KẾT LUẬN
Qua hồi cứu 76 trường hợp ung thư đại
tràng giai đoạn II-III điều trị tại bệnh viện Ung
bướu Cần Thơ từ 2003 đến 2007, chúng tôi nhận
thấy:
Đặc điểm nhóm nghiên cứu
Tuổi mắc bệnh trung bình là 54, tỉ lệ nam/nữ
là 1,34. Đau bụng là triệu chứng cơ năng thường
gặp nhất. Vị trí bướu nguyên phát thường gặp ở
đại tràng sigma và đại tràng lên, 72,4% bướu
được xếp hạng T4, đại thể bướu phần lớn có
dạng chồi sùi (81,6%). Vị trí hạch di căn thường
gặp là ở ngoại vi (69,7%). Bệnh thường được
chẩn đoán ở giai đoạn IIIB (48,7%) và giai đoạn
IIB (30,3%). CEA ít có giá trị chẩn đoán, chỉ có
40,8% trường hợp có CEA > 5ng/ml. Giải phẫu
bệnh thường gặp là carcinôm tuyến biệt hóa vừa
(42,1%).
Kết quả điều trị
Phẫu thuật tận gốc thường được thực hiện là
cắt nửa đại tràng (65,9%). Biến chứng rò miệng
nối đại tràng xảy ra trong 3,9% trường hợp. Hóa
trị hỗ trợ phác đồ 5FU-LV tương đối an toàn cho
bệnh nhân, các độc tính có thể kiểm soát được.
Tỉ lệ tái phát di căn là 32,9%, di căn xa chủ yếu
trong ổ bụng, thường gặp nhất là đến gan.
Tỷ lệ sống còn
Sống còn không bệnh và toàn bộ 5 năm lần
lượt là 49,8% và 53,5%. Nhiều yếu tố ảnh hưởng
đến thời gian sống còn như: xếp hạng T, dạng
bướu, vị trí hạch, giai đoạn, CEA trước phẫu
thuật, độ mô học và hóa trị hỗ trợ. Tuy nhiên, chỉ
có giai đoạn, CEA trước phẫu thuật, độ mô học
là yếu tố tiên lượng độc lập sống còn không
bệnh và giai đoạn, CEA trước phẫu thuật là yếu
tố tiên lượng độc lập sống còn toàn bộ.
12 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều trị ung thư đại tràng giai đoạn II-IIII tại bệnh viện ung bướu Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên Đề Ngoại Khoa 1
ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRÀNG GIAI ĐOẠN II-III
TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU CẦN THƠ
Huỳnh Quyết Thắng*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề : Ung thư đại tràng là một trong những ung thư dẫn đầu trên thế giới. Theo kết quả ghi nhận
ung thư quần thể trong giai đoạn 2001 – 2004, ở Cần Thơ, xuất độ mắc chuẩn theo tuổi của ung thư đại trực
tràng ở nam giới là 15,2/100000, xếp hàng thứ tư ; ở nữ giới là 10,9/100000, xếp hàng thứ ba.Về mặt mô bệnh
học, ung thư tế bào tuyến chiếm trên 80% các trường hợp. Một phần lớn các trường hợp được xếp giai đoạn II và
III và việc điều trị chủ yếu là phẫu thuật tận góc.
Mục đích nghiên cứu : Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục đích: - Khảo sát các đặc điểm về
dịch tễ học, lâm sàng, can lâm sàng và giải phẫu bệnh học của nhóm nghiên cứu. - Đánh giá kết quả điều trị, tình
trạng tái phát tại chỗ và di căn xa sau điều trị phẫu thuật tận gốc. - Đánh giá sống còn và các yếu tố có liên quan.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả cắt ngang 76 bệnh nhân ung thư đại tràng giai
đoạn II, III, có kết quả giải phẫu bệnh là carcinoma tuyến, điều trị tại Bệnh Viện Ung Bướu Cần Thơ từ
01/01/2003 đến 31/12/2007.
Kết quả nghiên cứu : Qua nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận như sau: Tuổi mắc bệnh trung bình là 54, tỉ lệ
nam/nữ là 1,34. - Triệu chứng cơ năng thường gặp nhất là đau bụng (88,2%). 42,1% trường hợp có CEA trước
phẫu thuật > 5ng/ml. - Loại giải phẫu bệnh thường gặp nhất là carcinôm tuyến biệt hóa vừa (43,4%). - Các phẫu
thuật tận gốc thường được thực hiện là cắt nửa đại tràng (65,9%) với biến chứng rò miệng nối đại tràng xảy ra
trong 3,9% trường hợp. - Hóa trị hỗ trợ phác đồ 5FU-LV tương đối an toàn cho bệnh nhân và các độc tính có thể
kiểm soát được. - Sống còn không bệnh và toàn bộ 5 năm lần lượt là 49,8% và 53,5%. - Phân tích đa biến cho
thấy các yếu tố tiên lượng độc lập đối với sống còn không bệnh: giai đoạn bệnh, CEA trước phẫu thuật, độ mô
học. - Riêng đối với sống còn toàn bộ, các yếu tố giai đoạn, CEA trước phẫu thuật là các yếu tố tiên lượng độc lập.
ABSTRACT
TREATMENT OF STAGES II-III COLON CARCINOMA AT CAN THO ONCOLOGY HOSPITAL
Huynh Quyet Thang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 177 – 186
Background : Colon carcinoma is one of the leading cancers in worldwide. According to the population
based cancer registration during the period from 2001 to 2004 in Can Tho, CRC were rated as the fourth common
cancer among men with ASR 15,2/100000 and the third among women with ASR 10,9/100000. Pathologically,
adenocarcinoma occupied over 80% of cases. A great number of cases were classified as stages II and III for which
the critical treatment was surgically.
Aims of study : We carried out this study in order to : - Study the epidemiological status, clinical
manifeststions, paraclinical features and pathological characteristics of the studied group. - Study the results of
treatment, the recurrency and metastasis status after the radically surgical treatment. - Evaluate the
survival and the influencing factors.
Materials and Methods: Retrospective descriptive analysis of 76 stage II-III colon carcinoma patients, of
which the pathology was adenocarcinoma, treated at Cantho Oncology Hospital from 01/2003 to 12/2007.
Results had recorded as following : Mean age was 54, ratio of male and female was 1,34. Abdominal pain,
* Bệnh viện Ung Bướu Cần Thơ
Chuyên Đề Ngoại Khoa 2
the most common symptom, occupied 88,2% of cases. Only 42,1% patients had the CEA level > 5 ng/ml before
surgery. The current histological grade was medium differentiated adenocarcinoma (43,4%). Radical colonic
resection was critically surgical procedure with hemicolectomy (65,9%). About complications, leakage of
anastomosis happened in 3,9% of operated patients. Local recurrency and distant metastasis were observed in
25/76 cases (32,8%). Adjuvant chemotherapy with 5Fluorouracil – Leucovorin was relatively safe for patients
and the toxicities could be controlled. The 5-year disease free survival (DFS) and overall survival (OS) rate were
49,8% and 53,5%, respectively. Multivariate analysis found that the didease stages, CEA concentration before
surgery, histological grade were independent prognosis factors for DFS. And the disease stages, CEA
concentration before surgery were independent prognosis factor for OS.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư đại tràng là bệnh lý ác tính thường
gặp. Theo Globocan 2002, tính chung trên toàn
thế giới ung thư đại - trực tràng đứng hàng thứ
ba, sau ung thư phổi và ung thư vú(26). Kết quả
ghi nhận ung thư tại Hà Nội giai đoạn 2001-2004
cho thấy ung thư đại – trực tràng đứng hàng thứ
tư ở cả hai giới, với xuất độ chuẩn tuổi là 13,9
đối với nam và 10,1 đối với nữ(22). Ghi nhận ung
thư quần thể tại TP. HCM năm 2003-2004 cho
thấy ung thư đại - trực tràng đứng hàng thứ ba
trong 10 loại ung thư thường gặp ở nam giới và
đứng hàng thứ tư ở nữ giới(21).
Tại Cần Thơ, theo ghi nhận ung thư năm
2002-2003, ung thư đại – trực tràng đều xếp hàng
thứ ba ở cả nam lẫn nữ, với xuất độ chuẩn tuổi
lần lượt là 15,9 ở nam và 11,5 ở nữ(12).
Về mô học, carcinôm tế bào tuyến chiếm tỉ lệ
cao nhất, 80-85% các trường hợp ung thư đại
tràng(13), trong đó giai đoạn II-III chiếm đa số và
phẫu thuật là điều trị chủ yếu. Nhiều công trình
nghiên cứu gần đây đã chứng minh vai trò của
hoá trị hỗ trợ cho ung thư đại tràng giai đoạn III
và ung thư đại tràng giai đoạn II có nguy cơ
cao(1). Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm góp
phần đánh giá các đặc điểm của loại bệnh lý này
tại địa phương và rút ra những kinh nghiệm
điều trị ung thư đại tràng giai đoạn II-III với các
mục tiêu sau :
Khảo sát một số đặc điểm dịch tễ học, lâm
sàng, cận lâm sàng và giải phẫu bệnh của nhóm
nghiên cứu.
Khảo sát kết quả điều trị, tình trạng tái phát
di căn sau phẫu thuật tận gốc.
Đánh giá kết quả sống còn và các yếu tố ảnh
hưởng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tất cả các bệnh nhân
ung thư đại tràng giai đoạn II-III, có giải phẫu
bệnh là carcinôm tế bào tuyến, được điều trị tại
bệnh viện Ung Bướu Cần Thơ từ 01/01/2003 đến
31/12/2007.
Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng phương pháp hồi cứu mô
tả cắt ngang. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS
for Windows 16.0. Thời gian sống còn được tính
theo phương pháp Kaplan-Meier, kiểm định
bằng phép kiểm Log-rank. Phân tích đa biến
theo hồi qui Cox được dùng để kiểm định các
yếu tố tiên lượng. Kết quả được xem là có ý
nghĩa thống kê khi p < 0,05, với độ tin cậy 95%.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm nhóm nghiên cứu
76 trường hợp ung thư đại tràng giai đoan
II-III điều trị tại bệnh viện Ung Bướu Cần Thơ
từ 01/01/2003 đến 31/12/2007, với các dữ kiện
như sau:
Tuổi nhỏ nhất 15, tuổi lớn nhất 85, tuổi trung
bình 54 ± 16,5.
Giới tính: nam 44 trường hợp (57,9%), nữ 32
trường hợp (42,1%). Tỉ lệ nam/nữ = 1,34.
Triệu chứng cơ năng: đau bụng 67 trường
hợp (88,2%), táo bón 29 trường hợp (38,2%), tiêu
chảy 27 trường hợp (35,5%), tiêu máu 26 trường
hợp (34,2%), bướu ổ bụng 22 trường hợp (28,9%)
và sụt cân 20 trường hợp (26,3%).
Chuyên Đề Ngoại Khoa 3
Vị trí bướu nguyên phát:
Bảng 1. Vị trí bướu nguyên phát
Vị trí Số trường hợp Tỉ lệ (%)
Manh tràng 6 7,9
Đại tràng lên 19 25,0
Đại tràng góc gan 10 13,2
Đại tràng ngang 2 2,6
Đại tràng góc lách 4 5,3
Đại tràng xuống 13 17,1
Đại tràng sigma 22 28,9
Tổng cộng 76 100
Xếp hạng bướu nguyên phát (T): T4 có 55
trường hợp (72,4%), T3 có 18 trường hợp (23,7%)
và T2 có 3 trường hợp (3,9%).
Dạng đại thể bướu: chồi sùi 62 trường hợp
(81,6%), loét thâm nhiễm 14 trường hợp (18,4%).
Vị trí hạch di căn: ngoại vi 53 trường hợp
(69,7%), gốc mạch máu 23 trường hợp (30,3%).
Giai đoạn lâm sàng: IIA 5 trường hợp (6,6%),
IIB 23 trường hợp (30,3%), IIIA 3 trường hợp
(3,9%), IIIB 37 trường hợp (48,7%), IIIC 8 trường
hợp (10,5%).
CEA trước phẫu thuật: CEA > 5ng/ml 31
trường hợp (40,8%), CEA ≤ 5ng/ml 45 trường
hợp (59,2%).
Giải phẫu bệnh: carcinôm tuyến biệt hóa rõ
23 trường hợp (30,3%), Carcinôm tuyến biệt hóa
vừa 32 trường hợp (42,1%) và Carcinôm tuyến
biệt hóa kém 21 trường hợp (27,6%).
Kết quả điều trị
Phẫu thuật
Phẫu thuật chương trình 70 trường hợp
(92,1%) và phẫu thuật cấp cứu 6 trường hợp
(7,9%).
Các phương pháp phẫu thuật: hầu hết có ý
nghĩa phẫu thuật tận gốc:
Bảng 2. Các phương pháp phẫu thuật tận gốc
Phương pháp phẫu thuật Số trường hợp Tỉ lệ (%)
Cắt nửa đại tràng phải 35 46,2
Cắt đoạn đại tràng ngang 2 2,6
Cắt nửa đại tràng trái 15 19,7
Cắt đoạn đại tràng sigma 15 19,7
Cắt trước cao 3 3,9
Phẫu thuật Hartmann 6 7,9
Phương pháp phẫu thuật Số trường hợp Tỉ lệ (%)
Tổng cộng 76 100
Đối với một số trường hợp bướu nguyên
phát xâm lấn các cơ quan lân cận, nên ngoài
phẫu thuật cắt đại tràng, còn phải mở rộng sang
một số tạng khác trong ổ bụng như: phúc mạc
thành 4 trường hợp (5,3%), ruột non 3 trường
hợp (3,9%), dạ dày 1 trường hợp (1,3%) và gan 1
trường hợp (1,3%).
Số hạch khảo sát: khảo sát ≤ 5 hạch 43 trường
hợp (56,6%) và khảo sát > 5 đến 08 hạch 33
trường hợp (43,4%). Không có trường hợp nào
khảo sát đủ 12 hạch.
Biến chứng phẫu thuật: rò miệng nối đại
tràng 3 trường hợp (3,9%), nhiễm trùng vết mổ 8
trường hợp (10,5%).
Hóa trị hỗ trợ
Hóa trị hỗ trợ sau phẫu thuật tận gốc được
thực hiện có hệ thống cho bệnh nhân giai đoạn
III và một số trường hợp giai đoạn II được xếp
vào nhóm có nguy cơ tái phát cao. Tuy nhiên, do
một số điều kiện chủ quan của bệnh nhân,
chúng tôi chỉ thực hiện tổng số có 33 bệnh nhân
(43,4%), tất cả các bệnh nhân này đều được hóa
trị với phác đồ 5FU-LV.
Trong 33 trường hợp được hóa trị hỗ trợ, 22
trường hợp có thời gian từ khi phẫu thuật đến
lúc bắt đầu hóa trị ≤ 6 tuần và 11 trường hợp có
thời gian từ khi phẫu thuật đến lúc bắt đầu hóa
trị > 6 tuần. Chỉ có 23 trường hợp (69,7%) được
hóa trị đủ 6 chu kỳ.
Độc tính hóa trị hỗ trợ: Tỉ lệ giảm bạch cầu
hạt grad 3-4 là 3/162 chu kỳ hóa trị (1,85%). Tỉ lệ
nôn ói grad 3-4 là 4/162 chu kỳ hóa trị (2,5%) và
tiêu chảy grad 3-4 là 2/162 chu kỳ hóa trị (1,2%).
Không có trường hợp nào tử vong do độc tính
của hóa trị, có 3 lượt độc tính huyết học trên
bạch cầu đa nhân phải điều trị. Các lượt độc tính
nôn ói và tiêu chảy đều được kiểm soát tốt.
Tái phát và di căn
Trong tổng số 76 trường hợp có 25 trường
hợp tái phát và di căn xa (32,9%), trung bình thời
Chuyên Đề Ngoại Khoa 4
gian tái phát di căn là 19 tháng (độ lệch chuẩn:
13,5 tháng).
Bảng 3. Các vị trí di căn xa
Vị trí di căn xa Số trường hợp Tỉ lệ (%)
Gan 8 42,1
Phúc mạc 4 21,0
Hạch ổ bụng 3 15,8
Phổi 2 10,5
Buồng trứng 1 5,3
Xương 1 5,3
Tổng cộng 19 100
Sống còn
Thời gian theo dõi
Đến ngày kết thúc nghiên cứu (30/09/2008)
có 60 trường hợp có tin tức cuối (78,9%) và có 16
trường hợp bị mất dấu (21,1%).
Thời gian theo dõi ngắn nhất là 2 tháng, dài
nhất là 68 tháng và trung bình là 36 tháng (độ
lệch chuẩn: 15 tháng).
Sống còn
Biểu đồ 1. Sống còn không bệnh
Biểu đồ 2. Sống còn toàn bộ
Sống còn không bệnh 5 năm: 49,8% (sai số
chuẩn: 6,4%). Trung bình 54,5 tháng, trung vị: 58
tháng.
Sống còn toàn bộ 5 năm: 53,5% (sai số chuẩn:
6,9%). Trung bình là 63,4 tháng.
Bảng 4. Một số yếu tố tiên lượng ảnh hưởng đến
sống còn
Yếu tố SCKB (5 năm) SCTB (5 năm)
> 60 tuổi 53,8% 57,9% Tuổi
≤ 60 tuổi 43,2%
p =
0,384 49,6%
p =
0,267
Nữ 51,2% 58,6% p = Giới
Nam 40,7%
p =
0,412 45,5% 0,487
T3 63,9% 69,5% Xếp hạng
T T4 36,6%
p =
0,033 49,4%
p =
0,089
Chồi sùi 51,5% 61,6% Dạng
bướu Loét thâm
nhiễm 26,9%
p =
0,020 27,7%
p =
0,011
Ngoại vi 50,7% 58,4% Vị trí hạch
di căn Gốc mạch
máu 34,2%
p =
0,011 39,8%
p =
0,021
II 55,6% 66,7% Giai đoạn
III 31,2%
p =
0,007 35,4%
p =
0,009
CEA ≤ 5ng/ml 60,6% 69,8% CEA trước
phẫu thuật CEA > 5ng/ml 26,5%
p =
0,001 29,7%
p =
0,002
Biệt hóa vừa
và rõ
59,4%
25,3% 61,6% Độ mô học
Biệt hóa kém
p =
0,002
33,5%
p =
0,012
≤ 6 tuần 63,4% 70,7% Thời gian
từ phẫu
thuật –
hóa trị > 6 tuần 45,3%
p =
0,389 49,5%
p =
0,265
Có 57,5% 68,8% Hóa trị hỗ
trợ Không 39,2%
p =
0,015 43,9%
p =
0,041
Có 56,8% 59,4% Hóa trị đủ
6 chu kỳ Không 30,3%
p =
0,156 37,6%
p =
0,109
Phân tích hồi quy đa biến
Bảng 5. Phân tích đa biến các yếu tố tiên lượng
SCKB
Biến số OR CI p
Xếp hạng T 0,654 0,252 – 1,705 0,356
Dạng bướu 0,669 0,286 – 1,564 0,341
Vị trí hạch 0,578 0,263 – 1,266 0,172
Giai đoạn 0,355 0,130 – 0,929 0,032
CEA trước phẫu thuật 0,346 0,154 – 0,742 0,004
Độ mô học 0,256 0,086 – 0,738 0,015
Hóa trị hỗ trợ 0,653 0,306 – 1,428 0,269
Giai đoạn, CEA trước phẫu thuật và độ mô
học là yếu tố tiên lượng độc lập SCKB.
Bảng 6. Phân tích đa biến các yếu tố tiên lượng
SCTB
Biến số OR CI p
Dạng bướu 0,536 0,224 – 1,323 0,167
Chuyên Đề Ngoại Khoa 5
Biến số OR CI p
Vị trí hạch 0,521 0,214 – 1,249 0,138
Giai đoạn 0,247 0,068 – 0,932 0,036
CEA trước phẫu thuật 0,291 0,116 – 0,675 0,006
Độ mô học 0,470 0,195 – 1,161 0,112
Hóa trị hỗ trợ 0,604 0,266 – 1,425 0,246
Giai đoạn và CEA trước phẫu thuật là yếu tố
tiên lượng độc lập SCTB.
BÀN LUẬN
Đặc điểm nhóm nghiên cứu
- Tuổi và giới tính
Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là
54, trẻ nhất là 15 tuổi và lớn nhất là 85 tuổi.
Nhiều tác giả khác trong nước ghi nhận tuổi
trung bình của bệnh là 50-55 tuổi(27,23). Tuy
nhiên, so với kết quả của các tác giả ngoài
nước, nhóm bệnh của chúng tôi trẻ hơn, có lẽ
do tuổi thọ trung bình của người nước ngoài
cao hơn của người Việt Nam(5,30).
Tỉ lệ nam/nữ trong nhóm nghiên cứu của
chúng tôi là 1,34, phù hợp với đa số các tác giả
nước ngoài ghi nhận tỉ lệ nam/nữ là 1,32-
1,68(29,30). Một số tác giả khác cũng có tỷ lệ này ≥1.
- Triệu chứng cơ năng
Triệu chứng cơ năng thường gặp nhất là đau
bụng (88,2%), rối loạn tiêu hóa (táo bón, tiêu
chảy và tiêu máu) khoảng 30-40%. Các triệu
chứng ít gặp hơn là bướu ổ bụng (28,9%), sụt cân
(26,3%). Theo Coia L.R.(5) và Skibber J.M.(30), triệu
chứng thường gặp của ung thư đại tràng phải:
đau bụng mơ hồ, thiếu máu, sụt cân, mệt mỏi,
bướu ổ bụng; triệu chứng thường gặp của ung
thư đại tràng trái: táo bón xen kẽ tiêu chảy, đau
quặn bụng.
Vị trí bướu nguyên phát
Vị trí bướu nguyên phát thường gặp nhất
theo thứ tự là: đại tràng sigma (28,9%), đại tràng
lên (25%) và đại tràng xuống (17,1%).
Schottenfeld D.(29) nhận định, hơn phân
nửa UTĐT xảy ra ở đại tràng sigma (35%) và
manh tràng (22%), còn lại là đại tràng lên
(12%), đại tràng ngang (10%) và đại tràng
xuống (7%). Kết quả nghiên cứu của Phạm
Hùng Cường(27) ghi nhận, vị trí thường gặp
nhất là đại tràng sigma (35%), kế đến là manh
tràng và đại tràng lên (24%).
- Xếp hạng bướu nguyên phát (T)
Đánh giá về bướu nguyên phát trong nhóm
nghiên cứu, chúng tôi thường gặp nhất là T4 (55
trường hợp, chiếm 72,4%), kế đến là T3 (18
trường hợp, 23,7%), và T2 (3 trường hợp, 3,9%).
Điều này cho thấy phần lớn các trường hợp
bướu đã tiến triển, có khi xâm lấn đến hoặc qua
khỏi thanh mạc vào các cấu trúc xung quanh hay
cơ quan khác tại thời điểm chẩn đoán. Ở BV Ung
Bướu TP Hồ Chí Minh, Phan Thị Hồng Đức
cũng ghi nhận tương tự(28).
Dạng đại thể bướu
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, phần
lớn bướu có dạng chồi sùi (62 trường hợp,
81,6%), dạng loét thâm nhiễm ít gặp hơn (14
trường hợp, 18,4%). Howard L. cũng cho rằng
bướu dạng chồi sùi xâm lấn thành ruột ít hơn
bướu dạng loét thâm nhiễm(11).
Vị trí hạch di căn
Hạch di căn ngoại vi 53 trường hợp (69,7%),
hạch di căn ở gốc mạch máu 23 trường hợp,
(30,3%). Theo kết quả điều trị, thì vị trí hạch di
căn có liên quan đến kết quả sống còn của bệnh
nhân và mối liên quan này có ý nghĩa thống kê.
Do vậy, tuy theo hệ thống phân loại TNM chỉ
dựa vào số lượng hạch di căn chứ không phải vị
trí của hạch(19), nhưng qua kết quả nghiên cứu
của chúng tôi thì vị trí hạch vẫn có một ý nghĩa
nhất định về mặt kết quả điều trị.
Giai đoạn lâm sàng
28 trường hợp (36,8%) ở giai đoạn II và 48
trường hợp (63,2%) ở giai đoạn III. trong đó
thường gặp nhất là giai đoạn IIIB (37 trường
hợp, 48,7%) và giai đoạn IIB (23 trường hợp,
30,3%). Hơn 3/4 số bệnh nhân carcinôm đại
tràng giai đoạn II-III đến nhập viện trong tình
trạng bướu đã xâm lấn thanh mạc và/hoặc di căn
hạch. Tuy nhiên, tại thời điểm nghiên cứu, theo
Chuyên Đề Ngoại Khoa 6
quy ước chỉ can khảo sát từ 1-8 hạch, do đó một
số bệnh nhân có thể được xếp giai đoạn thấp
hơn giai đoạn thật sự của bệnh.
CEA trước phẫu thuật
Qua tư liệu nghiên cứu, chúng tôi tìm thấy
chỉ có 40,8% các trường hợp carcinôm đại
tràng giai đoạn II-III trước phẫu thuật có CEA
> 5ng/ml.
Tabbarah H.J.(32) nhận định, lượng CEA cao
trước mổ tương hợp với độ mô học cao, giai
đoạn lâm sàng trễ và tình trạng di căn xa. Theo
Nguyễn Chấn Hùng(20), nồng độ CEA trước mổ
phù hợp với xếp loại Dukes và có ý nghĩa tiên
lượng.
Giải phẫu bệnh
Loại giải phẫu bệnh thường gặp nhất là
carcinôm tuyến biệt hóa vừa (32 trường hợp,
42,1%), kế đến là carcinôm tuyến biệt hóa rõ (23
trường hợp, 30,3%) và carcinôm tuyến biệt hóa
kém (21 trường hợp, 27,6%).
Theo Hamilton S.R.(10), đa số là carcinôm
tuyến biệt hoá vừa tạo ống tuyến, các loại
carcinôm tuyến nhầy và carcinôm tuyến dạng tế
bào nhẫn ít gặp hơn.
Về kết quả điều trị
Phẫu thuật
Tình huống phẫu thuật
Trong nghiên cứu này, phần lớn bệnh nhân
được phẫu thuật chương trình (92,1%), chỉ có
một số ít trường hợp (7,9%) được phẫu thuật cấp
cứu vì các biến chứng thủng hoặc tắc ruột. Theo
kinh nghiệm lâm sàng và qua y văn, biến chứng
tắc hoặc/và thủng ruột hay xuất huyết tiêu hóa là
một trong những yếu tố dự hậu xấu (3,18,31).
Các phương pháp phẫu thuật tận gốc
Các phẫu thuật tận gốc thường thực hiện là:
cắt nửa đại tràng phải (35 trường hợp, 46,2%),
cắt nửa đại tràng trái (15 trường hợp, 19,7%) và
cắt đoạn đại tràng sigma (15 trường hợp, 19,7%).
Kết quả này tương tự như ghi nhận của Phạm
Hùng cường(1). Phẫu thuật cắt đại tràng mở
rộng, cắt thêm các tạng khác trong ổ bụng được
thực hiện trong 11,8% trường hợp.
Ota D.M.(25) cho rằng, điều trị tiêu chuẩn
dành cho UTĐT giai đoạn sớm là cắt nửa đại
tràng cùng với hạch mạc treo đi kèm (với diện
cắt đại tràng cách xa bướu từ 5-10 cm và cắt các
động mạch chi phối ngay tại gốc).
Số hạch khảo sát
Trong nghiên cứu, chúng tôi có 56,6%
trường hợp được khảo sát ≤ 5 hạch và 43,4%
trường hợp được khảo sát > 5 đến 8 hạch. Theo
khuyến cáo của AJCC, cần khảo sát đủ 12 hạch
để xác định chính xác giai đoạn II(19). Tuy nhiên,
chúng tôi đã không thực hiện được và điều này
có thể ảnh hưởng đến việc xếp giai đoạn.
Biến chứng phẫu thuật
Biến chứng thường gặp nhất là nhiễm trùng
vết mổ (10,5%), kế đến là dò miệng nối (3,9%).
Các tác giả Nguyễn Quang Thái(23) và Phạm
Hùng Cường(27) cũng có cùng ghi nhận với
chúng tôi.
Libutti S.K.(14) cũng nhận định các biến chứng
của khâu nối đại tràng là dò miệng nối, bục
miệng nối hoặc hẹp miệng nối. Tỉ lệ bục miệng
nối thay đổi từ 4-18% và tử vong có thể xảy ra
cao đến 30% trường hợp. Rò miệng nối ở mức
độ không biểu hiện lâm sàng có thể lên đến 35%
trường hợp. Tỉ lệ hẹp miệng nối khoảng 2-5%
các trường hợp. Các trường hợp dò miệng nối
của chúng tôi, may mắn thay, không có tử vong,
có lẽ số liệu của chúng tôi còn quá khiêm
nhường.
Hoá trị hỗ trợ
Sau phẫu thuật tận gốc, các bệnh nhân
UTĐT vẫn có thể bị tái phát do di căn vi thể âm
thầm đã xảy ra trước hoặc ngay khi phẫu thuật.
Tái phát là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử
vong. Hóa trị hỗ trợ sau phẫu thuật carcinôm đại
tràng để diệt tận gốc những di căn vi thể này(3).
Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận có
33 trường hợp (43,4%) được hóa trị hỗ trợ. Trong
đó có 11 trường hợp (33,3%) ở giai đoạn II và 22
trường hợp (66,7%) ở giai đoạn III.
Chuyên Đề Ngoại Khoa 7
Thời gian từ khi phẫu thuật đến lúc bắt đầu hóa trị
Trong 33 trường hợp được hóa trị hỗ trợ, có
22 trường hợp (66,7%) được hóa trị trong vòng 6
tuần và 11 trường hợp (33,3%) được hóa trị sau 6
tuần kể từ khi được phẫu thuật tận gốc.
Thời gian từ khi phẫu thuật đến lúc hóa trị
hỗ trợ carcinôm đại tràng chưa được xác định rõ
trong NCCN(19). Các nghiên cứu như NSABP C-
04, C-05, C-06 và một số nghiên cứu gần đây đề
nghị bắt đầu hóa trị trong vòng 35-42 ngày sau
phẫu thuật(6,17). Lý do tại sao trì hoãn hóa trị liên
quan đến sống còn xấu chưa được biết rõ. Người
ta cho rằng khoảng thời gian từ khi phẫu thuật
đến lúc hóa trị hỗ trợ quá lâu có thể tạo cơ hội
cho những vi di căn phát triển(8).
Đặc điểm hóa trị hỗ trợ
Tất cả các bệnh nhân có hóa trị hỗ trợ trong
loạt nghiên cứu của chúng tôi đều được sử dụng
phác đồ 5FU-LV. Trong đó có 23 trường hợp
(69,7%) hóa trị đủ 6 chu kỳ và 10 trường hợp
(30,3%) hóa trị không đủ 6 chu kỳ.
Hiện nay phối hợp 5FU-LV hóa trị trong 6
tháng được xem là tiêu chuẩn cho điều trị hỗ trợ
UTĐT(16). Gần đây, một số thuốc mới chứng tỏ có
hiệu quả và được chấp thuận sử dụng như
Capecitabine, Oxaliplatin đã làm phong phú
thêm các phác đồ hóa trị carcinôm đại tràng
cũng như cung cấp thêm nhiều chọn lựa cho
bệnh nhân(19,34). Tuy nhiên tại thời điểm bệnh
nhân được điều trị, các thuốc mới như
Oxaliplatin, Capecitabine chưa được phỗ biến
rộng rãi và không phù hợp với khả năng kinh tế
của bệnh nhân. Vì vậy cơ sở chúng tôi chọn phác
đồ 5FU-LV để điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân
carcinôm đại tràng là hoàn toàn phù hợp.
Độc tính hóa trị hỗ trợ
Không có trường hợp nào tử vong do độc
tính của hóa trị, có 3 lượt độc tính huyết học trên
bạch cầu đa nhân phải điều trị, các lượt độc tính
nôn ói và tiêu chảy đều được kiểm soát tốt. Nhìn
chung, việc sử dụng phác đồ 5FU-LV để hóa trị
hỗ trợ carcinôm đại tràng tương đối an toàn cho
bệnh nhân và các độc tính có thể kiểm soát được.
Tái phát và di căn
Tỉ lệ tái phát tại chỗ và di căn xa sau phẫu
thuật tận gốc là 32,9%. Trung bình thời gian tái
phát di căn là 19 tháng. Theo Daniel J.C.(7), 80%
tái phát xảy ra trong 3 năm đầu sau điều trị.
Di căn xa chủ yếu trong ổ bụng, thường gặp
nhất là đến gan (Bảng 3). Theo Weitz J.(33), di căn
xa chủ yếu đến gan, sau đó đến phổi. Tác giả cho
rằng phần lớn các tế bào ung thư theo tĩnh mạch
cửa về gan sẽ bị giữ lại và tiêu diệt, chỉ còn một tỉ
lệ nhỏ tế bào ung thư có thể đến phổi; phần lớn
các tế bào này sẽ bị giữ lại và tiêu diệt. Cuối cùng
chỉ có một số lượng rất nhỏ các tế bào ung thư
đến các cơ quan khác.
Về vấn đề sống còn
Thời gian theo dõi
Chúng tôi ghi nhận thời gian theo dõi trung
bình là 36 tháng, ngắn nhất là 2 tháng và dài
nhất là 68 tháng. Đến ngày kết thúc nghiên cứu
có 21,1% trường hợp không có tin tức cuối.
Sống còn không bệnh
Sống còn không bệnh 5 năm của loạt nghiên
cứu này là 49,8% (trung bình là 54,5 tháng). Thử
so sánh với một số nghiên cứu khác :
Phan Thị Hồng Đức(28), tỉ lệ sống còn không
bệnh 5 năm ở nhóm có hóa trị hỗ trợ là 57,9%.
Andreoni B.(2) có tỉ lệ sống còn không bệnh 5
năm tính chung cho tất cả các giai đoạn là 68%.
Nhìn chung, tỉ lệ sống còn không bệnh trong
nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với các tác
giả trong và ngoài nước. Điều này có thể giải
thích do hơn 3/4 số bệnh nhân đến nhập viện
trong tình trạng bướu đã xâm lấn thanh mạc và
hoặc di căn hạch, sau khi phẫu thuật tận gốc chỉ
có 43,4% bệnh nhân được hóa trị hỗ trợ và chỉ
69,7% trường hợp hóa trị đủ 6 chu kỳ.
Sống còn toàn bộ
Sống còn toàn bộ 5 năm của loạt nghiên cứu
này là 53,5% (trung bình là 63,4 tháng). Kết quả
này tương đối phù hợp so với kết quả ghi nhận
của các tác giả trong và ngoài nước.
Chuyên Đề Ngoại Khoa 8
Nguyễn Sào Trung(24), tiên lượng chung cho
tất cả mọi giai đoạn là 35-40% sống còn 5 năm.
Phạm Hùng Cường(27) có tỉ lệ sống còn toàn
bộ chung cho tất cả các giai đoạn UTĐT là 56%
(trung bình là 64 tháng).
Nguyễn Quang Thái(23) ghi nhận, các bệnh
nhân UTĐT (tính chung tất cả các giai đoạn) có tỉ
lệ sống 5 năm là 46% (trung bình 36 tháng).
Theo Skibber J.M.(30), tỉ lệ sống còn toàn bộ
đối với các bệnh nhân UTĐT sau phẫu thuật tận
gốc là 55-75%.
Tương quan giữa sống còn không bệnh và sống
còn toàn bộ với một số yếu tố tiên lượng
- Tuổi
Tỉ lệ sống còn không bệnh và toàn bộ 5 năm
ở nhóm trên 60 tuổi cao hơn chưa có ý nghĩa
thống kê so với nhóm dưới 60 tuổi. Theo Jessup,
nhiều tác giả nhận thấy bệnh nhân carcinôm đại
tràng dưới 60 tuổi thường có tiên lượng xấu hơn.
Có thể do ở các bệnh nhân trẻ thường kết hợp
với giai đoạn lâm sàng trễ và grad mô học biệt
hóa kém(20).
- Giới
Chưa có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các
nhóm giới tính về tỉ lệ sống còn không bệnh và
toàn bộ 5 năm. Gill S.(9) cũng đánh giá không có
sự khác biệt về tỉ lệ sống còn 5 năm ở nam và nữ.
- Xếp hạng T
Tỉ lệ sống còn không bệnh 5 năm ở nhóm T3
cao hơn nhóm T4 có ý nghĩa thống kê (p = 0,033).
Tuy nhiên, chưa có sự khác biệt về tỉ lệ sống còn
toàn bộ giữa nhóm T3 và T4 (p = 0,089). Nhiều
công trình nghiên cứu cho thấy xếp hạng T là
yếu tố tiên lượng độc lập(4,16).
Dạng bướu
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ
sống còn không bệnh và toàn bộ 5 năm giữa
nhóm bướu có dạng chồi sùi và nhóm bướu có
dạng loét thâm nhiễm. Theo Steinberg S.M.,
bướu dạng chồi sùi có tỉ lệ sống còn toàn bộ cao
hơn bướu dạng loét thâm nhiễm(31).
- Vị trí hạch di căn
Tỉ lệ sống còn không bệnh và toàn bộ 5 năm
ở nhóm có vị trí hạch ở ngoại vi cao hơn có ý
nghĩa so với nhóm có vị trí hạch ở gốc mạch
máu. Tuy nhiên, hệ thống phân loại TNM dựa
vào số lượng hạch di căn chứ không phải kích
thước hay vị trí của hạch(19).
- Giai đoạn:
Tỉ lệ sống còn không bệnh và toàn bộ 5 năm
ở nhóm giai đoạn II cao hơn nhóm giai đoạn III
có ý nghĩa thống kê. Phạm Hùng Cường(27) ghi
nhận theo xếp giai đoạn Dukes cho thấy tỉ lệ
sống còn không bệnh 5 năm của bệnh nhân
Dukes B (giai đoạn II) là 48% và Dukes C (giai
đoạn III) là 31%, giai đoạn lâm sàng là yếu tố
tiên lượng độc lập.
- CEA trước phẫu thuật
Sống còn không bệnh và toàn bộ 5 năm ở
nhóm có CEA ≤ 5ng/ml cao hơn có ý nghĩa so
với nhóm có CEA > 5ng/ml. Theo Hội các nhà
Bệnh học Hoa Kỳ, nồng độ CEA trước mổ >
5ng/ml là yếu tố tiên lượng xấu.
Theo ASCO, nồng độ CEA tăng cao trước
mổ có liên quan đến tiên lượng xấu, tuy nhiên
phải kết hợp với các yếu tố tiên lượng khác để
quyết định điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật tận
gốc. Sau phẫu thuật tân gốc nếu nồng độ CEA
không trở về bình thường thì bệnh nhân có
nhiều nguy cơ tái phát hoặc di căn xa(15).
- Độ mô học
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ
sống còn không bệnh và toàn bộ 5 năm ở nhóm
biệt hóa vừa và rõ so với nhóm biệt hóa kém.
Các tác giả Gill S.(9) và Phan Thị Hồng Đức(28)
cũng có cùng nhận định tương tự.
Thời gian từ phẫu thuật – hóa trị
Chưa có sự khác biệt có ý nghĩa về tỉ lệ
sống còn không bệnh và toàn bộ 5 năm giữa
nhóm có thời gian từ phẫu thuật - hóa trị trước
6 tuần và nhóm có thời gian từ phẫu thuật -
hóa trị sau 6 tuần.
Chuyên Đề Ngoại Khoa 9
- Tình trạng hóa trị hỗ trợ
Tỉ lệ sống còn không bệnh và toàn bộ 5 năm
ở nhóm có hóa trị hỗ trợ cao hơn có ý nghĩa so
với nhóm không hóa trị hỗ trợ.
Nhìn chung, tỉ lệ sống còn không bệnh và
toàn bộ 5 năm theo tình trạng hóa trị hỗ trợ của
chúng tôi không khác biệt so với các nghiên cứu
trong và ngoài nước(18,28), tỉ lệ sống còn không
bệnh và toàn bộ 5 năm ở nhóm có hóa trị hỗ trợ
cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê khi so với
nhóm không hóa trị hỗ trợ.
- Phân tích đa biến
Phân tích đa biến cho thấy giai đoạn, CEA
trước phẫu thuật và độ mô học là yếu tố tiên
lượng độc lập ảnh hưởng đến sống còn không
bệnh. Tuy nhiên, chỉ có giai đoạn và CEA trước
phẫu thuật là yếu tố tiên lượng độc lập ảnh
hưởng đến sống còn toàn bộ. Kết quả này phù
hợp với ghi nhận của y văn(3).
KẾT LUẬN
Qua hồi cứu 76 trường hợp ung thư đại
tràng giai đoạn II-III điều trị tại bệnh viện Ung
bướu Cần Thơ từ 2003 đến 2007, chúng tôi nhận
thấy:
Đặc điểm nhóm nghiên cứu
Tuổi mắc bệnh trung bình là 54, tỉ lệ nam/nữ
là 1,34. Đau bụng là triệu chứng cơ năng thường
gặp nhất. Vị trí bướu nguyên phát thường gặp ở
đại tràng sigma và đại tràng lên, 72,4% bướu
được xếp hạng T4, đại thể bướu phần lớn có
dạng chồi sùi (81,6%). Vị trí hạch di căn thường
gặp là ở ngoại vi (69,7%). Bệnh thường được
chẩn đoán ở giai đoạn IIIB (48,7%) và giai đoạn
IIB (30,3%). CEA ít có giá trị chẩn đoán, chỉ có
40,8% trường hợp có CEA > 5ng/ml. Giải phẫu
bệnh thường gặp là carcinôm tuyến biệt hóa vừa
(42,1%).
Kết quả điều trị
Phẫu thuật tận gốc thường được thực hiện là
cắt nửa đại tràng (65,9%). Biến chứng rò miệng
nối đại tràng xảy ra trong 3,9% trường hợp. Hóa
trị hỗ trợ phác đồ 5FU-LV tương đối an toàn cho
bệnh nhân, các độc tính có thể kiểm soát được.
Tỉ lệ tái phát di căn là 32,9%, di căn xa chủ yếu
trong ổ bụng, thường gặp nhất là đến gan.
Tỷ lệ sống còn
Sống còn không bệnh và toàn bộ 5 năm lần
lượt là 49,8% và 53,5%. Nhiều yếu tố ảnh hưởng
đến thời gian sống còn như: xếp hạng T, dạng
bướu, vị trí hạch, giai đoạn, CEA trước phẫu
thuật, độ mô học và hóa trị hỗ trợ. Tuy nhiên, chỉ
có giai đoạn, CEA trước phẫu thuật, độ mô học
là yếu tố tiên lượng độc lập sống còn không
bệnh và giai đoạn, CEA trước phẫu thuật là yếu
tố tiên lượng độc lập sống còn toàn bộ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Albeto S (2006), “Should adjuvant chemotherapy become
standard treatment for patients with stage II colon cancer?”,
Lancet Oncol, 7, pp. 515-517.
2. Andreoni B, Chiappa A, Bertani E, et al (2007), “Surgical
outcomes for colon and rectal cancer over a decade: results
from a consecutive monocentric experience in 902 unselected
patients”, World Journal of Surgical Oncology, 5, pp. 73-83.
3. Benson III AB (2003), “Carcinomas of the gastrointestinal
tract”, Handbook of Cancer Chemotherapy, Lippincott Williams &
Wilkins, pp. 231-255.
4. Carmen A, Daniel JS (2005), “Adjuvant therapy for colon
cancer”, N Engl J Med, 352 (26), pp. 2746-2748.
5. Coia LR, Ellenhorn JD, Ajoub JP (2000), “Colorectal and anal
cancers”, Cancer Management: A Multidisciplinary Approach,
edited by Pazdur R, Coia LR, Hoskins WJ, Wagman LD, PRR,
4th edition. CD-ROM.
6. Daniel GH, Paul JC, et al (2005), “Phase III study of
Fluorouracil, Leucovorin and Levamisole in high – risk stage
II and III colon cancer: final report of Intergroup 0089”, J Clin
Oncol, 23 (34), pp. 8671-8678.
7. Daniel JC, Harry SW, et al (2005), “Disease – free survival
versus overall survival as a primary end point for adjuvant
colon cancer studies: individual patient data from 20.898
patients on 18 randomized trials”, J Clin Oncol, 23 (34), pp.
8664-8670.
8. Dawn H, Michael J, et al (2006), “Timing of adjuvant
chemotherapy initiation after surgery for stage III colon
cancer”, Cancer J, 25, pp. 213-218.
9. Gill S, Loprinzi CL, Sargent DJ, et al (2004), “Pooled analysis
of Fluorouracil – base adjuvant therapy for stage II and III
colon cancer: who benefits and by how much?”, J Clin Oncol,
22 (10), pp. 1797-1806.
10. Hamilton SR (1995), “Pathologic Features of Colorectal
Cancer”, Cancer of the Colon, Rectum and Anus, edited by
Cohen AM, Winawer SJ, McGraw-Hill, New York, pp. 189-
196.
11. Howard L (2005), “Risk stratification and selection of patients
for adjuvant therapy in colorectal cancer”, American Society of
Clinical Oncology 2005 Education Book, pp. 270 - 273.
Chuyên Đề Ngoại Khoa 10
12. Huỳnh Quyết Thắng & CS (2004), “Đánh giá sơ lược tình hình
ung thư tại Cần Thơ trong 2 năm 2003-2004”, Y học Tp Hồ Chí
Minh, Phụ bản chuyên đề Ung bướu học, 8 (4), tr. 1-10.
13. Kelsen DP (2002), “Colorectal cancer - Staging system and
techniques”, Gastrointestinal Oncology: Principles and Practice,
Lippincott Williams & Wilkin, 2nd edition, pp. 748-749.
14. Libutti SK, Forde KA (1995), “Surgical Considerations –
Bowel Anastomosis”, Cancer of the Colon, Rectum and Anus,
edited by Cohen AM, Winawer SJ, McGraw-Hill, New York,
pp. 443-453.
15. McLeod HL, Murray GI (1999), “Tumor markers of prognosis
in colorectal cancer”, Br J Cancer, 79 (2), pp. 191-203.
16. Meyerhardt JA, Mayer RJ (2005), “Systemic therapy for
colorectal cancer”, N Engl J Med, 352, pp. 476-487.
17. Midgley R, Kerr D (2005), “Adjuvant chemotherapy for stage
II colorectal cancer: who should receive therapy and with
what?”, ECCO 13 Education Book, pp. 283-289.
18. Midgley RSJ, Kerr DJ (2000), “ABC of colorectal cancer:
Adjuvant therapy”, British Medical Journal, 321, pp. 1208-1211.
19. NCCN (2006), “Colon Cancer”, Clinical Practice Guidelines in
Oncology, v.2, CD-ROM.
20. Nguyễn Chấn Hùng (1986), “Ung thư đại tràng - trực tràng và
hậu môn”, Ung thư học lâm sàng, Trường Đại học Y dược Tp
Hồ Chí Minh, Tập 2, tr. 167-181.
21. Nguyễn Chấn Hùng, Phó Đức Mẫn, Lê Hoàng Minh, Hà Thu
Điểm, Phạm Xuân Dũng, Đặng Huy Quốc Thịnh (2007),
“Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh: 22 năm xây
dựng, phát triển và trưởng thành”, Y học Tp Hồ Chí Minh, Phụ
bản chuyên đề Ung bướu học, 11 (4), tr. i-vi.
22. Nguyễn Chấn Hùng, Phó Đức Mẫn, Lê Hoàng Minh, Phạm
Xuân Dũng, Đặng Huy Quốc Thịnh, Bùi Đức Tùng (2006),
“Gánh nặng ung thư tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Y học Tp
Hồ Chí Minh, Phụ bản chuyên đề Ung bướu học, 10 (4), tr. i-
viii.
23. Nguyễn Quang Thái (2003), Nghiên cứu giá trị một số phương
pháp chẩn đoán và kết quả sống 5 năm sau điều trị phẫu thuật ung
thư đại tràng, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y Hà nội.
24. Nguyễn Sào Trung (1992), “Bướu của ruột già”, Bệnh học ung
bướu cơ bản, Nguyễn Sào Trung, Nguyễn Chấn Hùng chủ
biên, Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế Tp Hồ Chí
Minh, tr. 79-87.
25. Ota DM (1995), “Surgical Considerations”, Cancer of the Colon,
Rectum and Anus, edited by Cohen AM, Winawer SJ,
McGraw-Hill, New York, pp. 431-435.
26. Parkin DM, Bray F, Ferlay J, Pisani P (2005), “Global cancer
statistics, 2002”, CA Cancer J Clin, 55, pp. 74–108.
27. Phạm Hùng Cường (2003), Chẩn đoán và điều trị ung thư đại
tràng, Luận án chuyên khoa II, Trường Đại học Y dược Tp Hồ
Chí Minh.
28. Phan Thị Hồng Đức (2007), Hóa trị hỗ trợ carcinôm đại tràng,
Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y dược Tp Hồ Chí
Minh.
29. Schottenfeld D (1995), “Epidemiology”, Cancer of the Colon,
Rectum and Anus, edited by Cohen AM, Winawer SJ,
McGraw-Hill, New York, pp. 11-24.
30. Skibber JM, Minsky BD, Hoff PM (2001), “Cancer of the
Colon”, Cancer: Principles and Practice of Oncology, edited by De
Vita VT, Hellman JS, Rosenberg SA, Lippincott Company, 6th
edition, CD-ROM.
31. Steinberg SM, Barkin JS, Kaplan RS, Stablein DM (1986),
“Prognostic indicators of colon tumors. The Gastrointestinal
Tumor Study Group experience”, Cancer, 57 (9), pp. 1866-
1870.
32. Tabbarah HJ (1995), “Gastrointestinal tract cancers”, Manual of
Clinical Oncology, edited by Casciato DA, Lowitz BB, Little,
Brown and Company, 3rd edition, pp. 152-164.
33. Weitz J, Koch M, Debus J, et al (2005), “Colorectal cancer”,
Lancet, 365, pp. 153-165.
34. Ychou M, Raoul J, Douillard J, et al (2005), “ A phase III
randomized trial of LV5FU2 + CPT-11 versus LV5FU2 alone
in high risk colon cancer (FNCLCC Accord02/FFCD9802)”, J
Clin Oncol, 23, 16S (June 1 suppl), Abstract 3502.
Chuyên Đề Ngoại Khoa 11
Chuyên Đề Ngoại Khoa 12
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dieu_tri_ung_thu_dai_trang_giai_doan_ii_iiii_tai_benh_vien_u.pdf