Hai là, với vị trí địa lý của mình các tỉnh trong Vùng
cần phát huy lợi thế và tầm quan trọng của biển trong
phát triển kinh tế đối với khu vực TGPT. Có thể nói các
tỉnh trong khu vực TGPT đều là tỉnh biên giới và miền
núi của 3 nước, do đó tuy có nhiều thuận lợi của miền
núi, nhưng lại không có điều kiện phát triển kinh tế
dựa vào biển để tăng trưởng nhanh, nhất là khi kinh
tế biển đang trở thành xu hướng chung ở nhiều nước
hiện nay trên thế giới. Trong khi đó, các tỉnh trong
Vùng có không gian biển rộng lớn, có khả năng phát
triển các ngành kinh tế liên quan đến biển để thu
được nhiều nguồn lợi lớn. Đó là thế mạnh của Vùng
trong hợp tác kinh tế vùng, liên vùng theo hướng
khai thác Hành lang kinh tế Đông - Tây; Núi - Biển.
Vì vậy các tỉnh trong Vùng và các tỉnh khu vực
TGPT cần hợp tác đầu tư phát triển những ngành, lĩnh
vực phát huy được lợi thế của biển. Các tỉnh DHMT
nói chung, Vùng nói riêng phải trở thành động lực
phát triển kinh tế phía đông, miền biển cho các tỉnh
khu vực TGPT, trong đó chú trọng vận tải hàng hải,
các cảng biển nơi đây phải trở thành trung tâm vận
tải hàng hóa xuất nhập khẩu của khu vực TGPT; phát
triển và xây dựng trung tâm thủy sản của Vùng gắn
với hệ thống phân phối cung cấp cho khu vực TGPT;
hình thành hệ thống khách sạn, nhà hàng, dịch vụ du
lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng gắn với biển để
phục vụ cho du khách phía tây, miền núi nói chung,
khu vực TGPT nói riêng qua đó tạo ra nguồn thu
lớn cho mỗi bên và công ăn việc làm cho xã hội.
Ba là, trong quá trình thúc đẩy đầu tư vào khu vực
TGPT cần gắn kết với hoạt động thương mại, du lịch.
Cùng hoạt động đầu tư, các tỉnh trong Vùng cần có
chính sách thúc đẩy hoạt động thương mại với khu
vực TGPT theo hướng: xây dựng chiến lược buôn bán
với nhau về một số sản phẩm ổn định, có thế mạnh
của mỗi tỉnh; xây dựng danh mục các loại hàng hóa
có xuất xứ từ các tỉnh trong Vùng và khu vực TGPT
được hưởng chính sách ưu đãi đặc biệt; sớm xóa bỏ
bảo hộ và các hạn chế về hành chính còn lại đối với
buôn bán giữa 3 nước khác nhau như quy định giá
tối thiểu, các hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu, kiểm
soát ngoại hối; trên cơ sở chiến lược hợp tác chung,
các tỉnh chuẩn bị chương trình đẩy mạnh hoạt động
thương mại trong khu vực TGPT thông qua cải tiến
việc đảm bảo cơ sở hạ tầng thương mại, thành lập cơ
quan chuyên nghiệp về thương mại.
Đối với hoạt động du lịch, ngoài phát triển du lịch
dựa vào biển - là thế mạnh của vùng DHMT cần lựa
chọn lĩnh vực đột phá làm nền tảng cho hợp tác trên
các lĩnh vực khác; mặt khác cần tăng cường liên kết
giữa các tỉnh, khai thác các tuyến du lịch theo phương
châm “Ba quốc gia - một điểm đến”; đào tạo đội ngũ
hướng dẫn viên du lịch có năng lực về chuyên môn,
ngoại ngữ, am hiểu sâu về văn hóa 3 nước để phục
vụ cho khách du lịch quốc tế theo phương châm nói
trên.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Định hướng thúc đẩy hoạt động đầu tư của các tỉnh Duyên Hải miền Trung vào khu vực tam giác phát triển Campuchia, Lào, Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
36 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
1. Sự cần thiết thúc đẩy hoạt động đầu tư của
các tỉnh duyên hải miền Trung vào khu vực tam
giác phát triển campuchia, Lào, Việt Nam
Liên kết kinh tế, hợp tác đầu tư vùng là một hướng
phát triển mới của nhiều địa phương, khu vực và
nhiều nước trên thế giới. Đây cũng là vấn đề mà Dự
thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã bổ sung thành
một nội dung mới và ghi rõ “thúc đẩy liên kết kinh tế
vùng, đảm bảo phát triển hợp lý, hài hòa giữa các vùng,
địa phương”; “phát triển các hình thức hợp tác kinh tế
với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế”. Vì vậy,
việc nghiên cứu và triển khai nội dung liên kết, hợp
tác kinh tế vùng cả trong và ngoài nước là việc làm
có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn. Nó góp
phần làm sáng tỏ, củng cố cơ sở lý luận; đồng thời
thúc đẩy kinh tế vùng trong thực tế phát triển nhanh
và bền vững.
Các tỉnh duyên hải miền Trung (DHMT) bao gồm:
Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình
Thuận (sau đây gọi là Vùng) đã có nhận thức đầy đủ
về vấn đề này và thực hiện liên kết kinh tế vùng trong
nhiều năm qua. Các địa phương đã thống nhất về xây
dựng các cơ chế, chính sách thực hiện liên kết phát
triển chung của Vùng theo hướng nhanh và bền vững;
đã tổ chức Hội thảo “Liên kết phát triển 7 tỉnh duyên
hải miền Trung” để đánh giá hiện trạng phát triển,
phân tích các thế mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức
của Vùng; đồng thời xúc tiến thành lập Tổ điều phối,
Quỹ hoạt động, Nhóm tư vấn liên kết phát triển Vùng
để khai thác tiềm năng và đưa ra định hướng đúng
đắn cho liên kết Vùng có hiệu quả trong thời gian tới.
Đặc biệt trong nội dung Cam kết liên kết phát triển
kinh tế vùng đã xác định rõ mục tiêu: “Khai thác và
phát huy các tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương
và toàn vùng góp phần thúc đẩy tăng trưởng nhanh và
ĐỊNH HƯỚNG THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÁC TỈNH DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
VÀO KHU VỰC TAM GIÁC PHÁT TRIỂN CAMPUCHIA, LÀO, VIỆT NAM
? NGUYễN ĐìNH HIỀN
* TS., Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Quy Nhơn.
phát triển bền vững Trong những năm trước mắt, ưu
tiên tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu, có tính khả
thi cao nhằm tạo không gian kinh tế thống nhất toàn
Vùng để cùng phát triển, tăng sức cạnh tranh trong bối
cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế”.
Như vậy, để phát triển kinh tế Vùng gắn với xu
hướng toàn cầu hóa và chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế, các tỉnh DHMT không chỉ tăng cường thúc
đẩy liên kết kinh tế nội vùng, mà còn mở rộng ra
phạm vi quốc gia và quốc tế như các tỉnh Tây Nguyên,
các nước trong khu vực, đặc biệt là đầu tư vào khu
vực tam giác phát triển Campuchia, Lào, Việt Nam.
Mặt khác đầu tư vào khu vực này sẽ có cơ hội tiếp
cận để liên kết, hợp tác với nhiều quốc gia, vùng lãnh
thổ khác đầu tư vào đây nhằm góp phần thúc đẩy
Vùng tăng trưởng nhanh, phát triển toàn diện và bền
vững
2. Tổng quan về khu tam giác phát triển
campuchia, Lào, Việt Nam
Tam giác phát triển khu vực biên giới 3 nước
Campuchia, Lào, Việt Nam (sau đây gọi là khu vực
TGPT) được thành lập từ năm 2004 đến nay đã được
10 năm, lúc đầu gồm 10 tỉnh, đến năm 2009 được
Miền Trung - Tây Nguyên
37Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Miền Trung - Tây Nguyên
mở rộng thành 13 tỉnh, trong đó Việt Nam có 5 tỉnh
(Bình Phước, Đăk Nông, Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum),
Lào có 4 tỉnh (Attapeu, Champasak, Salavan, Sekong)
và Campuchia có 4 tỉnh (Mondulkiri, Stung Treng,
Nattanakiri, Kratie). Đây là vùng cao nguyên rộng
lớn với diện tích 145.672 km2, dân số 6,6 triệu người
chiếm 19,2% diện tích và 6,1% dân số cả 3 nước. Trong
đó Việt Nam có 51.740 km2 và 4,9 triệu người, chiếm
35,5% diện tích và 75% dân số của khu vực; Lào có
46.746 km2 và 1,1 triệu người, chiếm 32% diện tích và
16,9% dân số của khu vực; Campuchia có 47.246 km2
và 0,47 triệu người, chiếm 32,4% diện tích và 7,1%
dân số khu vực. Khu vực TGPT có tài nguyên phong
phú, đa dạng chưa được khai thác và chế biến làm
tăng giá trị, nơi đây còn có vị trí chiến lược về quốc
phòng, an ninh và môi trường sinh thái cho Vùng và
3 quốc gia.
Về mặt kinh tế - xã hội, hiện nay (năm 2011 - 2012)
4 tỉnh của Campuchia đạt tốc độ tăng trưởng bình
quân trên 9%/năm; 4 tỉnh của Lào tăng trưởng bình
quân khoảng 11,4%, 5 tỉnh của Việt Nam đạt 10%/
năm. Tính chung cho cả khu vực TGPT của ba nước,
tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 10%/năm. Đây
là tốc độ tăng trưởng cao so với tốc độ tăng trưởng
của 3 nước nhưng do điểm xuất phát thấp và quy
mô kinh tế còn nhỏ bé so với mỗi nước nên thu nhập
bình quân đầu người (GDP/người) năm 2012 chung
cả 3 nước là 980 USD. Trong đó 5 tỉnh của Việt Nam
có GDP/người đạt 1.050 USD, bằng 74,5% so với bình
quân chung cả nước; con số tương ứng cho 4 tỉnh của
Lào là 902 USD và 82%; cho 4 tỉnh của Campuchia là
670 USD và 72%. Như vậy tỷ lệ GDP/người của khu
vực TGPT so với 3 nước còn thấp chưa tương xứng với
tiềm năng, thế mạnh và mong muốn của khu vực.
Nhận thức được vấn đề này, Chính phủ 3 nước Việt
Nam, Lào, Campuchia đã có chủ trương đẩy mạnh
đầu tư phát triển khu vực TGPT với mục tiêu chung
là: thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững, từng bước
rút ngắn khoảng cách phát triển khu vực TGPT với các
vùng của mỗi nước trên cơ sở khơi dậy và phát huy
tối đa tiềm năng, thế mạnh, các nguồn nội lực của
từng tỉnh, tăng cường mối liên kết kinh tế trong nội
bộ vùng và ngoài vùng; giải quyết tốt các vấn đề xã
hội, an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái;
đóng góp thiết thực vào việc tăng cường hợp tác giữa
3 nước Campuchia, Lào, Việt Nam.
Trên cơ sở đó, mục tiêu cụ thể là: tiếp tục phối hợp
các kế hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng, cải tạo các
trục giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong TGPT
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành, lĩnh
vực: đầu tư, du lịch, thương mại, nông nghiệp, công
nghiệp thủy điện, chế biến và khai khoáng hợp tác
phát triển; hợp tác xúc tiến kêu gọi đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) vào khu vực TGPT và các nguồn vốn
hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho các mục tiêu
xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, phát triển
kết cấu hạ tầng của khu vực TGPT; tiếp tục tạo điều
kiện thuận lợi cho dòng lưu chuyển qua biên giới của
hàng hóa, con người và vốn đầu tư trong phạm vi
TGPT thông qua xây dựng các cơ chế, chính sách đặc
thù cho TGPT.
3. Tình hình hoạt động đầu tư vào khu vực TGPT
campuchia, Lào, Việt Nam
Khu vực TGPT là khu vực có vị trí chiến lược quan
trọng trong quan hệ hợp tác phát triển kinh tế giữa
3 nước Campuchia, Lào, Việt Nam - đây là khu vực
đang được chính phủ 3 nước đặt nhiều quan tâm và
có những hành động cụ thể để đẩy mạnh phát triển.
Việc tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư vào khu
vực TGPT không những góp phần thúc đẩy kinh tế ở
từng địa phương, mà còn góp phần thắt chặt và nâng
cao hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế giữa các thành
viên của khu vực TGPT nói riêng và của toàn khu vực
với các đối tác nước ngoài nói chung.
Trong những năm qua, tình hình hợp tác đầu tư
của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia tại khu vực
TGPT đã đạt được những thành tựu quan trọng đáng
ghi nhận và hứa hẹn cho một tương lai phát triển.
38 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Hiện Việt Nam có 342 dự án với số vốn 6,24 tỷ USD
đầu tư vào Lào và Campuchia, trong đó Lào có 222 dự
án với 3,6 tỷ USD; Campuchia có 120 dự án với 2,64
tỷ USD. Có thể nói, đây là con số khá cao so với tiềm
năng, trình độ phát triển của Việt Nam, đồng thời qua
đây cũng cho thấy sự đặc biệt quan tâm của Chính
phủ Việt Nam đối với các đối tác quan trọng trong
khu vực.
Riêng tại khu vực TGPT, Việt Nam đầu tư vào 2
nước Lào và Campuchia 75 dự án với số vốn 3,09 tỷ
USD, trong đó đầu tư vào Lào 50 dự án, với số vốn
1,65 triệu USD chiếm 66,6% số dự án và 53,4% tổng
số vốn; đầu tư vào Campuchia 25 dự án với số vốn
1,44 tỷ USD chiếm 33,3% tổng số dự án và 46,6% tổng
vốn. Số dự án đầu tư vào Lào gấp đôi của Campuchia
nhưng số vốn thì gần tương đương. Như vậy quy mô
vốn của các dự án đầu tư ở Lào nhỏ hơn ở Campuchia,
điều này liên quan đến lĩnh vực đầu tư, chẳng hạn đầu
tư vào nông nghiệp hay các dịch vụ thiết yếu thường
có quy mô vốn nhỏ hơn so với các lĩnh vực khác.
Về lĩnh vực đầu tư, các dự án đầu tư vào Lào và
Campuchia ở khu vực TGPT có cơ cấu như sau: nông,
lâm nghiệp (trồng cao su và cây lấy gỗ) có 25 dự
án (chiếm 33,3%); khai khoáng có 10 dự án (chiếm
13,3%); công nghiệp chế biến, chế tạo có 7 dự án
(chiếm 9,3%); còn lại là sản xuất, điện, xây dựng, tài
chính ngân hàng, buôn bán lẻ, kinh doanh khách
sạn (chiếm 44,1%).
Có thể nói số lượng vốn và số dự án của Việt Nam
đầu tư vào khu vực TGPT được phân bố cho cả 4 tỉnh
của Lào và 4 tỉnh của Campuchia.
Đối với Campuchia số vốn đầu tư bình quân cho
một tỉnh là 360,5 triệu USD, trong đó tỉnh có số vốn
đầu tư cao nhất là Stung Treng (860 triệu USD), thấp
nhất là Mondulkiri (99 triệu USD), chênh nhau hơn 8
lần. Đối với Lào, số vốn đầu tư bình quân cho một tỉnh
là 416,0 triệu USD, trong đó tỉnh có số vốn đầu tư cao
nhất là Attapeu (922 triệu USD), thấp nhất là Salavan
(4 triệu USD), chênh nhau quá lớn hơn 200 lần. Sở dĩ
số lượng vốn, số dự án đầu tư vào các tỉnh của khu
vực TGPT không đều là do trình độ phát triển kinh tế,
Bảng 1. Đầu tư của Việt Nam vào Lào, campuchia ở khu vực TGPT
STT Nước
cả nước Khu vực TGPT
Số dự án Vốn (tỷ USD) Số dự án Vốn (tỷ USD)
1 Lào 222 3,60 50 1,65
2 Campuchia 120 2,64 25 1,44
cộng 342 6,24 75 3,09
(Nguồn: Tài liệu Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch lần thứ 7
khu vực TGPT Campuchia - Lào - Việt Nam, tại Kon Tum, Việt Nam ngày 5.12.2012).
Bảng 2. Đầu tư của Việt Nam vào các tỉnh của Lào, campuchia ở khu vực TGPT
STT
campuchia Lào
Tỉnh Số vốn (triệu USD) Tỉnh Số vốn (triệu USD)
1 Stung Treng 860 Attapeu 922
2 Nattanakiri 327 Sekong 460
3 Kratie 156 Champasak 270
4 Mondulkiri 99 Salavan 4
cộng 1.442 cộng 1.656
(Nguồn: Tài liệu Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch lần thứ 7
khu vực TGPT Campuchia - Lào - Việt Nam, tại Kon Tum, Việt Nam ngày 5.12.2012)
Sơ đồ 1. cơ cấu lĩnh vực đầu tư của Việt Nam
vào Lào, campuchia ở khu vực TGPT
Miền Trung - Tây Nguyên
39Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Miền Trung - Tây Nguyên
điều kiện tự nhiên, tài nguyên, cơ sở hạ tầng giữa các
tỉnh còn có nhiều khoảng cách nên khả năng thu hút
đầu tư cũng khác nhau. Muốn tăng cường thu hút các
dự án vào khu vực TGPT, nhất là các tỉnh hiện có số
dự án đầu tư thấp thì phải đẩy mạnh xúc tiến đầu tư,
trong đó chú trọng phát triển toàn diện các mặt để
tạo tiền đề, điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư
mạnh dạn đầu tư các dự án; đồng thời khuyến khích
những dự án mang tính chiến lược, có vai trò động
lực tạo ra sức mạnh thúc đẩy thu hút đầu tư sôi động
cả vùng và lan tỏa ra toàn bộ khu vực TGPT.
Bảng 3. Đầu tư của Lào, campuchia
vào Việt Nam ở khu vực TGPT
STT Nước Số dự án Vốn (Triệu USD)
1 Lào 5 77,2
2 Campuchia 2 18,2
3 Các nước khác 122 904,6
cộng 129 1.000,0
(Nguồn: Tài liệu Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương
mại và du lịch lần thứ 7 khu vực TGPT Campuchia - Lào
- Việt Nam, tại Kon Tum, Việt Nam ngày 5.12.2012)
Tại 5 tỉnh của Việt Nam thuộc khu vực TGPT, hiện
có 129 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đến từ 19
quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng
ký hơn 1 tỷ USD. Trong đó, Lào có 5 dự án đầu tư với
số vốn 77,2 triệu USD, Campuchia có 2 dự án với số
vốn đầu tư 18,2 triệu USD. Tính chung cho cả Lào và
Campuchia đã đầu tư 7 dự án (chiếm 5,4%) với số
vốn 95,4 triệu USD (chiếm 9,54%). Điều này chứng tỏ
do khả năng và trình độ phát triển kinh tế của Lào,
Campuchia còn hạn chế nên năng lực đầu tư ra nước
ngoài nói chung, đầu tư vào Việt Nam ở khu vực TGPT
nói riêng còn thấp. Tuy nhiên tại khu vực 5 tỉnh này số
dự án và số vốn đầu tư của nhiều nước khác chiếm tỷ
lệ cao nhờ thấy được vị trí chiến lược quan trọng của
vực TGPT ở hiện tại cũng như trong tương lai.
Trong số các dự án của Việt Nam đầu tư vào khu
vực TGPT nêu trên, số dự án của 9 tỉnh/thành DHMT
chiếm tỷ lệ khoảng 20% và số vốn chiếm khoảng
22%. Mặc dù tỷ lệ này chưa cao nhưng so với các tỉnh/
thành trong cả nước thì đây là một con số đáng ghi
nhận để đánh giá quan điểm, tầm nhìn và xu hướng
đầu tư vào khu vực TGPT của các tỉnh trong Vùng. Có
thể nói ưu điểm và thuận lợi nổi bật để đầu tư vào đây
là do vị trí địa lý của các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến
Khánh Hòa đều có đường biên giới chung với khu
40 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
vực TGPT. Chính yếu tố địa lý là một trong những điều
kiện quan trọng để liên kết, hợp tác phát triển kinh
tế vùng thuận lợi. Nhìn chung hầu hết các tỉnh trong
Vùng đều có dự án đầu tư vào khu vực TGPT với các
lĩnh vực chủ yếu như: nông, lâm nghiệp (trồng cao
su, trồng cây lấy gỗ, chế biến nông sản); khai thác
các loại khoáng sản; sản xuất điện, xây dựng, tài chính
ngân hàng, buôn bán lẻ, kinh doanh khách sạn
Bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn
nhiều hạn chế trong quá trình đầu tư vào khu vực
TGPT cần khắc phục như: các dự án đầu tư hầu như
tập trung vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp, khai khoáng
và dịch vụ thiết yếu với số vốn đầu tư thấp; tốc độ
đầu tư chậm; chưa có chiến lược đầu tư phù hợp thể
hiện mối quan hệ đầu tư 2 chiều và khai thác tốt tính
đặc thù, tiềm năng, thế mạnh của Vùng. Đặc biệt hoạt
động đầu tư chưa gắn với hoạt động thương mại, du
lịch, chưa thể hiện lợi thế, tầm quan trọng của biển
trong phát triển kinh tế đối với khu vực TGPT. Điều
đó đòi hỏi các tỉnh DHMT cần phải nhanh chóng có
những định hướng đúng đắn, phù hợp để đẩy mạnh
hoạt động đầu tư vào khu vực TGPT.
4. Định hướng thúc đẩy hoạt động đầu tư của
các tỉnh DHMT vào khu vực TGPT campuchia, Lào,
Việt Nam trong thời gian tới
Để có định hướng đúng cho hoạt động đầu tư của
các tỉnh DHMT vào khu vực TGPT trong thời gian tới
cần phải căn cứ vào số liệu dự báo về tình hình tăng
trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, cơ cấu
kinh tế; các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư của khu
vực TGPT với tầm nhìn đến năm 2020.
Về các lĩnh vực ưu tiên phát triển và hợp tác trong
TGPT bao gồm: kết cấu hạ tầng, trong đó có mạng
lưới giao thông, cấp điện, bưu chính viễn thông, thủy
lợi và cấp nước; nông, lâm nghiệp; dịch vụ gồm: du
lịch, thương mại và dịch vụ khác. Các lĩnh vực bổ trợ
và ưu tiên tiếp theo gồm: công nghiệp; các lĩnh vực xã
hội và khoa học - công nghệ bao gồm: giáo dục - đào
tạo, y tế, văn hóa, lao động, khoa học công nghệ và
các lĩnh vực xã hội khác; bảo vệ môi trường và quản lý
đất đai hiệu quả; an ninh - quốc phòng; thuận lợi hóa
thương mại và đầu tư.
Trên cơ sở thực tiễn hoạt động đầu tư trong thời
gian qua, kết quả dự báo và định hướng thu hút đầu
tư vào khu vực TGPT có thể đưa ra những định hướng
để các tỉnh/thành trong Vùng đầu tư vào khu vực
TGPT trong thời gian tới như sau:
Một là, trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng, vị trí
chiến lược của khu vực TGPT và thế mạnh của mình,
các tỉnh trong vùng cần tiến hành xây dựng chiến
lược, cơ chế, chính sách thúc đẩy đầu tư vào khu vực
TGPT, trong đó chú trọng đầu tư vào các tỉnh của Lào
và Campuchia. Nội dung chiến lược phải đảm bảo sự
phát triển nhanh, bền vững và hiệu quả nhiều mặt;
phải xác định được các lĩnh vực đầu tư phù hợp với
hướng ưu tiên của khu vực, đặc biệt trước mắt cần
tập trung hình thành các vùng nguyên liệu có quy
mô lớn, bám theo các trục giao thông liên tỉnh hướng
ra biển nhằm khuyến khích công nghiệp chế biến và
xuất khẩu.
Chiến lược còn phải thấy được vai trò của đầu tư
cơ sở hạ tầng đi trước một bước, bao gồm: hệ thống
giao thông vận tải, nhất là đường bộ và hàng không;
hệ thống chợ, đại lý tiêu thụ hàng hóa; hệ thống điện,
Miền Trung - Tây Nguyên
Bảng 4. Dự báo tình hình kinh tế của khu vực
TGPT năm 2015, 2020
STT Tiêu chí Năm 2012
Năm
2015
Năm
2020
1 Tăng trưởng kinh tế (%) 10 12 14
2 Thu nhập bình quân (USD) 980 1.300 2.000
3 Cơ cấu kinh tế (%) 100 100 100
3.1 Nông lâm ngư nghiệp (%) 48,4 41,7 33,6
3.2 Công nghiệp xây dựng (%) 22,2 26,7 32,2
3.3 Dịch vụ (%) 29,4 31,6 34,2
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp rà soát, điều chỉnh bổ
sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội khu
vực TGPT Campuchia - Lào - Việt Nam đến năm 2020
và số liệu của tác giả )
41Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Miền Trung - Tây Nguyên
nước, thông tin liên lạc, dịch vụ tài chính, bệnh viện,
cơ cở dạy nghề Trong đó phải thấy được tầm quan
trọng của Khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum) trong
hợp tác kinh tế vùng, liên vùng và đóng vai trò động
lực cho sự phát triển của Vùng. Khu kinh tế cửa khẩu
Bờ Y có diện tích 70.438 ha là trung tâm trong khu vực
TGPT 3 nước Campuchia, Lào, Việt Nam, trong tương
lai sẽ phát triển thành đô thị loại II vùng biên giới gắn
kết với Hành lang kinh tế Đông - Tây của khu vực.
Bên cạnh đó các tỉnh trong Vùng cần phối hợp
ban hành các cơ chế, chính sách để tạo ra sự hợp tác
đồng bộ trong khuyến khích đầu tư, trước mắt cần
phối hợp với các nước Lào, Campuchia ban hành các
quy định ưu đãi về thuế, thuê đất, thuận lợi hóa thủ
tục hải quan, vận chuyển người và hàng hóa qua biên
giới Đồng thời có cơ chế, chính sách thu hút các
dự án của Lào, Campuchia và các tỉnh trong khu vực
TGPT đầu tư vào Vùng.
Hai là, với vị trí địa lý của mình các tỉnh trong Vùng
cần phát huy lợi thế và tầm quan trọng của biển trong
phát triển kinh tế đối với khu vực TGPT. Có thể nói các
tỉnh trong khu vực TGPT đều là tỉnh biên giới và miền
núi của 3 nước, do đó tuy có nhiều thuận lợi của miền
núi, nhưng lại không có điều kiện phát triển kinh tế
dựa vào biển để tăng trưởng nhanh, nhất là khi kinh
tế biển đang trở thành xu hướng chung ở nhiều nước
hiện nay trên thế giới. Trong khi đó, các tỉnh trong
Vùng có không gian biển rộng lớn, có khả năng phát
triển các ngành kinh tế liên quan đến biển để thu
được nhiều nguồn lợi lớn. Đó là thế mạnh của Vùng
trong hợp tác kinh tế vùng, liên vùng theo hướng
khai thác Hành lang kinh tế Đông - Tây; Núi - Biển.
Vì vậy các tỉnh trong Vùng và các tỉnh khu vực
TGPT cần hợp tác đầu tư phát triển những ngành, lĩnh
vực phát huy được lợi thế của biển. Các tỉnh DHMT
nói chung, Vùng nói riêng phải trở thành động lực
phát triển kinh tế phía đông, miền biển cho các tỉnh
khu vực TGPT, trong đó chú trọng vận tải hàng hải,
các cảng biển nơi đây phải trở thành trung tâm vận
tải hàng hóa xuất nhập khẩu của khu vực TGPT; phát
triển và xây dựng trung tâm thủy sản của Vùng gắn
với hệ thống phân phối cung cấp cho khu vực TGPT;
hình thành hệ thống khách sạn, nhà hàng, dịch vụ du
lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng gắn với biển để
phục vụ cho du khách phía tây, miền núi nói chung,
khu vực TGPT nói riêng qua đó tạo ra nguồn thu
lớn cho mỗi bên và công ăn việc làm cho xã hội.
Ba là, trong quá trình thúc đẩy đầu tư vào khu vực
TGPT cần gắn kết với hoạt động thương mại, du lịch.
Cùng hoạt động đầu tư, các tỉnh trong Vùng cần có
chính sách thúc đẩy hoạt động thương mại với khu
vực TGPT theo hướng: xây dựng chiến lược buôn bán
với nhau về một số sản phẩm ổn định, có thế mạnh
của mỗi tỉnh; xây dựng danh mục các loại hàng hóa
có xuất xứ từ các tỉnh trong Vùng và khu vực TGPT
được hưởng chính sách ưu đãi đặc biệt; sớm xóa bỏ
bảo hộ và các hạn chế về hành chính còn lại đối với
buôn bán giữa 3 nước khác nhau như quy định giá
tối thiểu, các hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu, kiểm
soát ngoại hối; trên cơ sở chiến lược hợp tác chung,
các tỉnh chuẩn bị chương trình đẩy mạnh hoạt động
thương mại trong khu vực TGPT thông qua cải tiến
việc đảm bảo cơ sở hạ tầng thương mại, thành lập cơ
quan chuyên nghiệp về thương mại.
Đối với hoạt động du lịch, ngoài phát triển du lịch
dựa vào biển - là thế mạnh của vùng DHMT cần lựa
chọn lĩnh vực đột phá làm nền tảng cho hợp tác trên
các lĩnh vực khác; mặt khác cần tăng cường liên kết
giữa các tỉnh, khai thác các tuyến du lịch theo phương
châm “Ba quốc gia - một điểm đến”; đào tạo đội ngũ
hướng dẫn viên du lịch có năng lực về chuyên môn,
ngoại ngữ, am hiểu sâu về văn hóa 3 nước để phục
vụ cho khách du lịch quốc tế theo phương châm nói
trên.
N.Đ.H.
TÀI LIỆU THaM KHẢo
1. Báo cáo tổng hợp rà soát, điều chỉnh bổ sung quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội khu vực TGPT
Campuchia, Lào, Việt Nam đến năm 2020.
2. Trang thông tin điện tử Khu vực TGPT Campuchia,
Lào, Việt Nam.
3. Tài liệu Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại và du
lịch lần thứ 7 khu vực TGPT Campuchia, Lào, Việt Nam, tại
Kon Tum, Vệt Nam, ngày 5.12.2012.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dinh_huong_thuc_day_hoat_dong_dau_tu_cua_cac_tinh_duyen_hai.pdf