Định hướng nâng cao chất lượng lao động Việt Nam đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

KẾT LUẬN Cuộc CMCN 4.0 đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới và ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam. Đây là cơ hội lớn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tuy nhiên, việc thiếu hụt lao động chất lượng cao là vấn đề thách thức đang đặt ra đối với Việt Nam trong đón bắt cơ hội của cuộc Cách mạng này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù có nhiều chuyển biến tích cực song chất lượng lao động tại Việt Nam hiện nay còn chưa cao, kỹ năng và năng suất lao động còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc CMCN 4.0. Trên cơ sở đó, giải pháp đặt ra trong thời gian tới là cần quan tâm hơn nữa đến việc phát triển ngành tự động hóa, đồng thời đầu tư cho các nhóm nghiên cứu sâu về các lĩnh vực kỹ thuật số, công nghệ thông tin,. đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu công nghệ, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời xây dựng mối liên kết giữa nhà trường và các doanh nghiệp, một mặt để tạo cầu nối cho sinh viên có được môi trường thực hành thực tế, đảm bảo kỹ năng do nhà trường đào tạo phù hợp với kỹ năng mà doanh nghiệp cần. Mỗi cá nhân người lao động phải nỗ lực học tập và trau dồi kiến thức chuyên môn, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, trang bị kỹ năng để đáp ứng được yêu cầu mà cuộc CMCN 4.0 đặt ra.

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Định hướng nâng cao chất lượng lao động Việt Nam đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
93 NGÀNH KINH TẾ Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020 Định hướng nâng cao chất lượng lao động Việt Nam đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Orientations for improving Vietnamese labor quality to meet the requirements of the industrial revolution 4.0 Vũ Thị Lý, Nguyễn Thị Quỳnh Email: lyvu1985@gmail.com Trường Đại học Sao Đỏ Ngày nhận bài: 10/4/2020 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 25/8/2020 Ngày chấp nhận đăng: 30/9/2020 Tóm tắt Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi sản xuất thông minh, trong đó, tương tác của người lao động với máy móc được xác định. Những đặc điểm này đòi hỏi sự sáng tạo của những người lao động cũng có chuyên môn và kỹ nĕng làm việc. Trong bối cảnh của công nghiệp 4.0, quản lý nguồn nhân lực phải đối mặt với những thách thức mới về kiến thức và kỹ nĕng liên quan đến các công nghệ và quy trình mới. Nội dung chủ yếu của bài báo tập trung phân tích hiện trạng chất lượng lao động tại Việt Nam, qua đó chỉ ra những hạn chế về chất lượng lao động, và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động đáp ứng được yêu cầu của Cách mạng công nghiệp 4.0. Từ khóa: Chất lượng lao động; cách mạng công nghiệp; nâng cao chất lượng; chất lượng nguồn nhân lực; lao động Việt Nam. Abstracts The Industrial Revolution 4.0 requires intelligent production, in which, workers’ interaction with machines is determined. These characteristics require the creativity of workers who also have professional skills and skills. In the context of Industry 4.0, human resource management faces new challenges of knowledge and skills related to new technologies and processes. The main content of the paper focuses on analyzing the current quality of labor in Vietnam, thereby pointing out labor quality limitations, and proposes some solutions to improve the quality of labor to meet the requirements of the industrial revolution 4.0. Keywords: Labor quality; industrial revolution; improving the quality and quality of human resources and Vietnamese labor. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 sẽ tạo ra những thay đổi lớn về cung - cầu lao động. Các nhà kinh tế và khoa học quốc tế cảnh báo, trong cuộc cách mạng này, thị trường lao động sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng giữa cung và cầu lao động cũng như cơ cấu lao động. Trong một số lĩnh vực, với sự xuất hiện của robot, số lượng nhân viên cần thiết sẽ chỉ còn 1/10 so với hiện nay. Như vậy, 9/10 lao động còn lại sẽ phải chuyển nghề hoặc thất nghiệp. Bởi vậy, sự phát triển của cuộc cách mạng này đang đòi hỏi cấp bách những nguồn nhân lực mới, ở tầm vĩ mô cấp quốc gia cũng như trong mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Sự thay đổi lao động sẽ xảy ra toàn diện trong xã hội, trên nền kinh tế vĩ mô cũng như ở mỗi tổ chức xã hội, mỗi doanh nghiệp hoạt động, đặc biệt ở những lĩnh vực có liên quan đến công nghệ thông tin hay chịu ảnh hưởng nhiều từ nền tảng công nghệ mới này. 2. TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN LAO ĐỘNG VIỆC LÀM TẠI VIỆT NAM Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được coi như điểm nhấn của kỷ nguyên số và nó có tác động mạnh mẽ đến các ngành và nghề trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam - một quốc gia có nguồn cung lao động khá dồi dào và ổn định với hàng triệu lao động. Tác động của cuộc CMCN 4.0 đến lao động việc làm rất rõ rệt, cụ thể: - Tác động đến số lượng, chất lượng việc làm thông Người phản biện: 1. PGS. TS. Lưu Ngọc Trịnh 2. TS. Nguyễn Minh Tuấn 94 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020 qua sự thay thế sức lao động bằng máy móc, robot, trí tuệ nhân tạo và ứng dụng công nghệ thông tin đối với một số ngành, nghề đang diễn ra nhanh chóng thâm nhập nơi làm việc trên thị trường lao động Việt Nam. Điều này cũng sẽ làm thay đổi bản chất của việc làm, sẽ làm một số công việc biến mất nhưng đồng thời sẽ tạo ra nhiều công việc mới. Thậm chí, không phải là những công việc nặng nhọc mà cả những công việc đòi hỏi chuyên môn cao, có thể được tự động hóa một phần hoặc hoàn toàn. Theo các chuyên gia của Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF), các nghề có nguy cơ mất việc làm cao nhất gồm: công nhân nhà máy (44%); nhân viên thu ngân (40%); tài xế taxi (20%); nhân viên chĕm sóc khách hàng (18%); phi công (16%). Trong khi đó, có rất ít loại việc làm khó thay thế bằng robot. Cũng theo WEF, đó là các công việc: bác sĩ, y tá (3%); luật sư (4%); nhà báo (5%); nhà nghiên cứu (6%); nông dân (11%),...[1] Những công nghệ này có tiềm nĕng giải phóng lao động Việt Nam khỏi những công việc có giá trị gia tĕng thấp, từ đó tạo điều kiện cho lao động tham gia vào những công việc ít nhàm chán, có giá trị gia tĕng cao hơn. Đồng nghĩa với việc làm tĕng nĕng suất của người lao động. Nếu Việt Nam không có sự chuẩn bị tốt thì CMCN 4.0 có thể sẽ dẫn đến mất việc làm ở một số ngành, nghề thâm dụng lao động. ILO dự báo, trong 10 nĕm tới, ở Việt Nam, 70% số việc làm có rủi ro cao (có xác suất bị thay thế trên 70%), 18% có rủi ro trung bình (có xác suất bị thay thế từ 30-70%) và 12% có rủi ro thấp (có xác suất bị thay thế dưới 30%) [5]. Có rủi ro được hiểu là những công việc có thể bị thay thế bằng các hệ thống, máy móc tự động hóa. Những ngành có rủi ro cao nhất bao gồm: nông, lâm và thủy sản (với 83,3% số việc làm có rủi ro cao); công nghiệp chế biến, chế tạo (74,4% số việc làm có rủi ro cao); bán buôn, bán lẻ (84,1% số việc làm có rủi cao) [5]. Ngay cả công việc trong lĩnh vực nông nghiệp truyền thống ở Việt Nam với đặc điểm là lao động thủ công và có tính lặp đi lặp lại cao cũng có nguy cơ bị thay thế bởi máy móc và thiết bị tự động. Những nghề có rủi ro cao là: trồng trọt (khoảng 13,7 triệu việc làm); chĕn nuôi (gần 3,2 triệu việc làm); làm vườn (1,0 triệu việc làm); đánh bắt và nuôi trồng thủy sản (0,84 triệu việc làm) [2], Tuy nhiên, tự động hóa không phải là mối đe dọa đối với người tìm việc, nếu họ có kỹ nĕng. Hầu hết các nhà tuyển dụng đều cho rằng số hóa sẽ làm tĕng khả nĕng tuyển dụng trong thời gian tới. Chỉ có 10% dự đoán sẽ giảm số nhân lực vì tự động hóa. Do đó, khi tự động hóa, hầu hết các doanh nghiệp sẽ cần thêm người chứ không ít hơn. - Tác động đến chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu cuộc CMCN 4.0. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, kỹ nĕng lao động cần thiết trong CMCN 4.0 ngoài yêu cầu cứng về kỹ nĕng kỹ thuật (mức trung bình và cao) bao gồm những kiến thức và kỹ nĕng chuyên biệt thuộc về kỹ thuật nhằm thực hiện công việc cụ thể thì cần phải có những kỹ nĕng làm việc mềm hay cốt lõi như: khả nĕng tư duy sáng tạo và tính chủ động trong công việc, kỹ nĕng sử dụng máy tính, internet, khả nĕng ngoại ngữ, kỹ nĕng làm việc nhóm, kỹ nĕng an toàn và tuân thủ kỷ luật lao động, kỹ nĕng giải quyết vấn đề, kỹ nĕng quản lý thời gian, kỹ nĕng tập trung. Ở Việt Nam, mặc dù lực lượng lao động khá dồi dào nhưng chất lượng cung còn thấp và đang được cải thiện, tuy nhiên quá trình này diễn ra khá chậm chạp. - Với nền tảng công nghệ số, tích hợp tất cả các thông tin về công nghệ, quy trình, phương thức sản xuất, nhu cầu về ngành, nghề, kỹ nĕng... và nhất là khả nĕng kết nối, chia sẻ trên toàn thế giới thông qua các thiết bị công nghệ... sẽ làm thay đổi cách thức kết nối giữa cung và cầu trên thị trường lao động. Tình trạng người lao động chưa có những kỹ nĕng cần thiết để đáp ứng yêu cầu của việc làm hiện tại hay sau này, và có rất nhiều yếu tố khác làm hạn chế khả nĕng nâng cao những kỹ nĕng đó và thành công trong công việc [7]. Ở Việt Nam, tình trạng thiếu trình độ, kỹ nĕng hiện nay sẽ gia tĕng khi các xu hướng lớn bắt đầu có ảnh hưởng đến bức tranh việc làm. Ngay cả những lao động có kỹ nĕng phù hợp cũng chưa chắc sẽ tìm được những việc làm phù hợp với trình độ hay sở thích của mình. Nguyên nhân cơ bản là chưa có một điểm nào hay nơi nào để người lao động, doanh nghiệp có thể kết nối được với nhau một cách hiệu quả. - Tác động lớn đến công tác phân tích, dự báo thông tin thị trường lao động. CMCN 4.0 sẽ tác động mạnh đến số lượng, chất lượng hay bản chất chất của việc làm hiện tại và tương lai. Và hiện nay, một lý do cơ bản là vì thiếu thông tin về cơ hội việc làm, thiếu thông tin về chất lượng người lao động, thiếu thời gian mà hạn chế lựa chọn công việc, thiếu thu nhập nên khó chuyển sang những công việc phù hợp hơn, hay một loạt những yếu tố khác dẫn đến mất cân đối giữa cung cầu trên thị trường lao động. Như vậy, làm thế nào để giải quyết vấn đề trên, đó chính là công tác phân tích, dự báo thông tin thị trường lao động. Tuy nhiên, hiện công tác này ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khĕn. Yêu cầu đối với người lao động đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - Người lao động phải là những chuyên gia, vững 95 NGÀNH KINH TẾ Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020 về kiến thức chuyên môn, có nĕng lực tư duy và sáng tạo, đổi mới, có kĩ nĕng phân tích và tổng hợp thông tin, có khả nĕng làm việc độc lập, làm việc nhóm và ra quyết định dựa trên cơ sở phân tích các chứng cứ và dữ liệu. - Người lao động cần thay đổi bản thân, thay đổi tư duy đáp ứng nhu cầu mới và cần cập nhật kiến thức mới với hàm lượng trí tuệ, hàm lượng công nghệ nhằm đáp ứng với thời đại mới. - Cần kết hợp học tập công nghệ 4.0 với chia sẻ kinh nghiệm giữa đồng nghiệp qua giao lưu, kiểm tra chéo, tham quan doanh nghiệp trong và ngoài nước. - Cần chủ động nâng cao tính chuyên nghiệp, khả nĕng làm chủ các hệ thống công nghệ hiện đại. Tĕng khả nĕng ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng công nghệ cao trong công việc. 3. THỰC TRẠNG LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM HIỆN NAY Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn, tháp dân số tương đối trẻ và đang ở thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với nguồn nhân lực dồi dào nhất từ trước đến nay. Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở nĕm 2019 được tiến hành ngày 1/4/2019 theo Quyết định số 772/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng chính phủ, dân số nước ta đạt hơn 96,2 triệu người, trong đó nam chiếm 49,8%, nữ chiếm 50,2%. Gia tĕng dân số trong những nĕm qua kéo theo gia tĕng về lực lượng lao động. Nhìn chung, mỗi nĕm Việt Nam có khoảng gần 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động. Đây là một lợi thế cạnh tranh quan trọng của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Thực trạng lực lượng lao động Việt Nam thể hiện qua các vấn đề sau: 3.1. Quy mô và phân bố lực lượng lao động Lực lượng lao động trung bình cả nước nĕm 2018 là 55,3542 triệu người, tĕng 530 nghìn người (0,96%) so với nĕm trước. Lực lượng lao động bao gồm 54,25 triệu người có việc làm và hơn 1,1 triệu người thất nghiệp. Nữ giới chiếm 47,8%, thấp hơn nam giới (52,2%) (bảng 1). Tỉ lệ nữ trong lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn chênh lệch không đáng kể, nhưng lại có sự khác biệt giữa các vùng. Đồng bằng sông Cửu Long ở mức thấp nhất (44,1%) và cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (50,5%). Số liệu cho thấy, có sự ngược chiều về mức độ tham gia vào lực lượng lao động giữa hai giới ở hai vùng đồng bằng lớn của nước ta. Sự phân bổ lao động chưa tạo điều kiện phát huy lợi thế về đất đai, tạo việc làm cho người lao động và tác động tích cực đến sự di chuyển lao động từ các vùng nông thôn ra thành thị. Bảng 1. Số lượng và phân bố lực lượng lao động, năm 2018 Nơi cư trú/vùng Lực lượng lao động (Nghìn người) Tỷ trọng (%) % Nữ tính trên từng vùngTổng số Nam Nữ Cả nước 55.354,2 100 100 100 47,8 Thành thị 18.071,8 32,6 32,6 32,7 47,9 Nông thôn 37.282,4 67,4 67,4 67,3 47,8 Các vùng Trung du và miền núi phía Bắc 7.684,4 13,9 13,4 14,4 49,5 Đồng bằng sông Hồng Trong đó: Hà Nội 12.095,5 3.851,0 21,9 7,0 20,7 6,8 23,1 7,2 50,5 49,2 Bắc Trung bộ và duyên hải Miền Trung 11.959,6 21,6 21,2 22,1 48,9 Tây Nguyên 3.596,0 6,5 6,5 6,5 47,8 Đông Nam Bộ Trong đó: Thành phố Hồ Chí Minh 9.351,6 4.469,0 16,9 8,1 17,5 8,5 16,2 7,6 46,0 45,2 Đồng bằng sông Cửu Long 10.667,0 19,3 20,7 17,8 44,1 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2018 [4]) Mặc dù có sự tĕng lên đáng kể về tỷ trọng lực lượng lao động ở khu vực thành thị trong những nĕm gần đây, nhưng vẫn còn 67,4% lực lượng lao động nước ta tập trung ở khu vực nông thôn. Phần lớn lao động xuất thân từ nông thôn, nông nghiệp, mang nặng tác phong sản xuất của một nền nông nghiệp tiểu nông, tùy tiện về giờ giấc và hành vi. Người lao động chưa được trang bị các kiến thức 96 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020 Số liệu cho thấy, ở các trình độ học vấn thấp (từ chưa bao giờ đi học cho đến chưa tốt nghiệp tiểu học) thì nữ chiếm tỷ trọng cao hơn nam, tuy nhiên càng ở các trình độ cao thì nam lại chiếm tỉ lệ cao hơn nữ. Trình độ học vấn của lao động Việt và kỹ nĕng làm việc theo nhóm, không có khả nĕng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Lao động chủ yếu là lao động nông nghiệp, nông thôn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển: Nguồn cung lao động ở Việt Nam hiện nay luôn xảy ra tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ nĕng, tay nghề, thể lực và tác phong lao động công nghiệp còn yếu nên khả nĕng cạnh tranh thấp. Tình trạng thể lực của lao động Việt Nam ở mức trung bình kém, cả về chiều cao, cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo dai, chưa đáp ứng được cường độ làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế. Kỷ luật lao động của người Việt Nam nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của quá trình sản xuất công nghiệp. Một bộ phận lớn người lao động chưa được tập huấn về kỷ luật lao động công nghiệp. 3.2. Cơ cấu lao động có việc làm theo trình độ học vấn Tỷ trọng lao động có việc làm chưa bao giờ đi học chiếm 3,6% trong tổng số người có việc làm, trong đó nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam (60,1%). Gần một phần ba số lao động trong nền kinh tế đã tốt nghiệp trung học cơ sở (29,4%). Bảng 2. Cơ cấu lao động có việc làm theo trình độ học vấn và giới tính, năm 2018 (Đơn vị: %) Trình độ học vấn Tổng số Nam Nữ % Nữ tính trên từng trình độ học vấn Tổng số 100 100 100 47,8 Chưa đi học 3,6 2,7 4,5 60,1 Chưa tốt nghiệp tiểu học 9,9 9,2 10,7 51,4 Tốt nghiệp tiểu học 21,8 21,4 22,2 48,6 Tốt nghiệp THCS 29,4 28,9 30,0 48,7 Tốt nghiệp THPT 13,4 13,4 13,4 47,8 Có trình độ chuyên môn kỹ thuật 21,9 24,3 19,3 42,0 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, Báo cáo điều tra lao động việc làm, năm 2018 [4]) Nam còn chưa cao. Số lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 21,9%. Điều này làm giảm lợi thế cạnh tranh của lao động Việt Nam so với lao động các nước khác trong khu vực. Biểu đồ 1. Phân phối lao động việc làm theo trình độ học vấn của một số nước khu vực ASEAN (Nguồn: Asean in transformation - the future of jobs at risk of automation [6]) 97 NGÀNH KINH TẾ Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020 Biểu đồ 1 ở trên cho thấy, trình độ học vấn của lao động Việt Nam còn ở mức thấp. Số lượng người lao động tốt nghiệp trung học cơ sở trở xuống chiếm đa số, khoảng 74%, số lượng người lao động có trình độ trung học phổ thông chiếm khoảng 18%, còn lại là sau trung học và đại học. So sánh với một số nước trong khu vực, lao động có trình độ cao ở Việt Nam chỉ cao hơn Campuchia, nhưng thấp hơn so với Thái Lan, Indonesia và đặc biệt thấp hơn rất nhiều so với Philippines. Theo Ngân hàng Thế giới, kỹ nĕng công nhân được đào tạo tại trường không phù hợp với những kỹ nĕng mà doanh nghiệp cần còn rất lớn, trong đó gần 65% chủ doanh nghiệp FDI cho rằng những kỹ nĕng mà các trường dạy nghề và Trung học chuyên nghiệp đào tạo không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Tỷ lệ này ở các doanh nghiệp trong nước còn thấp hơn, chỉ khoảng 35%. Như vậy, để nâng cao nĕng suất lao động cần phải giảm sự khác biệt giữa kỹ nĕng được đào tạo và kỹ nĕng mà doanh nghiệp cần. Có thể thấy, trong cuộc CMCN 4.0 với sự mở rộng ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin, điều khiển, tự động hóa thì lao động Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, người lao động sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm khi quá trình tự động hóa và robot thay thế con người trong toàn bộ nền kinh tế. Do đó, vấn đề đào tạo lao động đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp đặc biệt trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 rất cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. 3.3. Trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ nĕng lao động 3.3.1. Trình độ chuyên môn kỹ thuật Mặc dù, chất lượng lao động Việt Nam đã được cải thiện liên tục trong những nĕm gần đây nhưng nhìn chung tỉ trọng lực lượng lao động đã qua đào tạo ở nước ta vẫn còn thấp. Trong tổng số lực lượng lao động gồm 55,35 triệu người từ 15 tuổi trở lên trên cả nước, chỉ có khoảng 12,2 triệu người đã được đào tạo, chiếm 22,0% tổng lực lượng lao động [3]. Hiện cả nước có hơn 43,1 triệu người (chiếm 78% lực lượng lao động) chưa được đào tạo để đạt một trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định. Như vậy, nguồn nhân lực của nước ta trẻ và dồi dào nhưng trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật còn thấp. Bảng 3. Tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo, năm 2018 (Đơn vị: %) Nơi cư trú/vùng Tổng số Dạy nghề Trung cấp Cao đẳng Đại học trở lên Cả nước 22,0 5,5 3,8 3,2 9,7 Nam 24,4 9,0 3,5 2,5 9,5 Nữ 19,5 1,7 4,1 3,9 9,9 Thành thị 37,9 7,8 5,4 4,7 20,0 Nông thôn 14,4 4,3 3,0 2,4 4,6 Các vùng Trung du và miền núi phía Bắc 18,3 4,7 4,3 2,9 6,5 Đồng bằng sông Hồng Trong đó: Hà Nội 30,7 46,8 8,5 9,5 4,4 5,9 4,0 5,3 13,7 26,1 Bắc Trung bộ và duyên hải Miền Trung 21,2 5,1 4,0 3,3 8,8 Tây Nguyên 14,2 3,2 3,2 2,2 5,7 Đông Nam Bộ Trong đó: Thành phố Hồ Chí Minh 27,9 36,9 6,6 6,8 3,7 4,4 4,0 5,2 13,6 20,5 Đồng bằng sông Cửu Long 13,3 2,7 2,7 1,7 6,2 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2018 [4]) So sánh số liệu theo 6 vùng kinh tế - xã hội thì tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cao nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng (30,7%) và thấp nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (13,3%). Tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên khác nhau đáng kể giữa các vùng. Nơi có tỷ trọng này cao nhất là Đồng bằng sông Hồng (13,7%) và thấp nhất là Tây Nguyên (5,7%). Tỷ lệ lao động qua đào tạo của nam cao hơn nữ và ở khu vực thành thị cũng như nông thôn đều cho thấy xu hướng này. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chất lượng lao động Việt Nam đạt mức 3,79 điểm (trong thang điểm 10) xếp hạng thứ 11 trong số 12 quốc gia được khảo sát tại châu Á. Như vậy, lao động nước ta còn yếu về chất lượng, thiếu nĕng động và sáng tạo, tác phong công nghiệp. 98 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020 Biểu đồ 2. Tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo theo thành thị/nông thôn và giới tính (Nguồn: Tổng cục Thống kê, Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2018 [4]) Trong khi đó, theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh (Falmi), nhu cầu về lao động tại các doanh nghiệp hiện nay đang phát triển theo hướng cần nhân lực có trình độ cao, nhân lực qua đào tạo chiếm đến 82,92%. Trong đó, nhu cầu nhân lực có trình độ đại học trở lên chiếm 12,46%; cao đẳng chiếm 17,04%; trung cấp chiếm 26,04%; sơ cấp nghề - công nhân kỹ thuật lành nghề chiếm 27,38%. Để thích ứng, tồn tại và phát triển trong bối cảnh CMCN 4.0, các doanh nghiệp ngày càng có xu hướng tiếp cận với các công nghệ sản xuất hiện đại nhằm tĕng nĕng suất, giảm chi phí, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường. Mục đích cuối cùng là để tĕng cường khả nĕng cạnh tranh và đặc biệt là không bị tụt hậu về công nghệ. Vì vậy, các doanh nghiệp sẽ có nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn - kỹ thuật cao để vận hành dây chuyền và tham gia vào các khâu sản xuất đòi hỏi kỹ nĕng phức tạp. Tuy nhiên, hiện nay, phần lớn lao động Việt Nam có trình độ chuyên môn - kỹ thuật khá thấp, hầu như không thể đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. Không những hạn chế về quy mô mà chất lượng lao động đã qua đào tạo cũng không được đảm bảo, nhiều lao động dù Biểu đồ 3. Phân phối lao động theo kỹ năng (theo tỷ lệ phần trăm) của một số nước khu vực ASEAN (Nguồn: Asean in transformation - the future of jobs at risk of automation [6]) đã được đào tạo bài bản nhưng vẫn bị đánh giá là có trình độ chuyên môn và kỹ nĕng thấp không thể đáp ứng hoặc đáp ứng ở mức thấp các yêu cầu của công việc. Bên cạnh đó, nhân lực nước ta yếu về chất lượng, thiếu nĕng động và sáng tạo, tác phong lao động công nghiệp. Với trình độ tay nghề và chuyên môn như hiện tại thì lao động Việt Nam cũng phải đối mặt với sự canh tranh mạnh mẽ từ lao động của các quốc gia khác khi tham gia vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN. 3.3.2. Kỹ nĕng của người lao động Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Việt Nam thậm chí là nước có tỷ trọng lao động kỹ nĕng thấp cao nhất trong khu vực: 41% lao động Việt Nam có kỹ nĕng thấp, trong khi tỷ lệ này ở Lào là 1% và ở Singapore là 8%. Theo báo cáo trên, nhóm nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar có lực lượng lao động có kỹ nĕng kém nhất trong ASEAN. Báo cáo khuyến nghị, các nước này cần có một hệ thống dạy nghề và kỹ thuật nhất quán hơn để phục vụ cho sự phát triển công nghiệp, bởi lao động cả bậc thấp và bậc cao tại các quốc gia này còn thiếu và yếu nhiều kỹ nĕng. 99 NGÀNH KINH TẾ Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020 Biểu đồ 3 cho thấy, kỹ nĕng của người lao động Việt Nam phổ biến ở mức thấp, chiếm khoảng 41%, trong khi kỹ nĕng cao chỉ chiếm 10%. So sánh với một số nước ASEAN, thấy rằng, tỷ lệ người lao động Việt Nam có kỹ nĕng ở trình độ thấp cao nhất, trong khi kỹ nĕng ở trình độ cao lại thấp, chỉ đứng sau Indonesia. Kết quả khảo sát của Ngân hàng Thế giới đã từng nghiên cứu về mức độ đáp ứng các kỹ nĕng của sinh viên tốt nghiệp đại học so với yêu cầu của nhà tuyển dụng tại 7 quốc gia Đông Á, trong đó có Việt Nam cho thấy, thái độ làm việc được đánh giá ở mức thiếu hụt nghiêm trọng đối với lực lượng lao động Việt Nam. Các kỹ nĕng tư duy sáng tạo, kỹ nĕng công nghệ thông tin, kỹ nĕng lãnh đạo, kỹ nĕng giải quyết vấn đề thiếu hụt lớn. Báo cáo Phát triển Việt Nam nĕm 2018 cũng cho thấy, người lao động không có kỹ nĕng phù hợp, thiếu kỹ nĕng hoặc vì sự khan hiếm người lao động trong một số ngành nghề - thiếu hụt người lao động có tay nghề. Khảo sát của ILSSA - Manpower cũng cho thấy, ý thức về chất lượng và đúng giờ/đáng tin cậy là những kỹ nĕng thiếu hụt lớn nhất, với khoảng 30% trong nhóm lao động trực tiếp và quản lý phân xưởng. Những kỹ nĕng thiếu hụt tiếp theo là khả nĕng thích nghi với những thay đổi, khả nĕng làm việc nhóm, khả nĕng nhận biết tiếp thu và ứng dụng công nghệ mới, kỹ nĕng máy tính cơ bản. Điều này phản ánh một thực tế là chất lượng đào tạo ở nước ta thấp, lao động ở Việt Nam đang làm việc tại những vị trí đòi hỏi trình độ đào tạo cao hoặc thậm chí thấp hơn so với những kỹ nĕng đang có - thừa hoặc thiếu hụt kỹ nĕng. 3.4. Nĕng suất lao động Theo Vĕn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam, nĕng suất lao động Việt Nam thấp hơn nhiều nước khu vực và chỉ ngang bằng với Lào hoặc nhỉnh hơn Campuchia. Đào tạo nhân lực ở Việt Nam lại chưa gắn với nhu cầu của thị trường cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng. Thực tế cho thấy, rất nhiều học sinh, sinh viên ra trường không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Nguyên nhân chính dẫn đến nĕng suất lao động của Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực và trên thế giới đó là: Thứ nhất, thể chế thiếu đồng bộ, đặc biệt là thị trường lao động, thị trường công nghệ, thị trường bất động sản. Hệ thống pháp luật, chính sách cho việc phát triển các loại thị trường chưa hoàn chỉnh, chất lượng chưa cao và chưa theo kịp sự phát triển của thị trường; Thứ hai là, quy mô nền kinh tế Việt Nam còn nhỏ với xuất phát điểm thấp, quy mô kinh tế nhỏ; Thứ ba là, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực nhưng còn chậm, các ngành công nghiệp, dịch vụ, nhất là những ngành dịch vụ mang tính chất động lực hay huyết mạch của nền kinh tế như tài chính, ngân hàng, du lịch của Việt Nam còn chiếm tỷ trọng thấp; Thứ tư, máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu; Thứ nĕm, chất lượng nguồn nhân lực hạn chế; Thứ sáu là, trình độ tổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn bất cập. Theo Tổng cục Thống kê, trong giai đoạn 2014 - 2018, nĕng suất lao động của Việt Nam có xu hướng tĕng ở hầu hết các ngành kinh tế, bình quân tĕng 4%/nĕm và tĕng mạnh nhất từ nĕm 2016 trở đi. Điều này cho thấy xu hướng phục hồi tĕng trưởng nhanh của nền kinh tế cũng như sự cải tiến của nĕng suất lao động. Đến nĕm 2018, nĕng suất lao động của Việt Nam tính theo giá hiện hành ước đạt khoảng 102,4 triệu đồng mỗi lao động. Biểu đồ 4. Năng suất lao động Việt Nam phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2014 - 2018 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2018 [4]) 100 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020 Biểu đồ 4 cho thấy, trong các khu vực kinh tế thì công nghiệp là khu vực có nĕng suất lao động cao nhất, trong khi đó, nông - lâm - thủy sản là khu vực có nĕng suất thấp nhất. Nĕng suất lao động của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ bằng hơn 1/3 nĕng suất lao động trong khu vực công nghiệp và bằng hơn 1/2 nĕng suất của khu vực dịch vụ. Nĕng suất lao động thấp ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng tới nĕng suất lao động xã hội, bởi vì phần lớn lao động Việt Nam làm việc trong khu vực này. Nĕm 2019, NSLĐ của Việt Nam đạt 110,4 triệu đồng/lao động (tương đương 4,791 USD/lao động, tĕng 272 USD so với nĕm 2018). Theo sức mua tương đương (PPP) 2011, NSLĐ Việt Nam nĕm 2019 đạt 11.757 USD, tĕng 1.766 USD; tĕng 6,2% so với nĕm 2018, là nĕm có mức tĕng NSLĐ cao nhất trong giai đoạn 2016-2019. Nĕng suất lao động có thể được đo lường theo nhiều cách. Sau đây là bảng xác định nĕng suất lao động tính theo GDP với giá cơ bản không đổi trên mỗi lao động của một số quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương nĕm 2017. Biểu đồ 5. So sánh năng suất lao động của Việt Nam với một số nước trong khu vực (Nguồn: APO Productivity Database 2019 [8]) Biểu đồ 5 cho thấy, nĕng suất lao động của Việt Nam vẫn còn rất thấp so với các quốc gia thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trước đây, nĕng suất lao động của Việt Nam chỉ cao hơn Myamar và Campuchia, nhưng ở thời điểm này, nĕng suất lao động của Myamar đã vượt Việt Nam. Bên cạnh đó, Lào là một quốc gia phát triển sau Việt Nam nhưng nĕng suất lao động của Lào trong những nĕm gần đây tĕng cao hơn Việt Nam và kết quả Lào đã thu hẹp dần khoảng cách và nhanh chóng bắt kịp nĕng suất lao động nước ta, và vào nĕm 2017, nĕng suất lao động của Việt Nam đã tụt hậu so với Lào. Vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần phải tìm ra được giải pháp để nâng cao nĕng suất lao động nhằm tránh tình trạng tụt hậu quá xa so với các nước trong khu vực. 4. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Nhằm tạo điều kiện cho người lao động Việt Nam có thể tiếp cận thành tựu sản xuất mới, để tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thích ứng với những thay đổi mà cuộc CMCN 4.0 sẽ đem tới, cần có các giải pháp sau: Thứ nhất, đối với Nhà nước, cần hoàn thiện các cơ chế chính sách về phát triển đội ngũ nhà giáo và đổi mới cơ cấu hệ thống giáo dục - đào tạo trên cơ sở khung trình độ quốc gia, tiêu chuẩn kỹ nĕng nghề nghiệp, tiêu chuẩn kỹ nĕng mềm phù hợp với bối cảnh đất nước và xu thế các nước trong khu vực và trên thế giới. Xây dựng nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục đào tạo theo định hướng phù hợp chuẩn quốc tế và đặc thù Việt Nam; chú trọng các môn học liên quan đến ứng dụng thực tế cũng như rèn luyện trình độ ngoại ngữ và các kỹ nĕng cần thiết cho người học. Xây dựng các tiêu chí chất lượng và hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về nĕng lực nghề nghiệp hội nhập quốc tế cũng như rà soát, bổ sung quy hoạch mạng lưới các trường cao đẳng, đại học đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hoá. Đồng thời, tĕng cường các hoạt động hợp tác song phương và đa phương trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo như: Nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật; Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý; Quản trị nhà trường; Tạo điều kiện thuận lợi về môi trường pháp lý và xã hội 101 NGÀNH KINH TẾ Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020 để các nhà đầu tư nước ngoài mở các cơ sở giáo dục chất lượng cao tại Việt Nam. Thứ hai, đối với nước ta hiện nay, muốn ứng dụng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải nâng cao chất lượng lao động bắt đầu ngay từ khâu đào tạo nghề, điều chỉnh đào tạo nhân lực theo xu hướng nghề nghiệp mới. CMCN 4.0 đang tạo ra những thay đổi rất lớn trong các lĩnh vực ngành nghề, đòi hỏi lao động kỹ thuật chất lượng cao phù hợp với sự thay đổi của công nghệ. Vì vậy, các ngành học liên quan đến sử dụng khoa học công nghệ nên được chú trọng nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu thị trường việc làm không chỉ trong nước mà còn ngoài nước. Cần quan tâm hơn nữa đến việc phát triển ngành tự động hóa, đồng thời đầu tư cho các nhóm nghiên cứu sâu về các lĩnh vực kỹ thuật số, công nghệ thông tin, nĕng lượng và vật liệu mới, công nghệ sinh học,...Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu công nghệ, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và gắn nghiên cứu với các hoạt động chuyển giao tại cơ sở. Chú trọng các nghiên cứu mô phỏng, nghiên cứu tương tác giữa người và máy. Thứ ba, cùng doanh nghiệp đào tạo - đang dần trở thành “chìa khóa” cho nguồn nhân lực phù hợp với thị trường lao động, nhà trường cần phối hợp với doanh nghiệp xây dựng và xác định nội dung, mục tiêu đào tạo, các chuẩn kỹ nĕng cần đạt, tiến độ luân chuyển qua các vị trí đào tạo, và tổ chức học tập, rèn luyện kỹ nĕng cho người học tại vị trí làm việc cho đến khi kết thúc khóa học. Đào tạo gắn kết với doanh nghiệp linh hoạt như vậy sẽ mang lại hiệu quả cho nhiều phía: Sinh viên được rèn luyện, ứng dụng ngay việc học với phát triển kỹ nĕng tại vị trí việc làm. Doanh nghiệp có cơ hội thử thách tuyển dụng, đào tạo huấn luyện tạo ra nguồn nhân lực chất lượng bền vững cho chính doanh nghiệp của mình. Nhà trường tĕng hiệu quả trong đào tạo, giáo viên được tiếp cận, cập nhật với công nghệ mới, Bên cạnh đó, xây dựng mối liên kết giữa nhà trường và các doanh nghiệp, một mặt để tạo cầu nối cho sinh viên có được môi trường thực hành thực tế, đảm bảo kỹ nĕng do nhà trường đào tạo phù hợp với kỹ nĕng mà doanh nghiệp cần; mặt khác, để kết nối trực tiếp người lao động và người sử dụng lao động giúp giảm chi phí tìm việc và chi phí tuyển dụng. Thứ tư, bản thân người lao động cần phải xác định rằng cuộc CMCN 4.0 là xu thế tất yếu, nó đang diễn ra và không gì có thể ngĕn cản được. Người lao động không có quyền lựa chọn mà bắt buộc phải thích nghi bằng cách chủ động học tập, rèn luyện, đi trước đón đầu các kỹ nĕng cần thiết cho một nền kinh tế thông minh và công nghiệp hóa nếu không sẽ bị đào thải khỏi thị trường lao động. Mỗi cá nhân người lao động phải nỗ lực học tập và trau dồi kiến thức chuyên môn, rèn luyện kỹ nĕng nghề nghiệp, trang bị kỹ nĕng mềm như: khả nĕng tư duy, xử lý các tình huống thực tế, kỹ nĕng giao tiếp, nghiên cứu tài liệu nước ngoài, sử dụng công nghệ thông tin, sự sáng tạo, thích nghi, nắm bắt được xu thế phát triển của xã hội, coi trọng đến các vấn đề ngoại ngữ, tin học, bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, nĕng lực lãnh đạo, quản lý. Ngoài ra, người lao động cần có nĕng lực tư duy và sáng tạo, đổi mới, có kĩ nĕng phân tích và tổng hợp thông tin, có khả nĕng làm việc độc lập, làm việc nhóm, chủ động nâng cao tính chuyên nghiệp, khả nĕng làm chủ các hệ thống công nghệ hiện đại, áp dụng công nghệ cao trong công việc, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. 5. KẾT LUẬN Cuộc CMCN 4.0 đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới và ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam. Đây là cơ hội lớn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tuy nhiên, việc thiếu hụt lao động chất lượng cao là vấn đề thách thức đang đặt ra đối với Việt Nam trong đón bắt cơ hội của cuộc Cách mạng này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù có nhiều chuyển biến tích cực song chất lượng lao động tại Việt Nam hiện nay còn chưa cao, kỹ nĕng và nĕng suất lao động còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc CMCN 4.0. Trên cơ sở đó, giải pháp đặt ra trong thời gian tới là cần quan tâm hơn nữa đến việc phát triển ngành tự động hóa, đồng thời đầu tư cho các nhóm nghiên cứu sâu về các lĩnh vực kỹ thuật số, công nghệ thông tin,... đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu công nghệ, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời xây dựng mối liên kết giữa nhà trường và các doanh nghiệp, một mặt để tạo cầu nối cho sinh viên có được môi trường thực hành thực tế, đảm bảo kỹ nĕng do nhà trường đào tạo phù hợp với kỹ nĕng mà doanh nghiệp cần. Mỗi cá nhân người lao động phải nỗ lực học tập và trau dồi kiến thức chuyên môn, rèn luyện kỹ nĕng nghề nghiệp, trang bị kỹ nĕng để đáp ứng được yêu cầu mà cuộc CMCN 4.0 đặt ra. 102 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020 [4] Tổng cục Thống kê (2018), Báo cáo Điều tra Lao động việc làm năm 2018. [5] Tổ chức Lao động Quốc tế của Liên hợp quốc (ILO), Các nghiên cứu khác nhau. [6] ILO, (2017), Asean in transformation: The future of jobs at risk of automation - ILO.1.2. Background statistics, 10 - 11. [7] Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (2016), Tổng luận “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, [8] APO Productivity Database 2019, 5.1. Per Worker Labor Productivity, 44. [9] Các website:gso.gov.vn, molisa.gov.vn, chinhphu.vn, laodongxahoi.net THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Mạnh Thắng (2018), Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động đến lao động và việc làm, tổng thông tin điện tử Công đoàn Việt Nam. [2] Ban Tuyên giáo Trung ương (2011), Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật. [3] Thủ tướng Chính phủ (2011), Chiến lược phát triển Giáo dục 2011- 2020, ban hành theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012; Vũ Thị Lý - Tóm tắt quá trình đào tạo, nghiên cứu (thời điểm tốt nghiệp và chương trình đào tạo, nghiên cứu): + Năm 2007: Tốt nghiệp ngành Kế toán, Trường Đại học Thương mại. + Năm 2010: Tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. - Tóm tắt công việc hiện tại: Giảng viên khoa Kinh tế, Trường Đại học Sao Đỏ. - Lĩnh vực quan tâm: Kế toán doanh nghiệp, kế toán hành chính sự nghiệp, quản trị kinh doanh, bảo hiểm, thuế. - Email: lyvu1985@gmail.com. - Điện thoại: 0976365265. Nguyễn Thị Quỳnh - Tóm tắt quá trình đào tạo, nghiên cứu (thời điểm tốt nghiệp và chương trình đào tạo, nghiên cứu): + Năm 2008: Tốt nghiệp Đại học ngành Kế toán, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. + Năm 2013: Tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Kế toán, Trường Đại học Thương mại. - Tóm tắt công việc hiện tại: Giảng viên khoa Kinh tế, Trường Đại học Sao Đỏ. - Lĩnh vực quan tâm: Kế toán doanh nghiệp, kế toán hành chính sự nghiệp, quản trị kinh doanh, bảo hiểm, thuế. - Email: quynhnguyen.neu@gmail.com. - Điện thoại: 0977567238.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdinh_huong_nang_cao_chat_luong_lao_dong_viet_nam_dap_ung_yeu.pdf