Điều trị tổn thương mạch máu do vỡ khung chậu
Về điều trị ngoại khoa(5,6): cần phải đánh giá
cho hết các thương tổn trong ổ bụng, lưu ý
đường mổ là đường trắng giữa trên và dưới rốn,
phải biết tôn trọng hàng rào phúc mạc, luôn
luôn bám theo động mạch chủ bụng và động
mạch chậu gốc cũng như hệ thống tĩnh mạch
song hành, vì khi cần thiết đi vào khối máu tụ
phải kẹp mạch máu cầm máu để tìm và giải
quyết tổn thương. Trong phẫu thuật mạch máu
điều cần lưu ý đó là phục hồi lưu thông tuần
hoàn, tôn trọng kỷ thuật khâu nối mạch máu,
đuổi khí và bơm rửa dung dịch có héparine(1,2,3).
Vấn đề giải quyết tổn thương của vỡ xương
chậu, ổ cối và cổ xương đùi phải được tôn trọng
nghiêm ngặt, vì nếu không được tôn trọng sẽ
làm tổn thương mạch máu sau khi khâu nối.
Giải quyết các thương tổn chấn thương sọ
não, lồng ngực, ngoại tổng quát . phải có kết
hợp với các chuyên khoa.
Vấn đề điều trị kết hợp sau mổ hết sức quan
trọng đó là: bồi hoàn nước điện giải và máu cho
đủ, kết hợp kháng sinh, sử dụng kháng đông
bằng đường truyền tĩnh mạch những ngày đầu
và sau đó cho uống có theo dõi bằng kiểm tra
TCK, thuốc bổ - giảm đau và nuôi dưỡng tập vật
lý trị liệu.
Trong số liệu của chúng tôi chỉ có 07 bệnh
nhân, tỉ lệ tử vong 28,57 % (2/7), về kinh điển
biến chứng mạch máu do vỡ khung chậu có tỉ lệ
tử vong là 30-50%, và ở các tác giả như Rothen
Berger, Reynold và Balsano đã nghiên cứu và có
tỉ lệ tử vong tương đương.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 173 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều trị tổn thương mạch máu do vỡ khung chậu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 327
ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG MẠCH MÁU DO VỠ KHUNG CHẬU
Nguyễn Văn Khôi*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Vỡ khung chậu gây biến chứng tổn thương mạch máu chiếm 15% trường hợp trên lâm sàng, và
gây tử vong cao chiếm từ 30 – 50%. Phát hiện tổn thương khung chậu có biến chứng tổn thương mạch máu,
phải có chiến lược điều trị phù hợp để làm hạ thấp tỷ lệ tử vong.
Phương pháp: Vừa hồi cứu vừa tiền cứu bệnh nhân vào viện từ năm 1998 đến nay có vỡ khung chậu và có
biến chứng thương tổn mạch máu vùng chậu.
Kết quả: Tổng số 7 trường hợp được chẩn đoán vở khung chậu và tổn thương mạch máu. Điều trị ngoại
khoa và can thiệp mạch máu. Kết quả điều trị: sống 5/7 (71,43 %) và tử vong 2/7 (28,57%).
Kết luận: Biến chứng mạch máu do vỡ khung chậu có tỉ lệ tử vong cao, cần phải được chẩn đoán sớm, tích
cực, phù hợp để hạ thấp tỉ lệ tử vong. Bệnh nhân phải được điều trị các trung tâm có trang bị kỹ thuật và đội
ngũ bác sĩ chuyên khoa can thiệp mạch máu và sẵn sàng phẫu thuật để cứu sống nạn nhân.
Từ khóa: vỡ khung chậu, bơm tắc mạch máu.
ABSTRACT
TREATMENT OF VASCULAR INJURIES FROM PELVIC FRACTURES
Nguyen Van Khoi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 327 - 331
Objectives: Pelvic fractures complicating vascular injuries clinically account for 15% cases and has a high
mortality of 30-50%. Early recognition of vascular complications and proper treatment strategy help reduce
mortality.
Methods: This retrospective and prospective study was carried out to review all cases of pelvic fractures with
vascular injuries admitted to Cho Ray Hospital from 1998 to presence.
Results: Seven patients diagnosed of pelvic fractures with complicated vascular injuries were treated with
surgery and vascular intervention. Of 7 patients treated, 5 patients survived (71.43%) and the other two died
(28.57%).
Conclusions: Vascular complications from pelvic fractures has a high mortality and early and urgent
recognition is important to reduce mortality. These patients requires treatment and care at well-equipped medical
facilities with available health care professionals specialized in vascular intervention and prompt surgery must be
accomplished to save the patients life.
Key words: pelvic fractures, vascular embolism.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vỡ khung chậu có biến chứng tổn thương
mạch máu là cấp cứu ngoại khoa thường gặp và
rất nặng nề trong cấp cứu hàng ngày. Hiện nay
trong tốc độ đô thị hóa với phát triển cầu đường
và sự đa dạng hóa các loại phương tiện giao
thông gây tai nạn là một trong những nguyên
nhân chính. Ngoài ra phải kể đến đó là khi nạn
nhân té cao. Từ hai nguyên nhân này gây nhiều
tổn thương cho nạn nhân trong đó có vỡ khung
chậu gây tổn thương mạch máu.
Vỡ khung chậu gây biến chứng tổn thương
mạch máu chiếm 15% trường hợp trên lâm sàng,
và gây tử vong cao chiếm từ 30 – 50%.
* Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Nguyễn Văn Khôi, ĐT: 0913.196.136, Email: khoinguyenvan@yahoo.co.uk
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 328
Do vậy khi phát hiện tổn thương khung
chậu gây biến chứng tổn thương mạch máu phải
có chiến lược điều trị phù hợp để làm hạ thấp tỷ
lệ tử vong. Nguyên tắc trong điều trị là phục hồi
tuần hoàn, kết hợp xương gãy và giải quyết tốt
các thương tổn kèm theo.
SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi vừa hồi cứu vừa tiền cứu bệnh
nhân vào viện từ năm 1998 đến hiện nay có vỡ
khung chậu và có biến chứng thương tổn mạch
máu vùng chậu kèm theo:
Tổng số: 07
Có vỡ khung chậu: 07
Có tổn thương mạch máu: 07
Nghề nghiệp
Công nhân: 03
Sinh viên: 02
Công chức nhà nước: 01
Không nghề nghiệp: 01
Độ tuổi từ: 20 - 40, Nam: 05; Nữ: 02
Nguyên nhân tại nạn: tai nạn giao thông, té
lầu cao
KẾT QUẢ
Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng toàn thân
Mạch nhanh: từ 100 – 120 nhịp / phút
Huyết áp tụt và kẹp: từ 90/70, 80/60, 70/.
mmHg
Da niêm nhạt
Thở nhanh
Triệu chứng thực thể
Biểu hiện tình trạng choáng: mạch nhanh,
huyết áp tụt và kẹp.
Chấn thương vùng đầu mặt cổ ngực, tràn
máu khoang màng phổi.
Xây sát da vùng bụng, hạ sườn hai bên,
hông lưng, bụng căng chướng, bệnh cảnh xuất
huyết nội do vỡ lách, chọc dò khoang màng
bụng có máu loãng.
Vùng bẹn: xây sát da, bầm tím, toác rộng hở
da vùng bẹn chảy nhiều máu.
Rách toác, bầm dập nát tầng sinh môn.
Khung chậu bị biến dạng, ép khung chậu
lỏng lẽo.
Chảy máu ở miệng lỗ sáo.
Ra huyết âm đạo.
Chi dưới: tư thế bất thường, vận động
không được hoặc hạn chế, mạch bẹn – khoeo và
mu chân khó bắt, tím tái, rối loạn cảm giác chi.
Đau cột sống thắt lưng,
Tụ máu bẹn đùi trái,
Chọc dò ổ bụng ra máu loãng không đông,
Bí tiểu.
Cận lâm sàng
Chụp X-quang
Phổi thẳng: tràn máu khoang màng phổi,
Bụng thẳng không sửa soạn: hình ảnh mờ cả
vùng bụng,
Khung chậu thẳng: gãy ngành ngồi mu và
chậu mu, toác khớp hàm mu, vỡ cánh chậu một
hoặc hai bên, vỡ ổ cối, bong khớp cùng chậu một
hoặc hai bên, gãy cổ xương đùi.
Chụp cắt lớp
Sọ não: có hình ảnh máu tụ dưới da đầu.
Bụng: tổn thương lách, bàng quang, vỡ
khung chậu, tụ dịch trong ổ bụng và thành sau
phúc mạc vùng chậu.
Siêu âm
Bụng: dịch tự do trong ổ bụng.
Doppler mạch máu: tổn thương động mạch,
tĩnh mạch chậu ngoài, động mạch đùi chung.
Công thức máu
Hồng cầu: 2.0 M/uL – 2,9 M/uL
HCT %: 18% - 25%
Có rối loạn đông máu: TQ – TCK kéo dài –
co cục máu không hoàn toàn.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 329
Các thương tổn ghi nhận
TT CÁC THƯƠNG TỔN Số ca
1 Choáng mất máu 07
2 Tràn máu khoang màng phổi trái 01
Bụng:
Xuất huyết nội – vỡ lách 01
Rách cơ hoành trái 01
3
Vỡ bàng quang 01
Phần mềm:
Tụ máu vùng bẹn 07
4
Toác tầng sinh môn 04
Mạch máu:
Động mạch:
Đứt nhánh bên động mạch hạ vị phải 03
Đứt lìa xa động mạch chậu ngoài phải 02
Dập nát động mạch chậu ngoài phải 01
Đứt nhánh bên động mạch hạ vị phải và
trái 01
Đứt nhánh động mạch cực trên thận trái 01
Tĩnh mạch:
Rách tĩnh mạch chậu gốc trái 01
5
Rách tĩnh mạch chậu ngoài phải 01
Gãy khung chậu: 07
Vỡ cánh chậu 02
Gãy kín ngành ngồi mu và chậu mu hai
bên 02
Gãy kín ngành ngồi mu phải 01
Gãy kín ngành ngồi mu trái 01
Gãy kín ngành chậu mu phải 01
Toác khớp cùng chậu hai bên 02
Toác khớp cùng chậu phải 01
Toác khớp hàn mu 02
6
Vỡ ổ cối trái 01
7 Gãy kín cổ xương đùi trái 01
Điều trị ngoại khoa
TT Nội dung can thiệp ngoại khoa Số ca
Mạch máu 04
Động mạch
Ghép đoạn động mạch chậu ngoài trái
bằng tĩnh mạch hiển trong 01
Ghép đoạn động mạch chậu đùi trái bằng
tĩnh mạch hiển trong 01
Tĩnh mạch
Khâu phục hồi tĩnh mạch chậu gốc trái 01
1
Khâu phục hồi tĩnh mạch chậu ngoài phải 01
Bơm tắc (catheterism)
- Bơm thuyên tắc nhánh bên động mạch
chậu trong phải 02
- Bơm thuyên tắc nhánh bên động mạch
chậu trong phải và trái
01
2
- Bơm thuyên tắc nhánh của động mạch 01
TT Nội dung can thiệp ngoại khoa Số ca
cực trên thận trái
Bụng
- Cắt lách 01
- Khâu cơ hoành trái 01
- Mở bàng quang ra da 01
- Hậu môn tạm đại tràng xích ma 01
- Hậu môn tạm đại tràng ngang 01
3
- Khâu tầng sinh môn 06
4 Dẫn lưu tràn máu khoang màng phổi trái 01
Xương
- Cố định ngoài khung chậu 07
5
- Bó bột chống xoay cổ xương đùi trái 01
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
- Tử vong: 2/7 (28,57 %)
- Sống: 5/7 (71,43 %)
BÀN LUẬN
Nguyên tắc điều trị của thương tổn mạch
máu do vỡ khung chậu là phục hồi lưu thông
tuần hoàn, cố định khung chậu và xương bị gãy
và giải quyết các thương tổn đi kèm khác(3,5,6).
Về thương tổn mạch máu có thể là thân
động mạch và thân tĩnh mạch chậu, các động
mạch và tĩnh mạch đùi chung(3,4). Vấn đề ngoại
khoa cần thiết phải đặt ra để cầm máu và phục
hồi lưu thông tuần hoàn đối với các mạch máu
bị tổn thương(3,4,6). Các thương tổn tận của các
động mạch hạ vị hoặc tuần hoàn bàng hệ
thường thấy ở mạch máu vùng thắt lưng và
mạch máu cùng giữa. Hiện nay chúng ta có thể
điều trị bằng cách bơm tắc.
Những tương quan giữa tổn thương xương
và mạch máu(3): người ta có thể phân thành gãy
xương phức hợp, gãy cung sau khung chậu, gãy
chõm cầu lớn. Trong các thương tổn động tĩnh
mạch được ghi nhận và vỡ xương chậu di động
làm đe doạ động mạch thẹn trong, các nhánh
trước và sau khớp và đám rối tạng(3). Trong các
bệnh nhân của chúng tôi có 3 bệnh nhân bị toác
khớp cùng chậu và gãy ngành ngồi mu.
Hậu quả lâm sàng(3) của các thương tổn
mạch máu được ghi nhận:
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 330
Biến chứng động mạch: gây ra hội chứng
thiếu máu cấp có thể do chảy máu ồ ạt vì vỡ
hoàn toàn động mạch.
Biến chứng tĩnh mạch: gây chảy máu làm gia
tăng tình trạng choáng, cần đề phòng thuyên tắc
do huyết khối.
Xuất huyết: là do mạch máu bị tổn thương
và khung chậu bị vỡ, có thể kèm theo thương
tổn phúc mạc và các tạng như gan, lách ..
Trên lâm sàng được ghi nhận khối máu tụ sau
phúc mạc khi không có thương tổn phúc mạc,
máu tụ ngấm – lan tỏa đi, phát triển rộng ra
sau và có thể đi đến hố thắt lưng, và đến tận
cơ hoành và có thể lan tỏa xuống ở vị trí cung
đùi. Chúng tôi có tất cả 07 bệnh nhân có khối
máu tụ sau phúc mạc.
Những thương tổn kết hợp: theo các tác giả
ghi nhận như sau Hawkins 22%, Chatelain và
Masse 24%, hầu hết thay đổi theo bệnh cảnh lâm
sàng và có thương tổn tạng trong ổ bụng. Trong
số bệnh nhân chúng tôi có 3 trong 4 bệnh nhân
có tổn thương phối hợp.
Về phương diện chẩn đoán lâm sàng(3), tác
giả Hurbbard và cộng sự đã nghiên cứu 222
bệnh nhân có vỡ khung chậu, trong đó chọc hút
bơm rửa khoang ổ bụng có máu là 26 trường
hợp do tổn thương gan, lách và mạc treo ruột.
Có 10 trường hợp thăm dò ngoại khoa không chỉ
các tạng trong ổ bụng mà còn kèm theo trong đó
có 8 trường hợp do sự rịn rỉ của khối máu tụ sau
phúc mạc do dưới áp lực của khối máu tụ tăng
cao và 2 trường hợp do vỡ khối máu tụ vào
khoang ổ bụng.
Về cận lâm sàng(3): Nên chụp mạch máu,
giúp phân tích giải phẫu mạch máu vùng chậu,
giai đoạn đầu là chụp mạch máu để điều trị. Vấn
đề chụp mạch máu được đặt ra khi trên lâm
sàng và cận lâm sàng có nghi ngờ tổn thương
mạch máu, hoặc trước các dấu hiệu có thương
tổn thân mạch máu rõ ràng và sau khi đánh giá
tổn thương hoặc lựa chọn cách điều trị, hoặc khi
có khối máu tụ sau phúc mạc giúp đánh giá vị
trí chảy máu để lựa chọn cách điều trị như: phẫu
thuật hoặc bơm tắc. Chúng tôi thực hiện 7/7
chụp mạch máu để giúp chẩn đoán.
Hình 1: Tổn thương nhánh bên động mạch chậu trong
phải
Hình 2: Sau khi bơm tắc nhánh bên động mạch chậu
trong phải
Khi hồi sức cho bệnh nhân bao gồm(5,6): ghi
nhận các thương tổn – theo dõi sát trong thời
gian vận chuyển vì nó có thể làm nặng thêm
trước khi đến bệnh viện, đặt hai đường truyền
tĩnh mạch ở chi trên, đặt sonde Swan-Ganz để
ghi nhận thông số huyết học, dẫn lưu bàng
quang, truyền dịch nhanh để đáp ứng tình trạng
huyết động của bệnh nhân bằng các dung dịch
keo; máu cùng nhóm; huyết tương; tiểu cầu và
phát hiện sớm các rối loạn về cầm máu và đông
máu để tiên lượng cho can thiệp ngoại khoa.
Kết hợp chặt chẽ (G. Suite)(3) là áp dụng sự
đối kháng áp lực nó cho phép làm giảm sự chảy
máu và cạnh tranh giảm áp huyết. Sự kết hợp
này áp dụng từ chi dưới đến tận 1/3 dưới của
lồng ngực. Kết hợp cần thiết phải có hô hấp trợ
giúp để dự phòng sự giảm dung tích sống thứ
phát từ áp lực thành bụng và phần đóng của
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 331
thành ngực. Sự kết hợp ở 03 nơi: trong lúc vận
chuyển, khi nhập viện và có kiểm tra bằng
phương pháp thẩm phân phúc mạc loại trừ chảy
máu trong ổ bụng và hoặc trong thời gian can
thiệp ngoại khoa ổ bụng do tổn thương nội tạng
và có phát hiện máu tụ sau phúc mạc.
Vấn đề điều trị bằng cách bơm tắc(3)
(catheterism): hiện nay được tiến hành ở các
trung tâm chuyên khoa lớn, có trang bị phương
tiện đầy đủ và có bác sĩ thực hành chuyên khoa
giỏi. Mục đích của bơm tắc là cầm máu từ trong
lòng động mạch, làm cho máu ngừng chảy.
Thuyên tắc làm ngừng chảy máu tạm thời hoặc
vĩnh viễn ở động mạch có liên quan, thực hiện ở
động mạch có đường kính ≤ 2 mm, chủ yếu là
các nhánh của động mạch chậu trong. Tuy nhiên
cũng phải cần lưu ý về các nguy hiểm và biến
chứng của bơm tắc như: bơm tắc lập đi lập lại,
vùng đùi bị phù do máu tụ, nhiễm độc chất cản
quang. Chúng tôi chỉ thực hiện được 5/7 bệnh
nhân do tổn thương nhánh bên của động mạch
chậu trong phải, sau khi bơm tắc chúng tôi chụp
kiểm tra đạt kết quả tốt, nghĩa là nhánh bên của
động mạch chậu trong phải không còn chảy
máu. Tác giả J.Fichelle (Hội phẫu thuật mạch
máu quốc gia Pháp) trong các năm 1984 (có 14
trường hợp), năm 1986 (có 9 trường hợp), năm
1993 (có 17 trường hợp) đã tiến hành bơm tắc
mạch, kết quả đạt được khá tốt.
Trong lúc chụp mạch máu trên một bệnh
nhân có phát hiện tổn thương nhánh bên của
động mạch cực trên thận trái và đã tiến hành
bơm tắc.
Về điều trị ngoại khoa(5,6): cần phải đánh giá
cho hết các thương tổn trong ổ bụng, lưu ý
đường mổ là đường trắng giữa trên và dưới rốn,
phải biết tôn trọng hàng rào phúc mạc, luôn
luôn bám theo động mạch chủ bụng và động
mạch chậu gốc cũng như hệ thống tĩnh mạch
song hành, vì khi cần thiết đi vào khối máu tụ
phải kẹp mạch máu cầm máu để tìm và giải
quyết tổn thương. Trong phẫu thuật mạch máu
điều cần lưu ý đó là phục hồi lưu thông tuần
hoàn, tôn trọng kỷ thuật khâu nối mạch máu,
đuổi khí và bơm rửa dung dịch có héparine(1,2,3).
Vấn đề giải quyết tổn thương của vỡ xương
chậu, ổ cối và cổ xương đùi phải được tôn trọng
nghiêm ngặt, vì nếu không được tôn trọng sẽ
làm tổn thương mạch máu sau khi khâu nối.
Giải quyết các thương tổn chấn thương sọ
não, lồng ngực, ngoại tổng quát . phải có kết
hợp với các chuyên khoa.
Vấn đề điều trị kết hợp sau mổ hết sức quan
trọng đó là: bồi hoàn nước điện giải và máu cho
đủ, kết hợp kháng sinh, sử dụng kháng đông
bằng đường truyền tĩnh mạch những ngày đầu
và sau đó cho uống có theo dõi bằng kiểm tra
TCK, thuốc bổ - giảm đau và nuôi dưỡng tập vật
lý trị liệu.
Trong số liệu của chúng tôi chỉ có 07 bệnh
nhân, tỉ lệ tử vong 28,57 % (2/7), về kinh điển
biến chứng mạch máu do vỡ khung chậu có tỉ lệ
tử vong là 30-50%, và ở các tác giả như Rothen
Berger, Reynold và Balsano đã nghiên cứu và có
tỉ lệ tử vong tương đương. (3)
KẾT LUẬN
Biến chứng mạch máu do vỡ khung chậu có
tỉ lệ tử vong cao, cần phải được chẩn đoán sớm
ngay từ đầu và có chiến thuật điều trị tích cực và
phù hợp để làm hạ thấp tỉ lệ tử vong và phải
được tiến hành ở các trung tâm có trang bị kỹ
thuật để chụp mạch máu và có đội ngũ bác sĩ
chuyên khoa có thể bơm tắc hoặc sẵn sàng phẫu
thuật để cứu sống nạn nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cormier J.M: Abord de l’artère iliaque. Chirurgie des artères,
1977, p.215
2. Cormier J.M Abord de l’artère abdominale. Chirurgie des
artères, 1977, p.243.
3. Fichelle J.M: Complications vasculaires des fractures du bassin.
Traumatismes artériels, 1996, p.439 – 449.
4. Frileur: Plaies des veines. Techniques générales de chirurgie
veineuse. Nouveau traité de technique chirurgiale, 1977, 520.
5. Nguyễn Văn Khôi (1995): Méthode de traitement chirurgicale
de l’anévrisme aortique abdominal sous rénal – A propos de 49
cas. Mémoire de stage de chirurgie vasculaire, Paris, 1995.
6. Nguyễn Văn Khôi (2000): Một trường hợp đứt lìa mất đoạn tĩnh
mạch chủ bụng và đứt 2/3 đường kính động mạch chậu gốc
phải do vật nhọn. Y học TP.Hồ Chí Minh, tập 4, trang 12 – 18.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dieu_tri_ton_thuong_mach_mau_do_vo_khung_chau.pdf