Định hướng phát triển du lịch ở huyện đảo Lý Sơn theo hướng bền vững

Lý Sơn đang sở hữu những tiềm năng về tài nguyên có triển vọng to lớn để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế chủ lực cho hòn đảo này. Triển vọng và cơ hội mở ra gắn liền với những thách thức không thể xem nhẹ. Các định hướng phát triển du lịch đảo Lý Sơn cũng nhằm phục vụ cuộc sống cho người dân Lý Sơn ngày càng tốt hơn, nhưng đồng thời phải giữ được lâu dài, bền vững để các thế hệ khách du lịch trong tương lai được thụ hưởng những giá trị của Lý Sơn. Các kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho các ngành, các cấp trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển KTXH của ngành, địa phương theo hướng bền vững.

pdf13 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 973 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Định hướng phát triển du lịch ở huyện đảo Lý Sơn theo hướng bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 7(73) năm 2015 ____________________________________________________________________________________________________________ 128 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG NGUYỄN THANH TƯỞNG* TÓM TẮT Huyện đảo Lý Sơn có nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển thành điểm du lịch quốc gia. Điều này đã được khẳng định trong định hướng phát triển ngành ở tầm vùng và quốc gia cũng như quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên, trong những năm qua, tiềm năng du lịch chưa được khai thác phục vụ phát triển du lịch huyện đảo. Định hướng phát triển du lịch huyện đảo Lý Sơn theo hướng bền vững là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết, tạo cơ sở cho việc quản lí, thu hút đầu tư, khai thác có hiệu quả những tiềm năng du lịch, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội và phát triển bền vững cho Lý Sơn nói riêng và tỉnh Quảng Ngãi nói chung. Từ khóa: Lý Sơn, quy hoạch phát triển du lịch, điểm du lịch quốc gia, tiềm năng du lịch, phát triển bền vững. ABSTRACT Orientation to sustainable tourism development in Ly Son island Ly Son island has a lot of potentials and conditions to develop itself into a national tourist destination, which has been confirmed in the orientation to industry development in regional and national level as well as Quang Ngai’s planning for tourism development. However, in recent years, tourism potentials have not been exploited to develop island tourism. Orientation to sustainable tourism development is a significant and urgent mission, laying the foundation for the management, investment attraction, and effective exploitation of tourism potentials, contributing to eco-socio enhancement and sustainable development for Ly Son in particular, and Quang Ngai in general. Keywords: Ly Son, tourism development planning, national tourist destination, tourism potential, sustainable development. * NCS, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng; Email: nguyenthanhtuongdn@gmail.com 1. Đặt vấn đề Dải ven biển miền Trung là một trong những khu vực tập trung nhiều dạng tài nguyên thiên nhiên có giá trị để phát triển nhiều ngành kinh tế khác nhau như giao thông, cảng biển, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, du lịch; đặc biệt nơi đây còn có những cảnh quan đặc sắc, các giá trị sinh thái biển – đảo hết sức to lớn như ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Phát triển du lịch ở Lý Sơn có vai trò hết sức quan trọng không chỉ về mặt kinh tế - xã hội (KTXH) mà còn có vai trò về sinh thái, môi trường và an ninh quốc phòng. Thời gian qua, mặc dù đã có sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương cũng như ngành du lịch, nhưng du lịch ở huyện đảo Lý Sơn vẫn chưa phát triển tương xứng với vị trí và tiềm năng sẵn có. Vì vậy, việc nghiên cứu TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Thanh Tưởng ____________________________________________________________________________________________________________ 129 thực trạng và đề xuất một số định hướng nhằm quy hoạch phát triển du lịch huyện đảo Lý Sơn theo hướng bền vững gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng là vấn đề có ý nghĩa về khoa học và thực tiễn. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tiềm năng phát triển du lịch ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi 2.1.1. Khái quát về huyện đảo Lý Sơn Huyện đảo Lý Sơn nằm về phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền khoảng 15 hải lí (khoảng 28km tính từ cảng Sa Kỳ ra). Toàn bộ lãnh thổ của huyện nằm trong khoảng 15032’04’’ đến 15038’14’’ vĩ độ Bắc; 109005’04’’ đến 109014’12’’ kinh độ Đông, là một điểm quan trọng trên đường cơ sở phân định ranh giới quốc gia trên biển của Việt Nam. Toàn huyện có 02 đảo: đảo Lớn (còn gọi là Cù lao Ré) và đảo Bé (Cù lao Bờ bãi), gồm 03 xã: An Vĩnh, An Hải và An Bình. Diện tích tự nhiên 10,32km2, dân số năm 2013 là 21.662 nguời [3], có khoảng 60% hộ dân sống bằng nghề biển, 30% hộ dân sống bằng nghề nông (chủ yếu là trồng hành, tỏi, ngô) và 10% hộ dân sống bằng các ngành nghề khác. 2.1.2. Tiềm năng phát triển du lịch ở huyện đảo Lý Sơn - Giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể: Trên Đảo phân bố mật độ dày đặc các di tích (có khoảng 50 điểm tham quan), đặc biệt là các di tích liên quan đến hải đội Hoàng Sa được thiết lập từ thời Chúa Nguyễn và Triều Nguyễn sau này như Âm Linh tự và mộ lính Hoàng Sa, nhà thờ Phạm Quang Ánh, nhà thờ Võ Văn Khiết Nơi đây còn có dấu ấn văn hóa Sa Huỳnh và sự dung hòa giữa nền văn hóa Chămpa và văn hóa Đại Việt. Những giá trị di sản văn hóa đó tạo cho Lý Sơn chiều sâu với sức cuốn hút du khách tham quan tìm hiểu. - Giá trị cảnh quan thiên nhiên biển, đảo: Vẻ đẹp do thiên tạo với cấu trúc địa chất gắn liền với lịch sử hình thành vỏ trái đất tạo cho Lý Sơn sự độc đáo riêng như hai miệng núi lửa Giếng Tiên, Thới Lới và các vách núi xung quanh đảo giáp mặt nước biển...tạo nên vẻ đẹp diệu kì cho hòn đảo còn nguyên sơ này, rất thích hợp để trở thành nơi tham quan, nghỉ dưỡng cho du khách. - Lối sống và sản vật: Nghề trồng tỏi, hành nổi tiếng, nghề đánh bắt hải sản; lịch sử lối sống gắn với chinh phục biển, bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc... đã trao cho Lý Sơn sự kiêu hãnh và hấp dẫn lạ kì. Hình ảnh về “Vương quốc tỏi” và nghề đánh bắt hải sản đã làm cho Lý Sơn trở lên nổi tiếng, trở thành yếu tố hấp dẫn du khách mạnh mẽ. - Vị trí tiền tiêu thiêng liêng của Tổ Quốc: Là đảo gần bờ (cách 15 hải lí) nhưng gần Hoàng Sa nhất, với nhiều chứng tích gắn với lịch sử bảo vệ chủ quyền đất nước. Lý Sơn vì thế chiếm giữ vị trí quan trọng trong tâm niệm của người Việt, là cửa ngõ tiền tiêu thiêng liêng của Tổ quốc. Giá trị ấy thu hút về du lịch tâm linh của người Việt Nam. - Vị trí của Lý Sơn không quá xa bờ, khá gần và thuận lợi trong liên kết với các tuyến điểm du lịch trên bờ và với vị thế quan trọng của nó ở trên biển, đã có đủ những điều kiện cần thiết cho phát triển nhiều loại hình du lịch Bên cạnh đó, khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 7(73) năm 2015 ____________________________________________________________________________________________________________ 130 mở Chu Lai là những khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao, tập trung đông doanh nhân và người lao động có thu nhập cao, là những khu vực có tiềm năng cung cấp khách du lịch cho Lý Sơn. 2.2. Thực trạng phát triển du lịch ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi 2.2.1. Khách du lịch và doanh thu từ du lịch Bảng 1. Hiện trạng khách du lịch đến huyện đảo Lý Sơn giai đoạn 2007 – 2013 [3] T T Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1 Tổng lượt khách Lượt khách 2112 2500 4515 8800 8200 8700 28854 - Khách quốc tế Lượt khách 41 97 92 120 45 98 95 - Khách nội địa Lượt khách 2071 2403 4423 8680 8155 8602 28759 2 Ngày lưu trú bình quân - Khách quốc tế Ngày 2,2 2,3 2,4 2,5 2,6 2,7 2,7 - Khách nội địa Ngày 1,6 1,7 1,8 1,9 2,0 2,1 2,2 3 Doanh thu du lịch Tỉ đồng 1,06 1,25 2,26 4,40 9,84 10,5 34,62 Tốc độ tăng trưởng khách du lịch giai đoạn 2007 - 2013 đạt 54,62%/năm. Năm 2007, tỉnh Quảng Ngãi đã ra quyết định công nhận và khai trương tuyến du lịch “Biển đảo Lý Sơn”, từ đó đến nay khách du lịch đến Quảng Ngãi ngày càng tăng. Năm 2013, khách du lịch đến Lý Sơn đạt 28.854 lượt khách, tăng gấp 3,3 lần năm 2012, chiếm 6,15% tổng số khách đến tỉnh Quảng Ngãi. Khách du lịch đến Lý Sơn chủ yếu là khách nội địa, khách quốc tế chiếm tỉ lệ không đáng kể. Khách nội địa đến Lý Sơn chủ yếu là giới trẻ, chiếm khoảng 60 - 70%, tập trung đông vào các đợt lễ hội, ngày lễ, thứ bảy và chủ nhật. Biểu đồ 1. Sự tăng trưởng khách du lịch và doanh thu du lịch ở huyện đảo Lý Sơn qua các năm Biểu đồ 1 cho thấy tổng thu từ du lịch huyện Lý Sơn được tăng lên rõ rệt qua các năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2007 - 2013 đạt 78,90%/năm. Năm 2013 tổng doanh thu từ du lịch đạt 34,62 tỉ đồng, tăng gấp 3,3 lần so với năm 2012, chiếm 7,56% so với tổng thu từ du lịch tỉnh Quảng Ngãi. 2.2.2. Tỉ trọng đóng góp của GDP du lịch vào GDP địa phương TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Thanh Tưởng ____________________________________________________________________________________________________________ 131 Bảng 2. Tỉ trọng đóng góp GDP du lịch trong GDP huyện [3] Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 GDP du lịch (giá hiện hành) Tỉ đồng 0,74 0,88 1,58 3,08 6,89 7,31 24,24 Tỉ trọng du lịch trong GDP huyện % 0,27 0,30 0,40 0,62 0,97 0,89 2,41 Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP du lịch huyện đảo Lý Sơn giai đoạn 2007 – 2013 là 78,90%. Năm 2007 GDP du lịch huyện đảo Lý Sơn đạt 0,74 tỉ đồng (chỉ chiếm 0,27% trong GDP huyện), đến năm 2013 đạt trên 24 tỉ đồng (chiếm 2,41% trong GDP huyện) và tăng gấp 37,8 lần GDP du lịch năm 2007 và 3 lần so với năm 2012. 2.2.3. Lao động trong ngành du lịch Bảng 3. Lao động tham gia kinh doanh dịch vụ ở huyện Lý Sơn qua các năm [3] TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 2010 2011 2012 2013 1 Khách sạn, nhà hàng người 154 224 250 259 271 - Kinh doanh khách sạn, nhà trọ người 7 18 25 27 33 - Tiệm ăn, quán ăn người 80 108 117 120 123 - Tiệm cà phê, nước giải khát người 67 98 108 112 115 2 Kinh doanh dịch vụ khác người 0 3 3 6 7 Tổng 154 227 253 265 278 Năm 2013, toàn huyện có 278 lao động tham gia kinh doanh dịch vụ phục vụ du lịch. Tuy nhiên, trình độ lao động trong khu vực thương mại dịch vụ du lịch chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo ngành nghề. Lao động của huyện đảo Lý Sơn chưa đảm bảo cả về mặt số lượng lẫn chất lượng để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, cần có chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực thích hợp trong tương lai. 2.2.4. Hệ thống phòng lưu trú Trên địa bàn huyện có 14 cơ sở dịch vụ lưu trú đang hoat động với tổng số 136 phòng. Trong đó có 02 khách sạn và 12 nhà nghỉ, ngoài ra còn có 08 hộ gia đình đăng kí tham gia mô hình du lịch cộng đồng (Homestay) và một số nhà cổ trong 24 nhà cổ sẵn sàng đón khách với tổng sức chứa khoảng 700 lượt khách. Tại Lý Sơn rất ít cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn sao để có thể đón khách du lịch có khả năng chi trả cao hoặc khách du lịch quốc tế. 2.2.5. Các cơ sở ăn uống, vui chơi giải trí Năm 2013 trên địa bàn huyện có 81 tiệm ăn, quán ăn và 67 quán cà phê, nước giải khát. Hầu hết các cơ sở kinh doanh quy mô nhỏ, thiếu những nhà hàng sang trọng, chế biến những món ăn ngon từ hải sản để phục vụ trực tiếp cho khách du lịch. Bên cạnh đó, chưa có dịch vụ vui TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 7(73) năm 2015 ____________________________________________________________________________________________________________ 132 chơi giải trí để phục vụ khách du lịch. Về đơn vị kinh doanh du lịch: chỉ có 7 cơ sở kinh doanh du lịch. 2.2.6. Dịch vụ vận chuyển - Về đường thủy: Từ cảng Sa Kỳ ra đảo Lý Sơn có 3 tàu cao tốc phục vụ du khách (1 tàu lớn 200 chỗ, 2 tàu nhỏ 150 chỗ và 100 chỗ), chất lượng tàu tương đối tốt, mỗi tàu chạy 1 chuyến/ngày vào lúc 8 giờ và 9 giờ, đảm bảo phục vụ khoảng 500 khách/ngày. Ngoài ra còn có tàu gỗ của dân và tàu dự bị trong các dịp đông khách. - Về đường bộ: Có 9 xe du lịch, mỗi xe 16 chỗ ngồi và hơn 100 đoàn viên thanh niên vận chuyển khách bằng xe máy. Đặc biệt, ngày 15/02/2015 Công ty cổ phần Vận tải Du lịch Phú Hoàng (Đà Nẵng) khai trương và đưa vào hoạt động 9 xe taxi Tiên Sa tại huyện đảo Lý Sơn để phục vụ người dân và khách du lịch. 2.2.7. Điện, nước phục vụ du lịch Tháng 10/2014, huyện đảo Lý Sơn đã chính thức có điện quốc gia với sản lượng điện trung bình tăng gấp đôi so với trước, đạt 20.000 Kwh đảm bảo nguồn điện xuyên suốt 24/24. Tuy nhiên, điện lưới quốc gia vẫn chưa được kéo ra đảo Bé. Vấn đề nước dùng cho sinh hoạt rất khan hiếm, đặc biệt là ở đảo Bé. Đảo hầu như không có nguồn nước ngầm, nên dân ở đảo phải sắm bể, lu, vại lớn để chứa nước mưa dùng hằng năm. Trên toàn địa bàn huyện đảo chưa có nhà máy cung cấp nước sạch. Hệ thống thoát nước chỉ có trên các tuyến chính và chưa được đầu tư đồng bộ, vì vậy thường bị úng ngập khi có mưa lớn. Đây là một trong những bất lợi lớn nhất cho quá trình phát triển KTXH, đặc biệt là cho phát triển du lịch. 2.2.8. Hiện trạng phát triển sản phẩm du lịch Hiện tại, du lịch Lý Sơn tập trung phát triển các loại hình du lịch chính: - Du lịch tham quan, tìm hiểu văn hóa với các hoạt động tham quan di tích tại địa phương như: Chùa Hang, di tích Âm Linh tự, Nhà trưng bày Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải và tham quan cảnh quan sinh thái, như: Hang câu Thạch Động, cổng Tò vò đá, các miệng núi lửa đã tắt. Đặc biệt, hàng năm người dân mọi miền tìm về Lý Sơn để tham dự lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. - Du lịch biển: Chủ yếu là hoạt động tắm biển. Tuy nhiên, bãi biển ở Lý Sơn không thuận lợi cho việc tắm biển do nước nông, cát không đẹp, nhiều san hô. 2.2.9. Hiện trạng phát triển du lịch theo không gian lãnh thổ - Khu phía Nam đảo Lớn: Tập trung chủ yếu các cơ sở lưu trú, nhà hàng, quán giải khát phục vụ khách du lịch. - Khu phía Bắc đảo Lớn: Khu vực này tập trung nhiều di tích và các điểm tham quan như: Cổng Tò vò đá, chùa Đục, chùa Hang, hang Câu, ngọn hải đăng 2.2.10. Hiện trạng đầu tư phát triển du lịch - Những năm qua, được sự quan tâm của Trung ương và Tỉnh, hệ thống cơ sở hạ tầng đã và đang được đầu tư như: giao thông, điện, cấp nước, xử lí rác thải - Đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử như Nhà trưng bày di tích Đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa, Miếu Hoàng Sa và nhà thờ Phạm Quang Ảnh, phục dựng TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Thanh Tưởng ____________________________________________________________________________________________________________ 133 đình làng Lý Vĩnh nằm trong quần thể di tích Đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa. - Hiện tại, trên địa bàn huyện Lý Sơn có 162 cơ sở gồm kinh doanh khách sạn, nhà trọ, tiệm ăn, quán cà phê, nước giải khát phục vụ nhu cầu cho khách du lịch. - Dự án Ngân Thùy: Là dự án đầu tư xây dựng khu khách sạn, khu nhà hàng tiệc cưới. 2.2.11. Hiện trạng công tác quảng bá xúc tiến du lịch Trong những năm qua, UBND huyện Lý Sơn đã phối hợp với các cơ quan báo, đài trong và ngoài tỉnh để giới thiệu danh lam thắng cảnh, các khu di tích, lịch sử - văn hóa và các lễ hội truyền thống của huyện bằng nhiều hình thức: qua kênh thông tin mạng xã hội, tờ rơi, tập gấp, phát hành sách thơ văn ca ngợi thắng cảnh và con người Lý Sơn, làm đĩa DVD truyên truyền quảng bá du lịch biển đảo Lý Sơn trên các tàu cao tốc Tuy nhiên, công tác tuyên truyền quảng bá du lịch ở Lý Sơn chưa đạt được hiệu quả cao và chưa thường xuyên. Từ việc phân tích tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch, có thể đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển du lịch ở huyện đảo Lý Sơn như sau: - Điểm mạnh: Lý Sơn là một đảo nhiệt đới có môi trường tự nhiên hấp dẫn, tiềm năng sinh thái đa dạng và độc đáo và có nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị [2]; Là một điểm đến còn mới trong tương lai sẽ thu hút được nhiều khách du lịch; Địa hình trên đảo đa dạng, chứa đựng các danh thắng nổi tiếng, biển có san hô thuận lợi để phát triển du lịch lặn biển ngắm san hô; Có thể phát triển, tổ chức hoạt động du lịch được phần lớn thời gian quanh năm (trừ một số thời gian bị ảnh hưởng của bão và gió mạnh); Có vị trí gần với Khu kinh tế Dung Quất, thành phố Quảng Ngãi, đồng thời có khả năng kết nối thuận tiện với đường xuyên Á và hành lang Đông Tây; Gần với các cảng chính của Quảng Ngãi như Sa Kỳ, Phú Thọ thuận lợi cho khách du lịch tiếp cận đảo. - Điểm yếu: Lý Sơn là điểm đến còn được ít người trong nước và ngoài nước biết đến; Nhận thức về du lịch của cộng đồng địa phương còn rất hạn chế; Trình độ lao động còn rất thấp, tỉ lệ chưa qua đào tạo cao, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế; Thiếu các sản phẩm/dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế có giá trị cao; Hoạt động marketing, quảng bá còn rất hạn chế; Hạ tầng du lịch còn yếu kém; Thiếu đội ngũ lao động có trình độ; Khả năng cấp điện, nước còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch [2]; Quỹ đất để phát triển du lịch hạn chế; Bãi biển hầu như không thuận lợi để tắm biển - Cơ hội: Lý Sơn nằm ở vị trí chiến lược trên vùng biển của đất nước, do đó sẽ nhận được sự quan tâm của Nhà nước trong việc phát triển KTXH, trong đó có du lịch; Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Quảng Ngãi nói chung và Lý Sơn nói riêng trong những năm gần đây rất ổn định; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt chương trình “Biển Đông hải đảo” về phát triển kinh tế gắn với quốc phòng cho các đảo trong cả TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 7(73) năm 2015 ____________________________________________________________________________________________________________ 134 nước, trong đó có Lý Sơn. [2] - Thách thức: Sự đầu tư cho cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch trên đảo chưa bắt kịp với tốc độ phát triển du lịch; Tài chính dành cho sự phát triển du lịch chưa tương xứng với yêu cầu thực tế [4]; Thách thức từ tính mùa vụ của du lịch biển và bản thân điều kiện thời tiết làm giảm hiệu quả đầu tư, gây khó khăn trong việc thu hút đầu tư; Là huyện đảo nên giao lưu với các địa phương khác hết sức khó khăn, đặc biệt khi thời tiết xấu; Thách thức từ các đối thủ cạnh tranh như: đảo Bạch Long Vĩ, đảo Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Cù lao Chàm 2.3. Định hướng phát triển du lịch ở huyện đảo Lý Sơn theo hướng bền vững 2.3.1. Định hướng thị trường du lịch a. Thị trường nước ngoài [5] - Thị trường các nước ASEAN: Tập trung khai thác khách du lịch Thái Lan, Malaysia, Sigapore... - Thị trường Tây Âu: Tập trung khai thác khách du lịch Đức, Anh, Pháp. Các thị trường này có khả năng chi trả khá cao, tuy nhiên cũng đỏi hỏi được phục vụ những sản phẩm du lịch tương đối hoàn hảo, có chất lượng cao. - Thị trường Đông Bắc Á: cũng là thị trường có vai trò quan trọng. Các phân khúc chính bao gồm khách Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc - Thị trường Bắc Mĩ: Phân khúc chính gồm khách Mĩ, Canada. Đây cũng là thị trường có khả năng thanh toán cao, có nhu cầu về chất lượng các dịch vụ du lịch cao. - Thị trường Úc: Gồm phân khúc Úc và New Zealand. Đây cũng là thị trường có mức chi tiêu cao hàng đầu thế giới, có nhu cầu về chất lượng các dịch vụ du lịch cao. b. Thị trường trong nước Các thị trường mục tiêu chính của du lịch Lý Sơn bao gồm: khu vực Nam Bộ như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai; khu vực Bắc Bộ như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh; khu vực miền Trung - Tây Nguyên như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Kontum 2.3.2. Định hướng sản phẩm du lịch a. Sản phẩm đặc thù - Du lịch gắn với “chủ quyền” quốc gia: Trọng tâm khai thác là lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, phát triển các sản phẩm du lịch gồm: tìm hiểu về chủ quyền biển đảo Tổ quốc thông qua lễ khao lề thế lính Hoàng Sa và các di tích gắn với hải đội Hoàng Sa; tìm hiểu, tham gia vào lễ hội và các sinh hoạt văn hóa như lễ cầu siêu, hội hoa đăng, hát bội, múa lân, lễ rước và lễ hội đua thuyền tứ linh truyền thống và trò chơi dân gian khác tại địa phương - Du lịch san hô: Khai thác tiềm năng san hô ở vùng bờ biển Lý Sơn phát triển các sản phẩm du lịch như câu cá và lặn biển ngắm san hô, ngắm san hô bằng thuyền đáy kính. - Du lịch địa chất: Tìm hiểu lịch sử hình thành, phát triển của đảo Lý Sơn; khám phá, nghiên cứu khoa học về địa chất trên đảo Lý Sơn; tham quan các dấu tích phun trào của núi lửa trên đảo Lý Sơn, khám phá những bãi biển dưới chân núi lửa, những lớp địa chất tại bờ biển Lý Sơn, các dãy núi đá hình thành từ sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Thanh Tưởng ____________________________________________________________________________________________________________ 135 phun trào của núi lửa - “Du lịch Tỏi”: Tham gia các hoạt động trải nghiệm như trồng tỏi, thu hoạch tỏi; khu nghỉ dưỡng gắn với trang trại trồng tỏi; các spa làm đẹp từ tỏi; các sản phẩm lưu niệm từ tỏi; tổ chức lễ hội tỏi. Các hoạt động tại lễ hội tỏi như thi tỏi đẹp, thi tết tỏi, tổ chức các cuộc thi về tỏi, tổ chức các trò chơi từ tỏi, giới thiệu và bán sản phẩm tỏi cho khách du lịch. b. Sản phẩm chính - Du lịch biển: Nghỉ dưỡng theo mô hình resort. Đối tượng phục vụ chủ yếu là các khách du lịch cao cấp trong và ngoài nước. Các hoạt động lặn biển, tắm biển, câu cá; các loại hình thể thao biển như lặn biển, lướt sóng, du thuyền - Du lịch homestay: Được xác định là loại hình du lịch chính ở Lý Sơn. Khách du lịch sẽ “cùng ăn, cùng ở, cùng du lịch” với người dân bản địa, trải nghiệm cùng nông dân thu hoạch, trồng tỏi, cùng người ngư dân đảo đi thuyền thúng đánh bắt cá rồi mang về tự chế biến, nấu nướng như những dân làng chài thực sự. - Du lịch văn hóa: Tham quan di tích lịch sử văn hóa, tìm hiểu về biển đảo Tổ quốc, các di tích tiêu biểu như di tích lưu giữ dấu ấn của đội hùng binh Hoàng Sa giữ nước từ ngàn xưa, chùa Hang, di tích Âm Linh tự, nhà trưng bày Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải; tham quan các nhà cổ tại Lý Sơn; du lịch lễ hội và nghiên cứu văn hóa đời sống dân cư. - Du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái gắn với biển bao gồm các hoạt động tham quan hệ sinh thái biển, khám phá những bãi biển dưới chân núi lửa (rạn san hô, phong cảnh biển); du lịch sinh thái nông nghiệp như tham quan các cánh đồng tỏi; du lịch tham quan các cảnh quan tự nhiên như cổng Tò vò đá, hang động, rạn đá ngầm xung quanh đảo c. Sản phẩm bổ trợ Du lịch mua sắm, vui chơi giải trí: Mua sắm các sản vật địa phương như tỏi, các đồ thủ công mỹ nghệ làm từ ốc biển, san hô đen. Vui chơi giải trí theo mô hình công viên chuyên đề tại các khu, điểm du lịch; các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí ở các khu trung tâm dịch vụ. Du lịch ẩm thực: nghiên cứu và thưởng thức các đặc sản ẩm thực của Lý Sơn. 2.3.3. Định hướng phát triển hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch - Hệ thống cơ sở lưu trú: Xây dựng khách sạn loại 1 - 3 sao tại khu du lịch (KDL) trung tâm huyện Lý Sơn, khu dịch vụ bến tàu. Xây dựng khách sạn cao cấp loại 4 - 5 sao tại KDL biển tổng hợp phía Bắc Lý Sơn, KDL du thuyền An Hải, khu nghỉ dưỡng An Bình. Xây dựng biệt thự du lịch, villa nghỉ dưỡng, Bungalow tại khu nghỉ dưỡng Hang Câu, khu nghỉ dưỡng nổi An Vĩnh. Các loại hình khác như cơ sở lưu trú theo mô hình homestay, các nhà nghỉ. - Hệ thống các cơ sở phục vụ ăn uống: Tập trung phát triển tại khu vực tại các KDL, hệ thống các cơ sở dịch vụ ẩm thực theo mô hình nhà hàng, chợ tập trung phát triển ở khu vực trung tâm đón tiếp khách. - Hệ thống cơ sở vui chơi giải trí: Hệ thống cơ sở vui chơi giải trí tập trung phát triển theo mô hình câu lạc bộ vui chơi giải trí cao cấp tại KDL biển tổng hợp Bắc Lý Sơn, khu nghỉ dưỡng An TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 7(73) năm 2015 ____________________________________________________________________________________________________________ 136 Bình, KDL du thuyền An Hải, KDL dịch vụ Nam An Hải, KDL trung tâm huyện Lý Sơn. Công viên chuyên đề tại khu nghỉ dưỡng An Bình. - Hệ thống cơ sở dịch vụ khác: Xây dựng trung tâm thương mại tại KDL biển tổng hợp Bắc Lý Sơn, KDL Hang Câu, KDL biển An Bình và tại khu vực trung tâm huyện. Hệ thống các cơ sở phục vụ nhu cầu thể thao phát triển ở KDL du thuyền An Hải. Các loại hình dịch vụ thể thao khác như sân tennis, bể bơiphát triển ở các KDL. 2.3.4. Định hướng phát triển du lịch theo không gian lãnh thổ a. Tại Cù lao Ré (xã An Vĩnh và An Hải): * Khu du lịch biển tổng hợp Bắc Lý Sơn: - Vị trí: Ở phía Bắc xã An Hải và An Vĩnh từ khu vực giáp núi Giếng Tiền đến giáp đường lên chùa Hang. Xây dựng thành KDL biển cao cấp tập trung chủ yếu vào thị trường khách du lịch quốc tế và khách nội địa cao cấp. - Các phân khu chính: + Khu dịch vụ: Là khu dịch vụ tổng hợp cung cấp các dịch vụ phục vụ khách du lịch như: dịch vụ ẩm thực, vui chơi giải trí, thể thao, giải khát và các dịch vụ khác. + Khu khách sạn: Khai thác cảnh quan ven biển xây dựng khu khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn 4 - 5 sao phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch và cung cấp các dịch vụ bổ trợ như ăn uống, thể thao, hội nghị, hội thảo. + Khu nhà hàng: Là khu nhà hàng ẩm thực mang phong cách bản địa và các phong cách ẩm thực nổi tiếng thế giới. + Khu câu lạc bộ vui chơi giải trí cao cấp: Là khu dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp theo mô hình câu lạc bộ vui chơi giải trí đặc biệt phục vụ khách du lịch cao cấp như: câu lạc bộ vui chơi giải trí có thưởng (theo mô hình casino), câu lạc bộ biểu diễn nghệ thuật, câu lạc bộ đêm * Khu nghỉ dưỡng Hang Câu: - Vị trí: Phía Bắc xã An Hải từ khu vực phía Bắc núi Thới Lới đến giáp tuyến đường băng quân sự. Xây dựng thành khu nghỉ dưỡng trên núi kết hợp với tắm biển và lặn ngắm san hô, tập trung vào thị trường khách du lịch quốc tế và khách nội địa cao cấp. - Các phân khu chính: + Khu dịch vụ: Là khu dịch vụ tổng hợp cung cấp các dịch vụ phục vụ khách du lịch như: dịch vụ ẩm thực, vui chơi giải trí, thể thao và các dịch vụ khác + Khu bungalow: Là những nhà nghỉ lưu trú riêng biệt, độc lập và tiện nghi phục vụ khách du lịch cao cấp. * Khu du lịch du thuyền An Hải: - Vị trí: Phía Đông Nam xã An Hải giáp Ban quản lí cảng An Hải. Xây dựng thành KDL thể thao biển tập trung chủ yếu vào đối tượng khách thích khám phá và thích các hoạt động thể thao trên biển. - Các phân khu chính: + Khu khách sạn: Khai thác cảnh quan ven biển xây dựng khu khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn 4 - 5 sao phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch và cung cấp các dịch vụ bổ trợ như ăn uống, thể thao, hội nghị, hội thảo. + Khu dịch vụ: Là khu dịch vụ tổng hợp cung cấp các dịch vụ phục vụ khách TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Thanh Tưởng ____________________________________________________________________________________________________________ 137 du lịch như: dịch vụ ẩm thực, vui chơi giải trí, thể thao, giải khát và các dịch vụ khác. + Khu nhà hàng: Là khu nhà hàng ẩm thực mang phong cách bản địa và các phong cách ẩm thực nổi tiếng thế giới. + Câu lạc bộ thể thao biển: Là khu vực luyện tập thể thao và cung cấp các dịch vụ phục vụ thể thao biển như: câu lạc bộ du thuyền, câu lạc bộ thể thao bãi biển, câu lạc bộ thể thao ngoài trời + Khu bảo tàng hải dương học: Là khu bảo tàng phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu của khách du lịch về các loài sinh vật của đại dương và các mô hình sinh thái biển + Khu vui chơi giải trí: Là khu vui chơi giải trí tập trung phục vụ khách du lịch. * Khu du lịch dịch vụ Nam An Hải: - Vị trí: Nằm ở dải đất ven biển phía Nam xã An Hải giáp đình làng An Hải. Xây dựng thành KDL phổ thông, tập trung chính vào thị trường khách du lịch trong nước trung cấp và bình dân. - Các phân khu chính: + Khu nhà nghỉ: Là khu lưu trú du lịch phục vụ khách du lịch trung cấp và bình dân. + Chợ An Hải: Phục vụ nhu cầu buôn bán của dân cư địa phương và nhu cầu mua sắm hàng nông sản, thủy hải sản của khách du lịch. + Khu nhà hàng: Là khu nhà hàng ẩm thực mang phong cách bản địa. + Khu vui chơi giải trí: Là khu vui chơi giải trí tập trung phục vụ khách du lịch và dân cư. + Khu dân cư kết hợp dịch vụ: Là khu dân cư hiện trạng kết hợp cung cấp các dịch vụ phục vụ khách du lịch. * Khu du lịch trung tâm huyện Lý Sơn: - Vị trí: Nằm ở dải đất ven biển phía Nam xã An Vĩnh. Xây dựng thành khu du lịch phổ thông, tập trung chính vào thị trường khách du lịch trong nước trung cấp và bình dân. - Các phân khu chính: + Khu khách sạn: Là khu khách sạn hạng trung đạt tiêu chuẩn từ 1 - 3 sao phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch và cung cấp các dịch vụ bổ trợ như ăn uống, thể thao, hội nghị, hội thảo. + Khu nhà hàng: Là khu nhà hàng ẩm thực mang phong cách bản địa. + Khu vui chơi giải trí: Là khu vui chơi giải trí tập trung phục vụ khách du lịch và dân cư. * Khu dịch vụ bến tàu: - Vị trí: Giáp cảng Lý Sơn thuộc xã An Vĩnh. Xây dựng thành khu đón tiếp, dịch vụ thương mại phục vụ khách du lịch. - Các phân khu chính: + Bến tàu: Khu vực cảng Lý Sơn hiện tại, được nâng cấp, mở rộng để phục vụ cho việc đi lại. + Khách sạn: Là khu khách sạn hạng trung đạt tiêu chuẩn từ 1 - 3 sao phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch và cung cấp các dịch vụ bổ trợ như ăn uống, thể thao, hội nghị, hội thảo. + Nhà nghỉ: Là khu lưu trú du lịch phục vụ khách du lịch trung cấp và bình dân. + Trung tâm thông tin du lịch: Cung cấp các thông tin phục vụ khách du TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 7(73) năm 2015 ____________________________________________________________________________________________________________ 138 lịch như: các điểm tham quan, các sản phẩm du lịch + Khu dân cư kết hợp dịch vụ: Là khu dân cư hiện trạng kết hợp cung cấp các dịch vụ phục vụ khách du lịch. + Chợ đêm: Là khu vực chợ đêm phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch và dân cư quanh khu vực theo mô hình các phố đêm vui chơi giải trí của các nước trên thế giới. * Khu nghỉ dưỡng nổi An Vĩnh (An Vĩnh resort): - Vị trí: Phía Tây xã An Vĩnh gần khu vực cổng Tò vò đá. Xây dựng thành khu nghỉ dưỡng cao cấp theo mô hình các villa nổi trên mặt biển, hướng tới khách du lịch quốc tế và khách nội địa cao cấp. - Các phân khu chính: + Các villa nghỉ dưỡng nổi và khu nhà nghỉ nổi trên mặt nước. + Khu Khách sạn: Là khu khách sạn nổi trên mặt nước tạo điểm nhấn cho khu du lịch. + Khu vui chơi giải trí cao cấp: Là khu dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp theo mô hình câu lạc bộ vui chơi giải trí đặc biệt phục vụ khách du lịch cao cấp như: Câu lạc bộ vui chơi giải trí có thưởng (theo mô hình casino). + Câu lạc bộ thể thao biển: Là khu vực luyện tập thể thao và cung cấp các dịch vụ phục vụ thể thao biển. Các hạng mục công trình chính: Câu lạc bộ du thuyền, câu lạc bộ thể thao bãi biển, câu lạc bộ thể thao ngoài trời b. Tại Cù lao Bờ bãi (xã An Bình) - Vị trí: Phía Đông và Tây xã An Bình. Xây dựng thành khu nghỉ dưỡng cao cấp An Bình phục vụ khách du lịch. - Các phân khu chức năng chính: + Khu khách sạn: Khai thác cảnh quan ven biển xây dựng khu khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn 4 - 5 sao phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch và cung cấp các dịch vụ bổ trợ như ăn uống, thể thao, hội nghị, hội thảo. + Khu nhà hàng: Là khu nhà hàng ẩm thực mang phong cách bản địa và các phong cách ẩm thực nổi tiếng thế giới. + Khu dịch vụ: Là khu dịch vụ tổng hợp cung cấp các dịch vụ du lịch như: dịch vụ ẩm thực, vui chơi giải trí, thể thao, giải khát và các dịch vụ khác. + Khu vui chơi giải trí cao cấp: Là khu dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp phục vụ khách du lịch có thu nhập cao như: câu lạc bộ vui chơi giải trí có thưởng (theo mô hình casino), câu lạc bộ biểu diễn nghệ thuật, câu lạc bộ đêm... + Khu công viên sinh thái: Khai thác cảnh quan sinh thái khu vực cánh đồng trồng tỏi, phục vụ nhu cầu tham quan và trải nghiệm của khách du lịch. + Câu lạc bộ thể thao biển: Là khu vực luyện tập thể thao và cung cấp các dịch vụ phục vụ thể thao biển. Các hạng mục công trình chính: câu lạc bộ du thuyền, câu lạc bộ thể thao bãi biển, câu lạc bộ thể thao ngoài trời 2.3.5. Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng ảnh hưởng đến du lịch a. Hệ thống giao thông - Giao thông đường bộ: Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống giao thông khu Trung tâm huyện lị và đường cơ động xung quanh đảo kết hợp với kè biển, đê biển. - Giao thông đường thủy: Phát triển đội tàu cao tốc phục vụ cho nhân dân và TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Thanh Tưởng ____________________________________________________________________________________________________________ 139 khách tham quan du lịch bằng hình thức kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư để đầu tư mới 02 chiếc tàu cao tốc 200 chỗ ngồi. Xây dựng cảng Bến Đình hoàn chỉnh theo quy hoạch bằng nguồn vốn của Bộ Giao thông Vận tải với quy mô nhận tàu hàng 1000 DWT và tàu khách rẽ nước 500T. Nâng cấp, mở rộng cảng Lý Sơn hiện tại để phục vụ cho việc đi lại của nhân dân và khách tham quan du lịch trong giai đọan cảng Bến Đình chưa xây dựng [4]. - Về đường hàng không: Nghiên cứu khôi phục sân bay Lý Sơn phục vụ các loại máy bay trực thăng đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách. b. Hệ thống cấp điện Hệ thống cáp ngầm đã được đưa ra đảo đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu phát triển KTXH của huyện. c. Hệ thống cấp nước Nguồn nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất được lấy từ các nguồn sau: Xây dựng Nhà máy cung cấp nước sạch cho đảo Lớn với công suất 1000m3/ngày đêm với nguồn nước từ các hồ chứa nước và các giếng ngầm trên đảo. Hồ chứa nước Thới Lới có dung tích 270.000m3, đảm bảo tưới cho 60 ha đất nông nghiệp, cấp nước sạch cho 1000 dân (100m3/ngày đêm) và cung cấp nước cho 300 tàu thuyền. Hồ chứa nước Giếng Tiền có dung tích 80.000m3, cung cấp nước sinh hoạt cho 2000 dân (200m3/ngày đêm). [6] d. Thoát nước và vệ sinh môi trường Thoát nước mặt, nước thải: Hệ thống thoát nước mặt và nước thải được bố trí song song với các tuyến đường giao thông theo quy hoạch. Nhà máy xử lí rác thải đang được đầu tư xây dựng sẽ đáp ứng nhu cầu xử lí rác thải tại Lý Sơn, vị trí tại khu đồng Trên với diện tích 2ha. 2.3.6. Định hướng phát triển nguồn nhân lực và giáo dục cộng đồng a. Đào tạo nguồn nhân lực Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lí và người lao động trong du lịch theo hướng tăng cả số lượng lẫn chất lượng, đồng thời tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lí hiện tại được nâng cao trình độ chuyên môn và nhận thức về du lịch thông qua các chương trình phối hợp với các cơ sở đào tạo trong nước cũng như tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm trong nước và nước ngoài. Thu hút nguồn nhân lực trẻ và có năng lực thông qua chế độ đãi ngộ thỏa đáng b. Giáo dục cộng đồng Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về lợi ích và vai trò của du lịch như những công cụ phương hướng phát triển có vai trò quan trọng trong tăng thu nhập, phát triển kinh tế. Giáo dục bồi dưỡng những kiến thức về văn minh thương mại, văn minh du lịch cho cộng đồng dân cư để tạo ra những hành vi ứng xử phù hợp với các hoạt động du lịch 2.3.7. Định hướng phát triển du lịch gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng - Cần có sự tham gia tích cực của ngành quốc phòng trong quá trình lập kế hoạch, quy hoạch phát triển du lịch biển - đảo, để đảm bảo cơ sở hạ tầng không chỉ phát huy hiệu quả trong điều kiện thời bình mà cả trong trường hợp xảy ra chiến tranh, cũng như để đảm bảo các hoạt động du lịch được phát triển trong điều kiện tốt nhất về an ninh quốc phòng [1]. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 7(73) năm 2015 ____________________________________________________________________________________________________________ 140 - Mọi phương án khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch, cũng như phục vụ phát triển KTXH trên huyện đảo đều phải được cân nhắc kĩ trên cơ sở những luận cứ khoa học vững chắc có tính đến mối quan hệ với các ngành có liên quan và tác động đến môi trường tự nhiên và KTXH của khu vực. - Phát triển du lịch trên đảo này còn mang ý nghĩa khẳng định chủ quyền trên biển và tạo điều kiện để người dân sống trên các đảo có thêm cơ hội việc làm, tăng thu nhập và vì vậy họ có thể yên tâm định cư trên đảo, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ biển đảo, bảo vệ chủ quyền quốc gia. 3. Kết luận Lý Sơn đang sở hữu những tiềm năng về tài nguyên có triển vọng to lớn để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế chủ lực cho hòn đảo này. Triển vọng và cơ hội mở ra gắn liền với những thách thức không thể xem nhẹ. Các định hướng phát triển du lịch đảo Lý Sơn cũng nhằm phục vụ cuộc sống cho người dân Lý Sơn ngày càng tốt hơn, nhưng đồng thời phải giữ được lâu dài, bền vững để các thế hệ khách du lịch trong tương lai được thụ hưởng những giá trị của Lý Sơn. Các kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho các ngành, các cấp trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển KTXH của ngành, địa phương theo hướng bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Trung Lương (2008), Cơ sở khoa học phát triển du lịch đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Đề tài khoa học cấp ngành, Hà Nội. 2. Nguyễn Thanh Tưởng, (2013), “Đánh giá SWOT đối với phát triển du lịch ở các đảo từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Quảng Nam, (03), tr.109-119. 3. UBND huyện Lý Sơn (2014), Niên giám thống kê các năm. 4. UBND tỉnh Quảng Ngãi (2012), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Lý Sơn mạnh về kinh tế, vững chắc về quốc phòng, an ninh đến năm 2020, Quảng Ngãi. 5. UBND tỉnh Quảng Ngãi (2014), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, Quảng Ngãi. 6. UBND tỉnh Quảng Ngãi (2014), Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kì đầu (2011-2015) huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi. (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 25-10-2014; ngày phản biện đánh giá: 15-12-2014; ngày chấp nhận đăng: 25-7-2015)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf13_0495.pdf
Tài liệu liên quan