Gợi ý chính sách
Những kết quả của nghiên cứu này
cung cấp thêm nguồn tham khảo cho các
chủ sở hữu công ty khởi nghiệp giai đoạn
đầu và các nhà đầu tư để xem xét khi định
giá cho mục đích gọi vốn và đầu tư.
Việc định giá có thể dựa trên nhiều
phương pháp khác nhau và để huy động
vốn thành công nhằm hỗ trợ sự tăng
trưởng, công ty khởi nghiệp phải được định
giá một cách hợp lý thông qua lựa chọn
phương pháp định giá phù hợp. Trong đó,
phương pháp bội số nên được xem xét sử
dụng vì nó tương thích với đặc trưng về
thành quả tài chính của công ty khởi nghiệp
trong giai đoạn đầu.
Ngoài phương pháp định giá được lựa
chọn, việc định giá nên dựa vào các dẫn
chứng, các thông lệ trong ngành cùng với sự
điều chỉnh linh hoạt với tình huống của
công ty và tránh phóng đại. Việc sử dụng
nhiều hơn một phương pháp định giá để xác
định phạm vi giá trị công ty sẽ hợp lý hơn
và làm cơ sở cho việc đàm phán gọi vốn là
cần thiết.
11 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Định giá công ty khởi nghiệp giai đoạn đầu cho mục đích gọi vốn và đầu tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN – CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ KINH TẾ
Tập 6 (12/2019) 3
ĐỊNH GIÁ CÔNG TY KHỞI NGHIỆP
GIAI ĐOẠN ĐẦU CHO MỤC ĐÍCH GỌI VỐN VÀ ĐẦU TƯ
Phan Anh Tiến1
Title: Valuing early-stage
venture for the purpose of
raising and investing capital
Từ khóa: Công ty khởi
nghiệp giai đoạn đầu, Nhà
khởi nghiệp, Nhà đầu tư
mạo hiểm, Phương pháp
định giá, Tài chính khởi
nghiệp
Keywords: Early-stage
venture, Entrepreneur,
Venture capital investor,
Valuation method,
Entrepreneurial finance
Lịch sử bài báo:
Ngày nhận bài: 23/9/2019;
Ngày nhận kết quả bình
duyệt: 15/10/2019;
Ngày chấp nhận đăng bài:
25/11/2019.
Tác giả:
1 Trường Đại học Kinh tế
TP. Hồ Chí Minh
Email:
anhtien@ueh.edu.vn
TÓM TẮT
Định giá công ty khởi nghiệp giai đoạn đầu không chỉ là một
trong những khía cạnh thách thức nhất mà còn rất quan trọng trong
tài chính khởi nghiệp. Nghiên cứu này nhằm xác định các phương
pháp định giá công ty khởi nghiệp giai đoạn đầu tại Việt Nam được
sử dụng trong thực tế cho mục đích gọi vốn và đầu tư bởi các nhà
khởi nghiệp và các nhà đầu tư mạo hiểm, nhận dạng và phân tích
những bất cập trong định giá của nhà khởi nghiệp ảnh hưởng đến
khả năng tiếp cận vốn của các công ty này. Bằng kỹ thuật phân tích
nội dung trong phương pháp nghiên cứu định tính, 133 dự án khởi
nghiệp tại Việt Nam tham gia chương trình truyền hình thực tế
“Shark Tank” để gọi vốn đã được phân tích. Kết quả nghiên cứu cho
thấy có nhiều phương pháp định giá công ty khởi nghiệp giai đoạn
đầu được sử dụng, trong đó phương pháp bội số được sử dụng rất
phổ biến. Bên cạnh đó, các dự án đã không tiếp cận được vốn vì nhà
khởi nghiệp sử dụng phương pháp định giá không phù hợp, định giá
một cách phóng đại, không dựa trên các dẫn chứng và thông lệ của
ngành cùng sự điều chỉnh linh hoạt với tình huống công ty.
ABSTRACT
Valuing early-stage venture is not only one of the most
challenging aspects but also very important to entrepreneurial
finance. This study aims to determine methods of valuing early-stage
venture in Vietnam, employed in reality for the purpose of raising
and investing capital by entrepreneurs and venture capital
investors,to identify and analyze entrepreneurs’ inadequacies in
valuing, which impact on the possibility of accessing the capital. 133
startup projects in Vietnam, who participated in the reality TV show
"Shark Tank" to raise capital, were analyzed by the content analysis
technique in qualitative research methods. The results show that
there are various methods to value early-stage venture being used,
in which the multiple method is very common. On the other hand,
projects were unable to access the capital because entrepreneurs
used inappropriate valuation methods, valuated exaggeratedly,
lacked evidence-based valuation and industry practices along with
flexible adjustments to their early-stage venture situations
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN – CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ KINH TẾ
Tập 6 (12/2019) 4
1. Giới thiệu
Tại Việt Nam, việc thúc đẩy khởi
nghiệp không chỉ là mục tiêu mà còn là
phương tiện để thực hiện ba đột phá chiến
lược, bao gồm thể chế, hạ tầng và nguồn
nhân lực. Nhiều chương trình và chính
sách hỗ trợ khởi nghiệp được triển khai và
tiếp tục xây dựng (VCCI & USAID, 2016).
Việt Nam được xếp vị trí thứ 3 tại Đông
Nam Á về số lượng các công ty khởi nghiệp
với sự tăng trưởng nhanh từ 400 vào năm
2012 lên đến 3.000 vào năm 2017
(Phương Anh, 2019).
Trong khởi nghiệp, thách thức mà các
công ty phải đối mặt là tìm được nguồn vốn
tài chính phù hợp để hiện thực hóa ý tưởng
và đưa sản phẩm ra thị trường. Nhu cầu vốn
tài chính bên ngoài được đánh giá có khả
năng cao trong giai đoạn đầu của công ty
khởi nghiệp (Abor, 2016). Mặc dù có nhiều
nguồn tài trợ vốn cho công ty khởi nghiệp,
về cơ bản có thể phân thành nợ và vốn cổ
phần (Rogers, 2009). Tuy vậy, vì kết quả tài
chính còn hạn chế, mức độ không chắc chắn
về sự tăng trưởng và vấn đề bất cân xứng
thông tin nên công ty khởi nghiệp giai đoạn
đầu rất khó tiếp cận nguồn tài trợ từ nợ.
Thay vào đó, các công ty này thường được
tài trợ bằng vốn chủ sở hữu, đặc biệt từ các
nhà đầu tư mạo hiểm với quy mô vốn đầu
tư lớn và khả năng chấp nhận rủi ro cao.
So với các công ty đã niêm yết chứng
khoán, công ty khởi nghiệp phải tìm kiếm,
đàm phán và huy động vốn chủ sở hữu theo
cách phát hành riêng lẻ (Leach & Melicher,
2011). Việc tìm kiếm vốn chủ sở hữu tiềm
năng trên thị trường đối với công ty khởi
nghiệp giai đoạn đầu sẽ đi kèm sự thương
lượng giá trị công ty giữa nhà khởi nghiệp
và nhà đầu tư. Theo Tyebjee & Bruno
(1984), định giá giá trị công ty khởi nghiệp
là vấn đề trọng tâm nhất trong đàm phán gọi vốn đầu tư và được cả nhà đầu tư và nhà
khởi nghiệp quan tâm (Cumming & Dai,
2011; Hsu, 2004; Gompers & cộng sự,
2010). Bởi lẽ đối với các nhà khởi nghiệp,
họ quan tâm đến việc biến những cơ hội
thành hoạt động kinh doanh khả thi và thu
hoạch giá trị của khoản đầu tư, vì vậy họ
phải biết cách định giá công ty, xác định số
vốn chủ sở hữu từ bỏ cho việc huy động vốn
từ các nhà đầu tư bên ngoài khác. Với các
nhà đầu tư, trước khi quyết định đầu tư vào
một công ty, câu hỏi quan trọng đó là công
ty này trị giá bao nhiêu? (Abor, 2016). Khi
có sự khác biệt cơ bản liên quan đến việc
định giá công ty khởi nghiệp giữa nhà khởi
nghiệp và nhà đầu tư, nó trở thành một
trong những lý do chính cho các cuộc đàm
phán gọi vốn thất bại và không đạt được sự
đầu tư vào một số ngành, định giá quá cao
dẫn đến kết quả là không có gì (Baeyens &
cộng sự, 2006; Rogers, 2009). Hơn nữa, giá
trị công ty lại phụ thuộc vào phương pháp
định giá và một số phương pháp định giá có
thể tốt hơn các phương pháp khác
(Schootbrugge & Wong, 2013). Vì vậy, việc sử dụng phương pháp định giá và định giá
phù hợp rất quan trọng trong việc thiết lập
giá trị cơ cở đàm phán, gia tăng khả năng
huy động từ các nhà đầu tư đối với các công
ty khởi nghiệp.
Định giá công ty khởi nghiệp là một chủ
đề khá mới và có nhiều vấn đề nghiên cứu
liên quan. Trong đó, sẽ rất hữu ích khi có
thêm nguồn tham khảo cho các chủ sở hữu
công ty khởi nghiệp giai đoạn đầu tại Việt
Nam và các nhà đầu tư về các phương pháp
định giá nào phù hợp được sử dụng trên
thực tế cho mục đích gọi vốn và đầu tư và
những bất cập cần lưu ý nào trong định giá
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN – CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ KINH TẾ
Tập 6 (12/2019) 5
của nhà khởi nghiệp ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận vốn của công ty. Tuy nhiên,
cho đến nay các nghiên cứu về phương
pháp định giá công ty khởi nghiệp giai đoạn
đầu tại Việt Nam cho mục đích gọi vốn và
đầu tư vẫn còn hạn chế. Ngoài ra, mặc dù có
nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới
về thực tế sử dụng các phương pháp định
giá công ty khởi nghiệp, các kết quả lại có sự
khác biệt đáng kể và việc sử dụng các
phương pháp định giá là khác nhau giữa các
môi trường thể chế của các quốc gia
(Lockett & cộng sự, 2002; Manigart & cộng sự, 2004). Vì vậy, nghiên cứu này nhằm xác
định các phương pháp định giá công ty khởi
nghiệp giai đoạn đầu tại Việt Nam được sử
dụng trong thực tế bởi nhà khởi nghiệp và
nhà đầu tư mạo hiểm cho mục đích gọi vốn
và đầu tư, nhận dạng và phân tích những
bất cập trong định giá của nhà khởi nghiệp
ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của
các công ty này.
2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp
nghiên cứu
2.1. Các lý thuyết về định giá công ty
khởi nghiệp
Công ty khởi nghiệp giai đoạn đầu
Công ty khởi nghiệp giai đoạn đầu là
các công ty còn non trẻ trước khi tiến xa
hơn vào giai đoạn tăng trưởng. Giai đoạn
này được mô tả chi tiết bao gồm nghiên cứu
và phát triển, khởi động và sống sót. Trong
giai đoạn nghiên cứu và phát triển sản
phẩm, ý tưởng khởi nghiệp được hình
thành và tính khả thi ý tưởng sẽ được đánh
giá. Giai đoạn này xảy ra trước khi gia nhập
thị trường khoảng 6 tháng cho đến 1,5 năm
và công ty chưa đầu tư vào tất cả các thiết bị
cần thiết để sản xuất và cung cấp sản phẩm
cho thị trường, chưa tạo ra doanh thu cũng
như lợi nhuận. Trong khi đó, ở giai đoạn
khởi động, sản phẩm đã sẵn sàng để đưa ra
thị trường. Do đó, công ty đầu tư vào tất cả
các máy móc thiết bị và nhân sự cần thiết để
bắt đầu hoạt động và sản xuất các sản phẩm.
Khi công ty được tổ chức với hình thức
pháp lý rõ ràng và đi vào hoạt động, doanh
thu bắt đầu được tạo ra tại thời điểm năm 0
từ việc cung cấp sản phẩm/dịch vụ đầu tiên.
Đối với giai đoạn sống sót, doanh thu bắt
đầu gia tăng và trang trải được một phần chi
phí hoạt động. Công ty bắt đầu quan tâm
nghiêm túc đến các báo cáo tài chính chính
thức và hoạch định tài chính cho mục đích
huy động vốn tài trợ bên ngoài (Leach &
Melicher, 2011).
Định giá và tại sao định giá công ty
Định giá liên quan đến quá trình xác
định giá trị của một công ty, là một khía
cạnh khó khăn nhưng quan trọng của quá
trình đầu tư và kinh doanh (Abor, 2016).
Theo Hering & cộng sự (2006), định giá chỉ
ra cho các nhà khởi nghiệp mức đền bù tối
thiểu mà họ nên yêu cầu và các nhà đầu tư
xác định mức giá tối đa phải trả cho số cổ
phần mà họ nhận được. Việc định giá công
ty khởi nghiệp được thực hiện vì nhiều lý
do, chẳng hạn như có được các khoản đầu
tư cần thiết để hỗ trợ tăng trưởng với các
điều kiện phù hợp, sáp nhập với một công
ty khác, mua lại một công ty hoặc đưa ra
chào bán công khai lần đầu (Aydın, 2015).
Vấn đề khi định giá công ty khởi
nghiệp
Việc định giá sẽ khó khăn hơn đối với
công ty khởi nghiệp giai đoạn đầu do
thiếu dữ liệu cần thiết khi sử dụng các
phương pháp định giá truyền thống như
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN – CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ KINH TẾ
Tập 6 (12/2019) 6
dòng tiền, lợi nhuận hoặc thậm chí đôi
khi là doanh thu và tồn tại sự không chắc
chắn về nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng
đến sự phát triển của công ty (Peemöller
& cộng sự, 2001; Beaton, 2010;
Schootbrugge & Wong, 2013).
Giá trị của bất kỳ khoản đầu tư nào sẽ
phụ thuộc vào khả năng tạo ra dòng tiền
trong tương lai, cũng như cách đánh giá và
thái độ của nhà đầu tư đối với rủi ro của
dòng tiền này. Tuy vậy, dòng tiền trong
tương lai của một công ty khởi nghiệp giai
đoạn đầu, mặc dù chúng là yếu tố quyết
định cơ bản của giá trị nhưng rất khó ước
tính và tỷ lệ chiết khấu phù hợp để ước tính
giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai
lại rất khó đo lường (Abor, 2016).
Bên cạnh đó, một mặt, giá cổ phiếu
không phải luôn có sẵn vì công ty khởi
nghiệp giai đoạn đầu chưa niêm yết trên sàn
giao dịch chứng khoán. Mặt khác, nếu cổ
phiếu của công ty được mua bán trên thị
trường chứng khoán nhưng không thường
xuyên, một số lượng nhỏ như vậy làm cho
giá trị thị trường là những con số không
đáng tin cậy về mặt giá trị (Abor, 2016). Vậy
làm sao định giá công ty khởi nghiệp giai
đoạn đầu theo giá trị thị trường?
2.2. Các phương pháp định giá công
ty khởi nghiệp
Mỗi một công ty là một chủ thể riêng
biệt, tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh
mà sử dụng các phương pháp định giá sao
cho phù hợp. Một số ngành sử dụng các mô
hình định lượng phức tạp, trong khi những
ngành khác sử dụng các phương pháp
tương đối đơn giản. Vấn đề là phương pháp
định giá công ty khởi nghiệp nên được xác
định dựa thêm vào kinh nghiệm, nếu không,
ít nhất hai phương pháp định giá khác nhau
để xác định phạm vi định giá của công ty
nên được sử dụng (Rogers, 2009). Ngoài
ra, điều cần lưu ý là giá trị cuối cùng chấp
nhận sẽ được dựa trên thương lượng sau
khi nhà đầu tư bên ngoài và nhà khởi
nghiệp đã thực hiện phân tích nền tảng của
riêng họ để xác định một giá trị thích hợp
(Abor, 2016).
(1) Phương pháp chiết khấu dòng
tiền tự do
Giá trị của một công ty được xác định
theo quy mô, thời gian và rủi ro của dòng
tiền tự do kỳ vọng trong tương lai. Dòng
tiền tự do của công ty là tổng dòng tiền của
tất cả những người có quyền lợi trong công
ty. Dòng tiền này sẽ được chiết khấu với tỷ
lệ sinh lợi thích hợp mà nó phản ánh rủi ro
của dòng tiền để xác định giá trị công ty
(Abor, 2016). Sự khó ước tính dòng tiền kỳ
vọng, tốc độ tăng trưởng của một công ty
khởi nghiệp giai đoạn đầu hoặc việc xác
định chi phí vốn được đánh giá là hạn chế
chính đối với phương pháp này (Moyen &
cộng sự, 1996; Vinturela & Erickson, 2004).
(2) Phương pháp định giá theo bội số
Phương pháp bội số doanh thu - P/S
Nhà đầu tư chấp nhận việc công ty chưa
tạo ra lợi nhuận nên định giá dựa trên bội số
doanh thu như là một trong những phương
pháp định giá được sử dụng rộng rãi. Triển
vọng tăng trưởng doanh thu và sự lạc quan
của nhà đầu tư đóng một vai trò quan trọng
trong việc xác định mức độ bội số được sử
dụng. Các ngành khác nhau sử dụng các giá
trị bội số khác nhau. Phương pháp định giá này phù hợp nhất cho những nhà đầu tư có
nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh
doanh có lãi trong cùng ngành với công ty
đang được mua lại (Rogers, 2009).
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN – CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ KINH TẾ
Tập 6 (12/2019) 7
Phương pháp bội số lợi nhuận trước
khấu hao, lãi vay và thuế - P/EBITDA
Dòng tiền của một công ty đại diện cho
các khoản tiền có sẵn để đáp ứng cả nghĩa
vụ nợ như trả lãi và/hoặc trả nợ gốc và
thanh toán vốn chủ sở hữu như cung cấp
các khoản thanh toán cổ tức, mua lại cổ
phần và tái đầu tư vào công ty. Những
khoản tiền này được xác định bằng cách
tính toán lợi nhuận trước khấu hao, lãi vay
và thuế. Trong phương pháp định giá này,
EBITDA được nhân với một con số xác định
(nghĩa là bội số) để xác định giá trị của công
ty. Nhìn chung, bội số từ 3 đến 10 thường
được sử dụng (Rogers, 2009).
Phương pháp bội số dòng tiền tự do –
P/FCFF
Đối với các công ty cần đầu tư lớn vào
thiết bị mới để duy trì tăng trưởng, phương
pháp bội số dòng tiền tự do thường được sử
dụng thay vì là EBITDA. Đây là một mô tả
tiền mặt thận trọng hơn và mang lại giá trị
định giá thấp hơn. Các công ty sản xuất
thường được định giá dựa trên bội số của
dòng tiền tự do. Mặt khác, các công ty
truyền thông như đài truyền hình thường
được định giá dựa trên bội số EBITDA
(Rogers, 2009).
Các phương pháp bội số khác
Bội số giá cổ phần so với giá trị sổ
sách mỗi cổ phần, bội số lợi nhuận trước
lãi vay và thuế, bội số lợi nhuận gộp và
một số bội số được coi là đặc trưng của
ngành (trong ngành viễn thông, có thể
tính toán giá trị công ty trên mỗi thuê bao,
các công ty phân phối trong ngành công
nghiệp nước giải khát và đồ uống có cồn
được định giá bằng bội số của lượng hàng
bán được) (Abor, 2016).
(3) Phương pháp giá trị tài sản thuần
Dựa vào số liệu phản ánh trên bảng cân
đối kế toán, lấy tổng giá trị tài sản phản ánh
ở phần tài sản trừ đi các khoản nợ phải trả
bên nguồn vốn tại thời điểm định giá để xác
định giá trị công ty. Nhược điểm của
phương pháp này là công ty khởi nghiệp
giai đoạn đầu chưa có nhiều tài sản trên báo
cáo tài chính và bỏ qua phần lớn các yếu tố
phi vật chất nhưng có giá trị thực (Gary &
cộng sự, 2015).
(4) Phương pháp sử dụng các công
ty có thể so sánh
Theo phương pháp này, ước tính giá trị
của công ty đang định giá dựa trên giá trị
của công ty khác mà dự kiến sẽ cung cấp các
dòng tiền tương tự trong tương lai. Nếu hai
công ty này được thiết lập để tạo ra dòng
tiền tương tự và có rủi ro tương tự thì luật
một giá cho thấy giá trị của công ty hiện có
và được niêm yết công khai có thể được sử
dụng để ước tính giá trị của công ty mới
đang định giá. Tỷ lệ P/E của một công ty đại
chúng trong cùng một ngành cũng được sử
dụng để định giá các công ty khởi nghiệp
mới. Sau khi xác định được khả năng so
sánh tốt nhất, giá trị P/E phải được chiết
khấu. Giá trị của một công ty thuộc sở hữu
đại chúng sẽ luôn cao hơn giá trị của một
công ty khởi nghiệp chưa niêm yết do thanh
khoản và tiếp cận thông tin tốt hơn (công ty
khởi nghiệp thường có giá trị thấp hơn 15
đến 25 phần trăm so với các công ty đại
chúng) (Rogers, 2009).
(5) Phương pháp đầu tư mạo hiểm
Khi các nhà đầu tư mạo hiểm đầu tư
vào một công ty, họ nắm cổ phần trong công
ty đó để đổi lấy khoản vốn mà họ góp vào
công ty. Giá trị kết thúc – V
t
của công ty
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN – CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ KINH TẾ
Tập 6 (12/2019) 8
được ước tính cho thời điểm nhà đầu tư
mạo hiểm thoái vốn (thoát đầu tư); bội số
của các công ty có thể so sánh thường được sử dụng tùy thuộc vào các yếu tố như tình
hình tài chính dự kiến của công ty và ngành
mà công ty hoạt động; việc ước tính giá trị
kết thúc dựa trên kịch bản thành công - đó
là tình huống mà công ty đáp ứng các mục
tiêu thành quả và kỳ vọng của nhà đầu tư.
Giá trị kết thúc sau đó được chuyển đổi
thành giá trị hiện tại công ty (V
0
Post
) bằng tỷ
lệ chiết khấu tương đối cao được chỉ định
bởi nhà đầu tư. Tỷ lệ sở hữu mà các nhà đầu
tư yêu cầu để đổi lấy vốn góp được xác định
bởi tỷ lệ giữa số tiền đầu tư của họ và giá trị
hiện tại của công ty (Abor, 2016).
a. Tổng quan nghiên cứu
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã
khám phá các phương pháp định giá công ty
khởi nghiệp giai đoạn đầu được áp dụng
trong thực tiễn. Oliveira & Zotes (2018) đã
khảo sát và phân tích các phương pháp khác
nhau được sử dụng cho quá trình định giá
và xác định phương pháp nào phù hợp nhất
cho các công ty khởi nghiệp ở thị trường
Brazil. Thông qua các cuộc phỏng vấn với
các chuyên gia về định giá các công ty, kết
quả nghiên cứu cho thấy các kỹ thuật định
giá được sử dụng phổ biến nhất theo thứ tự
bao gồm các phương pháp chiết khấu dòng
tiền, phương pháp bội số, phương pháp giá
trị tài sản ròng, phương pháp mô hình
quyền chọn và cuối cùng là phương pháp
của các mô hình hỗn hợp.
Để trả lời câu hỏi làm thế nào các nhà
đầu tư mạo hiểm định giá các khoản đầu tư
của họ, nghiên cứu của Dittmann và cộng sự
(2004) đã sử dụng dữ liệu của 53 quỹ đầu
tư mạo hiểm của Đức tham gia đầu tư giai
đoạn đầu trong thực tế. Kết quả cho thấy
trung bình 53 quỹ phản hồi sử dụng bình
quân 2,92 phương pháp định giá và chỉ 15%
trong số đó chỉ dựa vào một phương pháp
duy nhất. Các phương pháp định giá phổ
biến nhất là các kỹ thuật chiết khấu dòng
tiền và bội số như tỷ lệ P/E, P/S hoặc
P/EBIT. Cũng vậy, theo Wright và Robbie
(1998), các dự án đầu tư mạo hiểm thường
được định giá bằng cách áp dụng một hoặc
nhiều kỹ thuật định giá, bao gồm kỹ thuật
định giá dựa trên bội số và phương pháp
chiết khấu dòng tiền. Trong khi đó mô hình
chiết khấu dòng tiền được sử dụng nhiều
nhất trong số các nhà đầu tư mạo hiểm khi
định giá công ty khởi nghiệp công nghệ cao
(Kilpeläinen, 2014).
Ở một phạm vi nghiên cứu rộng hơn về
mặt địa lý, Manigart và cộng sự (2000) đã
khảo sát các phương pháp định giá được sử
dụng bởi các nhà đầu tư mạo hiểm tham gia
đầu tư không chỉ trong giai đoạn đầu ở Hoa
Kỳ, Anh, Pháp, Bỉ và Hà Lan. Sự khác biệt
được tìm thấy khi các nhà đầu tư mạo hiểm
đặt những ưu tiên khác nhau vào các
phương pháp định giá khác nhau, với các
phương pháp đúng đắn về mặt lý thuyết
không phải lúc nào cũng được ưa thích
trong thực tế. Các kỹ thuật định giá phổ biến
nhất là bội số P/E (E là thu nhập quá khứ
hoặc ước tính) ở Anh, bội số P/EBIT và giá
giao dịch gần đây trong lĩnh vực liên quan ở
Hoa Kỳ, kỹ thuật chiết khấu dòng tiền ở Bỉ
và Hà Lan và giá giao dịch gần đây ở Pháp.
Tương tự vậy, Lockett và cộng sự (2002)
cho rằng việc sử dụng các phương pháp
định giá cụ thể khác nhau giữa các môi
trường thể chế. Phương pháp định giá bằng
kỹ thuật chiết khấu dòng tiền nổi bật hơn
trong các hệ thống pháp lý của Đức so với
các hệ thống dựa trên luật phổ biến theo
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN – CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ KINH TẾ
Tập 6 (12/2019) 9
kiểu Anh, trong khi ngược lại đối với định
giá theo phương pháp bội số (Wright &
cộng sự, 2004).
Theo Schootbrugge & Wong (2013),
một số phương pháp định giá có thể tốt hơn
các phương pháp khác. Sự tồn tại của một
phương pháp định giá đáng tin cậy rất quan
trọng đối với sự phát triển của các công ty
khởi nghiệp và nhà đầu tư mạo hiểm. Sự
khác biệt cơ bản giữa nhà khởi nghiệp và
nhà đầu tư trong việc định giá công ty khởi
nghiệp là một trong những lý do chính cho
các cuộc đàm phán gọi vốn thất bại
(Baeyens & cộng sự, 2006). Do đó, các nhà
đầu tư mạo hiểm thường áp dụng nhiều
phương pháp định giá và sau đó thường ưu
tiên một phương pháp cụ thể (Wright &
Robbie, 1996).
Theo Aydın (2015), các phương pháp
định giá phù hợp cần được sử dụng dựa
trên các đặc điểm của công ty mà việc định
giá sẽ được thực hiện, của ngành và quốc gia
mà công ty hoạt động. Để đưa ra một giá trị
định giá chính xác hơn, nên định giá công ty
bằng cách sử dụng nhiều hơn một kỹ thuật,
lấy giá trị trung bình các phương pháp khác
nhau này bằng cách gán giá trị cao hơn cho
phương pháp được coi là phù hợp nhất cho
công ty sẽ cho kết quả tốt hơn. Việc sử dụng
nhiều phương pháp định giá cũng giúp giảm
đáng kể tỷ lệ thất bại của các thỏa thuận đầu
tư giữa các nhà đầu tư mạo hiểm và nhà
khởi nghiệp (Dittmann & cộng sự, 2004).
Tóm lại, từ cơ sở lý thuyết và các
nghiên cứu thực nghiệm cho thấy các
phương pháp định giá công ty khởi nghiệp
được sử dụng khá đa dạng. Ở các môi
trường thể chế khác nhau, phương pháp
định giá công ty khởi nghiệp được sử dụng
cũng có sự khác biệt. Tuy vậy, suy cho cùng,
các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có sự ưu tiên
nhất định trong việc sử dụng phương pháp
định giá nào đó. Ngoài ra, việc lựa chọn
phương pháp định giá không phù hợp,
không dựa trên đặc điểm công ty và thông
lệ ngành sẽ dẫn đến định giá thiếu cơ sở và
thất bại trong việc gọi vốn. Việc sử dụng
nhiều hơn một phương pháp định giá để xác
định phạm vi giá trị công ty khởi nghiệp có
thể giúp giảm đáng kể tỷ lệ thất bại khi đàm
phán gọi vốn.
b. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đặt
ra, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu
định tính bằng kỹ thuật phân tích nội dung
đối với các vòng thuyết trình gọi vốn, vòng
thương thuyết và ra quyết định đầu tư của
133 dự án của các công ty khởi nghiệp hoạt
động trong các lĩnh vực khác nhau tại Việt
Nam đã tham gia chương trình Shark Tank - Thương vụ bạc tỷ và tìm kiếm vốn đầu tư
bên ngoài. Đây là một chương trình truyền
hình thực tế về huy động vốn khởi nghiệp
bằng cách kết nối nhà khởi nghiệp và nhà
đầu tư mạo hiểm và được xem là một trong
những con đường nhanh nhất để các nhà
khởi nghiệp tiếp cận vốn đầu tư.
Các màn thuyết trình gọi vốn của tất cả
133 dự án được phát sóng hàng tuần trên
kênh VTV3 - Đài truyền hình Việt Nam
trong khoảng thời gian 3 năm, từ năm
2017-2019. Nghiên cứu tập trung vào các
dự án này vì được đánh giá phù hợp với
đặc trưng của các công ty khởi nghiệp giai
đoạn đầu.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Sau 3 năm chương trình Thương vụ
bạc tỷ được diễn ra với 133 dự án kêu gọi
vốn, kết quả thống kê có 77 dự án gọi vốn
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN – CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ KINH TẾ
Tập 6 (12/2019) 10
thành công, 12 dự án từ chối nhận đầu tư và
44 dự án không gọi được vốn - tương đương
tỷ lệ dự án gọi vốn không thành công là
42,11% (Thương vụ bạc tỷ, 2019).
Theo dõi chi tiết và phân tích quá trình gọi vốn của 133 dự án đã cho thấy đối với
các nhà khởi nghiệp và các nhà đầu tư mạo
hiểm, có nhiều phương pháp định giá được sử dụng như phương pháp bội số, phương
pháp dựa trên giá trị tài sản công ty,
phương pháp định giá đầu tư mạo hiểm và
phương pháp chiết khấu dòng tiền. Trong
đó, một trong những phương pháp được
xem là phổ biến để định giá các dự án của
các công ty khởi nghiệp này là phương pháp
bội số (bội số doanh thu, bội số lợi nhuận gộp, bội số lợi nhuận ròng). Một vài bội số
khác được coi là đặc trưng của ngành cũng
được sử dụng để định giá công ty khởi
nghiệp. Điển hình là dự án mạng xã hội du
lịch, với mục tiêu kỳ vọng trong khoảng 3
đến 6 tháng đạt 200.000 người dùng, nhà
sáng lập định giá mỗi người dùng mang lại
thu nhập khoảng 50 USD, theo cách định giá
dựa trên thu nhập trên mỗi người dùng này,
công ty có giá trị 10 triệu USD.
Điều này cho thấy đối với các dự án của
các công ty khởi nghiệp khác nhau, các
phương pháp định giá được sử dụng cũng
có sự khác biệt. Kết quả này cung cấp bằng
chứng ủng hộ cho các lý thuyết có liên quan
về các phương pháp định giá công ty khởi
nghiệp. Ngoài ra, kết quả cũng khá tương
đồng với những phát hiện ở một số nghiên
cứu của Oliveira & Zotes (2018), Dittmann
& cộng sự (2004), Wright và Robbie (1998),
Manigart và cộng sự (2000). Việc sử dụng
phổ biến phương pháp bội số khi định giá là
phù hợp với đặc trưng của công ty khởi
nghiệp giai đoạn đầu.
Trong một số thương vụ không huy
động được vốn hoặc từ chối chấp nhận đầu
tư đối với đề nghị của các nhà đầu tư, bỏ qua
những yếu tố khác, nhà khởi nghiệp đã áp
dụng phương pháp định giá bằng bội số phù
hợp đối với loại hình ngành và sản phẩm
của công ty nhưng quá lạc quan vào giá trị
của bội số hoặc sử dụng các phương pháp
định giá chưa tương thích, cơ sở định giá
còn mơ hồ và dựa trên các thông lệ của
ngành mà không có sự điều chỉnh linh hoạt
với tình hình thực tế công ty.
Trong những thương vụ như vậy, có
thể kể đến dự án khu vui chơi, mua sắm và
giải trí xây bằng container. Nhà khởi nghiệp
đề nghị vốn đầu tư 10 tỷ đồng cho 10% cổ
phần (tương đương giá trị công ty 100 tỷ
đồng), trong khi lợi nhuận ròng hiện tại chỉ
khoảng 3 tỷ đồng. Nếu xét theo thông lệ, giá
trị công ty so với lợi nhuận ròng hàng năm
là cao hơn không quá 5 lần thì giá trị công
ty chỉ là 15 tỷ đồng. Vì vậy, dù ý tưởng được
đánh giá tốt, ngoài vấn đề về mức độ ổn
định thị trường thì định giá không thực tế
đã dẫn đến việc dự án không huy động được
vốn từ các nhà đầu tư.
Với dự án xuất khẩu khung xếp, nhà khởi
nghiệp mong muốn huy động 5 triệu USD đổi
lấy 10% cổ phần công ty, tương đương định
giá công ty 1000 tỷ đồng. Trong khi doanh thu
chỉ đạt vài trăm triệu/tháng, nhà đầu tư đã chỉ
ra điểm định giá phi lý đó là lợi nhuận ròng
một năm khoảng chừng 6 tỷ đồng và theo
thông lệ định giá công ty có giá cao nhất chỉ
30 tỷ đồng. Tất cả các nhà đầu tư đều từ chối
và quyết định không đầu tư.
Dự án của công ty cho thuê văn phòng
tiện ích kêu gọi đến 5 triệu USD cho 20% cổ
phần công ty, tương đương tự định giá trị
công ty là 25 triệu USD hay 500 tỷ đồng với
khẳng định mô hình của công ty là duy nhất
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN – CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ KINH TẾ
Tập 6 (12/2019) 11
tại Việt Nam. Công ty có doanh thu năm
2016 là 15 tỷ đồng, năm 2017 là 60 tỷ đồng
và lợi nhuận chiếm 4% doanh thu (600
triệu đồng năm 2016 và 2,4 tỷ đồng năm
2017), tuy nhiên công ty lại được định giá là
500 tỷ đồng tại thời điểm năm 2018 với bội số định giá so với lợi nhuận ròng gần 250
lần. Ngoài tính rủi ro của dự án, các nhà đầu
tư cho rằng định giá của công ty là quá cao
và từ chối rót vốn đầu tư.
Tương tự vậy, dự án giải pháp mạng
kết nối toàn bộ các đầu việc để giúp mọi
người có thể làm việc hiệu quả hơn kỳ vọng
thu hút 100.000 USD (1% vốn cổ phần công
ty) từ các nhà đầu tư cũng đã gọi vốn không
thành công. Dự án này đã có 1200 khách
hàng thanh toán, 500 khách hàng thường
xuyên trả tiền và tự định giá 10 triệu USD
với cách thực hiện không dựa trên các con
số lợi nhuận mà dựa rập khuôn vào các tình
huống trong ngành công nghệ như dự báo
tương lai và chiết khấu dòng tiền. Kết quả
của thương vụ đã không như kỳ vọng của
nhà khởi nghiệp bởi sự quan ngại của nhà
đầu tư vào dự án và vì giá trị công ty được
định quá cao.
Đối với các dự án được khởi xướng bởi
các nhà sáng lập nữ cũng diễn ra những
điều tương tự về việc gọi vốn không thành
công. Tự định giá 250 tỷ đồng, dự án cung
cấp dịch vụ hỗ trợ trong thời gian 24 tiếng
đối với mảng thực phẩm tươi sạch đã kỳ
vọng huy động được số vốn 2,5 tỷ đồng (1%
vốn cổ phần công ty). Tuy vậy, tại thời điểm
gọi vốn, cả ứng dụng và trang web của dự
án đều đã không còn hoạt động. Theo các
nhà đầu tư, giá trị của công ty đang là một
con số không tưởng. Cũng vậy, dù chưa
thành lập công ty, một dự án y tế ra đời
nhằm cho phép người dùng kết nối với các
phòng tập thể hình và bác sỹ để tiếp cận các
dịch vụ y tế cao cấp được nhà sáng lập định
giá 110 tỷ đồng và đã khiến các nhà đầu tư
e ngại về con số định giá quá cao và định
hướng kinh doanh.
Kết quả này cho thấy khi sử dụng
phương pháp định giá không phù hợp,
không dựa trên các thông lệ của ngành cùng sự điều chỉnh linh hoạt với tình huống công
ty, định giá thiếu cơ sở và phóng đại thì khó
có thể dẫn đến sự thống nhất giữa nhà khởi
nghiệp và nhà đầu tư mạo hiểm về mẫu số
chung của giá trị công ty và từ đó cuộc đàm
phán gọi vốn và đầu tư thất bại. Điều này
cũng tương thích với các nghiên cứu của
Baeyens và cộng sự (2006) và Aydın (2015).
4. Gợi ý chính sách
Những kết quả của nghiên cứu này
cung cấp thêm nguồn tham khảo cho các
chủ sở hữu công ty khởi nghiệp giai đoạn
đầu và các nhà đầu tư để xem xét khi định
giá cho mục đích gọi vốn và đầu tư.
Việc định giá có thể dựa trên nhiều
phương pháp khác nhau và để huy động
vốn thành công nhằm hỗ trợ sự tăng
trưởng, công ty khởi nghiệp phải được định
giá một cách hợp lý thông qua lựa chọn
phương pháp định giá phù hợp. Trong đó,
phương pháp bội số nên được xem xét sử
dụng vì nó tương thích với đặc trưng về
thành quả tài chính của công ty khởi nghiệp
trong giai đoạn đầu.
Ngoài phương pháp định giá được lựa
chọn, việc định giá nên dựa vào các dẫn
chứng, các thông lệ trong ngành cùng với sự
điều chỉnh linh hoạt với tình huống của
công ty và tránh phóng đại. Việc sử dụng
nhiều hơn một phương pháp định giá để xác
định phạm vi giá trị công ty sẽ hợp lý hơn
và làm cơ sở cho việc đàm phán gọi vốn là
cần thiết.
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN – CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
Tập 6 (12/2019) 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Abor, J.Y. (2016). Entrepreneurial
Finance for MSMEs: A Managerial Approach
for Developing Markets. Switzerland:
Palgrave Macmillan.
Baeyens, K., Vanacker, T., & Manigart,
S. (2006). Venture capitalists’ selection
process: The case of biotechnology
proposals. International Journal of
Technology Management, 34(1–2), 28–46.
Beaton, N. J. (2010). Valuing early stage
and venture-backed companies. United
States of America: John Wiley & Sons.
Cumming, D., & Dai, N. (2011). Fund
Size, Limited Attention and Valuation of
Venture Capital Backed Firms. Journal of
Empirical Finance, 18(1), 2-15.
Dittmann, I., Maug, E., & Kemper, J.
(2004). How Fundamental are
Fundamental Values? Valuation Methods
and their Impact on the Performance of
German Venture Capitalists. European
Financial Management, 10(4), 609-638.
Gary, E.G., Robert, D.H., & Carlos, M.D.
(2015). Entrepreneur Finance: A Global
Perspective. United States of America: Sage
Publications.
Gompers, P., Kovner, A., Lerner, J., &
Scharfstein, D. (2010). Performance
persistence in entrepreneurship. Journal of
Financial Economics, 96(1), 18-32.
Hering, T., Olbrich, M., & Steinrucke, M.
(2006). Valuation of start-up internet
companies. International Journal of
Technology Management, 33(4), 406.
Hsu, D.H. (2004). What Do
Entrepreneurs Pay for Venture Capital
Affiliation?. Journal of Finance, 59(4),
1805-1844.
Kilpeläinen, K. (2014). Venture Capital
and Valuation Models (Bachelor’s Thesis,
LUT School of Business, Brazzil).
Leach, J.C., & Melicher, R.W. (2011).
Entrepreneurial Finance. United States of
America: Cengage Learning.
Lockett, A., Wright, M., Sapienza, H., &
Pruthi, S. (2002). Venture capital investors,
valuation and information: A comparative
study of the US, Hong Kong, India and
Singapore. Venture Capital, 4(3), 237-252.
Manigart, S., Waele, K., Wright, M.,
Robbie, K., Desbrieres, P., Sapienza, H. &
Beekman, A. (2000). Venture capitalists,
investment appraisal and accounting
information: A comparative study of the
USA, UK, France, Belgium and Holland.
European Financial Management, 6(3),
389-404.
Manigart, S., Wright, M., Lockett, A.,
Pruthi, S., Sapienza, H., Desbrières, P., &
Hommel, U. (2004). Venture capital
investors, capital markets, valuation and
information: US, Europe and Asia. Journal
of International Entrepreneurship, 2(4),
305-326.
Moyen, N., Slade, M., & Uppal, R.
(1996). Valuing Risk and Flexibility: A
Comparison of Methods. Resources Policy,
22(1-2), 63-74.
TẠP CHÍ KHOA HỌC YERSIN – CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ KINH TẾ
Tập 6 (12/2019) 13
Aydın, N. (2015). A Review of Models
for Valuing Young and Innovative Firms.
International Journal of Liberal Arts and
Social Science, 3(9), 1-8.
Rogers, S. (2009). Entrepreneurial
Finance: Finance and Business Strategies for
the Serious Entrepreneur. United States of
America: The McGraw-Hill.
Oliveira, F. B., & Zotes, L. P. (2018).
Valuation methodologies for business
startups: A bibliographical study and
survey. Brazilian Journal of Operations &
Production Management, 15(1), 96-111.
Peemöller, V.H., Geiger T., & Barchet
H. (2001). Bewertung von Early-Stage-
Investment im Rahmen der Venture
Capital Finanzierung. Finanz Betrieb,
3(5), 334-344.
Phương Anh. (2019). Việt Nam đang
đứng thứ 3 ở Đông Nam Á về số lượng doanh
nghiệp khởi nghiệp. Truy cập ngày
12/12/2019, từ https://baodautu.vn/viet-
nam-dang-dung-thu-3-o-dong-nam-a-ve-so-luong-doanh-nghiep-khoi-nghiep-
d107823.html.
Schootbrugge, E., & Wong, K.M. (2013).
Multi-Stage Valuation for Start-Up High
Tech Projects and Companies. Journal of
Accounting and Finance, 13(2), 45-50.
Thương vụ bạc tỷ. (2019). Truy cập
ngày 30/11/2019 từ
https://sharktankvietnam.com/.
VCCI & USAID. (2016). Việt Nam – đất
lành cho khởi nghiệp: Tại sao không?. Truy
cập ngày 12/12/2019,
từ https://www.economica.vn/Content/fil
es/PUBL%20%26%20REP/Viet%20Nam
%20-%20Dat%20lanh%20cho%20Khoi%
20nghiep.pdf.
Tyebjee, T.T., & Bruno, A.V. (1984). A
model of venture capitalist investment
activity. Management Science, 30(9),
1051–66.
Vinturella, J.B., & Erickson, S.M. (2004).
Raising Entrepreneurial Capital. Oxford:
Butterworth-Heinemann.
Wright, M., Lockett, A., Pruthi, S.,
Manigart, S., Sapienza, H., Desbrieres, P.,
& Hommel, U. (2004). Venture Capital
Investors, Capital Markets, Valuation and
Information: US, Europe and Asia. Journal
of International Entrepreneurship, 2(4),
305-326.
Wright, M., & Robbie, K. (1996).
Venture capitalists, unquoted equity
investment appraisal and the role of
accounting information. Accounting and
Business Research, 26(2), 153-168.
Wright, M., & Robbie, K. (1998).
Venture capital and private equity: A
review and synthesis. Journal of Business
Finance & Accounting, 25(5-6), 521-570.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dinh_gia_cong_ty_khoi_nghiep_giai_doan_dau_cho_muc_dich_goi.pdf