KẾT QUẢ
Kết quả thẩm mĩ dựa trên tiêu chí sự phát
triển hài hòa của hình dạng đầu, đặc biệt lưu
tâm đến vùng trán ‐ ổ mắt, giảm tật lồi mắt, khả
năng điều chỉnh tật di lệch hai nhãn cầu. Trong
đó, kết quả thẩm mĩ ban đầu chấp nhận được
trong tất cả các trường hợp. Đặc biệt chúng tội
nhận thấy tật đầu hình thuyền cho kết quả thẩm
mĩ tốt nhất với chỉ số vòng đầu (Cephalic Index)
cải thiện rõ rệt về bình thường (CI: 70 – 80%) sau
3 – 6 tháng trong cả 5 trường hợp.
BÀN LUẬN
Dị tật sọ mặt tương đối phổ biến ở Việt Nam.
Việc phát hiện bệnh sớm tương đối dễ dàng do
các biến dạng nặng vùng đầu mặt ngay sau sinh
hoặc vài tháng đầu sau sinh. Trong nghiên cứu
chúng tôi có trên 30% trường hợp nhập viện trễ
sau 6 tháng tuổi. Đa phần những trường hợp
nhập viện trễ khi mà sự biến dạng trở nên rất
nghiêm trọng và lan rộng nhiều vị trí phải cần
những phẫu thuật tạo hình phức tạp hơn, mất
máu nhiều hơn, nguy cơ cuộc mổ cao hơn cũng
như tỉ lệ tái phát cao hơn. Điều này cho thấy việc
chẩn đoán và phẫu thuật dị tật sọ mặt vẫn còn là
một lãnh vực khá mới ở khu vực TP Hồ Chí
Minh và các tỉnh lân cận.
Tất cả những phẫu thuật sọ mặt đều mất
máu nhiều và cần phải truyền máu trong, sau
mổ. Do đó, việc có chiến lược trong mỗi thì
phẫu thuật như rạch da, bóc tách màng xương,
cắt tạo hình xương sọ cần cẩn thận và cầm
máu thật kĩ, hạn chế tối đa mất máu. Cần phải
đánh giá đầy đủ hình ảnh CT scan trước mổ
cũng như chuẩn bị đầy đủ máu truyền trước
và sau phẫu thuật. Lượng máu truyền trung
bình trong một ca mổ của chúng tôi khoảng
500 – 750 ml hồng cầu lắng.Các bước tiến hành
phẫu thuật cần được lập ra trước. Việc quyết
định qui mô mở sọ và tạo hình một phần hay
toàn bộ hộp sọ rất quan trong và cần phác thảo
trước khi quyết định rạch da.
Chúng tôi nhận thấy việc phẫu thuật sớm (từ
3 tháng – 9 tháng tuổi) có nhiều lợi ích hơn như
xương sọ còn mềm, mỏng dễ uốn nắn hơn, tình
trạng biến dạng thứ phát chưa nhiều nên việc
chỉnh hình đơn giản hơn và kết quả thẩm mĩ tốt
hơn. Những trường hợp phẫu thuật sau 12
tháng tuổi rất khó khăn, thường cần phải tạo
hình lại toàn bộ hộp sọ, phẫu thuật kéo dài, mất
nhiều máu hơn và nguy cơ cuộc mổ cao hơn
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dính khớp sọ đơn thuần ở trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 100
DÍNH KHỚP SỌ ĐƠN THUẦN Ở TRẺ EM
Đặng Đỗ Thanh Cần *,**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Phẫu thuật dính khớp sọ đơn thuần ở trẻ vẫn còn là những thử thách ở Việt Nam. Gồm nhiều
khiếm khuyết khác nhau, phức tạp liên quan đến nhiều chuyên khoa như ngoại thần kinh, tai – mũi – họng, mắt
và thẩm mĩ. Những dị tật này luôn gây những biến dạng nặng, tiến triển ở đầu và mặt trẻ.Những dị tật này để
lại nhiều hậu quả về mặt thẩm mĩ, tâm lí và có thể ảnh hưởng chức năng thần kinh.Vì vậy, phẫu thuật tạo hình
sọ mặt luôn luôn cần thiết.Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá một số dị tật mà chúng tôi gặp phải và phân
tích các dấu hiệu lâm sàng, kết quả cũng như là biến chứng phẫu thuật.
Đối tượng, phương pháp: Chúng tôi thu thập và trình bày những ca phẫu thuật dị tật ở sọ ‐ mặt đầu tiên
tại khoa chúng tôi từ tháng 06 năm 2010 đến tháng 06 năm 2014. Tất cả các dữ kiện về lâm sàng , hình ảnh học,
kết quả phẫu thuật được phân tích với phần mềm SPSS phiên bản 19.0.
Kết quả: Có 15 BN dính khớp sọ đơn thuần. Trong các ca dính khớp sọ có 5 ca sọ dẹt phía trước, 4 ca sọ tam
giác, 5 ca sọ hình thuyền, 1 ca dính khớp lambda. Kết quả thẩm mĩ ban đầu chấp nhận được tất cả các ca. Có 3 ca
bị biến chứng rách màng cứng trong mổ, nhưng không có dò dịch não tủy, 1 ca bị máu tụ dưới màng cứng mạn
tính, không có nhiểm khuẩn cũng như di chứng và tử vong.
Kết luận: Phẫu thuật tạo hình sọ mặt rất phức tạp và thử thách. Mọi thứ cần được chỉnh sửa trước khi trẻ
đi học để phòng ngừa sang chấn tâm lí cho trẻ có thể gặp phải. Việc phối hợp nhiều chuyên khoa Ngoại thần kinh
nhi, Tai – mũi – họng, thẩm mĩ sẽ cho kết quả phẫu thuật tốt hơn.
Từ khoá: dính khớp sọ đơn thuần, dị tật sọ mặt.
ABSTRACT
ISOLATED CRANIOSYNOSTOSIS IN CHILDREN
Dang Do Thanh Can * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 100 – 104
Objective: The surgery of isolated, non‐syndromic craniosynostosis is still challenges in Vietnam. A group
of malformation is related to neurosurgical, ENT, opthalmological and plastic surgery. They usually cause the
severely progressive deformities on the child’s head and face. And too many consequences are related to cosmetic,
psychology and maybe include neurological function. So, the craniofacial reconstruction is always neccessary. The
purpose of this study to evaluate some kinds of non‐syndromic craniosynostosis and to analyse all the clinical
symptoms, the results of surgery and complications also.
Methods: We collected and presented the cases of craniofacial surgery in our department from June 2010 to
June 2014. We surveyed all consecutive profiles with preoperative clinical signs, images and post‐op results with
statistic software SPSS version 19.0.
Results: There are 15 patients suffered from non‐syndromic craniosynostosis. We operated on 5 anterior
plagiocephaly, 4 trigonocephaly, 5 scaphocephaly, 1 posterior plagiocephaly. The preliminary cosmetic results was
archived acceptably. The complications consisted with intraoperative laceration of dura but no CSF leakage (3
pts), chronic subdural hematoma (1 pt), no infection and no morbidity or mortality.
Conclusions: The craniofacial reconstruction for isolated craniosynostosis is rather complex and challenge.
Everything will be repair before the age of schooling to prevent the psychological stress. The good team with
* Khoa Ngoại Thần Kinh, Đại học Y Dược TP HCM ** Bệnh viện Nhi Đồng 2
Tác giả liên lạc: ThS.Đặng Đỗ Thanh Cần ĐT: 0919168345 Email: drthanhcan@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Bệnh Lý Sọ Não 101
pediatric neurological, ENT and cosmetic surgeons should co‐ordinate to get the better results.
Key words: Craniofacial deformities, craniofacial surgery, non‐syndromic craniosynostosis.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dị tật dính khớp sọ ở trẻ em là những bất
thường bẩm sinh của hộp sọ. Nguyên nhân là do
có hiện tượng dính các đường khớp xương sọ
trong thời kì phôi thai. Một số báo cáo cho thấy
khoảng 5% dính khớp sọ đơn thuần có liên quan
đến một số đột biến gen như FGFR 1, FGFR 2,
FGFR 3, TWIST1, IGF1R, RUNX 2(5) Hậu quả
gây kích thích nguyên bào sợi hoạt động quá
mức và gây dính sớm các đường khớp xương.
Đôi khi có nhiều bất thường vùng hàm trên,
hàm dưới, thậm chí vùng hầu, họng, hệ TKTW.
Các dị tật này có thể đơn thuần ở vùng đầu mặt
gọi là dính khớp sọ đơn thuần nhưng cũng có
thể kèm theo các dị tật khác của hệ cơ – xương –
khớp mà đã được mô tả thành rất nhiều hội
chứng dính khớp sọ khác nhau (có trên 50 hội
chứng dị tật sọ mặt).
Dị tật dính khớp sọ sớm (craniosynostosis),
trước kia gọi là tật hẹp sọ (craniostenosis)
không được chính xác. Tần suất trong dân số
6/10.000 trẻ(4,8,5). Bình thường các khớp sọ sẽ cài
vào nhau vào lúc 2 – 4 tuổi và chỉ dính thật sự
sau 20 tuổi. Có hai cơ chế chính hoặc là do
bệnh lí của xương sọ (dính khớp sọ nguyên
phát hay dính khớp sọ thật sự) hoặc là do bệnh
lí của não bộ không phát triển được nên các
khớp sọ bị đóng sớm (dính khớp sọ thứ phát
gây tật đầu nhỏ). Trong dính khớp sọ thật sự
thì dạng dính khớp sọ đơn thuần phổ biến
nhất với tỉ lệ 85%. Trong khi hội chứng dính
khớp sọ chỉ 15% trường hợp(4).
Dính khớp sọ đơn thuần có thể dính một
khớp hay nhiều đường khớp. Trong đó, dính
khớp dọc giữa chiếm > 50% trường hợp, tần suất
2 – 2,3/10000 trẻ, tỉ lệ nam/nữ khoảng 2,5/1. Xếp
thứ hai là dính khớp vành một hoặc hai bên
chiếm 20 – 30%, tần suất 0,8 – 1/10000 trẻ, tỉ lệ
nam/nữ khoảng 1/ 2,3. Dính khớp trán gặp trong
14% trường hợp, tần suất 1/10000 – 15000 trẻ, tỉ
lệ nam/nữ vào khoảng 3,3/1. Hiếm nhất là dính
khớp lambda, chỉ chiếm khoảng 3% (4,10,7,6,2).
Theo những quan sát của Virchow cho thấy
xương sọ sẽ phát triển theo hướng vuông góc
với đường khớp sọ. Từ đó ông đưa ra giả thuyết
khi có một khớp sọ nào bị dính làm cho xương
sọ hai bên không phát triển được thì các đường
khớp sọ đối bên sẽ phát triển bù trừ quá mức
làm cho hộp sọ có khuynh hướng phát triển
song song với đường khớp bị dính. Kết quả đầu
trẻ sẽ không đều mà bị méo hoặc kéo dài theo
một hướng nào đó. Giả thuyết này giải thích
được một số trường hợp tuy nhiên không thể lí
giải được tại sao phần sàn sọ cũng bị phát triển
không đều(1,4,8).
Dính khớp dọc giữa, phần nối giữa hai
xương đính, làm cho đầu trẻ dài ra theo chiều
trước sau, thu hẹp chiều ngang nên gọi là tật đầu
dài (Dolichocephaly). Sự phát triển bù trừ quá
mức hai khớp vành và khớp lambda làm ụ trán
và ụ chẩm nhô rất cao nên khi nhìn nghiêng đầu
giống như chiếc thuyền gọi là tật đầu hình
thuyền (Scaphocephaly). Tình trạng dính khớp
dọc giữa có thể dính một phần nữa trước hay
nữa sau nhưng cũng có thể dính toàn bộ khớp
dọc giữa tạo ra một gờ xương rất dày và nhô cao
dọc theo đường khớp dọc giữa(4,9).
Khi dính vành một bên, còn gọi là khớp trán
đính một bên là phần nối giữa xương trán và
xương đính sẽ gây tật đầu bị dẹt về bên đó còn ụ
trán bên kia nhô cao do phát triển bù trừ quá
mức gọi là tật đầu dẹt phía trước (Anterior
plagiocephaly). Trường hợp dính cả hai khớp
trán đính thì cả hai xương trán đều không phát
triển được, đầu nhìn có vẻ bị dẹt phía trước và
ngắn chiều trước sau nên gọi tật đầu ngắn
(Brachycephaly).
Một số các dính khớp sọ ít gặp hơn như
khớp metopic (nối giữa hai xương trán) gây tật
đầu hình tam giác (Trigonocephaly), dính khớp
lambda gây tật đầu dẹt ở phía sau (Posterior
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 102
plagiocephaly) Các khớp này có thể dính ở
một hay nhiều đường khớp. Biểu hiện của bệnh
là sự biến dạng rõ rệt của hộp sọ trẻ theo nhiều
hình thái đặc biệt: đầu hình thuyền, đầu hình
tam giác, đầu bị méo, đầu dẹt, đầu nhỏ Nếu
nhìn hoặc sờ sẽ thấy có một gờ xương nhô cao
dọc theo đường khớp. Khi ấn vào hai xương ở
hai bên đường khớp sẽ không di chuyển được.
Hai cung mày của bé phát triển không đều, một
bên bị dẹt và thấp hơn bên đối diện làm cho mắt
bị lồi ra trước. Đôi khi xương mũi hơi bị đẩy lệch
sang một bên(3,6). Hai xương trán phát triển quá
mức, tạo thành hai ụ trán nhô ra phía trước.
Chụp CT scan đa lát cắt tạo hình hộp sọ 3 chiều
là xét nghiệm chẩn đoán giá trị nhất.
Có nhiều loại phẫu thuật khác nhau được
mô tả. Trước thập niên 1975, Matson mô tả phẫu
thuật rất đơn giản chỉ là cắt bỏ đường khớp bị
dính (suturectomy). Tuy nhiên, kết quả rất hạn
chế do không nắn chỉnh được biến dạng thứ
phát khác và tỉ lệ tái phát cao. Từ những năm
1998, các báo cáo của Jeminez và Barone tiến
hành cắt bỏ khớp sọ qua nội soi (endoscopic
strip craniectomy) cho những trẻ nhỏ < 3 tháng
tuổi và sau đó cho mang mủ bảo hiểm trong 12
tháng, để xương sọ tự nắn chỉnh theo thời gian(6).
Ngày nay phẫu thuật này được cải biên khá
nhiều và cho kết quả khả quan ở trẻ nhỏ. Tuy
nhiên cũng có nhiều tranh luận do phẫu thuật
không thể điều chỉnh được những biến dạng ở
vùng sàn sọ, không hiệu quả ở trẻ lớn, việc
mang mủ bảo hiểm kéo dài ở trẻ nhỏ không
được ưa thích vì không sinh lí(8).
Phẫu thuật tạo hình sọ mặt (craniofacial
reconstruction) được phát triển bởi Renier và
Marchac (1982) và ngày càng được hoàn thiện
bởi nhiều tác giả khác là chọn lựa phổ biến nhất
hiện nay(6). Trong nghiên cứu này chúng tôi sử
dụng phương pháp tạo hình sọ mặt. Nguyên tắc
chung là chúng tôi sẽ cắt bỏ khớp sọ bị dính, cắt
các mảnh xương sọ theo hình nan hoa để dễ
dàng nắn chỉnh và mở rộng vùng xương sọ bị
hẹp do dính. Mở rộng vùng trán ‐ ổ mắt. Hộp sọ
sẽ được tạo hình lại theo vị trí mới. Lựa chọn lứa
tuổi phẫu thuật tuỳ theo mỗi tác giả. Tuy nhiên,
đa số các tác giả chọn từ 3 đến 9 tháng tuổi. Sau
12 tháng tuổi phẫu thuật thường rất khó khăn
do xương sọ rất dày, việc nắn chỉnh rất khó, các
biến dạng thứ phát trầm trọng là lan rộng nên
thường phải tạo hình toàn bộ hộp sọ rất phức
tạp và nguy cơ cuộc mổ cao(8).
Hình 1: Các kiểu dính khớp sọ đơn thuần. Hàng trên:
Hộp sọ bình thường. Hàng dưới (từ trái sang phải):
dính khớp dọc giữa, dính khớp vành một bên, dính
khớp vành hai bên, dính khớp trán, dính khớp lambda
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi nghiên cứu hồi cứu 15 hồ sơ đã
được phẫu thuật dị tật sọ mặt tại bệnh viện Nhi
Đồng 2 từ tháng 06/2012 đến tháng 06/2014. Các
dữ kiện lâm sàng, cận lâm sàng được thống kê
trên phần mềm SPSS 19.0
KẾT QUẢ
Giới tính
Chúng tôi có 10 nam (66,6%) và 5 nữ
(33,4%). Cho thấy bệnh có khuynh hướng biểu
hiện ở bé trai
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Bệnh Lý Sọ Não 103
Tuổi
Phân bố từ 1 tháng đến 36 tháng tuổi, trung
bình là 11,6 tháng tuổi.
Phân loại
Bảng 1: Phân loại các dính khớp sọ đơn thuần
Phân loại Số ca Tỉ lệ %
Dính khớp dọc giữa 5 33,3
Dính khớp vành một bên 5 33,3
Dính khớp trán 4 26,7
Dính khớp lambda 1 6,7
Tổng 15 100
Các loại phẫu thuật tạo hình
Bảng 2: Các loại phẫu thuật tạo hình
Loại phẫu thuật Số ca Tỉ lệ (%)
Tạo hình trán - ổ mắt 09 60
Tạo hình ½ trước hộp sọ 09 60
Tạo hình ⅔ trước hộp sọ 03 20
Tạo hình toàn bộ hộp sọ 03 20
Biến chứng
Có 3 ca (20%) bị rách màng cứng trong lúc
bóc tách xương sọ tại vị trí các đường khớp,
màng cứng dược khâu lại và không ca nào bị dò
dịch não tủy sau mổ. Một ca bị tụ dịch não tủy
vùng trán hai bên (6,7%) được xử trí băng ép sau
5 ngày thì hấp thu hoàn toàn. Có một trường
hợp (6,7%) sau phẫu thuật 4 tháng và phát hiện
bị máu tụ dưới màng cứng mạn tính hai bên
được mổ dẫn lưu máu tụ.
KẾT QUẢ
Kết quả thẩm mĩ dựa trên tiêu chí sự phát
triển hài hòa của hình dạng đầu, đặc biệt lưu
tâm đến vùng trán ‐ ổ mắt, giảm tật lồi mắt, khả
năng điều chỉnh tật di lệch hai nhãn cầu. Trong
đó, kết quả thẩm mĩ ban đầu chấp nhận được
trong tất cả các trường hợp. Đặc biệt chúng tội
nhận thấy tật đầu hình thuyền cho kết quả thẩm
mĩ tốt nhất với chỉ số vòng đầu (Cephalic Index)
cải thiện rõ rệt về bình thường (CI: 70 – 80%) sau
3 – 6 tháng trong cả 5 trường hợp.
BÀN LUẬN
Dị tật sọ mặt tương đối phổ biến ở Việt Nam.
Việc phát hiện bệnh sớm tương đối dễ dàng do
các biến dạng nặng vùng đầu mặt ngay sau sinh
hoặc vài tháng đầu sau sinh. Trong nghiên cứu
chúng tôi có trên 30% trường hợp nhập viện trễ
sau 6 tháng tuổi. Đa phần những trường hợp
nhập viện trễ khi mà sự biến dạng trở nên rất
nghiêm trọng và lan rộng nhiều vị trí phải cần
những phẫu thuật tạo hình phức tạp hơn, mất
máu nhiều hơn, nguy cơ cuộc mổ cao hơn cũng
như tỉ lệ tái phát cao hơn. Điều này cho thấy việc
chẩn đoán và phẫu thuật dị tật sọ mặt vẫn còn là
một lãnh vực khá mới ở khu vực TP Hồ Chí
Minh và các tỉnh lân cận.
Tất cả những phẫu thuật sọ mặt đều mất
máu nhiều và cần phải truyền máu trong, sau
mổ. Do đó, việc có chiến lược trong mỗi thì
phẫu thuật như rạch da, bóc tách màng xương,
cắt tạo hình xương sọ cần cẩn thận và cầm
máu thật kĩ, hạn chế tối đa mất máu. Cần phải
đánh giá đầy đủ hình ảnh CT scan trước mổ
cũng như chuẩn bị đầy đủ máu truyền trước
và sau phẫu thuật. Lượng máu truyền trung
bình trong một ca mổ của chúng tôi khoảng
500 – 750 ml hồng cầu lắng.Các bước tiến hành
phẫu thuật cần được lập ra trước. Việc quyết
định qui mô mở sọ và tạo hình một phần hay
toàn bộ hộp sọ rất quan trong và cần phác thảo
trước khi quyết định rạch da.
Chúng tôi nhận thấy việc phẫu thuật sớm (từ
3 tháng – 9 tháng tuổi) có nhiều lợi ích hơn như
xương sọ còn mềm, mỏng dễ uốn nắn hơn, tình
trạng biến dạng thứ phát chưa nhiều nên việc
chỉnh hình đơn giản hơn và kết quả thẩm mĩ tốt
hơn. Những trường hợp phẫu thuật sau 12
tháng tuổi rất khó khăn, thường cần phải tạo
hình lại toàn bộ hộp sọ, phẫu thuật kéo dài, mất
nhiều máu hơn và nguy cơ cuộc mổ cao hơn.
KẾT LUẬN
Dị tật sọ mặt và phẫu thuật dị tật sọ mặt vẫn
còn là thử thách và cần sự phối hợp nhiều
chuyên khoa liên quan. Việc phát hiện và xử trí
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 104
sớm thường đơn giản hơn. Phẫu thuật trước độ
tuổi nhà trẻ giúp trẻ tránh được những sang
chấn tâm lí nặng nề và giúp trẻ hòa nhập tốt vào
cộng đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ciurea AV (2011), Actual concepts in scaphocephaly (an
experience of 98 cases). Journal of Medicine and Life. 4: 424‐431
2. Jimenez DF, Barone CM (1998), Endoscopic craniectomy for
early surgical correction of sagittal craniosynostosis. J
Neurosurgery. 22: 1225‐1229.
3. Kalra R, Walker M (2012), Posterior plagiocephaly, Childs Nerv
Syst 28. 1389‐1393
4. Karbbani H (2004), Craniosynostosis. American Family
Physician: volume 69, number 12. 2863‐2870
5. Lattanzi W, Di Rocco C (2012), Genetic basis of single suture
synostoses: genes, chromosomes and clinical implications,
Childs Nerv Syst 28. 1301‐1310
6. Marchac JL, Renier D (1987), Treatment of craniosynostosis in
infancy. Clin Plast Surg. 14: 61‐72
7. Massimi L, Concezio Di Rocco (2012), Isolated sagittal
craniosynostosis: definition, classification and surgical
indications, Childs Nerv Syst 28. 1413‐1422
8. Mehta VA (2010), The evolution of surgical management for
craniosynostosis. Neurosurg Focus 29. 1‐7.
9. Smyth MD (2006), The “clamshell” craniotomy technique in
treating sagittal craniosynostosis in older children, J Neurosurg
(4 Suppl Pediatrics) 105. 245‐251
10. van der Meulen J (2012), Metopic synostosis, Childs Nerv Syst
28. 1359‐1367.
Ngày nhận bài báo: 2/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 27/10/2014
Ngày bài báo được đăng: 5/12/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dinh_khop_so_don_thuan_o_tre_em.pdf