Đồ án Đánh giá chất lượng và đề xuất các giải pháp quản lý, sản xuất nước uống đóng chai tại thành phố Hồ Chí Minh

Đối với các doanh nghiệp: - Cần xây dựng hệ thống sản xuất và nhà xưởng hợp lý sao cho đảm bào các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm - Cần có phònh thí nghiệm để phân tích các chỉ tiêu về chất lượng nước nhằm quản lý tốt chất lượng NUĐC của daonh nghiệp mình. - Cần tiến hành xây dựng các hệ thống quản lý ISO 14000, ISO 9000, HACCP, SA 8000, OHSAS nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. - Thông tin đầy đủ về sản phẩm như các sử dụng bảo quản cho các đại lý và người tiêu dùng Đối với người tiêu dùng: - Bảo quản và sử dụng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và từ các đại lý. - Thông tin cho doanh nghiệp sản xuất về chất lượng NUĐC nếu có hiện tượng không đảm bảo về chất lượng - Thông tin cho các cơ quan chức năng về các sản phẩm giả, nhái trên thị trường.

doc122 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 946 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá chất lượng và đề xuất các giải pháp quản lý, sản xuất nước uống đóng chai tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ũng dần trở thành nguồn cung cấp nước mới thay thế cho nước cấp và nước ngầm. Trong số 112 hộ gia đình chỉ dùng để uống thì có tới 100 (89%) hộ uống trực tiếp không qua thiết bị lọc khác, 12 hộ còn lại có sử dụng qua các thiết bị lọc nhỏ đang có bán trên thị trường. Trongsố 12 hộ sử dụng thiết bị lọc thì đa số do lỡ mua hệ thống lọc nên sư dụng, một phần do hệ thống lọc gắn liền với máy nóng lạnh. Kết quả này khẳng định rằng người dân hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng NUĐC. Và sự khẳng định này lại được khẳng định rõ ràng hơn khi hỏi về chất lượng NUĐC khi 95% khẳng định NUĐC đảm bảo chất lượng, 2.5% cho rằng chất lượng không đảm bảo và 2.5% còn lại thì không biết chất lượng có đảm bảo hay không. Trong số 2.5% này do đã trực tiếp phát hiện các dấu hiệu như nước có cặn bẩn, có mùi lạ. Còn nếu không gặp hiện tượng trên thì người dân hoàn toàn tin vào chất lượng NUĐC. Khi hỏi về lý do chọn sản phẩm NUĐC thì 55% chọn vì giá thành rẻ, 15% chọn vì đây là nhãn hiệu nổi tiếng, 19% chọn vì có dịch vụ tốt chỉ có 5% chọn sản phẩm vì chất lượng tốt. Qua kết quả trên đã cho ta thấy người dân rất tin vào chất lượng NUĐC. Chính vì vậy họ luôn cho rằng NUĐC là tốt do đó lựa chọn của người dân lúc này chỉ là giá cả sản phẩm là chính. Chính điều này đã được các nhà sản xuất nắm bắt nên không ngừng giảm giá các sản phẩm. Nếu như trước đây giá mỗi sản phẩm bình 20 lít có giá khoảng 15.000đ nhưng nay chỉ còn 11.000đ. Việc giảm giá thành này kéo theo việc các doanh nghiệp giảm bớt dây truyền sản xuất. Và hệ quả tất yếu xảy ra là chất lượng NUĐC sẽ không đảm bảo. IV.2. MỘT VÀI Ý KIẾN CỦA NGƯỜI DÂN VỀ NƯỚC UỐNG ĐÓNG CHAI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Qua quá trình điều tra về thị trường nước uống đóng chai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thì em thu được một số kết quả sau: Thông tin về một số nhãn hiệu nước đóng chai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: Một vài ý kiến của người dân mà em thu được trong quá trình điều tra: Đối với nhãn hiệu Sagowa với giá 6.000đ/bình 21 lít. Cô trang ở số 33/8A6 Phạm Văn Chiêu cho biết cô đã đến cơ sở sản xuất này và thấy qui trình sản xuất khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên về chất lượng nước thì cô không dám đảm bảo. Đối với nhãn hiệu Sapuwa với giá 25.000đ/bình 21lít. Bà Nga cho rằng với giá cả như vậy thì chắc hẳn chất lượng nước phải tốt. Ngoài ra bà còn cho biết thêm quanh khu vực bà sống ở phường 13 quận Gò Vấp thì còn có nhiều nhãn hiệu khác với giá khoảng 6.000đ – 10.000đ. Đối với nhãn hiệu Mega với giá 12.000đ/bình 21lít. Anh Hòa ở của hàng 32 trên đường Phạm Văn Chiêu (là đại lý của nhãn hiệu Mega) thì tỏ ra không hề quan tâm đến chất lượng nước uống đóng chai. Anh cho rằng miễn sao khách hàng không phản ánh là được. Còn đối với nhãn hiệu nước Boca với giá 11.000đ/binh 21lít. Cô Hoa _ một giáo viên về hưu đã sử dụng nhãn hiệu nước này được gần chụcc năm nay cho biết cô đang lo chất lượng nước có đảm bảo hay khôn. Nhìn chung thì chúng ta thấy rằng hầu hết người dân đều không dám đảm chất lượng nước mình đang sử dụng. Và một bộ phần người dân thì cho rằng nước cứ giá cao thì chất lượng càng tốt. IV.3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH Bảng 4.1: Kết quả phân tích mẫu STT Tên mẫu pH Độ đục Độ màu Cl- Tổng Fe TDS NO3- NO2- SO42- F- Ecoli Colifrom 1 Amivital 6.8 0 2 4 0.06 23 0.22 0.06 3.48 0.006 0 0 7.0 0 2 4.1 0.08 22 0.18 0.07 3.51 0.007 0 0 2 Aquafina 6.5 0 0 4 0 55 0 0.14 3.19  0 0 0 7.0 0 0 3.8 0 48 0 0.12 3.21  0 0 0 3 Aqualand 6.3 0 3 3.5 0.05 31 0.14 0.04 3.37  0.16 0 0 6.2 0 2 3.4 0.045 32 0.12 0.05 3.40  0.17 0 0 4 Bidrico 6.5 1 3 9 0.049 27 0.04 0 3.33  0.05 0 0 6.8 1 3 8.7 0.05 29 0.03 0 3.35  0.05 0 0 5 Boca 4.6 0 1 4.1 0.018 61 1.75 0.04 3.33 0.05 0 0 5.0 0 1 4.2 0.02 60 1.8 0.05 3.1 0.04 0 0 6 Ha Nam Việt 5.8 0 4 4 0.036 56 0.01 0 3.63 0.1 0 0 6 0 4 3.7 0.035 53 0.02 0 4.0  0.1 0 0 7 Hymalaya 7.9 0 0 4.1 0.025 55 0 0.15 18.52 0 0 0 8.2 0 0 4.5 0.031 52 0 0.18 20.5  0 0 0 8 Icy 6.4 0 0 4 0.012 55 0 0 3.33  0.18 0 0 6.8 0 0 3.8 0.010 57 0 0 3.00  0.16 0 0 9 Ilove 6.6 0 6 4 0.023 55 0.36 0.15 0 1.16 0 0 7.0 0 5 3.4 0.020 55 0.4 0.20 0 1.15 0 0 10 Joy 6.3 0 0 4 0.002 56 0 0.24 3.19 0 0 0 6.5 0 0 3.7 0.001 52 0 0.31 3.41 0 0 0 11 Mega 6.2 0 1 4 0.007 56 0 0.05 3.33 0.16 0 0 6.3 0 2 4 0.008 56 0 0.04 3.31 0.18 0 0 12 M-Kiteck 6.8 0 4 20 0.049 14 0.07 0.05 3.33 0.07 0 0 7.0 0 3 24 0.050 16 0.08 0.05 3.26 0.05 0 0 13 Nam Phong 7.4 0 16 4 0.012 55 0 0.14 14.65 0.93 6 15 7.9 0 15 4 0.015 58 0 0.19 15.61 0.90 6 15 14 Openup 6.5 1 4 2 0.043 5 0.13 0.24 3.19 0.05 0 0 6.3 1 4 3 0.061 4 0.15 0.30 3.24 0.04 0 0 15 Rotech 6.9 0 8 4 0.231 55 0.35 0.1 15.31 0.25 0 0 7.2 0 7 5 .242 57 0.42 0.2 16.20 0.24 0 0 16 Sagowa 4.1 0 5 4.1 0.05 56 0 0.04 6.25 0 0 0 4.5 0 4 3.8 0.08 59 0 0.07 6.23 0 0 0 17 Sài Gòn Start 6.8 0 5 0 0.055 43 0.1 0 3.55 0 0 0 7.1 0 4 1 0.057 48 0.2 0 3.80 0 0 0 18 Sapuwa 7.6 0 2 4 0.017 98 0 0 3.63 0 0 0 7.8 0 1 3 0.014 94 0 0 3.40 0 0 0 19 Siawa 6.2 0 0 12 0.06 0.8 1.56 0 3.63 0 0 0 6.4 0 0 15 0.08 1.0 2.21 0 3.40 0 0 0 20 Top 6.8 0 5 4 0.023 3 0.58 0.21 0 0.08 0 0 7.0 0 4 6 0.029 2 0.64 0.28 0 0.07 0 0 21 Tuwa 6.7 0 12 1 0.077 0.3 0.1 0.14 3.19 0.97 0 0 7.3 0 12 1 0.090 0.5 0.1 0.19 3.22 1.0 0 0 22 Unitech 6.2 0 1 4 0.016 55 0 0.14 3.19 0.023 0 0 6.4 0 1 4 0.020 55 0 0.21 3.52 0.025 0 0 23 Valentine 6.4 0 3 4 0.002 55 0 0.3 3.48 0.11 2 2 6.9 0 2 4 0.004 54 0 0.3 3.56 0.12 2 2 24 Vihawa 6.9 0 0 1 0.043 19.1 0.45 0.14 3.19 0.1 0 0 7.3 0 0 1 0.048 23.0 0.52 0.21 3.23 0.1 0 0 Tiêu chuẩn (TCVN 6069 -1995) 6.5-8.5 2 15 250 0.5 500 50 0.02 250 1.5 0 0 Kết quả phân tích trên cho thấy rằng các mẫu của cùng một nhãn hiệu nước có tính tương đồng khá cao tuy nhiên vẫn có chênh lệnh về kết quả. Kết quả chênh có thể do quá trình phân tích hay do mẫu có sự chênh lệnh. KẾt quả phân tích trên chúng ta có thể thấy rằng đối với các chỉ tiêu độ màu, độ đục, clorua, sắt tổng, sunphat, florua, E.coli và colifrom giữa có các mẫu có sự chênh lệnh nhỏ và hầu hết đều đạt tiêu chuẩn. Như vậy, chúng ta có thể nói rằng NUĐC tại thành phố Hồ Chí Minh có chất lương khá tốt về các chỉ tiêu độ màu, độ đục, clorua, sắt tổng, sunphat, florua, E.coli và colifrom. Đối với chỉ tiêu pH, tất cả các mẫu đểu có độ pH đạt tiêu chuẩn hoặc thấp hơn. Do kết quả phân tích khá nên để đơn giản trong quá trình đánh giá kết quả thì ta lập bảng trung bình theo từng nhãn hiệu khác nhau. Vì cứ hai mẫu của cùng nhãn hiệu có độ tương đồng khá cao. Như vậy, các đánh giá về kết quả phân tích ở mục sau đều dựa trên kết quả trung bình ở bảng sau Bảng 4.2: Kết quả phân tích trung bình theo từng nhãn hiệu NUĐC (giá trị trung bình ) STT Tên mẫu pH Độ đục Độ màu Cl- Tổng Fe TDS NO3- NO2- SO42- F- Ecoli Colifrom 1 Amivital 6.90 0.00 2.00 4.05 0.07 22.50 0.20 0.07 3.50 0.01 0.00 0.00 2 Aquafina 6.75 0.00 0.00 3.90 0.00 51.50 0.00 0.13 3.20 0.00 0.00 0.00 3 Aqualand 6.25 0.00 2.50 3.45 0.05 31.50 0.13 0.05 3.39 0.00 0.00 0.00 4 Bidrico 6.65 1.00 3.00 8.85 0.05 28.00 0.04 0.00 3.34 0.05 0.00 0.00 5 Boca 4.80 0.00 1.00 4.15 0.02 60.50 1.78 0.05 3.22 0.05 0.00 0.00 6 Ha Nam Việt 5.90 0.00 4.00 3.85 0.04 54.50 0.02 0.00 3.82 0.10 0.00 0.00 7 Hymalaya 8.05 0.00 0.00 4.30 0.03 53.50 0.00 0.17 19.51 0.00 0.00 0.00 8 Icy 6.60 0.00 0.00 3.90 0.01 56.00 0.00 0.00 3.17 0.17 0.00 0.00 9 Ilove 6.80 0.00 5.50 3.70 0.02 55.00 0.38 0.18 0.00 1.16 0.00 0.00 10 Joy 6.40 0.00 0.00 3.85 0.00 54.00 0.00 0.28 3.30 0.00 0.00 0.00 11 Mega 6.25 0.00 1.50 4.00 0.01 56.00 0.00 0.05 3.32 0.17 0.00 0.00 12 M-Kiteck 6.90 0.00 3.50 22.00 0.05 15.00 0.08 0.05 3.30 0.06 0.00 0.00 13 Nam Phong 7.65 0.00 15.50 4.00 0.01 56.50 0.00 0.17 15.13 0.92 6.00 15.00 14 Openup 6.40 1.00 4.00 2.50 0.05 4.50 0.14 0.27 3.22 0.05 0.00 0.00 15 Rotech 7.05 0.00 7.50 4.50 0.24 56.00 0.39 0.15 15.76 0.25 0.00 0.00 16 Sagowa 4.30 0.00 4.50 3.95 0.07 57.50 0.00 0.06 6.24 0.00 0.00 0.00 17 Sài Gòn Start 6.95 0.00 4.50 0.50 0.06 45.50 0.15 0.00 3.68 0.00 0.00 0.00 18 Sapuwa 7.70 0.00 1.50 3.50 0.02 96.00 0.00 0.00 3.52 0.00 0.00 0.00 19 Siawa 6.30 0.00 0.00 13.50 0.07 0.90 1.89 0.00 3.52 0.00 0.00 0.00 20 Top 6.90 0.00 4.50 5.00 0.03 2.50 0.61 0.25 0.00 0.08 0.00 0.00 21 Tuwa 7.00 0.00 12.00 1.00 0.08 0.40 0.10 0.17 3.21 0.99 0.00 0.00 22 Unitech 6.30 0.00 1.00 4.00 0.02 55.00 0.00 0.18 3.36 0.02 0.00 0.00 23 Valentine 6.65 0.00 2.50 4.00 0.00 54.50 0.00 0.30 3.52 0.12 2.00 2.00 24 Vihawa 7.10 0.00 0.00 1.00 0.05 21.05 0.49 0.18 3.21 0.10 0.00 0.00 Tiêu chuẩn (TCVN 6069 -1995) 6.5-8.5 2 15 250 0.5 500 50 0.02 250 1.5 0 0 Độ pH: Khoảng pH cho phép Trong số 24 nhãn hiệu NUĐC được phân tích có tới 9 nhãn hiệu không đạt chỉ tiêu độ pH. 9 mẫu trên có pH nhỏ hơn cho phép trong đó có 2 mẫu pH chỉ 4,3 và 4,8. Độ đục: Tất cả các mẫu đều có độ đục đạt tiêu chuẩn. Trong đó, chỉ có 2 mẫu có độ đục bằng 1 còn các mẫu còn lại co độ màu bằng 0. Độ màu: Giới hạn cho phép Hầu hết các mãu đều có độ màu đạt tiêu chuẩn về chất lượng NUĐC. Chỉ có một mẫu có pH vượt tiêu chuẩn có độ màu lên đến 15,5. Hàm lượng Clorua: Tất cả các mẫu đều có hàm lượng clorua đạt tiêu chuẩn, dao động trong khoảng 0,5 – 22. Trong đó, có mẫu của nhãn hiệu M-Ktech có hàm lượng clorua cao nhất là 22. Hàm lượng sắt tổng: Tất cả các mẫu đều có hàm lượng sắt tổng đạt tiêu chuẩn, dao động trong khoảng 0 – 0,24. Trong đó, có mẫu của nhãn hiệu Rotech có hàm lượng clorua cao nhất là 0,24. Hàm lượng tổng rắn hòa tan: Tất cả các mẫu đều có hàm lượng tổng chất rắn hòa tan đạt tiêu chuẩn, dao động trong khoảng 0,4 –96. Trong đó, có mẫu của nhãn hiệu Sapuwa có hàm lượng tổng chất rắn hòa tan cao nhất là 96. Hàm lượng Nitrat: Tất cả các mẫu đều có hàm lượng nitrat đạt tiêu chuẩn, dao động trong khoảng 0 –1,89. Trong đó, có mẫu của nhãn hiệu Siawa có hàm lượng nitrat cao nhất là 1,89. Hàm lượng nitrit: Giới hạn cho phép Hầu hết các mẫu đều không đạt chỉ tiêu nitrit (co 6 mẫu đạt tiêu chuẩn), dao động trong khoảng 0 – 0,3. Trong đó, mẫu có hàm lượng nitrit cao nhất là mẫu của nhãn hiệu NUĐC Valentine. Hàm lượng Sunfat: Tất cả các mẫu đều có hàm lượng sunphat đạt tiêu chuẩn, dao động trong khoảng 0 –19,51. Trong đó, có mẫu của nhãn hiệu HYmalaya có hàm lượng sunphat cao nhất là 19,51. Hàm lượng Florua: Tất cả các mẫu đều có hàm lượng florua đạt tiêu chuẩn, dao động trong khoảng 0 –1,16. Trong đó, có mẫu của nhãn hiệu Ilove có hàm lượng nitrat cao nhất là 1,16. Ecoli và Colifrom: Hai chỉ tiêu vi sinh có kết quả giống nhau như sau: hầu hết các mẫu đều đạt tiêu chuẩn số Ecoli và Colifrom bằng 0, Trừ hai mẫu vượt tiêu chuẩn là mẫu Nam Phong (số vi sinh = 15/1ml) và mẫu Valentine (số vi sinh = 2/1ml). Kết quả phân tích chất lượng nước của một số nhãn hiệu NUĐC trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cho thấy rằng: Hầu hết các mẫu không đạt tiêu chuẩn, chỉ có 3 mẫu đạt tiêu chuẩn. Trong đó, mẫu không đạt được các chỉ tiêu: NO2- có 18 mẫu có nồng độ vượt mức cho phép chiếm tỷ lệ (có 2 mẫu vượt tiêu chuẩn 12 lần); có 9 mẫu có pH thấp hơn tiêu chuẩn (mẫu thấp nhất có pH =4,3); 1 mẫu không đạt chỉ tiêu về độ màu; có 2 mẫu không đạt cả 2 chỉ tiêu về vi sinh. Trong các mẫu không đạt tiêu chuẩn, đa số các mẫu vượt 2 tiêu chuẩn, đặc biệt có 1 mẫu (mẫu Nam Phong) vượt 4 tiêu chuẩn. IV.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ IV.3.1. Đánh giá kết quả điều tra Qua quá trình tiếp xúc, phỏng vấn người dân em thu được nhấn xét khá quan trọng sau: phần lớn người dân không phân biệt được NUĐC và nước khoáng đóng chai, không quan tâm đến chất lượng mà chỉ quan tâm đến giá thành sản phẩm vì theo họ NUĐC chắc chắn đảm bảo chất lượng. Đại bộ phận người dân tin rằng nhãn hiệu và địa chỉ ghi trên bình là có thật nhưng trên thực tế nhiều nhãn hiệu sản phẩm không có thực (do doanh nghiệp đã ngừng kinh doanh hoặc đã chuyển địa điểm kinh doanh). Sau khi được trao đổi về NUĐC thì đã số hộ dân đều có cái nhìn khác về NUĐC. Các hộ dân được phỏng vấn đều cảm thấy quan tâm nhiều hơn đến sản phẩm này. Sau khi được trao đổi, các hộ dân có vẻ quan tâm nhiều hơn về sản phẩm này cả về chất lượng lẫn nguồn gốc, nhãn hiệu sản phẩm mình đang sử dụng. IV.3.2. Đánh giá kết quả phân tích Dựa vào kết quả phân tích chất lượng nước của một số nhãn hiệu NUĐC trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy rằng NUĐC không đảm bảo chất lượng. Hai chỉ tiêu đáng lo là pH và nitrite vì có quá nhiều mẫu không đạt 2 chỉ tiêu này. Chất lượng NUĐC không đảm bảo có thể là do dây truyền sản xuất không đạt yêu cầu, các sản phẩm giả, do quá trình bảo quản và vận chuyển chưa tốt. Mà NUĐC là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, do đó NUĐC đang là mối nguy tiềm ẩn cần phải giải quyết. NUĐC có nồng độ nitrite cao sẽ gây tác hại lớn đến cơ thể người và đặt biệt là trẻ em. Đặc biệt ở trẻ nhỏ hơn 12 tháng tuổi thì ảnh hưởng của ngộ độc do nitrite rất lớn. Nước giếng chứa nitrat, nitrite nhiều hơn nước máy do dễ bị ô nhiễm bởi các chất thải, các phân bón thẩm thấu qua các mạch nước ngầm gần đó nên chứa nhiều sản phẩm hoá giáng của các chất hữu cơ. Những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường cộng với thói quen sử dụng các phân bón có chứa nitơ không cân đối, sử dụng thường xuyên theo kinh nghiệm, không theo hướng dẫn ở các vùng ngoại thành và nông nghiệp là những nguyên nhân dẫn đến tăng dư lượng nitrat, nitrite trong các loại rau củ, song song với hiện tượng nitrat, nitrite sẽ thẩm thấu vào nước làm gia tăng lượng nitrat, nitrite trong môi trường vượt ngưỡng cho phép mà các phương pháp lọc thông thường không thể loại bỏ được. Nitrat được hấp thu vào cơ thể con người qua đường ăn uống rất nhanh, gây ngộ độc ở trẻ nhỏ do chuyển thành nitrite trong cơ thể. Những yếu tố chuyển dạng nitrat thành nitrit gồm có. Nitrite hoá nội sinh xảy ra chủ yếu ở phần cuối ruột non ở trẻ nhỏ. Và nitrite hoá ngoại sinh là tình trạng nitrit đã có mặt trong nước, thức ăn nấu trước khi trẻ uống vào do trong quá trình chế biến, bảo quản đã bị nitrit hoá làm tăng hơn nữa lượng nitrit tạo ra. Trẻ em ăn uống thức ăn nấu từ nước giếng chứa nhiều nitrat, nitrite sẽ gây độc cho cơ thể, sau khi nitrite vào máu sẽ biến Fe2+ thành Fe3+, làm tăng lượng methemoglobin trong máu, cản trở quá trình vận chuyển oxy đi nuôi cơ thể. Trẻ bị thiếu oxy nặng biểu hiện toàn thân tím tái nặng, thở nhanh, tim nhanh. Sau đó hôn mê tử vong nhanh nếu không điều trị kịp thời. Như vậy, với thực trạng NUĐC có hàm lượng nitrite vượt quá tiêu chuẩn thì NUĐC quả thật là mối nguy hiểm cần được giải quyết. Vì NUĐC nhiễm nitrite có thể gây ra tử vong ở trẻ. Chương V: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SẢN XUẤT NƯỚC UỐNG ĐÓNG CHAI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH V.1. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ V.1.1. Quản lý chất lượng Nguyên liệu Nhà máy SX Bình và nắp Vỏ bình và nắp Xúc rửa Xấy Đóng chai Bồn chứa nước tàhnh phẩm Hệ thống xử lý Bồn chứa nước nguồn Bảo quản Vận chuyển Đại lý Người tiêu dùng Cơ sở thu mua phế liệu Nguồn nước Vòng tuần hoàn nước Vỏ bình Doanh nghiệp sản xuất NUĐC Để quản lý tốt cấht lượng NUĐC hiện nay, cần quản lý theo vòng đời của sản phẩm NUĐC. Và vòng đời sản phẩm NUĐC có thể được biểu diễn qua hình sau : Hình 5.1: Vòng đời sản phẩm NUĐC Đối với sản phẩm NUĐC vòng đời sản phẩm gồm có 2 phần, thứ nhất là bao bì sản phẩm (bình và nắp); thứ hai là nước. Bao bì sản phẩm (bình và nắp): Từ nguyên liệu là các hạt nhựa, các nhà máy sản xuất bình sẽ nấu chảy và thổi thành các loại bình, nắp khác nhau. Hiện này, trên thị trường thường sử dụng bình PET có thể tái chế 1 lần. Các bình này sau đó được các doanh nghiệp sản xuất NUĐC sử dụng. Các bình và nắp sau khi mua về được làm vệ sinh sạch trước khi đưa vào xúc bằng dung dịch P3. Tiếp đến bình được sấy khô rồi được chuyển qua giai đoạn triết rót và đóng chai. Lúc này sản phẩm đã có thể tung ra thị trường được. Các sản phẩm được bảo quan trong kho của các doanh nghiệp sau đó được chuyển đến các đại lý bán lẻ và các siêu thị, ... Từ hệ thốnng đại lý NUĐC được phân phối đến tay người tiêu dùng. Sau khi sử dụng hết nước, vỏ bình được chuyển đến các đại lý và về lại doanh nghiệp sản xuất NUĐC nếu bình còn nguyên vẹn (không bị nứt, bể, ...). Đối với vỏ bình bị hư hại, cáchộ gia đình bán cho các cơ sở thu mua phế liệu. Từ các cơ sở này vỏ bình hư được chuyển đến nhà máy sản xuất bình để tái chế lại. Nước : Từ nguồn nước ngầm hay nước cấp, nước được chuyển đến bồn chứa nước thô sau đó nước từ đây được đưa vào hệ thống xử lý NUĐC. Sau khi qua dây hệ thống xử lý nước thành phẩm được chứa trong các bồn chứa nước thành phẩm, và được hệ thống triết rót và đóng chai. Nước lúc này đã thành phẩm và sẽ theo hệ thống phân phối sản phẩm giống như phần bào bì sản phẩm để đến tay người tiêu dùng. Lúc này có thể nói nước đã quay lại vòng tuần hoàn của nó trong tự nhiên và theo vòng tuần hoàn này nước lại quay lại với dây truyền sản xuất. V.1.1.1. Nhà máy sản xuất bình và nắp  Các doanh nghiệp sản xuất bình và nắp phải có giấy phép kinh doanh theo pháp lệnh của nhà nước. Dây truyền sản xuất phải tuân qui định, có biện pháp quản lý chất lượng sản phẩm và các tác động môi trường. Doanh nghiệp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hàng năm. Nguyên liệu để sản xuất bình và nắp cần được chú trọng. Nếu nguyên liệu là các bình PET cũ cần làm vệ sinh sạch để tránh các chất bẩn làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm phải đảm bảo theo quyết định số 3339/2001 QĐ-BYT về vệ sinh an toàn đối với một số loại bao bì sản phẩm bằng chất dẻo dùng để bao gói, chứa đựng thực phẩm. Sản phẩm trước khi tung gia thị trường đòi hỏi phải được kiểm tra phân tích nhằm đảm bảo theo quyết định trên, các sản phẩm không đảm bảo chất lượng cần được tái chế lại nếu có thể hoặc hủy nếu không thể tái chế. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải cung cấp đầy đủ các thông tin về sản phẩm như kích thước, bảo quản, hóa chất có thể phát sinh, ... cho các doanh nghiệp mua sản phẩm của mình. V.1.1.2. Doanh nghiệp sản xuất nước uống đóng chai Thu mua bình và nắp: Doanh nghiệp chỉ thu mua các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Các sản phẩm bình và nắp đòi hỏi có thông tin về sản phẩm từ nhà sản xuất. Tuy nhiên các sản phẩm cần phải kiểm tra trước khi đưa vào dây truyền sản xuất. Việc kiểm tra này sẽ được tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên, nếu mẫu không đạt tiêu chuẩn bắt buộc phải thu hồi sản phẩm và thông báo cho nhà xuất để cải thiện chất lượng sản phẩm. Đối với các vỏ bình thu về từ các đại lý cần phải kiểm tra phân loại tùy theo mức độ nhiễm bẩn để có biện pháp làm vệ sinh riêng. Đồng thời cũng tiến hành lấy mẫu bình thử nghiệm ngẫu nhiên để đảm bảo bình dùng cho quá trình sản xuất không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nhằm tạo ra sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng. Xúc rửa bình và nắp: Tất cả bình sau khi được phân loại cần được làm vệ sinh riêng để loại bỏ hoàn toàn các chất bẩn trước khi đưa vào xúc rửa. Qui trình làm vệ sinh đối với từng loại chất bẩn được ghi chép rõ dàng trong sổ tay qui trình. Tất cả công nhân làm trong giai đoạn này cần nắm vững các qui trình trên. Trong quá trình xúc rửa không được sử dụng các hóa chất ngoài danh mục cho phép của bộ y tế. Xấy: Bình và nắp cần được xấy khô bằng nhiệt hoặc làm khô tự nhiên trong phòng kín để tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Nhờ vậy bình dùng trong quá trình sản xuất luôn đảm bảo hợp sinh và không nhiễm bẩn cho nước. Khuyến cáo các doanh nghiệp nên xấy khô bình trong khu vực vô trùng để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn vào bình. Đóng chai: Bắt buộc doanh nghiệp phải triết rót và đóng chai trong phòng vô trùng. Do đó, phòng vô trùng cần có các thiết bị khử trùng như đèn cực tím (UV). Công nhân trong khi tham gia đóng chai cần có thiết bị bảo hộ lao động cần thiết để tránh làm ảnh hưởng chất lượng nước như bao tay, khẩu trang, nón, giày, ao, .... Nếu có đủ điều kiện doanh nghiệp nên xây dựng hệ thống triết rót và đóng chai tự động. Với hệ thống này sẽ hạn chế được các tác nhân gây ô nhiễm nước. Bảo quản: Sản phẩm NUĐC cần được bảo quản trong kho thoáng mát tránh tác nhân gây ô nhiễm. Kho chứa cần đảm bảo sự thông thoáng và đủ rộng để có thể phân loại theo ngày sản xuất. Vận chuyển Việc vận chuyển bắt buộc phải dùng các phương tiên chuyên dùng như các xe vận chuyển đòi hỏi phải có thùng kín. Có cửa hông để thuận tiện trong việc xuống hàng và phân loại sản phẩm và vỏ thùng nhằm tránh việc ô nhiễm chéo xảy ra. Bồn chứa nước nguồn: Cần có chế độ làm vệ sinh bồn chứa hàng tháng đồng thời kiểm tra thường xuyên kiểm tra chất lượng nước nguồn để đảm bảo chất lượng nước phù hợp cho sản xuất. Doanh nghiệp cần lập sổ theo dõi chất lượng nước nguồn để có thể đưa ra các giải pháp thay đổi cần thiết nếu cần. Hệ thống xử lý: Hệ thống xử lý luôn được theo dõi thường xuyên để đảm bảo hệ thống hoạt động tốt. Ngoài ra hệ thống cũng cần tuân theo qui định và phải cần có các thiết bị xử lý cần thiết như ở phần đề xuất qui trình xử lý. Bồn chứa nước thành phẩm: Bồn chưa cần được làm bằng vật liệu inox ko rỉ để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng nuớc. Và bồn chứa cần được nạp ozon để tránh sự phát sinh vi khuẩn làm ảnh hưởng đến cấht lượng NUĐC. V.1.1.3. Đại lý Các đại lý kinh doanh thường để bình ngoài mặt đường nên thường bị ảnh hưởng bởi các tác nhân ô nhiễm như bụi, khói xe, ... Vì vậy để quản lý tốt NUĐC thì đòi hỏi các đại lý phân phối NUĐC phải có khu bảo quản hợp vệ sinh tránh xa các nguồn ô nhiễm, có thể lưu giữ trong phòng kính. Ngoài ra khu bảo quản phải đảm bảo việc phân loại các bình theo các ngày sản xuất khác nhau. Có tránh nhiệm hướng dẫn người tiêu dùng cách sử dụng và bảo quản sản phẩm để sản phẩm luôn đảm bảo chất lượng. Và đồng thời tiếp nhận các thông tin phản hồi từ người tiêu dùng để thông báo cho các doanh nghiệp sản xuất. Luôn đảm bảo sản phẩm mình kinh daonh có nguồn gốc rõ ràng. Các đại lý cũng cần chú ý đến việc bán các sản phẩm cũ truớc, các sản phẩm có ngày sản xuất sẽ được bán trước. Các sản phẩm quá ngày sử dụng không được bán ra thị trường mà phải thông báo cho các doanh nghiệp sản xuất để thu hồi sản phẩm. V.1.1.5. Người tiêu dùng Cần chú ý việc bảo quản và sử dụng theo sự chỉ dẫn từ các đại lý phân phối. Thông tin về chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp sản xuất thông qua hệ thống đại lý khi có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng. Như vậy, các sản phẩm không đảm bảo chất lượng sẽ bị thu hồi và chất lượng NUĐC sẽ luôn đảm bảo. V.1.2. Quản lý về pháp lý Hiện nay, việc quản lý các doanh nghiệp kinh doanh chưa chặt chẽ còn nhiều thiếu sót. Thiếu sót đầu tiên là trong quá trình cấp phép kinh doanh sản xuất. Củ thể là trong việc lấy mẫu phân tích, và thời hạn của giấy phép. Để giải quyết sai sót này cần thực hiện như sau. Việc lấy mẫu phân tích sẽ được nhân viên của trung tâm y tế dự phòng thực hiện, việc lấy mẫu sẽ được quay phim hay chụp hình lại để có thể đối chứng. Mẫu được phân tích tại trung tâm và kết quả được dùng trong quá trình cấp phép sản xuất NUĐC. Nếu mẫu nước đạt yêu cầu sẽ tiến hành thêm hai lần nữa mỗi lần cách nhau 2 tuần. Như vậy, một mẫu muốn đạt yêu cần cần tới 3 lần phân tích để xác định. Nếu cả 3 mẫu đều đạt tiêu chuẩn thì sẽ tiếp nhận bản công bố chất lượng của doanh nghiệp. Nếu trong 3 mẫu có 1 mẫu không đạt trở lên sẽ tiến hành lấy tiếp theo 1 mẫu trong vòng 1 tuần. Nếu cả 2 mẫu đều đạt sẽ tiến hành cáp phép. Nếu có mẫu không đạt sẽ khuyến cáo doanh nghiệp và để doanh nghiệp khắc phục trong vòng 3 tháng. Sau 3 tháng sẽ tiến thành lấy mẫu lại nếu không đạt sẽ ngưng việc cấp phép và rút giấy phép đăng ký kinh doanh. Lấy mẫu 1 Lấy mẫu 3 Lấy mẫu I Lấy mẫu 2 Lấy mẫu II Phân tích mẫu Phân tích mẫu Phân tích mẫu Phân tích mẫu Phân tích mẫu Tiếp nhận hồ sơ công bố chất lượng Ngừng việc cấp phép sản xuất và thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh Hình 5.2: Qui trình lấy mẫu phân tích Trong quá trình lấy mẫu, nhân viên lấy mẫu cần chú ý thêm đến dây truyền sản xuất cũng như điều kiện vệ sinh của doanh nghiệp. Nếu dây truyền không đảm bảo hay điều kiện vệ sinh không đảm bảo thoe yêu cầu thì đòi hỏi doanh nghiệp có biện pháp khắc phục, và thời gian khắc phục là 3 tháng. Sau thời gian trên nếu doanh nghiệp không khắc phục sẽ ngưng việc cấp phép cũng như thu hồi giấy phép kinh doanh sản phẩm NUĐC. Các giấy phép đăng ký sản xuất chỉ có thời hạn 3 năm vì sau 3 năm dây truyền sản xuất sẽ không còn đảm bảo chất lượng nữa. Vì vậy, sau thời gian này các doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký lại giấy phép từ giai đoạn lấy mẫu phân tích. Với các biện pháp trên thì chỉ có các doanh nghiệp có dây truyền sản xuất hiện đại và đủ điều kiện vệ sinh mới có được giấy phép kinh doanh. Và đồng thời tạo ra được thị trường NUĐC tốt nhất trong ngay trong giai đoạn sản xuất. Đối với các đại lý phân phối sản phẩm cần phải có giấy phép đăng ký kinh doanh mặt hàng NUĐC. Giấy phép kinh doanh mặt hàng này cần qui định rõ điều kiện vệ sinh của nơi kinh doanh. Các đại lý thường xuyên giám sát điều kiện vệ sinh của khu vực kinh doanh và khu bảo quản. Sau khi có giấy phép, cơ quan có chức năng sẽ tiến hành kiểm tra điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu điều kiện không đảm bảo sẽ tiến hành nhắc nhở khắc phục trong vòng 6 tháng. Sau thời gian 6 tháng mà các cơ sở không khắc phục được sẽ tiến hành thu giấy phép kinh doanh. Ngoài ra đối với các doanh nghiệp đại lý phân phối có hành vi bán các sản phẩm hết hạn sử dụng sẽ bị cảnh cáo và phạt hành chính trong lần đầu. Nếu lần thứ 2 bị phát hiện sẽ thu hồi giấy phép kinh doanh. Các cơ sở bị thu hồi giấy phép sẽ được thông báo rộng rãi cho quần chúng và các cơ quan có chức năng thông qua báo đài. Đối với các các đại lý có hành vi làm hàng giả lần đầu cần xử lý hành chánh và thu hồi giấy phép kinh doanh trong vòng 3 tháng. Nếu vi phạm lần thứ hai sẽ thu hồi giấy phép. V.1.4. Kiểm tra và thanh tra Chế độ kiểm tra định kỳ còn quá ít cần phải tăng cường việc kiểm tra định kỳ như sau: 01 lần/02 năm đối với sản phẩm của cơ sở được cấp chứng chỉ GMP, GHP, HACCP hoặc hệ thống tương đương. 02 lần/năm đối với sản phẩm của cơ sở có phòng kiểm nghiệm, giám sát chất lượng thực phẩm tại cơ sở. 03 lần/năm đối với sản phẩm của cơ sở không có phòng xét nghiệm giám sát chất lượng thực phẩm. 04 lần/năm đối với sản phẩm của hộ kinh doanh tại gia đình. Còn đối với việc thanh tra đột xuất cũng cần thương xuyên, không đợi có đơn khiếu nại hay phạm hiện hành vi sai phạm. Trong một năm ít nhất phải tổ chức được một lần thanh tra đột xuất xuống các cơ sở sản xuất. Việc thanh tra này sẽ giúp phát hiện các hành vi sai phạm để sửa chữa. Hiện nay, việc thanh tra và kiểm tra không quan tâm đến việc lấy mẫu nước phân tích chất lượng mà chỉ quan tâm đến các giấy phép kinh doanh, giấy đăng ký chất lượng, kiểu dáng sản phẩm, Chính việc thanh tra và kiểm tra lỏng lẻo này cũng dẫn đến chất lượng NUĐC không ổn định. Do đó, để khắc phục thì đòi hỏi trong quá trình thanh tra và kiểm tra phải bao gồm cả việc lấy mẫu phân tích. Đối với các cơ sở có hành vi sai phạm cần có biện phạm xử phạt rõ ràng hơn. Việc xử lý vi phạm sẽ có nhiều mức độ khác nhau như từ việc nhắc nhở, khắc phục, xử phạm hành chính đến việc thu hồi giấy phép. Nếu có các hành vi sai phạm nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người người dân như dùng các hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất, sẽ bị truy tố trước pháp luật. Kết quả kiểm tra và thanh tra cần được cố bố rộng rãi như sau: đối với các doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép cần được thông tin cho quần chúng thông qua báo đài và cơ quan chức năng ở địa phương. Kết quả phấn tích từ việc lấy mẫu được gửi cho doanh ghiệp để doanh nghiệp có thể tham khảo và nếu cần thiết sửa đổi hệ thống lại cho phù hợp hơn. V.2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT Trong dây truyền sản xuất NUĐC, chúng ta có thể chia ra làm các công đoạn nhỏ sau: hệ thống xử lý nước, hệ thống xúc rửa, và đóng chai. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ do nguồn vốn ít do đó không thể có hệ thống tự động được. Vì vậy sau đây là một giải pháp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. V.2.1. Hệ thống xử lý nước: Hệ thống xử lý nước hiện nay sử dụng hai công nghệ chính là trao đổi ion và hệ thống RO. Tuy nhiên hai hệ thốnng này đều có những ưu khuyết điểm khác nhau. Nếu như hệ thống RO sẽ cho chất lượng khá tốt nhưng đòi hỏi nguồn nước phải tốt. Nhưng với chất lượng nước ngầm ngày nay tài nhiều khu vực lại không đảm bảo. Con nếu dùng cho nguồn nước cấp thì nước cấp chất lượng không ổn định thường xuyên có hiện tượng nước bị đục. Còn đối với hệ thống trao đổi ion thì sẽ cho chất lượng nước khá tốt về mặt các ion trong nước. Thế nhưng đối với hệ thống trao đổi ion thương xảy tình trạng nước có pH thấp. Một số hệ thống trao đổi ion xảy ra tình trạng pH chỉ còn 4. Do đó để chất lượng NUĐC luôn ổn định thì nên kết hợp các hai hệ thống trên như sau: nước nguồn sẽ được đưa vào các hệ thống trao đổi ion với các hạt nhưa có khả năng trao đổi mạnh. Việc việc dùng các chất trao đổi mạnh để loại bỏ các ion không cần thiết như NO2-, NO3-, SO22-, Fe2+,Mn2+, ... Tùy vào hàng lượng các ion trong nước mà ta chọn các hạt trao đổi khác nhau như đối với nguồn nước có hàm lượng NO2- và NO3- cao có thể dùng hạt MP64. Ngoài ra còn một số loại hạt khác có thể tham khảo ở phần phụ lục. Nước sau khi trao đổi ion được chứa vào bồn trung gian. Vì với hệ thống trao đổi ion chất lượng nước tiến theo hình parabola do đó bồn chứa sẽ giúp chúng ta lấy được lượng nước có chất lượng tốt nhất cho sản xuất NUĐC. Đối với chất lượng kem hơn một chút chúng ta có thể dùng trong công đoạn xúc rửa thùng. Bảng 5.1: Chất lượng nước trước và sau khi qua hệ thống trao đổi ion (dùng vật liệu là hạt nhựa MP64 và A100) STT Chỉ tiêu Trước xử lý Sau xử lý Chỉ tiêu NUĐC 1 pH 4,95 5.6 6,5 – 8,5 2 Độ cứng tổng cộng (mg/l) 51 51 <500 3 Clorua (mg/l) 90 14,18 <250 4 Sắt (mg/l) 0,03 0 <0,5 5 Amoni (mg/l) 3,2 0,5 <1,5 6 Nitrat (mg/l) 47,2 0,5 <50 7 Sunphat (mg/l) 9,26 3 <250 Nước sau khi qua hệ thống trao đổi ion đã có chất lượng khá ổn định. Tuy nhiên, nước có thể xuất hiện một lượng cặn do các hạt nhựa bị vỡ hay do các chất cặn sinh ra trong quá trình trao đổi ion. Chính vì vậy, nước được đưa qua hệ thống các cột lọc khử mùi và làm trong nước. Để lọc cặn chúng ta có thể dùng các hạt sỏi có kích thước khác nhau. Đối với làm trong nước và khử mùi chúng ta có thể dùng than hoạt tinh làm vật liệu lọc. Tiếp đến nước được đưa qua các ly lọc có kích thước 10µm, 5µm và 1µm để giữ lại toàn bộ lượng cặn. Nước lúc này đã khá tốt tuy nhiên để đạt chất lượng tốt nhất chúng ta cần cho qua hệ thống RO. Nhưng để bảo vệ màng RO thì cần làm mền nước trước khi qua màng. Để đạt được hiệu quả chúng ta có thể dùng cột lọc với hạt làm mền nước như hạt S1467. Tiếp đến nước được qua hệ thống RO để loại bỏ gần như hoàn toàn các chất hòa tan trong nước chỉ những chất gần giống nước mới không bị loại bỏ. Như vậy, với màng lọc này ngay cả các vi khuẩn cũng bị loại bỏ do đó nước lúc này đã đạt tiêu chuẩn để tung ra thị trường. Nước lúc này đã có chất lượng tốt tuy nhiên để giữ được chất lượng nước này thì chúng ta sẽ cho lưu giữ trong các bồn ion không rỉ và tại đây nước được nạp ozon để ngăn ngừa sự phát sinh các vi khuẩn. Tiếp đến nước được đưa qua hệ thống các ly lọc khác nhau và qua đèn UV để khử trùng trước khi đưa vào giai đoạn đóng chai. Với công nghệ trên chúng ta có thể sử dụng được cho cả nguồn nước máy và nước ngầm. Tuy nhiên với giá nước cấp hiện nay là 2.700đ 1m3 nếu sử dụng ít hơn 16m3/tháng và giá 4.500đ/1m3 nếu sử dụng ít hơn 35m3/tháng. Mà một doanh nghiệp sản xuất NUĐC với lượng nước để sử dụng cho các công đoạn xúc rửa, xử lý để đóng chai là rất lớn. Lượng nước mà doanh nghiệp sử dụng chắc chắn sẽ vượt quá con số 35m3/tháng. Như vậy đối với doanh nghiệp sản xuất NUĐC chắc chẵn sẽ chịu mức giá 4.500đ/m3. Trong khi đó nếu doanh nghiệp sử dụng nguồn nước ngầm thì mức thếu hiện nay là 4.000đ/m3 đồng thời lượng nước ngầm sẽ khá ổn định khônh như nguồn nước cấp. Chính vì vậy, doanh nghiệp sản xuất NUĐC nên sử dụng nguồn nước ngầm cho dây truyền sản xuất. Nếu như khu vực sản xuất nằm trong khu vực cấm khai thác nước ngầm theo quyết định số 69/2007/QĐ-UBND thì doanh nghiệp buộc phải sử dụng nguồn nước cấp cho dây truyền sản xuất. Hình 5.3: Sơ đồ hệ thống xử lý NUĐC Nước nguồn Hệ thống trao đổi ion Bồn chứa nuớc nguồn Hệ thống băng truyền UV Hệ thống ly lọc 2 Bồn chứa nước thành phẩm Hệ thống ly lọc 1 Hệ thống lọc tinh, khử mùi Làm mền nước RO Máy Ozon V.2.2. Hệ thống xúc rửa Trong hệ thống xúc rửa, ta có thể chia ra làm hai công đoạn chính sau: Xúc rửa bên ngoài Đối với bình có lớp màng co bảo vệ thường khá sạch chỉ bị bám bẩn ở phía nắp bởi bụi. Còn đối với bình không còn màng co bảo vệ thường bị bám bụi nhiều, dầu mỡ (do việc nấu ăn gây ra) và còn có thể là sơn. Đối với, bình bám bụi và dầu mỡ có thể áp dụng qui trình rửa sau: Vỏ bình à Rửa qua bằng nước à Rửa bằng xà phòng à Rửa lại bằng nước với áp lực nước. Còn đối với các bình dính sơn cần phải tẩy các vết sơn dính trên bình. Để tẩy vết sơn chúng ta dùng dầu hỏa để tẩy. Khi dùng loại dầu này cần chú ý không được mở nắp bình để tránh việc dầu dính vào phía trong bình. Đồng thời trong quá trình rửa này cần rất cẩn thận để không ảnh hưởng đến chất lượng bình, làm dầu dính vào trong bình. Sau khi, làm vệ sinh sạch các vết sơn bình được đưa tiếp tục rửa theo qui trình bình dính bụi và dầu mỡ. Xúc rửa bên trong Cần chú ý đến 2 loại bình sau: bình chưa bị chỉ dùng chứa nước uống và bình có chứa các chất khác đặc biệt các chất có men như rượu bia (do người dân cho vào). Đối với bình chỉ dùng để chứa nước uống có thể rửa qua bằng nước sạch dưới áp lực nước. Còn đối với các bình có chứa rượu bia, hay có rêu xuất hiện cần được ngâm trong dung dịch P3 ít nhất 3 ngày. Đây là khoảng thời gian cần thiết để các chất hữu cơ bị oxi hóa bởi P3 và kết tủa lại. Lúc này bình sẽ được đem rửa lại bằng nước sạch và tiếp tục các công đoạn giống như đối với các bình chỉ chứa nước uống. Vỏ bình và nắp sau khi được làm sạch bằng nước với áp suất nước cao cần được phơi khô tự nhiên trong phòng thoáng mát. Sau đó, vỏ bình và nắp được xúc bằng bồn xúc đặt trong phòng vô trùng. Bồn xúc được làm bằng inox không rỉ và có máy bơm áp lực. Và dung dịch dùng trong bồn là dung dịch P3 và có hệ thống hoàn lưu lại dung dịch. Hình 5.4: Bồn xúc rửa bằng dung dịch P3 V.2.3. Hệ thống đóng chai Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ kinh phí xây dựng hệ thống đóng chai tự động thì có thể thực hiện việc đóng chai thủ công. Việc đóng chai thủ công này được thực hiện như sau: Nước thành phẩm được đong vào bình nhờ hệ thống bơm định lượng được thiết kế nằm trong buồng kín đã khử trùng. Sau đó, công nhân có nhiệm vụ đóng nắp bằng tay và dùng khóa chuyên dụng để xiết chặt nắp thùng và chuyển qua công đoạn niêm nhờ vào các băng truyền. Việc đóng nắp chai cũng được thực hiện trong phòng vô trùng. Các phòng và buồng vô trùng được khử trùng bằng đèn UV. V.2.4. Kính phí dầu tư Chi phí đầu tư cho hệ thống NUĐC với công suất 500l/h là 154.555.500đ. Chi phi trên bao gồm các hệ thống và thiết bị theo bảng kê dưới đây. Đây là hệ thống có công suất 500l/h (25 bình 20l/h) nhưng hệ thống có thể hoạt động với công suất 1.140l/h (57bình 20l/h) trong vòng 1h30’. Hệ thống có thể đạt được công suất trên là nhờ vào bồn chứa thành phẩm có dung tích 1.000 lít. Sau thời gian 1h30’ chạy với công suất 1.140l/h sẽ có tình trạng bồn chứa sẽ cạn nước và đóng chai phải tạm ngưng để hệ thống lọc có thể bổ sung lượng nước cần thiết. Bảng 5.2: Báo giá thiết bị và diễn giải kinh phí STT Thiết bị Qui cách (mm) SL Thành tiền 01 Bồn chứa nước nguồn dung tích 2.000 lít Kích thườc: ÞxH=1230x2025 mm Vật liệu nhựa PE 01 3.300.000 02 Hệ thống trao đổi ion Cột inox Kích thước: ÞxH= 350x1600 mm Vật liệu inox 304 Hạt trao đổi ion MP64 (bao 25l) A100 (bao 25l) 02 04 04 4.200.000 12.800.000 3.200.000 03 Bồn chứa nước chứa nước trung gian 2000 lít Kích thườc: ÞxH=1230x2025 mm Vật liệu nhựa PE 01 3.300.000 04 Hệ thống lọc tinh khử mùi Cột RT ÞxH=300x1600 mm Vật liệu lọc: Resin A (bao 25l) Resin B (bao 25l) Carbon (bao 25l) 03 04 04 03 5.400.000 1.000.000 1.000.000 4.500.000 05 Hệ thống ly lọc 1 Vỏ lọc PVC 10” Răng ½” Lõi sơ lọc cotton 5µm Lõi sơ lọc propylen 2µm Lõi carbon 5µ Lõi carbon 1µ 04 01 01 01 01 273.000 31.500 84.000 63.000 84.000 06 Hệ thống làm mền nước Cột RT Kích thước: ÞxH=300x1.600 mm Vật liệu lọc: Hạt nhựa S1467 01 04 1.800.000 2.700.000 07 Hệ thống RO Màng lọc RO Vỏ lọc RO Máy bơm áp lực Giá đỡ bằng Inox 01 45.000.000 08 Bồn chứa nước thành phẩm 1.000 lít Kích thước: ÞxH=960x1.595 mm Vật liệu : Inox không rỉ 01 5.400.000 09 Hệ thống ly lọc 2 Vỏ lọc PVC 10” Răng ½” Lõi carbon 0.5µ Lõi carbon 0.11µ 02 01 01 137.000 189.000 294.000 10 Hệ thống UV Vỏ bọc Inox Đèn UV 01 5.000.000 11 Máy Ozon 5g/h 01 9.000.000 12 Hệ thống súc rửa 8.000.000 13 Buồng đóng chai 12.000.000 14 Băng truyền 2m 5.000.000 15 Hóa chất xúc rửa trong 1 tháng 1.000.000 16 Vật tư 2.500.000 17 Vận chuyển 200.000 18 Nhân công lắp đặt 200.000 TỔNG CỘNG 154.555.500 Giá trên chưa bao gồm: Thếu giá trị gia tăng Giếng hoặc họng lấy nước Móng đặt hệ thống Phòng vô trùng Vị trí thi công: Hệ thống bao trao đổi ion, lọc tinh, khử mùi, ly lọc 1, làm mền nước và RO đặt cách bồn nước nguồn không quá 5 m, và chiếm diện tích 8m2 (dxr = 4x2 m). Bồn chứa nước thành phẩm đặt cách phòng vô trùng không quá 3 m và cách hệ thống lọc trên không quá 5 m. Hệ thống ly lọc 2, bồn xúc rửa và buồn đóng chai được đặt trong phòng vô trung có kích thước d x r x h = 4 x 3 x 3. Băng chuyền nối liền phòng vô trùng và phòng niêm (khu vực dán nhãn, niêm nắp, van và bao bình bằng màng co). V.2.4. Bố trí mặt bằng sản xuất Để đảm bảo nguyên tắc một chiều trong sản xuất thì ta có thể bố trí mặt bằng sản xuất như hình 5.4. Bố trí mặt bằng ở hình 5.4 dành cho doanh nghiệp có diện tích mặt bằng 234m2 (d x r =18x13m). Hệ thống xử lý Phòng vô trùng Tiếp nhận bình và phân loại Rửa bình dính sơn Rửa bình dưới áp lực nước và ráo nước tự nhiên Nhà kho chứa bình thành phẩm và nắp, vỏ bình mới Phòng dán nhãn niêm van, nắp Nhà để xe Khu vực thay đồ bảo vệ lao động Hành lang an toàn Sân để giao và nhận hàng Rửa bình bằng nước và xa phòng Kho chứa hóa chất Bồn chứa nước nguồn dung tích 2000 lít Bồn chứa nước trung gian dung tích 2000 lít Hệ thống trao đổi ion Bồn chứa nước thành phẩm dung tích 1000 lít Hình 5.4 Bố trí mặt bằng sản xuất 1. KẾT LUẬN Qua kết quả điều tra về thị trường NUĐC tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy người tiêu dùng rất tin tưởng vào chất lượng NUĐC. Người tiêu dùng cho rằng cứ NUĐC là đạt yêu cầu. Đa số các hộ dân được phỏng vấn đều sử dụng trực tiếp sản phẩm NUĐC điều này đã chứng minh cho sự tin tưởng ngươi tiêu dùng về sản phẩm này. Sản phẩm NUĐC ngày càng được ưa chuộng vì tính tiện dụng của sản phẩm này. Và nguyên nhân chính để người tiêu dùng chọn sản phẩm này là giá cả. Nếu như các mặt hàng khác liên tục tăng giá do giá xăng dầu tăng vọt thì NUĐC lại có chiều hướng giảm giá. Với chi phi để đun 20 lít nước bằng gas hiện nay thì vượt quá giá của bình NUĐC có trung bình hiện nay. Do giá cả và lòng tin vào NUĐC của người dân hiện nay dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp sản xuất NUĐC không ngưng gia tăng về số lượng. Chính điều này đã tạo ra cuộc chiến khốc liệt trên thị trường này giữa các doanh nghiệp có giấy phép với các cơ sở làm nhái, làm giả và kinh doanh không giấy phép. Chính đềiu này làm cho thị trường NUĐC ngày các phức tạp. Trước tình trạng này, các cơ quan chức năng vẫn chưa có các biện pháp nào để khắc phục các tình trạng trên. Có thể nói thị trường NUĐC ngày nay tại thành phố Hồ Chí Minh đang bị thả trôi. Từ kết quả phân tích chất lượng một số mẫu NUĐC trên địa bàn thành phố đã cho ta thấy rõ hơn tình trạng đáng lo ngại về thị trượng NUĐC. Trong số 24 nhãn nhãn hiệu phân tích chỉ có 3 nhãn hiệu đạt tiêu chuẩn. Các mẫu đã số không đạt chỉ tiêu về độ pH và NO2-. Trong số các mẫu phân tích có mẫu pH chỉ còn 4,1, còn chỉ tiêu về NO2- thì có mẫu vượt tiêu chuẩn 9 lần. Mà NO2- khi vào trong cơ thể có thể gây thiếu oxi trong máu và gây tự vong ở trẻ. Tuy nhiên việc gây tử vòng này diễn ra chậm và ta khó có thể biết được. Như vậy, có thể nói NUĐC hiện nay là kẻ sát nhân thầm lặng. Không những NUĐC có tác động âm thầm bằng NO2- mà còn có những tác động mạnh mẽ bằng các vi sinh trong nước. Mà theo kết quả phân tích thì có 2 mẫu vượt tiêu chuẩn vi sinh đặc biệt có mẫu lên đến 15con/ml trong khi tiêu chần cho phép là 0. Với lượng vi sinh trong nước như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Theo kết quả iều tra và phân tích thấy rằng thị trường NUĐC tại thành phố Hồ Chí Minh rất phức tạp. Các sản phẩm NUĐC trên thị trường đa số không đảm bảo chất lượng thế nhưng người vẫn tin tưởng vào các sản phẩm này. Như vậy, có thể nói NUĐC là mối nguy tiềm ẩn và là sát nhân giấu mặt đối với người tiêu dùng. 2.. KIẾN NGHỊ Qua quá trình thực hiện đề tài “Đánh giá chất lượng và đề xuất các giải pháp quản lý, sản xuất nước uống đóng chai tại thành phố Hồ Chí Minh”, em có một số kiến nghị đến ba nhóm đối tượng sau: Đối với cơ quan Nhà nước: Cần có sự thay đổi trong qui trình đăng ký sản xuất NUĐC hiện nay để chỉ các doanh nghiệp có khả năng, có điều kiện mới được cấp giấy phép NUĐC. Tăng cường việc thanh tra và kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm NUĐC trên địa bàn thành phố. Thông tin đầy đủ về các doanh nghiệp bị rút giấy phép kinh doanh cho các người tiêu dùng thông qua báo đài. Đối với các doanh nghiệp: Cần xây dựng hệ thống sản xuất và nhà xưởng hợp lý sao cho đảm bào các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm Cần có phònh thí nghiệm để phân tích các chỉ tiêu về chất lượng nước nhằm quản lý tốt chất lượng NUĐC của daonh nghiệp mình. Cần tiến hành xây dựng các hệ thống quản lý ISO 14000, ISO 9000, HACCP, SA 8000, OHSAS nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Thông tin đầy đủ về sản phẩm như các sử dụng bảo quản cho các đại lý và người tiêu dùng Đối với người tiêu dùng: Bảo quản và sử dụng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và từ các đại lý. Thông tin cho doanh nghiệp sản xuất về chất lượng NUĐC nếu có hiện tượng không đảm bảo về chất lượng Thông tin cho các cơ quan chức năng về các sản phẩm giả, nhái trên thị trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Huy Bá – năm 2000 – Môi trường – NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Lê Huy Bá – năm 2002 – Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững – NXB Khoa học kỹ thuật Vũ Minh Cát – năm 2002 – Thủy văn nước dưới đất – NXB Xây dựng Edition Du Cinquantenaire – 1999 – Sổ tay xử lý nước – NXB Xây dựng Lê Văn Chấn – 2006 – Tìm hiểu pháp luật về Vệ sinh An toàn thực phẩm – NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh Lê Huy Bá – 2004 – Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học Lê Thị Vu Lan – 2003 – Tài liệu thực tập vi sinh học môi trường ứng dụng Thái Văn Nam – 2004 – Tài liệu thực tập phân tích hóa môi trường Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh – 2005 – Tài liệu huấn luyện vệ sinh an toàn thực phẩm www.google.com www.sapuwa.com www.most.gov.vn www.nea.gov.vn www.ion-exchange.com www.locnuoc.com www.dwmr.gov.vn www.monre.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDO_AN_TOT_NGHIEP.doc
  • docmuc_luc.doc
  • docphuluc.doc
  • doctolot.doc
Tài liệu liên quan