KẾT LUẬN
Tỷ lệ, cường độ nhiễm SLGN tại các điểm
nghiên cứu
Tại xã Thanh và xã Xy có bệnh SLGN lưu
hành, tỷ lệ nhiễm chung 11,39%, trong đó tỷ lệ
nhiễm tại xã Thanh là 11,59%, tại xã Xy là
11,18%. Cường độ nhiễm SLGN tại xã Thanh là
33,38 trứng/gam phân, tại xã Xy là 29,52
trứng/gam phân.
Loài SLGN tại các điểm nghiên cứu
Loài SLGN tại các điểm nghiên cứu thu thập
trên người qua định loại bằng hình thái học và
giám định sinh học phân tử là loài O. viverrini.
KIẾN NGHỊ
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục
nâng cao kiến thức phòng chống bệnh SLGN
cộng đồng tại xã Thanh và Xy. Vận động người
dân từ bỏ tập quán ăn gỏi cá, nâng cao tỷ lệ hộ
có hố xí hợp vệ sinh;
Nghiên cứu này chưa giải trình tự đề xác
định sự tương đồng về loài O. viverrini tại hai
điểm này nên sẽ là một hạn chế trong phân
tích sâu về mặt gen học, đồng thời điểm này sẽ
là định hướng nghiên cứu tiếp theo để đánh
giá cũng như so sánh tương đồng trong ngân
hàng gen.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 152 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Định loài sán lá gan nhỏ Opisthorchis viverrini nhiễm trên người bằng kỹ thuật PCR trên hệ gen ty thể tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 540
ĐỊNH LOÀI SÁN LÁ GAN NHỎ OPISTHORCHIS VIVERRINI
NHIỄM TRÊN NGƯỜI BẰNG KỸ THUẬT PCR TRÊN HỆ GEN TY THỂ
TẠI HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ
Nguyễn Văn Chương*, Bùi Văn Tuấn*, Huỳnh Hồng Quang*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Sán lá gan nhỏ là vấn đề y tế công cộng quan trọng tại các vùng Đông Á và Đông Âu, bệnh
gây ra bởi loài Opisthorchis viverrini, Opisthorchis felineus, Clonorchis sinensis và loài Opisthorchis lobatus mới.
Hiện tại, có hơn 600 triệu người có nguy cơ nhiễm các sán lá này trên phạm vi toàn cầu. Hầu hết bệnh nhân
nhiễm sán không có triệu chứng, chỉ có 5‐10% số ca nhiễm nặng biểu hiện các triệu chứng không đặc hiệu. Tuy
nhiên, nhiễm nặng và kéo dài có thể dẫn đến một loạt bệnh gan mật (viêm đường mật, viêm túi mật, vàng da do
tắc mật), đặc biệt trên cả mô hình thực nghiệm và dịch tễ học cho bằng chứng nhiễm các sán này là một trong các
nguyên nhân dẫn đến ung thư biểu mô đường mật.
Phương pháp nghiên cứu: Với thiết kế cắt ngang mô tả. Sử dụng kỹ thuật giám định loài PCR trên gen ty
thể xác định và phân biệt loài Clonorchis sinensis và Opisthorchis viverrini.
Kết quả: Kỹ thuật PCR đã xác định loài sán nhiễm trên người là loàiOpisthorchis viverrini.
Kết luận: Việc xác định đặc hiệu là rất cần thiết để hiểu biết về tính đa dạng loài sán lá gan nhỏ tại Việt
Nam cũng như xây dựng bản đồ phân bố trong khu vực Mê Kông, đề ra các biện pháp phòng chống thích hợp.
Từ khóa: Opisthorchis viverrini, Opisthorchis felineus, Clonorchis sinensis
ABSTRACT
IDENTIFICATION OF Opisthorchis viverrini BY A MITOCHONDRIAL‐BASED MULTIPLEX PCR
IN HUONG HOA DISTRICT, QUANG TRI PROVINCE
Nguyen Van Chuong, Bui Van Tuan, Huynh Hong Quang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 540 – 545
Backgrounds: Liver fluke infection caused by Opisthorchis viverrini, Opisthorchis felineus, Clonorchis
sinensis, and new Opisthorchis lobatus is a major public health problem in East Asia and Eastern Europe.
Currently, more than 600 million people are at risk of infection with these trematodes. Most people with
opisthorchiasis or clonorchiasis have no symptoms, only 5‐10% of infected people with heavy load have non‐
specific symptoms. Nonetheless, heavy, long‐standing infection is associated with a number of hepatobiliary
diseases (cholangitis, obstructive jaundice, cholecystitis), especially, both experimental and epidemiologic evidence
strongly implicates these fluke infection in the aetiology of one of the liver cancer subtypes as cholangiocarcinoma.
Methods: A cross sectional study was conducted. A mitochondrial‐based multiplex PCR was used to
identify and discriminate of Clonorchis sinensis and Opisthorchis viverrini species.
Result: Themultiplex PCR technique in identification of adults fluke from infected patients was Opisthorchis
viverrini.
Conclusion: Specific identification is necessary for understanding of the liver fluke diversity in Vietnam,
mapping of its distribution in Mekong region, and propose proper control measures.
Key words: Opisthorchis viverrini, Opisthorchis felineus, Clonorchis sinensis
* Viện Sốt rét KST‐CT Quy Nhơn g
Tác giả liên lạc: TS. Huỳnh Hồng Quang ĐT: 0905103496 Email: huynhquangimpe@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 541
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sán lá gan nhỏ (SLGN) là một trong
những bệnh ký sinh trùng lây truyền qua thức
ăn quan trọng, với 3 loài chính Opisthorchis
viverrini (O.viverrini), Clonorchis sinensis (C.
sinensis) và Opisthorchis felineus (O. felineus), gây
ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người,
đặc biệt dẫn đến ung thư biểu mô đường mật.
SLGN hiện là mối nguy cơ và đe dọa đến
khoảng 600 triệu người trên phạm vi toàn cầu,
đặc biệt tại khu vực Đông Á và Đông Âu(3). Loài
O. viverrinilưu hành chủ yếu ở các quốc gia
Đông Nam Á, gồm Thái Lan, Lào, Việt Nam và
Campuchia; C. sinensis thường gặp ở vùng nông
thôn tại Hàn Quốc và Trung Quốc(6). Tại Việt
Nam, bệnh SLGL nhỏ lưu hành ít nhất 25 tỉnh,
thành, trong đó 15 tỉnh phía bắc và 10 tỉnh miền
Trung‐Tây Nguyên(7,8) với tỷ lệ nhiễm từ 0,2 ‐
37%. Hầu hết người bệnh SLGN không có triệu
chứng, chỉ có 5‐10% số ca nhiễm nặng xuất hiện
các triệu chứng không đặc hiệu như đau hạ sườn
phải, khó tiêu và suy nhược. Tuy nhiên, nhiễm
trùng nặng và kéo dài có liên quan đến một số
loại bệnh gan mật, gồm có viêm đường mật, tắc
mật vàng da, gan lớn, xơ gan viêm túi mật và sỏi
túi mật, thậm chí gây ung thư biểu mô đường
mật hoặc ung thư đường mật(2,7).
Người bị mắc bệnh SLGN là do ăn phải một
số loài cá nước ngọt có chứa ấu trùng sán chưa
được nấu chín, hoặc ăn sống dạng gỏi cá. Vốn dĩ
thói quen của một số vùng ven biển miền Trung,
thích ăn các món cá nước ngọt dưới dạng
“shasimi” (ăn với mù tạt hoặc dạng gỏi) hoặc xử
lý chưa chín (tái) như một yếu tố nguy cơ cao
nhiễm mầm bệnh SLGN. Huyện Hướng Hóa,
tỉnh Quảng Trị với 6 xã vùng rìa giáp với biên
giới Lào qua sông Sepon với đa dạng nhiều loài
cá nước ngọt có thể là nguồn thực phẩm hàng
ngày cho người dân hai bên sông, cùng với tập
quán ăn gỏi cá nước ngọt nên khả năng có lưu
hành bệnh SLGN là rất lớn(6). Với ý tưởng xác
định loài SLGN lưu hành cũng như đề xuất biện
pháp phòng chống thích hợp, đề tài này tiến
hành nhằm mục tiêu xác định loài SLGN ký sinh
ở người và ở các vật chủ trung gian tại điểm
nghiên cứu bằng ký thuật phân tử.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Địa điểm và thời gian
Xã Thanh và Xy, huyện Hướng Hóa, tỉnh
Quảng Trị (xã giáp với biên giới Lào);
Từ tháng 4/2013 đến tháng 6/2013.
Đối tượng nghiên cứu
Người dân trong 2 xã được chọn, chọn từ 5
tuổi trở lên;
Mẫu SLGN thu thập được trên người và trên
vật chủ trung gian cá.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu.
Theo phương pháp nghiên cứu ngang mô tả.
Cỡ mẫu nghiên cứu tỷ lệ nhiễm SLG nhỏ, theo
công thức:
p.(1 ‐ p)
n = Z2(1‐ /2)
d2
Trong đó:
n : Cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được;
p: Tỷ lệ nhiễm SLGN từ một điều tra thăm
dò trước (pilot survey) = 13,5%
d: Sai số tuyệt đối, chọn 0,04.
Z(1 ‐ /2): Hệ số tin cậy = 1,96 (với = 0,05, độ
tin cậy CI = 95% )
Vậy cỡ mẫu sẽ là: n ≈ 280,3 cho mỗi điểm
nghiên cứu.
Cộng thêm những người mất mẫu + 10% số
ca, vậy cỡ mẫu cuối cùng là 300 cho mỗi điểm.
Tính trung bình mỗi hộ 4 người, chọn 75 hộ cho
mỗi điểm.
Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu tỷ lệ, cường độ nhiễm sán lá gan
bằng kỹ thuật Kato‐katz;
Thu thập sán trưởng thành trên người và
định loại bằng hình thái học và giám định PCR;
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 542
Kỹ thuật nghiên cứu
Xét nghiệm phân Kato‐Katz: Các mẫu phân
thu thập được;
Kỹ thuật định loại SLGN bằng hình thái học
(phân loại Nguyễn Thị Lê, 1995);
Kỹ thuật giám định loài SLGN bằng PCR:
ADN tổng số của từng con sán riêng biệt được
tách chiết bằng QIAamp DNA Extraction kit
(QIAGEN Inc, USA). Mồi được sử dụng trong
phản ứng này là các cặp mồi đặc hiệu được sử
dụng để chẩn đoán phân biệt O. viverrini với
C.sinensis (Le và cs, 2006), cho sản phẩm PCR xác
định O.viverrini có độ dài là 1357 bp và C.sinensis
là 612 bp;
Phân tích và xử lý số liệu
Nhập số liệu vào phần mềm Epidata và xử
lý trên chương trình Stata.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thực trạng SLGN tại các điểm nghiên cứu
Bảng 1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm SLGN chung ở 2
xã qua xét nghiệm phân
Địa điểm Số XN Số ca phát hiện
trứng sán
Số trứng trên
1 gam phân
Thanh 302 35 (11,59%) 33,38
Xy 304 34 (11,18%) 29,52
Cộng 606 69 (11,39%) 31,4
Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm sán tại 2 xã là 11,39%,
trong đó tại xã Thanh là 11,59% và xã Xy là
11,18%. Cường độ nhiễm sán tại xã Thanh là
33,38 trứng/gam phân, tại xã Xy là 29,52
trứng/gam phân.
Kết quả điều tra loài SLGN ở người và ở
vật chủ trung gian
Bảng 2. Kết quả XN đãi phân thu thập SLGN
trưởng thành
Địa điểm Số ca XN phân Số ca có sán
(+)
Lượng sán thu
được
Xã Thanh 5 2 44
Xã Xy 6 1 19
Cộng 11 3 63
Nhận xét: Trong số 35 ca (xã Thanh) và 34 ca
(xã Xy) nhiễm SLGN, chỉ chọn 5 ca (xã Thanh)
và 6 ca (xã Xy) đưa đi đãi phân để xác định hình
thái học và phân học phân tử định loài SLGN. Số
ca được cho uống thuốc và đãi phân tìm sán
trưởng thành là 11 ca, song chỉ có 3 ca thu thập
được sán trưởng thành, tổng số sán lá gan nhỏ
thu thập được là 63 con.
Định loài bằng hình thái học
Hình 1. Hình thể SLGN trưởng thành
Nhận xét: Xác định hình thái 6 mẫu sán cho
thấy cơ thể sán mảnh, màu hồng nhạt khi
nhuộm Carmine, giác miệng ở đầu nhỏ, giác
bụng tròn nằm ở 1/3 phía dưới, tử cung gấp
khúc nhiều lần, chứa đầy trứng, đặc biệt là tinh
hoàn phân nhánh hình thùy nằm ở phía cuối cơ
thể. Dựa vào khóa phân loại, căn cứ hình thái và
kích thước của sán, loài sán ở xã Thanh và Xy
thuộc loài Opisthorchis viverrini (Cobbold, 1875),
giống Opisthorchis (Looss, 1907), họ
Opisthorchidae (Braun, 1901), bộ Opisthorchiida
(La Rue, 1957).
Giám định SLGN bằng kỹ thuật PCR
Hình 2. Kết quả điện di sản phẩm PCR của mẫu
SLGN sử dụng cặp mồi OvF‐OvR Giếng 1: Chứng
(‐) Giếng 2: Chứng (+) O. viverrini, 1357bp Giếng 3‐
8: Mẫu SLGN thu nhận tại điểm. Giếng 9: Thang
chuẩn DNA (1kb DNA ladder).
1kb
1,5kb
O.
viverrini
~1357bp
1 2 3 4 5 6 7 8
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 543
Phản ứng PCR thực hiện bằng mồi đặc
hiệu C. sinensis (CsF‐CsR) với các mẫu sán, kết
quả cho thấy không có sản phẩm PCR nào thu
được từ các mẫu sán này, ngoại trừ một vạch
DNA của C. sinensis đã được giám định bằng
phân tử dùng làm chứng (+) (612 bp, giếng 3).
Từ kết quả giám định này cho thấy mẫu sán
thu nhận tại xã Thanh và xã Xy không phải là
C. sinensis.
BÀN LUẬN
Bệnh SLGN gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sức khỏe con người, song các hoạt động
phòng chống hiệu quả vẫn chưa được triển khai
bao phủ. Bệnh SLGN lưu hành ở những tỉnh/
thành có tập quán, thói quen ăn gỏi cá nước
ngọt, điều kiện vệ sinh môi trường kém. Xã
Thanh và xã Xy, là 2 xã thuộc huyện Hướng
Hóa, tỉnh Quảng Trị giáp với Lào qua sông
Sepon, người dân ở đây chủ yếu là dân tộc Vân
Kiều và một số ít người Kinh hoặc Paco vào đây
buôn bán hoặc là cán bộ tăng cường và bộ đội
biên phòng. Việc quản lý phân nói riêng và vệ
sinh môi trường nói chung còn “khoảng trống”
(tỷ lệ hộ có hố xí chỉ khoảng 50%, nhưng đa số là
hố xí đào chưa hợp vệ sinh). Tập quán ăn gỏi cá
ở đây đã có từ lâu và người dân xem món ăn gỏi
cá là món “khoái khẩu”.
Tỷ lệ và cường độ nhiễm SLGN tại hai xã
nghiên cứu
Để xác định tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm
SLGN, xét nghiệm phân kỹ thuật Kato‐Katz cho
302 người tại xã Thanh và 304 đối tượng tại xã
Xy. Số liệu về tỷ lệ nhiễm SLGN chung tại 2 xã là
11,39%, trong đó tại xã Thanh là 11,59% và xã Xy
là 11,18%, không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê. So với kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Văn Chương năm 1992 tại Phú Yên (36,97%) và
năm 2002 tại Bình Định (20,17%) thì kết quả này
thấp hơn, điều này tùy thuộc vào tỷ lệ ăn gỏi cá
của người dân, hoặc điều kiện vệ sinh, Nhưng
so với nghiên cứu của Bùi Văn Tuấn và cộng sự
năm 2007 tại xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei, tỉnh
Kon Tum(4,1) với tỷ lệ nhiễm SLGN là 10,45% thì
kết quả này có cao hơn.
Theo kết quả của bảng 3.5, cường độ nhiễm
SLGN tại xã Thanh là 33,38 trứng trên 1 gam
phân, tại xã Xy là 29,52 trứng trên 1 gam phân.
Cường độ nhiễm trung bình của 2 xã là 31,4
trứng/ gam phân. Khi so sánh với kết quả của
Nguyễn Văn Chương và Đỗ Thái Hòa, cho thấy
cường độ nhiễm trung bình trong nghiên cứu tại
xã Thanh và xã Xy thấp hơn so với ở Mỹ Chánh,
Bình Định (228 trứng/gam), An Mỹ (225 trứng/
gam) và Nga An (229,5 trứng/ gam). Điều này có
lẽ do tần suất ăn gỏi cá các đối tượng trong
nghiên cứu này thấp hơn tần suất tại các điểm
nghiên cứu tác giả trên.
Xác định loài SLGN tại xã Thanh và xã Xy
Loài SLGN trên người
Trong số 69 trường hợp nhiễm SLGN xác
định qua chuẩn vàng soi trứng trong phân đều
được điều trị thuốc đặc hiệu, song để phục vụ
có định loại sán, số ca được cho uống thuốc và
đãi phân tìm SLGN trưởng thành là 11 ca, tuy
nhiên chỉ có 3/11 ca đó thu thập được sán
trưởng thành, với tổng số sán thu được là 63
con. Thực hiện khâu định loại bằng hình thái
học và phân tích sinh học phân tử, trong số 63
mẫu sán đại diện từ 3 cá thể, chọn ra 6 mẫu
(mỗi cá thể 2 mẫu) dùng trong định loại hình
thái và 6 mẫu (mỗi cá thể 2 mẫu) dùng trong
định loại theo PCR.
Kết quả xác định 6 mẫu sán tại điểm nghiên
cứu sán có cơ thể sán mảnh, màu hồng nhạt khi
nhuộm carmine, giác miệng ở đầu nhỏ, giác
bụng tròn nằm ở phần ba phía dưới, tử cung gấp
khúc nhiều lần, chứa đầy trứng, đặc biệt là tinh
hoàn hình thùy nằm ở phía cuối cơ thể. Đối
chiếu với phân loại, căn cứ hình thái và kích
thước cho biết SLGN ở xã Thanh và xã Xy thuộc
loài O. viverrini (Cobbold, 1875), giống
Opisthorchis (Looss, 1907), họ Opisthorchidae
(Braun, 1901), bộ Opisthorchiida (La Rue, 1957).
Kết quả hình thái học, cho thấy loài SLGN giống
như loài sán thu thập được ở xã Đăk Môn,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 544
huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum mà nhóm nghiên
cứu từng phát hiện(4,1).
Để giám định về mặt phân tử loài sán O.
viverrini tại điểm nghiên cứu đồng thời cũng
không thể loại trừ khả năng loài SLGN tại đây có
thể là một chủng lai giữa Opisthorchis ‐ Clonorchis
nên cần thiết tiến hành kỹ thuật PCR. Phản ứng
PCR được thực hiện với mồi đặc hiệu cho
O.viverrini (OvF‐OvR) với DNA tổng số được
tách chiết từ các mẫu sán thu nhận tại xã Thanh
và xã Xy, sản phẩm điện di cho thấy sản phẩm
PCR thu được từ các mẫu SLGN có kích thước
bằng với kích thước mẫu sán O.viverrini đã được
giám định bằng phân tử dùng làm chứng dương
(kích thước 1357 bp), sản phẩm PCR của các
mẫu sán được giám định loài là đoạn DNA hiển
thị rất rõ và đơn băng, chứng tỏ chất liệu DNA
của SLGN ở xã Thanh và xã Xy rất đặc hiệu với
cặp mồi dùng giám định O.viverrini (OvF‐OvR),
từ kết quả giám định này cho thấy mẫu sán thu
nhận tại xã Thanh và xã Xy là O. viverrini.
Phản ứng PCR được thực hiện bằng cặp mồi
đặc hiệu cho O.viverrini (OvF‐OvR) với DNA
tổng số(7)được tách chiết từ các mẫu SLGN thu
nhận tại xã Thanh và xã Xy, kết quả cho thấy sản
phẩm PCR thu được từ các mẫu SLGN này có
kích thước bằng với kích thước của mẫu sán O.
viverrini đã được giám định bằng phân tử dùng
làm chứng dương (kích thước khoảng 1357 bp,
giếng 3), sản phẩm PCR của các mẫu sán được
giám định loài là đoạn DNA hiển thị rất rõ và
đơn băng, chứng tỏ khuôn DNA của SLG nhỏ ở
xã Thanh và xã Xy là hết sức đặc hiệu với cặp
mồi dùng giám định O.viverrini (OvF‐OvR). Từ
kết quả giám định này cho thấy các mẫu sán thu
nhận tại xã Thanh và xã Xy là O.viverrini. Kết
quả giám định PCR cho thấy loài sán O.viverrini
ở đây cũng giống như ở xã Đăk Môn, huyện Đăk
Glei, tỉnh Kon Tum.
Đồng thời phản ứng PCR được thực hiện
bằng cặp mồi đặc hiệu cho C.sinensis (CsF‐CsR)
với DNA tổng số được tách chiết từ các mẫu
SLGN thu nhận tại xã Thanh và xã Xy, kết quả
cho thấy không có sản phẩm PCR nào thu được
từ các mẫu SLGN này ngoại trừ một vạch DNA
của C.sinensis đã được giám định bằng phân tử
dùng làm chứng dương (kích thước khoảng 612
bp, giếng 3). Từ kết quả giám định này cho thấy
các mẫu sán thu nhận tại xã Thanh và xã Xy
không phải là C.sinensis. Từ kết quả giám định
cho thấy các mẫu sán thu nhận tại xã Thanh và
xã Xy là O.viverrini.
KẾT LUẬN
Tỷ lệ, cường độ nhiễm SLGN tại các điểm
nghiên cứu
Tại xã Thanh và xã Xy có bệnh SLGN lưu
hành, tỷ lệ nhiễm chung 11,39%, trong đó tỷ lệ
nhiễm tại xã Thanh là 11,59%, tại xã Xy là
11,18%. Cường độ nhiễm SLGN tại xã Thanh là
33,38 trứng/gam phân, tại xã Xy là 29,52
trứng/gam phân.
Loài SLGN tại các điểm nghiên cứu
Loài SLGN tại các điểm nghiên cứu thu thập
trên người qua định loại bằng hình thái học và
giám định sinh học phân tử là loài O. viverrini.
KIẾN NGHỊ
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục
nâng cao kiến thức phòng chống bệnh SLGN
cộng đồng tại xã Thanh và Xy. Vận động người
dân từ bỏ tập quán ăn gỏi cá, nâng cao tỷ lệ hộ
có hố xí hợp vệ sinh;
Nghiên cứu này chưa giải trình tự đề xác
định sự tương đồng về loài O. viverrini tại hai
điểm này nên sẽ là một hạn chế trong phân
tích sâu về mặt gen học, đồng thời điểm này sẽ
là định hướng nghiên cứu tiếp theo để đánh
giá cũng như so sánh tương đồng trong ngân
hàng gen.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Văn Tuấn, Nguyễn Văn Chương (2011). Thực trạng nhiễm
sán lá gan nhỏ tại xã Đak Môn. huyện Đak Glei. tỉnh Kon Tum.
Tạp chí Y học thực hành. 796. 165‐168.
2. Honjo S, Srivatanakul P, Sriplung H, et al, (2005). Genetic and
environmental determinants of risk for cholangiocarcinoma via
Opisthorchis viverrini in a densely infested area in Nakhon
Phanom. northeast Thailand. Int J Cancer. 117: 854–860.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 545
3. Keiser J, Utzinger J (2005). Emerging foodborne trematodiasis.
Emerg Infect Dis. 11: 1507–1514.
4. Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Văn Khá và cộng sự (2003).
Nghiên cứu thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ và đánh giá hiệu
quả của mộtsố biện pháp can thiệp ở 3 xã của huyện Phù Mỹ.
tỉnh Bình Định. Hội nghị khoa học ngành Y tế ‐ Bình Định. Tr.23
‐ 28.
5. Nguyễn Văn Đề, Lê Thanh Hoà và cộng sự (2007). Xác định
thành phần loài sán lá thường gặp ở Việt Nam bằng sinh học
phân tử “. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 11(2)80 ‐ 88.
6. Sithithaworn P, Andrews RH, Nguyen VD, Wongsaroj T,
Sinuon M, Odermatt P (2012). The current status of
opisthorchiasis and clonorchiasis in the Mekong basin.Parasitol
Int. 61:10–6.
7. Sriamporn S, Pisani P, Pipitgool V, Suwanrungruang K, Kamsa‐
ard S, et al, (2004). Prevalence of Opisthorchis viverriniinfection
and incidence of cholangiocarcinoma in Khon Kaen. Northeast
Thailand. Trop Med Int Health. 9: 588–594.
8. Trung DD, Van DN, Waikagul J, Dalsgaard A, Chai JY, Sohn
WM (2007). Fishborne zoonotic intestinal trematodes in
Vietnam.Emerg Infect Dis.13:1828–33.
Ngày nhận bài báo: 16/5/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 23/6/2014
Ngày bài báo được đăng: 14/11/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dinh_loai_san_la_gan_nho_opisthorchis_viverrini_nhiem_tren_n.pdf