Điều trị ung thư tế bào gan bằng dòng điện có tần số radio qua phẫu thuật nội soi: Một ca lâm sàng
BÀN LUẬN
RFA là một trong những phương pháp điều
trị ung thư tế bào gan. Nguyên lý hoạt động của
RFA là dùng dòng điện có tần số radio để tạo
nhiệt lượng tập trung tại khối u để hủy u (nhiệt
độ > 60-100 độ C). RFA có thể thực hiện qua da,
qua phẫu thuật mổ mở hoặc phẫu thuật nội soi(1).
Chỉ định thực hiện RFA qua nội soi phải
theo nguyên tắc sau:
- Không có chỉ định can thiệp phẫu thuật.
- Có chỉ định chung của RFA (u <5cm, ít hơn
3 khối u).
- Không có các chống chỉ định của RFA (u
không nằm sát rốn gan hoặc mạch máu lớn, u
không nằm sát các tạng như túi mật).
- Khối u nằm sát bao gan(3,4,1).
Thủ thuật RFA qua nội soi có thể thực hiện
kết hợp với tắc động mạch gan trước thủ thuật.
- Bệnh nhân được gây mê qua đường nội khí
quản.
- Phẫu thuật viên: thực hiện đặt trocar 10 tại
hai hoặc ba vị trí.
- Phẫu thuật viên đánh giá ban đầu về mức
độ xơ gan, và xem xét có hiện tượng di căn trong
ổ bụng hay không.
- Bác sĩ hình ảnh học sử dụng đầu dò siêu
âm trong mổ nội soi với tần số 8-13Mhz để siêu
âm khảo sát lại toàn bộ gan, đánh giá vị trí các
kích thước các khối u (đầu dò siêu âm có thể đưa
qua trocar tại vị trí rốn hoặc dưới hạ sườn phải).
- Sau khi xác định vị trí khối u, sinh thiết u
được thực hiện qua da dưới hướng dẫn của siêu
âm và nội soi ổ bụng.
- Sau sinh thiết, kim RFA được đâm qua da
xuyên u dưới hướng dẫn của siêu âm (thường
tương ứng với vị trí sinh thiết).
- Khởi động máy RFA để tiến hành hủy khối
u. Quá trình hủy u được quan sát trên máy siêu
âm. Có thể thực hiện lần hai nếu khối u không
có hình ảnh hủy toàn bộ sau lần đốt thứ nhất
(hình ảnh tăng phản âm).
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều trị ung thư tế bào gan bằng dòng điện có tần số radio qua phẫu thuật nội soi: Một ca lâm sàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TẾ BÀO GAN BẰNG DÒNG ĐIỆN CÓ TẦN SỐ
RADIO QUA PHẪU THUẬT NỘI SOI : MỘT CA LÂM SÀNG
Nguyễn Quang Thái Dương *, Đặng Tâm**, Lê Quan Anh Tuấn**
TÓM TẮT
Mục tiêu: trình bày một ca lâm sàng về điều trị ung thư tế bào gan bằng dòng điện có tần số radio qua phẫu
thuật nội soi.
Phương pháp nghiên cứu: bệnh nhân nam đang được điều trị viêm gan siêu vi C tại bệnh viện đại học y
dược. Siêu âm kiểm tra định kỳ phát hiện ra hai khối echo kém với kích thước 2x3cm, nghi ngờ ung thư tế bào gan
nguyên phát(HCC Hepato Cellular Carcinoma). Bệnh nhân được chụp cắt lớp điện toán với kết quả nghi ngờ
ung thư tế bào gan nguyên phát. Bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp hủy u gan bằng dòng điện có tần số
radio qua phẫu thuật nội soi. Sinh thiết u được thực hiện ngay trước thủ thuật.
Kết quả: kết quả sinh thiết là ung thư tế bào gan. Thời gian thực hiện thủ thuật 60 phút và không có biến
chứng. Bệnh nhân xuất viện 48 giờ sau thủ thuật và được kiểm tra một tháng sau thực hiện thủ thuật. Trên chụp
cắt lớp điện toán, không còn ghi nhận hoạt tính của các khối u.
Kết luận: hủy ung thư tế bào gan bằng dòng điện có tần số radio qua phẫu thuật nội soi là một trong các
phương pháp điều trị HCC khi có chỉ định. Ưu điểm phương pháp là thủ thuật ít xâm lấn, thời gian nằm viện
ngắn và ít biến chứng.
ABSTRACT
LAPAROSCOPIC RADIOFREQUENCY ABLATION FOR HEPATOCELLULAR CARCINOMA
TREATMENT: A CLINICAL CASE
Nguyen Quang Thai Duong, Dang Tam, Le Quan Anh Tuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 – 2008: 102 - 104
Objectives: to demonstrate one clinical case of laparoscopic radiofrequency ablation for HCC treatment
Methods: a 60 year-old male has been treated for hepatitis C for some years and was found two nodules via
routine follow-up ultrasound exam. The size of two nodules was less than 3cm and closed to the liver capsule. The
serum AFP was normal. On CT exam, the findings were typical for HCC. This patient was treated by
laparoscopic radiofrequency ablation. The nodule biopsies were taken right before the ablation procedure.
Results: the pathological findings was typical for hepatocellular carcinoma. The length of procedure was
about 60 minutes without complication. The patient was discharged 48 hours after the RFA procedure. One
month later, the patient had the CT exam: showing no findings for HCC residual.
Conclusions: laparoscopic radiofrequency ablation is one of the treatment for HCC. The advantages are the
simple procedure, the short hospital stay and less complication.
MỞ ĐẦU
Hủy u gan bằng dòng điện có tần số radio
RFA là một trong những phương pháp điều trị
ung thư tế bào gan nguyên phát. RFA có thể thực
hiện qua da, qua mổ mở hoặc qua phẫu thuật nội
soi. RFA có các ưu điểm: thủ thuật đơn giản, thời
gian nằm viện ngắn và ít biến chứng. Chúng tôi
xin trình bày một ca lâm sàng về hủy ung thư tế
* Bộ môn Chẩn đoán Hình ảnh - Đại học Y dược TP. HCM.
** Bộ môn Ngoại Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM.
bào gan bằng RFA qua phẫu thuật nội soi.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: (01 CA CAN
THIỆP LÂM SÀNG)
Bệnh nhân nam, tuổi đang được điều trị
viêm gan siêu vi C tại bệnh viện Đại Học Y
Dược. Siêu âm kiểm tra định kỳ phát hiện ra hai
khối echo kém với kích thước 2x3cm, nghi ngờ
ung thư tế bào gan nguyên phát. Khối thứ nhất
nằm ở hạ phân thùy II và khối thứ hai nằm ở hạ
phân thùy V. Các khối u này đều nằm sát bao
gan. Bệnh nhân được chụp cắt lớp điện toán với
kết quả nghi ngờ ung thư tế bào gan nguyên
phát. Hình ảnh tăng quang mạnh trên thì động
mạch và thải nhanh trên các thì muộn. Không có
huyết khối tĩnh mạch cửa. Các kết quả xét
nghiệm máu là AFP, men gan trong giới hạn
bình thường. Bệnh nhân không có chỉ định phẫu
thuật do vị trí của khối u(nằm ở gan trái và gan
phải). Bệnh nhân được điều trị bằng phương
pháp hủy u gan bằng dòng điện có sóng radio
qua phẫu thuật nội soi.
Hình ảnh sinh thiết u gan qua da dưới hướng dẫn
của siêu âm trong mổ và nội noi ổ bụng.
Thủ thuật được thực hiện tại phòng mổ do
một bác sĩ về hình ảnh học can thiệp và một
phẫu thuật viên. Thủ thuật được thực hiện dưới
hướng dẫn của máy siêu âm (máy BK, Đan
Mạch); máy RFA là máy Radionic cooltip
(Valleylab, Hoa Kỳ).
Thời gian thực hiện thủ thuật 60 phút; mỗi
khối u đốt với thời gian 12 phút. Sinh thiết u qua
da dưới hướng dẫn của siêu âm và nội soi ổ
bụng được thực hiện trước khi thực hiện RFA.
Bệnh nhân được xuất viện sau 48 giờ. Không có
tai biến chảy máu khi thực hiện thủ thuật.
Hình ảnh kim RFA đâm xuyên u và đốt dưới hướng
dẫn của siêu âm.
KẾT QUẢ
Kết quả sinh thiết u là carcinôm tế bào gan.
Bệnh nhân được kiểm tra một tháng sau thủ
thuật với kết quả: 02 khối u không còn hoạt tính
trên chụp cắt lớp điện toán, AFP trong giới hạn
bình thường. Bệnh nhân không có triệu chứng
lâm sàng nào sau khi can thiệp.
BÀN LUẬN
RFA là một trong những phương pháp điều
trị ung thư tế bào gan. Nguyên lý hoạt động của
RFA là dùng dòng điện có tần số radio để tạo
nhiệt lượng tập trung tại khối u để hủy u (nhiệt
độ > 60-100 độ C). RFA có thể thực hiện qua da,
qua phẫu thuật mổ mở hoặc phẫu thuật nội soi(1).
Chỉ định thực hiện RFA qua nội soi phải
theo nguyên tắc sau:
- Không có chỉ định can thiệp phẫu thuật.
- Có chỉ định chung của RFA (u <5cm, ít hơn
3 khối u).
- Không có các chống chỉ định của RFA (u
không nằm sát rốn gan hoặc mạch máu lớn, u
không nằm sát các tạng như túi mật).
- Khối u nằm sát bao gan(3,4,1).
Thủ thuật RFA qua nội soi có thể thực hiện
kết hợp với tắc động mạch gan trước thủ thuật.
Qui trình thực hiện thủ thuật RFA qua nội soi
- Bệnh nhân được gây mê qua đường nội khí
quản.
- Phẫu thuật viên: thực hiện đặt trocar 10 tại
hai hoặc ba vị trí.
- Phẫu thuật viên đánh giá ban đầu về mức
độ xơ gan, và xem xét có hiện tượng di căn trong
ổ bụng hay không.
- Bác sĩ hình ảnh học sử dụng đầu dò siêu
âm trong mổ nội soi với tần số 8-13Mhz để siêu
âm khảo sát lại toàn bộ gan, đánh giá vị trí các
kích thước các khối u (đầu dò siêu âm có thể đưa
qua trocar tại vị trí rốn hoặc dưới hạ sườn phải).
- Sau khi xác định vị trí khối u, sinh thiết u
được thực hiện qua da dưới hướng dẫn của siêu
âm và nội soi ổ bụng.
- Sau sinh thiết, kim RFA được đâm qua da
xuyên u dưới hướng dẫn của siêu âm (thường
tương ứng với vị trí sinh thiết).
- Khởi động máy RFA để tiến hành hủy khối
u. Quá trình hủy u được quan sát trên máy siêu
âm. Có thể thực hiện lần hai nếu khối u không
có hình ảnh hủy toàn bộ sau lần đốt thứ nhất
(hình ảnh tăng phản âm).
Hình ảnh tăng âm toàn bộ vùng u ngay trong và sau
khi thực hiện RFA
Tai biến
Tai biến chảy máu rất hiếm xảy ra và nếu có
thì có thể cầm máu qua phẫu thuật nội soi dễ
dàng và nhanh chóng.
Ưu điểm của phương pháp:
- Thời gian thực hiện thủ thuật ngắn: khoảng
60 phút, giúp giảm các nguy cơ khác liên quan
tới thời gian phẫu thuật.
- Thời gian nằm viện ngắn.
- Tai biến và biến chứng thấp.
KẾT LUẬN
RFA qua nội soi là một trong các phương
pháp điều trị đối với ung thư tế bào gan. Chỉ
định điều trị và sự phối hợp giữa phẫu thuật nội
soi và hình ảnh học can thiệp là yếu tố quyết
định sự thành công của phương pháp. Ít xâm lấn
và thời gian nằm viện ngắn là ưu điểm của
phương pháp điều trị này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Berber E, Foroutani A, Garland AM, et al. Use of CT
Hounfield unit density ablated tumor after laparoscopic
radiofrequency ablation of hepatic tumors. Surg Endosc
2000;14(9): 799-804
2. Livraghi T, Goldberg SN, Lazzaroni S, et al.
Hepatocellular carcinoma: radio-frequency ablation of
medium and large lesions. Radiology 2000; 214:761-768
3. Siperstein A, Garland A, Engle K, et al. Local recurrence
after laparocopic radiofrequency thermal ablation of
hepatic tumors. Ann Surg Oncol 2000, 7(2):106-113
4. Siperstein A, Garland A, Engle K, et al. Laparoscopic
radiofrequency ablation of primary and metastatic liver
tumors. Technical considerations. Surg Endosc 2000;
14(4):400-405.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dieu_tri_ung_thu_te_bao_gan_bang_dong_dien_co_tan_so_radio_q.pdf