Bài báo đã trình bày kết quả nghiên cứu, thiết kế và chế
tạo “Mô hình định lượng và phân loại phôi liệu bánh hải
sản ứng dụng cảm biến loadcell”.
Chúng tôi đã thực hiện hoàn tất các mục tiêu đề ra, cơ
cấu hoạt động tốt, nhận tín hiệu và xử lý từ cảm biến
loadcell ở các trường hợp khá ổn. Mô hình là sản phẩm
thực tế, có thể áp dụng vào thực tế cho nhà máy sản xuất
bánh hải sản với sai số cho phép (2-3)%.
5 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Định lượng và phân loại bánh hải sản cho công ty đông lạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(132).2018, QUYỂN 2 45
ĐỊNH LƯỢNG VÀ PHÂN LOẠI BÁNH HẢI SẢN CHO CÔNG TY ĐÔNG LẠNH
QUALITY AND CLASSIFYING SEAFOOD CAKES FOR FROZEN COMPANIES
Hồ Trần Anh Ngọc, Ngô Tấn Thống
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng
htangoc@ute.udn.vn, ntthong@ute.udn.vn
Tóm tắt - Trong bài báo này, tác giả xây dựng hệ thống định lượng
và phân loại bánh hải sản cho công ty đông lạnh trong đó sử dụng
cảm biến loadcell. Khi có tải trọng hoặc lực tác động lên thân
loadcell, thân loadcell bị biến dạng, làm thay đổi giá trị điện trở
strain gauges. Chính sự thay đổi này dẫn tới sự thay đổi điện áp
đầu ra và được sử dụng làm tín hiệu điều khiển để hệ thống thực
hiện định lượng và phân loại bánh hải sản. Cảm biến loadcell
sensor là một loại cảm biến lực, khi lực tác dụng lên một loadcell,
loadcell sẽ chuyển đổi lực tác dụng thành tín hiệu điện. Loadcell là
một khối kim loại đàn hồi, tùy theo loại và mục đích sử dụng mà
thân loadcell được thiết kế có hình dạng đặc biệt khác nhau với
các loại vật liệu kim loại khác nhau.
Abstract - In this paper, the author develops a quantitative and
qualitative system for frozen seafood using a load-cell sensor.
When there is load or load on the load-cell body, the load-cell body
is deformed, changing the resistance gauge strain gauges. This
change leads to a change in the output voltage and is used as a
control signal for the system to quantify and categorize seafood
cakes. The load-cell sensor is a force sensor, when the force acting
on a load-cell, the load-cell converts the force acting into an
electrical signal. Load-cell is an elastic metal block, depending on
the type and purpose of use. The load-cell body is specially shaped
in different types of metal materials.
Từ khóa - đàn hồi; cảm biến lực; kim loại; điện trở; định lượng. Key words - elastic; loadcell sensor; metal; resistor; quantitative.
1. Đặt vấn đề
Hiện nay việc sản xuất bánh hải sản xuất khẩu đang có
tiềm lực và thu hút đầu tư lớn cho doanh nghiệp chế biến
bánh hải sản trên địa bàn Đà Nẵng. Việc chế biến bánh xuất
khẩu sang thị trường khó tính như Nhật, Hàn Quốc, Hoa
Kỳ với yêu cầu rất cao về tiêu chí như: Tỉ lệ các tố chất,
khối lượng, kích thước, màu sắc, khẩu vị được phía đối
tác đưa ra rất khắc khe. Đặc biệt quản lý khối lượng được
khách hàng đưa ra sai số cho phép rất bé, như trong Hình 1
là khâu cân kiểm tra khối lượng bánh hải sản đòi hỏi mức
độ chính xác về khối lượng khá cao.
Hình 1. Cân kiểm tra khối lượng bánh hải sản
Định lượng là một trong những khâu quan trọng giúp
cho dây chuyền chế biến, nó giúp cho quá trình cân kiểm
bánh hải sản hoạt động một cách liên tục. Đây là một khâu
trong dây chuyền công nghệ nhằm cung cấp chính xác
lượng nguyên liệu cần thiết cho nhà máy, lượng nguyên
liệu này đã được người lập trình cài đặt với một giá trị cho
trước. Để đáp ứng yêu cầu như vậy, các cơ sở sản xuất bánh
hải sản cần bố trí thiết bị cân định lượng chính xác, năng
động hơn đáp ứng được nhu cầu đặt ra. Loadcell thường bố
trí trên băng tải để theo dõi khối lượng, khi lượng nguyên
liệu trên băng tải vận chuyển với lưu lượng thay đổi thì các
thiết bị tự động điều khiển cho động cơ quay với tốc độ
chậm lại phù hợp với yêu cầu đầu ra [2].
Một ưu điểm khác của hệ thống định lượng và phân loại
phôi liệu ứng dụng cảm biến loadcell phải kể đến là tính
chính xác cao và thích nghi khi làm việc ở những môi
trường khác nhau, phù hợp với nhu cầu hiện tại đối với mặt
hàng xuất khẩu hải sản đông lạnh sang thị trường có tiềm
lực lớn. Mục tiêu của của bài báo này là chúng tôi tìm hiểu
dây chuyền công nghệ để làm bánh hải sản, quy trình cân
đo, điều phối để đóng gói bánh. Trên cơ sở đó, chúng tôi
đưa ra giải pháp nhằm làm giảm số lao động chân tay, tăng
năng suất và tăng tính kinh tế tạo thêm thu nhập và đặc biệt
là giải quyết khó khăn cho công ty ở khâu định lượng chính
xác khối lượng bánh hiện đang thực hiện một cách thủ công
như trên Hình 1. Mô hình có thể áp dụng tại công ty chế
biến bánh hải sản Đông Phương, Khu công nghiệp Điện
Nam - Điện Ngọc, Quảng Nam- Đà Nẵng.
Hình 2. Định lượng bánh hải sản ở Cty Đông Phương
2. Thiết kế và chế tạo mô hình thực nghiệm
Với yêu cầu đề ra từ thực tiễn ở đơn vị sản xuất bánh
hải sản cần định lượng và phân loại phôi liệu chế biến bánh
hải sản ứng dụng cảm biến loadcell được thực hiện qua các
công đoạn khác nhau trong quá trình định hình bánh. Từ
kết cấu cơ khí trong hệ thống truyền động chính có kết hợp
điều khiển trên bo mạch điều khiển aduino và được định
lượng trên cơ sở tín hiệu thu về ở cảm biến loadcell [1], [5],
46 Hồ Trần Anh Ngọc, Ngô Tấn Thống
Hình 3 và Hình 4. Còn việc phân loại bánh hải sản sẽ được
sử dụng thay thế linh hoạt khay phân phối bánh trước khi
đưa bánh lên băng chuyền để cân kiểm, định lượng bánh.
Hình 3. Mô hình định lượng phôi liệu theo cảm biến loadcell
Kết cấu sử dụng một cân băng tải được điều hiển bằng
mạch điều khiển arduino giúp cho việc định lượng và phân
loại dễ dàng hơn bao giờ hết [6]. Phôi liệu được điều tiết từ
hệ thống chứa xuống băng tải, băng tải di chuyển nhanh
hay chậm để định lượng phôi liệu phụ thuộc tín hiệu phản
hồi về từ loadcell gắn dưới băng tải, Hình 4, Hình 5.
2.1. Sản phẩm và phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Hình sản phẩm định lượng và phân loại phôi liệu
theo cảm biến loadcell
Hình 4. Mô hình máy thực tế
2.1.2. Sơ đồ hệ thống điều khiển
Trên cơ sở điều khiển và định lượng sử dụng loadcell,
chúng ta có thể khái quát sơ đồ hệ thống hoạt động và
nguyên lý làm việc, Hình 5, Hình 6.
Hình 5. Hệ thống thiết lập điều khiển
Hình 6. Sơ đồ nguyên lý hoạt động
2.1.3. Chi tiết các phần trong bộ điều khiển
Hình 7. Card Arduino Uno R3
Hình 8. Loadcell
Hình 9. Mạch cầu H (L298)
Hình 10. Cảm biến hồng ngoại
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(132).2018, QUYỂN 2 47
Hình 11. Mạch chuyển đổi ADC 24bit loadcell HX711
2.1.4. Cơ sở thiết kế hệ thống định lượng bánh hải sản
Hệ thống định lượng bánh hải sản được bố trí trong dây
chuyền sản xuất bánh theo các công đoạn sau: Xác định số
lượng bánh cho một gói, di chuyển bánh qua băng tải cân
xác định khối lượng đầu vào bằng loadcell. Nếu khối lượng
đảm bảo thì chuyển qua dây chuyền đóng gói, còn nếu
không đảm bảo thì tách chuyển qua hệ khứ hồi. Để thiết kế
mô hình thu nhỏ cho hệ thống cấp và định lượng bánh hải
sản, ở đây tác giả ứng dụng phần mềm Solidworks, là một
trong những phần mềm chuyên về thiết kế 3D do hãng
Dassault System phát hành dành cho những xí nghiệp vừa
và nhỏ, đáp ứng hầu hết các nhu cầu thiết kế cơ khí hiện
nay [7]. Solidworks được du nhập vào nước ta với phiên
bản 2003 và cho đến nay phần mềm này đã phát triển đồ sộ
về thư viện cơ khí và phần mềm này không những dành
cho những xí nghiệp cơ khí nữa mà còn dành cho các ngành
khác như: đường ống, kiến trúc, trang trí nội thất, mỹ thuật.
Chính những ưu việc về thiết kế và mô phỏng 3D, nên
chúng tôi lựa chọn phần mềm này để hỗ trợ cho việc thiết
kế và lắp ráp mô phỏng mô hình trước khi chế tạo, nhằm
giảm sai số trong quá trình gia công và lắp ghép.
3. Thiết lập bản vẽ tổng thể mô hình hệ thống
Hình 12. Bản vẽ thu nhỏ hệ thống định lượng trên Solid
4. Sơ đồ khối hệ thống điều khiển
Hình 13. Sơ đồ khối hệ thống định lượng
Hình 14. Hình chiếu hệ thống định lượng bánh hải sản
Nhiệm vụ các khối
- Khối xử lý trung tâm (CPU): có nhiệm vụ rất quan
trọng, xử lý tất cả các tín hiệu đưa vào, các tín hiệu phản
hồi để đưa ra các tín hiệu điều khiển hợp lý và chính xác.
- Bộ khuếch đại và truyền tín hiệu: sau khi mô hình hoạt
động loadcell sẽ thu thập thông tin, dữ liệu và thông tin, dữ
liệu này sẽ được khuếch đại và truyền tới bộ xử lý.
- Mạch điều khiển động cơ: điều chỉnh tốc độ động cơ
để điều chỉnh khối lượng của phôi liệu trên băng tải.
- Cảm biến xác định thùng chứa và đếm số lượng thùng.
Thiết kế hệ thống phải đạt được yêu cầu sau:
- Thiết kế mạch điều khiển ổn định, tốc độ xử lý nhanh,
dùng mạch cầu H để điều khiển tốc độ bốn động cơ giúp
mô hình hoạt động chính xác và ổn định hơn.
- Lập trình cho mô hình chạy ổn định, xử lí được nhiều
tín hiệu đồng thời.
- Điều khiển mô hình từ xa bằng máy tính.
Hệ thống định lượng và phân loại sản phẩm được thiết
lập trên sơ đồ khối như Hình 14.
Sử dụng phần mềm Protues 8.5, [8] xây dựng sơ đồ khối
điều khiển thiết bị định lượng và đóng gói bánh hải sản trên
bộ xử lý trung tâm Mega 328; Uno R3, Hình 15. Mô phỏng
trên Protues.
Xây dựng chương trình điều khiển:
#include
#define Role 8
#include "HX711.h"//Sử dụng thư viện HX711
//int Role=8;#define Dir 24
#define Enb 22
#define Step 26
//Cách nối chân:
//Chân GND nối chân GND trên Arduino, chân VCC nối
chân 5V trên Arduino
// Chân DT nối chân A3
//Chân SCK nối chân A2
//Đọc file READ ME trong file thư viện để hiểu hơn về thư
viện, module HX711, cách thiết lập các thông số
HX711 scale(A3, A2);
#define dc_1 12
#define rx_tx 10
48 Hồ Trần Anh Ngọc, Ngô Tấn Thống
Hình 15. Sơ đồ khối điều khiển mô hình
Hình 16. Sơ đồ mô phỏng trên Protues
#define MAX_SPEED 255
#define MIN_SPEED 0
const int stepsPerRevolution = 200; int cb2 = 3;int cb1 = 2;
int btnStart = 9;int btnStatus = 6;
//Stepper myStepper(stepsPerRevolution, 10,11,12,13);
void setup()
{ pinMode(dc_1, OUTPUT);
Serial.begin(9600);
motor_1_Dung();
pinMode( cb1 , INPUT);
pinMode( cb2 , INPUT);
pinMode( btnStatus , INPUT_PULLUP);
pinMode(btnStart, INPUT_PULLUP);
pinMode(22,OUTPUT); // Enable pin - chân khởi động -
nối vào GND sẽ giúp ta bật động cơ bước, nối vô VCC
động cơ bước được thả ra. Nôm na: GND = servo.attach,
VCC = servo.detach
A
Cb2=
1
Động cơ 1 bằng
truyền 1 chạy
Động cơ băng truyền 1 dừng
Loacell cân
Động cơ băng truyền 1 chạy
Pisttong không hoạt động
Động cơ băng truyền
1 dừng,
Pisttong hoạt động
Kết thúc
A
Cb2=1
Bắt
đầu
Cb3=1
Pisttong 2 không hoạt
động
Động cơ băng truyền 2 dừng
Pisttong 2 hoạt động
Động cơ băng truyền 2 chạy
LCD đếm xuống 1
Kết thúc
Động cơ băng truyền 2
hoạt động
S
S
Bắt đầu
Nhấn nút setup
Nhấn nút tăng or giảm số
lượng
Nhấn nút start
Động cơ 1 hoạt động
Cb1=1
Động cơ băng truyền 1 chạy
Động cơ bước không hoạt
động
Động cơ băng truyền 1 dừng
Động cơ bước xoay 90º
A
Động cơ băng truyền 1 chạy
S
Đ
Đ
S
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(132).2018, QUYỂN 2 49
pinMode(26,OUTPUT); // Step pin-CLK+
pinMode(24,OUTPUT); // Dir - pin-CW+
digitalWrite(22,LOW); // Set Enable low
pinMode(Role,OUTPUT);
scale.set_scale(1000); // this value is obtained by calibrating
the scale with known weights; see the README for details;
scale.tare(); delay(1000);
pinMode(A0, INPUT_PULLUP);
pinMode(A1, INPUT_PULLUP);
pinMode (8, OUTPUT);
pinMode(rx_tx, INPUT_PULLUP);
digitalWrite(22,LOW);
motor_1_Dung(); digitalWrite(dc_1, HIGH);
Serial.println(digitalRead(dc_1));
digitalWrite(22,HIGH);}
void motor_1_Dung() { digitalWrite(dc_1, HIGH);}
void motor_1_Tien(int speed)
{ speed = constrain(speed, MIN_SPEED, MAX_SPEED);
digitalWrite(dc_1,LOW);}
interupt_cb_2(); } } } }void interupt_cb_2(){
delay(1000); motor_1_Dung(); delay(1000);
Serial.println("ngat 2"); boolean isCheck = false;
for (int i = 0;i < 1700; i ++) {
if (!digitalRead(cb1) && !isCheck) {
interupt_cb_1(false);
isCheck = true; } delay(1); }
//motor_1_Dung(); //delay(1000);
int scar = scale.get_units(10); Serial.println(scar);
if((scar>60))//Phần này tác giả thêm vào cho đèn led tắt
mở trong một giới hạn từ 60g đến 120g
{ digitalWrite(Role, LOW);
Serial.println(digitalRead(Role)); delay(1000);
//Serial.println(digitalRead(Role));
// digitalWrite(Role,HIGH); //delay(1000);
motor_1_Tien(MAX_SPEED); }
else
{ digitalWrite(Role,HIGH); delay(1000);
digitalWrite(Role,LOW); delay(1000);
motor_1_Tien(MAX_SPEED); } }
void steppper() {digitalWrite(22,LOW); // Đặt Enable ở
trạng thái LOW digitalWrite(24,HIGH);
//tien for (int i = 0;i <= 2400 ; i ++ ){//quay ra
digitalWrite(26,LOW);
delayMicroseconds(100);
digitalWrite(26,HIGH);
delayMicroseconds(100); }
digitalWrite(22,HIGH); // Đặt Enable ở trạng thái HIGH
5. Bàn luận
5.1. Các mặt hạn chế của bài báo
5.1.1. Tính ứng dụng
Vấn đề đặt ra là trong quá trình sản xuất đòi hỏi tính
liên tục, định lượng nguyên liệu có độ chính xác cao, phải
thấy và cân được khối lượng nguyên vật liệu đã được vận
chuyển theo yêu cầu của thành phẩm và phải được điều
khiển quản lý, giám sát chặt chẽ. Nên việc ứng dụng
loadcell cho thiết bị cân định lượng là điều hết sức cần thiết.
5.1.2. Phạm vi ứng dụng
Trong thời đại hiện nay vấn đề tự động hoá là vô cùng
quan trọng, điều này được thể hiện rõ nét trong các nhà
máy xí nghiệp công nghiệp nặng như than, xi măng, các
nhà máy chế biến thức ăn gia xúc, các nhà máy chế biến
thực phẩm. Các băng tải đóng vai trò vận chuyển và cân đo
nguyên vật liệu, thành phẩm thay cho sức người và các
phương tiện vận chuyển cơ động khác. Trong khuôn viên
nhà máy, phân xưởng, để vận chuyển vật liệu từ nơi khai
thác, bến bãi tập kết hoặc kho chứa nguyên vật liệu để phục
vụ cho quá trình sản xuất [2].
5.2. Các hướng phát triển của bài báo
Trong tương lai, dự định mô hình định lượng và phân
loại phôi liệu ứng dụng cảm biến loadcell này sẽ được phát
triển theo 2 hướng sau:
- Về kết cấu mô hình: sẽ thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt hơn
để đáp ứng được các khả năng như đạt được độ chính xác
cao, đảm bảo yếu tố chất lượng và năng suất, rút ngắn thời
gian sản xuất, cho hiệu quả kinh tế cao.
- Về tính ứng dụng: nâng cấp thêm các chức năng để
mô hình định lượng và phân loại phôi liệu theo cảm biến
loadcell có thể kết hợp phần mềm quản lý trên máy tính để
dễ dàng quản lý hơn
6. Kết luận
Bài báo đã trình bày kết quả nghiên cứu, thiết kế và chế
tạo “Mô hình định lượng và phân loại phôi liệu bánh hải
sản ứng dụng cảm biến loadcell”.
Chúng tôi đã thực hiện hoàn tất các mục tiêu đề ra, cơ
cấu hoạt động tốt, nhận tín hiệu và xử lý từ cảm biến
loadcell ở các trường hợp khá ổn. Mô hình là sản phẩm
thực tế, có thể áp dụng vào thực tế cho nhà máy sản xuất
bánh hải sản với sai số cho phép (2-3)%.
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát
triển Khoa học Công nghệ - Đại học Đà Nẵng trong đề tài
mã số B2016-ĐN-02.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] A Hands-On Introduction with 65 Projects, by John Boxall,
Copyright c 2013 by John Boxall.
[2] Phạm Quang Huy-Lê Cảnh Trung, Lập trình Arduino, Nhà xuất bản
Khoa học Kỹ thuật, 2016.
[3] Hướng dẫn sử dụng Arduino, Học viện kỹ thuật hàng không Việt
Nam, 2014.
[4] Working with a Load Cell and an Arduino; Electronics Design
Group, 2012.
[5] ThS. Hoàng Minh Công, Giáo trình Cảm biến công nghiệp, Trường
Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng, 2004.
[6] Tôn Thất Minh, Giáo trình Máy - thiết bị vận chuyển-định lượng,
NXB Bách khoa Hà Nội, 2013.
[7] Đinh Văn Thuận, Giáo trình Thiết kế cơ khí với Solidword, Trung
tâm Advance cad, 2016.
[8] ThS. Phạm Hùng Kim Khánh; Giáo trình vi điều khiển 89C51,
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ, TP. Hồ Chí Minh, 03/2008.
(BBT nhận bài: 11/10/2018, hoàn tất thủ tục phản biện: 29/10/2018)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dinh_luong_va_phan_loai_banh_hai_san_cho_cong_ty_dong_lanh.pdf