Đồ án Đánh giá chất lượng nước mặt thị xã Cao Lãnh và đề xuất các biện pháp quản lý thích hợp
- Do hạn chế về thời gian và kinh phí thực hiện nên sinh viên chỉ lựa chọn nghiên cứu, đánh giá tình trạng chất lượng nước mặt hiện tại ở một số nơi trên địa bàn Thị xã Cao Lãnh.
- Đề tài chỉ lựa chọn một số chỉ tiêu quan trọng mang tính đại diện.
- Đưa ra một số biện pháp để quản lý chất lượng nước mặt ở Thị xã và làm cơ sở tổng quan về chất lượng nước của tỉnh Đồng Tháp cũng như chất lượng nước ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Việc thực hiện đề tài trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 nên chỉ đánh giá được chất lượng nước mặt trong giai đoạn mùa mưa (mùa lũ nước lên).
9 trang |
Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 1005 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Đánh giá chất lượng nước mặt thị xã Cao Lãnh và đề xuất các biện pháp quản lý thích hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nước là một phần tất yếu của cuộc sống. Chúng ta không thể sống nếu không có nước vì nó cung cấp cho mọi chu cầu sinh hoạt trong xã hội. Con người sử dụng nước trong sản xuất, sinh hoạt hàng ngày (tắm, nước uống, tưới tiêu,). Với sự phát triển về kinh tế, văn hoá, xã hội trên thế giới ngày nay thì nước càng trở nên là vấn đề sống còn không chỉ của riêng một quốc gia mà còn là vấn đề của tất cả các tập thể, mỗi cá nhân, mọi vùng, mọi khu vực ở khắp nơi trên trái đất. Song song với việc phát triển đó thì con người ngày càng thải ra nhiều chất thải vào môi trường làm cho chúng bị suy thoái và gây ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và sức khoẻ cộng đồng mà trong đó vấn đề về chất lượng nước là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Có quản lý tốt, kiểm soát được nguồn nước sử dụng đầu vào thì ta có thể làm giảm bớt và khắc phục tình trạng nước bị ô nhiễm.
Đồng tháp có nguồn nước ngọt quanh năm phong phú được cung cấp bởi sông Tiền và sông Hậu, với kênh rạch chằng chịt khắp tỉnh. Đặt biệt hàng năm nước mặt chuyển tải một lượng phù sa lớn làm màu mỡ cho đồng ruộng, tháo chua, rửa phèn và là yếu tố tạo ra nguồn lợi thuỷ sản to lớn.
Thị xã Cao Lãnh đã và đang trên con đường phát triển công nghiệp hoá – hiện đại hoá chung của đất nước, từng ngày đổi thay để hoàn thiện mình hơn và qua đó, quá trình đô thị hoá cũng diễn ra nhanh chóng. Trong những năm gần đây, Thị xã Cao Lãnh nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung phát triển rất mạnh. Là trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long nên sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ yếu, phần lớn là trồng lúa ngô, còn lại là các loại rau đậu và cây ăn quả, ngành chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản cũng đang được phát triển. Về công nghiệp chủ yếu ở các ngành như thuỷ sản đông lạnh, xay xát, bột dinh dưỡng, quần áo may sẵn Cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển nhanh và mạnh, thúc đẩy thị xã phát triển thành đô thị loại 3 và tương lai trở thành Thành phố ngày càng văn minh, hiện đại. Thị xã Cao Lãnh thuộc tỉnh Đồng Tháp (nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long được phù sa bồi đắp hàng năm bởi hai con sông Tiền và sông Hậu), có nguồn nước dồi dào đủ đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt trong cuộc sống của người dân. Việc đánh giá chất lượng nước mặt thường xuyên, nắm bắt tình hình chất lượng nước mặt hiện tại để có các biện pháp quản lý cho phù hợp, kịp thời kiểm soát và xử lý các nguồn gây ô nhiễm trước khi quá muộn, đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt, sản xuất, tưới tiêu cho người dân. Chính vì vậy mà đề tài “Đánh giá chất lượng nước mặt Thị xã Cao Lãnh và đề xuất các biện pháp quản lý thích hợp” là một sự cần thiết cho việc quản lý chất lượng nước mặt của Thị xã Cao Lãnh nói riêng và làm cơ sở để tổng hợp chất lượng nước mặt của tỉnh Đồng Tháp nói chung đồng thời cũng nhằm đảm bảo chất lượng nước sông Tiền trong khu vực.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt của Thị xã Cao Lãnh, đồ án tập trung vào các mục tiêu sau:
Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn Thị xã Cao Lãnh, giúp các cấp quản lý môi trường địa phương theo dõi diễn biến chất lượng nước mặt.
Đề xuất các biện pháp quản lý môi trường phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiến đến ngăn ngừa ô nhiễm.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nước sông 15 phường xã của Thị xã Cao Lãnh bao gồm:
Phường 1, 2, 3, 4, 6, 11, Mỹ Phú, Hoà Thuận.
Xã Mỹ Ngãi, Hoà An, Mỹ Tân, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Tịnh Thới, Mỹ Trà.
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Tập hợp các số liệu về hiện trạng môi trường, về điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hội Thị xã Cao Lãnh.
Khảo sát hiện trạng môi trường trên địa bàn thị xã.
Thu thập các số liệu quan trắc, tổng quan về hiện trạng chất lượng nước của khu vực trong những năm qua.
Lấy mẫu, phân tích và đánh giá một số chỉ tiêu về chất lượng nước mặt ở các điểm lựa chọn.
Dựng đồ thị minh hoạ các chỉ tiêu đo được qua các lần quan trắc để nhận xét sự biến đổi chất lượng nước mặt theo thời gian và không gian.
Tìm hiểu và lý giải nguyên nhân của sự biến đổi đề ra phương hướng giải quyết.
Lựa chọn một số chỉ tiêu cơ bản để phân tích, đánh giá, làm cơ sở dữ liệu cho các quá trình nghiên cứu có liên quan.
Khảo sát các nguồn tiếp nhận gây ô nhiễm theo các loại hình sản xuất.
Đề xuất các giải pháp về kỹ thuật và phi kỹ thuật nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp luận:
Nước là một môi trường sống, tập hợp hầu hết các loài thuỷ sinh vật. Vì là một môi trường rất linh động nên một khi nước bị suy thoái và ô nhiễm thì tất cả các chất bẩn được chuyển tải từ nơi này sang nơi khác theo dòng nước, tác động đến các môi trường khác cũng bị ảnh hưởng theo. Thị xã Cao Lãnh đang ngày một phát triển vì thế chất lượng nước bị suy thoái và ô nhiễm do quá trình sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, sinh hoạt, là điều không thể tránh khỏi. Hơn nữa, người dân thường có thói quen sử dụng nước sông phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Nếu nguồn nước bị ô nhiễm sẽ dẫn đến các bệnh dịch, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân. Vì vậy cần phải tiến hành lấy mẫu nước mặt, phân tích các chỉ tiêu và đánh giá mức độ ô nhiễm của chúng.
Phương pháp thực tiễn:
Phương pháp tổng hợp tài liệu:
Phương pháp này đánh giá được hầu hết các yếu tố có liên quan, và hiện trạng môi trường. Đó là các yếu tố tự nhiên và các yếu tố nhân sinh. Do đó, việc thu thập các tài liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu là cần thiết các tài liệu đó là:
Tài liệu về điều kiện tự nhiên.
Tình hình phát triển kinh tế – xã hội.
Báo cáo hiện trạng môi trường thị xã Cao Lãnh.
Khảo sát thực địa:
Tiến hành khảo sát dọc theo các con sông về tập quán sinh hoạt của người dân, các loại hình sản xuất có nguồn thải vào môi trường nước mặt trên địa bàn thị xã và điều tra hiện trạng sử dụng nước bằng các phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp người dân và các cơ sở sản xuất theo các nội dung trong phiếu điều tra (phụ lục 4).
Phương pháp lấy mẫu:
Tiến hành lấy mẫu ở 15 đơn vị, mỗi phường xã 1 mẫu với các vị trí lấy mẫu được trình bày ở phụ lục 1.
Quá trình thu mẫu nước gồm các bước sau:
Bước 1: lựa chọn và rửa kỹ chai, lọ đựng mẫu (sử dụng chai nhựa 2 lít và rửa sạch bằng xà phòng trước khi lấy mẫu).
Bước 2: tráng bình bằng nước tại nơi lấy mẫu, dùng tay cầm chai nhựa 2 lít nhúng vào dòng nước khoảng giữa dòng, cách bề mặt nước khoảng 30-40cm, hướng miệng chai lấy mẫu hướng về phía dòng nước tới, tránh đưa vào chai lấy mẫu các chất rắn có kích thước lớn như rác, lá cây thể tích nước phụ thuộc vào thông số cần khảo sát.
Bước 3: đậy nắp bình, ghi rõ lý lịch mẫu đã thu (thời gian lấy mẫu, người lấy mẫu)
Bước 4: bảo quản mẫu theo quy định sau:
STT
Thông số phân tích
Chai đựng
Điều kiện bảo quản
Thời gian bảo quản tối đa
1
BOD
PE
Lạnh 4oC
4 giờ
2
COD
PE
Lạnh 4oC
4 giờ
3
DO
TT
Cố định tại chỗ
6 giờ
4
pH
PE
Không
6 giờ
5
SS
PE
Lạnh 4oC
4 giờ
6
Nitrate
PE
Lạnh 4oC
24 giờ
7
N-amoniac
PE
Lạnh 4oC, 2ml H2SO4 40%/1 mẫu
24 giờ
8
Coliform
TT
Vô trùng nước, sau lấy mẫu, 4oC
12 giờ
Ghi chú PE: chai polyethylen
TT: chai thuỷ tinh
Phương pháp phân tích:
Các mẫu sau khi lấy được mang về phòng phân tích thử nghiệm Sở Tài nguyên và Môi trường với các chỉ tiêu phân tích bao gồm:
STT
Chỉ tiêu phân tích
Phương pháp phân tích
1
2
3
4
5
6
7
8
pH
Chất rắn lơ lửng
BOD5
COD
DO
NO3-
NH4+
Coliform
Dùng máy đo pH
pp TCVN 6625-2000 (sấy ở 105oC/1 giờ)
pp ủ ở 20oC trong 5 ngày (cảm biến sensor)
máy quang phổ DR/2000
trên máy đo DO 330
máy quang phổ DR/2000
pp TCVN 5987-1995
pp lên men nhiều ống (TCVN 6187-2:1996)
Phương pháp xử lý số liệu:
Các kết quả phân tích được thể hiện trên các bảng biểu, đồ thị, xử lý bằng chương trình Microsoft Excel.
Dựng đồ thị minh hoạ các chỉ tiêu đo đạc để nhận xét sự biến đổi của các chỉ tiêu.
Phương pháp tham khảo, so sánh kết quả với các chỉ tiêu môi trường nước theo TCVN 5942-1995.
PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Do hạn chế về thời gian và kinh phí thực hiện nên sinh viên chỉ lựa chọn nghiên cứu, đánh giá tình trạng chất lượng nước mặt hiện tại ở một số nơi trên địa bàn Thị xã Cao Lãnh.
Đề tài chỉ lựa chọn một số chỉ tiêu quan trọng mang tính đại diện.
Đưa ra một số biện pháp để quản lý chất lượng nước mặt ở Thị xã và làm cơ sở tổng quan về chất lượng nước của tỉnh Đồng Tháp cũng như chất lượng nước ở đồng bằng sông Cửu Long.
Việc thực hiện đề tài trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 nên chỉ đánh giá được chất lượng nước mặt trong giai đoạn mùa mưa (mùa lũ nước lên).
Khảo sát, điều tra và tập hợp các tài liệu
Chọn vị trí lấy mẫu, tiến hành lấy mẫu
Xử lý và tiến hành phân tích các chỉ tiêu
Kết quả phân tích mẫu
So sánh với TCVN 5942-1995. Nhận xét và đánh giá
Đề xuất các biện pháp quản lý nguồn nước mặt của thị xã
Điều
kiện
tự nhiên
Hiện
trạng
TN
MT
Đề cương tổng quát
Đề cương chi tiết
Tình hình phát triển
KT XH
PP lấy mẫu
PP phân tích mẫu
Phân tích, tổng hợp xử lý dữ liệu
Đánh giá hiện trạng môi trường TXCL
Kết quả xử lý
Hoàn thành đồ án
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU
BẢN ĐỒ VỊ TRÍ NGHIÊN CỨU
VÙNG NGHIÊN CỨU