MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 2
1.2. Mục tiêu đề tài 3
1.3. Nội dung công việc 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 4
2.1. CÂY ĐẬU NÀNH 5
2.1.1. Giới thiệu 5
2.1.1.1. Khái quát 5
2.1.1.2. Đặc điểm hình thái của cây đậu nành 6
2.1.2. Thành phần hóa học của hạt đậu nành 7
2.1.2.1. Protein 7
2.1.2.2. Hydrocacbon 10
2.1.2.3. Vitamin 10
2.1.2.4. Các chất khoáng 11
2.1.3. Giá trị dinh dưỡng của hạt đậu nành 13
2.1.4. Thu hoạch và bảo quản đậu nành 13
2.1.4.1. Thu hoạch đậu nành 13
2.1.4.2. Bảo quản đậu nành 14
2.1.5. Tình hình sản xuất đậu nành trên thế giới và ở Việt Nam 15
2.1.5.1. Tình hình sản xuất đậu nành trên thế giới 15
2.1.5.2. Tình hình sản xuất đậu nành ở Việt Nam 15
2.2. HẠT KEFIR 16
2.2.1. Giới thiệu hạt Kefir 16
2.2.2. Thành phần hạt giống kefir 17
2.2.3. Hình thái hạt kefir 19
2.2.4. Nuôi và bảo quản Kefir 20
2.2.5. Giá trị dinh dưỡng của Kefir 21
2.3. CACAO 22
2.3.1. Giới thiệu 22
2.3.2. Đặc điểm của trái cacao 23
2.3.3. Thành phần hóa học của cacao 23
2.3.3.1. Hợp chất polyphenol trong cacao 23
2.3.3.2. Chất thơm trong cacao 24
2.3.3.3. Alkaloid của cacao 24
2.3.3.4. Bơ cacao 24
2.3.3.5. Thành phần dinh dưỡng của cacao 25
2.3.4. Giá trị dinh dưỡng của cacao 25
2.3.4.1. Tác dụng lên tim mạch 26
2.3.4.2. Tác dụng chống ung thư 26
2.3.4.3. Tác dụng trên não 26
2.3.4.4. Tác dụng trong ngành dược 26
2.3.4.5. Tác dụng khác 27
2.3.5. Phân loại bột cacao 27
2.4. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUÁ TRÌNH LÊN MEN 28
2.4.1. Lên men lactic 28
2.4.2. Lên men ethanol 29
2.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng quá trình lên men 30
2.4.4. Một số loài vi khuẩn lactic quan trọng 31
2.4.4.1. Streptococcus lactic 31
2.4.4.2. Streptococcus cremoris 31
2.4.4.3. Streptococcus thermophillus và Streptococcus bovis 32
2.4.4.4. Các trực khuẩn lactic 32
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 34
3.1. PHƯƠNG TIỆN 35
3.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 35
3.1.2. Nguyên liệu 35
3.1.3. Thiết bị thí nghiệm 35
3.1.4. Hóa chất 36
3.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 36
3.2.1. Quy trình sản xuất sữa đậu nành 36
3.2.1.1. Quy trình công nghệ 36
3.2.1.2. Thuyết minh quy trình 37
3.2.2. Quy trình sản xuất men giống kefir 38
3.2.2.1. Quy trình công nghệ 38
3.2.2.2. Thuyết minh quy trình 38
3.2.3. Nội dung bố trí thí nghiệm 39
3.2.3.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ men giống đến quá trình lên men và chất lượng sản phẩm 39
3.2.3.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của độ acid dừng đến thời gian lên men và chất lượng sản phẩm 41
3.2.3.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát tỉ lệ phối chế thích hợp cho thành phẩm 42
3.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 44
3.3.1. Phương pháp phân tích 44
3.3.2. Xử lý số liệu 44
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 45
4.1. ẢNH HƯỞNG CỦA TỈ LỆ MEN GIỐNG ĐẾN THỜI GIAN LÊN MEN VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 46
4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ACID DỪNG ĐẾN THỜI GIAN LÊN MEN VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 49
4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA TỈ LỆ PHỐI CHẾ SAU LÊN MEN ĐẾN HÌNH THÁI VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 50
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 52
5.1. KẾT LUẬN 53
5.2. ĐỀ NGHỊ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2065 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Công nghệ sản xuất sữa đậu nành kefir hương cacao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
11,3 triệu tấn, 14% tổng sản lượng), và Trung Quốc (7,5 triệu ha, 10 triệu tấn, 9% tổng sản lượng).
Trong những năm gần đây do thời tiết thay đổi bất lợi, diện tích đất canh tác giảm nên đã làm giảm sản lượng hạt có dầu trên toàn cầu, đặc biệt là hạt đậu nành. Mỹ là nước xuất khẩu đậu nành lớn nhất trên thế giới. Trong năm 1999/2000, tổng sản lượng xuất khẩu đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành khoảng 40% lượng đậu nành sản xuất ở Mỹ và trị giá 6,4 tỷ USD, nhưng gần đây sản lượng xuất khẩu đậu nành ở Mỹ giảm dần do nhu cầu sử dụng tăng và sự cạnh tranh của Brasil và Achentina. Trung Quốc là nước sản xuất đậu nành lớn thứ tư trên thế giới, song sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc đã thúc đẩy việc tiêu thụ thực phẩm, khiến Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu đậu nành dẫn đầu trên thế giới. [2]
Tình hình sản xuất đậu nành ở Việt Nam:
Đậu nành đã du nhập vào Việt Nam từ rất lâu, nhưng trong vài chục năm gần đây, nó mới được đặc biệt quan tâm và phát triển. Cây đậu nành có tác dụng bổ sung đạm cho đất, cho nên nông dân ta thường trồng cây đậu nành xen canh với các cây khác để cải tạo đất. Ngoài ra, giá trị dinh dưỡng của đậu nành rất cao, cho nên nó chiếm vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, diện tích trồng và sản lượng vẫn còn thấp so với các nước trên thế giới.
Hiện nay, mỗi năm Việt Nam phải nhập khoảng 1 triệu tấn khô đậu nành (khoảng 420-430 USD/tấn) để phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến thức ăn gia súc và nhu cầu này còn liên tục tăng. Dự tính đến năm 2010 nhu cầu về đậu nành của Việt Nam sẽ từ 4,7-5,4 triệu tấn/năm, nhưng hiện sản lượng đậu nành của cả nước chỉ đạt khoảng 200.000 tấn/năm. Vì vậy, mỗi năm Việt Nam phải bỏ ra một lượng ngoại tệ rất lớn, hàng trăm triệu USD để nhập đậu nành về phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến.
Một nghịch lý xảy ra là điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Việt Nam thích hợp để phát triển cây đậu nành và có thể đẩy năng suất lên 3 tấn/hécta/vụ, thế nhưng mỗi năm nước ta lại phải nhập đậu nành vì sản lượng trong nước chỉ đáp ứng được 1/5 nhu cầu. Đây cũng là nỗi trăn trở đối với ngành nông nghiệp Việt Nam.
HẠT KEFIR
Giới thiệu hạt Kefir
Hạt Kefir là hỗn hợp nấm men - vi khuẩn có thể làm biến đổi sữa nhờ một hệ vi sinh vật phức tạp gồm vi khuẩn lactic và nấm men được chứng minh là rất có lợi cho sức khỏe. Chúng cùng phát triển cộng sinh trên môi trường sữa. Do đó, sản phẩm Kefir có vị chua đặc trưng và thoảng nhẹ mùi nấm men. Từ rất lâu, dân miền núi Caucasus thuộc nước Xô viết cũ - nguyên quán của kefir - đã bào chế nó từ sữa của các sinh vật khác nhau và Kefir được lên men tự nhiên trong những túi da thú. Theo các bộ tộc người ở đây, họ xem Kefir như là quà tặng của đấng Allah, họ sử dụng Kefir từ thuở ấu thơ và cứ như vậy duy trì từ thế hệ này đến thế hệ khác. Đến cuối thế kỷ 19, Kefir trở thành sản phẩm quen thuộc của người dân các nước vùng Đông Âu (Nga, Ucraina, Ba Lan, Czech, Hungari…) và các nước vùng Scandinavia. Mãi những năm đầu của thế kỷ 20, hạt Kefir được sản xuất quy mô công nghiệp với số lượng nhỏ ở Moscow (Nga).
Nguyên liệu để sản xuất Kefir có thể là sữa dê, sữa cừu hay sữa bò. Theo Oberman H và Libudziss. Z (1998), đầu tiên người ta lên men sữa thành Kefir trong các túi làm bằng da thú hoặc bồn bằng gỗ sồi. Đến năm 1950, một phương pháp sản xuất kefir mới đã được công nhận về chất lượng đó là phương pháp lên men có khuấy trộn.
Hiện nay, có hai loại Kefir, một loại lên men từ nước trái cây và đường, một loại được lên men từ sữa của các loài động vật. Tuy nhiên, ở luận văn này, chúng tôi sẽ nghiên cứu lên men Kefir từ sữa đậu nành, đây là loại sữa giàu chất dinh dưỡng, và nó khác với những sản phẩm lên men Kefir từ sữa có nguồn gốc động vật.
Hình 2.1: Hạt Kefir sau khi được vớt ra khỏi sữa
Thành phần hạt giống kefir
Trong sản xuất Kefir, người ta sử dụng tổ hợp giống vi sinh vật dưới dạng hạt Kefir (Kefir grains). Các hạt Kefir có màu từ trắng đến vàng nhạt, hình dạng không ổn định và thường kết chùm với nhau với đường kính trung bình 0,3-2 cm. Hạt Kefir có chứa vi khuẩn lactic và nấm men. Đôi khi, người ta còn tìm thấy cả vi khuẩn A.aceti và A.racens. Ngoài các tế bào vi sinh vật, hạt Kefir còn chứa protein (chiếm khoảng 30% tổng chất khô) và carbohydrade [6]
Nhóm vi khuẩn lactic lactobacilli chiếm khoảng 65-80 % tổng số vi sinh vật trong hạt Kefir. Chúng gồm những loài ưa ấm và ưa nhiệt, thực hiện quá trình lên men lactic theo cơ chế lên men đồng hình lẫn dị hình. Nhóm vi khuẩn lactococci chiếm 20%, Bacilli 69%, Streptococci 11-12 % tổng số tế bào.
Nấm men chiếm 5-10 % tổng số vi sinh vật trong hạt gồm những loài lên men được, lẫn không lên men được đường lactose. Ở vị trí gần bề mặt hạt kefir xuất hiện các loài nấm men lên men được đường lactose. Còn ở các vị trí sâu bên trong tâm hạt kefir, các loài nấm men không lên men được đường lactose được tìm thấy tại đây.
Bảng 2.9: Các vi sinh vật có trong hạt kefir (Oberman H và cộng sự, 1998) [6]
Giống vi sinh vật
Loài
Lactobacilli
L.brevis
L.cellobiosus
L.acidophilus
L.kefir
L.casei ssp. Alactosus
L.case issp.Rhamnosus
L.helveticus
L.delbrueckii ssp lactis
Cocci
L. lactis ssp lactis
L. lactis ssp lactis var
diacetylactis
S. thermophilus
S. filant
S. durans
Leuc.Mesenteroides ssp dextranicum
Leuc. Mesenteroides ssp cremoris
Nấm men
Kluyveromyces lactis
K. marxianus ssp. bulgaricus
K. marxianus ssp. marxianus
S. florentinus
S. globosus
Candida kefir
C. pseudotropicalis
Torulaspora delbrueckii
Hình thái hạt kefir
Kefir được hình thành từ những màng bao bọc mỏng, không theo một quy tắc nào cả bao gồm hỗn hợp protein, lipid, polisacharide. Những màng bao bọc phát triển với hình dạng không nhất định, hình thành các thùy phức tạp và không đồng đều, các thùy này lại có xu hướng trở về nguyên bản tạo thành cấu trúc sinh học bao gồm nhiều thùy con bao quanh mình. Với dấu hiệu phát triển đặc biệt như thế chúng hình thành những hạt con, mỗi tiểu thùy được kết nối với nhau ở phần giữa, xòe ra trong khi nó được gắn với các điểm trung tâm của hạt giống mẹ.
Hình 2.2: Sự hình thành hạt kefir [9]
Nhờ sự xuất hiện đó mà các hạt con tách ra có mẫu hình phát triển giống như hạt mẹ ban đầu. Một vài hạt Kefir cũng tách ra giống với cấu trúc vật lý của não người, tuyến tụy và các cơ quan bên trong. Sau một thời gian có thể do chấn thương hoặc những tác động bên ngoài, một phần thùy con gắn với hạt mẹ bị tách ra thành hạt tự do. Những hạt con này lại tiếp tục nhân giống thành hạt mẹ. Chu kỳ phát triển được lặp lại với chu trình gần giống nhau (tự nhân giống). Trong vài trường hợp đặc biệt, có những hạt không thể cho ra bất cứ hạt con nào trong một thời gian dài mà thay vào đó, chúng hình thành nên một khối lớn (khối hạt Kefir).
Bề mặt ngoài của hạt biến đổi từ dạng phẳng đến không đồng đều gồm nhiều thứ phức tạp, có những chỗ lồi lõm rải rác khắp bề mặt. Một vài hạt có thể có những vùng rộng phẳng, trong khi từ mẻ tương tự có thể có những hạt có bề mặt không đồng đều. Nếu điều kiện thuận lợi, sau một thời gian, những hạt nhẵn này thường trở lại dạng nguyên thể, sau đó hình thành các hạt bao quanh mình, nơi mà có thể nhân giống lên. Thường ở những vùng không phẳng, xù xì thường có sự hoạt động mạnh của nấm men, trong khi ở vùng phẳng vi khuẩn lại chiếm ưu thế. Nấm men hình thành những khóm nhỏ nhô ra trên bề mặt, Streptococci thì bện vào nhau với các vi khuẩn khác chứ không hình thành dạng cụm.
Ở sâu bên trong hạt, Lactobacilli chiếm ưu thế và có rất ít tế bào nấm men, chúng được gói gọn trong dịch polisacharide, các vi khuẩn hình que và nấm men hình thành các cụm riêng biệt bên ngoài và bên trong hạt. Ở đó Lb.Kefiranoficients được xem là nguyên nhân hình thành polisacharide hòa tan Kefiran. Trong khi đó L.bacitophilus là nguyên nhân hình thành vỏ bọc bên ngoài polisacharide mà có thể giúp hạt co giãn. Một số nghiên cứu cho rằng vi khuẩn có thể gây ra sự nhân giống hạt Kefir vì việc nhân giống của hạt không xảy ra khi vắng mặt Lb.kefiranoficients - là vi khuẩn sinh ra Kefiran ở trung tâm hạt.
Nuôi và bảo quản Kefir
Hiện nay, có nhiều phương pháp nuôi và bảo quản Kefir để sử dụng nó lâu dài và đạt hiệu quả. Cách đơn giản là làm khô Kefir bằng không khí, sau đó gói trong giấy và giữ nơi khô mát. Nếu muốn Kefir hoạt động trở lại, ta chỉ cần ngâm kefir vào nước, lọc sạch và thả vào một tách sữa để yên trong vài ngày.
Tuy nhiên có một số ý kiến cho rằng không nên rửa hoặc ngâm Kefir bằng nước máy vì trong nước máy có cholorine hay flourine sẽ làm hệ vi sinh vật của Kefir bị xáo trộn hoặc bị tiêu diệt, ngoại trừ mục đích làm khô hay ngừng lên men trong thời gian ngắn. Ngoài ra, chúng ta có thể bảo quản Kefir bằng cách đặt chúng trong sữa tươi, trữ trong tủ lạnh ở 4oC, và thay sữa mỗi tuần một lần.
Thêm một phương pháp bảo quản giống khác là cho nấm Kefir vào sữa và đặt trong ngăn đá tủ lạnh một thời gian dài (có thể hơn một năm). Khi cần, ta chỉ việc rã đông, đổ bỏ phần sữa đi, sau đó rữa sạch con nấm là sử dụng lại được.
Lưu ý: Nấm kefir rất kị với kim loại nên những đồ sử dụng để nuôi và bảo quản sữa phải là đồ nhựa, thủy tinh, sứ… Nếu dùng đồ kim loại, nấm sẽ chết.
Giá trị dinh dưỡng của Kefir
Kefir có chứa các vi khuẩn và nấm men có lợi cho đường tiêu hóa, giúp hấp thu tốt các thức ăn khác. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều khoáng chất và các axit amin cần thiết giúp chữa bệnh, chống oxy hóa và duy trì các chức năng của cơ thể. Kefir rất giàu Ca và Mg, là những chất giúp cho hệ thần kinh khỏe mạnh.
Kefir cung cấp nhiều vitamin B12, B1 và vitamin K. Nó giúp cho cơ thể hấp thu những loại vitamin khác như acid folic, acid pantothenic. Thêm vào đó, Kefir rất giàu phospho, đây là khoáng chất cần thiết cho con người, để sử dụng cacbohydrat, chất béo, protein, giúp tế bào phát triển tốt, duy trì và cân bằng năng lượng.
Một số thông tin cho rằng, việc sử dụng kefir thường xuyên trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể chữa trị các bệnh rối loạn đường tiêu hóa, bệnh đau thắt dạ dày, viêm ruột mãn tính, làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, làm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với những yếu tố bất lợi của môi trường như chống cảm lạnh và các bệnh hay lây khác.
CACAO
Giới thiệu
Cây cacao có tên khoa học là Theobroma Cacao, thuộc họ Sterculiaceae. Theobroma Cacao được trồng và sử dụng rộng rãi trên thế giới, chia làm hai loài phụ: Criollo và Forastero, nhưng thường gặp nhất là Trinitaro, được lai tạo từ 2 loài trên.
Cacao có nguồn gốc hoang dại trong các khu rừng nhiệt đới ẩm ướt của Amazon nằm ở Trung và Nam Mỹ. Những người Aztec và Maya là những người đầu tiên trồng và sử dụng cacao. Ở đây, hạt cacao từng được sử dụng như là tiền tệ để trao đổi và buôn bán. Đến cuối thế kỷ 16 cây cacao đã được trồng ở hầu hết các nước Trung Mỹ, Nam Mỹ, vùng Caribê và lần đầu tiên xuất khẩu sang Tây ban nha vào năm 1585. Sang thế kỷ 17, cây cacao lan truyền sang các nước Đông Nam Á, các đảo vịnh Ghinê, đến thế kỷ 19 được trồng ở các nước Châu phi. Trong thế kỷ 19 người ta đã hoàn thiện công nghệ chế biến các mặt hàng từ cacao như bột cacao, bánh socola, socola sữa, từ đó thúc đẩy việc trồng trọt, chế biến, buôn bán và tiêu thụ cacao rất nhanh chóng. Sản lượng cacao hiện nay của toàn thế giới đạt khỏang 1 triệu tấn trong năm, có năm quốc gia có sản lượng lớn nhất là: cốtđivoa (30% sản lượng thế giới), Braxin (20%), Ghana (9%), Nigeria (6%), Malaysia (4%). Các nước nhập khẩu cacao nhiều nhất là Mỹ, CHLB Đức, Hà Lan, Anh, Singapore, Nhật Bản
Ở Việt Nam ca cao được du nhập từ những năm 1959-1960. Hiện tại, cây được trồng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Cần Thơ. Tuy nhiên, vùng Tây Nguyên vẫn được đánh giá là có điều kiện lý tưởng nhất cho phát triển cây ca cao. Ở đây, theo nghiên cứu thống kê thì cây ra hoa cho quả quanh năm, sản lượng bình quân đạt 3 kg hạt khô/1 cây 5 năm tuổi. Cây cacao được xem là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, đang trong giai đoạn phát triển mạnh. So với cà phê, cacao có những hiệu quả vượt trội cả về sinh thái và kinh tế.
Đặc điểm của trái cacao
Trái cacao chưa chín có màu xanh, khi chín có màu vàng, dáng bầu dục thuôn dài, có chiều dài khoảng 15 tới 25 cm và đường kính khoảng từ 7-10 cm. Trong mỗi trái có 5 dãy hạt, mỗi dãy khoảng 25 tới 50 hạt (mỗi hạt khô nặng khoảng 1 gram).
Hạt cacao gồm hai lá mầm và một phôi nhỏ, tất cả nằm trong lớp vỏ bảo vệ. Lá mầm dự trữ thức ăn cho quá trình sinh trưởng của cây. Cacao là loại cây rất nhạy cảm với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ. Nhiệt độ ban đêm không dưới 20°C, ban ngày khoảng 30°C là nhiệt độ lý tưởng cho sự phát triển của cacao. Khi nhiệt độ xuống dưới 16°C có thể dẫn tới tình trạng các mầm nụ non bị thui chột, gây mất mùa, thất thu. Cây thích hợp trồng ở những vùng nhiệt độ trung bình 25-28oC, độ ẩm trung bình 85%, lượng mưa hàng năm 1.500-2.000 mm.
Hạt cacao được thu hái khi đã chín, tách lấy hạt tươi đem ủ lên men đúng mức rồi làm khô (phơi, sấy) ta thu được hạt cacao thương phẩm. Đây là nguyên liệu chính để sản xuất các loại đồ uống, thức ăn có socola.
Thành phần hóa học của cacao
Sản phẩm của hạt cacao được biết đến với các tên gọi khác nhau ở các vùng trên thế giới. Ở Bắc Mỹ, họ phân loại các sản phẩm của cacao như sau:
Cacao là phần nhân đặc của hạt
Bơ cacao là phần chất béo bên trong hạt
Socola là hỗn hợp giữa cacao và và bơ cacao, được cho thêm đường và những chất khác vào để tạo vị thơm ngon
Hợp chất polyphenol trong cacao
Hợp chất polyphenol trong cacao có vai trò quan trọng duy trì sự hô hấp trong thực vật, trong quá trình chế biến hạt (ủ và phơi khô) sẽ có những biến đổi hóa sinh dưới tác dụng của nhóm enzim oxy hóa - khử, của nhiệt độ để tạo nên màu sắc, hương vị của cacao và socola.
Trong cacao cũng có các nhóm tanin ngưng tụ, tanin thủy phân gây vị chát, đắng các hợp chất catechin,các hợp chất anthocyanin và leucoanthocynin. Nhóm này nằm trong số 10% mô tế bào và phôi nhũ và quyết định màu sắc của nó; trong đó khoảng 60% là các polyphenol hòa tan. Màu tím đỏ của phôi nhũ tươi của các giống Forastero và Trinitario mà không hề có trong giống Criollo, người ta gọi nó là “chất đỏ của cacao“ hay “chất tía của cacao” đều thuộc nhóm authocyanin. Các polyphenol khác trong phôi nhũ tươi là dầu xuất của catechin mà điển hình nhất là L-epicatechin (L-EC) không màu, vị chát, hòa tan trong nước, bị oxy hóa nhanh chóng để tạo ra những sản phẩm màu gọi là “chất nâu cacao”.
Chất thơm trong cacao
Hương cacao và socola là một trong những chỉ tiêu chất lượng quan trọng của sản phẩm. Hiệu quả quan trọng nhất của những biến đổi ở phôi nhũ trong quá trình lên men là sự xuất hiện những chất tiền hương cacao. Chỉ có những chất này mới truyền cho hạt cacao lên men khi rang một hương vị đặc biệt của socola. Hạt không được ủ lên men thì không thể nào có được hương vị cacao và socola. Các nhóm chất tham gia tạo hương trong quá trình lên men gồm: axit, lipit, protein, polysaccarit, polyphenol, các enzim. Các tác giả nghiên cứu đã tìm ra 17 nhóm chất bay hơi trong cacao với tổng cộng 462 chất.
Alkaloid của cacao
Theo bromine (3,7 đimetyl-xentin) là Alkaloid điển hình, chiếm chủ yếu của hạt cacao, làm cho hạt có vị đắng đặc biệt, mặc dù là Alkaloid nhưng lại không gây nghiện.
Cafein: là alkaloid luôn luôn tồn tại cùng với Theo bromine. Hai chất này có thể tạo nên một số liên kết với Tanin trong phôi nhũ tươi.
Bơ cacao
Đây là thành phần có giá trị dinh dưỡng của cacao, được tách khỏi hạt bằng các phương pháp ép, chiết bằng dung môi rồi tinh chế. Ở nhiệt độ thường, bơ cacao ở thể rắn có cấu tạo tinh thể nhỏ, màu vàng nhạt, có hương chocolate đặc biệt, nhiệt độ nóng chảy khoảng 31-35 oC. Công dụng chính của bơ cacao là làm socola, ngoài ra nó còn được dùng trong các lĩnh vực: dược phẩm, hương phẩm, mỹ phẩm. Đối với bơ ép từ hạt không ủ lên men hoặc hạt lên men không đủ phẩm chất được dùng trong công nghệ sản xuất các chất tẩy rữa.
Thành phần dinh dưỡng của cacao
Bột cacao có chứa hàm lượng protein, chất béo, carbohydrate cao và có đầy đủ các chất khoáng cần thiết cho cơ thể như: Na, K, Ca, Mg, Fe. Trong bảng 2.10 là hàm lượng các thành phần cơ bản trong bột cacao
Bảng 2.10: Thành phần hóa học của bột cacao [1]
Thành phần dinh dưỡng
Khối lượng
(g/100g)
Khoáng
Khối lượng
(mg/100g)
Protein
18,5
Na
950,0
Chất béo
21,7
K
1500,0
Carbohydrate
11,5
Ca
130,0
Mg
520,0
Fe
10,5
Co
3,9
P
660,0
Cl
460,0
Giá trị dinh dưỡng của cacao
Ngay từ khi được biết đến như một thứ thực phẩm quý hiếm, cacao đã được đánh giá là có tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Bởi thế, thời gian đầu phát hiện ra, cacao chỉ được dùng trong giới quý tộc, vua chúa trong triều đình Tây Ban Nha, Pháp, Thụy Sĩ. Tuy khi ấy, người ta chưa biết các tác dụng đó cụ thể như thế nào, tác động đến cơ quan nào của cơ thể, nhưng họ thấy khi uống vào cơ thể con người ta có được cảm giác sảng khoái, minh mẫn, sung mãn và tăng cường sinh lực. Càng về sau này, nhiều công trình nghiên cứu khoa học cùng với việc phát hiện thêm những hoạt chất có trong thành phần cacao, người ta thấy thứ thực phẩm này có những tác dụng trên từng bộ phận cụ thể của con người
Tác dụng lên tim mạch
Đây là lợi ích đầu tiên mà các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu đến. Giáo sư, Tiến sĩ Norman Hollenberg, Đại học Y Khoa Harvard đã nghiên cứu trên diện rộng và cho ra kết quả chất phenolic có trong bột cacao thiên nhiên có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế các nguy cơ rủi ro có thể xảy đến với hệ tim mạch. Các nhà khoa học tin rằng nhờ có thành phần này, các mảng bám thành mạch ít có cơ hội hình thành và đọng lại ở thành mạch máu. Hơn nữa, bột cacao còn có tác dụng hạn chế nguy cơ tăng hàm lượng LDL-cholesterol, cho dù chế độ ăn có bị buông lỏng. Mặt khác, chất catechin trong bột cacao cũng có tác dụng chống lại các chất oxy hóa-nguyên nhân gây xơ cứng mạch máu, mỡ máu cũng như các rủi ro khác cho tim, cho hệ mạch kể cả mạch não.
Tác dụng chống ung thư
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra tác dụng ngừa ung thư của chè xanh, tương tự như vậy, nghiên cứu mới đây của Trường ĐH California, San Francisco, USA cũng đã cho kết quả khả năng ngừa ung thư của bột cacao là rất rõ ràng. Sở dĩ như vậy là vì trong thành phần của cacao có chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất khoáng và vitamin.
Tác dụng trên não
Thực tế cho thấy, sử dụng cacao khiến con người ta hưng phấn, sảng khoái. Nguyên nhân là do thực phẩm này có chứa cafein nên có tác dụng gần giống như khi ta uống chè, cà phê. Trường Đại học Y khoa Hall York (Anh) khẳng định thường xuyên sử dụng cacao sẽ giúp giảm hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFD), chất polyphenols trong cacao có tác dụng cải thiện nồng độ serotonin trong não, chất serotonin có nồng độ không ổn định sẽ dẫn đến hội chứng mệt mỏi mạn tính và trầm cảm. Serotonin, endorphine còn tạo cảm giác thoải mái, hưng phấn.
Tác dụng trong ngành dược
Việc chiết tách thành công bơ cacao từ hạt cây cacao có ảnh hưởng rất lớn trong ngành bào chế dược phẩm. Bơ cacao từ lâu đã trở thành một loại tá dược được đánh giá là có giá trị và được dùng phổ biến trong công nghệ bào chế. Mặc dù sau này, khi công nghệ phát triển, có nhiều loại tá dược nguồn gốc hóa chất được sử dụng nhiều hơn và hạn chế được các nhược điểm của bơ cacao nhưng các nhà dược học vẫn không quên công lao của loại tá dược cổ điển này. Ngoài bơ cacao, cacao còn được dùng nhiều để làm chất phụ gia, tạo màu, tạo mùi vị hấp dẫn, dễ uống cho các loại dược phẩm, đặc biệt là các dạng thuốc dùng cho trẻ em.
Tác dụng khác
Ngoài các ứng dụng y khoa, cacao thiên nhiên là thức uống lý tưởng cho người ăn kiêng, giảm béo, nhưng vẫn duy trì đầy đủ dưởng chất cần thiết cho cơ thể. Cacao còn dùng trong mỹ phẩm, các chuyên gia chăm sóc sắc đẹp tại Chennai (Ấn Độ) phát minh cách pha chế cacao, chăm sóc da cho phái nữ, ngăn ngừa bệnh lão hóa da. Việc tắm Cacao từ lâu luôn đựợc ưa chuộng.
Phân loại bột cacao
Nhìn chung khi khảo sát các sản phẩm bột cacao có trên thị trường trong nước và thế giới, ta có thể phân loại thành nhóm các sản phẩm như sau
Dựa theo thành phần hóa học
- Cacao giàu béo: 22% chất béo
- Cacao độ béo trung bình: 12-22% chất béo
- Cacao ít béo: 10-12% chất béo
Dựa theo kích cỡ, hình dạng
- Bột cacao
- Bánh cacao mảnh
- Cacao đóng bánh
Dựa theo màu sắc
- Đỏ vừa
- Đỏ dịu
- Đỏ nâu
- Nâu sáng
- Nâu vừa
- Nâu xám
- Nâu đen
Dựa theo hương vị
- Hương vị tự nhiên của cacao
- Hương vị đắng
- Hương vị truyền thống đặc trưng của từng vùng trồng trọt và chế biến cacao (Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Tây Phi, Nam Mỹ...)
Dựa theo yếu tố khác
- Cacao tự nhiên chưa kềm hóa
- Cacao đã kềm hóa
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUÁ TRÌNH LÊN MEN
Lên men lactic
Trong công nghệ vi sinh vật, nhìn chung vi khuẩn lactic đồng hình luôn chiếm ưu thế. Tuy nhiên, trong công nghệ sản xuất các thực phẩm lên men truyền thống như phomai, Kefir, vi khuẩn lactic dị hình đôi khi vẫn được sử dụng nhằm mục đích đa dạng hoá chỉ tiêu về mùi vị và cấu trúc cho sản phẩm.
Quá trình lên men diễn ra trong tế bào chất của vi khuẩn. Đầu tiên đường lactose trong sữa được vi khuẩn lactic đưa vào tế bào nhờ cơ chế vận chuyển đặc trưng của màng tế bào chất (Cytoplasmic membrane). Tiếp theo lactose sẽ được phân thành 2 monosacharide rồi đi vào các chu trình chuyển hoá khác nhau.
Đối với nhóm vi khuẩn lactic đồng hình như giống Lactococcus, các loài Streptococcus thermophylus, Lactobacilus bulgaricus, Lactobacilus helveticus, Lactobacilus lactic... chu trình đường phân là con đường chính chuyển hoá glucose thành acid lactic.
Phương trình tổng quát của lên men đồng hình:
C6H12O6 + 2ADP + 2Pi 2CH3-CH-COOH + 2ATP
OH
Lên men lactic là một quá trình trao đổi năng lượng. Các phân tử ATP được hình thành trong quá trình chuyển hóa cơ chất (lactose) sẽ được vi khuẩn giữ lại trong tế bào để phục vụ cho quá trình trao đổi chất và sinh trưởng của vi sinh vật. Ngược lại, các sản phẩm như acid lactic, ethanol, CO2 được vi khuẩn thải vào môi trường lên men. Kết quả là hàm lượng acid lactic tích luỹ trong môi trường lên men ngày càng tăng, làm giảm pH môi trường và kéo theo những biến đổi hóa lý khác.
Trong quá trình lên men lactic ngoài sản phẩm acid lactic (lên men đồng hình), acid acetic, ethanol, CO2 (lên men dị hình) trong dịch lên men còn xuất hiện cả hàng trăm hợp chất hóa học mới khác. Chúng là sản phẩm trung gian hoặc sản phẩm phụ của quá trình lên men. Hàm lượng của chúng trong dịch lên men thường rất thấp (vài ppm hoặc ít hơn). Một số hợp chất trong nhóm trên rất dễ bay hơi. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần hình thành nên mùi vị đặc trưng cho những sản phẩm lên men lactic. Đáng chú ý nhất là diacetyl và acetaldehyde, đây là những hợp chất quan trọng quyết định đến mùi vị đặc trưng cho sản phẩm lên men từ sữa.
Lên men ethanol
Trong công nghệ sản xuất các sản phẩm lên men từ sữa, quá trình lên men ethanol được thực thực hiện chủ yếu bởi các nấm men thuộc giống Sacharomyces và Kluyveromyces. Sau khi được vận chuyển vào trong tế bào chất, đường hexose được chuyển hóa theo chu trình đường phân để tạo thành acid pyruvic. Tiếp theo acid pyruvic sẽ được chuyển hoá thành acetaldehyde rồi thành ethanol
Dihydroxyacetone phosphat là một sản phẩm trung gian trong chu trình đường phân, hợp chất này có thể chuyển hoá thành glyxerol.
Trong môi trường pH acid, glycerol chỉ được tạo ra với hàm lượng nhỏ. Ngược lại, trong môi trường pH kiềm lượng glyxerol sinh ra sẽ tăng lên rất nhiều và glycerol sẽ trở thành một trong những sản phẩm chủ yếu của quá trình lên men.
Phương trình tổng quát của quá trình lên men trong môi trường pH acid
C6H12O6 + 2ADP + 2Pi 2C2H5OH + 2CO2 + 2ATP
Sự chuyển hóa đường hexose thành ethanol và khí CO2 diễn ra trong tế bào chất của nấm men. Đây là quá trình trao đổi năng lượng của nấm men trong điều kiện kỵ khí. Ethanol và CO2 trong tế bào chất sẽ được nấm men thải vào môi trường lên men. Ngoài ra tế bào nấm men còn tổng hợp và thải vào dịch lên men hàng trăm sản phẩm phụ và sản phẩm lên men khác, những hợp chất này được tìm thấy với hàm lượng rất nhỏ, chúng được chia thành 4 nhóm: glyxerol cùng rượu bậc cao, aldehyde, acid hữu cơ và ester.
Trong quá trình lên men ethanol, nhiều acid hữu cơ được tạo thành (The Moll, 1990). Một số acid hữu cơ được sinh tổng hợp từ chu trình Crebs nếu như quá trình lên men không diễn ra trong điều kiện kỵ khí nghiêm ngặt, các acid hữu cơ chiếm hàm lượng cao nhất trong dịch lên men là: acid citric, malic, acetic, lactic...
Các yếu tố ảnh hưởng quá trình lên men
Các quá trình lên men trong sản xuất công nghiệp có thể tóm tắt như sau:
Môi trường trước khi lên men Môi trường sau lên men
Cơ chất sót + sinh khối vi sinh vật + sản phẩm trao đổi chất ngoại bào do vi sinh vật tổng hợp nên
Cơ chất + giống vi sinh vật
Trong công nghiệp sản xuất các sản phẩm lên men từ sữa như: yaourt, Kefir... Các giai đoạn xử lý sản phẩm sau quá trình lên men thường đơn giản, sản phẩm cuối cùng bao gồm cả sinh khối vi sinh vật, các sản phẩm trao đổi chất ngoại bào do vi sinh vật tiết ra và cơ chất sót. Thành phần và hàm lượng của từng chất sẽ góp phần hình thành nên hương vị sản phẩm. Do đó, để sản xuất thực phẩm lên men với chất lượng mong muốn, cần phải:
- Chọn được giống vi sinh vật thích hợp.
- Xác định môi trường lên men với cơ chất đầy đủ theo tỉ lệ tối ưu.
- Xác định được các điều kiện lên men thích hợp như lượng giống cấy, nhiệt độ và thời gian lên men. Ngoài ra còn phải quan tâm đến những vấn đề như cung cấp oxy và khuấy trộn.
Một số loài vi khuẩn lactic quan trọng
Streptococcus lactic
Vi khuẩn này phát triển tốt trong sữa và một số môi trường pha chế từ sữa, trong khi lại phát triển kém trong môi trường nước thịt pepton. Đây là loại vi khuẩn hiếu khí tùy tiện nên có thể phát triển sâu trong thạch và cho khuẩn lạc hình cây có nhánh. Đặc điểm sinh hoá quan trọng là lên men glucose, lactose, galactose, maltose, dextrin, không lên men saccharose. Vì vậy Streptococcus lactic đóng vai trò quan trọng trong việc chế biến sữa chua. Phát triển tốt ở nhiệt độ 30-35oC, ở nhiệt độ này vi khuẩn gây đông tụ sữa sau 10-12 giờ, độ acid giới hạn do Streptococcus lactic tạo nên thường dao động trong khoảng 110-120oT, mặc dù có những chủng yếu chỉ tạo khoảng 90-100oT.
Sữa được lên men chua bởi Streptococcus lactic luôn luôn có hương vị đặc trưng của sản phẩm sữa chua. Ở nhiệt độ tối ưu Streptococcus lactic phát triển trong sữa có thể đạt đến số lượng tối đa là 1,2-2 tỷ tế bào/ml sau 10-12 giờ. Thời gian này tương ứng với thời gian lên men chua sữa đến 60oT. Độ acid sữa tăng lên rất nhanh trong vài giờ đầu, sau đó giảm dần và ngừng hẳn khi đạt đến gần 120oT. Đường biểu thị acid trong sữa lên men không có hướng đi xuống vì sau khi đạt cực đại độ chua được giữ nguyên theo thời gian mà không giảm đi
Streptococcus cremoris
Loại liên cầu khuẩn này thường thấy trong sữa dưới dạng chuỗi dài hoặc hiện diện dưới dạng song cầu khuẩn, phát triển tốt ở 20-25 oC. Các điều kiện nuôi cấy khác với giống S.lactic. Tuy nhiên, ảnh hưởng của chúng đối với sữa hơi khác, chúng thường làm đông sữa nhưng chúng cũng có thể làm cho sữa bị nhớt. Một số chủng loại này phát triển trong sữa cho mùi đặc biệt dễ chịu được ứng dụng trong chế biến bơ. Cũng như S.lactic, S.cremoris lên men lactose thành acid lactic nhưng không lên men saccharose, maltose, dextrin. Streptococcus cremoris làm cho sữa có độ chua thấp hơn (110-115oT) tạo nên sản phẩm có vị ngon thường được dùng trong sản xuất bơ chua.
Streptococcus thermophillus và Streptococcus bovis
Đây là hai vi khuẩn thuộc nhóm Viridams Streptococci chúng không phát triển ở 10oC, phát triển tốt ở 40-45oC khi lên men sữa tạo được khối đông, không phát triển khi có sự hiện diện của 0,1% xanh methylen, 6,5% NaCl, pH=9,6, arginin, pepton, không tạo thành amoniac. Streptococcus thermophillus là vi sinh vật ưa nhiệt giống như tên chủng, nhiệt độ thích hợp khoảng 40-45oC và bị tiêu diệt ở nhiệt độ 53oC. Khi làm môi trường nuôi cấy từ sữa thanh trùng và ủ ở 32oC số lượng lớn khuẩn lạc của Streptococcus thermophillus xuất hiện. Streptococcus thermophillus là một vi sinh vật quan trọng trong sản xuất yaourt, phomat, nó bị ngăn cản sự hoạt động bởi 0,01mg penicillin hay 5mg streptomycin/ml. Streptococcus bovis được tìm thấy trong sữa bò và có thể xâm nhập vào sữa từ nguồn này hay nguồn khác, nó sống sót trong sữa thanh trùng, có thể tách chúng từ sữa thanh trùng hay một số loại phomat
Các trực khuẩn lactic
Trực khuẩn lactic phát triển rộng rãi trong thiên nhiên, chúng luôn luôn có mặt trong sữa và các sản phẩm sữa chịu được độ acid cao, phát triển ở phạm vi nhiệt độ rộng trong môi trường có hoặc không có không khí. Trực khuẩn lactic đóng vai trò rất quan trọng trong chế biến sữa chua, quá trình làm fomat.
Trực khuẩn lactic cũng chia thành nhóm điển hình và nhóm không điển hình tuỳ thuộc vào khả năng tạo thành sản phẩm phụ. Nhóm trực khuẩn lactic gồm các trực khuẩn ưa nhiệt, trực khuẩn xếp chuỗi cần nhiệt độ trung bình (ưa ẩm), Bacterium thuộc nhóm trực khuẩn không điển hình.
Nhờ nhiều loại enzim thích hợp nên các vi khuẩn lactic điển hình có khả năng phân giải các đường đơn (glucose, galactose, levulose...) thành acid lactic. Các loại khác nhau có thể tích tụ lượng acid khác nhau: Lactobacterium bulgaricum tích tụ đến 3,5%, Thermobacter, Ribirium cerea là 2,2%, Lactobacterium plantarum là 1%.
Các trực khuẩn lactic ưa nhiệt phát triển tốt ở môi trường acid yếu (pH = 6,5), tuy nhiên có loài phát triển ở pH = 5,4 như Lactobacillus bulgaricus, cũng có loại phát triển tốt ở pH=3,8 trong khi các trực khuẩn xếp chuỗi không thể phát triển được, nhiệt độ tối ưu là 40÷45oC, đây là vi khuẩn tạo được độ acid rất cao 300-350oT. Lactobacterium helveticum phát triển ở 22-51oC, làm cho sữa chua tới 200-300 oT, Lactobacterium bulgarium phát triển ở 22- 53 oC tạo độ acid trong sữa 200-300 oT, độ giới hạn là 200-250 oT
Betabacterium trên môi trường thạch tạo những khuẩn lạc giống như khuẩn lạc của trực khuẩn lactic ưu nhiệt. Khi phát triển trong sữa vi khuẩn này cho ít acid, nếu cho dịch tự phân của nấm men vào môi trường, vi khuẩn này phát triển mạnh hẳn lên, đường sữa bị lên men bởi vi khuẩn này không chỉ tạo thành acid lactic mà còn tạo nhiều acid dễ bay hơi. Trong sữa thường có hai loại chính là Betabacterium causasium và Betabacterium breve.
Leuconostoc là nhóm gồm những vi khuẩn lên men lactic không điển hình. Chúng có dạng hình cầu nhưng trong môi trường acid chúng nhọn ở hai đầu và dài ra sinh ra lượng acid có hạn vì thế không làm đông sữa. Trái lại chúng hình thành từ đường, acetyl metyl carbonyl hoặc acetoin làm cho bơ thơm. Loại vi khuẩn điển hình của giống này là Leuconostoc citrovorium được ứng dụng trong sản xuất bơ.
Bảng 2.11: Giá trị nhiệt độ và pH tối ưu cho sự sinh trưởng của một số loài vi khuẩn lactic
Loài vi sinh vật
Topt, (oC)
pHopt
Lactococcus lactis
29-34
6,0-6,5
Lactococcus cremoris
28-32
6,0-6,5
Lactococcus diacetylactis
30-34
6,0-6,5
Streptococcus thermophillus
40-42
6,0-6,5
Lactobacillus bulgaricus
43-46
5,5-6
Lactobacillus helveticus
43-46
5,5-6
Lactobacillus casei
30-37
-
Lactobacillus kefir
30
-
Lactobacillus acidophilus
37
5,5-6,0
Lauconotoc lactis
20-27
5,5-6,0
Lauconotoc cremoris
25-30
-
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
PHƯƠNG TIỆN
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2009 tại Phòng thí nghiệm Vi sinh Trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. HCM
Nguyên liệu
- Đậu nành: được mua tại chợ Từ Đức, Q. Thủ Đức, TP.HCM
- Đường: đường tinh luyện của Công ty CP Đường Biên Hòa, Đồng Nai
- Bột cacao: sản phẩm bột cacao của Công ty CP Cacao Việt Nam
Hình 3.1: Nguyên liệu sản xuất sữa đậu nành kefir hương cacao
Thiết bị thí nghiệm
- Cân điện tử
- Khúc xạ kế
- Máy đo pH
- Máy xay sinh tố
- Tủ cấy, tủ ủ
- Tủ lạnh
- Một số dụng cụ thông thường ở phòng thí nghiệm
Hóa chất
- Hóa chất chuẩn độ acid: NaOH 0,1 N
- Môi trường phân lập vi sinh vật: Môi trường MRS (vi khuẩn)
Môi trường Hansen (nấm men)
PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
Quy trình sản xuất sữa đậu nành
Quy trình công nghệ
Đậu nành
Ngâm
Xay
Nước
Lọc
Sữa đậu
Đun sôi
Sữa đậu nành
Thuyết minh quy trình
Đậu nành
Chọn hạt đậu nành khô, mẩy, không mốc, không mọt, có màu sắc và màu đặc trưng của đậu (không có mùi lạ). Sau đó rửa sạch để loại bỏ đất, cát dính trên bề mặt hạt đậu.
Ngâm đậu
Tiến hành ngâm đậu với tỉ lệ Đậu / Nước = 1 / 2,5. Thời gian ngâm từ 5-6 giờ. Lượng nước ngâm này sẽ giúp độ trương của hạt tương đối cao, độ chua thấp và sự hao tổn chất khô nhỏ.
Xay đậu
Ở quy mô phòng thí nghiệm, chúng tôi sử dụng máy xay sinh tố để giúp cho việc xay đậu được nhanh hơn, điều chỉnh lượng nước bổ sung cho phù hợp.
Lượng nước dùng để xay đậu nành theo tỉ lệ : Đậu / Nước = 1 / 5
Lọc
Sau khi xay, chúng ta sẽ có một dung dịch huyền phù gồm có dung dịch keo và những chất rắn không tan trong nước. Sử dụng vải lọc để lọc sữa đậu nành. Thời gian từ lúc xay đậu cho đến lúc lọc đậu không kéo dài quá 30 phút. Lượng nước sữa thu được từ 1 kg đậu là 7-8 lít.
Đun sôi
Dịch sữa sau khi lọc xong phải đem đun sôi ngay. Đun sôi nhằm phá enzyme kháng trypxin và độc tố aflatoxin diệt vi sinh vật, khử mùi tanh của đậu nành. Thời gian đun sôi 1 lít sữa trong phạm vi từ 2-5 phút là tốt nhất.
Nấu sữa trong nồi hở, dung tích lớn hơn 1/3 thể tích sữa và phải khuấy trộn liên tục để tránh sữa tràn ra ngoài.
Sữa đậu nành
Sau khi đun sôi, ta sẽ có được sữa đậu nành đã hết mùi tanh và có thể sử dụng được.
Quy trình sản xuất men giống kefir
Quy trình công nghệ
Sữa đậu nành
Cấy giống
Lên men (pH =.4,5)
Lọc
Men giống Kefir
Hạt Kefir (6%)
Hạt kefir
Thuyết minh quy trình
Sữa đậu nành
Sử dụng sữa đậu nành ta đã chuẩn bị theo quy trình sản xuất sữa đậu nành ở mục 3.2.1. Hàm lượng chất khô trong sữa đậu nành từ 4,5-5 %. Đưa nhiệt độ sữa về 25-27 oC để chuẩn bị cấy giống.
Cấy giống
Sử dụng hạt kefir với lượng ban đầu 6% theo khối lượng, quá trình nhân giống cũng được thực hiện ở nhiệt độ phòng (25-27 oC). Do hạt kefir có kích thước lớn nên chúng sẽ bị chìm xuống dưới đáy nên cần phải khuấy trộn môi trường trong thời gian 5-10 phút sau mỗi 5 giờ. Quá trình nhân giống kết thúc khi pH môi trường giảm xuống còn 4, 5.
Lọc
Khi pH đạt yêu cầu là 4,5, chúng ta tiến hành lọc. Hạt kefir được xử lý bằng cách rửa trong nước cất để loại bỏ tạp chất bám trên bề mặt. Hạt kefir đã qua rửa sạch và bảo quản trong nước vô khuẩn hoặc trong dung dịch muối NaCl 0,9%. Khi cần nhân giống cho mẻ tiếp theo, sử dụng tiếp hạt Kefir trên để nhân giống.
Dịch thu được sau quá trình lọc chứa các vi khuẩn lactic và nấm men có thể sử dụng để cấy giống vào môi trường sữa đậu nành nguyên liệu để sản xuất Kefir. Quá trình sản xuất giống được thực hiện ở nhiệt độ 25-30 oC, thời gian nuôi trung bình là 24 giờ (cần kiểm tra giá trị pH của dịch men là 4,5 để xác định thời điểm kết thúc quá trình nuôi ).
Nội dung bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ men giống đến quá trình lên men và chất lượng sản phẩm
Mục đích: Xác định tỉ lệ men giống thích hợp để quá trình lên men đạt hiệu quả cao và sản phẩm đạt chất lượng tốt
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Sữa Đậu nành
Cấy men
Lên men
Sữa Kefir
Men giống Kefir
K1
K3
K2
Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ men giống ( K ), lặp lại 2 lần.
K1: 6 %
K2: 8 %
K3: 10 %
Chuẩn bị thí nghiệm
Nguyên liệu thí nghiệm là sữa đậu nành tự làm với hàm lượng chất khô (độ Brix) là 4,5%
Men giống Kefir được chuẩn bị theo quy trình
Sữa đậu nành
Cấy giống
Lên men
Lọc
Men giống Kefir
Hạt Kefir (6%)
Hạt kefir
Tiến hành thí nghiệm
Sữa đậu nành chia làm 3 mẫu (mỗi mẫu 100 ml), cấy men giống với các tỉ lệ 6%, 8%, 10% và lên men ở nhiệt độ phòng. Ta tiến hành đo độ acid sau thời gian 26 giờ, 28 giờ, 30 giờ
Chỉ tiêu xác định
- Độ acid theo thời gian
- Mật độ vi khuẩn và nấm men
Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của độ acid dừng đến thời gian lên men và chất lượng sản phẩm
Mục đích
Tìm độ acid dừng thích hợp cho thời gian cho thời gian lên men tốt và sản phẩm đạt chất lượng cao
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Sữa Đậu nành
Cấy giống (8 %)
Phối chế
Bảo quản ( 6 – 8 OC )
Men giống Kefir
T1
T3
T2
Lên men
Thí nghiệm bố trí hai lần lặp lại với nhân tố T là độ acid dừng của sản phẩm
T1: 36oT
T2: 38oT
T3: 40oT
Chuẩn bị thí nghiệm
Quá trình chuẩn bị men giống, sữa đậu nành giống thí nghiệm 1
Tiến hành thí nghiệm
Sữa đậu nành chia làm 3 mẫu, mỗi mẫu 100 ml. Cấy men giống với tỉ lệ 8% và tiến hành lên men ở nhiệt độ phòng, theo dõi sự biến đổi độ acid theo thời gian và cho kết thúc lên men ở 3 độ acid dừng như trên, thành phẩm được phối chế và bảo quản lạnh ở 6-8 oC
Chỉ tiêu xác định
- Thời gian lên men
Thí nghiệm 3: Khảo sát tỉ lệ phối chế thích hợp cho thành phẩm
Mục đích
Tìm công thức phối chế thích hợp để bổ sung vào sữa đậu nành kefir
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Sữa đậu nành
Cấy giống (8%)
Lên men (38oT)
Phối chế
Men giống Kefir
M1
M2
M3
C1
C2
C1
C2
C1
C2
Rót chai
Bảo quản (6-8 oC)
S1
S2
S1
S2
S1
S2
Thí nghiệm bố trí trên 3 yếu tố M, C, S. Với M là tỉ lệ hỗn hợp đường và cacao với sản phẩm sữa kefir, C là nồng độ cacao, S nồng độ đường RE
M1: 30% C1: 5% S1: 25%
M2: 40% C2: 7% S2: 30%
M3: 50%
Chuẩn bị thí nghiệm
Các bước chuẩn bị như thí nghiệm trên, chuẩn bị dịch cacao và dịch đường với các nồng độ xác định bằng cách cho bột cacao với các tỉ lệ 5%, 7% và đường RE với các tỉ lệ 25%, 30% vào nước, đun nhẹ để hòa tan hết đường và bột cacao và thanh trùng hỗn hợp dịch đường và cacao
Tiến hành thí nghiệm
Sữa đậu nành chia làm 6 mẫu, cấy giống với tỉ lệ 8% và cho lên men với độ acid dừng 38oT. Kết thúc lên men, sản phẩm được phối chế với hỗn hợp đường và cacao theo tỉ lệ khảo sát
Chỉ tiêu xác định
Đánh giá cảm quan theo bảng 3.1
Bảng 3.1: Đánh giá cảm quan sản phẩm sữa đậu nành kefir hương cacao
Điểm
Mô Tả
Mùi
5
Sản phẩm có mùi thơm đặc trưng của sữa chua, mùi thơm của cacao, dễ chịu
4
Sản phẩm có mùi thơm nhẹ của sữa chua, mùi thơm của cacao, nhưng ít đặc trưng hơn
3
Không có mùi thơm của sữa chua, có mùi thơm cacao, dễ chịu
2
Sản phẩm có mùi kém, không có mùi thơm tự nhiên của sữa chua, không có mùi cacao hoặc mùi cacao đã bị biến đổi
1
Sản phẩm có mùi lạ, không thể nhận biết được mùi của sữa chua và cacao
0
Sản phẩm có mùi thối, khó ngửi
Vị
5
Sản phẩm hài hòa giữa vị ngọt và vị chua dịu của acid lactic, khá hấp dẫn
4
Sản phẩm có vị chua ngọt hài hòa, tương đối hấp dẫn
3
Vị chua ngọt của sản phẩm kém hài hòa, hơi chua hoặc hơi ngọt, không hấp dẫn lắm
2
Sản phẩm quá chua hoặc không chua, vị ngọt kém, không hòa hợp
1
Sản phẩm có vị lạ, nhạt nhẽo
0
Vị rất khó chấp nhận, có biểu hiện hư hỏng
Hình thái
5
Sản phẩm đồng nhất, không phân lớp
4
Sản phẩm tương đối đồng nhất, ít lợn cợn
3
Sản phẩm có dấu hiệu tách nước
2
Sản phẩm bị phân lớp (lớp nước bên trên, dịch sữa bên dưới đồng nhất)
1
Sản phẩm bị phân 2 lớp rõ rệt, dịch sữa bên dưới không đồng nhất (có lợn cợn)
0
Sản phẩm bị phân làm nhiều lớp
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Phương pháp phân tích
Độ acid: Phương pháp xác định độ chua của sản phẩm
Vi sinh vật: Phương pháp xác định mật độ vi sinh vật (Phương pháp trãi đĩa)
Xử lý số liệu
Chương trình STATGRAPHICS Centurion XV
Chương trình Microsoft Excel
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
ẢNH HƯỞNG CỦA TỈ LỆ MEN GIỐNG ĐẾN THỜI GIAN LÊN MEN VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Để khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ men giống đến chất lượng sản phẩm, thí nghiệm được bố trí ở 3 tỉ lệ men: K1 = 6%, K2 = 8%, K3 = 10%. Sữa đậu nành tự làm (độ Brix=4,5%) được cấy men giống với 3 tỉ lệ khảo sát. Ta tiến hành đo độ acid sau thời gian 20 giờ, 22 giờ, 24 giờ, 26 giờ. Độ acid đo được cho trong Bảng 4.1
Bảng 4.1: Độ acid đo được sau khi lên men
Tỉ lệmen giống (%)
Thời gian (giờ)
20
22
24
26
6
38
40
39
38
8
36
38
40
37
10
36
37
40
36
Bảng 4.2: Mật độ vi khuẩn đo được sau khi lên men 24 giờ
Tỉ lệmen giống (%)
Vi khuẩn (A.1022 cfu/ml)
6
1,9
8
2,1
10
2,2
Theo hình 4.1 cho thấy, ở 3 tỉ lệ men giống K1, K2, K3 trong cùng 1 khoảng thời gian lên men từ 20 giờ đến 26 giờ thì độ acid không có sự khác biệt về mặt thống kê. Có nghĩa là 3 tỉ lệ men giống trong thí nghiệm đều có thể được sử dụng để lên men sữa đậu nành Kefir cho cùng kết quả độ acid không có sự khác nhau nhiều.
Đối với sản phẩm lên men kefir bằng sữa đậu nành, do trong sữa đậu nành có hàm lượng đường lactose thấp mà kefir thì chủ yếu là lên men đường lactose, cho nên ở 3 tỉ lệ men giống là 6%, 8%, 10% thì sự khác biệt về độ acid là không nhiều.
Tỉ lệ men giống (%)
Độ acid (oT)
Hình 4.1 : Sự tương quan giữa các tỉ lệ men giống
Độ acid (oT)
Thời gian lên men (giờ)
Hình 4.2: Đồ thị độ acid của 3 tỉ lệ men giống
Hình 4.2 cho thấy, ở tỉ lệ men giống 6% thì sau 22 giờ đã đạt được độ acid là 40oT, còn ở tỉ lệ men giống 8% và 10% là sau 24 giờ. Tuy nhiên, sau khi tăng lên 40oT thì độ acid giảm dần. Ở tỉ lệ men giống 8% và 10%, độ acid giảm nhanh hơn so với tỉ lệ 6%. Vì khi tỉ lệ men cao ( >8%) thì xảy ra quá trình cạnh tranh sinh học làm cho mật độ vi sinh vật giảm mạnh, cho nên làm cho độ acid giảm nhanh.
Tỉ lệ men giống (%)
Nấm men (1020cfu/ml)
Hình 4.3: Đồ thị mật độ vi khuẩn ở 3 tỉ lệ men giống
Hình 4.3 thể hiện mật độ vi khuẩn tăng một cách đều đặn theo mức độ tăng của tỉ lệ men giống. Nhưng từ tỉ lệ men giống 8% đến 10% thì mật độ vi khuẩn tăng chậm hơn so với từ tỉ lệ men giống 6% đến 8%. Vì khi lên men ở tỉ lệ men giống 6% thì lượng cơ chất trong môi trường vẫn còn cung cấp cho vi khuẩn phát triển nên chưa có sự thay đổi mật độ nhiều. Tuy nhiên, ở tỉ lệ men giống 8% đến 10% thì lượng cơ chất trong môi trường không đủ cung cấp cho vi khuẩn phát triển.
Chúng tôi cũng đã tiến hành xác định mật độ nấm men ở 3 tỉ lệ men giống 6%, 8%, 10%. Nhưng ở 3 tỉ lệ này, số khuẩn lạc có rất ít (nhỏ hơn 15 khuẩn lạc), điều này chứng tỏ có nấm men trong sản phẩm sữa đậu nành kefir.
Từ các kết quả thảo luận ở trên chúng ta có thể chọn một trong 3 tỉ lệ men giống 6%, 8%, 10%. Và theo đánh giá của chúng tôi thì tỉ lệ men giống 8% có mùi dễ chịu, vị chua vừa phải, hình thái sản phẩm đẹp.
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ACID DỪNG ĐẾN THỜI GIAN LÊN MEN VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Để khảo sát ảnh hưởng của độ acid dừng, thí nghiệm được bố trí cho quá trình lên men kết thúc ở 3 độ acid dừng khác nhau: 36oT, 38oT, 40oT. Sữa đậu nành nguyên liệu được làm tại nhà, tỉ lệ men giống sử dụng cố định ở 8% theo thể tích.
Thời gian (giờ)
Độ acid (oT)
Hình 4.4: Đồ thị biểu diễn thời gian lên men theo độ acid dừng
Hình 4.4 cho thấy, độ acid tăng đều đặn theo thời gian, cách khoảng 1 giờ thì độ acid tăng thêm 2oT. Tuy nhiên khi đạt đến độ acid là 40oT ở thời gian 24 tiếng sau khi lên men thì độ acid giảm dần. Từ 24 giờ đến 25 giờ, độ acid giảm chậm, nhưng từ 25 giờ đến 26 giờ thì lại giảm nhanh hơn. Điều này có thể giải thích là do khi độ acid tăng đến 40oT làm cho pH của môi trường sữa kefir giảm xuống, ức chế sự hoạt động của vi sinh vật lên men lactic và làm cho số lượng vi sinh vật này giảm xuống. Nếu quá trình lên men vẫn tiếp tục thì đến một lúc nào đó acid của môi trường sẽ ức chế toàn bộ sự phát triển của vi sinh vật và độ acid của sản phẩm sữa đậu nành kefir sẽ giảm.
Hơn nữa, khi độ acid đạt đến 40oT thì sản phẩm có hiện tượng bị phân thành 2 lớp: 1 lớp nước mỏng ở phía trên và sản phẩm sữa đậu nành kefir ở dưới. Tuy kefir là sản phẩm có độ nhớt khá cao nhưng để đạt tính thương mại và tạo mùi vị thích hợp thì cần có thêm công đoạn phối chế với dịch đường cacao sau khi quá trình lên men kết thúc. Do vậy, việc lựa chọn độ acid dừng thích hợp để vừa đảm bảo cho hình thái sản phẩm được ổn định trong quá trình bảo quản, vừa tạo cho sản phẩm có vị chua ngọt hài hòa là điều rất quan trọng.
Qua kết quả khảo sát và đánh giá cảm quan của chúng tôi thì độ acid dừng là 38oT được lựa chọn để kết thúc quá trình lên men vì mùi và vị của 3 mẫu 36oT, 38oT, 40oT không có sự khác biệt nhiều tuy nhiên mẫu có độ acid 38oT được đánh giá tốt hơn
ẢNH HƯỞNG CỦA TỈ LỆ PHỐI CHẾ SAU LÊN MEN ĐẾN HÌNH THÁI VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Để tiến hành khảo sát tỉ lệ phối chế, sau khi kết thúc quá trình lên men ở độ acid dừng 38oT, thí nghiệm tiến hành phối chế với hỗn hợp đường và cacao theo các tỉ lệ khác nhau. Nồng độ bột cacao được khảo sát ở 2 tỉ lệ 5%, 7%, đường RE với 2 tỉ lệ 25%, 30% và tỉ lệ hỗn hợp đừng và cacao là 30%, 40%, 50%. Chúng tôi đã yêu cầu 3 người đánh giá chất lượng sản phẩm của 6 mẫu. Kết quả chọn lựa dựa vào đánh giá cảm quan theo bảng 3.1.
Bảng 4.3: Kết quả đánh giá cảm quan của 3 người theo thang điểm 15
Người đánh giá sản phẩm
Mẫu
1
2
3
4
5
6
Người thứ nhất
10
11
11
12
14
11
Người thứ hai
12
12
11
12
12
12
Người thứ ba
11
11
12
12
14
12
Tổng
33
34
34
36
40
35
Dựa vào bảng 4.3 thì mẫu 5 có tổng số điểm cao nhất là 40 điểm so năm mẫu còn lại. Và cũng theo như sự đánh giá của chúng tôi thì mẫu 5 đạt sự hài hòa về vị chua ngọt, có mùi thơm đặc trưng của cacao và hình thái sản phẩm đẹp. Vì vậy chúng tôi chọn tỉ lệ phối chế là: nồng độ cacao là 5%, nồng độ đường RE là 25% và tỉ lệ hỗn hợp đường và cacao với sản phẩm sữa kefir là 50%.
Hình 4.5: Sản phẩm sữa đậu nành kefir hương cacao
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua quá trình tiến hành thí nghiệm, thu thập số liệu và tổng hợp các kết quả thu nhận được, có thể rút ra kết luận như sau:
- Để quá trình lên men tốt và sản phẩm đạt chất lượng cao thì tỉ lệ men giống tốt nhất cho quá trình lên men là 8%.
- Độ acid dừng thích hợp nhất cho sản phẩm đạt mùi vị và hình thái tốt là 38oT.
- Tỉ lệ phối chế cho thành phẩm sau lên men được đánh giá cao: nồng độ cacao là 5%, nồng độ đường RE là 25% và tỉ lệ hỗn hợp đường và cacao với sản phẩm sữa kefir là 50%.
Quy trình kết luận
Sữa đậu nành
Cấy giống (8%)
Lên men (38oT)
Phối chếNồng độ cacao: 5%Nồng độ đường RE: 25%Tỉ lệ hỗn hợp với sản phẩm : 50%
Vô bao bì
Men giống Kefir
Bảo quản ( 6-8oC)
5.2. Đề nghị
Kefir là sản phẩm tuy đã có từ lâu đời nhưng trên thị trường Việt Nam vẫn còn mới lạ. Hơn nữa do quá trình phát triển hệ vi sinh vật trong Kefir còn rất phức tạp nên phương pháp chế biến Kefir trên quy mô công nghiệp còn nhiều khó khăn, tính thương mại không cao và chất lượng sản phẩm khó được thị trường chấp nhận.
Do Kefir chủ yếu lên men sữa động vật có vú như: bò, ngựa, dê, cho nên sản phẩm sữa đậu nành kefir có chất lượng và mùi vị không hấp dẫn như là sữa kefir động vật. Ngoài ra, do thời gian nghiên cứu ngắn, thiết bị và phương tiện thí nghiệm còn nhiều hạn chế nên nội dung thí nghiệm không thể khảo sát hết các yếu tố có liên quan đến chất lượng và tính thương mại cho sản phẩm sữa đậu nành kefir hương cacao. Vì vậy để nâng cao giá trị và đa dạng hóa cho sản phẩm, tạo điều kiện cho sản phẩm sữa đậu nành kefir có thể phù hợp hơn so với khẩu vị của người tiêu dùng Việt Nam, sản phẩm cần được nghiên cứu tiếp những vấn đề sau:
- Khảo sát thời gian và nhiệt độ ủ chín sản phẩm sau khi lên men để kefir có hương vị hấp dẫn hơn
- Nghiên cứu biện pháp kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm
- Nghiên cứu phương pháp sản xuất kefir trên quy mô công nghiệp hiện đại và khả năng phát triển sản phẩm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
[1]. Nguyễn Lan Anh (2008), Bước đầu nghiên cứu chế biến thử nghiệm sữa đậu nành cacao, Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm, Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM.
[2]. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật.
[3]. Việt Chương, Ks. Nguyễn Việt Thái (2003), Kỹ thuật trồng đậu nành, Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
[4]. Tâm Diệu (2007), Đậu nành nguồn dinh dưỡng tuyệt hảo
[5]. Nguyễn Đức Lượng (1999), Công nghệ vi sinh vật (tập 3) - Thực phẩm lên men truyền thống, Trường Đại học Kỹ thuật TP. HCM.
[6]. Lê Văn Việt Mẫn (2004), Công nghệ sản xuất các sản phẩm từ sữa và thức uống, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP.HCM.
[7]. Lê Ngọc Tú, Bùi Đức Lợi, Lưu Duẩn, Ngô Hữu Hợp, Đặng Thị Thu, Nguyễn Trọng Cẩn (2001), Hóa học thực phẩm, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[8]. Đặng Thị Cẩm Tú (2005), Nghiên cứu chế biến sữa Kefir, Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học An Giang.
TIẾNG ANH
[9]. Wendy M.Cole & B.E.Brooker (1984), Observations on the structure of kefir grains and the distribution of the microflora, Journal of Applied Bacteriology, 57, 491-497.
PHỤ LỤC
Phương pháp xác định độ chua của sản phẩm
Xác định độ chua của sữa bằng phương pháp định lượng độ chua
1.2.1. Tiến hành thử
- Cho vào một erlen:
Sữa cần thử: 10 ml
Dung dịch Phenolphtalein: 2 giọt
Chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1N cho đến màu hồng nhạt bền vững
1.2.2. Tính kết quả
Độ chua của sữa, tính bằng độ T (độ Thorner) nghĩa là số ml NaOH 0,1N dùng để trung hòa các acid tự do trong 100 ml sữa.
Độ chua (oT) = n* 100/10
Trong đó: n là số ml NaOH 0,1N dùng để chuẩn độ 10 ml sữa
Mật độ vi sinh vật
Mật độ vi khuẩn lên men trong sữa chua
- Nguyên tắc: đếm số khuẩn lạc mọc trên môi trường thạch dinh dưỡng từ một lượng mẫu xác định trên cơ sở mỗi khuẩn lạc hình thành từ một tế bào duy nhất
- Môi trường nuôi cấy: Môi trường MRS
- Tiến hành: Sử dụng phương pháp trãi đĩa. Môi trường MRS đã khử trùng rót vào petri đã khử trùng khoảng 10 ml (dày từ 2-3 ml). Để các petri chứa môi trường lên mặt bàn phẳng, chờ cho môi trường nguội và đông lại. Hút 0,1 ml mẫu pha loãng bằng pipet vô trùng cho lên mặt thạch. Dùng que trải trãi đều mẫu lên mặt thạch. Chờ ít phút cho mẫu thấm vào bề mặt môi trường. Lật ngược các petri và đem ủ ở 35oC trong thời gian 24 giờ
- Đọc kết quả: Công thức tính số khuẩn lạc có trong 1 ml mẫu như sau:
A = N/ (n1v1f1 + n2v2f2 + ... + nivifi)
Trong đó:
A: Tổng số vi sinh vật hiếu khí có trong 1 ml (g) mẫu
N: Tổng số khuẩn lạc đếm được trên tất cả các đĩa
n1: số đĩa ở độ pha loãng f1
ni: số đĩa ở độ pha loãng fi
vi: Thể tích mẫu lấy ở mỗi độ pha loãng
fi: Độ pha loãng
Mật độ nấm men trong sữa chua
- Nguyên tắc: giống xác định mật độ vi khuẩn
- Môi trường nuôi cấy: Môi trường Hansen
- Tiến hành: giống cách xác định mật độ vi khuẩn