5%. Trong mẫu nghiên cứu sanh con lần 2 chiếm tỷ lệ là 31,5%. Bảng 5: Phân bố tỷ lệ sản phụ theo số lần hút nạo thai Số lần hút nạo thai Tần số Tỷ lệ (%) 0 218 62.7 1 58 16,7 2 71 20,6 Tổng cộng 347 100 Nhận xét: Phân bố tỷ lệ thai phụ theo số lần hút nạo thai cho thấy chưa hút nạo thai lần nào chiếm lệ cao nhất là 62,7%. Sau đó hút nạo thai từ 1 đến 2 lần chiếm tỷ lệ lần lượt là 16,7% và 20,6%. Bảng 6: Phân bố tiền căn sản khoa của thai phụ Tiền căn sản khoa Tần số Tỷ lệ (%) Chưa sanh 196 56,5 Tiền căn sản khoa Tần số Tỷ lệ (%) Sanh thường 113 32,6 Sanh mổ 38 10,9 Tổng cộng 347 100 Nhận xét: Phân bố tỷ lệ thai phụ theo tiền căn sản khoa cho thấy 196 trường hợp chưa sanh chiếm tỷ lệ cao nhất là 56,5%. Sanh thường và sanh mổ chiếm tỷ lệ lần lượt là 32,6% và 10,9%. Bảng 7: Phân bố thai phụ theo tuổi thai Tuổi thai Tần số Tỷ lệ (%) < 3 tháng 114 32,9 Từ 3 - 6 tháng 115 33,1 > 6 tháng 118 34,0 Tổng cộng 347 100 Nhận xét: Phân bố thai phụ theo tuổi thai cho thấy tỷ lệ của từng giai đoạn của thai kỳ gần tương đương nhau lần lượt là 32,9%, 33,1% và 34,0%. Bảng 8: Phân bố tình trạng thiếu máu của thai phụ Tình trạng Tần số Tỷ lệ (%) Bình thường 130 37,5 TM(Hb< 10,9g/dl) 217 62,5 Tổng cộng 347 100 Nhận xét: Phân bố tình trạng TM của thai phụ có 217 trường hợp TM chiếm tỷ lệ là 62,5%. Bảng 9: Phân bố tình trạng TMTS của thai phụ Tình trạng TMTS Tần số Tỷ lệ (%) Bình thường 239 69 TMTS 108 31 Tổng cộng 347 100 Nhận xét: Phân bố tình trạng thai phụ có 108 trường hợp TMTS chiếm tỷ lệ là 31%. Bảng 10: Triệu chứng thai phụ TMTS Triệu chứng Nhạy cảm với lạnh (%) Dễ cáu gắt (%) Khó tập trung (%) Tổng (%) Tuổi thai < 3 tháng 21,3 9,5 10,4 41,2 Từ 3-6 tháng 18,2 9,2 6,4 33,8 > 6 tháng 24,6 19,6 15,6 59,8 Tổng(%) 64,1 38,3 32,4 134,8 Nhận xét: So sánh tỷ lệ triệu chứng của thai phụ TMTS của từng giai đoạn của thai kỳ chúng tôi nhận thấy rằng 24,6% phụ nữ nhạy cảm lạnh sau 6 tháng của thai kỳ nhưng chỉ có 18,2% ở giai đoạn 3-6 tháng và 21,3% lúc thai dưới 3 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 54 tháng. Đồng thời 19,6% phụ nữ dễ cáu gắt trong 3 tháng cuối và 9,5% xảy ra ở 3 tháng đầu thai kỳ. Kết quả cũng cho thấy 15,6% khó khăn tập trung trong 3 tháng cuối so với 10,4% trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bảng 11: Điều trị thai phụ TMTS. Nôn, buồn nôn, táo bón (%) Gián đoạn điều trị (%) Loại sắt được bác sĩ lựa chọn (%) Chấp nhận bổ sung sắt do hiệu quả (%) Chấp nhận bổ sung sắt do dễ uống (%) Tardyferon B9 9,3 13,6 20 73,3 51,3 9 sản phẩm sắt khác 70,7 18,4 <20 26,7 48.7 Tổng(%) 80,0 32,0 <40 100 100 Nhận xét: Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ tác dụng phụ của TardyferonB9 thấp nhất so với 9 loại sản phẩm sắt. Gián đoạn điều trị bổ sung sắt đối với Tardyferon B9 tỷ lệ thấp hơn và tỷ lệ bác sĩ lựa chọn thuốc này cao nhất so với các chế phẩm sắt khác. Đồng thời chấp nhận bổ sung sắt do hiệu quả và dễ uống cũng chiếm tỷ lệ cao hơn. Bảng 12: Sắt thực phẩm được hấp thu qua bảng câu hỏi về chế độ ăn uống Sắt thực phẩm được cung cấp Không có thai 3 tháng đầu thai kỳ 3 tháng cuối thai kỳ Sắt thực phẩm trung bình 20,9 20,9 20,9 Sắt thực phẩm hằng ngày (mg) 20,2 20,4 22,0 Nhận xét: Lượng sắt thực phẩm trung bình đã được hấp thu 20.9mg/ngày, phụ nữ đã mang thai có một lượng thực phẩm sắt cao hơn so với những người không có con. BÀN LUẬN Nhu cầu sắt tăng lên trong quá trình mang thai nhằm cung cấp cho nhau và bào thai phát triển cũng như nhằm bù lại lượng sắt mất do xuất huyết khi sinh. Sau sanh người mẹ không những cần bổ sung sắt để bù lại lượng máu mất sau sanh mà còn cần cho nhu cầu nuôi con bú(3). Chúng ta biết rằng bổ sung sắt trong quá trình mang thai sẽ ảnh hưởng tích cực lên dự trữ sắt của người mẹ sau sanh(5). Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy có 152 trường hợp tuổi từ 28-32 chiếm tỷ lệ cao nhất là 43,8%. Độ tuổi từ 23 đến 27 cũng chiếm tỷ lệ khá cao là 26,8%. Như vậy, đa số thai phụ trong độ tuổi sinh đẻ. Trong mẫu nghiên cứu thành phần công nhân viên chiếm tỷ lệ cao nhất là 34,9%. Phân bố tỷ lệ thai phụ theo trình độ học vấn chúng tôi nhận thấy trình độ cấp 3 chiếm tỷ lệ cao nhất là 42,4%. Đối tượng nghiên cứu đa số là công nhân viên và trình độ học vấn khá do đó họ tuân thủ theo dõi khám thai và dùng thuốc sắt bổ sung, tỷ lệ gián đoạn điều trị rất thấp. Chúng tôi nhận thấy rằng sanh con so chiếm lệ cao nhất là 56,5% và số lần hút nạo thai từ 1 đến 2 lần chiếm tỷ lệ lần lượt là 16,7% và 20,6%. Nếu sanh con nhiều lần hay hút nạo thai nhiều lần thì làm gia tăng tỷ lệ TMTS trong thai kỳ. Tình trạng Hemoglobin của thai phụ <10,9 g/dl có 217 trường hợp chiếm tỷ lệ là 62,5%. Phân bố tình trạng thiếu sắt thai phụ có 108 trường hợp chiếm tỷ lệ là 31%. Như vậy có 108 thai phụ thiếu sắt trong tổng số 217 thai phụ thiếu máu chứng tỏ rằng nguyên nhân thiếu máu trong thai kỳ chủ yếu là do thiếu sắt, vì vậy vấn đề bổ sung sắt trong thai kỳ cần được quan tâm. Lượng sắt thực phẩm trung bình đã được hấp thu 20.9mg/ngày, phụ nữ đã mang thai có một lượng thực phẩm sắt cao hơn so với những người không có con. Tuy nhiên, lượng sắt thực phẩm được quan sát trong nghiên cứu này là kém hơn so với lượng sắt nói chung tham khảo hàng ngày (27mg/ngày). Đồng thời đối với phụ nữ mang thai nhu cầu sắt cũng như folate tăng gấp 6 lần, qua các bữa ăn hàng ngày không thể đáp ứng đủ lượng sắt cần thiết, vì thế làm tăng nguy cơ TMTS trong thai kỳ(6). So sánh tỷ lệ triệu chứng của thai phụ TMTS của từng giai đoạn của thai kỳ chúng tôi nhận thấy rằng 24,6% phụ nữ nhạy cảm lạnh sau 6 tháng của thai kỳ nhưng chỉ có 18,2% ở giai đoạn 3-6 tháng và 21,3% lúc thai dưới 3 tháng. Đồng thời 19,6% phụ nữ dễ cáu gắt trong 3 tháng cuối và 9,5% xảy ra ở 3 tháng đầu thai kỳ. Kết quả cũng cho Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 55 thấy 15,6% khó tập trung trong 3 tháng cuối so với 10,4% trong 3 tháng đầu thai kỳ. Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ tác dụng phụ của TardyferonB9 thấp nhất so với 9 loại sản phẩm sắt. Gián đoạn điều trị bổ sung sắt đối với Tardyferon B9 tỷ lệ thấp hơn và tỷ lệ bác sĩ lựa chọn thuốc này cao nhất so với các chế phẩm sắt khác. Đồng thời chấp nhận bổ sung sắt do hiệu quả và dễ uống cũng chiếm tỷ lệ cao hơn. Tổ chức Y tế Thế giới báo cáo ước tính rằng bổ sung chất sắt tốt hơn với thuốc phóng thích chậm. Thực tế, chế phẩm sắt phóng thích chậm cho phép một số lượng nhỏ sắt tại bất kỳ thời điểm nào đó để tiếp xúc với niêm mạc tá tràng do đó cải thiện sự hấp thu và dung nạp dạ dày- ruột. Tại Việt Nam, Tardyferon B9 là sắt duy nhất có dạng bào chế tuân thủ các khuyến nghị này. KẾT LUẬN Qua đề tài nghiên cứu này chúng tôi đã xác định được 1. Tình trạng Hemoglobin của thai phụ ≤10,9 g/dl có 217 trường hợp chiếm tỷ lệ là 62,5%. Phân bố tình trạng thiếu sắt thai phụ có 108 trường hợp chiếm tỷ lệ là 31%. 2. Trong 3 tháng cuối thai kỳ thai phụ bị TMTS sẽ có các triệu chứng nhạy cảm lạnh (24,6%), dễ cáu gắt (19,6%) và khó tập trung(15,6%) chiếm tỷ lệ cao hơn giai đoạn đầu của thai kỳ. 3. Tác dụng phụ của TardyferonB9 chiếm tỷ lệ thấp. 4. Gián đoạn điều trị bổ sung sắt đối với Tardyferon B9 có tỷ lệ thấp và chấp nhận điều trị do hiệu quả và dễ uống hơn so với các chế phẩm sắt khác. Từ kết quả nghiên cứu đã đạt được, chúng tôi xin đề xuất 1. Xét nghiệm Hb thường quy cho phụ nữ mang thai để tầm soát thiếu máu. 2. Nếu điều kiện cho phép, xét nghiệm ferritin cho thai phụ có Hb thấp để xác định TMTS. 3. Lựa chọn chế phẩm thích hợp bổ sung sắt cho phụ nữ TMTS mang thai suốt thai kỳ để cung cấp cho nhau thai và đảm bảo lượng sắt dự trữ. 4. Hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ khảo sát mẫu lớn hơn đại diện cho cộng đồng để có kết quả khách quan và độ tin cậy cao hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bodnar LM, Cogswell ME, Scanlon KS. Bodnar LM, Cogswell ME KS Scanlon (2002): Low income postpartum women are at risk of iron deficiency. J Nutr. J Nutr. Aug;132(8): 298-302. 2. Breymann C, Zimmermann R, Huch R, Huch A. Use of recombinant human erythropoietin in combination with parenteral iron in the treatment of postpartum anaemia. European Journal of Clinical Investigation 1996; 26: 13-123. 3. British Columbia Guidelines (2004): Investigation &Management of iron deficiency. 4. Murray-Kolb LE and Beard JL (2009) Iron deficiency and child and maternal health, Am. J. linical Nutrition, March 1, 89(3): 946 - 950 5. Allen LH (2000). Anemia and iron deficiency: effects on pregnancy out-come. Am J Clin Nutr.2000:71(suppl): 4-1280. 6. World Health Organisation (1989) Preventigation & Controllling iron deficiency anaemia through primary health care. 7. World Health Organissation (2001) Iron deficiency anemia Assessment, prevention and control.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdieu_tri_thieu_sat_o_phu_nu_mang_thai_tai_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan