Qua quá trình thực tập tại xí nghiệp môi trường đô thị Sóc Sơn được biết về hoạt động quản lý rác thải của xí nghiệp. Xí nghiệp tham gia thu gom vận chuyển rác cho một số địa bàn thị trấn,Phủ Lỗ, Trung Giã, khu công nghiệp Nội Bài.Cơ sở vật chất, phương tiện vận chuyển của xí nghiệp còn nhiều khó khăn. Ơ đây chủ yếu là thu gom từ các hộ dận rồi đổ vào các chân rác, sau đó bốc xúc lên xe vận chuyển tới bãi đổ. Mức phí hiện nay áp dụng ở đây cũng theo qui định chung là 1000đ/ng/tháng, một số nơi đời sống nhân dân khó khăn thì là 800đ/ng/tháng. Hiệu quả thu phí ở đây vẫn còn thấp. Cần phải tuyên truyền cho dân hiểu ủng hộ đóng phí đầy đủ.
Từ công thức tính phí và những số liệu thu thập được của xí nghiệp môi trường đô thị Sóc Sơn đã tính ra kết quả một mức phí mới trung bình cho một người dận ở thị trấn Sóc Sơn là 13.260đ/tháng /người. Tính được một mức phí như vậy nhưng việc thực thi nó mới là vấn đề khó khăn.
Một số biện pháp cần thiết để giúp việc thực hiện thu mức phí mới tại huyện Sóc Sơn.
Xí nghiệp môi trường đô thị Sóc Sơn cần cố gắng hoàn thành công việc quản lý rác thải một cách tốt nhất, nâng cao hiệu quả công việc và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ nhân viên xí nghiệp để người dân thấy được tầm quan trọng của quản lý rác thải bảo vệ môi trường.
Uỷ ban nhân dân huyện cùng các cấp có chính quyền giúp đỡ về tài chính và pháp lý làm cơ sở cho thực thi phí rác thải.
Vì đời sống người dân còn nghèo, thu mức phí cao như vậy là rất khó nhưng chúng ta vẫn phải tìm cách, có thể bước đầu thu ở mức thấp hơn sau đó mới tăng dần lên, thực thi trong phạm vi hẹp đến rộng. Trước hết có thể áp dụng có khu vực thị trấn.
Cần có nhiều hình thức tuyên truyền giáo dục nâng có ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.
37 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Bước đầu xây dựng phương pháp tính phí rác thải áp dụng cho địa bàn thị trấn sóc sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n có điểm giống nhau đó là đánh vào người gây ô nhiễm. Mục tiêu đánh thuế và phí là làm thay đổi hành vi của người sản xuất và người tiêu dùng theo hướng giảm phát thải chất ô nhiễm môi trường. Nếu xác định mức thuế hoặc phí còn có thể khuyến khích các cơ sở sản xuất lắp đặt các thiết bị xử lý chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường. Vì vậy trong chừng mực nào đấy có thể coi phương pháp luận của việc tính thuế và phí môi trường là tương đồng nhau.
Theo Pigou thì đánh thuế ô nhiễm là một công cụ nhằm nhằm đưa chi phí cá nhân bằng chi phí xã hội.
Nguyên tắc tính thuế Pigou là ai gây ô nhiễm người đó phải chịu thuế. Thuế Pigou tính trên từng đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm. Nguyên tắc này có thể dùng trong việc xác định mức phí rác thải.
Pigou đề ra mức thuế như sau:
Mức thuế ô nhiễm tính trên từng đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm có giá trị bằng chi phí bên ngoài do đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm gây ra tại mức hoạt động tối ưu Q*
X
MNPQ
MNPQ - t* t* MEC
O Q* Q
Hình 1: Mức thuế ô nhiễm.
Khi doanh nghiệp đầu tư thay đổi qui trình công nghệ để làm giảm chất thải gây ô nhiễm mà doanh nghiệp vẫn giữ nguyên được sản lượng tối ưu và giảm được ngoại ứng nghĩa là doanh nghiệp đã bỏ ra một chi phí để làm giảm chất thải gây ô nhiễm hay để xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường. Chi phí để giảm thải thêm một đơn vị thải chính là chi phí cận biên giảm thải gây ô nhiễm. Một khi doanh nghiệp giảm thải chất thải gây ô nhiễm môi trường càng nhiều thì chi phí giảm thải càng cao. Đây cũng là căn cứ cho việc xác định suất phí trên một đơn vị chất thải thích hợp sao cho cả xã hội lẫn doanh nghiệp đều có lợi hay không bên nào chịu thiệt.
Vấn đề đặt ra với xác định phí ô nhiễm là phí gây ô nhiễm này cần khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục sản xuất có lơi nhuận nhưng đồng thời vẫn đảm bảo được tiêu chuẩn chất lượng môi trường qui định. Theo kinh nghiệm của nhiều nước việc xác định suất phí là vấn đề phức tạp gây nhiều tranh cãi trong đó nguyên nhân quan trọng chính là thiếu thông tin hay thông tin không chính xác dẫn đến không đủ cơ sở để xác định chi phí thiệt hại qua đó không đưa ra mức phí chính xác.
1.1.4. Cơ sở pháp lý tính phí rác thải.
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP)
Nguyên tắc này xuất phát từ luận điểm của Pigou về nền kinh tế phúc lợi.
Nguyên tắc cơ bản của PPP là giá cả của hàng hoá hay dịch vụ phải được biểu hiện đầy đủ vào tổng chi phí sản xuất của nó bao gồm cả chi phí của tất cả các tài nguyên môi trường để sản xuất các loại hàng hoá đó (chi phí thiệt hại, chi phí khắc phục, chi phí cơ hội).
Theo nguyên tắc này người gây ô nhiễm phải chịu mọi khoản chi phí để thực hiện các biện pháp giảm thiểu khắc phục ô nhiễm, nhằm đảm bảo môi trường ở trạng thái chấp nhận được.
Nguyên tắc này được củng cố thêm bởi 4 nguyên tắc cơ bản khác như nguyên tắc phòng ngừa, nguyên tắc hiệu quả kinh tế và tiết kiệm chi phí, nguyên tắc cấp dưới và nguyên tắc hiệu quả pháp luật.
Nguyên tắc người hưởng thụ phải trả tiền (BPP)
Nguyên tắc này chú trọng việc phòng ngừa ô nhiễm và cải thiện môi trường được đóng góp bởi những người được hưởng một môi trường trong sạch không phải chịu ô nhiễm.
Nguyên tắc này tạo ra một khoản thu nhập để thực hiện các biện pháp cải thiện môi truờng. Mức phí tính theo đầu người càng cao càng nhiều người nộp phí thì số tiền thu càng nhiều. Hiệu quả hoạt động môi truờng phụ thuộc vào mức phí, số người đóng góp và khả năng sử dụng hợp lý số tiền đó.
Tiêu chuẩn môi trường.
Tiêu chuẩn môi trường được coi là chuẩn mực để xác định trách nhiệm của đối tượng gây ô nhiễm môi trường.
Hiện nay Việt nam đang áp dụng bộ tiêu chuẩn môi trường giới hạn nồng độ các chất thải vào môi trường nước, khí, chất thỉa rắn và tiếng ồn. Khi tính phí môi trường phải căn cứ vào các tiêu chuẩn môi trường. Thường phí chỉ đánh nguồn gây ô nhiễm khi nồng độ vượt tiêu chuẩn thì sẽ bị phạt và mức phạt lớn hơn nhiều so với mức phí.
Luật BVMT qui định về việc thu thuế phí bảo vệ môi trường
Điều 7 luật BVMT qui định ”tổ chức cá nhân sử dụng thành phần môi trườngvào mục đích sản xuất kinh doanhtrong trường hợp cần thiếtphải đóng góp tài chính vào việc bảo vệ môi trường”.
Điều 8 nghị định 175/CP “tất cả các tổ chức và cơ sở sản xuất kinh doanh phải tuân thủ hoàn toàn qui định đóng góp tài chính của luật BVMTvà phải bồi thường các thiệt hại gây ra đối với môi trường”.
1.1.5. Phương pháp xác định phí môi trường.
Nguyên tắc xác định phí môi trường
Mức phí phải được xác định trên cơ sở mang tính chất phương pháp và điều chỉnh cho phù hợp với các nguồn ô nhiễm, đặc tính của các chất ô nhiễm, loại hình sản xuất gây ô nhiễm .
Phí môi trường phải đủ mức cao để có hiệu lực với các đối tượng gây ô nhiễm. Nếu quá thấp nó sẽ không có tác dụng, nếu quá cao nó sẽ bị chống đối của các nhà sản xuất và mất sự ổn định nền kinh tế vĩ mô.
Phí môi trường và công cụ kinh tế chỉ có hiệu lực cao khi có sự ổn định nền kinh tế vĩ mô và nền kinh tế thị trường thực sự.
Hiệu lực của phí môi trường liên quan tới hàng loạt các điều kiện khác ví dụ thị trường tài chính đã cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn tài chính để đổi mới công nghệ, mở cửa thị trường chuyển giao công nghệ thế giới.
Phí môi truờng phát huy tốt trong một bộ máy hành chính lành mạnh và quản lý có hiệu quả, một hệ thống giám sát môi trương hữu hiệu tránh được việc trốn lậu thuế tham nhũng.
Một số các cách tính phí môi trường .
a) Tính phí dựa vào khối lượng tiêu thụ các nguyên liệu đầu vào
Công thức tổng quát
Mij = S Pij . Fij . Tj = S Mij
Trong đó:
Mij Mức phí do chất ô nhiễm i của doanh nghiệp j.
Fij Mức thải giả định của chất ô nhiễm i của doanh nghiệp j do một đơn vị nguyên liệu và nhiên liệu đầu vào gây ra.
Tj Tổng lượng nguyên nhiên liệu đầu vào của doanh nghiêp j.
Pij Suất phí tính cho một đơn vị chất ô nhiễm i của doanh nghiệp j.
Ưu điểm của phương pháp này là phí đánh vào nguyên nhiên liệu đầu vào sẽ làm cho chi phí sản xuất tăng lên và như vậy sẽ khuyến khích việc giảm lượng tiêu thụ đầu vào đối với chất thải khó đếm được và khó kiểm soát như khí thải.
Nhược điểm phương pháp này không tính đến thực trạng công nghệ của doanh nghiệp, không tính đến đặc điểm công nghệ sử dụng nguyên nhiên liệu, không xét đến môi trường khu vực chịu ảnh hưởng của chất ô nhiễm.
b) Tính phí môi trường dựa vào lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường
Công thức tính phí môi trường tổng quát:
Mij = S Pij . Eij = SPij .eij.K
Trong đó:
M : tổng phí doanh nghiệp j phải đóng cho chất thải i trong một khoảng thời gian qui định.
Pij Suất phí cho một đơn vị chất ô nhễm i của doanh nghiệp j.
EijTổng lượng chất ô nhiễm i của doanh nghiệp j theo thời gian qui định.
i =1,2,3,n..các chất ô nhiễm khác nhau.
K: tổng lượng dòng thải theo một chu kỳ thời gian.
eij nồng độ chất ô nhiễm trong dòng thải.
Ưu điểm phương pháp tính phí môi trường dựa vào lương chất thải là cách tính đúng đắn nhất theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, thu phí trực tiếp đối với chất ô nhiễm được thải ra môi trường.
Nhược điểm phương pháp này là không tính đến đặc điểm của môi trường tiếp nhận, đặc điểm loại hình sản xuất, qui mô sản xuất và các yếu tố kinh tế xã hội. Khó đo đạt kiểm soát, không khuyến khích nhà sản xuất giảm thiểu chất ô nhiễm, tăng chi phí kiểm soát ô nhiễm. Nếu phân phí môi trường thành phí cố định và phí biến đổi thì quá trình thực hiện khó khăn, khó xác định chính xác các chất thải và tiêu chuẩn môi trường cho việc tính phí.
c) Tính phí dựa vào mức sản xuất đầu ra
Phương pháp này dựa vào số đơn vị sản phẩm hay sản lượng của xí nghiệp sản xuất trong thời gian tính thuế hay tính phí, doanh thu của xí nghiệp.
Công thức tổng quát:
Mj =S Pij . Sij
Trong đó:
Pij Suất phí đối với sản phẩm i của doanh nghiêp j tính theo đơn vị sản phẩm hoặc thu nhập bằng tiền.
Sij Sản lượng sản phẩm i của doanh nghiệp j.
Ưu điểm của phương pháp này là dễ thực hiện dễ kiểm soát nhưng nhược điểm là không tính đến các yếu tố môi trường khu vực hoạt động của doanh nghiệp, không tính đến trình độ công nghệ của sản xuất do vậy không kích thích doanh nghiệp đổi mới công nghệ.
d) Tính phí dự vào lợi nhuận của doanh nghiệp
Đây là phương pháp cuối cùng khi không còn giải pháp nào khác do không có thông tin hay không tiếp cận các thông tin mới.
Công thức tổng quát:
Mj =X%( TR-TC )
Trong đó:
X% là mức phí (thuế) môi trường doanh nghiệp .
TR: tổng doanh thu của doanh nghiệp.
TC : tổng chi phí của doanh nghiệp.
Ưu điểm phương pháp này dễ thực hiện phản ánh trực tiếp chi phí cho môi trường mà cơ sở gây ra ô nhiễm phải trả.
Nhược điểm của phương pháp này là không công bằng giữa các doanh nghiệp làm ăn có lãi và các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công nghệ tiên tiến và sản xuất có hiệu quả kinh tế.
1.2. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn.
1.2.1 Điều kiện tự nhiên.
Sóc sơn là một huyện ngoài thành nằm ở phía bắc của thủ đô Hà nội. Phía bắc của Sóc sơn giáp với Thái nguyên, phiá nam giáp với huyện Đông Anh, phía đông giáp với Hà Bắc, phía tây giáp với Vĩnh Phú. Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 31.296 ha gồm 3 vùng địa hình núi, gò đồi, đồng bằng ven sông trong đó đồi núi chiếm 2/3 tổng diện tích tự nhiên.
Khí hậu của Sóc Sơn mang đặc điểm chung khí hậu đồng bằng bắc bộ với 2 mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng11 đến tháng 3, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10.
Nhiệt độ trung bình trong năm 23.8oC, nóng nhất 41,2oC, lạnh nhất 5oC. Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất (tháng 7) và tháng lạnh nhất (tháng 1) theo số liệu trạm khí tượng Phúc Yên là 13,1oC.
Lượng mưa trung bình năm của vùng 1.460mm, năm cao nhất từ 1.952mm, năm thấp nhất 915mm. Lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, cao nhất tháng 7, tháng 8, thấp nhất tháng 12, tháng 1 năm sau.
Lượng bức xạ mặt trời trung bình 8,5 Kcal/cm3 tháng. Lượng bốc hơi trung bình năm 865mm. Như vậy khí hậu Sóc Sơn tương đối khô nóng trong phạm vi đồng bằng bắc bộ.
1.2.2. Kinh tế xã hội
Sóc sơn có 25 xã, một thị trấn với dân số 240.000 người, gồm 125.000 lao động, 80.526 học sinh, 95% số nhân khẩu tham gia sản xuất nông nghiệp. Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của huyện là 1,7% năm, tỷ lệ sinh con thứ 3 là 11,52%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng là 34,4%. Theo kết quả của chương trình xoá đói giảm nghèo năm 1999, trong tổng số 53.752 hộ dân Sóc Sơn có 14,6% hộ giàu, 21,2% hộ khá, 29.572 hộ trung bình và 7,86% hộ nghèo. Hoạt động kinh tế chủ yếu của Sóc Sơn là sản xuất nông lâm nghiệp với các loại hình: trồng lúa, trồng màu, trồng rau cây ăn quả và trồng rừng. Trong những năm gần đây, do sự tăng trưởng kinh tế chung của đất nước và kinh tế của thành phố Hà Nội, hoạt động nông lâm nghiệp của Sóc Sơn đã có các chuyển hướng cơ bản theo xu thế phát triển trồng rau mầu chăn nuôi phục vụ dân cư nội thành và hình thành loại hình trang trại trên các vùng đồi gò. Đến năm 2001, theo thống kê của huyện đã có trên 500 trang trại chăn nuôi trồng cây công nghiệp ngắn ngày có qui mô trên 1 ha được thành lập trên địa bàn Sóc Sơn.
Hoạt động công nghiệp của Sóc Sơn nhìn chung kém phát triển hơn các huyện và quận khác của thành phố Hà Nội. Phần lớn các cơ sở công nghiệp chính của Sóc Sơn đều thuộc các nhà đầu tư nước ngoài ; công ty VIDACO lắp xe ô tô con và xe tải nhỏ tại xã Minh Trí , công ty Yamaha đầu tư lắp ráp xe máy tại xã Hồng Kỳ và khu công nghiệp Nội Bài liên doanh giữa Việt nam và Malyaxia. Các công ty này mới đi vào hoạt động nên nên qui mô bé và nhu cầu lao động nhỏ. Các cơ sở công nghiệp và dịch vụ khác đóng trên địa bàn Sóc Sơn thường nhỏ và và hoạt động cầm chừng. Riêng từ năm 1999 đến nay, sau khi bãi rác Nam Sơn đi vào hoạt động đã có chuyển dịch trong cơ cấu đầu tư của huyện Sóc Sơn từ nông nghiệp chuyển sang dịch vụ và du lịch. Hoạt động của Cảng hàng không Nội bài là động lực chính phát triển ngành dịch vụ du lịch Sóc Sơn. Nhiều cơ sở dịch vụ cung cấp hàng hoá cho Sân bay Nội bài đang hình thành cùng với các dịch vụ xử lý chất thải, xe taxi, nhà hàng ăn...
Tóm lại tình hình kinh tế xã hội của Sóc Sơn còn gặp nhiều khó khăn. Chính quyền và nhân dân Sóc Sơn đang cùng nhau góp sức xây dựng kinh tế phát triển hơn đời sống nhân dân được cải thiện hơn.
1.2.3.Tổng quan về hoạt động thu gom vận chuyển rác thải của xí nghiệp môi trường đô thị Sóc sơn.
Để đảm bảo môi trường xanh sạch đẹp góp phần phát triển kinh tế xã hội, xí nghiệp môi trường đô thị Sóc sơn đã ra đời do quyết định của UBND thành phố Hà Nội. Ngày 3 tháng 2 năm 1997 xí nghiệp đã được thành lập đảm bảo chức năng nhiệm vụ quản lý vệ sinh công cộng thị trấn, thu gom vận chuyển phân loại, thực hiện các hợp đồng vệ sinh môi trường, thu phí vệ sinh theo quyết định của nhà nước. Ngoài ra xí nghiệp còn đảm nhiệm cung cấp quản lý hệ thống điện nước cây xanh, vườn hoa, công viên, quản lý bến bãi đỗ xe trong phạm vi địa bàn huyện và vận động nhân dân thực hiện qui định bảo vệ môi trường. Ngày mới thành lập xí nghiệp chỉ có 30 cán bộ công nhân viên được điều động từ cơ quan khác đến không có chuyên môn trong lĩnh vực quản lý môi trường ,thiếu thốn cơ sở vật chất, phương tiện vận chuyển rác chưa có xe chuyên dùng phải thuê xe công nông tư nhân, việc thuê mướn vừa tốn kém kinh phí vừa bị động trong công việc vừa không đẹp mỹ quan. Đứng trước những khó khăn như vậy, đội ngũ ban lãnh đạo cùng anh em công nhân đã cố gắng hết sức xây dựng xí nghiệp lớn mạnh hơn.
Cho đến nay sau qua 5 năm hoạt động xí nghiệp đã đạt được một số kết quả tốt. Xí nghiệp có tổng cộng 154 nhân viên với các phòng ban hành chính và các đội sản xuất đảm nhiệm công việc thu gom vận chuyển rác, mỗi đội chia thành các tổ chịu trách nhiệm thu gom rác từng khu vực. Việc quét đường phố thu nhặt rác được thực hiện thường xuyên chia thành các ca làm việc, sáng từ 6 giờ đến 10 giờ, chiều từ 2 giờ đến 6 giờ. Công việc quét rác thu gom được giám sát bởi đội ngũ thanh tra của phòng quản lý môi trường trực thuộc xí nghiệp. Đội ngũ nhân viên làm việc nghiêm túc đã đạt được những thành tích đảm bảo cho môi trường thị trấn sóc sơn và một số các điểm khác thuộc huyện được sạch đẹp, tạo công ăn việc làm nguồn thu nhập ổn định cho lao động của huyện.
Có thể nói có được những kết quả đó là nhờ sự quan tâm của ban lãnh đạo huyện Sóc Sơn đã đầu tư kinh phí đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của xí nghiệp, nhờ xí nghiệp có ban lãnh đạo có năng lực và đội ngũ anh em công nhân nhiệt tình với công việc có tinh thần khắc phục khó khăn, xây dựng được bộ máy tổ chức ổn định. Xí nghiệp đảm nhiệm công việc VSMT thu gom vận chuyển rác thải cho các vị trí trọng điểm dọc theo đường quốc lộ 2, quốc lộ 3, khu vực Trung Giã, thị trấn Sóc Sơn và vùng lân cận Phủ Lỗ, Phú Minh, Phú Cường, khu công nghiệp Nội Bài, Sân Bay quốc tế Nội Bài. Ngoài ra còn thực hiện các dịch vụ vận chuyển chất thải công nghiệp, chất thải độc hại cho 67 cơ quan trung ương địa phương đóng trên địa bàn huyện. Khi mới thành lập xí nghiệp có bãi dổ rác riêng rộng khoảng 1,2 ha, bãi được dùng dể xử lý chôn lấp rác nhưng do một số lý do đến tháng 8 năm 2000 bãi ngừng hoạt động và từ đó rác thải sau khi thu gom được vận chuyển đổ vào bãi rác Nam Sơn, mỗi tấn rác đổ vào bãi rác xí nghiệp đều phải trả khoản tiền cho xử lý rác. Do đó hàng tháng xí nghiệp phải dành một khoản chi phí tương đối lớn cho xử lý rác mà tiền phí thu từ nhân dân còn rất thấp .
Trong thời gian tới xí nghiệp đang có kế hoạch xậy dựng hệ thống xử lý chất thải công nghiệp vì địa bàn Sóc Sơn có rất nhiều các nhà máy, khu công nghiệp, nhu cầu xử lý chất thải rắn công nghiệp là rất lớn. Ngoài ra xí nghiệp còn muốn mở rộng
Phạm vi hoạt động tăng hiệu quả làm việc điều đó là rất cần thiết nhưng đòi hỏi có sự đầu tư đóng góp của các cấp chính quyền và nhân dân.
Hoạt động thu gom vận chuyển của xí nghiệp được thể hiện qua sơ đồ 1:
Rác từ hộ gia
đình
Rác từ cơ quan
Trường học
Các điểm tập trung rác
Bãi chôn lấp rác
Rác đường phố
chợ
Thu gom
Bốc xúc
vận chuyển
Hình 2:Các công đoạn của quá trình quản lý rác thải
Chương 2. Phương pháp tính phí rác thải
2.1. Các tài liệu được thu thập phục vụ cho phương pháp tính
Tài liệu về cơ cấu tổ chức của cơ quan thực hiện công việc thu gom vận chuyển và xử lý rác. Trong đó bao gồm hệ thống từ ban giám đốc đến các phòng ban và các đội trực tiếp thực hiện công việc thu gom vận chuyển rác. Số lượng công nhân của từng đội thu gom từng đội vận chuyển. Các tài liệu này được thu thập từ những tập hồ sơ lưu của phòng tổ chức của đơn vị cơ quan đó. Ngoài ra cần nắm được mức lương mà người công nhân được hưởng, mức lương theo qui định của cỏ quan nhà nước hay hình thức khác.Tìm hiểu các tài liệu này để phục vụ cho việc xác định số lao động của đơn vị đó và mức lương hàng tháng, từ đó ước tính chi phí trả cho lao động.
Tài liệu về cơ sở vật chất kỹ thuật. Cơ sở vật chất kỹ thuật của một đơn vị thực hiện nhiệm vụ thu gom vận chuyển và xử lý rác là một yếu tố quan trọng giúp giảm bảo nâng cao năng lực hoạt động và thực hiện nhiệm vụ. Cơ sở vật chất ở đây bao gồm trụ sở cơ quan làm việc, thiết bị văn phòng và đặc biệt là các phương tiện xe thu gom chở rác, dụng cụ lao động ... Số lượng các loại phương tiện, các vật dụng bảo hộ lao động và các máy móc khác hỗ trợ cho công việc. Nguồn tài liệu này được lấy từ các báo cáo về hoạt động sản xuất do phòng tổ chức hoặc kỹ thuật lưu gữi. Từ những số liệu này có thể tham khảo phòng tài vụ về đơn giá của các phương tiện thiết bị kỹ thuật đó để ước tính chi phí cho việc mua sắm trang bị và thay thế chúng. Ngoài ra các phương tiện xe thu gom vận chuyển rác cũng cần phải có chế độ vận hành bảo dưỡng theo định kỳ. Sau mỗi tuyến đường vận chuyển rác cần phải cung cấp nhiên liệu xăng dầu và sữa chữa những hỏng hóc ra xảy trong khi làm việc. Tất cả số tiền dành cho cung cấp nhiên liệu, bảo dưỡng xe đều được thống kê từ phòng tài vụ để ước tính cho chi phí bảo dưỡng vận hành phương tiện hoạt động.
Tài liệu về qui mô phạm vi hoat động của đơn vị thu gom vận chuyển và xử lý rác. Cơ quan quản lý rác là công ty tư nhân hay cơ quan nhà nước, hình thức hoạt động chỉ thu gom vận chuyển rác sinh hoạt hay bao gồm cả thu gom vận chuyển và xử lý rác, nếu có xử lý rác thì các phương tiện nguyên liệu nhiên liệu phục vụ cho các công đoạn của quá trình xử lý rác như san ủi, khử trùng, chôn lấp là bao nhiêu, tiền đền bù cho người dân vì chịu ảnh hưởng ô nhiễm từ khu xử lý gây ra để có thể ước tính được chi phí cho xử lý rác. Ngoài rác sinh hoạt có quản lý cả rác công nghiệp và chất thải lỏng hay không. Đơn vị quản lý rác chịu trách nhiệm thu gom vận chuyển cho các khu dân cư nào, những tuyến đường nào và bao nhiêu cơ quan trường học, chợ, bến xe khu công cộng. Từ những địa điểm đó xác định khối lượng rác đã được thu gom vận chuyển. Với số liệu đó giúp ta có cái nhìn tổng thể về qui mô hoạt động của đơn vị đó và hiệu quả kinh tế thu được từ phí rác thải. Các số liệu về khối lượng rác thu gom có thể lấy kết quả từ các đội thu gom hoặc qua phòng kế hoạch tham khảo các báo cáo tổng kết về thành tích hoạt động hàng năm.
Tài liệu về những kết quả hoạt động thu gom vận chuyển rác đạt được trong những năm qua. Tài liệu này được lấy từ báo cáo tổng kết thành tích hàng năm bao gồm các chỉ tiêu đã đạt được, kết quả thu phí vệ sinh, khối lượng rác đã vận chuyển được, hiệu quả kinh tế, những thuận lợi khó khăn và những kế hoạch phấn đấu trong tương lai.
Tài liệu về mức bảo hiểm ytế, các khoản trợ cấp cho người lao động và tình hình sức khoẻ của người lao động trong điều kiện môi trường làm việc độc hại. thông qua phòng ban chịu trách nhiệm quan tâm đến đời sống người lao động có thể là phòng công đoàn thu thập thông tin về mức đóng bảo hiểm, tiền trợ cấp người lao động được hưởng là bao nhiêu, sức khoẻ công nhân có hay đau ốm mắc bệnh nghề nghiệp hay không và chi phí khám bệnh thuốc men là bao nhiêu để từ đó ước tính chi phí bảo hiểm khám chữa bệnh của ngươi lao động.
2.2. Cách tính phí rác thải
2.2.1 Các bước tính:
Trước hết, phương pháp tính phí rác thải mà đề tài đã chọn là phương pháp dựa trên sự tổng hợp tất cả các chi phí cho hoạt động thu gom vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt và chi phí khắc phục thiệt hại tới môi trường và con người. Như vậy yêu cầu tổng hợp được đầy đủ các chi phí là cần thiết nhưng thực tế xác định được tất cả các chi phí là khó vì có những chi phí xác định được nhưng có chi phí không xác định được. Vì vậy việc tính phí còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như nguồn tài chính của đơn vị cơ quan đó, qui mô hoạt động và điều kiện kinh tế đời sống người dân khu vực tính phí rác thải. Nhưng nhìn chung các bước để tính phí là:
xác định các chi phí
Xác định số lượng lao động tham gia vào hoạt động thu gom và vận chuyển rác thải. Mức lương và các khoản trợ cấp mà người lao động được hưởng.
Xác định số lượng các loại phương tiện dụng cụ phục vụ cho công việc thu gom vận chuyển rác, giá thành để mua chúng và thời gian sử dụng bao lâu thì được thay thế.
Xác định quãng đường vận chuyển rác từ các điểm tập trung rác đến bãi đổ chôn lấp để xác định số nhiên liệu tiêu hao, từ đó ước tính chi phí cho phương tiện vận hành.
Tổng hợp các khoản chi phí của từng công đoạn trong quá trình xử lý rác như san ủi, khử trùng, chôn lấp và cả chi phí đền bù cho dân sống quanh khu xử lý rác để ước tính chi phí của xử lý rác.
Xác định mức bảo hiểm ytế người lao động được hưởng và tiền khám bệnh thuốc men khi họ đau ốm.
Xác định các vật dụng bảo hộ lao động, giá thành của chúng và thời gian sử dụng bao lâu thì được phát đồ mới. ở đây phải quan tâm đến thời gian sử dụng để xác định chi phí mua sắm các vật dụng bảo hộ theo năm hoặc theo tháng.
Xác định hiệu quả làm việc tức là mỗi tháng thu gom vận chuyển được khối lượng rác là bao nhiêu và xử lý được bao nhiêu tấn rác.
Cuối cùng tổng hợp tất cả các chi phí từ khâu thu gom vận chuyển đến xử lý rác, khối lượng rác đã được thu gom vận chuyển và xử lý, xác định số người dân được hưởng dịch vụ thu gom rác là bao nhiêu, từ đó tính ra mức phí rác thải mỗi người dân phải đóng.
ước lượng chi phí
Chi phí cho nhân lực được tính bằng số tiền lương mà chủ lao động trả cho người lao động. Có nhiều lao động với mức lương khác nhau vì vậy để thuận lợi cho tính toán có thể tính theo một số bậc lương đã quy định.
Chi phí cho hoạt động thu gom vận chuyển rác gồm chi phí đầu tư phương tiện thiết bị và chi phí vận hành bảo dưỡng. Chi phí đầu tư phương tiện thiết bị được tính bằng số tiền để mua các xe vận chuyển rác, các xe thu gom và các dụng cụ thu gom. Chi phí cho vận hành bảo dưỡng được tính bằng số tiền mua nhiên liệu xăng dầu cho các xe vận chuyển rác từ điểm tập trung rác đến nơi bãi rác và số tiền sửa chữa những hỏng hóc của xe
Chi phí bảo hộ lao động được tính bằng số tiền mua các vật dụng bảo hộ lao động cho công nhân làm việc, chi phí này có thể được tính theo năm hoặc tháng.
Chi phí trợ cấp làm việc độc hại là số tiền người lao động được hưởng hàng tháng do điều kiện làm việc ảnh hưởng tới sức khoẻ. Tuỳ mức độ ảnh hưởng nặng nhẹ mà mức trợ cấp khác nhau.
Chi phí bảo hiểm ytế, khám chữa bệnh là khoản tiền theo mức bảo hiểm của nhà nước người lao động được hưởng khi xảy ra tai nạn, ốm đau.
Chi phí xử lý rác là khoản kinh phí dành cho quá trình chôn lấp san ủi, khử trùng.., phương tiện công nghệ xử lý và bảo vệ cảnh quan môi trường. Có đơn vị quản lý rác không thực hiện xử lý rác mà chỉ thu gom vận chuyển thì chi phí xử lý được tính bằng số tiền trả cho đơn vị khác xử lý .
2.2.2 Công thức tính phí:
Tổng chi phí là :
T = Ttl + Tpt + Tnl + Tbh + Tđh + Tyt + Txl
Trong đó
Ttl Chi phí cho nhân lực lao động là số tiền trả cho người lao đông vì đã hoàn thành công việc được tính theo bậc lương.( trả lương hàng tháng)
Tpt Chi phí cho phương tiện thu gom vận chuyển là khoản tiền dành cho việc mua các phương tiện phục vụ cho hoạt động thu gom vận chuyển rác.
Tnl Chi phí cho nhiên liệu vận hành, bảo dưỡng được tính bằng số tiền cung cấp nhiên liệu cho xe chuyên trở hoạt động và sữa chữa khi hỏng.
Tbh Chi phí cho bảo hộ lao động là số tiền chi trả cho việc mua sắm các vật dụng bảo hộ lao động.
Tđh Chi phí bồi dưỡng làm việc độc hại là khoản tiền trợ cấp hàng tháng cho người lao động.
Tyt Chi phí khám chữa bệnh, bảo hiểm y tế là số tiền người lao động được hưởng khi ốm đau.
Txl Chi phí xử lý rác là khoản tiền dành cho các công đoạn của quá trình xử lý rác và khắc phục thiệt hại.
Tổng Khối lượng rác xí nghiệp thu gom vận chuyển và xử lý
trong 1 tháng là M
Suất phí là S = T/M
Mức phí = S . m
m: khối lượng rác một hộ trong một tháng.
Với cách tính phí như trên, người nào xả nhiều rác thì phải đóng mức phí cao. Điều đó sẽ giúp giảm bớt lượng rác xả thải và nâng cao ý thức gữi vệ sinh môi trường. Nhưng trong thực tế điều đó đòi hỏi cần nhiều yếu tố như mức sống của người dân khả năng kinh tế họ có thể trả, hiệu quả hoạt động của hệ thống thu gom vận chuyển rác cũng như các yếu tố pháp lý giúp việc thu phí có hiệu quả.
Chương 3. Kết quả thu thập tính toán phí rác thải tại thị trấn Sóc Sơn
Trong quá trình thực tập tại xí nghiệp môi trường đô thị Sóc Sơn sinh viên thực hiện đề tài này đã thu thập các thông tin về hoạt động thu gom vận chuyển rác của xí nghiệp, tổ chức hành chính, các đội sản xuất, phương tiện thiết bị vận hành và chi phí cho mọi hoạt động.
3.1. Một số kết quả hoạt động của xí nghiệp.
Phạm vi hoạt động thu gom vận chuyển rác được trình bày trong bảng III 1
Bảng III 1: Phạm vi hoạt động thu gom vận chuyển rác của xí nghiệp
Địa điểm
Số
Hộ
Số khẩu
Đơn vị
sản xuất
Khối lượng rác
(m3/ngày)
Trung Giã
599
1728
Đội sản xuất số1
9
Thị trấn- Phù Linh-Tiên Dược
1141
3291
Đội sản xuất số1
20
Phủ Lỗ- Phú Minh
963
2942
Đội sản xuất số2
10.45
Thanh Xuân-
Phú Cường
352
1152
Đội sản xuất số2
7.45
Sân bay Nội Bài
748
1928
Đội sản xuất số2
15.4
Tổng
3803
11041
62.3m3/ngày
Các nhà máy trường học Công ty TNHH
92m3/tháng
Như vậy với qui mô xí nghiệp còn non trẻ cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhưng đã gánh vác một nhiệm vụ quan trọng đó là giữ gìn vệ sinh môi trường cho người dân thị trấn Sóc Sơn và một số vùng lân cận. Mỗi ngày các đội phải thu gom vận chuyển một lượng rác lớn đảm bảo các tuyến đường sạch sẽ. Cùng với sự nỗ lực của đội ngũ công nhân và ban lãnh đạo xí nghiệp đã đạt được một số chỉ tiêu về khối lượng như sau:
Quét gom rác
Năm 1997 : 637 ha Năm 2001: 1.405 ha
5 năm : 5.887 ha
Nhặt rác
Năm 1997 : 787 ha Năm 2001:15.877 ha
5 năm : 49.343 ha
Bốc xúc vận chuyển rác
Năm 1997 : 483 tấn Năm 2001: 6.216 tấn
5 năm : 25.572 tấn
Xử lý chôn lấp
Năm 1997 : 483 tấn Năm 1999 : 5700 tấn
3năm: 12.125 tấn
Giá trị sản lượng vệ sinh môi trường thực hiện dược qua các năm :
Năm 1997 thực hiện giá trị: 244.262.000 đ
Năm 1998 thực hiện giá trị: 1.313.922.000 đ
Năm 1999 thực hiện giá trị: 1.865.824.000 đ
Năm 2000 thực hiện giá trị: 2.128.339.000 đ
Năm 2001 thực hiện giá trị: 2.267.902.000 đ
Do tình hình đời sống người dân SócSơn còn gặp nhiều khó khăn chỉ ở một số khu vực như thi trấn thì có khá hơn nên việc thực hiện thu phí vệ sinh là rất khó. Mức bình quân ở đây chỉ là 800đ/ng/tháng, chỉ một số nơi là thu 1000đ/ng/tháng. Mặc dù vậy công nhân môi trường đô thi Sóc Sơn đã cố gắng phục vụ nhân dân và kết quả thu phí vệ sinh và phí dịch vụ vệ sinh môi trường qua các năm như sau
Năm 1997 tổng thu : 24.173.000 đ
Năm 1998 tổng thu : 202.174.000 đ
Năm 1999 tổng thu : 549.389.000 đ
Năm 2000 tổng thu : 863.640.000 đ
Năm 2001 tổng thu : 949.743.000 đ
Tổng cộng 2.589.119.000 đ
Thực hiện nộp ngân sách nhà nước
Năm 1998: 177.000.000
5 năm : 1.059.109.000
Ngân sách nhà nước cấp cho xí nghiệp
Năm 1997: 300.000.000 đ
5 năm : 9.675.524.000 đ
Như vậy có thể thấy trong 5 năm qua xí nghiệp đã có nhiều cố gắng thực hiện nhiệm vụ gữi gìn vệ sinh môi trường cho thị trấn Sóc Sơn và vùng lân cận tạo việc làm cho anh em công nhân.
3.2. Tác động tới môi trường và con người của hoạt động thu gom vận chuyển rác thải
Ma trận tổng hợp tác động của quá trình thu gom vận chuyển rác của xí nghiệp môi trường đô thị Sóc Sơn được trình bày trong bảng III 2
Bảng III 2: Ma trận tác động tới con người và môi trường của hoạt động thu gom vận chuyển rác của xí nghiệp môi trường đô thị Sóc Sơn
Hành động thu gom
vận chuyển
thành phần môi
trường
Quét rác
đường phố
Gom rác
Bốc xúc
Vậnchuyển
Chất lượng
không khí
Tiêu cực
Trung bình
Tiêu cực
Trung bình
Tiêucực
mạnh mẽ
Tiêucực
mạnh mẽ
Đường giao thông
Tiêu cực
Trung bình
Không ảnh
hưởng
Tiêu cực
Yếu
Tiêu cực
mạnh mẽ
Sức khoẻ con người
Tiêu cực
Trung bình
Không ảnh
hưởng
Tiêu cực
Trungbình
Tiêu cực
mạnh mẽ
Cảnh quan
Không ảnh
hưởng
Tiêu cực
mạnh mẽ
Tiêu cực
mạnh mẽ
Tiêu cực
mạnh mẽ
Điều kiện kinh tế
xã hội
Tích cực
mạnh mẽ
Tích cực
mạnh mẽ
Tích cực
trung bình
Tích cực
trung bình
Qua bảng tổng kết trên chúng ta thấy chất lượng không khí bị ảnh hưởng mạnh mẽ trong xuốt quá trình thu gom bốc xúc và vận chuyển rác thải do mùi khó chịu bốc ra từ rác. Từ đó cảnh quan cũng bị ảnh hưởng do các bãi rác làm mất mĩ quan đường phố đặc biệt là quá trình bốc xúc, măc dù là công việc bốc xúc được tiến hành vào lúc chiều tối nhưng vẫn ảnh hưởng tới người dân. Ngoài ra quá trình vận chuyển cũng ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ tới chất lượng đường giao thông. Trung bình mỗi ngày mỗi xe vận chuyển từ 2 đến 3 chuyến mà tải trọng mỗi xe từ 2,5 đến 3 tấn đã ảnh hưởng mạnh đến đường giao thông. Con đường vào bãi rác Nam Sơn đã bị hư hỏng nhiều mặc dù đã liên tục sửa chữahoạt động thu gom vận chuyển rác cũng đã tạo ra công ăn việclàm cho một số lượng lớn người dân sóc sơn nhưng tình trạnh sức khoẻ của người dân ở các xã xung quanh bãi rác Nam Sơn bị ảnh hưởng mạnh mẽ và trong quá trình vận chuyển người dân sống dọc tuyến đường vận chuyển cũng bị ảnh hưởng.
3.3. Ước lượng các chi phí
3.3.1.Chi phí nhân lực
Chi phí nhân lực được ước tính dựa vào số tiền mà xí nghiệp trả cho công nhân đã làm việc, có thể coi đó là tiền lương. Vì xí nghiệp là một cơ quan nhà nước nên số tiền lương của công nhân cũng được trả theo bậc lương. Tổng hợp số lao động của xí nghiệp và số tiền lương tính trung bình theo một số bậc lương thì được tổng hợp chi phí nhân lực. Mức lương trả cho công nhân của xí nghiệp được trình bày trong bảng III 3.
Bảng III 3: Thống kê mức lương của công nhân xí nghiệp.
Đơn vị
Số nhân lực
Mức lương bình quân
Tiền lương
Hành chính
36
210.000 x 2,4
18.144.000
Đội sản xuất 1
52
210.000 x 1,55
16.926.000
Đội sản xuất 2
36
210.000 x 1,55
11.718.000
Đội sản xuất 3
30
210.000 x 1,55
9.765.000
Tổng cộng
154
56.553.000
Trong thực tế các công nhân có hệ số lương cao thấp khác nhau nhưng dể ước luợng chi phí nhân lực có thể tính làm hai mức lương như vậy.
Do đó hàng tháng chi phí cho nhân lực của xí nghiệp là :56.553.000 đ
Vậy Ttl =56.553.000 đ
3.3.2. Chi phí cho phương tiện thu gom vận chuyển.
Chi phí này được ước tính bằng số tiền mua sắm các thiết bị cần thiết phục vụ cho công việc thu gom vận chuyển rác. ở đây các thiết bị đựoc sử dụng trong một thời gian có thể là một tháng hoặc ba tháng đã hỏng sẽ được thay mua thiết bị khác nên chi phí được ước tính cho từng tháng. Các thiết bị của xí nghiệp để hoạt động được trình bày trong bảng III 4.
Bảng III 4; Thống kê chi phí cho thiết bị hoạt động của xí nghiệp
Thiết bị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Xe gom rác đẩy tay 3 m3
40
100.000đ
4.000.000 đ
Xe gom rác đẩy tay 0,24m3
20
80.000đ
1.600.000 đ
Chổi tre 0,4 m
67
1.200 đ
80.400 đ
Chổi tre 1,2 m
15
2.500 đ
375.000 đ
Xẻng
70
9.000 đ
630.000 đ
Cào
7
15.000đ
105.000 đ
Xe tải 2,5 tấn
3
505 tr
1,515 tỷ
Xe tải 5 tấn
2
1,1 tỷ
2,2 tỷ
Trong số các thiết bị sử dụng có các vật dụng như chổi tre, xẻng hay cào, các vật dụng này được định mức thời gian sử dụng và thường khoảng hai tháng được thay một lần do đó có thể ước lượng trong một tháng.
Chi phí cho chổi tre, cào và xẻng là khoảng :
(80.400 + 375.000 + 630.000 +105.000)/2 = 595.200đ
Còn đối với các thiết bị như xe đẩy và xe tải thì ta chỉ ước lượng chi phí mua sắm ban đầu. Có thể tính thêm khấu hao tài sản khoảng 10%mỗi năm. Như vậy mỗi tháng tiền khấu hao khoảng 4.000.000+ 1.000.000 + 1.515.000.000 + 2.2.000.000
= [(3.522.000.000 x 10) /100 ]/12 = 29.350.000 đ
Vậy có thể tổng hợp được trong một tháng chi phí cho toàn bộ thiết bị thu gom vận chuyển là 595.200 +29.350.000 = 29.945.200đ
vậy Tpt = 29.945.200đ
Ngoài ra các thiết bị để thu gom vận chuyển còn cần ta tính thêm chi phí bảo dưỡng hàng tháng và chi phí vận hành.
3.3.3. Chi phí bảo dưỡng vận hành .
Các phương tiện xe chuyên dùng vận chuyển rác và các thiết bị khác phục vụ cho công việc được sử dụng tối đa hết công suất nhằm đảm bảo kế hoạch. Thêm vào đó các phương tiện này vẫn còn lạc hậu hay hỏng nên cần phải bảo dưỡng thường xuyên do đó chi phí để bảo dưỡng cũng khá là tốn kém.
Tổng hợp các chi phí cho bảo dưỡng vận hành máy móc được trình bày trong bảng III.5
Bảng III 5: Thống kê chi phí bảo dưỡng vận hành máy móc
Địa điểm
Số
chuyến
Quãng đường 1 chuyến
Định mức nhiên liệu tiêu hao 1 chuyến (lít)
Đơn giá
Số lít (xăng)
Tiền
Trung Giã
35
30
8,4
4100
294
1.205.400
Thị trấn- Phù Linh-Tiên Dược
52
32
11
4100
572
2.345.200
Phủ Lỗ-
Phú Minh
40
42
12,4
4100
496
2.033.600
ThanhXuân-Phú Cường
37
46
12,4
4100
4.588
1.881.080
Sân bay Nội Bài
45
45
12,4
4100
558
2.287.800
Tổng cộng
9.753.080
Qua bảng trên ta thấy hàng tháng với số chuyến đi vận chuyển ở tất cả các điểm như vậy thì ước tính chi phí cho nhiên liệu xăng để các xe vận hành khoảng 9.753.080đ
Ngoài ra còn chi phí cho dầu diezen,dầu nhớt, dầu thuỷ lực khoảng 5.360.000đ
Dầu diezen 1100 (l) x 4100 = 4.510.000đ
Dầu nhớt 15 (l) x 10.000= 150.000đ
Dầu thuỷ lực 50(l) x 14.000= 700.000đ
Các nhiên liệu trên xí nghiệp đã làm việc với công ty xăng dầu, các xe nạp nhiên liệu tại các trạm và lấy phiếu thanh toán, xí nghiệp sẽ trực tiếp trả tiền cho công ty. Do đó việc quản lý cũng chặt chẽ hơn không gây lãng phí.
Ngoài ra các thiết bị được định sẵn thời gian bảo dưỡng và chi phí cho bảo dưỡng sửa chữa gồm
Trung bình một tháng một xe tảivận chuyển là 120.000đ
Vậy với năm xe chi phí bảo dưỡng là 600.000đ/tháng
Các xe được thay thế phụ tùng một năm ước tính là 15 triệu x 5 = 75 tr
Suy ra một tháng
Chi phí thay thế sủa chữa cho 5 xe ước tính khoảng 75tr/12tháng=6.250.000đ
Chi phí sửa chữa cho các xe gom rác đẩy tay khoảng = 1.000.000đ
Tóm lại chi phí cho vận hành bảo dưỡng thiết bị máy móc trong một tháng ước tính khoảng 5.360.000 + 600.000 + 6.250.000 + 1000.000 = 13.210.000đ
vậy Tnl = 13.210.000đ
3.3.4. Chi phí bảo hộ lao động
Chi phí bảo hộ lao động được ước tính bằng số tiền chi trả cho các vật dụng dùng để bảo vệ người lao động trong lúc làm việc đảm bảo độ an toàn lao động. ở xí nghiệp do đặc thù công việc là làm vệ sinh thu gom rác nên các chi phí để mua vật dụng bảo hộ được trình bày trong bảng III.6
Bảng III 6: Thống kê chi phí bảo hộ lao động
Vật dụng
Giá thành
Số lượng
Thành tiền
Đồng phục quần áo
94000/bộ
113
10.622.000
áo mưa
70000/cái
113
7.910.000
áo lưới phản quang
60000/cái
98
5.880.000
Giầy
16000/đôi
113
1.808.000
Mũ
12000/cái
98
1.176.000
Găng tay
10000/đôi
98
980.000
Khẩu trang
10000/cái
98
980.000
Xẻng
12000/đôi
15
180.000
Tổng cộng
29.536.000
Bảng trên đây là chi phí mua sắm các vật dụng bảo hộ lao động. Theo qui định mỗi vật dụng sử dụng trong một khoảng thời gian sẽ đươc thay thế bằng vật dụng mới.
Trong đó áo mưa và áo lưới phản quang mỗi người được cấp hai năm một lần.
Còn đồng phục và giầy mũ găng tay khẩu trang ủng mỗi người được cấp một năm một lần.
Như vậy có thể ước tính chi phí cho bảo hộ lao động mỗi tháng gồm
Chi phí cho áo mưa, áo lưới = (7.910.000 + 5.880.000) : 24 =574.584đ
Chi phí cho đồng phục và giầy mũ găng tay khẩu trang ủng = 1.312.167đ
tổng hợp lại chi phí chi bảo hộ lao động là 1.886.751đ
vậy Tbh =1.886.751đ
3.3.5. Chi phí bồi dưỡng làm việc độc hại
Do môi trường làm việc của công nhân thu gom vận chuyển rác thường tiếp xúc với các chất bẩn rác thải do đó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ, thêm vào đó công việc này đòi hỏi phải làm vào thời điểm sáng sớm hay tối đêm, những ngày lễ tết càng phải làm việc vất vả hơn để phục vụ xã hội. Do đó cần có các hình thức bồi dưỡng trợ cấp thêm cho công nhân. Hàng tháng công nhân được lĩnh một khoản tiềnChi phí bồi dưỡng làm việc độc hại của công nhân được trình bày trong bảng III.7
Bảng III 7: Thống kê chi phí bồi dưỡng làm việc độc hại
Đơn vị
Số nhân lực
Mức bồi dưỡng/1 lao động
Tiền
Hành chính
36
90.000
3.240.000
Đội sản xuất 1
52
57.000
2.964.000
Đội sản xuất 2
36
57.000
2.052.000
Đội sản xuất 3
30
95.000
2.850.000
Tổng cộng
111.060.000
Vậy hàng tháng chi phí cho bồi dưỡng độc hại là 11.060.000đ
Tđh =11.060.000đ
3.3.6. Chi phí bảo hiểm sức khoẻ
Mức đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm ytế của công nhân được nhà nước qui định
với bảo hiểm xã hội 15% do cơ quan sử dụng lao động đóng
5% do người lao động đóng được lấy ra từ lương
như vậy 5% của lương là tiền bảo hiểm xã hội
5% x Ttl = (5 x 56.533.000 ) :100 = 2.826.650đ
với bảo hiểm ytế 2% do cơ quan sử dụng lao động đóng
1% do người lao động đóng được lấy từ lương
như vậy 1% của lương là tiền bảo hiểm ytế
1% x Ttl = (1 x56.533.000 ) :100 = 565.330đ
vậy tổng hợp lại chi phí cho bảo hiểm sức khoẻ là
Tyt = 2.826.650đ + 565.330 đ = 3.391.980đ
Tyt = 3.391.980 đ
3.3.7. Chi phí xử lý
Uớc tính chi phí xử lý rác là phần khó khăn nhất trong quá trình tính phí rác thải bởi quá trính xử lý rác là quá trình đòi hỏi tốn kém nhiều kinh phí và có những chi phí ta khó có thể ước lượng được một cách chính xác. Tại xí nghiệp môi trường đô thị sóc sơn, xí nghiệp có bãi rác xử lý chôn lấp nhưng do điều kiện khó khăn nên bãi đã ngừng hoạt động từ năm 2000. Nhưng ta cũng có thể dựa vào những chi phí xí nghiệp đã dành cho xử lý rác để ước tính chi phí xử lý
Bãi rác rộng 1,2 ha là nơi rác sinh họat sau khi thu gom được đem về đây xử lý bằng hình thức chôn lấp.trung bình ba tháng đổ đất phủ lên rác một lần.
Mỗi lần đổ đất với diên tích 0,5ha(5000m2) độ dày 30cm .
Chi phí đổ 5m3 đất và san ủi hết 150.000đ
Vậy diện tích mỗi lần san ủi là 5000m2 x0,3m =1500m3
Suy ra chi phí mỗi lần đổ đất là (1500m3 x 150.000đ) : 5m3 = 45.000.000đ
Trung bình ba tháng đổ đất phủ lên rác một lần
Vậy mỗi tháng: Chi phí đổ đất và san ủi là 45.000.000đ : 3 = 15.000.000đ
Phun thuốc diệt côn trùng Peripel 55 EC 1 chai giá trị 500.000đ
Phủ vôi bột 3 tạ giá trị 84.000đ
Chi phí cho quản lý bảo vệ bãi rác khoảng 1.000.000đ
Tổng chi phí xử lý rác là 16.584.000đ
Vậy Txl = 16.584.000 đ
Bãi rác của xí nghiệp vẫn còn ở qui mô nhỏ và chưa được đầu tư vào các khâu như xử lý nước rác hay các dịch vụ như cân nặng xe hay rửa xe ...như ở bãi rác lớn nam sơn do đó các chi phí cần thiết cho một bãi rác hợp vệ sinh chưa có. Vì vậy những chi phí ở đây cũng chỉ mang tính ước lượng, khi áp dụng cho bãi rác khác cần tính thêm nhiều các chi phí khác cho quá trình xử lý.
Trên đây là những ước tính các chi phí cần thiết cho quá trình thu gom vận chuyển và xử lý rác của xí nghiệp môi truờng đô thị Sóc Sơn. Trong thực tế ở một số các khu vực hay ở các xí nghiệp môi trường khác có những chi phí khác hay thêm nhiều chi phí nữa nhưng nhìn chung đều cần đến những chi phí đã tính trên. Vì vậy có thể coi những chi phí đã tính ở trên là những chi phí cơ bản.
3.3.8. Tổng hợp các chi phí
Tổng hợp các chi phí để hoạt động quản lý rác thải của xí nghiệp môi trường đô thị Sóc Sơn là
Theo công thức đã tính T = Ttl + Tpt + Tnl + Tbh + Tđh + Tyt + Txl
T = 56.553.000 + 29.945.200 + 13.210.000
+ 1.886.751 + 11.060.000 + 3.391.980 + 16.584.000
T = 132.610.931 đ
Tổng khối lượng rác xí nghiệp thu gom vận chuyển và xử lý là
M= 1800m3/tháng
Suy ra suất phí là : theo công thức S = T/ M
S = 132.610.931 / 1800 = 73.672 đ
Như vây chi phí để thu gom vận chuyển và xử lý 1 m3 rác là 73.672 đ
Theo số liệu thu thập ước tính một người dân trong địa bàn thị trấn Sóc Sơn một tháng xả thải 0,18 m3
Suy ra một tháng phí rác thải của một người là
0,18 x 73.672đ = 13.260đ/tháng/người
Với kết quả tính phí như vậy so với thực tế hiện nay phí vệ sinh là 1000đ/tháng/người
Như vậy kết quả tính phí lớn hơn rất nhiếu so với mức phí thu hiện nay. Điều đó cũng đặt ra những khó khăn trong việc áp dụng mức phí mới này vì hiện nay mức sống của người dân Việt Nam còn ở mức thấp và biện pháp quản lý thu phí đầy đủ còn chưa được hoàn chỉnh, do đó đòi hỏi cần có những đề suất chiến lược thực thi phí rác thải.
3.4. Đề suất các biện pháp thực thi phí rác thải tại địa bàn huyện Sóc Sơn
Chúng ta thấy việc xác định phí rác thải đã là một việc khó nhưng để thực hiện được việc thu phí với mức phí đã định còn khó hơn nhiều đặc biệt là với điều kiện kinh tế xã hội của huyện Sóc Sơn còn nhiều khó khăn.
Chính vì vậy sau khi đã xác định mức phí rác thải như vậy cần kết hợp thực hiện các biện pháp hành động khác về mặt pháp lý kinh tế cũng như về quản lý góp phần giúp việc đưa phí rác thải vào thực tế cuộc sống được người dân ủng hộ và thực hiện.
3.4.1. Về khía cạnh pháp lý
Luật môi trường nước ta đã ra đời tuy nhiên vẫn chưa đầy đủ và nhất quán. nhiều lĩnh vực vẫn còn chưa được quan tâm một cách thích đáng.
Với việc thu phí rác thải cần ban hành những văn bản luật pháp qui định việc thực hiện thu và nộp phí rác thải, những văn bản đó phải đảm bảo vừa khuyến khích người dân hiểu và tự giác thực hiện các qui định về nộp phí vừa phải có những hình thức xử phạt cưỡng chế đối với nhữnh hành vi không chấp hành đúng qui định.việc thực hiện nộp phí là trách nhiệm và quyền lợi của người dân. Hơn thế nữa những văn bản qui định phải được thống nhất từ trung ương đến địa phương đảm bảo tính hiệu lực của nó tạo ra sự bình đẳng trong mọi lĩnh vực.
Luật môi trường cần có những qui định về trách nhiệm và nghĩa vụ của các cấp chính quyền địa phương trong việc giúp đỡ thu phí rác thải.
3.4.2. Về khía cạnh kinh tế
Việc áp dụng phí rác thải được áp dụng trong điều kiện kinh tế huyện đang trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá gặp nhiều khó khăn và thử thách. Đời sống người dân nhìn chung còn ở mức thấp làm nông nghiệp là chủ yếu, mối quan tâm trước mắt đó là giảm đói nghèo nâng cao đời sống nên những dịch vụ xã hội hầu như được nhà nước bao cấp. Do vậy yêu cầu người dân đóng góp một khoản kinh phí cho quản lý rác thải gữi vệ sinh môi trường vẫn là một điều gặp nhiều khó khăn.
Nhưng khó chúng ta cũng phải làm bởi chúng ta đang sống trong một thiên niên kỷ mới với sự phát triển không ngừng, không thể mọi vấn đề đều chờ đợi vào sự bao cấp của nhà nước, chúng ta phải có sự linh hoạt nhạy bén và sáng tạo. Trong nền kinh tế thị trường các dịch vụ muốn hoạt động có hiệu quả rất cần có kinh phí trong tay và sự ủng hộ của người dân. người dân muốn có một dịch vụ tốt thì phải đóng tiền. Chúng ta nên áp dụng việc thu phí thí điểm cho từng khu vực có thể rút kinh nghiệm. Việc áp dụng thu phí là việc khó không thể nóng vội cần thực hiện từng bước. Ngoài ra có thể tìm các nguồn tài trợ từ các tổ chức môi trường đóng góp kinh phí cho hoạt động này.
3.4.3. Về khía cạnh hệ thống quản lý
Để việc thực thi thu phí có hiệu quả, vai trò của việc quản lý thực hiện công việc thu gom vận chuyển rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường là rất quan trọng. Bởi lẽ khi hoạt động này làm tốt công việc được giao, người dân mới thấy được giá trị của công việc quản lý rác thải từ đó họ mới thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ của họ trong việc nộp phí. Do đó, xí nghiệp môi trường đô thị Sóc Sơn cần hoàn thành tốt công việc quản lý rác, xây dựng các kế hoạch nâng cao hiệu quả thu gom giữ gìn vệ sinh môi trường.
Chúng ta thấy một thực tế là các dịch vụ hoạt động không tốt không hiệu quả thì đòi hỏi sự đóng góp ủng hộ là rất khó ngược lại nếu hoạt động tốt thì trong thời đại bây giờ để được hưởng một dịch vụ thích đáng thì người dân sãn sàng chi trả.
Vẫn biết một thực tế là đời sống người dân Việt Nam còn nhiều khó khó nhưng những gì nêu trên là thực tế chúng ta không thể phủ nhận. Do vậy chúng ta muốn áp dụng phí rác thải cần có hệ thống thông tin và kiểm soát rác thải, đội ngũ công nhân được đào tạo có tinh thần cố gắng hoàn thành tốt công việc, và hệ thống thu gom vận chuyển rác cần tổ chức hoạt động theo một thời gian kế hoạch phù hợp đạt hiệu quả làm việc cao nhất.
3.4.4. Về mặt tuyên truyền giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường cho người dân.
Để việc thực hiện thu phí có hiệu quả cần phải có sự hướng dẫn thông báo trước cho người dân về cách thức thu phí này để người dân được biết và có sự chuẩn bị tinh thần trước. Không nên áp dụng vội vàng sẽ không có hiệu quả. Việc quản lý rác thải gữi gìn môi trường đòi hỏi ý thức tự giác rất lớn của người dân vì vậy phải tuyên truyền các vấn đề về môi trường đô thị để người dân thấy được trách nhiệm của họ với môi trường chung.
Phối hợp với đài phát thanh truyền hình địa phương xây dựng các chương trình phổ biến kiến thức môi trường.
Kết hợp giáo dục môi trường trong trường học, hội phụ nữ xã, các cơ quan đoàn thể đóng tại địa phương.
Phát động phong trào giữ gìn vệ sinh thôn xóm, đưa vấn đề môi trường thực sự đi vào đời sống người dân.
Khuyến khích người dân tự giác phân loại sơ bộ rác thải ngay tại gia đình để góp phần giảm chi phí trong khâu phân loại rác.
Kết luận và kiến nghị
Qua một quá trình nghiên cứu xây dựng phương pháp tính phí rác thải và tìm hiểu về hoạt động quản lý rác thải của xí nghiệp môi trường đô thị Sóc Sơn có thể rút ra một số kết luận như sau:
Có nhiều cách tiếp cận để xây dựng phương pháp tính phí rác thải và một trong những cách mà sinh viên thực hiện đề tài này lựa chọn là tính phí dựa trên cơ sở tổng tất cả các chi phí dành cho thu gom vận chuyển xử lý rác và chi phí khắc phục thiệt hại ô nhiễm do rác thải gây ra. Với cơ sở phương pháp luận như vậy đã xây dựng nên một công thức tính phí như sau
Mức phí = S . m
Trong đó m :khối lượng rác một hộ trong một tháng
S là suất phí S = T/M
T là tổng các chi phí
T = Ttl + Tpt + Tnl + Tbh + Tđh + Tyt + Txl
M là tổng khối lượng rác xí nghiệp thu gom vận chuyển và xử lý trong 1tháng
Với phương pháp và công thức tính phí rác thải đã tiến hành áp dụng thực tế cho địa bàn huyện Sóc Sơn. Sở dĩ sinh viên thực hiện đề tài này chọn Sóc Sơn là nơi thử nghiệm xây dựng và áp dụng mức phí theo đề tài đã chọn ví một số lý do
Sóc Sơn là huyện ngoại thành Hà Nội, phạm vi nghiên cứu không quá rộng phù hợp với qui mô của đề tài đã chọn. Bước đầu có thể áp dụng cho một phạm vi nhỏ để rút kinh nghiệm từ đó mở rộng ra hơn.
Ngoài ra Sóc Sơn còn nơi có khu xử lý chất thải rắn Nam Sơn, một bãi rác lớn của Hà nội. Người dân sống xung quanh bãi rác phải chịu ảnh hưởng ô nhiễm từ bãi rác gây ra. Họ nhận thức thấy cần phải có những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm. Vì vậy có thể thông qua đó nâng cao ý thức của họ trong việc đóng góp tài chính để xử lý rác bằng cách đóng phí rác thải .
Một lý do nữa đó là huyện Sóc Sơn đã thành lập xí nghiệp môi trường đô thị Sóc sơn. Dù chỉ mới thành lập được 5 năm nhưng xí nghiệp đã hoạt động có hiệu quả trong việc gữi gìn vệ sinh môi trường quản lý rác thải cho thị trấn và một số khu vực khác. Nếu thực tập tại xí nghiệp sẽ có cơ hội tìm hiểu thu thập được những số liệu sát thực cụ thể giúp cho việc thực hiện đề tài.
Qua quá trình thực tập tại xí nghiệp môi trường đô thị Sóc Sơn được biết về hoạt động quản lý rác thải của xí nghiệp. Xí nghiệp tham gia thu gom vận chuyển rác cho một số địa bàn thị trấn,Phủ Lỗ, Trung Giã, khu công nghiệp Nội Bài..Cơ sở vật chất, phương tiện vận chuyển của xí nghiệp còn nhiều khó khăn. Ơ đây chủ yếu là thu gom từ các hộ dận rồi đổ vào các chân rác, sau đó bốc xúc lên xe vận chuyển tới bãi đổ. Mức phí hiện nay áp dụng ở đây cũng theo qui định chung là 1000đ/ng/tháng, một số nơi đời sống nhân dân khó khăn thì là 800đ/ng/tháng. Hiệu quả thu phí ở đây vẫn còn thấp. Cần phải tuyên truyền cho dân hiểu ủng hộ đóng phí đầy đủ.
Từ công thức tính phí và những số liệu thu thập được của xí nghiệp môi trường đô thị Sóc Sơn đã tính ra kết quả một mức phí mới trung bình cho một người dận ở thị trấn Sóc Sơn là 13.260đ/tháng /người. Tính được một mức phí như vậy nhưng việc thực thi nó mới là vấn đề khó khăn.
Một số biện pháp cần thiết để giúp việc thực hiện thu mức phí mới tại huyện Sóc Sơn.
Xí nghiệp môi trường đô thị Sóc Sơn cần cố gắng hoàn thành công việc quản lý rác thải một cách tốt nhất, nâng cao hiệu quả công việc và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ nhân viên xí nghiệp để người dân thấy được tầm quan trọng của quản lý rác thải bảo vệ môi trường.
Uỷ ban nhân dân huyện cùng các cấp có chính quyền giúp đỡ về tài chính và pháp lý làm cơ sở cho thực thi phí rác thải.
Vì đời sống người dân còn nghèo, thu mức phí cao như vậy là rất khó nhưng chúng ta vẫn phải tìm cách, có thể bước đầu thu ở mức thấp hơn sau đó mới tăng dần lên, thực thi trong phạm vi hẹp đến rộng. Trước hết có thể áp dụng có khu vực thị trấn.
Cần có nhiều hình thức tuyên truyền giáo dục nâng có ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.
Tài liệu tham khảo
1. Cao Huy Bình
Luận văn tốt nghiệp K42 QLMT năm 2001- Thư viện khoa môi trường
2. Nguyễn Thế Chinh - áp dụng các công cụ kinh tế để năng cao năng lực quản lý môi trường ở Hà Nội. Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà nội-1999. Tr16-20; 32-40
3. Hoàng Xuân Cơ -Kinh Tế Môi trường -giáo trình cho sinh viên ngành môi trường .Trường ĐHKHTN-ĐHQG Hà Nội 2000. Tr 130- 142.
4. Lưu Đức Hải -Nguyễn Ngọc Sinh- Quản Lý Môi Trường cho sự phát triển bền vững. Nhà xuất bản ĐHQGHN 2000. Tr 310- 316.
5. Lưu Đức Hải - Báo cáo tổng kết đề tài NCKH Điều tra phân tích tính toán thiệt hại TNMT hoạt động khai thác Kaolin tại huyện Sóc Sơn.Cấp ĐHQG Hà Nội 2002.
6.Trần Hiếu Nhuệ- Ưng Quốc Dũng -Nguyễn thị Kim Thái -Quản lý chất thải rắn, tập 1 chất thải rắn đô thị. Nhà xuất bản xây dựng HN 2001. Tr 9 -15.
7. Báo cáo 5 năm xây dựng và trưởng thành của xí nghiệp môi trương đô thị huyện Sóc Sơn.
8. Báo cáo tổng hợp đề tài NCKH- Hoàn thiện xây dựng phương pháp xác định mức đền bù thiệt hại bởi ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất và dịch vụ gây ra.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DAN239.doc