Về lâu dài:
- Vì tình hình phát triển của huyện sẽ có nhiều chuyển biến trong thời gian tới nên việc quản lý chất lượng môi trường sẽ rất khó khăn. Do đó, các cơ quan quản lý môi trường cần xem xét thực trạng về môi trường của huyện Mộc Hóa, từ đó nghiên cứu các giải pháp tổng hợp theo thời gian để quản lý.
- Tăng cường công tác thanh tra môi trường trên địa bàn huyện, có biện pháp xử lý triệt để đối với các cơ sở xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng về nước, không khí, chất thải rắn. Khuyến khích các cơ sở sản xuất có công nghệ thân thiện môi trường, bắt buộc tất cả các cơ sở xây dựng, nâng cao hệ thống xử lý môi trường đạt yêu cầu cho phép.
- Phối hợp với các cơ quan chuyên trách huy động kinh phí phát triển trồng cây xanh trong nội ô đô thị, công viên, dọc các tuyến giao thông, vỉa hè nhằm tạo cảnh quan môi trường đô thị, cải thiện chất lượng không khí.
- Huy động nguồn vốn tài trợ để xây dựng hệ thống bảo vệ môi trường. Trong tương lai, nếu có phát triển công nghiệp thì ưu tiên xây dựng các nhà máy phân vi sinh có nguồn gốc từ rác thải nhằm giảm mức tối thiểu lượng rác sử dụng trong tương lai.
- Tổ chức các hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường của cộng đồng. Đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền thông qua các tổ chức, đoàn thể chính trị – xã hội, cán bộ các ngành, các doanh nghiệp có đủ kiến thức và năng lực, đặc biệt chú trọng các dân cư vùng sâu, vùng xa.
89 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 867 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Bước đầu đề xuất kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Mộc Hóa phát triển lên đô thị loại IV, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n để giao lưu, mua bán và nghỉ ngơi. Cùng với mức sống của người dân càng ngày tăng nhu cầu dùng nước sạch. Bên cạnh đó là lượng phát thải mà họ sử dụng tạo ra như chất thải rắn, nước thải Nếu không quản lý, thu gom xử lý tốt thì các chất thải này sẽ gây tác hại, tác động xấu đến môi trường cuộc sống trong đó có môi trường nước.
Hệ thống giao thông đường thủy ở Mộc Hóa phát triển rất mạnh với hệ thống kênh rạch nối liền các vùng trong khu vực, đó là thuận lợi cho giao thông, giao thương buôn bán của Mộc Hóa đến các vùng xung quanh. Tuy nhiên, ô nhiễm do các tàu thuyền thải ra, ô nhiễm nguồn nước khác nhau tuỳ theo các dòng kênh mang về, đó là một nguồn gây ô nhiễm khó quản lý và nhạy cảm.
4.2.2 Rác thải
Hiện nay, đối với huyện Mộc Hóa, ngoài vấn đề cấp nước sinh hoạt và ô nhiễm nước thải sinh hoạt, rác thải được xem là vấn đề nhức nhối không chỉ đối với các nhà quản lý môi trường của huyện Mộc Hóa mà còn đang hàng ngày ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, đến mỹ quan đô thị. Đây là nguồn ô nhiễm lớn nhất đối với môi trường huyện Mộc Hóa. Nếu không được quản lý và xử lý một cách có hiệu quả thì vô tình chúng ta đã gây ra lãng phí một nguồn “tài nguyên quí”.
Khi dân số tăng nhanh, xã hội phát triển thì lượng rác thải phát sinh từ những hoạt động sản xuất và sinh hoạt ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về thành phần và độc hại hơn về tính chất.
2 yếu tố chính nhằm dự báo chính xác diễn biến rác:
Dân số và tốc độ gia tăng dân số.
Hệ số phát thải rác sinh hoạt bình quân đầu người (kg/người/ngày) và tốc độ gia tăng hệ số phát thải.
Lượng chất thải rắn = dân số * tỷ lệ phát thải.
Lượng chất thải rắn thu gom = lượng chất thải rắn * tỷ lệ thu gom.
Bảng4.2 : Dự báo tỷ lệ chất thải rắn năm 2015
Năm
Dân số
Tỷ lệ tăng dân số
Tỷ lệ
phát thải (kg/người/ngày)
Lượng chất thải (tấn/ngày)
Tỷ lệ thu gom rác thải (%)
Lượng chất thải rắn thu gom (tấn/ngày)
2005
69017
1.1
0.6
41.41
7.2
3
2006
69776
1.1
0.6
41.87
10
4.19
2007
70544
1.1
0.7
49.38
20
9.89
2008
71320
1.1
0.7
49.92
30
14.98
2009
72104
1.1
0.8
57.68
40
23.07
2010
72897
1.1
0.8
58.32
40
23.32
2011
73626
1.0
0.8
58.90
50
29.45
2012
74363
1.0
0.8
59.49
50
29.745
2013
75106
1.0
0.9
67.60
60
40.56
2014
76233
1.0
0.9
68.61
60
41.17
2015
77023
1.0
0.9
69.32
70
48.5
Đồ thị 4.2: Dự báo tình hình rác thải của huyện Mộc Hóa đến năm 2015
Theo tình hình phát triển chung của tỉnh Long An, huyện Mộc Hóa hiện nay đang trong quá trình đô thị hóa đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mức sống của huyện Mộc Hóa không ngừng cải thiện và nâng cao trong những năm gần đây và sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tới. Chính những dự báo các công trình sẽ xây dựng trong tương lai sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn gốc khối lượng, thành phần chất thải rắn trong tương lai.
Chính những thay đổi về mặt kinh tế đã làm ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng. Hậu quả là thành phần chất thải rắn thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ các chất khó phân hủy sinh học, các chất thải nguy hại, đồng thời làm giảm các chất dễ phân hủy sinh học.
Tại huyện Mộc Hóa tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,1%, tăng cơ học là 3,3%. Nghĩa là số dân di cư đến Mộc Hóa trong tương lai còn tăng lên. Đi kèm với sự gia tăng dân số là sự gia tăng về ô nhiễm, đặc biệt là chất thải rắn. Lượng chất thải rắn năm 2005 là 41.41 tấn, theo dự đoán đến năm 2015 lượng rác này tăng lên đến 69.32 tấn.
Tỷ lệ phát thải chất thải rắn năm 2005 là 0,6 kg/người/ngày và dự báo sẽ tăng lên 0,9 kg/người/ngày và theo dự báo lượng này sẽ tăng lên nữa khi mà tốc độ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đang ngày càng phổ cập vào các đô thị, thị trấn. Tỷ lệ thu gom năm 2005 mới chỉ đạt 10%, nhưng theo dự báo của huyện thì huyện sẽ phấn đấu thu gom 70% vào năm 2015.
Hiện nay, huyện Mộc Hóa không có khu công nghiệp nào nên ảnh hưởng của chất thải từ hoạt động này là không có. Tuy nhiên, theo dự kiến đến 2010 trên địa bàn huyện có 70% cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nên ảnh hưởng của chất thải rắn là vấn đề cần quan tâm của huyện. Số lượng và thành phần của chất thải rắn công nghiệp phụ thuộc vào quy mô, ngành nghề và tính chất sản xuất của nhà máy, xí nghiệp. Trong thành phần chất thải rắn công nghiệp ngoài các thành phần có tính phổ biến như tro, phế liệu, còn có một thành phần chất thải rắn như chất thải nguy hại, đặc biệt đối với các ngành công nghiệp hóa chất, điện tử, công nghiệp pin, acqui
Trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp tại Long An nói chung và Mộc Hóa nói riêng đã đạt những thành tựu đáng kể. Kết quả là do ngành nông nghiệp đã biết ứng dụng công nghệ mới như sử dụng các giống cây trồng có tiềm năng năng suất cao, ngắn ngày nhưng dễ mẫn cảm với sâu bệnh. Do đó, việc sử dụng lượng phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật là cần thiết để duy trì và nâng cao năng suất. Việc sử dụng các loại hóa chất này đã phát sinh không ít lượng thừa mà lượng thừa này còn được xếp vào chất thải nguy hại:
Bao bì, chai lọ, thùng chứa đã sử dụng hóa chất, thuốc BVTV.
Các giẻ lau dính hóa chất, thuốc BVTV.
Thuốc quá hạn, hư hỏng, cặn hóa chất rơi.
Bao bì đựng phân bón hóa học.
Bên cạnh đó, Mộc Hóa đang rất chú trọng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. Phát triển nuôi trồng thủy sản là một trong 4 chương trình đã và đang triển khai thực hiện trên địa bàn toàn huyện. Toàn huyện có gần 270ha ao, hầm, ruộng lúa và trên 50 lồng nuôi thủy sản các loại: cá bông, cá lóc đồng, cá rô, cá sặc Trong kế hoạch 2007, huyện Mộc Hóa mở rộng diện tích nuôi cá thâm canh trong ao hầm trên 250ha. Đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện dự án phát triển nuôi trồng thủy sản tại ấp Hương Trang, xã Hòa Trung và Bình Hòa Đông với diện tích 300ha. Chất thải rắn phát sinh từ các nguồn:
Thức ăn nuôi trồng bị rơi vãi, dư thừa.
Cá, mực kém chất lượng, nhiễm khuẩn gây bệnh.
Bao bì đựng thức ăn, hóa chất.
Trong tương lai, cơ sở hạ tầng của huyện Mộc Hóa phát triển rất nhanh, huyện đang quy hoạch nhiều công trình: nghĩa trang, bãi rác
Do sự phát triển đó đã làm cho khối lượng chất thải rắn tăng lên đáng kể: xà bần, sắt thép dư Ngoài ra, bụi là thành phần gây ô nhiễm không khí lớn nhất. Tất cả các chất thải được phát sinh từ xây dựng đều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, gây cản trở giao thông
4.2.3 Môi trường không khí
Trong tương lai, khi kinh tế Mộc Hóa phát triển thì lượng giao thông sẽ ngày càng tăng, các cơ sản xuất ngày càng nhiều, ô nhiễm không khí sẽ trở nên phức tạp về thành phần, và rất khó kiểm soát.
Khi giao thông được mở rộng, huyện Mộc Hóa sẽ có nhiều tuyến đường tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thông – vận tải, trao đổi mua bán hàng hóa, nhưng hàm lượng bụi và các chất độc tăng gấp 10 - 20 lần so với hiện nay.
Kinh tế huyện Mộc Hóa ngày càng phát triển, thu hút nhiều nhà đầu tư, đồng nghĩa với nhiều cơ sở sản xuất, nhà máy chế biến và khu công nghiệp sẽ hình thành khiến cho nồng độ các khí SO2, NO2, CO2, CO, mùi thối hữu cơ vượt khỏi giới hạn cho phép, gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của người dân trong huyện.
Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí còn biểu hiện ở độ rung và tiếng ồn. Kinh tế chuyển mình từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, nhu cầu sống người dân ngày càng cao. Nhiều khu dân cư, công trình xây dựng xuất hiện là một trong những nguyên nhân góp phần làm cho chất lượng môi trường không khí bị xuống cấp.
Chương 5: ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG HUYỆN MỘC HÓA PHÁT TRIỂN LÊN
ĐÔ THỊ LOẠI IV
5.1 CƠ SỞ CỦA CÁC KẾ HOẠCH
Nền kinh tế phát triển sẽ giải quyết được vấn đề nghèo đói, nâng cao trình độ dân trí, làm cho xã hội phát triển và ổn định. Phát triển lấy kinh tế làm mục tiêu, bền vững lấy môi trường làm mục tiêu. Một nền kinh tế phát triển cùng với môi trường bền vững, thì đó được xem là nền kinh tế bền vững, vì tài nguyên môi trường luôn được duy trì để thỏa mãn những nhu cầu cho phát triển kinh tế – xã hội. Nếu kinh tế phát triển mà môi trường không bền vững do sự khai thác quá mức tài nguyên khiến cho tài nguyên bị cạn kiệt, khiến cho môi trường bị suy thoái thì sự phát triển đó không được gọi là phát triển bền vững.
“Không có bảo vệ môi trường thích hợp, phát triển sẽ bị xói mòn, không có phát triển, bảo vệ môi trường sẽ thất bại”. Trong sự thống nhất của phát triển bền vững bao gồm phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Do đó, môi trường tự nhiên của một khu vực cần phải được bảo vệ bằng những hành động cụ thể thông qua những giải pháp khả thi. Dựa vào những dự báo những ảnh hưởng tác động lên môi trường khi Mộc Hóa phát triển kinh tế – xã hội, bước đầu đề xuất các kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Mộc Hóa phù hợp với tốc độ phát triển của vùng được xem là điều cần thiết.
5.2 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
5.2.1 Giải pháp về chính sách
5.2.1.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về bảo vệ môi trường
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước và nhân loại. Nhằm nâng cao hiệu lực quản lý địa phương, các tổ chức kinh tế, xã hội cần có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ sức khỏe người dân, đảm bảo cho người dân được sống trong một môi trường trong lành, góp phần bảo vệ môi trường khu vực.
Vì sự cần thiết đó, một số đề xuất sau được đưa ra:
Vấn đề hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về bảo vệ môi trường phải được thi hành và áp dụng.
Hiện nay, việc bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình canh tác nông nghiệp không còn xa lạ đối với người nông dân. Chính do việc sử dụng tràn lan các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đã gây nên những tác hại nghiêm trọng đến chất lượng các nguồn nước. Hậu quả là trong những năm gần đây, các loại cá, tôm chết hàng loạt, nguồn thủy sinh giảm đáng kể và các chất ô nhiễm trong môi trường nước càng gia tăng. Cần có các quy định cụ thể về vấn đề sử dụng hóa chất nông nghiệp trong canh tác nông nghiệp tại địa phương.
Quy định về vệ sinh chất thải, vệ sinh nơi công cộng cần được ban hành cụ thể. Do những nơi công cộng là nơi có rất nhiều người qua lại, có liên quan đến lợi ích nhiều mặt của nhiều người. Điều rõ nhất thể hiện văn hóa nơi đó, nó là thước đo văn hóa. Nếu vệ sinh sạch thì sức khoẻ tốt, là điểm thu hút sự chú ý đầu tư nước ngoài, du lịch.
Quy định cụ thể việc tập trung các ngành gây ô nhiễm ra khỏi các cụm, tuyến dân cư.
Yêu cầu các cơ sở sản xuất, xí nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều phải xử lý các chất thải, nguồn khói bụi, tiếng ồn nhằm giảm thiểu lượng ô nhiễm môi trường.
Hoàn thiện hệ thống giáo dục, nâng cao nhân thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng địa phương.
5.2.1.2 Áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường
Phí người dùng được áp dụng phổ biến ở các đô thị là phí thu gom và xử lý ô nhiễm. Phí này được thu từ các hộ gia đình và được xem là khoản tiền phải trả cho các dịch vụ thu gom và xử lý ô nhiễm. Đối với chất thải rắn, phí này sẽ thay đổi tùy vào gia đình và số túi rác của gia đình thải ra. Ngoài ra, còn có phí đổ bỏ chất thải rắn, chủ yếu áp dụng cho chất thải rắn công nghiệp, đối với chất thải khó xử lý: lốp xe, cặn dầu thì phải nộp phí cao hơn.
Hình 5.1: Nguồn nhân lực chủ yếu trong tương lai
Tỉnh Long An nói chung và huyện Mộc Hóa nói riêng cung cấp các khoản trợ cấp cho các cơ quan và khu vực tư nhân tham gia quản lý môi trường, trợ cấp cho việc phát triển và lắp đặt công nghệ, trợ cấp, ưu đãi cho các công nghiệp tái chế, tái sử dụng chất thải.
5.2.1.3 Hoạt động thông tin giáo dục – truyền thông – tham gia của cộng đồng
Hiện nay, ý thức về môi trường của người dân chưa cao. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho môi trường sống trong các tỉnh thành nói chung và huyện Mộc Hóa nói riêng ô nhiễm. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền tại các khu vực trong huyện phải nâng cao ý thức về tầm quan trọng của môi trường.
a. Thông tin – giáo dục – truyền thông
Mục đích thông tin – giáo dục – truyền thông
Thông tin – giáo dục – truyền thông nhằm tăng kiến thức bảo vệ và tăng sự quan tâm đến môi trường. Có thể giao nhiệm vụ này cho đội tình nguyện viên, học sinh tại những nơi đó khi đã được trang bị một số kiến thức cần thiết tại trường học.
Khuyến khích người dân thực hành các hành vi tốt có liên quan đến việc giữ gìn và bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường với các câu lạc bộ bảo vệ môi trường ở nông thôn.
Thông tin – giáo dục – truyền thông nhằm giúp người dân tăng nhu cầu sử dụng nước sạch, hạn chế sử dụng các loại hóa chất thuốc BVTV, và sử dụng thuốc BVTV đúng liều lượng nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả.
Nâng cao hiểu biết của người dân về vấn đề môi trường cần quan tâm thông qua các lớp tập huấn, hội thảo chuyên đề.
Nội dung thông tin – giáo dục – truyền thông
Các thông tin về nước sạch, thuốc BVTV, môi trường đất, không khí ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các chính sách liên quan đến công tác bảo vệ môi trường.
Giải thích các nổ lực của nhà nước trong việc cố gắng trong việc hạn chế ô nhiễm nhằm tạo ra điều kiện sống lành mạnh cho mọi người và tạo ra lượng vật chất có ích cho xã hội.
Vai trò quan trọng của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường.
Phương pháp thông tin – giáo dục – truyền thông
Quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trên các kênh truyền hình, các chương trình vui chơi giải trí về những chủ đề về môi trường.
Treo panel quảng cáo, quảng cáo trên đường phố.
In tài liệu tuyên truyền phát cho nhân dân trong huyện. Đặc biệt đối với dân cư Mộc Hóa trong khu vực nhà cửa thưa thớt thì cần có đội tuyên truyền.
Công tác tuyên truyền tại từng khu vực nên thực hiện thường xuyên trên đài phát thanh.
Cần tổ chức các hoạt cảnh giáo dục trong từng xã, từng cụm dân cư.
Ngoài ra, cần chú ý giáo dục môi trường cho trẻ em. Giáo dục trẻ em là cách hiệu quả nhất để thay đổi quan điểm của cộng đồng về lâu dài. Nếu con người được giáo dục tốt về ý thức giữ gìn môi trường ngay từ nhỏ thì điều này sẽ trở thành một thói quen không thể thiếu ở mỗi cá nhân về sau này.
b. Sự tham gia của cộng đồng
Sự tham gia của cộng đồng chính là điều kiện tiên quyết để thực hiện công tác bảo vệ môi trường một cách hiệu quả và lâu dài. Sự tham gia cộng đồng phải phát huy quyền làm chủ và phải được hiểu rõ về việc cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường trên nhiều khía cạnh cũng như công tác duy trì hoạt động là trách nhiệm thuộc về cộng đồng.
Cơ quan quản lý tỉnh, chính quyền ấp, xã và người dân phải phối hợp và phân công trách nhiệm cụ thể trong việc quản lý, giữ gìn môi trường, hạn chế ô nhiễm.
5.2.1.4 Đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Trong những năm qua, công tác đào tạo, nâng cao năng lực và phát triển nguồn nhân lực để tham gia chương trình bảo vệ môi trường đã được quan tâm thực hiện. Nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng định kỳ, ngắn hạn cho công cán bộ lập kế hoạch, cán bộ chỉ đạo thực hiện và quản lý dự án được tổ chức ở tất cả các cấp.
Hàng năm, mỗi khu vực trong tỉnh Long An tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề về kiến thức môi trường và tuyên truyền các văn bản mới của nhà nước, địa phương về công tác môi trường cho các cán bộ làm công tác quản lý và các tuyên truyền viên môi trường. Các lớp đào tạo tập huấn này, cần tổ chức cho học viên đi tham quan, học tập sẽ tạo cho học viên nói riêng, công chức nói chung được tiếp cận với thực tế, liên hệ cho ấp, xã, thị trấn và địa phương mình.
Các chuyên đề cụ thể đề xuất như sau:
Sản xuất sạch hơn.
Quản lý môi trường cấp địa phương.
Kỹ thuật an toàn môi trường.
5.2.2 Giải pháp về công nghệ
5.2.2.1 Môi trường nước
Nước sạch hợp vệ sinh, an toàn rất quan trọng trong việc phòng bệnh, đặc biệt là các bệnh như: tiêu chảy, dịch tả, thương hàn và sốt thương hàn, viêm gan truyền nhiễm, kiết lỵ amip và kiết lỵ khuẩn que. Người ta cho rằng hơn 80% bệnh tật trên thế giới là bắt nguồn từ việc sử dụng nước không an toàn.
Việc sử dụng nước hợp vệ sinh trong sinh hoạt và ăn uống sẽ phòng tránh được nhiều bệnh tật liên quan đến nước. Do đó, công nghệ cấp nước phù hợp và tiết kiệm nhằm cải thiện điều kiện sinh hoạt của người dân và phòng tránh bệnh tật gây nên từ nước sẽ là những lợi ích tiên quyết cho sự phát triển kinh tế – xã hội tại cộng đồng.
Để bảo vệ chất lượng các nguồn nước ở huyện Mộc Hóa trong thời điểm hiện nay việc xử lý các nguồn nước bị ô nhiễm là không thể tránh khỏi.
Xử lý sơ bộ nước thải từ hộ gia đình: biện pháp xử lý sơ bộ cho các hộ gia đình thường sử dụng hệ thống bể tự hoại ba ngăn có hệ thống tiêu thải cục bộ. Phương pháp này phổ biến thích hợp với điều kiện kinh tế hiện nay của Mộc Hóa khi chưa có khả năng thu gom toàn bộ lượng nước thải từ các hộ dân để xây dựng các nhà máy xử lý nước thải tập trung có quy mô lớn. Nước thải ba ngăn có thể xả vào cống thoát nước chung. Về lâu dài, khi điều kiện cho phép cần phải quy hoạch thu gom về các hệ thống xử lý nước thải cho từng cụm dân cư.
Xây dựng hệ thống thu gom nước thải: xây dựng hệ thống cống và mương dẫn để thu gom toàn bộ nước thải cụm dân cư nhất định từ trước đến nay vẫn trực tiếp đổ ra sông vào một hay hai hồ chứa nước thải. Sau khi cách ly nước thải thì nước sông hồ sẽ dần pha loãng và tự làm sạch dưới tác động của các yếu tố tự nhiên.
Xử lý nước thải từ các cụm dân cư: đối với các cụm dân cư, có thể nghiên cứu triển khai những trạm xử lý nước thải sinh hoạt dựa trên kỹ thuật “bể phản ứng sinh học có nền hỗn hợp” có ưu điểm nổi bật là vật liệu đơn giản, tốn ít mặt bằng. Những hệ thống xử lý này bao gồm: hệ thống thu gom, hệ thống xả nước thải ra sông và trạm xử lý.
Ngoài ra, việc xử lý nước sau mùa lũ cũng giữ vai trò quan trọng trong ở huyện Mộc Hóa nhằm đảm bảo chất lượng nước an toàn cho người dân. Trước yêu cầu thực tế, đồng bằng sông Cửu Long đến nay đã có nhiều vật liệu, giải pháp, công nghệ được các nhà khoa học, chuyên gia môi trường trong và ngoài nước đề xuất và ứng dụng trong thực tiễn, nhằm góp phần giải quyết nước sạch cho sinh hoạt của dân cư tại đây, đặc biệt là dân cư vùng ngập lũ.
5.2.2.2 Rác thải
Nhìn chung, hiện nay công nghệ xử lý chất thải rắn đô thị rất đa dạng và phong phú với nhiều loại hình và mức đầu tư cũng như khả năng đáp ứng về mặt môi trường là khác nhau.
Công nghệ xử lý được chọn phải đảm bảo tính khả thi về mặt kinh tế. Tính khả thi về mặt kinh tế được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu cơ bảo sau:
Máy móc thiết bị phải có giá cả chấp nhận được có thể đầu tư trong điều kiện huyện Mộc Hóa. Chi phí đầu tư phải ở mức thấp chấp nhận được.
Vốn đầu tư vào các dây chuyền công nghệ phải thấp. Hiệu suất sản xuất của công nghệ phải cao và phải giảm thiểu việc phát thải chất thải ra môi trường tới mức thấp nhất.
Công nghệ được chọn phải đảo bảo tính khả thi về mặt kỹ thuật. Công nghệ được chọn (kể cả các công nghệ phụ trợ kèo theo) phải có cấu trúc thiết bị đơn giản, dễ vận hành để phù hợp với mặt bằng chung của đô thị loại IV. Tính khả thi về mặt kỹ thuật đối với công nghệ xử lý chất thải được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu cơ bản sau:
Phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng hiện tại của huyện Mộc Hóa.
Công nghệ phải đảm bảo có các thiết bị thay thế và đảm bảo khả năng cung cấp, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị kèm theo.
Phù hợp từng loại chất thải cần xử lý.
Công nghệ được chọn phải khả thi về mặt môi trường.
Công nghệ được chọn phải đảo bảo tính khả thi về mặt môi trường. Mục tiêu của việc xử lý chất thải rắn là nhằm bảo vệ môi trường. Vì vậy, tính khả thi về mặt môi trường đối với công nghệ xử lý chất thải rắn nói chung được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu cơ bản sau:
Không (hoặc ít) phát sinh ra các chất thải thứ cấp có khả năng gây ô nhiễm và tác động đến môi trường. Điều này ám chỉ rằng, công nghệ phải bao hàm tất cả giải pháp kỹ thuật và công nghệ hỗ trợ nhằm xử lý triệt để và thỏa mãn các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường đối với các chất thải thứ cấp sinh ra.
Công nghệ phải đảm bảo tính an toàn và hạn chế mức thấp nhất những rủi ro, tác hại đối với sức khỏe của những người trực tiếp vận hành hệ thống.
Trên thực tế có 3 công nghệ xử lý chất thải thường dùng là:
Chôn lấp.
Làm phân compost.
Thiêu đốt.
Căn cứ vào đặc điểm huyện Mộc Hóa, là một huyện nông nghiệp chú trọng trồng lúa và trong tương lai chú trọng trồng hoa màu thì phương pháp dễ làm và phục vụ bón phân cho nông nghiệp chính là phương pháp làm phân compost. Tuy nhiên, phương pháp này cần phải ràng buộc thêm điều kiện: nhiệt độ, độ ẩm, lượng oxy... nên gây mùi khó chịu.
a. Làm phân compost
Hình 5.2: Ủ phân compost
Vào những năm 1970, chế biến phân hữu cơ (compost) tại các hộ gia đình là phương pháp tái sinh chất thải hữu cơ được ứng dụng rộng rãi. Đây là phương pháp giảm thể tích và biến đổi thành phần vật lý chất thải một cách hiệu quả đồng thời tạo ra sản phẩm hữu dụng. Đây là phương pháp dễ thực hiện và thiết thực nhất đối với người dân.
Để sản xuất phân compost, người dân có thể dùng các loại dễ phân hủy như lá cây, cỏ, các mẫu vụn cây cối bị cắt xén, bụi cây, gốc cây. Đổ vật liệu thành đống, tưới nước và đảo trộn theo chu kỳ để cung cấp độ ẩm và lượng oxy cần thiết cho vi sinh vật sống và phát triển. Trong quá trình làm phân compost, các vật liệu sẽ bị phân hủy dưới tác dụng của vi sinh vật và nấm cho đến khi chỉ còn lại mùn. Vật liệu compost sau khi đã ổn định sinh học có thể dùng làm chất bổ sung dinh dưỡng cho đất hoặc làm vật liệu che phủ.
b. Thiêu đốt
Đốt là quá trình oxy hóa chất thải ở nhiệt độ cao. Công nghệ này phù hợp để xử lý chất thải rắn công nghiệp và nguy hại hữu cơ như: cao su, nhựa, giấy, da, cặn dầu, dung môi, thuốc BVTV và đặc biệt là chất thải y tế trong lò đốt chuyên dụng hoặc công nghiệp như lò nung ximăng.
Lò đốt phải đảm bảo yếu cầu cơ bản:
Cung cấp đủ oxy hóa cho quá trình nhiệt phân bằng cách đưa vào buồng đốt một lượng không khí dư.
Khí dư sinh ra trong quá trình nhiệt phân phải được duy trì trong lò đốt đủ để đốt cháy hoàn toàn.
Nhiệt độ phải đủ cao (từ 1.000 – 1.2000C).
Công nghệ thiêu đốt có nhiều ưu điểm như khả năng tận dụng nhiệt, xử lý triệt để khối lượng, sạch sẽ, không tốn nhiều đất để chôn lấp. Tuy nhiên, phương pháp này chi phí vận hành đắt, phải xử lý khí thải lớn, dễ tạo ra các sản phẩm phụ nguy hiểm.
c. Chôn lấp hợp vệ sinh
Những sản phẩm được thải ra từ quá trình sinh hoạt của con người mang tính nguy hại: bóng đèn, pin, dầu nhớt dư... và những sản phẩm loại ra từ hoạt động nông nghiệp: bao bì, chai lọ đựng hóa chất... Phương pháp xử lý tối ưu dành cho các loại trên là chôn lấp.
Chôn lấp hợp vệ sinh là biện pháp tiêu hủy chất thải được áp dụng rất rộng rãi trên thế giới. Trước đây, nhiều quốc gia tiên tiến như Anh, Nhật cũng dùng biện pháp chôn lấp, kể cả một số loại chất thải hạt nhân, lây nhiễm hoặc độc hại, nhưng trước khi chôn lấp phải được cách ly an toàn bằng các vật liệu phù hợp như chì, bêtông nhiều lớp để chống phóng xạ. Theo công nghệ này, chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn nguy hại ở dạng rắn hay sau khi đã cố định ở dạng viên được đưa vào hố chôn lấp có ít nhất 2 lớp lót chống thấm, có hệ thống thu gom nước rò rỉ để xử lý, có hệ thống thoát khí, có giếng khoan để giám sát khả năng ảnh hưởng đến nước ngầm.
Khi chôn lấp, cần chú ý một số yêu cầu sau:
Bãi chôn lấp phải cách xa khu dân cư hơn 5km, giao thông thuận lợi, nền đất ổn định, chống thấm tốt, mực nước ngầm thấp
Việc xây dựng hố chôn lấp chất thải rắn nguy hại và chất thải rắn công nghiệp phải theo đúng các quy chuẩn thiết kế về kích thước, độ dốc, các lớp chống thấm đáy và vách, xử lý nước rò rỉ, khí ga
Với một huyện vùng trũng như Mộc Hóa, lũ lụt nhiều thì việc xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh là rất cần thiết để bảo vệ môi trường.
5.2.3 Giải pháp qui hoạch môi trường
Để bảo vệ môi trường khi Mộc Hóa phát triển lên đô thị loại IV, huyện cần chú ý quy hoạch các mặt: hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, khí thải, hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn, hệ thống giao thông, phủ xanh đô thị.. Nhưng nội dung quy hoạch môi trường đáng quan tâm hơn cả trong việc phát triển lên đô thị bậc cao hơn của huyện Mộc Hóa là quy hoạch thoát nước thải và xử lý nước thải, thu gom và quy hoạch bãi rác thải và xử lý rác. Đó chính là các vấn đề nảy sinh và gây xung đột về môi trường.
Trên cơ sở các số liệu hiện trạng môi trường được quản lý tại địa phương, chính quyền địa phương cần quan tâm đến các định hướng về bảo vệ môi trường như sau:
Phòng ngừa, cải thiện ô nhiễm.
Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
Nâng cao nhận thức môi trường.
Trên cơ sở đó quy hoạch môi trường, cần trọng tâm vào:
5.2.3.1 Môi trường vệ sinh tại các khu vực nông thôn
Đối với Mộc Hóa, vấn đề vệ sinh môi trường vùng nông thôn đặc biệt được quan tâm. Khi quy hoạch, cải tạo tổng thể thị trấn, các xã phải phối hợp kế hoạch để tập trung các nhà máy, cơ sở sản xuất vào một khu riêng không lẫn vào trong vùng dân cư.
Ở nông thôn, hơn 60% hộ dùng cầu tiêu ao cá. Việc đi vệ sinh trên các cầu tiêu ao cá và việc xây cất nhà vệ sinh trên các ao tù hoặc trên mương rạch nằm sâu bên trong bờ sông vẫn còn khá phổ biến ở huyện Mộc Hóa. Trong điều kiện đó, các chất thải bài tiết của con người hoặc sẽ đi thẳng vào nguồn nước mặt gây ra các vấn đề ô nhiễm, hoặc thấm sâu vào đất và đi vào tầng chứa nước ngầm gây ra tình trạng ô nhiễm nước ngầm tầng nông. Đặc biệt vào mùa lũ, nước lũ dâng cao lên và cuốn trôi chất thải theo dòng nước mang theo nhiều vi trùng và mầm bệnh.
Mặc dù, kỹ thuật công nghệ trong quá trình sản xuất, chăn nuôi vẫn còn trong tình trạng thô sơ nhưng do việc quản lý chất thải chưa được tuân thủ nghiêm chỉnh cho nên hầu như tất cả chất thải lỏng đều đi thẳng vào nguồn nước.
Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật vẫn được xem là vấn nạn của vùng nông thôn nói chung và huyện Mộc Hóa nói riêng, làm ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng sức khỏe con người.
Dựa trên những nguyên nhân đó, các giải pháp được đề xuất như sau:
a. Các mô hình nhà tiêu vệ sinh
Nhà tiêu cải tiến: được đào đơn giản, song được cải tiến bằng cách cho thêm ống thông hơi cao để giảm mùi hôi trong nhà tiêu, góp phần làm thoát nhanh hơi nước trong bể phân và khống chế ruồi nhặng.
Ưu điểm: cấu tạo đơn giản, dễ xây dựng, chi phí thấp, người dân có thể tự làm, và không cần nước để vận hành.
Nhược điểm: có chức năng thu gom phân nhưng chưa có chức năng xử lý.
Nhà tiêu tự hoại: loại hình nhà tiêu tiên tiến, hiện đại, hình thức sử dụng đơn giản, phân được phân hủy hoàn toàn, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Ưu điểm: sạch sẽ, văn minh, không ruồi muỗi, ít gây ô nhiễm nguồn nước, xây dựng ngay trong nhà.
Nhược điểm: giá thành cao, tốn nước, cần có bệ xí và bệ nước, xây dựng tốn kém, tốn diện tích, định kỳ có xe hút phân.
Hình 5.3: Mô hình nhà tiêu thấm dội
Nhà tiêu thấm dội: nhà tiêu có bệ xí dội nước và ống dẫn phân và bể chứa phân, đáy và thành bể không bịt kín.
Ưu điểm: có nút nước, tốn ít nước hơn so với nhà tiêu tự hoại, sạch sẽ, không ruồi muỗi và mùi hôi.
Nhược điểm: kỹ thuật xây phức tạp, phải có nước dội, không tận dụng được nguồn phân bón, dễ gây ô nhiễm nguồn nước ở khu vực nước ngầm thấp.
Nhà tiêu sinh thái: loại nhà tiêu được xây dựng trên cơ sở hai ngăn cũ, nhưng được cải tạo bằng cách lắp thêm ống thông hơi.
Hình 5.4: Mô hình nhà tiêu sinh thái
Ưu điểm: chi phí không cao, kỹ thuật vận hành đơn giản, sử dụng phân trong nông nghiệp.
Nhược điểm: công trình đặt nơi thoáng gió và có ánh nắng, cần có chất độn trong quá trình xử lý phân.
b. Chuồng trại hợp vệ sinh
Chuồng trại hợp vệ sinh cần đáp ứng nhu cầu sau:
Không làm ô nhiễm đất, nguồn nước ngầm và nước mặt xung quanh.
Không có mùi hôi thối, không làm mất mỹ quan ngoại cảnh.
Không có ruồi nhặng và côn trùng truyền bệnh.
Hệ thống thoát nước, ngăn chứa, ủ phân riêng.
Rãnh thoát nước phải xây gạch.
Nhà bao che có thể xây gạch hay tre, gỗ.
Sử dụng chất hóa học, các loại thuốc bảo vệ thực vật
Các chất bảo vệ thực vật được sử dụng ngày càng nhiều ở nước ta và điều đặc biệt là đại đa số các loại thuốc này là những chất độc gây nguy hiểm, gây suy thoái môi trường, hiệu quả kinh tế thấp, ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu sử dụng, bảo quản không đúng cách. Có thể nói, Việt Nam là một quốc gia sử dụng một sản lượng hóa chất quá nhiều so với diện tích đất trồng trọt.
Quản lý thuốc trừ sâu: qua nhận định trên, huyện Mộc Hóa cũng phải chuyển đổi quan niệm về phát triển và sản xuất cho phù hợp với xu hướng phát triển bền vững toàn cầu gắn với bảo vệ môi trường. Các biện pháp sơ khởi nhằm mục tiêu tận dụng thiên nhiên, áp dụng chu kỳ của sinh – thực – động vật để phát triển nông nghiệp và giảm thiểu tối đa việc sử dụng các hóa chất độc hại.
Khống chế dư lượng thuốc BVTV rò rỉ, ngấm xuống mạch nược ngầm.
Kiểm soát sâu rầy bằng sinh vật: theo nguyên tắc tự nhiên, bất kỳ một loài sinh vật nào cũng có loài khác cấm kỵ. Do đó, nông dân cần phải đủ trình độ để nhận diện các loại côn trùng, thấu hiểu cung cách ăn uống hay săn mồi của chúng để từ đó dùng các loại thích ứng để bảo vệ mùa màng. Ví dụ như các loại côn trùng cánh cứng, nhện đồng... có thể tiêu diệt được sâu rầy ăn lúa.
Kiểm soát cỏ dại: cần giải quyết vấn đề này trước khi bắt đầu một chu kỳ trồng trọt mới. Các biện pháp cơ học như lật đất, nhổ cỏ, hay thiêu đốt là phương pháp đúng đắn để bảo vệ và làm gia tăng năng suất cây trồng hơn là dùng thuốc diệt cỏ.
Thời gian sử dụng thuốc trừ sâu: dù muốn hay không cũng cần phải dùng một số thuốc BVTV. Tuy nhiên, cần phải sử dụng đúng nơi, đúng lúc.
Môi trường đô thị
Để có thể phát triển thành đô thị bậc cao hơn (đô thị loại IV), huyện Mộc Hóa phải chú ý đến việc phát triển môi trường đô thị là mục tiêu lâu dài mà trong đó thị trấn Mộc Hóa được xem là trung tâm. Các vấn đề cần làm là:
Ngăn chặn hay làm giảm tác động của sự phát triển đô thị đến môi trường đến mức có thể chấp nhận được.
Duy trì hay nâng cao chất lượng môi trường.
Dựa theo kết quả nghiên cứu và dự báo các tác động ảnh hưởng đến môi trường nên các đề xuất được đưa ra như sau:
a. Hệ thống thoát nước
Nước sau khi sử dụng vào mục đích sinh hoạt hay sản xuất, nước mưa chảy trên mái nhà, mặt đường, mặt đất, chứa nhiều hợp chất hữu cơ, vô cơ dễ bị phân hủy thối rữa và chứa vi trùng gây bệnh cho người và động vật. Nếu những loại nước thải này xả ra một cách bừa bãi, thì không những là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, nảy sinh và truyền nhiễm bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe, điều kiện vệ sinh của người dân....
Nước thải của huyện Mộc Hóa được thu gom tập trung, thoát ra hố ga vào cống. Nước thải sinh hoạt của huyện thoát chung vào mạng lưới cống thoát nước mưa, qua cống ngầm, mương nổi và chưa có hình thức xử lý nào khác. Qua đó cho thấy khả năng thoát nước trong địa phương huyện gặp rất nhiều khó khăn.
Do đó, trong huyện cần nâng cấp hệ thống thoát nước có 2 hệ thống cống trong đó mạng lưới để thoát nước sinh hoạt, và nước mưa bẩn, còn mạng lưới khác để dẫn nước mưa sạch xả trực tiếp ra sông hồ.
b. Chất thải rắn
Rác thải là một nguồn thải rất đa dạng và phức tạp trong quá trình phát triển của xã hội ở các đô thị. Hiện tỷ lệ thu gom trong huyện Mộc Hóa chỉ đạt 10% tổng lượng rác thải ra trong ngày, 90% rác còn lại đều đổ xuống kênh rạch và do các hộ gia đình tự xử lý.
Chính vì thế để giải quyết các vấn đề liên quan đến chất thải phức tạp này, huyện Mộc Hóa cần tiến hành đẩy mạnh công tác thu gom rác trên địa bàn, nâng tỷ lệ thu gom lên 70% lượng phát sinh. Rác sau khi được thu gom , cần phải:
Phân loại rác triệt để: được xem là khâu quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất và công suất của quá trình xử lý. Rác sinh hoạt sau khi thu gom và vận chuyển đến khu xử lý được phân loại từng phần riêng biệt để xử lý triệt để.
Tái sử dụng đối với các thành phần có thể tái sử dụng.
Đốt với các thành phần rác có thể cháy được.
Ủ hiếu khí rác hữu cơ làm phân bón.
Chôn lấp hợp vệ sinh đối với các loại rác không ủ trong quá trình đốt.
Trong huyện Mộc Hóa, sau khi thu gom, rác được đổ thành đống lộ thiên. Do đó, để giảm thiểu lượng ô nhiễm phát sinh từ rác, việc xây dựng nhà máy xử lý rác là cần thiết. Yêu cầu của một hệ thống xử lý rác thải cần:
Đảm bảo vệ sinh môi trường và chi phí đối với xưởng ủ rác được đặt lên hàng đầu, tức là phải đảm bảo vệ sinh môi trường và chi phí thấp nhất.
Nước rò rỉ từ rác được thu gom triệt để theo nguyên tắc tự chảy vào hệ thống đường rãnh thu gom chính, đảm bảo gom hết lượng nước rác thải ra.
Rác thải trước khi đưa vào bể ủ phải được phân ra thành các loại (theo khả năng xử lý), tùy theo đặc tính của các phần rác sau khi đã phân loại mà đưa vào xử lý theo các phương pháp thích hợp: rác có thể tái chế, rác có thể cháy, rác hữu cơ, rác trơ.
c. Mảng xanh đô thị
Cây xanh có vai trò rất quan trọng đối với môi trường đô thị và đời sống con người. Nó được xem là một thành phần không thể thiếu trong hệ sinh thái đô thị. Các chức năng của cây xanh là:
Cải tạo vi khí hậu và điều kiện vệ sinh.
Làm nơi nghỉ ngơi, giải trí cho người dân.
Làm tăng vẻ đẹp, mỹ quan đô thị.
Ngăn cách tiếng ồn, bụi giao thông.
Theo kết quả dự báo cây xanh công cộng tại các khu còn ít và thiếu. Hiện chỉ đạt 5,8m2/người (thấp hơn tiêu chuẩn 7m2/người). Do đó, vấn đề quy hoạch cây xanh quanh các ao hồ, các vành đai dọc theo sông ngòi, kênh rạch nhằm phát triển mảng xanh trong huyện đạt hay cao mức chuẩn là cần thiết.
c. Hệ thống chiếu sáng
Hiện hệ thống đường phố được chiếu sáng chỉ chiếm 64%, đạt hiệu quả thấp hơn so với tiêu chuẩn (85%). Vì vậy, nâng cấp điện chiếu sáng trên tổng chiều các trục lộ chính lên mức cao hơn 85% rất cần thiết để Mộc Hóa phát triển lên đô thị loại IV.
5.2.3.3 Môi trường biên giới
Biên giới được xem là môi trường diễn biến phực tạp, và tiềm ẩn những yếu tố không ổn định. Cửa khẩu Bình Hiệp là nơi giao thương buôn bán giữa Việt Nam và Campuchia, nhưng đây cũng là nơi tình hình an ninh và buôn lậu tuyến biên giới luôn diễn ra.
Do đó, huyện Mộc Hóa cần gắn liền mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và giữ vững an ninh quốc phòng.
5.2.3.4 Môi trường du lịch
Là vùng ngập lũ nhưng Mộc Hóa vẫn thu hút du khách từ các địa phương khác vì tại đây có tài nguyên tự nhiên phong phú: cá linh, lươn, ếch, chuột đồng, bông điên điển, những cánh rừng tràm bạt ngàn... và các loại hình giải trí khác nhau: tham quan rừng tràm bằng xuống máy, câu cá giải trí trên kênh nước nổi, đi săn chuột. Bên cạnh đó, Mộc Hóa còn có hệ thống dịch vụ phục vục du lịch với rất nhiều cơ sở lớn nhỏ (2.401 cơ sở).
Hoạt động du lịch của huyện dựa trên các đặc điểm của môi trường tự nhiên, vẫn chưa quan tâm nhiều đến các tác động môi trường. Để ngành du lịch vẫn phát triển nhưng không tác động tiêu cực lên môi trường, khi muốn triển khai xây dựng các công trình hay các điểm du lịch, huyện Mộc Hóa cần:
Đánh giá thực trạng phát triển du lịch.
Các mục tiêu, phương hướng phát triển: tài nguyên và môi trường du lịch, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, dự báo du lịch và vấn đề đầu tư và các giải pháp thực hiện.
Xây dựng bản đồ quy hoạch: trung tâm du lịch, điểm du lịch.
5.2.3.5 Môi trường nước
Nước có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống con người. Mộc Hóa là nơi có nguồn nước mặt khá dồi dào nhưng lại phân bố không đồng đều, chất lượng nước ngầm lại tương đối kém. Ngoài ra, ô nhiễm nguồn nước do các loại chất thải (hữu cơ, chất dinh dưỡng, phân gia súc) từ các hộ gia đình, từ hoạt động nông nghiệp ngày một nghiêm trọng.
Do đó, nhu cầu quản lý môi trường được đặt ra:
a. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi: đặc điểm của hệ thống sông ngòi cho thấy nguồn nước Long An cũng như Mộc Hóa không dồi dào, trong khi đó ảnh hưởng của biển (xâm nhập mặn). Nguồn nước vào mùa khô càng trở nên khan hiếm và nhiễm mặn. Vì vậy đầu tư xây dựng thủy lợi là yếu tố quyết định để phát triển nông nghiệp theo chiều sâu và thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
b. Thiết lập, xử lý và lưu trữ số liệu thông tin về thành phần môi trường: cơ sở đầu tiên của việc quản lý tổng hợp môi trường nước trong khu vực huyện Mộc Hóa là số liệu, thông tin chính xác về diễn biến thành phần môi trường do các tác động của con người và yếu tố tự nhiên.
c. Xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn trong khu vực: do quản lý dữ liệu theo không gian nên có thể dễ dàng trao đổi dữ liệu với nhau thì áp dụng công cụ này cần phải thống nhất một số tiêu chí:
Nền dữ liệu theo không gian phải cùng một hệ thống lưới chiếu và nó phải đảm bảo tính chính xác để có thể lồng ghép vào dữ liệu không gian đơn tính khác.
Những thông số và các đơn vị đo lường của các dữ liệu thuộc tính phải thống nhất để có thể trao đổi, so sánh, áp dụng cho công tác dự báo.
Một trong những công cụ hỗ trợ khác được áp dụng trong công tác giải đoán để phát hiện và dự báo những thay đổi của môi trường tự nhiên là viễn thám (Remote Sensing). Đây là phương pháp sử dụng ảnh vệ tinh đa phổ để xem xét những thay đổi môi trường mặt đất. Ô nhiễm nguồn nước có thể nhận ra khi áp dụng ảnh vệ tinh ở độ phân giải cao. Công tác quy hoạch chi tiết cũng có thể áp dụng từ sự hỗ trợ của công cụ này. Tuy nhiên, việc áp dụng công cụ này chưa được phổ biến và quan tâm nhiều do sự mới mẽ và chi phí rất cao.
Bên cạnh đó, công cụ GPS để xác định tọa độ các điểm đo cũng nên được áp dụng để hỗ trợ cho hệ thống dữ liệu GIS, nhằm quản lý tốt hơn các dữ liệu môi trường cần thiết.
d. Áp dụng mô hình hóa quản lý chất lượng nước trong từng khu vực: mô hình hóa mô phỏng các hệ thống của từng lưu vực là phương pháp toán - tin ngày càng cần thiết trong quản lý tổng hợp môi trường nước nói chung và nước mặt chảy qua địa bàn huyện Mộc Hóa nói riêng. Ưu điểm của phương pháp:
Dự báo định lượng các động thái môi trường do các phương án phát triển, đặc biệt là tác động đến chất lượng môi trường nước (ô nhiễm hữu cơ, phú dưỡng hóa), lan truyền ô nhiễm, xâm nhập mặn, các tác động về mặt thủy văn, biến đổi thủy sinh.
Đánh giá hiệu quả việc bảo vệ môi trường của phương pháp kỹ thuật giảm thiểu tác động đến chất lượng môi trường nước.
Chính vì vậy, các mô hình này cần được áp dụng cho quản lý môi trường cho các lưu vực của huyện Mộc Hóa:
Các mô hình chảy tràn trong khu vực.
Các mô hình bồi lắng phù sa.
Các mô hình vận chuyển dòng chất rắn.
Các mô hình dòng chảy áp lực.
Các mô hình quá trình thống kê.
Các mô hình quản lý chất lượng nước: mô hình lan truyền chất ô nhiễm, thay đổi DO, BOD5, COD, dinh dưỡng
5.2.3.6 Môi trường sau lũ
Ngập lũ là quy luật thường niên ở Mộc Hóa. Vì vậy, huyện phải gánh chịu chịu những hậu quả nặng nề nhất: nhiều phòng học bị ngập, sập hàng chục căn nhà, giao thông gián đoạn, cây ăn quả và rau màu bị hư hại nghiêm trọng.
Do đó, huyện Mộc Hóa cần thực hiện nhanh việc cải tạo lại môi trường: dựng lại nhà cửa, giải quyết giao thông Quan trọng nhất là vấn đề cấp nước và thoát nước, tiêu nước sau mùa lũ. Để có thể thực hiện được những nội dung đó, huyện Mộc Hóa cần dự trữ khoản ngân sách dành để khắc phục những khó khăn sau lũ.
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Nhằm phát triển nền kinh tế địa phương, không ngừng cải thiện đời sống vật chất – tinh thần cho người dân nông thôn, Mộc Hóa đã chuyển mình từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, từng bước thay đổi về nhiều mặt để hòa nhập với xu hướng đô thị hóa của tỉnh Long An.
Môi trường đất, nước, không khí cũng chịu chung áp lực. Chất lượng môi trường huyện Mộc Hóa đang được quan tâm về nhiều mặt: nước mặt, nước ngầm, hệ thống cấp thoát nước, nhưng quan trọng nhất là vấn đề rác thải.
Dựa trên kết quả nghiên cứu cho thấy, nguồn nước kênh rạch đang bị ô nhiễm. Nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môi trường nước do tập quán canh tác nông nghiệp, sử dụng thuốc BVTV không hợp lý của người dân, cũng như quá trình sinh hoạt của con người gây ra. Nước thải sinh hoạt thoát chung với hệ thống thoát nước mưa chảy ra cống, và không có hình thức xử lý nào. Theo dự báo, khi dân số tăng nhanh thì nhu cầu phục vụ cho cuộc sống người dân tăng, làm cho nhu cầu dùng nước tăng theo và cả lượng nước thải ra môi trường cũng tăng. Nếu không có công nghệ xử lý nước và hệ thống thoát nước phù hợp thì việc ô nhiễm môi trường này nghiêm trọng là khó tránh khỏi.
Chính những thay đổi về mặt kinh tế đã làm ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng. Hậu quả làm đa dạng thành phần và độc hại hơn về tính chất rác thải. Hiện lượng rác thu gom chiếm tỷ lệ thấp (<10%), và được đổ đống lộ thiên, không qua bất kỳ hình thức xử lý nào. Khoảng hơn 90% lượng rác không được thu gom, xả thải trực tiếp xuống kênh rạch, ao hồ, hoặc được tự xử lý bằng cách thiêu đốt. Theo tình hình phát triển chung, trong tương lai, huyện có thêm rất nhiều công trình xây dựng và mức sống người dân không ngừng nâng cao và cải thiện. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn gốc, khối lượng và thành phần chất thải trong tương lai cũng như ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng môi trường và sức khỏe người dân huyện Mộc Hóa.
Bên cạnh đó, nhận thức của cộng đồng về vấn đề môi trường còn rất yếu kém.
Dựa trên những kết luận đó, một số kiến nghị được đưa ra như sau:
Trước mắt:
Các cơ quan chính quyền huyện Mộc Hóa đẩy nhanh tiến độ xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh cho toàn huyện, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường nước ngầm và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân trong vùng.
Thúc đẩy nhanh công tác thu gom và xử lý nguồn nước.
Nghiêm cấm việc xả thải xuống sông, kênh rạch.
Sử dụng phân bón, thuốc BVTV hợp lý, giảm thiểu dư lượng thuốc BVTV, hạn chế tối đa tình trạng bạc màu, thoái hóa đất.
Khuyến khích người dân sử dụng tiết kiệm nguồn nước, đồng thời khai thác nguồn nước ngầm hợp lý.
Về lâu dài:
Vì tình hình phát triển của huyện sẽ có nhiều chuyển biến trong thời gian tới nên việc quản lý chất lượng môi trường sẽ rất khó khăn. Do đó, các cơ quan quản lý môi trường cần xem xét thực trạng về môi trường của huyện Mộc Hóa, từ đó nghiên cứu các giải pháp tổng hợp theo thời gian để quản lý.
Tăng cường công tác thanh tra môi trường trên địa bàn huyện, có biện pháp xử lý triệt để đối với các cơ sở xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng về nước, không khí, chất thải rắn. Khuyến khích các cơ sở sản xuất có công nghệ thân thiện môi trường, bắt buộc tất cả các cơ sở xây dựng, nâng cao hệ thống xử lý môi trường đạt yêu cầu cho phép.
Phối hợp với các cơ quan chuyên trách huy động kinh phí phát triển trồng cây xanh trong nội ô đô thị, công viên, dọc các tuyến giao thông, vỉa hè nhằm tạo cảnh quan môi trường đô thị, cải thiện chất lượng không khí.
Huy động nguồn vốn tài trợ để xây dựng hệ thống bảo vệ môi trường. Trong tương lai, nếu có phát triển công nghiệp thì ưu tiên xây dựng các nhà máy phân vi sinh có nguồn gốc từ rác thải nhằm giảm mức tối thiểu lượng rác sử dụng trong tương lai.
Tổ chức các hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường của cộng đồng. Đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền thông qua các tổ chức, đoàn thể chính trị – xã hội, cán bộ các ngành, các doanh nghiệp có đủ kiến thức và năng lực, đặc biệt chú trọng các dân cư vùng sâu, vùng xa.
MỤC LỤC