Đồ án Công nghệ chế biến Thức ăn chăn nuôi

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 Chương 1: TỔNG QUAN 4 1.1. Thức ăn từ nguồn gốc thực vật 4 1.1.1. Thức ăn xanh 4 1.1.2. Thức ăn từ rễ, củ, quả 5 1.1.3. Thức ăn từ các hạt ngũ cốc và các phụ phẩm 5 1.1.4. Thức ăn từ các hạt họ đậu và các loại khô dầu 8 1.2. Thức ăn từ nguồn gốc động vật 9 1.2.1. Bột thịt, bột xương 10 1.2.2. Bột cá 10 1.3. Các sản phẩm phụ của các nghành chế biến 10 1.3.1. Các sản phẩm phụ của nghành nấu bia rượu 10 1.3.2. Sản phẩm phụ của nghành chế biến đường, tinh bột 11 1.4. Thức ăn bổ sung 11 1.4.1. Thức ăn bổ sung đạm 12 1.4.2. Thức ăn bổ sung khoáng 14 1.4.3. Các chất bổ sung khác 16 1.4.4. Các loại premix 18 1.5 Các chất có trong thức ăn 15 1.5.1. Vai trò và giá trị của chất đạm ( protêin) 19 1.5.2. Vai trò và giá trị của gluxit 21 1.5.3. Vai trò và giá trị của chất béo 21 1.5.4. Vai trò và giá trị của chất khoáng 22 1.5.5 Vai trò và dinh dưỡng của nước 26 1.5.6. Vai trò và giá trị của vitamin 27 1.6. Nguyên tắc và phương pháp xây dựng khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm 30 1.6.1 Khái niệm 30 1.6.2. Những nguyên tắc xây dựng khẩu phần 30 1.6.3. Phương pháp xây dựng khẩu phần 31 1.7. Đánh giá chất lượng sản phẩm 29 1.7.1. Thức ăn hỗn hợp 29 1.7.2. Giá trị dinh dưỡng 29 Chương 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 31 2.1. Chọn dây chuyền công nghệ 31 2.1.1. Đặc điểm công nghệ 31 2.1.2. Sơ đồ công nghệ 31 2.2 Thuyết minh dây chuyền công nghệ 33 2.2.1. Dây chuyền tiếp nhận và xử lý nguyên liệu 33 2.2.2. Dây chuyền định lượng và phối trộn 35 2.2.3. Dây chuyền tạo viên 38 2.2.4. Dây chuyền cân và đóng bao sản phẩm 40 Chương 3: TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT 41 3.1. Kế hoạch sản xuất của nhà máy 41 3.2. Các số liệu ban đầu 41 3.2.1. Năng suất của nhà máy 41 3.2.2. Phối hợp khẩu phần ăn 41 3.2.3: Hao hụt qua các công đoạn (%) 48 3.3. Tính cân bằng vật chất 50 3.3.1. Tính cho sản phẩm dạng viên làm thức ăn cho gà mái 9 – 20 tuần 50 3.3.2. Tính cho sản phẩm dạng viên làm thức ăn cho gà đẻ trứng thương phẩm 55 3.3.3. Tính cho sản phẩm dạng bột làm thức ăn cho heo nái tiết sữa 55 3.3.4. Tính nhu cầu từng nguyên liệu trong công thức phối trộn 59 3.4. Tính cân bằng nhiệt 61 3.4.1. Tính áp suất làm việc của hơi nước 61 3.4.2. Tính nồi hơi 62 3.5 Tổng kết cân bằng vật chất 62 3.5.1 Tổng kết năng suất của từng công đoạn sản xuất (phụ lục 1.3) 62 3.5.2 Tổng kết nhu cầu nguyên liệu đưa vào sản xuất (phụ lục 1.4) 62 Chương 4 TÍNH VÀ CHỌN THIẾT BỊ 64 4.1. Tính xilô chứa 64 4.1.1Xilô chứa nguyên liệu thô sau công đoạn tách kim loại lần 2 và đem đi nghiền 64 4.1.2. Xilô chứa nguyên liệu thô sau nghiền búa 65 4.1.3. Xilô chứa bột thành phẩm trước khi đảo trộn 68 4.1.4. Xilô chứa bột tạo viên, bột thành phẩm, viên thành phẩm 68 4.2. Các thiết bị chính 69 4.3. Máy vận chuyển 70 4.3.1. Gàu tải 70 4.3.2. Vít tải 71 4.3.3.Gàu tải 71 KẾT LUẬN 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 LỜI MỞ ĐẦU Việc Việt Nam chính thức gia nhập WTO “mở ra kỷ nguyên thương mại và đầu tư mới ở một trong nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới”. Đối với ngành nông nghiệp nói riêng việc ra nhập WTO vừa mang đến cho nông nghiệp Việt Nam triển vọng về một sân chơi khổng lồ với hơn 5 tỷ người tiêu thụ, chiếm 95% GDP, 95% giá trị thương mại và một kim ngạch nhập khẩu giá trị. Do đó bên cạnh vấn đề về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cũng như định hướng lớn của nhà nước về phát triển chăn nuôi thì công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, gia cầm có một vị trí quan trọng. Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm gắn liền và không thể thiếu với hoạt động chăn nuôi của hộ nông dân Việt Nam, trang trại, xí nghiệp Với một nền kinh tế phát triển như hiện nay thì nhu cầu về lương thực và thực phẩm là vấn đề được quan tâm hàng đầu,trong đó nhu cầu sử dụng thịt, trứng, sữa không ngừng tăng lên. Nó cung cấp một lượng dinh dưỡng cao, là nguồn thực phẩm quan trọng và không thể thiếu đối với con người. Nhưng vấn đề cấp thiết được đặt ra là sản phẩm chăn nuôi phải đạt giá trị dinh dưỡng cao, chất lượng tốt, hạ giá thành sản phẩm do đó việc cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng cần thiết để giúp vật nuôi phát triển tốt và các sản phẩm từ ngành chăn nuôi đạt được chỉ tiêu như mong muốn. Hiện nay ở Việt Nam nguồn thức ăn gia súc, gia cầm chủ yếu được sản xuất trong nước do các nhà máy chế biến thức ăn gia súc phía Nam và phía Bắc sản xuất theo công nghệ phối trộn. Thức ăn chăn nuôi muốn có được giá trị dinh dưỡng cao mang lại hiệu quả kinh tế và năng suất chăn nuôi lớn cần phải tập trung nhiều nguồn nguyên liệu để sản xuất thức ăn nhằm đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với từng yêu cầu cụ thể.

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2338 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Công nghệ chế biến Thức ăn chăn nuôi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
zym photphataza có liên quan đến trao đổi Ca và P vì vậy nếu thiếu Mn sẽ mắc bệnh về xương và teo sụn dưỡng ở phổi. Trong rau cỏ có nhiều Mn. Cỏ đồng và thức ăn xanh chứa đầy đủ Mn. Thức ăn động vật ngược lai kém hơn. Cám gạo và phó sản lúa mỳ rất giàu Mn. 6. Iot: - I là thành phần của hoocmon thyroxin. Hoocmon này có chức năng điều hoà sự trao đổi gluxit, lipit và protein, điều hoà sự trao đổi nhiệt năng và sự sinh trưởng. Thiếu I sẽ làm rối loạn sự trao đổi chất, con vật chậm lớn tuyến giáp sưng to, sản lượng trứng, sữa bị giảm. - I có nhiều trong thức ăn vùng biển. Nước biển không giàu I (1-18mg/l) nhưng trong rong biển có tới 0,2% I. Cá biển cũng giàu I (400mg/kg). - Thức ăn thực vật chứa ít I (ngũ cốc có 25mg/kg)… 1.5.5 Vai trò và dinh dưỡng của nước: Nước thường không được xếp loại như là một dưỡng chất mặc dù nước cấu tạo từ 1/2-1/3 cơ thể con vật trưởng thành và có khi chiếm 90% trọng lượng thú sơ sinh. Tuy nhiên tầm quan trọng của việc cung cấp đầy đủ và nước sạch cho con vật được quan tâm rất nhiều. *Chức năng của nước: - Nước là một môi trường phân tán lý tưởng có khả năng hoà tan và ion hoá cao giúp cho các phản ứng tế bào dễ tiến hành nhanh chóng khắp cơ thể. - Nhờ có tỷ nhiệt cao nên nước có khả năng hấp thu nhiệt của các phản ứng mà nhiệt độ tăng rất ít. Nhiệt bốc hơi của nước cao làm cho thay đổi nhiệt chậm lại, như thế thân nhiệt của con vật được điều hoà. - Các tính chất vật lý khác nhau rất quan trọng của nước đối với sinh lý của con vật như sức căng mặt ngoài cao, hằng số lưỡng điện và hydrat hoá cao cũng giúp ích đắc lực cho quá trình tiêu hoá, chuyên chở và bài thải các chất. - Nước là chất cơ bản của các phản ứng trao đổi chất trong cơ thể. Trong quá trình tiêu hoá, các phản ứng thuỷ giải cần có nước, trong quá trình đồng hoá nhiều phản ứng tổng hợp cũng cần có nước. - Nước là vật độn trong phần lớn các cơ quan như trong dịch khớp xương làm giảm lực tác động, giảm ma sát, trong dịch não tuỷ làm vật đệm cho não bộ và tuỷ sống…Nước còn là thành phần cân bằng các chất điện giải trong cơ thể. Vì những tính chất đặc biệt và quan trọng mà người ta cho rằng nước là dưỡng chất thiết yếu quan trọng bậc nhất. 1.5.6. Vai trò và giá trị của vitamin: Vitamin là nhóm thiết yếu được phát hiện sau cùng. Vitamin còn gọi là sinh tố, một yếu tố dinh dưỡng không thể thiếu được của mọi sinh vật. Vitamin thực hiện các chức năng xúc tác trong cơ thể sinh vật và trong đa số trường hợp chúng là coenzym của các enzym khác. Bảng 1.5 : Các vitamin quan trọng trong thức ăn gia súc: Vitamin tan trong dầu Vitamin tan trong nước A B-complex D2 B1 D3 B2 E B6 K B12 C 1.5.6.1. Vitamin tan trong dầu: *Vitamin A: - Nguồn: Vitamin A tích luỹ trong gan vì vậy gan là nguồn cung cấp tốt nhất tuy nhiên hàm lượng thay đổi theo động vật và khẩu phần, lòng đỏ trứng và mỡ sữa cũng là nguồn giàu vitamin. Vitamin A không có ở thực vật nhưng có mặt ở tiền vitamin ở dạng các carotenoid, sẽ chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể động vật. - Vai trò vitamin A: Có vai trò trong việc tiếp nhận ánh sáng của mắt và thành lập, bảo vệ các tế bào biểu mô. *Vitamin D: - Nguồn: + Ít hiện diện trong thức ăn trừ trường hợp như cỏ được phơi nắng và lá úa của cây còn non. + Ở động vật vitamin D3 hiện diện một ít. Dầu gan cá là nguồn vitamin D3 tốt. Trứng cũng nhiều vitamin D3, sữa thì rất ít. - Triệu chứng thiếu vitamin D: + Gia súc còn non mắc bệnh còi xương. + Thức ăn thiếu vitamin D thì chỉ có khoảng 20% Ca là được hấp thu. Nếu có vitamin D thì lượng Ca hấp thụ lên đến 50-80%. Mức độ hấp thu P cũng phụ thuộc vào Ca. *Vitamin E: - Nguồn: + Vitamin E phân bố rộng rãi trong thức ăn, cỏ tươi và cỏ non là nguồn rất giàu vitamin E. + Hạt ngũ cốc cũng là nguồn chứa vitamin E nhưng thành phần hoá học thay đổi tuỳ theo giống. + Các sản phẩm của động vật chứa rất ít vitamin E. - Triệu chứng do thiếu vitamin E: + Ở gà: suy thoái sinh sản, thoái hoá bắp thịt, thoái hoá não, protein của máu bị phá huỷ. + Ở heo: thoái hoá bắp thịt, gan thoái hoá hoại tử, thoái hoá mỡ. *Vitamin K: - Nguồn: Vitamin K có nhiều ở rau cỏ xanh, bột cá, lòng đỏ trứng. Vitamin K2 do vi khuẩn tổng hợp và tìm thấy ở cá thúi. - Triệu chứng thiếu: + Ở heo ít xảy ra. + Ở gà: triệu chứng thiếu vitamin K là thiếu máu và chậm thời gian đông máu, nếu thiếu vitamin K sẽ làm chậm đông huyết và có thể chất khi bị thương tích. 1.5.6.2. Vitamin tan trong nước: *Vitamin B: - Nguồn: Có trong tất cả thức ăn thực vật và động vật. Hạt đậu rất giàu vitamin B, ở hạt ngũ cốc vitamin B tập trung ở cám. Heo có khả năng dự trữ lượng vitamin B đáng kể ở mô. -Triệu chứng thiếu: thiếu vitamin B gây bệnh phù thủng kèm theo biến chứng mất ăn, sụt cân, mệt mỏi cơ, suy tim và viêm thần kinh. *Vitamin B2: - Nguồn: Có trong các loại thức ăn thực vật và động vật. - Vai trò: Giúp các quá trình hô hấp ở tế bào, giúp chuyển hoá đường tốt, chất béo, đạm, điều hoà thị giác. - Triệu chứng thiếu: dễ bị thương ở da, niêm mạc, rối loạn tiêu hoá, rụng lông quanh mí mắt, ngực, yếu chân, vết loét lâu lành. *Vitamin B6: - Nguồn: có trong tất cả thức ăn chứa B-complex, cám, men, mầm hạt, lòng đỏ trứng là những nguồn tốt. - Vai trò: Vitamin B6 tham gia chuyển hoá chất béo, đạm, tryptophan, methionin, giúp tạo hồng cầu. - Triệu chứng thiếu: thiếu B6 biểu hiện tổn thương ở da chân, quanh mặt và lỗ tai, rụng tóc, có khối u ở tuyến nhờn. *Vitamin B12: - Nguồn: gan, thịt, cá, trứng, sữa là nguồn giàu vitamin B12. Vitamin B12 là loại vitamin hầu như độc nhất được tổng hợp bởi vi sinh vật. - Vai trò: Vitamin B12 trị thiếu máu, rối loạn thần kinh, viêm thần kinh, suy nhược, bại liệt, bồi bổ, nói chung giúp ăn ngon. *Vitamin H: - Nguồn: tất cả động vật và thực vật. Nguồn giàu vitamin H là gan, thận, mật đường, lòng đỏ trứng, sữa. Ở một số gia súc nguồn biotin do vi khuẩn đường ruột tổng hợp rất lớn, quan trọng hơn nguồn thức ăn. - Vai trò: Xúc tác các phản ứng carboxyl hoá và khử carboxyl, xúc tác tổng hợp protein, xúc tác tổng hợp chất béo. - Triệu chứng thiếu: ngưng tăng trưởng, triệu chứng thần kinh, rụng lông, mắt đóng mủ khô. *Vitamin PP: - Nguồn: men, gan và trứng. - Vai trò: Trị rối loạn tiêu hoá do viêm ruột, uống kháng sinh, tiêu chảy mãn tính, viêm lưỡi, da nổi đỏ. - Triệu chứng thiếu: viêm da, tích thần kinh, tích đường ruột, gan. *Vitamin C: - Nguồn: có trong trái cây có vi chua. -Vai trò: tham gia vào phản ứng oxy hoá khử, chuyển hoá bột đường. 1.6. Nguyên tắc và phương pháp xây dựng khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm: 1.6.1 Khái niệm: Khẩu phần ăn là lượng thức ăn cụ thể nhằm thoả mãn tiêu chuẩn ăn hàng ngày của gia súc, gia cầm. Nếu biểu thị các loại thành phần thức ăn theo tỷ lệ phần trăm trong khẩu phần thì gọi là thực đơn. 1.6.2. Những nguyên tắc xây dựng khẩu phần: Xây dựng theo 2 nguyên tắc: - Nguyên tắc khoa học. - Nguyên tắc kinh tế. *Nguyên tắc khoa học: Căn cứ vào tiêu chuẩn ăn đã được quy định để phối hợp khẩu phần : - Nắm vững nhu cầu dinh dưỡng của gia súc, gia cầm, nguồn thức ăn dự trữ, phẩm chất và giá trị thức ăn, điều kiện chăm sóc và đặc tính từng con vật nuôi, từng loài vật nuôi. - Phải phù hợp với toàn bộ yêu cầu chăn nuôi, rẻ tiền, chất lượng tốt. - Trong thời gian vật nuôi sử dụng khẩu phần ăn cần thường xuyên theo dõi ảnh hưởng của khẩu phần đến tình hình sức khoẻ và sức sản xuất của nó để xử lý, bổ sung kịp thời. - Phải căn cứ vào đặc tính sinh lý của vật nuôi, cụ thể là đặc điểm tiêu hoá của mỗi loài gia súc, gia cầm. - Khi phối hợp khẩu phần phải đảm bảo được sự cân bằng các chất dinh dưỡng. - Khẩu phần phải ngon và không có các chất độc hại. - Khi phối hợp khẩu phần phải chú ý đến sinh lý và chức năng các cơ quan sống của vật nuôi và đặc biệt là sức chứa của dạ dày. *Nguyên tắc kinh tế: - Phải hết sức tận dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương và tổ chức sản xuất, dự trữ thức ăn ngay tại cơ sở chăn nuôi. - Phối hợp nhiều loại thức ăn và sử dụng thức ăn hỗn hợp được sản xuất công nghiệp để dần dần cơ giới hoá và kế hoạch hoá ngành chăn nuôi. - Khẩu phần phải rẻ tiền với nguồn cung cấp vững chắc, lâu dài. 1.6.3. Phương pháp xây dựng khẩu phần: Muốn xây dựng khẩu phần thông thường phải trải qua các bước sau đây: - Bước 1: Xác định nhu cầu dinh dưỡng, tiêu chuẩn cho gia súc, gia cầm. Nhu cầu dinh dưỡng theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), NRC (Mỹ), ARC (Anh)…phù hợp với các vùng khí hậu và sinh thái khác nhau, phù hợp với các giống gia súc, gia cầm, giai đoạn sinh trưởng và phát triển… - Bước 2: Chọn lựa các loại thức ăn để lập khẩu phần ăn, kèm theo thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng và giá thành các loại thức ăn. - Bước 3: Tiến hành lập khẩu phần ăn. Các phương pháp thông dụng hiện nay để lập khẩu phần ăn cho gia súc, gia cầm là: + Phương pháp hình vuông Pearson + Phương pháp lập phương trình đại số + Phương pháp lập khẩu phần thức ăn trên máy tính Bước 4: Kiểm tra và hiệu chỉnh khẩu phần ăn theo tiêu chuẩn ăn. 1.7. Đánh giá chất lượng thức ăn hỗn hợp: 1.7.1. Thức ăn hỗn hợp: - Không có vị đắng. - Không bị mốc, có màu sắc tương tự với các nguyên liệu chính trong thực đơn. - Hạt nhỏ mịn, đồng đều. - Độ ẩm không vượt quá 14%. - Tỷ lệ tạp chất cơ học (đất, cát, sỏi, kim loại…) không vượt quá 1%. - Sâu mọt không quá 20 con trong 1 tấn thức ăn hỗn hợp. - Yêu cầu viên thức ăn có độ ẩm < 13% và kích thước của viên thức ăn là 2mm. 1.7.2. Giá trị dinh dưỡng: - Công thức (thực đơn) của thức ăn hỗn hợp phải phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi theo loại giống, giai đoạn phát triển. - Thực đơn phải qua các bước thí nghiệm nhỏ, vừa, lớn trước khi đưa vào sản xuất. - Thức ăn hỗn hợp phải để được lâu mà không bị hỏng, bảo quản mà không thay đổi chất lượng. - Thức ăn phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng cho vật nuôi. Chương 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 2.1. Chọn dây chuyền công nghệ: Công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm được sử dụng trên thế giới và ở nước ta nói chung tương tự nhau. Các thiết bị máy móc sử dụng trong công nghệ thường giống nhau về mặt nguyên tắc hoạt động. Tuy vậy thiết bị và dây chuyền sản xuất của từng hãng sản xuất khác nhau, có những đặc điểm riêng và có những đặc tính kĩ thuật khác nhau. 2.1.1. Đặc điểm công nghệ: - Công nghệ lựa chọn xếp theo chiều đứng để lợi dụng tính tự chảy của nguyên liệu. - Dây chuyền công nghệ là tổ hợp của nhiều chuyền khác nhau bao gồm: ♦ Dây chuyền tiếp nhận và xử lí nguyên liệu thô. ♦ Dây chuyền tiếp nhện và xử lí nguyên liệu mịn. ♦ Dây chuyền định lượng và phối trộn. ♦ Dây chuyền tạo viên và xử lí viên. ♦ Dây chuyền cân và đống bao thành phẩm. - Toàn bộ dây chuyền thiết bị được điều khiển tự động từ một máy tính trung tâm. 2.1.2. Sơ đồ công nghệ: Nguyên liệu thô Thùng tiếp liệu Đĩa nam châm Sàng tạp chất Thùng chứa Đĩa nam châm Máy nghiền búa Thùng tiếp nhận Thành phần vi lượng Máy trộn Thùng chứa Cân định lượng Thùng chứa Sàng tạp chất Đĩa nam châm Thùng tiếp liệu Nguyên liệu mịn Rỉ đường Vựa chứa sản phẩm bột Thùng chứa Ép viên Thành phẩm Cân và đóng bao Sàng viên Làm nguội và bẻ vụn Vựa chứa sản phẩm viên 2.2 Thuyết minh dây chuyền công nghệ: Nguyên liệu mà nhà máy sử dụng trong thức ăn hỗn hợp gồm: Nguyên liệu thô: ngô, khoai, sắn, khô dầu đậu nành. Nguyên liệu mịn: cám gạo, bột cá, bột vỏ sò và một số thành khoáng vi lượng khác. Nguyên liệu lỏng: rỉ đường. 2.2.1: Dây chuyền tiếp nhận và xử lí nguyên liệu: 2.2.1.1.Mục đích: - Đây là công đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất. - Mục đích chính của công đoạn là tiếp nhận, dự trữ và bảo quản nguyên liệu cho máy. Sau đó tiến hành xử lí sơ bộ và làm sạch để đưa vào các công đoạn tiếp theo. 2.2.1.2. Dây chuyền tiếp nhận và xử lí nguyên liệu thô: a/ Tiếp nhận nguyên liệu: Sau khi được vận chuyển về từ kho chứa của nhà máy, nguyên liệu theo các thiết bị vận chuyển (gàu tải) đi vào các vựa chứa. Tuỳ theo năng suất hằng ngày mà chọn năng suất của gàu cho phù hợp. b/ Xử lí nguyên liệu: Làm sạch: Nguyên liệu trong quá trình thu hoạch cũng như nhu cầu vận chuyển có lẫn các tạp chất như đất đá, các mảnh kim loại. Do đó cần loại các tạp chất để không ảnh hưởng đến công đoạn tiếp theo cũng như chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Sử dụng nam châm và sàn quay để loại các tạp chất trong công đoạn làm sạch. Nghiền nguyên liệu: ♦ Nghiền nguyên liệu thô để đạt được kích thước theo yêu cầu, tạo khả năng trộn đồng đều giữa các cấu tử làm các chất dinh dưỡng được phân bố đồng đều và tăng khả năng tiêu hoá. Hơn nữa nguyên liệu được nghiền mịn sẽ thuận lợi cho quá trình tạo viên làm cho viên thức ăn có bề mặt bóng dễ liên kết hơn giữa các cấu tử thành phần. Hình 2.1:Máy nghiền búa kiểu giọt nước (6) ♦Thiết bị nghiền: Dùng máy nghiền búa có má nghiền phụ. ♦ Tại đây nguyên liệu bị tác động bởi các lực va đập và cọ xát trên má nghiền, phá vỡ tạo thành các hạt mịn có kích thước theo yêu cầu. Quá trình nghiền đóng vai trò quan trọng trong công đoạn sản xuất vì nó ảnh hưởng lớn dến chất lượng sản phẩm và khả năng hấp thụ sản phẩm của vật nuôi. 2.2.1.3. Dây chuyền tiếp nhận và xử lí nguyên liệu mịn: a/ Tiếp nhận nguyên liệu: Cũng tương tự như tiềp nhận nguyên liệu thô. Mỗi nguyên liệu được vận chuyển đến vựa chứa khác nhau. b/ Làm sạch: Sử dụng nam châm và sàng để tách kim loại và các tạp chất tương tự như làm sạch nguyên liệu thô. 2.2.2. Dây chuyền định lượng và phối trộn: - Máy định mức có nhiệm vụ xác định mức độ, liều lượng các thành phần thức ăn cho từng loại hỗn hợp thức ăn theo quy định đối với từng loại vật nuôi, càng đảm bảo chính xác càng tốt. Đặc biệt đối với những thành phần thức ăn bổ sung chiếm tỉ lệ nhỏ đồi hỏi độ chính xác cao, độ định mức phải thấp nếu quá mức quy định có thể tác hại đến cơ thể vật nuôi. - Thiết bị định mức: có thể dùng cân tự động tự trút tải khi đã đủ mức khối lượng. - Máy trộn thức thức ăn có nhiệm vụ khuấy trộn các thành phần thức ăn đã được định mức thành một hỗn hợp đồng đều, đảm bảo cho các vật nuôi ăn đủ tỉ lệ các thành phần đó trong hỗn hợp. Thức ăn tổng hợp được trộn đều bổ Hình 2.2. Máy đảo trộn nằm ngang sung chất lượng và mùi vị cho nhau giữa các thành phần tạo điều kiện súc vật ăn nhiều và đủ, tăng hệ số tiêu hoá nhờ đó tăngn sản lượng chăn nuôi, giảm mức tiêu thụ thức ăn trong mỗi kg thịt tăng trọng. Ngoài ra máy trộn còn có nhiệm vụ tăng cường các phản ứng hoá học, sinh học khi chế biến thức ăn, tăng cường quá trình trao đổi nhiệt khi đun nóng hay làm lạnh, nhiệm vụ hoà tan các chất ( hoà tan muối, đường với các chất khác). Quá trình trộn bổ sung rỉ đường với các thành phần vi lượng như premix và muối ăn. Rỉ đường cho vào nhằm tăng sự kết dính, tăng độ bền cho viên, tăng giá trị dinh dưỡng và kích thích gia súc, gia cầm ăn ngon miệng. Nên cho bột vào khoảng 2/3 thể tích máy rồi mới bổ sung rỉ đường, tránh trường hợp rỉ đường tiếp xúc trực tiếp với máy làm giảm hiệu suất trộn và giảm độ bền của máy.Hình 2.3. Thiết bị tạo viên - Thiết bị: dùng máy trộn có bộ phận trộn quay, thùng chứa cố định. Bộ phận khuấy trộn của máy là một vít đứng quay trong thùng chứa. 2.2.3. Dây chuyền tạo viên: 2.2.3.1. Mục đích: - Định hình các hỗn hợp thức ăn thành dạng viên và dạng bánh. Từ đó làm chặt các hỗn hợp, tăng khối lượng riêng, giảm khả năng hút ẩm và oxy hoá trong không khí, giữ chất lượng dinh dưỡng. - Nhờ đó hỗn hợp thức ăn được bảo quản lâu hơn, gọn hơn, vận chuyển dễ dàng hơn, giảm được chí phí bảo quản và vận chuyển. - Ngoài ra, đối với chăn nuôi gia cầm, cá, tôm việc phân phát và ăn thức ăn viên thuận lợi hơn về chất lượng và đồng đều, tạo điều kiện cơ giới hoá phân phát thức ăn… Hình 5.4. Thiết bị làm lạnh 2.2.3.2: Nguyên lí: Bột sau đảo trộn, nạp vào bộ phận tiếp liệu của máy ép viên, được bổ sung một lượng hơi nước cần thiết tạo cho sản phẩm đạt đến độ ẩm phù hợp với yêu cầu công nghệ. Sau khi trrộn và làm nóng, bột được đưa vào bộ phận tạo hạt. Thông thường độ ẩm sẽ tăng từ 13 lên 18%. Hạt ra khỏi khuôn ép có nhiệt độ 50 – 800C, sau đó hạt đưa xuống làm lạnh và khô bằng không khí ở máy làm nguội lúc đó độ ẩm sẽ giảm từ 18% xuống còn 14%. Tiếp theo hạt được cắt thành những viên có kích thước phù hợp nhờ máy bẻ vụn viên, sau đó hạt sẽ đén máy sàng viên. Những viên có kích thước quá nhỏ đưa trở lại máy ép viên, những viên có kích thước quá lớn đưa trở lại máy bẻ vụn viên, những viên có kích thước đạt yêu cầu đưa xuống xilo chứa sản phẩm. 2.2.4. Dây chuyền cân và đóng bao sản phẩm: Hình 2.5. Cân và đóng bao Sản phẩm của nhà máy có 2 dạng: + Dạng bột. + Dạng viên. Hỗn hợp sau đảo trộn nếu đưa đi đóng bao ngay ta sẽ có sản phẩm dạng bột, nếu đưa qua công đoạn tạo viên sẽ có sản phẩm dạng viên. Sản phẩm được đóng bao 30 – 50 kg nhờ cân và đóng bao tự động. Hình 5.6. Viên thành phẩm Chương 3: TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT 3.1. Kế hoạch sản xuất của nhà máy: - Nhà máy làm việc một ngày 2 ca, 1 ca 8 tiếng, nghỉ ngày chủ nhât. - Các ngày nghỉ trong năm: + Tết dươgn lịch nghỉ 1 ngày: 1/1. + Tết âm lịch nghỉ 4 ngày. + Tết giỗ tổ mùng 10/3 nghỉ 1 ngày. + Ngày giải phóng miền Nam 30/4 nghỉ 1 ngày. + Ngày quốc tế lao động 1/5 nghỉ 1 ngày. + Ngày quốc khánh 2/9 nghỉ 1 ngày. Tháng 11 do mùa mưa, thời tiết xấu, nguyên liệu ít, nhu cầu ít, nghỉ để sửa chữa và vệ sinh máy móc. Bảng 3.1: Biểu đồ sản xuất của nhà máy: tháng số ngày làm việc số ca làm việc 1 26 52 2 21 41 3 27 54 4 24 48 5 26 52 6 26 52 7 27 54 8 27 54 9 25 50 10 27 54 11 nghỉ nghỉ 12 26 52 Tổng 282 564 3.2. Các số liệu ban đầu: 3.2.1. Năng suất của nhà máy: Tổng sản phẩm: 25000 tấn sản phẩm/năm. Trong đó: + Sản phẩm dạng bột: 12500 tấn sản phẩm/ năm. + Sản phẩm dạng viên: 12500 tấn sản phẩm/ năm. 3.2.2. Phối hợp khẩu phần ăn: Tuỳ thuộc vào từng thời vụ, mức độ sẵn có, giá cả các loại nguyên liệu trên thị trường mà nhà máy cần cân đối giữa nguyên tắc khoa học và nguyên tắc kinh tế để xây dựng công thức phối trộn tối ưu nhất ở từng thời điểm để đảm bảo sản phẩm có giá thành hợp lý có thể cạnh tranh trên thị trường. 3.2.2.1. Phối hợp khẩu phần thức ăn cho gà: Bảng 3.2: Tiêu chuẩn ăn cho gà (TCVN 2265 – 1994) Vật nuôi Nhu cầu Gà mái to Gà đẻ trứng thương phẩm 9 – 20 tuần 0 – 42 tuần 42 – 62 tuần Năng lượng trao đổi, kcal 2900 3050 3100 Hàm lượng protein thô, % 17 17 15 Bảng 3.3: Giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu phối hợp khẩu phần cho gà STT Nguyên liệu ME (kcal/kg) Protein ( %) Giá tiền (đ) 1 Ngô vàng 3320 8,3 1800 2 Sắn bóc vỏ 3290 3,6 1500 3 Khoai lang vỏ đỏ 2910 2,5 2500 4 Khô dầu đậu nành 2850 42,5 3700 5 Cám gạo 2380 12,9 1200 6 Bột cá 2930 53,6 7300 7 Bột sò 0 0 500 8 Rỉ đường 1920 0 600 9 Muối 0 0 500 10 Premix khoáng - vitamin 0 0 30000 a/ Xác định khẩu phần thức ăn cho gà mái 9 – 20 tuần: ( công thức 1) * Yêu cầu: - Năng lượng trao đổi ME ( kcal/kg) : 2900 - Hàm lượng protêin thô (%) : 17 * Tiến hành tính toán: Thành lập công thức bằng phần mềm Feedsoft: - Các thành phần thay đổi: % ngô vàng, % sắn, % khoai lang vỏ đỏ, % cám gạo, % khô dầu đậu nành. - Các thành phần không thay đổi: % bột cá, % bột sò, % rỉ đường, muối, premix khoáng. Tính cho 1 kg thức ăn: Bảng 3.4: Kết quả xác định tỉ lệ phối hợp nguyên liệu cho công thức 1: Chỉ tiêu Nguyên liệu ME (kcal/kg) Protêin thô (%) Giá thành (VNĐ) % phối trộn Dạng thô Ngô vàng 586,5 1,466 318 17,67 Sắn bóc vỏ 987 1,080 450 30 Khoai lang vỏ đỏ 153,6 0,132 131,9 5,28 Khô dầu 543,1 8,099 705,1 19,05 Tổng 72 Dạng mịn Cám gạo 357 1,935 180 15 Bột cá 243,4 4,288 548 8 Bột sò 0 0 7,5 1,5 Tổng 24.5 Thành phần vi lượng Muối 0 0 2,5 0,5 Premix 0 0 300 1 Dạng lỏng Rỉ đường 38,4 0 12 2 Tổng 2900 17 2691 100 b/ Xác định khẩu phần thức ăn cho gà đẻ trứng thương phẩm: Tương tự cách tính khẩu phần thức ăn cho gà mái 9 – 20 tuần. Bảng 3.5: Kết quả xác định tỉ lệ phối hợp nguyên liệu cho công thức 2: Chỉ tiêu Nguyên liệu ME (kcal/kg) Protêin thô (%) Giá thành (VNĐ) % phối trộn Dạng thô Ngô vàng 1162 2,905 630 35 Sắn bóc vỏ 1021,5 1,117 465,75 31,05 Khoai lang vỏ đỏ 0 0 0 0 Khô dầu 576,4 8,596 748,14 20,22 Tổng 86,27 Dạng mịn Cám gạo 17,3 0,094 8,76 0,73 Bột cá 234,4 4,288 548 8 Bột sò 0 0 7,5 1,5 Tổng 10,23 Thành phần vi lượng Muối 0 0 2,5 0,5 Premix 0 0 300 1 Dạng lỏng Rỉ đường 38,4 0 12 2 Tổng 3050 17 2758.65 100 Bảng 3.6: Kết quả xác định tỉ lệ phối hợp nguyên liệu cho công thức 3: Chỉ tiêu Nguyên liệu ME (kcal/kg) Protêin thô (%) Giá thành (VNĐ) % phối trộn Dạng thô Ngô vàng 2158 5,395 1170 65 Sắn bóc vỏ 330,5 0,362 150,6 10,04 Khoai lang vỏ đỏ 0 0 0 0 Khô dầu 328,6 4,9 726,61 11,53 Tổng 86,57 Dạng mịn Cám gạo 10,1 0,055 5,16 0,43 Bột cá 234,4 4,288 548 8 Bột sò 0 0 7,5 1,5 Tổng 9,93 Thành phần vi lượng Muối 0 0 2,5 0,5 Premix 0 0 300 1 Dạng lỏng Rỉ đường 38,4 0 12 2 Tổng 3100 15 2658,37 100 3.2.2.2. Phối hợp khẩu phần thức ăn cho lợn: Bảng 3.7: Tiêu chuẩn ăn cho lợn ( TCVN 2265 – 1994 ) Vật nuôi Chỉ tiêu Lợn con nội Lợn vỗ béo lai Lợn tiết sữa 10 – 20 kg 50 – 90 kg Lợn nái Năng lượng trao đổi ( kcal) 3000 2900 3000 Hàm lượng protêin thô ( %) 15 12 16 Bảng 3.8: Bảng giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu phối hợp khẩu phần cho lợn STT Nguyên liệu ME (kcal/kg) Protêin ( %) Giá tiền (VNĐ) 1 Ngô vàng 3290 8,3 1800 2 Sắn bóc vỏ 2947 3,6 1500 3 Khoai lang vỏ đỏ 2643 2,5 2500 4 Khô dầu đậu nành 3259 42,5 3700 5 Cám gạo 2742 12,9 1200 6 Bột cá 3059 53,6 7300 7 Bột sò 0 0 500 8 Rỉ đường 1920 0 600 9 Muối 0 0 500 10 Premix 0 0 30000 a/Xác định khẩu phần ăn cho lợn con nội ( 10 – 20 kg) * Yêu cầu: - Năng lượng trao đổi ME ( kcal/kg): 3000 - Tỉ lệ protêin thô ( % ) : 15 * Tính toán: Thành lập công thức bằng phần mềm Feedsoft. - Các thành phần thay đổi: % ngô vàng, % sắn bóc vỏ. % khoai lang vỏ đỏ, % khô dấu đậu nành, % cám gạo. - Các thành phần không thay đổi: % bột cá, % bột sò, % rỉ đường, % muối, % premix. Tính cho 1 kg thức ăn. Bảng 3.9: Kết quả xác định tỉ lệ phối hợp nguyên liệu cho lợn con nội Chỉ tiêu Nguyên liệu ME (kcal/kg) Protêin thô (%) Giá thành (VNĐ) % phối trộn Dạng thô Ngô vàng 1596.1 4.027 873.18 48.51 Sắn bóc vỏ 248.2 0.347 144.75 9.65 Khoai lang vỏ đỏ 0 0 0 0 Khô dầu 288.2 3.758 327.08 8.84 Tổng 67 Dạng mịn Cám gạo 548.4 2.58 240 20 Bột cá 244,7 4,288 584 8 Bột sò 0 0 7,5 1,5 Tổng 29.5 Thành phần vi lượng Muối 0 0 2,5 0,5 Premix 0 0 300 1 Dạng lỏng Rỉ đường 38,4 0 12 2 Tổng 3000 15 2491.01 100 b/ Xác định khẩu phần ăn cho lợn vỗ béo lai ( 50 – 90 kg) và lợn nái tiết sữa. Tương tự như cách xác định khẩu phần thức ăn cho lợn con nội. Bảng 3.10: Kết quả xác định tỉ lệ phối hợp nguyên liệu cho lợn vỗ béo lai Chỉ tiêu Nguyên liệu ME (kcal/kg) Protêin thô (%) Giá thành (VNĐ) % phối trộn Dạng thô Ngô vàng 1442 3.638 788.94 43.83 Sắn bóc vỏ 0 0 0 0 Khoai lang vỏ đỏ 551.9 0.522 522 20.88 Khô dầu 74.6 0.972 84.73 2.29 Tổng 67 Dạng mịn Cám gạo 548.4 2.58 240 20 Bột cá 244,7 4,288 584 8 Bột sò 0 0 7,5 1,5 Tổng 29.5 Thành phần vi lượng Muối 0 0 2,5 0,5 Premix 0 0 300 1 Dạng lỏng Rỉ đường 38,4 0 12 2 Tổng 2900 12 2541.67 100 Bảng 3.11: Kết quả xác định tỉ lệ phối hợp nguyên liệu cho lợn nái tiết sữa Chỉ tiêu Nguyên liệu ME (kcal/kg) Protêin thô (%) Giá thành (VNĐ) % phối trộn Dạng thô Ngô vàng 1690,2 4,264 924,7 51,37 Sắn bóc vỏ 0 0 0 0 Khoai lang vỏ đỏ 0 0 0 0 Khô dầu 314 4,095 356,5 9,63 Tổng 61 Dạng mịn Cám gạo 712,7 3,353 311,9 26 Bột cá 244,7 4,288 584 8 Bột sò 0 0 7,5 1,5 Tổng 35,5 Thành phần vi lượng Muối 0 0 2,5 0,5 Premix 0 0 300 1 Dạng lỏng Rỉ đường 38,4 0 12 2 Tổng 3000 16 2499,1 100 3.2.3: Hao hụt qua các công đoạn (%): * Đối với nguyên liệu dạng thô: - Tách kim loại: 0,05 - Sàng tạp chất : 1 - Tách kim loại: 0,05 - Nghiền búa : 0,5 * Đối với nguyên liệu dạng mịn: - Tách kim loại: 0,05 - Sàng tạp chất : 0,5 * Đối với bột bán thành phẩm đi phối trộn: - Cân định lượng: 1 - Đảo trộn : 1 * Đối với bán thành phẩm công đoạn tạo viên và xử lí viên: - Tính hao hụt công đoạn tạo viên: Công đoạn tạo viên do có bổ sung hơi nước giả sử độ ẩm nguyên liệu tăng từ 13% đến 18%. + Với m, w: là khối lượng và độ ẩm của nguyên liệu trước khi tạo viên. + Với M, W: là khối lượng và độ ẩm của sản phẩm sau khi tạo thành viên. + m0 : khối lượng chất khô. X (%) = = (1-)×100 Mà m0 = m×(100-w) = M× (100-W) = Do đó: = 1- Tỷ lệ hao hụt của giai đoạn tạo viên: X (%) = = -6,10 - Tính hao hụt công đoạn nguội viên: Giả sử giai đoạn làm nguội viên độ ẩm nguyên liệu giảm từ 18% xuống còn 14%. Tương tự như cách tính ở giai đoạn tạo viên, ta có tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn này: X1 = (%) = 4,65% - Hao hụt do sàng viên: 0,1 * Hao hụt sản phẩm viên: - Cân và đóng bao viên: 0,10 Tiêu hao trên từng công đoạn được tính so với lượng nguyên liệu mà công đoạn đưa vào. Tổng kết hao hụt qua các công đoạn sản xuất: Bảng 3.12: Bảng tổng kết hao hụt qua các công đoạn. Công đoạn Nguyên liệu thô Nguyên liệu mịn Tách kim loại 0,05 0,05 Sàng tạp chất 1,00 0,5 Tách kim loại 0,01 0 Nghiền búa 0,05 0 Công đoạn Sản phẩm viên Sản phẩm bột Cân định lượng 0,1 0,1 Đảo trộn 0,1 0,1 Cân và đóng bao 0 0,5 Tạo viên -6,1 0 Làm nguội viên 4,65 0 Sàng viên 0,1 0 Cân đóng bao viên 0,1 0 3.3. Tính cân bằng vật chất: Áp dụng công thức: T= (3.1) T: Lượng nguyên liệu trước khi phối trộn S: Lượng sản phẩm tạo thành n: Số công đoạn x1, x2, …xn: là lượng hao hụt qua từng công đoạn so với nguyên liệu ban đầu (%) 3.3.1. Tính cho sản phẩm dạng viên làm thức ăn cho gà mái 9 – 20 tuần: 3.3.1.1. Tính cho công đoạn tạo viên và đóng bao viên: Năng suất 3 tấn viên/h. *Các công đoạn xảy ra: - Tạo viên - Làm nguội viên - Bẻ vụn viên - Sàng viên - Cân và đóng bao viên. Theo công thức (3.1) lượng bột đem đi tạo viên là: T= = 2,968 (tấn/h) Vậy : - Khối lượng hao hụt qua công đoạn tạo viên là: T1= = -0,181(tấn/h) Giá trị âm nghĩa là: sau khia tạo viên khối lượng nguyên liệu tăng lên 0,181 tấn/h - Năng suất của công đoạn tạo viên là: N1= 2,968- (-0,181) = 3,149 (tấn/h) - Khối lượng hao hụt qua công đoạn làm nguội viên: T2= = 0,146 (tấn/h) - Năng suất của công đoạn làm nguội viên: N2= 3,149-0,146 = 3,003 (tấn/h) Tỷ lệ hao hụt qua công đoạn bẻ vụn viên là T3= 0% - Năng suất của công đoạn bẻ vụn viên là: N3= 3,003 (tấn/h) - Khối lượng hao hụt qua công đoạn sàng viên là: T4= = 0,0015 (tấn/h) - Năng suất của công đoạn sàng viên là: N4= 3,003-0,0015 = 3,0015 (tấn/h) - Khối lượng hao hụt qua công đoạn cân và đóng bao: T5= = 0,0015(tấn/h) - Năng suất của công đoạn cân và đóng bao: N5= 3,0015-0,0015 = 3 (tấn/h) 3.3.1.2. Tính cho công đoạn cân định lượng và đảo trộn bột nghiền: * Các công đoạn xảy ra: - Cân định lượng - Đảo trộn Theo công thức (3.1) tổng bột nghiền trước khi đảo trộn được tính bằng: T6= =2,971(tấn/h) - Khối lượng hao hụt qua công đoạn đảo trộn bột nghiền: T7= = 0,003 (tấn/h) + Rỉ đường chiếm 2% trong công thức tức là: NR= 2,971×0,02 = 0,059 (tấn/h) + Premix chiếm 1% tức là: NP= 2,971×0,01= 0,029 (tấn/h) + Muối chiếm 0,5% tức là: NM= 2,971×0,005 = 0,015 (tấn/h) - Lượng bột bán thành phẩm sau khi cân là: N6= 2,971- (0,059+0,029+0,015) = 2,867 (tấn/h) Áp dụng công thức (3.1) lượng bột trước khi cân là: N7= = 2,873 (tấn/h) - Khối lượng hao hụt qua công đoạn cân định lượng: T8= = 0,003 (tấn/h). 3.3.1.3. Tính cho công đoạn thu nhận và xử lí nguyên liệu mịn: Ta có tỷ lệ tổng thành phần nguyên liệu mịn (cám gạo,bột cá, bột sò) và thành phần nguyên liệu thô (ngô, sắn bóc vỏ khô, khô dầu nành) trong bột sau và trước khi cân là: 24,5:72,0 Vậy: - Tổng các thành phần nguyên liệu mịn trước khi đi qua cân định lượng: G1= = 0,729(tấn/h) Theo công thức (3.1) tổng nguyên liệu mịn đưa vào sản xuất tính bằng: G2= = 0,733 (tấn/h) - Khối lượng hao hụt qua công đoạn tách kim loại: G3= = 0,0004 (tấn/h) - Năng suất của công đoạn tách kim loại: G4= 0,733-0,0004 = 0,7326 (tấn/h) - Khối lượng hao hụt qua công đoạn sàng tạp chất: G5= = 0,004 (tấn/h) - Năng suất của công đoạn sàng tạp chất: G6= 0,7326-0,004 = 0,7286 (tấn/h) 3.3.1.4. Tính cho công đoạn thu nhận và xử lí nguyên liệu thô: Ta có tỷ lệ tổng thành phần nguyên liệu thô và tổng thành phần nguyên liệu mịn trong bột sau và trước khi cân là: 72,0:24,5. Tính tương tự như với nguyên liệu mịn ta có: - Tổng các thành phần nguyên liệu dạng thô trước khi qua cân định lượng: K1= = 2,144 (tấn/h) Theo (3.1) tổng nguyên liệu thô đưa vào sản xuất được tính bằng: K2= = 2,179 (tấn/h) - Khối lượng hao hụt qua công đoạn tách kim loại lần 1 là: K3= = 0,001 (tấn/h) - Năng suất của công đoạn tách kim loại lần 1 là: K4= 2,179-0,001 = 2,178 (tấn/h) - Khối lượng hao hụt qua công đoạn sàng tạp chất: K5= = 0,022 (tấn/h) - Năng suất của công đoạn sàng tạp chất: K6= 2,178-0,022 = 2,156 (tấn/h) - Khối lượng hao hụt qua công đoạn tách kim loại lần 2 là: K7= = 0,001 (tấn/h) - Năng suất của công đoạn tách lần 2 là: K8= 2,156-0,001 = 2,155 (tấn/h) - Khối lượng hao hụt qua công đoạn nghiền búa là: K9= = 0,011 (tấn/h) - Năng suất của công đoạn nghiền búa là: K10= 2,155-0,011 = 2,144 (tấn/h) Bảng 3.12. Tổng kết năng suất và lượng tiêu hao qua các công đoạn của sản phẩm dạng viên làm thức ăn cho gà 9 – 20 tuần. Chỉ tiêu Công đoạn % hao hụt Lượng tiêu hao (tấn/h) Năng suất (tấn/h) Nguyên liệu thô 2,179 Tách kim loại lần 1 0,05 0,001 2,178 Sàng tạp chất 1,00 0,022 2,156 Tách kim loại lần 2 0,05 0,001 2,155 Nghiền búa 0,5 0,011 2,144 Bột bán thành phẩm đi cân định luợng 2,144 Nguyên liệu mịn 0,733 Tách kim loại 0,05 0,0004 0,7326 Sàng tạp chất 0,50 0,004 0,7286 Bột bán thành phẩm đi cân định lượng 0,7286 Tổng bột qua cân 2,873 Cân định lượng 0,10 0,003 2,87 Thùng chứa 0,00 0,00 2,87 Rỉ đường 0,00 0,00 0,059 Premix 0,00 0,00 0,03 Muối 0,00 0,00 0,015 Trước khi đảo trộn 0,00 2,974 Đảo trộn 0,10 0,00 2,971 Bột tạo viên 0,00 2,971 Tạo viên -6,10 -0,181 3,152 Làm nguội viên 4,65 0,147 3,005 Bẻ vụn viên 0,00 0 3,005 Sàng viên 0,10 0,003 3,002 Cân đóng bao viên 0,10 0,003 2,999 3.3.2. Tính cho sản phẩm dạng viên làm thức ăn cho gà đẻ trứng thương phẩm: Tương tự như cách tính cho gà mái to 9 – 20 tuần, em tính được năng suất và lượng tiêu hao qua các công đoạn chế biến thức ăn cho gà đẻ trứng thương phẩm theo bảng thống kê (phụ lục 1.2) 3.3.3. Tính cho sản phẩm dạng bột làm thức ăn cho heo nái tiết sữa: 3.3.3.1. Tính cho công đoạn đóng bao bột: - Lượng bột đem đi đóng bao bột: H1= = 3,015 (tấn/h) - Khối lượng hao hụt qua công đoạn cân và đóng bao bột là: H2= = 0,015 (tấn/h) 3.3.3.2. Tính cho công đoạn cân định lượng và đảo trộn bột nghiền: Theo công thức (3.1) tổng bột nghiền trước khi đảo trộn được tính bằng: H3= = 3,018 (tấn/h) - Khối lượng hao hụt qua công đoạn đảo trộn bột nghiền: H4= = 0,003 (tấn/h) + Rỉ đường chiếm 2% trong công thức tức là: NR= 3,018×0,02 = 0,06 (tấn/h) + Premix chiếm 1% tức là: NP= 3,018×0,01= 0,03 (tấn/h) + Muối chiếm 0,5% tức là: NM= 3,018×0,005 = 0,015 (tấn/h) - Lượng bột bán thành phẩm sau khi cân là: H5= 3,018- (0,06+0,03+0,015) = 2,913 (tấn/h) Áp dụng công thức (3.1) lượng bột trước khi cân là: H6= = 2,916 (tấn/h) - Khối lượng hao hụt qua cân định lượng: H7== 0,003 (tấn/h) 3.3.3.3. Tính cho công đoạn thu nhận và xử lí nguyên liệu mịn: Ta có tỷ lệ tổng thành phần nguyên liệu mịn (cám gạo, bột cá, bột sò) và thành phần nguyên liệu thô (ngô, sắn bóc vỏ khô, khô dầu nành) trong bột sau và trước khi cân là: 35,5:61,0 Vậy: - Tổng các thành phần nguyên liệu mịn trước khi đi qua cân định lượng: F1= = 1,073 (tấn/h) Theo công thức (3.1) tổng nguyên liệu mịn đưa vào sản xuất tính bằng: F2= = 1,079 (tấn/h) - Khối lượng hao hụt qua công đoạn tách kim loại: F3= = 0,001 (tấn/h) - Năng suất của công đoạn tách kim loại: F4= 1,079-0,001 = 1,078 (tấn/h) - Khối lượng hao hụt qua công đoạn sàng tạp chất: F5= = 0,005(tấn/h) - Năng suất của công đoạn sàng tạp chất: F6= 1,078-0,005 = 1,073 (tấn/h) 3.3.3.4. Tính cho công đoạn thu nhận và xử lí nguyên liệu thô: Ta có tỷ lệ tổng thành phần nguyên liệu thô và tổng thành phần nguyên liệu mịn trong bột sau và trước khi cân là: 61,0:35,5. Tính tương tự như với nguyên liệu mịn ta có: - Tổng các thành phần nguyên liệu dạng thô trước khi qua cân định lượng: E1= = 1,843 (tấn/h) Theo (4.1) tổng nguyên liệu thô đưa vào sản xuất được tính bằng: E2= = 1,873 (tấn/h) - Khối lượng hao hụt qua công đoạn tách kim loại lần 1 là: E3= = 0,0009 (tấn/h) - Năng suất của công đoạn tách kim loại lần 1 là: E4= 1,873-0,0009 = 1,8721 (tấn/h) - Khối lượng hao hụt qua công đoạn sàng tạp chất: E5= = 0,019 (tấn/h) - Năng suất của công đoạn sàng tạp chất: E6= 1,8721-0,019 = 1,8531 (tấn/h) - Khối lượng hao hụt qua công đoạn tách kim loại lần 2 là: E7= = 0,001 (tấn/h) - Năng suất của công đoạn tách lần 2 là: E8= 1,8531-0,001 = 1,8521 (tấn/h) - Khối lượng hao hụt qua công đoạn nghiền búa là: E9= = 0,009(tấn/h) - Năng suất của công đoạn nghiền búa là: E10= 1,8521-0,009 = 1,8431(tấn/h) Tương tự cách tính đối với lợn nái tiết sữa em tính được lượng hao hụt và năng suất hao hụt qua từng công đoạn của sản xuất thức ăn dạng bột cho lợn con và lợn vỗ béo. Bảng 3.13: Tổng kết lượng hao hụt và năng suất của từng công đoạn khi sản xuất thức ăn cho lợn Sản phẩm Công đoạn Lợn nái tiết sữa Lợn con 10-20 kg Lợn vỗ béo 50-90 kg Lượng tiêu hao (tấn/h) Năng suất (tấn/h) Lượng tiêu hao (tấn/h) Năng suất (tấn/h) Lượng tiêu hao (tấn/h) Năng suất (tấn/h) Nguyên liệu thô 1,873 2,025 2,025 Tách kim loại lần 1 0,0009 1,8721 0,001 2,057 0,001 2,057 Sàng tạp chất 0,019 1,8531 0,021 2,036 0,021 2,036 Tách kim loại lần 2 0,001 1,8521 0,001 2,035 0,001 2,035 Nghiền búa 0,009 1,8431 0,01 2,025 0,01 2,025 Bột bán thành phẩm đi cân 1,8431 2,025 2,025 Nguyên liệu mịn 1,079 0,891 0,891 Tách kim loại 0,001 1,078 0,00045 0,89555 0,00045 0,89555 Sàng tạp chất 0,005 1,073 0,004 0,89155 0,004 0,89155 Bột bán thành phẩm 1,073 0,89155 0,89155 Tổng bột qua cân 2,913 2,913 2,913 Cân định lượng 0,003 2,91 0,003 2,91 0,003 2,91 Thùng chứa 2,91 2,91 2,91 Rỉ đường 0 0,06 0 0,06 0 0,06 Premix 0 0,03 0 0,03 0 0,03 Muối ăn 0 0,015 0 0,015 0 0,015 Trước khi đảo trộn 3,018 3,018 3,018 Đảo trộn 0,003 3,015 0,003 3,015 0,003 3,015 Bột đóng bao 3,015 3,015 3,015 Cân đóng bao bột 0,015 3 0,015 3 0,015 3 3.3.4. Tính nhu cầu từng nguyên liệu trong công thức phối trộn: 3.3.4.1. Tính cho gà mái to 9 – 20 tuần tuổi: *Nguyên liệu thô đưa vào sản xuất là: 2,176 (tấn/h) Tỷ lệ ngô vàng so với tổng nguyên liệu thô ban đầu cũng bằng tỷ lệ giữa ngô vàng so với tổng các thành phần dạng thô có trong công thức bột sau khi cân: 17,67:72. Vậy: - Nhu cầu nguyên liệu ngô để sản xuất là: Mn= = 0,534 (tấn/h) - Nhu cầu nguyên liệu sắn bóc vỏ khô đưa vào sản xuất là: Ms= = 0,907 (tấn/h) - Nhu cầu khoai lang khô đưa vào sản xuất là: Mk= = 0,16(tấn/h) - Nhu cầu khô dầu nành đưa vào sản xuất là: Md= = 0,576 (tấn/h) *Nguyên liệu mịn đưa vào sản xuất là: 0,733 (tấn/h) - Khối lượng cám gạo đưa vào sản xuất là: Mg= =0,449(tấn/h) - Khối lượng bột cá đưa vào sản xuất là: Mc= = 0,239 (tấn/h) - Khối lượng bột sò đưa vào sản xuất: Mso= =0,045(tấn/h) *Khối lượng của từng nguyên liệu thô sau khi nghiền búa: - Ngô vàng: M’n= = 1,403 (tấn/h) - Sắn vỏ khô: M’s= = 2,382 (tấn/h) - Khoai lang: M’k= = 0,419 (tấn/h) - Khô dầu nành: M’d= 1,513 (tấn/h) *Khối lượng nguyên liệu mịn sau khi tách kim loại và sàng tạp chất: Theo công thức (3.1) ta có công thức tính: S= - Khối lượng bột cá trước khi cân định lượng: M’c= = 0,6381 (tấn/h) - Khối lượng bột sò trước khi cân định lượng: M’s= = 0,1196 (tấn/h) 3.3.4.2. Tính cho gà đẻ trứng thương phẩm: Tính tương tự như gà mái to 9-12 tuần, em tính được nhu cầu của từng nguyên liệu đưa vào sản xuất thức ăn cho gà: Bảng 3.14: Tổng kết nhu cầu nguyên liệu đưa vào sản xuất thức ăn cho gà Nhu cầu nguyên liệu Gà mái to 9-20 tuần Gà đẻ trứng thương phẩm 0-42 tuần Gà đẻ trứng thương phẩm 42-62 tuần % phối trộn Năng suất (tấn/h) % phối trộn Năng suất (tấn/h) %phối trộn Năng suất (tấn/h) Ngô vàng 17,67 0,534 35,00 1,058 65,00 1,965 Sắn bóc vỏ khô 30,00 0,907 31,05 0,939 10,04 0,304 Khoai lang khô 5,28 0,16 0 0 0 0 Khô dầu nành 19,05 0,576 20,22 0,611 11,53 0,349 Tổng 72 2,177 86,27 2,608 86,57 2,618 Cám gạo 15 0,449 0,73 0,022 0,43 0,013 Bột cá 8 0,239 8 0,239 8 0,239 Bột sò 1,50 0,045 1,5 0,045 1,5 0,045 Tổng 24,5 0,733 10,23 0,306 9,93 0,297 Muối 0,5 0,015 0,05 0,015 0,50 0,015 Premix 1 0,03 1 0,03 1 0,03 Rỉ đường 2 0,059 2 0,059 2 0,059 Tổng nhu cầu 100 3,014 100 3,018 100 3,019 3.3.4.3.Tính cho lợn nái tiết sữa: *Nguyên liệu thô đưa vào sản xuất: 1,873 (tấn/h) Tỷ lệ ngô vàng so với tổng nguyên liệu thô ban đầu cũng bằng tỷ lệ giữa ngô vàng so với tổng các thành phần dạng thô có trong công thức bột sau khi cân: 51,37:61 Vậy: - Nhu cầu nguyên liệu ngô để sản xuất là: Mn== 1,577 (tấn/h) - Nhu cầu khô dầu nành đưa vào sản xuất là: Md= = 0,296(tấn/h) *Nguyên liệu mịn đưa vào sản xuất là: 1,079 (tấn/h) - Khối lượng cám gạo đưa vào sản xuất là: Mg= = 0,79(tấn/h) - Khối lượng bột cá đưa vào sản xuất là: Mc= = 0,243 (tấn/h) - Khối lượng bột sò đưa vào sản xuất: Mso= = 0,046 (tấn/h) 3.3.4.4. Tính cho lợn con và lợn vỗ béo: Tương tự như tính cho lợn nái tiết sữa, em tính được nhu cầu của từng nguyên liệu đưa vào sản xuất thức ăn cho lợn con và lợn vỗ béo. Bảng 3.15: Tổng kết nhu cầu nguyên liệu đưa vào sản xuất thức ăn cho lợn. Nhu cầu nguyên liệu Lợn nái tiết sữa Lợn con 10-20 kg Lợn vỗ béo 50-90 kg % phối trộn Năng suất (tấn/h) % phối trộn Năng suất (tấn/h) %phối trộn Năng suất (tấn/h) Ngô vàng 51,37 1,577 48,51 1,49 43,83 1,346 Sắn bóc vỏ khô 0 0 9,65 0,296 0 0 Khoai lang khô 0 0 0 0 20,88 0,641 Khô dầu nành 9,63 0,296 8,84 0,272 2,29 0,07 Tổng 61 1,873 67 2,058 67 2,057 Cám gạo 26 0,79 20 0,607 20 0,607 Bột cá 8 0,243 8 0,243 8 0,243 Bột sò 1,5 0,046 1,5 0,046 1,5 0,046 Tổng 1,079 0,896 0,896 Muối 0,05 0,015 0,05 0,015 0,05 0,015 Premix 1 0,03 1 0,03 1 0,03 Rỉ đường 2 0,06 2 0,06 2 0,06 Tổng nhu cầu 100 3,057 100 3,059 100 3,058 3.4. Tính cần bằng nhiệt: Tính cho công đoạn tạo viên 3.4.1. Tính áp suất làm việc của hơi nước: - Yêu cầu kỹ thuật: Độ ẩm tăng từ 13-18% Nhiệt độ tăng từ 250C lên đến 70-800C Để nâng độ ẩm từ 13% lên đến 18%, giả sử áp suất làm việc là p= 1,4atm. Ở p= 1,4atm tra bảng [I.251-16, tr 314] rhnước= 533,9 Kcal/kg Cn = 1Kcal/kg.độ ts = 108,70C Nhiệt lượng của hơi nước đưa vào sẽ làm tăng nhiệt độ của khối bột. Nhiệt lượng cần thiết để tăng nhiệt độ khối bột từ 250C lên đến nhiệt độ t2 Q= m1c (t2-25) (kcal) Trong đó: c: nhiệt dung riêng của khối bột, c= 0,45 kcal/kg.độ m1: Năng suất của công đoạn ép viên, (kg/h) Mặt khác: Nhiệt lượng do hơi nước cung cấp sẽ gồm nhiệt hoá hơi do hơi ngưng tụ khi tiếp xúc khối bột và nhiệt lượng giải phóng ra khi nước ngưng tụ hạ xuống nhiệt độ t2: Q= Với w: Lượng hơi nước cần phải sử dụng trong 1 giờ Theo tính toán ở mục (3.2.3) ta có: = 3149×0,061 = 192,089 (kg/h) Do đó ta có phương trình cân bằng nhiệt Giả sử lượng nhiệt của hơi thất thoát ra môi trường xung quanh là 5%. Thành phần hơi trong hơi nước là 75%. Khi đó phương trình cân bằng nhiệt được viết lại: 0,95× Thay số ta được: t2= 80,230C, nhiệt độ này đủ để hồ hoá tinh bột theo yêu cầu công nghệ của công đoạn ép viên. 3.4.2. Tính áp suất nồi hơi: - Chọn nồi hơi: Năng suất hơi cần thiết cho máy ép viên: 192,089(kg/h) Ta chọn nồi hơi có năng suất 800kg/h, áp suất hơi p= 8atm Nhiên liệu nhà máy sử dụng là dầu DO (Diesel oil) Lượng nhiên liệu cần cho nồi hơi được tính G= (kg/h) D: Năng suất tổng cộng các nồi hơi phải thường xuyên chảy (kg/h) Trong đó: Bao gồm nhu cầu riêng của nồi hơi: 10%D Nhu cầu hơi dùng cho sinh hoạt: 10%D D== 1,2= 1,2×192,089= 230,506 (kg/h) ih: Nhiệt hàm của hơi ở áp suất làm việc ih= 662,3 (kcal/kg) in: Nhiệt hàm của nước đưa vào nồi in= 171,4 (kcal/kg) Qp: Nhiệt trị của nhiên liệu, Qp= 11300 kcal/kg : Hệ số tác dụng hữu ích của nồi hơi, Thay số ta có: G== 11,126 (kg/h) Vậy nhu cầu nhiên liệu cho nồi hơi trong năm là G= 11,126×4512= 50200,51(kg/năm) 3.5 Tổng kết cân bằng vật chất: 3.5.1 Tổng kết năng suất của từng công đoạn sản xuất (phụ lục 1.3) 3.5.2 Tổng kết nhu cầu nguyên liệu đưa vào sản xuất (phụ lục 1.4) Chương 4 TÍNH VÀ CHỌN THIẾT BỊ 4.1. Tính xilô chứa: Nguyên liệu được chứa trong các xilô để tiện cho việc sử dụng và đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục. Chọn các xilô thân trụ, đáy hình nón cụt và có góc nghiêng 450. - Xilô gồm các loại: + Xilô chứa nguyên liệu thô + Xilô chứa nguyên liệu mịn - Nguyên liệu thô gồm: Ngô vàng, sắn bóc vỏ khô, khoai lang khô vỏ đỏ, khô dầu nành. - Nguyên liệu mịn gồm: Cám gạo, bột cá, bột sò. * Thể tích của xilô được tính theo công thức: VX = VN+VT = (4.1) Trong đó: Q: Năng suất của dây chuyền (chọn giá trị lớn nhất) : Thời gian lưu trữ (giờ) : Khối lượng riêng của nguyên liệu (kg/m3) : Hệ số chứa đầy, chọn = 0,9 VT, VN: Thể tích phần hình trụ, hình nón (m3) VX: Thể tích của xilô (m3) 4.1.1. Xilô chứa nguyên liệu thô sau công đoạn tách kim loại lần 2 và đem đi nghiền: - Năng suất của dây chuyền: 5178 kg/h (chọn theo năng suất lớn nhất) - Tính theo nguyên liệu có khối lượng riêng nhỏ nhất là khô dầu nành: 450 kg/m3. - Chọn thời gian dự trữ = 15 phút= 1/4giờ. * Thể tích cần chứa của xilô: VX= (m3) VX= = 3,196(m3) Chọn h2= 2D và d= D/8 Trong đó: h2: Chiều cao phần hình trụ (m) D : Đường kính phần hình trụ (m) d : Đường kính tháo liệu (m) - Chiều cao phần đáy nón: h1= , do = 450 nên tg=1 (4.2) - Thể tích phần đáy nón: VN= (4.3) - Thể tích phần hình trụ: VT= (4.4) Từ (4.2), (4.3) và (4.4) thay vào (4.1) V= (m3) (4.5) D= (4.6) Thay V= 3,196(m3) vào (4.6) D= 1,234(m) Vậy : - Đường kính phần hình trụ D= 1,234 (m) - Đường kính ống tháo liệu d= 0,154 (m) - Chọn chiều cao ống tháo liệu h= 0,1 (m) - Chiều cao phần hình trụ h2 = 2,468 (m) - Chiều cao phần đáy nón h1= 0,54(m) Chiều cao của xilô chứa: H= h+h1+h2= 3,108 (m). Chọn: D= 1,3 m h= 0,1 m h2= 2,5 m h1= 0,6 m H= 3,1 m 4.1.2. Xilô chứa nguyên liệu thô sau nghiền búa: 4.1.2.1. Xilô chứa ngô vàng: - Năng suất của dây chuyền: 3868 kg/h (chọn theo năng suất lớn nhất) - Khối lượng riêng 1000 kg/m3. - Chọn thời gian dự trữ = 4 (h) * Thể tích cần chứa của xilô: VX = (m3) VX = = 17,191 (m3) Chọn h2= 2D và d= D/8 Trong đó: h2: Chiều cao phần hình trụ (m) D: Đường kính phần hình trụ (m) d: Đường kính tháo liệu (m) - Chiều cao phần đáy nón: h1= , do = 450 nên tg=1 (4.7) - Thể tích phần đáy nón: VN= (4.8) - Thể tích phần hình trụ: VT= (4.9) Từ (5.7), (5.8) và (5.9) thay vào (4.1) V1= (m3) D= (4.10) Chọn 1 xilô Thay V= 17,191 (m3) = V1 vào (4.10) D= 2,162 m. Vậy : - Đường kính phần hình trụ D= 2,2(m) - Đường kính ống tháo liệu d= 0,27 (m) - Chọn chiều cao ống tháo liệu h= 0,1 (m) - Chiều cao phần hình trụ h2= 4,4 (m) - Chiều cao phần đáy nón h1= 0,95 (m) Chiều cao của xilô chứa: H= h+h1+h2 = 5,37 (m). 4.1.2.2. Xilô chứa nguyên liệu khác: Tính toán tương tự như đối với nguyên liệu ngô vàng. Bảng 4.1: Bảng tổng kết kích thước xilô chứa nguyên liệu thô sau nghiền búa Nguyên liệu Ngô Sắn khô Khoai lang Khô dầu Cám gạo Bột cá Bột sò Năng suất (kg/h) 3868 1848 1262 1204 1572 484 92 Thời gian lưu (h) 4 4 4 4 4 4 16 Khối lượng lưu (kg) 15472 7392 5048 4816 6288 1936 1472 Khối lượng riêng (kg/m3) 1000 750 750 450 300 600 650 Hệ số chứa đầy 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 Thể tích cần chứa (m3) 17,191 10,951 7,479 11,891 23,289 3,585 2,516 Số xilô chọn (cái) 1 1 1 1 1 1 1 Thể tích xilô (m3) 17,191 10,951 7,479 11,891 23,289 3,585 2,516 Đường kính xilô D (m) 2,162 1,86 1,638 1,912 2,392 1,282 1,139 Đường kính cửa thoát d(m) 0,27 0,25 0,2 0,24 0,29 0,16 0,142 Góc nghiêng (0) 45 45 45 45 45 45 45 Chiều cao nón cụt h1 (m) 0,946 0,814 0,717 0,837 1,074 0,561 0,499 Chiều cao trụ h2 (m) 3,324 3,72 3,27 3,82 4,78 2,56 2,27 Chiều cao ống tháo h (m) 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 Chiều cao xilô H (m) 5,37 4,63 4,09 4,761 5,931 3,225 2,877 4.1.3. Xilô chứa bột thành phẩm trước khi đảo trộn: Tính toán tương tự như đối với tính toán xilô chứa nguyên liệu ngô vàng. Bảng 4.2. Bảng tổng kết tính toán xilô chứa bột thành phẩm trước khi đảo trộn Kích thước Bột bán thành phẩm Năng suất (kg/h) 6038 Thời gian lưu (h) 0,5 Khối lượng lưu (kg) 3018 Khối lượng riêng (kg/m3) 450 Hệ số chứa đầy 0,9 Thể tích cần chứa (m3) 7,452 Số xilô chọn (cái) 1 Thể tích xilô (m3) 7,452 Đường kính xilô D (m) 1,636 Đường kính cửa thoát d(m) 0,205 Góc nghiêng (0) 45 Chiều cao nón cụt h1 (m) 0,716 Chiều cao trụ h2 (m) 3,272 Chiều cao ống tháo h (m) 0,10 Chiều cao xilô H (m) 4,088 4.1.4. Xilô chứa bột tạo viên, bột thành phẩm, viên thành phẩm: Tính toán tương tự cách tính xilô chứa ngô vàng Bảng 4.3: Bảng tổng kết xilô chứa bột tạo viên, bột thành phẩm, viên thành phẩm Kích thước Bột tạo viên Bột thành phẩm Viên thành phẩm Năng suất (kg/h) 5936 6030 6000 Thời gian lưu (h) 0,5 3,5 4 Khối lượng lưu (kg) 2968 21105 24000 Khối lượng riêng (kg/m3) 750 750 1000 Hệ số chứa đầy 0,9 0,9 0,9 Thể tích cần chứa (m3) 40397 31,267 26,667 Số xilô chọn (cái) 2 2 2 Thể tích xilô (m3) 2,199 15,633 13,33 Đường kính xilô D (m) 1,089 2,095 1,987 Đường kính cửa thoát d(m) 0,136 0,262 0,248 Góc nghiêng (0) 45 45 45 Chiều cao nón cụt h1 (m) 0,477 0,917 0,87 Chiều cao trụ h2 (m) 2,178 4,19 3,974 Chiều cao ống tháo h (m) 0,10 0,10 0,10 Chiều cao xilô H (m) 2,755 5,207 4,944 Để thuận tiện cho quá trình chế tạo và lắp đặt thiết bị trong nhà máy, em chọn kích thước của các xilô chứa như (phụ lục 2.1) 4.2. Các thiết bị chính: Trên cơ sở các số liệu tính toán được, cùng với sự tham khảo danh mục thiết bị của hãng Stolz- Pháp, các thiết bị trong dây chuyền công nghệ được tính, chọn cụ thể như sau (Tính và chọn thiết bị dựa vào năng suất lớn nhất). Bảng 4.4. Bảng tổng kết chọn thiết bị chính - STT Tên thiết bị Số lượng (cái) Nhãn hiệu Kích thước (D×R×C) (mm) Năng suất máy (tấn/h) Năng suất thực tế (tấn/h) 1 Máy sàng nguyên liệu mịn 1 SEMB75OC 1300×550×1450 10 2,146 2 Máy sàng nguyên liệu thô 1 RS8A 1350×900×1300 40 5,18 3 Máy nghiền nguyên liệu thô 1 RM16 2000×1050×2600 12 4,152 4 Cân định lượng 1 Buhler, Thuỵ Sĩ 4000×1750×1900 2,5t/mẻ 5 Máy trộn ngang 1 Hayes 4000×900×1200 2,5t/mẻ 5,942 6 Máy ép viên 1 DPCA-420.138 1500×900×1200 10 6,298 7 Máy làm nguội viên 1 Buhler, Thuỵ Sĩ 2000×1500×1700 10 6,006 8 Máy bẻ viên 1 DFZA 875×500×325 10 6,006 9 Máy sàng viên 1 DFTA-12 1750×1100×1400 12 6,003 10 Máy đóng bao 2 MWBW 1050×850×2450 10 6,03 4.3. Máy vận chuyển: 4.3.1. Gàu tải: - Công suất động cơ tính theo công thức: N= (kw) Trong đó: Q: Năng suất gàu tải (tấn/h) H: Chiều cao thẳng đứng của gàu tải : Hiệu suất truyền động, = 0,65 Để an toàn ta nhân thêm hệ số an toàn Kết quả tính toán: (phụ lục 2.2) 4.3.2. Vít tải: Công suất động cơ tính theo công thức: N= (Cv×cosβ+sinβ)×kv (kw) Trong đó: Lv: Chiều dài làm việc của vít tải (m) Cv: Hệ số cản chuyển động của vít và ống bao đối với tải,Cv= 1,2. Vít tải đặt nằm ngang: β= 00, cosβ= 1, sinβ= 0 kv: Hệ số phụ thuộc góc nghiêng của vít, kv= 1,2 : Hiệu suất truyền động, = 0,65 Kết quả tính toán: (phụ lục 2.3) 4.3.3.Gàu tải: Công suất động cơ được tính theo công thức: N= (kw) Trong đó: Q: Năng suất của băng tải (tấn/h) L: Chiều dài của băng tải (m) : Hiệu suất truyền động, = 0,65 Kết quả tính toán: (phụ lục 2.4) KẾT LUẬN Qua thời gian làm đồ án với sự hướng dẫn của thầy em đã rút ra được những kết luận sau: - Em biết được thức ăn gia súc cũng rất phong phú và đa dạng. - Hiểu hơn về các thành phần cũng như cách phối liệu trong khấu phần ăn của gia súc, gia cầm. - Em đã hiểu hơn về việc tính toán thiết bị cũng như sự sắp đặt các thiết bị trong phân xưởng để bước đầu hiểu được về nguyên lí thiết kế một phân xưởng sản xuất. Vì thời gian có hạn, tài liệu tham khảo còn hạn chế và kiền thức còn chưa có thực tế nên trong đồ án còn có nhiều sai sót, mong thầy góp ý thêm. Em xin chân thành cảm ơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Thị Hồng Nhân(2008), Thức ăn gia súc, Trường Đại học Cần Thơ. Vũ Duy Giảng, Nguyễn Thị Lương Hồng( 1999 ), Tôn Thất Sơn, Dinh dưỡng và thức ăn gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Trần Thế Truyền (2006), Cơ sở thiết kế nhà má y, Trường Đại học Bách khoa, Đà Nẵng. Pts Trần Xoa- Pts Nguyễn Trọng Khuông- Ks Hồ Lê Viên ( 1992), Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hoá chất tập 1, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. http:// www.tcvn.gov.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26_11_587.doc