Đồ án Đánh giá chất lượng nước mặt của sông Tiền đoạn đi qua Thành phố Mỹ Tho

Để phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong thành phố, tôi có một số kiến nghị như sau: - Phải thường xuyên thực hiện công tác quan trắc môi trường để nhanh chóng phát hiện và xử lý các sự cố, ô nhiễm môi trường trong khu vực. - Có biện pháp quản lý nguồn nước mặt thích hợp để bảo vệ sức khoẻ dân cư trong khu vực . - Tăng cường kiểm tra, giám sát, kiên quyết xử lý nghiêm khắc các tổ chức, cá nhân vi phạm. - Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường. - Tăng cường đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. - Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực môi trường. - Xây dựng chiến lược quản lý đồng bộ từ thành phố cho đến cấp tổ dân phố, ấp. - Xây dựng các chương trình môi trường hàng quí, mở nhiều hội thảo hàng niên, lấy ý kiến của các chuyên gia để tìm cách giải quyết các vấn đề về môi trường trong khu vực.

doc85 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 886 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá chất lượng nước mặt của sông Tiền đoạn đi qua Thành phố Mỹ Tho, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iêu chuẩn, chỉ có mẫu M2 và mẫu M5 là đạt tiêu chuẩn. Con số 2 trong số 7 mẫu phân tích đạt tiêu chuẩn điều này cho thấy nước trên sông Tiền có nồng độ DO thấp, hiện tượng ô nhiễm cục bộ do việc tập trung dân cư, tập trung sản xuất trên khu vực sông Tiền thuộc thành phố Mỹ Tho. Nồng độ oxy thấp gây tác động xấu đến hệ sinh thái thuỷ sinh ở khu vực này. Dưới đây là đồ thị biểu diễn DO tại các điểm lấy mẫu : . Đồ thị 5 : Đồ thị biểu diễn giá trị DO của các mẫu phân tích. Chỉ tiêu P-PO4-3 và chỉ tiêu N-NH3 : Chưa có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ trên sông Tiền, điển hình là hai chỉ tiêu ô nhiễm hữu cơ đã chọn phân tích là chỉ tiêu P-Po4-3 và chỉ tiêu N-NH3 chưa vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Điều này cho thấy được rằng với lưu lượng lớn về mùa lũ thì sông Tiền có khả năng tự làm sạch cao đối với ô nhiễm hữu cơ, nước xả từ đồng ruộng thường mang theo một dư lượng lớn phân bón ( lân, N-P-K, ). Có thể dư lượng phân bón này gây nên hiện tượng phú dưỡng hoá cục bộ tại các kênh rạch nhỏ nội đồng, nhưng chưa đủ nồng độ để làm ô nhiễm sông Tiền. Trong đó, nồng độ P-PO4-3 cao hơn nồng độ của amoni trong nước và sự chênh lệch giữa các vị trí lấy mẫu của từng chỉ tiêu là không nhiều. Đồ thị 6 : Đồ thị biểu diễn P-PO43- và N-NH3 của các mẫu phân tích. Chỉ tiêu Coliforms : Dựa vào số liệu đã phân tích ở trên, ta dễ dàng thấy được sự ô nhiễm cục bộ của chỉ tiêu Coliform và ô nhiễm ở mứùc độ khá nghiêm trọng về chỉ tiêu này (gấp gần 1000 lần so với tiêu chuẩn cho phép), mức độ ô nhiễm vi sinh chênh lệch khá cao giữa các điểm lấy mẫu. Tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng chỉ tiêu này ở vị trí lấy mẫu M4 là do các nguyên nhân sau : Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp xả thải trực tiếp vào sông Tiền. Nước thải thải ra từ bệnh viện K120. Các hộ dân sống ven sông sử dụng hố xí trên sông. Nước thải chăn nuôi cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm này. Sau đây là đồ thị biểu diễn kết quả phân tích của chỉ tiêu này : Đồ thị 7 : Đồ thị biểu diễn các mẫu phân tích tại các vị trí đã chọn. CHƯƠNG 4: CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC MẶT TP. MỸ THO 4.1. Tổng quan về các nguồn gây ô nhiễm nước mặt : Có nhiều nguồn gây ô nhiễm nước mặt, hầu hết đều do hoạt động của con người bao gồm: sinh hoạt hàng ngày và hoạt động sản xuất tạo nên. Có thể khái quát các nguồn ô nhiễm cơ bản như sau: Nước sinh hoạt : Bao gồm nước thải từ : các hộ gia đình, khách sạn, trường học, cơ quan, doanh trại quân đội, bệnh viện Đặc điểm của loại nước thải này là : Có hàm lượng cao chất hữu cơ không bền vững dễ phân hủy sinh học như cacbonhydrat, protein, mơ û Các chất dinh dưỡng ( phosphat, nitơ ). Nhiều vi trùng. Nhiều chất rắn ( lơ lửng, hoà tan ) và mùi Qua nhiều nghiên cứu khảo sát, người ta đã đưa ra được một số khối lượng chất thải của một người trong một ngày khi sử dụng từ 80 – 300 lít nước/ngày như sau : - BOD5 45 – 54 gam/người*ngày. COD 1,6 – 1,9* BOD5. Tổng chất rắn 170 – 220. Chất rắn lơ lửng 10 – 145. Rác vô cơ ( d > 0,2 mm ) 5 – 15. Dầu mỡ 10 – 30. Kiềm (theo CaCO3) 20 – 30. Clo 4 – 8. Tổng Nitơ ( theo N ) 6 – 12. Nitơ hữu cơ 0,4*tổng N. Amoni tự do 0,6*tổng N. Tổng phospho ( theo P ) 0,8 – 4,0 g/người*ngày. Phospho vô cơ 0,7*tổng P. Phospho hữu cơ 0,3*tổng P. Kali ( theo K2O ) 2,0 – 6,0. Tổng số vi khuẩn 109 – 1010 trong 100 ml nước thải. Coliforms 106 – 109. Fecal Streptococci 105 – 106. Samonella typhcsa 10 – 104. Đơn bào 103. Siêu vi trùng 102 – 103. Từ những số liệu này, chúng ta có thể tính được tổng lượng thải của một khu dân cư hay một đô thị nào đó, từ đó ta sẽ đánh giá mức độ ô nhiễm của khu vực đó. Nước thải công nghiệp : Bao gồm: nước thải từ các nhà máy, cơ sở sản xuất lớn, vừa và nhỏ; nước thải từ khu vực giao thông vận tải Đặc điểm: nước thải công nghiệp không có đặc điểm chung, phải dựa vào tính chất của từng loại hình sản xuất mà định. Ngành công nghiệp Chất ô nhiễm trong nước thải Nồng độ mg/l Chế biến sữa Tổng chất rắn Chất rắn lơ lửng Nitơ hữu cơ Natri Canxi Kali Phospho BOD5 4516 560 73,2 807 112 116 58 1890 Lò mổ trâu bò Chất rắn lơ lửng Nitơ hữu cơ BOD5 820 154 996 Lò mổ heo Chất rắn lơ lửng Nitơ hữu cơ BOD5 717 122 1045 Mổ tổng hợp Chất rắn lơ lửng Nitơ hữu cơ BOD5 929 324 2240 Thuộc da Tổng chất rắn BOD5 NaCl Sulfua Protein Crôm 6000 – 8000 900 3000 120 1000 30 – 70 Bảng 12 : Các loại chất thải điển hình của một số ngành công nghiệp ( nguồn : Albecta Environmental Division 1978 ). Nước chảy tràn mặt đất : Bao gồm : Do mưa rơi xuống : mặt đất, đường phố, nhà cửa Đồng ruộng : nước tưới tiêu ( thải ) từ đồng ruộng. Nước lũ, nước triều dâng cao gây ngập lụt. Đặc điểm : Chứa nhiều chất rắn. Nhiều vi trùng. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, phân bón ). Tất cả các nguồn nước bẩn đó đều kéo ra sông suối làm cho nguồn nước mặt bị ô nhiễm. Các yếu tố tự nhiên gây ô nhiễm : Bao gồm: sự lan truyền nước nhiễm phèn, sự xâm nhập mặn của nước biển. Sự lan truyền nước nhiễm phèn trên thực tế gây nhiều tác hại không những cho nguồn nước sinh hoạt mà cả cho nước sản xuất. Nước nhiễm phèn, nhiễm mặn gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. 4.2. Nguồøn ô nhiễm nước mặt ở thành phố Mỹ Tho : Nguồøn ô nhiễm nước mặt trong vùng và những tác động liên quan đến chất lượng nước được xác định: STT Nguồn gây ô nhiễm Tác động chính lên chất lượng nước 1. Chất thải sinh hoạt: bao gồm nước thải và chất thải rắn -Ô nhiễm do chất hữu cơ -Phú dưỡng hoá (Eutrophication) -Ô nhiễm do vi khuẩn -Gây đục 2. Nước thải công nghiệp từ các ngành công nghiệp phổ biến nhất trong khu vực: + Công nghiệp chế biến nông sản + Công nghiệp chế biến thuỷ sản + Nuôi trồng thuỷ sản +Giao thông thuỷ -Ô nhiễm do chất hữu cơ -Phú dưỡng hoá (Eutrophication) -Ô nhiễm do vi khuẩn -Gây đục -Ô nhiễm dầu rò rĩ 3. Nông nghiệp: + Sử dụng phân bón + Sử dụng thuốc trừ sâu + Khai hoang và đào kênh -Phú dưỡng hoá (Eutrophication) -Ô nhiễm đặc biệt (thuốc trừ sâu) -Chua hoá (axít hoá) -Gây đục 4. Nước mưa chảy tràn -Phú dưỡng hoá (Eutrophication) -Ô nhiễm đặc biệt (thuốc trừ sâu) -Ô nhiễm do vi khuẩn -Gây đục Bảng 13 : Nguồn gây ô nhiễm và các tác động chính lên nguồn nước tại Mỹ Tho. Các hoạt động của con người trong khu vực nghiên cứu là nguồn gây ô nhiễm và những tác động mạnh mẽ nhất đến chất lượng nước mặt, có thể nêu ra các tác nhân gây ô nhiễm nước chủ yếu là: Các chất hữu cơ Các chất dinh dưỡng Vi khuẩn Độ đục Độ chua Dư lượng thuốc trừ sâu 4.3. Tiềm năng sử dụng nước tại các điểm nghiên cứu : Điểm nghiên cứu Khả năng sử dụng nước Vấn đề bất lợi về chất lượng nước 1.phường 1 - Cấp nước - Thuỷ lợi - Giao thông thuỷ - Du lịch - Ô nhiễm do sinh hoạt - Ô nhiễm do giao thông và du lịch - Ô nhiễm hữu cơ 2. phường 2 - Cấp nước - Giao thông thuỷ - Cảng cá - Ô nhiễm do giao thông - Ô nhiễm do sinh hoạt - Ô nhiễm do chất hữu cơ 3. phường 4 - Cấp nước - Giao thông thuỷ - Ô nhiễm do chất dinh dưỡng - Ô nhiễm do giao thông - Ô nhiễm do sinh hoạt 4. phường 6 - Cấp nước - Giao thông thuỷ - Ô nhiễm do sinh hoạt - Nước thải từ giao thông 5. phường Tân Long - Cấp nước - Thuỷ lợi - Tưới tiêu -Giao thông thuỷ - Ô nhiễm do sinh hoạt - Ô nhiễm do chảy tràn -Ô Nhiễm do rửa trôi -Ô mhiễm do giao thông 6.Xã Trung An - Cấp nước - Tưới tiêu -Nuôi trồng thuỷ sản -Cảng Mỹ Tho -Giao thông thuỷ - Ô nhiễm do sinh hoạt - Ô nhiễm do chất hữu cơ -Ô nhiễm do giao thông - Ô nhiễm do công nghiệp 7.Xã Tân Mỹ Chánh - Tưới tiêu - Giao thông thuỷ - Cấp nước - Ô nhiễm do sinh hoạt - Ô nhiễm do nước chảy tràn -Ô nhiễm do giao thông Bảng 14 : Tiềm năng sử dụng nước tại các điểm nghiên cứu. Vì địa điểm nghiên cứu là thành phố nên tiềm năng sử dụng nước tại đây chủ yếu là : giao thông, thuỷ lợi, du lịch, cấp nước sinh hoạt, cấp nước cho sản xuất công nghiệp tại khu công nghiệp Mỹ Tho, và cấp nước cho tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp cho khu vực các xã ngoại ô. Nhà máy nước thành phố Mỹ Tho cũng lấy nước từ Sông Tiền trong khu vực nghiên cứu với lượng nước 30.000 m3/ ngày*đêm đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước cho 13.400 hộ. Tại một số ấp thuộc các xã ven và đặc biệt là vùng cù lao nước cho sinh hoạt hàng ngày vẫn là nước lấy trực tiếp từ Sông Tiền. Các hoạt động của con người và tự nhiên ảnh hưởng đến môi trường nước mặt tại TP.Mỹ Tho : 4.4.1. Việc khai thác cát trên địa bàn TP.Mỹ Tho : Cát được tích tụ do dòng chảy mang phù sa từ thượng nguồn đưa về. Lượng cát có thể thay đổi theo mùa, vận tốc dòng chảy. Cát trên sông Tiền có thể khai thác cho các mục đích sau : làm đường, làm nền cho các công trình xây dựng, không thể làm vật liệu xây dựng. Ở thành phố Mỹ Tho, cát được khai thác ở các vị trí sau: Xã Tân Mỹ Chánh, Xã Trung An, và phường Tân Long. Sản lượng cát khai thác thay đổi theo từng năm và có xu hướng giảm trong những năm gần nay. Khoáng sản Sản lượng khai thác cát m3/năm 2002 2003 2004 2005 Cát san lấp 20.498 166.287 186.552 152.562 Bảng 15 : sản lượng cát khai thác qua các năm . Việc khai thác cát trên sông gây ô nhiễm cục bộ tại vị trí khai thác như : độ đục, chất rắn lơ lửng, ảnh hưởng tới các tầng trầm tích dưới đáy sông, ảnh hưởng tới hệ sinh vật tại nơi khai thácNgoài ra, khai thác cát còn làm sạt lở bờ sông, thay đổi dòng chảy, gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái ven bờ. Vấn đề khai thác cát đã và đang dần dần được kiểm tra nghiêm ngặt, nhưng việc khai thác vẫn được diễn ra. Trong quá trình khai thác đó chỉ một số đơn vị có giấy phép đăng ký và kiểm tra chất lượng nước xung quanh vùng khai thác cát. Những biện pháp hạn chế có đề ra nhưng không được kiểm tra và còn nhiều hạn chế, tuy sản lượng khai thác gần đây có giảm nhưng không đáng kể, các ảnh hưởng của việc khai thác cát vẫn chưa được khắùc phục, nên khai thác cát cũng được xem là vấn đề môi trường cần được quan tâm. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ảnh hưởng đến môi trường nước mặt tại tp.Mỹ Tho. Quá trình đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến môi trường nước ( cả nước mặt lẩn nước ngầm ). Trong đó nổi bậc là các hoạt động sau gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước mặt trên địa bàn nghiên cứu : - Do quá trình cày xới cải tạo đất phèn tại một số khu vực của thành phố, và các vùng chuyên canh lúa của tỉnh Tiền Giang nhằm mục đích nâng cao sản lượng và chất lượng nông sản đã gây nên các tác động xấu đến tài nguyên nước và môi trường nước mặt tại sông Tiền. Những nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất nông nghiệp như phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng với khối lượng khá lớn cho cây trồng, kể cả những loại hoá chất đã cấm sử dụng nhưng người dân vẫn sử dụng cho việc chăm sóc cây trồng, trừ cỏ, trừ sâu... Theo kết quả điều tra nông hộ thì tất cả nông dân đều có sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác. Trong đó: Phân hoá học các loại sử dụng từ 300 – 500 kg/ha/vụ. Tương đương với 1 năm, lượng phân bón hoá học các loại sử dụng là 2.070 – 3.450 tấn/vụ. Thuốc bảo vệ thực vật: với liệu lượng sử dụng 25cc/ bình 8 lít và xịt 4 bình/1000 m2, làm bài toán nhân đơn giản ta có thể thấy được một lượng thuốc trừ sâu rất lớn đã sử dụng. Theo thống kê, trong một vụ lúa bình quân nông dân thường phun thuốc 5 – 6 lần, trong đó thuốc sâu là 2 – 3 lần, thuốc bệnh là 1 – 2 lần, thuốc cỏ là 1 lần. Trên cây trái hầu hết là phun thuốc sâu 5 – 6 lần/ vụ, thuốc bệnh là 1 – 2 lần/ vụ. Có những loại thuốc được xem là rất độc thuộc nhóm Ia, Ib được sử dụng trên lúa ở giai đoạn sau 40 ngày như : Metylparathion, Azodrin, Phần lớn nông dân biết danh mục các loại thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng nhưng do canh tác họ vẫn tiếp tục sử dụng do không có sự kiểm tra của các cơ quan chức năng. Số người pha thuốc, rửa bình và vứt bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật ngay trên các kênh rạch và lưu trữ thuốc trong nhà chiếm tỉ lệ cao trong nông dân. Việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định có nguy cơ làm giảm độ phì nhiêu màu mỡ của đất, suy thoái đất mà còn gia tăng ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Với một lượng sử dụng khá lớn phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật như hiện nay thì phần lớn dư lượng phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật bị rửa trôi, xâm nhập vào nguồn nước sông, rạch với khối lượng và nồng độ tương đối lớn đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng nước mặt của tỉnh nói chung và của sông Tiền nói riêng. Dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đã làm suy giảm chất lượng nước, gây ra hiện tượng ô nhiễm chất hữu cơ (dư lượng phân bón), các chất độc nguy hiểm như : DDT, gây tác động xấu đến tính đa dạng sinh học trong nước. Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân, là nguyên nhân làm giảm đi tính đa dạng của thuỷ sinh vật tự nhiên trong khu vực. 4.4.3. Quá trình nuôi trồng, khai thác thuỷ sản: Quá trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản như cá tra bè, cá basa trên sông,nuôi nghêu ven bờ, Hiện nay, thành phố Mỹ Tho có 324 bè cá với thể tích chung là 23.280 m3, tập trung ở phía nam và bắc phường Tân Long đã gây nên những ảnh hưởng đến môi trường nước sông cục bộ và các khu vực lân cận. Trong đó thức ăn thừa, chất thải là vấn đề môi trường đáng chú ý. Nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu ô nhiễm của nước mặt như : DO, COD, BOD, Chất rắn lơ lửng, độ đục, độ màu, tổng coliforms, Ngoài ra, dư lượng thức ăn còn có thể gây nên hiện tượng phú dưỡng hoá cục bộ tại khu vực nuôi, do nhu cầu chế biến thuỷ sản của các cơ sở sản xuất càng tăng nhưng quá trình nuôi cá đã không áp dụng đủ tiêu chuẩn về chất lượng và kể cả chất lượng nguồn nước mặt nên đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của chúng, dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt tại các bè thuộc phường Tân Long và các cù lao gần đó, làm cho nguồn nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Kết quả quan trắc tại các điểm này là khá ô nhiễm. Trong những năm gần đây, việc khai thác thuỷ sản trên Sông Tiền được kiểm soát nhưng vẫn còn tình trang sử dụng các biện pháp khai thác cạn kiệt nguồn thuỷ sản như : giả cào, vây rút chì, Sản lượng đánh bắt thuỷ hải sản trong 6 tháng đầu năm 2007 như sau: Loại thuỷ sản Sản lương đánh bắt ( tấn ) Cá 12.326 Tôm 7.078 Tổng sản lượng đánh bắt 19.404 Bảng 16 : Sản lượng đánh bắt thuỷ hải sản của thành phố. Việc khai thác – đánh bắt thuỷ hải sản gây ảnh hưởng xấu tới hệ sinh vật trên sông tại khu vực nghiên cứu. Việc khai thác nghêu gây ảnh hưởng đến độ đục, chất rắn lơ lửng, của chất lượng nước ven bờ sông. Đô thị hoá ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt tp.Mỹ Tho: Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, đô thị hoá là giai đoạn phát triển tất yếu của các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Thành phố Mỹ Tho có tốc độ đô thị hoá tương đối cao so với các đô thị trong khu vực, từ 10/2005 thành phố Mỹ Tho được công nhận là đô thị loại II. Trong hai năm phát triển, hiện nay thành phố Mỹ Tho lại có một diện mạo mới, cơ sở hạ tầng không ngừng được nâng cấp, nhà ở, điều kiện sinh hoạt của người dân đã tăng lên rõ rệt. Đi đôi với tốc độ đô thị hoá cao, thành phố Mỹ Tho cũng đang gặp phải các vấn đề môi trường kéo theo từ qúa trình này. Sự tập trung dân cư, công nghiệp, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng,dẫn tới thay đổi của các thành phần cơ bản của môi trường thiên nhiên: môi trường không khí, lớp phủ thổ nhưỡng và thực vật, nước mặt và nước ngầm. Với sự phát triển công nghiệp mạnh mẽ, nhiều nhà máy xí nghiệp mọc lên nhanh chóng trong khu công nghiệp Mỹ Tho và các phường, xã thuộc thành phố, kéo theo dân số tăng nhanh. Vì vậy đã nảy sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng tới chất lượng nước mặt tại đây. Hiện nay hầu hết nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư, từ các nhà máy xí nghiệp, từ nông nghiệp,đã trực tiếp thải vào sông Tiền. Vì thế chất lượng nước tại đây đã dần dần bị suy giảm về chất lượng. Do đó cần có biện pháp nhằm cân đối sự phát triển của đô thị và các khía cạnh môi trường liên quan. Phát triển công nghiệp : Hiện nay, Mỹ Tho đang phát triển công nghiệp với tốc độ khá nhanh. Khu công nghiệp Mỹ Tho và cụm công nghiệp Trung An là nơi có nhiều cơ sở sản xuất với qui mô lớn và có vốn đầu tư nước ngoài, chủ yếu là các ngành: chế biến thuỷ sản xuất khẩu ( 6 cơ sở ), chế biến nông sản ( 4 cơ sở ), may mặc, chế biến thức ăn gia súc, Chỉ riêng nơi đây, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.850 tỷ đồng, chiếm 54,9% giá trị công nghiệp toàn tỉnh, giá trị xuất khẩu đạt 97,93 triệu đô la, tập trung hơn 8.380 lao động. Hầu hết các cơ sở sản xuất trên địa bàn chưa có hệ thống xử lý nước thải, nước thải từ các ngành : chế biến thuỷ sản, chế biến nông sản, là những ngành có nước thải khá ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm hữu cơ rất cao. Nước thải được đổ thẳng vào nguồn tiếp nhận là sông Tiền. Ngoài ra, cảng cá là nơi hoạt động như một cơ sở sơ chế thuỷ sản, đặc biệt là rửa cá, tôm, mực,nảy sinh một lượng nước thải rất lớn ( cũng giống như nước thải của các cơ sở sản xuất – chế biến thuỷ sản ). Kết quả phân tích sau đây sẽ cho thấy được điều này : Chỉ tiêu Địa điểm DO mg/l SS mg/l COD mg/l BOD mg/l NH4+ mg/l NO3- mg/l Fe3+ mg/l Coliforms MPN/100ml K/v chế biến thuỷ sản 6,10 30 15,8 6 0,031 1,75 0,74 9,3*103 Cảng cá Mỹ Tho 5,11 23 15,8 5 0,133 1,14 0,78 9,3*103 TCVN 1942 : 1995 >6 20 <10 <4 0,05 10 1 5000 Bảng 17 : Kết quả phân tích một số điểm sản xuất – chế biến thuỷ sản. ( Nguồn : Trung Tâm Kỹ Thuật Tài Nguyên Môi Trường Tiền Giang ) Tuy mới phát triển gần đây nhưng công nghiệp là ngành ảnh hưởng đến môi trường nước khá nghiêm trọng. Cần có các biện pháp quản lý tốt hơn đối với lĩnh vực này nhằm làm giảm tác động của nó tới môi trường, đặc biệt là môi trường nước. Nước chảy tràn : Hiện tại hệ thống thoát nước đô thị của thành phố Mỹ Tho chưa thật sự đồng bộ, vì thế hiện trạng nước chảy tràn trên khu vực này khá cao. Mặt khác nước chảy tràn từ đồng ruộng, từ khu dân cư thường chứa hàm lượng chất hữu cơ cao và đổ trực tiếp vào nguồn nước sông tại khu vực. Quá trình chảy tràn này cao làm cho hàm lượng các chất ô nhiễm càng thêm phức tạp khi thải trực tiếp ra sông. Aûnh hưởng của chăn nuôi đến chất lượng nước mặt : Ngành chăn nuôi của thành phố Mỹ Tho tập trung ở các xã ven, chủ yếu tại Tân Mỹ Chánh và Trung An. Gia súc lớn như: heo, bò được chăn nuôi dưới hình thức hộ gia đình, số lượng chỉ khoảng 30.900 con (cả bò lẫn heo), còn gia cầm thì được nuôi tập trung thành trại ( nuôi công nghiệp ) và có cả nuôi theo hình thức hộ gia đình ( mỗi hộ khoảng 10 – 40 con ). Nước thải từ chăn nuôi rất ô nhiễm chủ yếu việc : tắm heo, dọn rửa chuồng trai, phân, chất thải, gây ảnh hưởng cục bộ đến chất lượng nước mặt tại vị trí của các trại chăn nuôi. Loại nước thải này chứa nồng độ hữu cơ rất cao như : COD, BOD, SS, và số lượng vi sinh vật gây bệnh ( coliforms ) trong nước là rất cao. Hiện nay các cơ quan chức năng chưa có biện pháp quản lý môi trường trong chăn nuôi. Nước thải từ việc tắm gia súc, dọn chuồng trại được thải trực tiếp xuống kênh rạch. Một số trại có áp dụng công nghệ BIO GAS để xử lý phân và chất thải nhưng xây dựng chưa đạt yêu cầu, nước rò rĩ từ đây gây ô nhiễm cả một khu vực (chủ yếu là mùi, màu của nước kênh). Cần có giải pháp về nước thải trong chăn nuôi để giảm thiểu tác động của nó đến chất lượng nước mặt của vùng. CHƯƠNG 5: SO SÁNH CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT QUA CÁC NĂM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT CỦA TP.MỸ THO 5.1. Nhận xét chung về chất lượng môi trường nước mặt của thành phố Mỹ Tho qua kết quả phân tích các năm gần đây: Hàng năm, sở tài nguyên môi trường kết hợp với phòng quan trắc (trực thuộc Sở Tài Nguyên và Môi Trường Tiền Giang ), Trung Tâm Kỹ Thuật TaØi Nguyên Môi Trường thực hiện công tác lấy mẫu, phân tích hoặc gửi đến các trung tâm phân tích. Các kết quả phân tích được sẽ được lập báo cáo ( quí, năm ) gửi lên giám đốc sở, UBNN tỉnh và các cơ quan liên quan. Dựa vào các kết quả phân tích nước mặt của sông Tiền qua các năm, số liệu dưới đây được lấy từ Trung Tâm Kỹ Thuật TaØi Nguyên Môi Trường thuộc sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Tiền Giang. Bảng tổng hợp kết quả phân tích của phòng là khá đầy đủ : số điểm lấy mẫu và các chỉ tiêu phân tích có thay đổi qua các năm. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang Phòng môi trường Trung tâm kỷ thuật TN&MT Chuyên viên quan trắc Lấy mẫu, phân tích ở phòng thí nghiệm Kết quả phân tích Lập báo cáo hàng kỳ Kế hoạch QTMT Lấy mẫu MT tại thực địa Phương pháp lấy mẫu Các chỉ tiêu phân tích Phương pháp phân tích mẫu Lập báo cáo hàng năm Trình sở TN&MT, UBNN tỉnh Sơ đồ 1 : Sơ đồ công tác thực hiện quan trắc của sở TN & MT tỉnh Tiền Giang. Dưới đây chỉ là 5 vị trí lấy mẫu trên sông Tiền trong đó 5 mẫu này đều nằm trong 7 vị trí lấy mẫu đã chọn phân tích và các chỉ tiêu cũng là các chỉ tiêu đã được chọn để đánh giá. Vị trí lấy mẫu và ký hiệu mẫu được chọn như sau : STT Vị trí lấy mẫu kí hiệu mẫu 1 Bến Chương Dương M1 2 Cảng Cá Mỹ Tho M2 3 Khu vực cảng Mỹ Tho (KCN) M3 4 Khu vực chế biến thuỷ sản ( KCN) M4 5 Cầu Bình Đức M5 Bảng 18 : Bảng các vị trí chọn để đánh giá và kí hiệu của nó. 5.1.1. Sự thay đổi của chất lượng nước qua các năm : Kết quả phân tích năm 2004 : Năm 2004 lấy 26 vị trí nhưng trong đó chỉ có 2 trong 5 vị trí chọn đánh giá là : Bến Chương Dương và Cảng Cá Mỹ Tho. Thời điểm lấy mẫu là vào tháng 12 năm 2004. STT Mẫu Các chỉ tiêu pH SS (mg/l) BOD5 (mg/l) COD (mg/l) DO (mg/l) P-PO43- (mg/l) N-NH3 (mg/l) Coliform (MPN/100ml) 1 M1 7,39 82,5 16 19,96 6,4 0,63 0,047 240000 2 M2 7,54 33,5 12 300 7,5 0,4 0,039 460000 Bảng19 : Kết quả phân tích các vị trí lấy mẫu năm 2004 . ( Nguồn : Trung Tâm Kỹ Thuật Tài Nguyên Môi Trường Tiền Giang ) Kết quả phân tích năm 2005 : Do sự phát triển mạnh mẽ của KCN Mỹ Tho và để đánh giá chính xác hơn về chất lượng nước mặt, nên năm 2005 bắt đầu tăng số vị trí lấy lên con số 34 vị trí và 13 chỉ tiêu phân tích. Thời điểm lấy mẫu là vào tháng 3 năm 2005, dưới đây là kết quả phân tích tại các vị trí đã chọn : STT Mẫu Các chỉ tiêu pH SS (mg/l) BOD5 (mg/l) COD (mg/l) DO (mg/l) P-PO43- (mg/l) N-NH3 (mg/l) Coliform (MPN/100ml) 1 M1 7,51 32 6 12 4,68 0.061 0,02 110000 2 M2 7,26 52 7 12 6,89 0,07 0,05 15000 3 M3 7,46 38 5 12 4,28 0,05 0,021 4000 4 M4 7,47 26 6 12 4.52 0,035 0,019 20000 5 M5 7,35 24 12 24 5,01 0,214 0,03 2900 Bảng 20 : Kết quả phân tích các vị trí lấy mẫu năm 2005 . ( Nguồn : Trung Tâm Kỹ Thuật Tài Nguyên Môi Trường Tiền Giang ) Kết quả phân tích năm 2006 : Năm 2006 lấy 34 vị trí và phân tích 13 chỉ tiêu. Thời điểm lấy mẫu là vào tháng 3 năm 2006. Dưới đây là kết quả phân tích tại các vị trí đã chọn : STT Mẫu Các chỉ tiêu pH SS (mg/l) BOD5 (mg/l) COD (mg/l) DO (mg/l) P-PO43- (mg/l) N-NH3 (mg/l) Coliform (MPN/100ml) 1 M1 7 20 8 15 6,81 0.033 0,029 2100 2 M2 7,05 23 5 15,5 5,11 0,032 0,133 4600 3 M3 7,1 30 5 15,8 4,54 0,12 0,018 430 4 M4 7 30 6 15,5 6,10 0,12 0,031 1500 5 M5 7,14 35 7 16 5,11 0,11 0,44 1600 Bảng 21 : Kết quả phân tích các vị trí lấy mẫu năm 2006 . ( Nguồn : Trung Tâm Kỹ Thuật Tài Nguyên Môi Trường Tiền Giang ) Và đây là kết quả phân tích tại các vị trí trên ở thời điểm tháng 3 năm 2007 : STT Mẫu Các chỉ tiêu pH SS (mg/l) BOD5 (mg/l) COD (mg/l) DO (mg/l) P-PO43- (mg/l) N-NH3 (mg/l) Coliform (MPN/100ml) 1 M1 7,63 18,5 9 42 6,42 - 0,062 2400 2 M2 7,51 19,5 13 49 7,56 - 0,045 11000 3 M3 7,66 17 10 21 6,53 - 0,066 2100 4 M4 7,62 20 10 49 7,62 - 0,114 4300 5 M5 7,69 13 11 21 7,06 - 0,018 7600 Bảng 22 : Kết quả phân tích các vị trí lấy mẫu đầu năm 2007 . ( Nguồn : Trung Tâm Kỹ Thuật Tài Nguyên Môi Trường Tiền Giang ) Qua các bảng số liệâu trên ta có những nhận xét sau: Các thông số quan trắc thay đổi theo từng năm, sự thay đổi này không theo một qui luật nhất định, mà tuỳ thuộc vào mức độ tác động của hoạt động của con người, ảnh hưởng của : khí hậu, thời tiết, thuỷ văn, còn rất nhiều các nguyên nhân có thể ảnh hưởng tới điều này. Về pH : Chỉ số pH trên sông Tiền ổn định qua các năm , mức độ chênh lệch pH qua các năm là không đáng kể và luôn nằm trong giới hạn của tiêu chuẩn, giá trị pH dao động trong khoảng 6,5 – 7,8. Độ chua của nước ổn định như vậy rất thuận lợi cho việc xử lý nước cấp cho cư dân thành phố và tạo điều kiện tốt cho tưới tiêu phát triển nông nghiệp. Đồ thị 8 : Đồ thị biểu diễn sự thay đổ pH tại các vị trí lấy mẫu qua các năm. Về chỉ tiêu SS : Chất rắn lơ lửng trên sông ở tất cả các điểm lấy mẫu qua các năm đa số đều vượt cột A của tiêu chuẩn chấât lượng nước mặt TCVN 5942 – 1995 ( riêng ở thời điểm đầu năm 2007 có tới 4 điểm đạt tiêu chuẩn ), nhưng vẫn còn nằm trong giới hạn cột B của tiêu chuẩn. Sự chênh lệch SS của điểm phân tích qua các năm là khá lớn và không ổn định. Có thể dễ dàng nhận ra điều nay qua biểu đồ sau : Đồ thị 9 : Đồ thị biểu diễn sự thay đổi SS tại các vị trí lấy mẫu qua các năm. Về BOD : BOD5 có xu hướng tăng dần qua các năm ( so sánh mẫu M1 từ năm 2005 – 2007 ) nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng này chủ yếu là do phát triển công nghiệp, tăng lượng nước thải sinh hoạt, Đồ thị 10 : Đồ thị biểu diễn sự thay đổi BOD tại các vị trí lấy mẫu qua các năm. Nhận xét : Sự thay đổi nồng độ của các chất ô nhiễm qua các năm ( tại cùng một thời gian phân tích ) là không đáng kể. Nồng độ của các chất ô nhiễm có xu hướng tăng lên theo từng năm. Điều này dễ lý giải bởi sự phát triển công nghiệp khá nhanh, nước thải xả thải ra từ công nghiệp ngày một tăng, mà hầu hết các cơ sở trên địa bàn chưa có hệ thống xử lý nước thải hoặc có mà chưa xử lý đạt tiêu chuẩn. Đi đôi với việc phát triển công nghiệp là sự tập trung lao động tại các khu, cụm công nghiệp, sự tăng dân cư này sẽ kéo theo lượng nước thải sinh hoạt sẽ tăng theo. Hiện nay, thành phố Mỹ Tho cũng như tất cả các thành phố khác của Việt Nam chưa có được hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho từng hộ dân cư, nên lượng nước thải này được đổ thẳng xuống kênh rạch, sông suối. Nếu không có kế hoạch quản lý thích hợp thì sông Tiền cũng có thể trở thành con sông chết như kênh Nhiêu Lộc của thành phố Hồ Chí Minh. Sự thay đổi của các nồng độ các chất ô nhiễm theo mùa : Sự thay đổi lớn về lưu lượng nước trên sông Tiền giữa mùa lũ và mùa khô là yếu tố quan trọng trong sự thay đổi nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước mặt. Vì nồng độ của các chất trong dung dịch phụ thuộc vào thể tích của dung dịch. Để dễ dàng thấy được điều này ta hãy cùng xem hai bảng số liệu phân tích ở hai mùa của năm 2006. Vào mùa khô vào tháng 4 thì lưu lượng nước trên sông Tiền là thấp nhất nên ta sẽ xem kết quả phân tích quí I của trung tâm quan trắc ( vào tháng 4 – 2006 ). Chọn vị trí phân tích như bảng và các chỉ tiêu phân tích như trên nhưng bỏ đi chỉ tiêu phosphate. STT Mẫu Cá chỉ tiêu phân tích pH SS mg/l BOD5 mg/l COD mg/l DO mg/l N-NH3 mg/l Coliforms (MPN/100ml) 1 M1 7,51 36 6 12 4,89 0,02 110000 2 M2 7,46 52 7 12 4,89 0,05 15000 3 M3 7,46 38 5 12 4,28 0,016 4000 4 M4 7,47 26 6 12 4,52 0,021 2000 5 M5 7,35 24 12 24 5,01 0,019 2900 Bảng 23 : Kết quả phân tích các mẫu vào mùa khô tại các vị trí đã chọn. ( Nguồn : Trung Tâm Kỹ Thuật Tài Nguyên Môi Trường Tiền Giang ) Mùa lũ thì tháng 10 là tháng có lưu lượng nước trên sông Tiền là cao nhất nên ta sẽ xem kết quả phân tích quí III của trung tâm quan trắc ( vào cuối tháng10 – 2006 ). STT Mẫu Cá chỉ tiêu phân tích pH SS mg/l BOD5 mg/l COD mg/l DO mg/l N-NH3 mg/l Coliforms (MPN/100ml) 1 M1 7,29 118 7 23 5,28 0,05 9300 2 M2 7,30 148 6 23 5,42 0,08 12000 3 M3 7,28 136 9 23 5,58 0,03 2400 4 M4 7,26 130 6 23 4,84 0,06 1500 5 M5 7,31 168 8 27 6,46 0,06 2400 Bảng 24 : Kết quả phân tích các mẫu vào mùa lũâ tại các vị trí đã chọn. ( Nguồn : Trung Tâm Kỹ Thuật Tài Nguyên Môi Trường Tiền Giang ) Qua hai bảng phân tích trên ta có thể thấy được chỉ có hai chỉ tiêu là chịu tác động của lưu lượng nước đó là DO và Coliform. Đồ thị 11: Đồ thị biểu diễn sự thay đổi DO tại các vị trí lấy mẫu theo mùa. Qua đồ thị, ta thấy hàm lượng DO vào mùa khô thấp hơn so với mùa lũ. Mứùc độ chênh lệch DO theo mùa là không lớn từ 0,5 – 1,4 mg/l. Đồ thị 12 : Đồ thị biểu diễn sự thay đổi Coliform tại các vị trí lấy mẫu theo mùa. Mùa khô thì hàm lượng Coliform cao hơn nhiều so với mùa lũ, mức độ chênh lệnh giữa mùa khô và mùa lũ là rất lớn từ 300 – 100700 MPN/100ml. Vào mùa khô thì pH có cao hơn so với mùa lũ. Mức độ chênh lệch pH giữa mùa khô và mùa lũ là không đáng kể chỉ từ 0,04 – 0,21. Còn các chỉ tiêu còn lại thì chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nước từ thượng nguồn đổ về, chỉ tiêu bị tác động nhiều nhất là SS, lượng phù sa, chất rắn lơ lửng trong nước lũ thượng nguồn đổ về là rất lớn, nên vào mùa lũ hàm lượng SS trong nước cao hơn rất nhiều so với mùa khô. Mức độ chênh lệch SS giữa mùa khô và mùa lũ vào khoảng 82 - 144 mg/l. Đồ thị 13 : Đồ thị biểu diễn sự thay đổi SS tại các vị trí lấy mẫu theo mùa. Kế tiếp là chỉ tiêu COD, hàm lượng COD trong nước cũng chênh lệch khá lớn giữa mùa lũ và mùa khô. Vào mùa lũ hàm lượng COD trong nước cao hơn so với mùa khô, nguyên nhân chính cũng là do ảnh hưởng của nước lũ đổ về. Mức độ chênh lệch tương đối đều giữa các mẫu và vào khoảng 3 – 11 mg/l. Đồ thị 14 : Đồ thị biểu diễn sự thay đổi COD tại các vị trí lấy mẫu theo mùa. Còn hai chỉ tiêu còn lại là BOD5 và amoni ít chịu ảnh hưởng của nước lũ và ổn định tại các vị trí lấy mẫu. Tuy vậy, hàm lượng BOD5 và amoni vào mùa lũ cũng cao hơn một ít so với mùa khô. Nhận xét chung về chất lượng nước mặt trên sông Tiền đoạn đi qua thành phố Mỹ Tho: - Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển mạnh như hiện nay, ở thành phố Mỹ Tho không ngừng vận động, nổ lực hết mình cho sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Sự phát triển kinh tế - xã hội này sẻ tạo nền tảng phát triển cho nền kinh tế của cả nước. Nhưng đồng thời nó lại là nguyên nhân gây ra hàng loạt các vấn đề về môi trường của thành phố. Nước mặt bị ô nhiễm là một trong những vấn đề cần được quan tâm. - Đoạn sông Tiền kéo dài từ Xã Tân Mỹ Chánh đến Xã Trung An và chảy qua 5 phường nội thành của thành phố Mỹ Tho giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội không những cho thành phố mà cho cả tỉnh Tiền Giang. Có thể nói đoạn sông này như là một trái tim cho thành phố có thể phát triển. Nó là nguồn nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất, là nguồn cung cấp nguồn thuỷ sản cho việc khai thác, nuôi trồng,Qua một thời gian dài sử dụng nguồn tài nguyên nước mặt cộng với phải gánh chịu một lượng nước thải rất lớn từ sinh hoạt và sản xuất công nghiệp và chịu sự tác động mạnh mẽ của các yếu tố thuỷ văn, thời tiết, khí hậu, sự xâm nhập mặn,nguồn nước trên sông Tiền đã có dấu hiệu ô nhiễm. Mức độ ô nhiễm ở đây chưa nghiêm trọng lắm, một số chỉ tiêu vượt quá giới hạn cột A của tiêu chuẩn nước mặt TCVN 5942 – 1995 nhưng vẫn còn trong giới hạn của cột B của tiêu chuẩn này. Tuy nhiên có một số chỉ tiêu đã ô nhiễm nặng nề như : chỉ tiêu SS vào mùa lũ có nơi lên tới 198 mg/l vượt quá cột B của tiêu chuẩn hơn 2 lần và vượt quá tiêu chuẩn cột A tới 8,4 lấn ( đợt lấy mẫu phân tích vào cuối tháng 10 năm 2006 ), chỉ tiêu coliform vào mùa khô có hàm lượng rất cao trong nước thường cao gấp từ 2 – 92 lần cột A của tiêu chuẩn ( đợt lấy mẫu vào tháng 4 năm 2004 là cao nhất 460000 MPN/100ml ). Sự có mặt của các chất ô nhiễm với hàm lượng cao trong nước sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái môi trường xung quanh, ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng. Vấn đề bảo vệ nguồn nước mặt và quản lý tốt nguồn tài nguyên này đang là một trong những vấn đề cấp thiết của các cấp chính quyền cũng như của tất cả mọi người góp phần cho sự phát triển bền vững của đất nước. 5.2. Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường nước mặt : Các biện pháp quản lý, bảo vệ môi trường phải được tiến hành đồng bộ ở tất cả các cấp từ thành phố xuống tận phường, tổ dân phố. Phải xây dựng hệ thống quản lý riêng biệt ở từng lĩnh vực. 5.2.1. Sản xuất công nghiệp : - Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các khu vực sản xuất công nghiệp: Hiện tại thành phố Mỹ Tho có khoảng 200 cơ sở sản xuất có tính chất thải nước ra sông. Tập trung ở KCN Mỹ Tho và cụm công nghiệp Trung An.Tuy nhiên hiện tại chỉ có một số công ty, cơ sở sản xuất lớn có hệ thống xử lý nước thải sơ bộ, nước đầu ra chỉ đạt loại C còn rất ô nhiễm. Cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho KCN Mỹ Tho và cụm công nghiệp Trung An. Mô hình cho trạm xử lý nước thải tập trung cho KCN Mỹ Tho và cụm công nghiệp Trung An : nước thải ở hai khu vực này chủ yếu là nước thải của ngành chế biến thuỷ hải sản nên ta có thể sử dụng sơ đồ công nghệ sau : Tháp lọc sinh học Trạm bơm Thiết bị lọc rác tinh Bể lắng 2 Bể Aerotank Bể lắng 1 Song chắn rác Hố thu nước Sơ đồ 2 : Sơ đồ công nghệ của trạm xử lý nước thải tập trung cho KCN Mỹ Tho và cụm công nghiệp Trung An. Các nhà máy trong khu công nghiệp phải xử lý cục bộ nước thải đạt tiêu chuẩn quy định trước khi thải vào hệ thống xử lý tập trung. Ngoài ra, còn có một số cơ sở sản xuất không nằm trong khu vực có trạm xử lý tập trung thì: đối với các cơ sở sản xuất lớn phải đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải riêng cho mình; còn các xí nghiệp sản xuất vừa và nhỏ thì phải có hệ thống thu nước thải và vận chuyển nước thải đó đến trạm xử lý tập trung. Tránh tình trạng thải trực tiếp nước thải xuống sông, kênh như hiện nay. Giáo dục cộng đồng và đào tạo đội ngũ công nhân về việc vận hành, duy tu và bảo dưỡng các công trình xử lý nước thải để đảm bảo hoạt động có hiệu quả, ổn định và lâu dài. - Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 14000 trong sản xuất ở các nhà máy, xí nghiệp cũng như trong hệ thống xử lý nước thải. - Các dự án xây dựng khu công nghiệp mới phải được thẩm định chính xác, có biện pháp xử lý nước thải, chất thải thoả đáng không gây ảnh hưởng đến các tài nguyên : đất, nước, không khí phải thực hiện nghiêm túc luật và các qui định về bảo vệ môi trường. - Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng, doanh nghiệp về tầm quan trọng và lợi ích của sản xuất sạch hơn, hướng đến phát triển bền vững. Tăng cường nhân lực và công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện những biện pháp chế tài và xử phạt nghiêm đối với những cơ sở, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, buộc các cơ sở phải có các biện pháp xử lý ô nhiễm. Quan trắc chất lượng nước thường xuyên để có cơ sở quản lý, kiểm soát hiện trạng chất lượng nước sông khu vực. 5.2.2. Nước thải sinh hoạt và hệ thống thoát nước : Phải xây dựng hệ thống thoát mưa và nước thải sinh hoạt tách rời nhau. Xây dưng hệ thống thu nước thải và xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho thành phố. Kiểm tra, xoá bỏ các nhà xí trên sông, thay vào đó là việc khuyến khích xây dựng các hố xí hợp vệ sinh công cộng cho các khu dân cư ven sông. Xoá bỏ các nhà bè trôi trên sông. Tăng cường nhân lực và công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện những biện pháp chế tài và xử phạt nghiêm đối với hộ dân, cá nhân không tuân thủ các qui định về bảo vệ môi trường. Đào tạo, nâng cao kiến thức về môi trường cho cán bộ từ thành phố đến tổ dân phố. Quản lý chặc chẻ trong trồng trọt - chăn nuôi : Khuyến khích nông dân hạn chế việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, cỏ. Thay vào đó là sử dụng thiên địch để hạn chế sâu rầy, sử dụng hợp lý phân bón vi sinh. Tuyên truyền, giáo dục ý thức của nông dân trong việc thu gom các chai, lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng. Danh bạ các thuốc độc hại, cấm sử dụng phải được tuyên truyền rộng rải trong tất cả các hộ nông dân. Xoá bỏ việc nuôi vịt đàn thả trên sông và những nơi gần nguồn cấp nước sinh hoạt cho người dân. Hướng dẫn về xử lý nước thải cho các cơ sở chăn nuôi lớn trong khu vực: Hiện nay có rất nhiều quy trình công nghệ xử lý nước thải trong chăn nuôi đang được áp dụng tại Việt Nam nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng. Việc lựa chọn công nghệ xử lý nào cho phù hợp còn tuỳ điều kiện mặt bằng, địa hình, vị trí và khả năng kinh tế riêng của cơ sở chăn nuôi với mục tiêu cuối cùng là làm cho nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép khi thải ra môi trường. Sau đây là một số công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi tham khảo: Bể lắng: Cấu tạo vận hành: nước thải chảy qua lưới lọc 1x1 cm hay 1,5x1,5 cm để loại bỏ cặn lớn, sau đó nước thải được cho chảy vào bể lắng 3 ngăn(thường xây bằng xi măng) có ngăn 1 sâu 2,5 – 3 m, ngăn 2 sâu 1,2 – 1,5 m và ngăn 3 sâu <1 m. Nước được luân chuyển theo kiểu tràn. Chức năng của bể lắng là giảm đi phần lớn các phần rắn trong nước thải nhưng giải quyết không triệt để các tác nhân gây bệnh trong nước thải. Trung bình 1 m3 bể xử lý cho dưới 10 heo trưởng thành hoặc dưới 50 heo con. Yêu cầu vận hành: định kỳ lấy bùn lắng trong các bể (2 – 3 lần/tháng) sử dụng ủ làm phân bón. Việc lấy bùn có thể sử dụng phương pháp thủ công hoặc dùng bơm hút. Hầm lên men kỵ khí (Biogas): Có nhiều loại hầm lên men biogas. Hiện nay, đang phổ biến 3 loại hầm biogas: hầm xây có nắp cố định, hầm xây có nắp trôi nổi và túi biogas bằng nhựa polyethylene. Bể xây bằng gạch, xi măng có nắp cố định đã phát triển trong nhiều năm, gần đây có loại túi ủ biogas nhựa khá dễ lắp đặt và rẻ tiền. Chức năng của hầm biogas là xử lý được phần lớn chất hữu cơ, giảm đáng kể lượng khí độc phát sinh, các mầm bệnh trong nước thải đồng thời cung cấp một lượng khí đốt rẻ tiền. Trung bình 1 m3 hầm biogas xử lý lượng nước thải 40 – 50 lít/ngày với lượng phân của 2 – 3 heo trưởng thành. Thời gian nước thải ở trong hầm biogas tối thiểu 20 ngày mới đảm bảo hiệu quả xử lý. Việc thiết kế và xây dựng bể biogas phải được các kỹ thuật viên có chuyên môn nghề nghiệp cao thực hiện mới đảm bảo hoạt động hiệu quả và lâu bền. Đối với ủ biogas bằng túi nhựa, các cơ sở chăn nuôi có thể mời kỹ thuật viên lắp đặt hay tự thiết kế, thi công theo hướng dẫn kỹ thuật của các cơ quan chuyển giao kỹ thuật. Bể sục khí (Aerotank): Sau khi cho qua bể lắng, nước thải chuyển vào một bể được sục khí tạo thành quá trình lên men hiếu khí. Quy trình này làm giảm lược các phần lơ lửng trong nước, giảm một số vi sinh có hại. Ưu điểm là thiết kế gọn, cần diện tích vận hành nhỏ nhưng giá thành cao. Ao sinh học: Là hệ thống ao đào nhiều hố để nước thải chảy qua một diện tích lớn, tạo điều kiện cho các quá trình lên men kỵ khí, lên men yếm khí kết hợp với các thực vật thuỷ sinh hấp thu các chất ô nhiễm. Tiêu chuẩn thể tích ao xử lý phân vật nuôi: 1 m3/heo trưởng thành, 10 m3/trâu bò, 0,1 m3/gia cầm. Quy trình này có ưu điểm là công nghệ và vận hành khá đơn giản, giá thành rẻ, nhưng có nhược điểm là xử lý không triệt để khí thải, còn mùi hôi đặc biệt cần diện tích rộng để xử lý đạt hiệu quả. Dưới đây là một số mô hình hỗn hợp xử lý nước thải chăn nuôi áp dụng kết hợp 2 – 3 biện pháp để chúng bổ sung cho nhau tạo nên một biện pháp tổng hợp xử lý có hiệu quả cho nước thải tại các trại chăn nuôi trên địa bàn: Để tăng cường khả năng xử lý chất thải không nên chỉ dùng một quy trình công nghệ để xử lý mà nguồn nước thải: Bể lắng Hầm biogas Ao sinh học Hầm biogas Ao sinh học Hầm biogas Bể sục khí Ao sinh học Thường xuyên mở các lớp giáo dục môi trường tại các trụ sở tổ, ấp để tăng ý thức bảo vệ môi trường trong nhân dân. Tạo mỹ quan cho thành phố : Xây dựng hệ thống bờ kè kết hợp với các song chắn rác thô dọc theo bờ sông tại các phường nội thành, vừa tạo được vẻ mỹ quan cho thành phố vừa hạn chế được rác, chất thải rắn trôi nổi trên sông. Cần quản lý chặc chẻ các vị trí gây ô nhiễm nằm ven sông Tiền như : Cảng Cá Mỹ Tho, các chợ ven sông.. CHƯƠNG 6 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Qua thời gian làm đồ án tốt nghiệp và thực tập tại SỞ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG tỉnh Tiền Giang và đi khảo sát thực địa, đồ án đã làm sáng tỏ một số vấn đề sau: - Thành phố Mỹ Tho là một trung tâm kinh tế, tài chánh, xã hội của tỉnh Tiền Giang. Quá trình hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngày càng phát triển làm cho môi trường ngày càng suy thoái, cộng với ý thức về bảo vệ môi trường của người dân còn thấp đã làm cho tình hình ô nhiễm môi trường nước mặt có chiều hướng tăng lên. - Chất lượng nguồn nước mặt trên sông Tiền thông qua các điểm quan trắc, và so sánh kết quả phân tích do Trung Tâm Kỹ Thuật Tài Nguyên Và Môi Trường cung cấp cho thấy mức độ ô nhiễm tương đối cao, các chỉ tiêu lý, hoá và vi sinh hầu hết đều vượt giới hạn cho phép cột A của TCVN 5942-1995. Điều này đã chứng tỏ nước sông sông Tiền đã bị ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp thải trực tiếp ra sông. Mặt khác do quá trình tự làm sạch còn yếu đối với một số chỉ tiêu dẫn đến suy giảm chất lượng nước mặt tại vùng nghiên cứu. - Các chỉ tiêu chất lượng nước nghiên cứu vượt tiêu chuẩn cho phép khá cao. Đặc biệt là hàm lượng BOD5, COD, SS, Coliform. Điều này chứng tỏ do nước thải sinh hoạt và công nghiệp với nồng độ ô nhiễm chất hữu cơ cao và hàm lượng N-NH3 cũng vượt tiêu chuẩn cho phép một phần do quá trình sản xuất nông nghiệp và việc sử dụng một lượng thừa phân hoá học. - Khu vực nuôi trồng thuỷ sản với quy mô lớn có mức độ ô nhiễm khá cao. Do khu vực nuôi trồng thuỷ sản diễn ra ở trên sông dẫn đến chất lượng nguồn nước mặt tại khu vực này bị ô nhiễm cục bộ và ảnh hưởng đến các khu vực lân cận. Nhìn chung, chất lượng nước mặt trên sông Tiền đang dần dần bị suy giảm bởi các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và chất thải sinh hoạt thải trực tiếp ra sông, và ảnh hưởng của nước lũ từ thượng nguồn đổ về vào tháng 10 – 11 hàng năm. 2. KIẾN NGHỊ Để phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong thành phố, tôi có một số kiến nghị như sau: Phải thường xuyên thực hiện công tác quan trắc môi trường để nhanh chóng phát hiện và xử lý các sự cố, ô nhiễm môi trường trong khu vực. Có biện pháp quản lý nguồn nước mặt thích hợp để bảo vệ sức khoẻ dân cư trong khu vực . Tăng cường kiểm tra, giám sát, kiên quyết xử lý nghiêm khắc các tổ chức, cá nhân vi phạm. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường. Tăng cường đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực môi trường. Xây dựng chiến lược quản lý đồng bộ từ thành phố cho đến cấp tổ dân phố, ấp. Xây dựng các chương trình môi trường hàng quí, mở nhiều hộâi thảo hàng niên, lấy ý kiến của các chuyên gia để tìm cách giải quyết các vấn đề về môi trường trong khu vực. Tài liệu tham khảo 1. PGS.TS HOÀNG HƯNG – Môi Trường Và Con Người. 2. TRUNG TÂM KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG – Các Số Liệu Phân Tích Từ Năm 2004 - 2007 3. THS. THÁI VĂN NAM – TRƯỜNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ – Giáo Trình Thực Hành Phân Tích Các Chỉ Tiêu Hoá Lí – Sinh Hoá Của Nước. 4. TRƯỜNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ – Giáo Trình Thực Hành Vi Sinh. 5. Giáo Trình : Hoá Nước. 6. NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI - Đánh Giá Tài Nguyên Nước Việt Nam. Phụ lục ảnh khu giếng nước tại tại trung tâm thành phố Mỹ Tho Trung tâm thương mại của thành phố Mỹ Tho Sông Tiền đi qua phường 1 thành phố Mỹ Tho Một đoạn sông gần khu công nghiệp Mỹ Tho Hệ thống bờ kè tại phường 1 Lục bình và rác gần các khu dân cư ven sông Tiền thuộc phường 4. Cán bộ trung tâm Kỹ Thuật Môi Trường Thực hiện công tác lấy mẫu tại khu vực nuôi trồng thuỷ sản Hoạt động mua bán ở cảng cá Mỹ Tho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van 1-6.doc
  • docHAI TRANG BIA.doc
  • docphu luc bang.doc
Tài liệu liên quan