7.1 KIẾN NGHỊ
- Khi xây dựng bãi rác cần phải có một số hồ chứa khoảng 20-30.000 m3/ nước rỉ rác.
- Song song với việc xây dựng bãi rác thì nên cho xây dựng hệ thống xử lý nước rỉ rác để tránh những bất cập như nêu trên.
- Thời gian khai thác phải đủ dài để cho đơn vị đầu tư có khả năng đầu tư chiều sâu đáp ứng các yêu cầu của công nghệ. Từ đó làm chi phí vận hành sẽ giảm, hệ thống có tính mỹ thuật , kỹ thuật và mức độ tự động hóa cao, góp phần giải phóng sức lao động thủ công nặng nhọc của người lao động, chất lượng xử lý của từng công đoạn rất ổn định dễ kiểm soát.
- Để giải quyết triệt để vấn đề nước rỉ rác thì ngoài việc đưa ra công nghệ, thiết bị phù hợp thì nên có những giải pháp đồng bộ, vì nước rỉ rác là sản phẩm không mong đợi của công nghệ chôn lấp rác tạo ra, do đó cần thiết:
· Gấp rút triển khai phân loại rác từ nguồn và đưa các loại rác hữu cơ dễ phân hủy để làm phân
· Hạn chế tối đa sự xâm nhập nước mưa vào rác khi vận hành , chôn lấp rác nhằm hạn chế nước rỉ rác.
71 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 788 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá chất lượng xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp vi sinh kết hợp hóa học tại khu xử lý nước rỉ rác Tam Tân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếp theo sự thiếu hụt nguồn thức ăn, các tế bào vi khuẩn bắt đầu chết và được sử dụng bởi những vi sinh vật còn lại. Pha này gọi là pha hô hấp nội sinh hoặc pha tự oxy hoá và kết quả là khối lượng sinh khối giảm. Trong một số trường hợp, có thể tồn tại một pha phía trước pha tăng trưởng logarite, đây là giai đoạn mà vi sinh vật thích nghi với nguồn thức ăn mới và môi trường mới.
Trong một hệ thống xử lý sinh học tiêu biểu, nước rỉ rác có thể đi vào một bể chứa kín hoặc hở, hoặc được lưu lại trong một hồ chứa trong một khoảng thời gian nhất định, đó là thời gian lưu nước. Trong thời gian này, quá trình phân huỷ và loại bỏ chất ô nhiễm bởi vi sinh vật xảy ra. Pha tăng trưởng vi sinh vật ở công trình xử lý có thể được kiểm soát thông qua việc khống chế nồng độ cơ chất hoặc tải trọng hữu cơ.
Tất cả các vi khuẩn sử dụng trong xử lý nước thải có thể được phân chia thành 3 nhóm tùy thuộc vào khả năng sử dụng oxy của chúng. Các vi sinh vật mà chỉ tồn tại khi được cung cấp oxy phân tử được gọi là nhóm hiếu khí nghiêm ngặt. Các vi sinh vật có khả năng sống trong môi trường có hoặc không có oxy phân tử đựơc gọi là nhóm tùy tiện. Các hệ thống xử lý sinh học sử dụng biện pháp làm thoáng để cung cấp oxy cho vi sinh vật gọi là các quá trình hiếu khí, trong đó các hệ thống sử dụng vi sinh vật kỵ khí để thực hiện phản ứng sinh học gọi là các quá trình kỵ khí.
Các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong các quá trình hiếu khí và kỵ khí là khác nhau vì vậy sản phẩm cuối cùng của hai quá trình này cũng khác nhau. Các sản phẩm cuối cùng của quá trình hiếu khí chủ yếu là H2O, Cacbon dioxide, Nitrat và Sulphate, trong khi đó các sản phẩm của quá trình kỵ khí là khí Mêtan, Amonia, Carbon dioxide, Sulfit và các Mercaptan.
Cơ sở lý thuyết về khả năng dính bám
Phần lớn vi khuẩn có khả năng sinh sống và phát triển trên bề mặt vật rắn, khi có đủ độ ẩm và thức ăn là các hợp chất hữu cơ, muối khoáng và oxy. Chúng dính bám vào bề mặt vật rắn bằng chất gelatin do chính vi khuẩn tiết ra và chúng có thể dễ dàng di chuyển trong lớp gelatin dính bám này. Đầu tiên vi khuẩn cư trú hình thành tập trung ở một khu vực, sau đó màng vi sinh không ngừng phát triển, phủ kín toàn bộ bề mặt vật rắn bằng một lớp đơn bào. Chất dinh dưỡng (hợp chất hữu cơ, muối khoáng) và oxy có trong nước thải cần xử lý khuếch tán qua màng biofilm vào tận lớp xenlulo đã tích luỹ ở sâu nhất mà ở lớp đó ảnh hưởng của oxy và chất dinh dưỡng không còn tác dụng.
Sau một thời gian, sự phân lớp hoàn thành: lớp ngoài cùng là lớp hiếu khí, được oxy khuếch tán xâm nhập, lớp trong là lớp yếm khí không có oxy. Bề dày của lớp này phụ thuộc vào loại vật liệu đỡ (vật liệu lọc), cường độ gió và nước qua lớp lọc.
Các công trình sinh học có thể chia thành hai nhóm:
Công trình xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên.
Cánh đồng tưới công cộng và bãi lọc.
Cánh đồng tưới nông nghiệp.
Hồ sinh học (kỵ khí, hiếu khí).
Công trình xử lý nhân tạo.
Bể lọc sinh học (biôphin, nhỏ giọt, cao tải).
Bể aeroten.
Bể lắng II và bể nén bùn.
4.1.5. Phương pháp xử lý cặn
Các phương pháp xử lý cặn:
Bể tự hoại
Bể lắng hai vỏ
Bể mêtan
Sân phơi bùn
Xử lý cặn bằng phương pháp nhiệt.
4.1.6. Phương pháp khử trùng
Nước sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn có thể chứa khoảng 105-106 vi khuẩn trong 1 ml nước. Hầu hết các loại vi khuẩn có trong nước rỉ rác sau xử lý sinh học không phải là vi trùng gây bệnh, nhưng không loại trừ khả năng tồn tại của chúng. Nếu xả nước thải ra nguồn cấp nước, hồ nuôi cá thì khả năng lan truyền bệnh sẽ rất lớn. Do vậy, cần phải có biện pháp khử trùng nước rỉ trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Các phương pháp khử trùng nước rỉ rác phổ biến hiện nay là:
Dùng clo hơi qua thiết bị định lượng clo.
Dùng hypoclorit_canxi dạng bột_Ca(ClO)2_hoà tan trong thùng dung dịch 3-5% rồi định lượng vào bể khử trùng.
Dùng hypoclorit_natri; nước javen (NaClO).
Dùng ozon được sản xuất từ không khí do máy tạo ozon tạo ra. Phương pháp này phỉ cần chi phí khá cao.
Dùng tia UV do đèn thủy ngân áp lực thấp sinh ra. Phương pháp này cũng cần phải lưu ý về tính kinh tế của nó.
Trong các phương pháp trên thì phương pháp dùng Clo hơi và các hợp chất của Clo là được sử dụng phổ biến vì chúng được ngành công nghiệp dùng nhiều, có sẵn với giá thành chấp nhận được và hiệu quả khử trùng cao nhưng cần phải có thêm các công trình đơn vị như trạm cloratơ (khi dùng clo hơi), trạm clorua vôi (khi dùng clorua vôi), bể trộn, bể tiếp xúc. Tuy nhiên, những năm gần đây các nhà khoa học đã đưa ra khuyến cáo nên hạn chế dùng clo để khử trùng nước thải với lý do sau:
Lượng clo dư khoảng 0,5 mg/l trong nước thải để đảm bảo an toàn và ổn định cho quá trình khử trùng sẽ gây hại đến cá và các vi sinh vật nước khác.
Clo kết hợp với hydro cacbon thành các chất có hại cho môi trường sống.
Ngoài các phương pháp hóa lý nêu trên còn có các phương pháp khác như: hấp phụ, trích ly, bay hơi, trao đổi ion, tinh thể hóa, cô đặc, khử hoạt tính phóng xạ, khử màu,Với mỗi phương pháp đều có lợi điểm và nhược điểm. Do đó, tùy theo mức độ xử lý nước tỉ rác và mức độ yêu cầu xử lý cụ thể mà ta có thể lựa chọn những phương pháp thích hợp.
4.2. MỘT SỐ SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÍ NƯỚC RỈ RÁC ĐIỂN HÌNH
Công nghệ 1
Nước rò rỉ từ bãi rác
Bùn lắng
Bãi chứa chất thải rắn
Nguồn tiếp nhận
Hồ sinh học
Bể lắng
Bể phản ứng
Bể UASB
Hình 3. Sơ đồ hệ thống xử lý nước rỉ rác
Mô tả công nghệ:
Toàn bộ nước rò rỉ sinh ra sau khi thu gom được bơm đến bể xử lý sinh học kỵ khí UASB. Tại đây, các chất hữu cơ cặn bẩn sẽ được các vi sinh vật kỵ khí phân hủy và chuyển hóa sinh học. Quá trình làm sạch trong hồ kỵ khí có thể tóm tắt theo phương trình phản ứng sau:
Tế bào sinh vật + chất hữu cơ (C,O,N,P) + SO42- ®
Tế bào mới + CO2 + CH4 + NH3 + H2S
Do nước thải sau khi thực hiện quá trình xử lý kỵ khí còn chứa nhiều hợp chất lơ lửng ở dạng keo và kim loại nặng nên nước thải sau khi xử lý qua bể UASB sẽ tiếp tục được dẫn sang bể trộn hóa chất keo tụ Al2(SO4)3 và đi vào bể phản ứng. Các chất ở dạng hệ keo bị phá vỡ, các kim loại nặng kết hợp với gốc sulphate trong phèn nhôm tạo thành các bông cặn có thể tách ra khỏi nước thải nhờ lắng.
Nước thải từ bể phản ứng có chứa các bông cặn mới hình thành được đưa sang bể lắng để tách các chất lơ lửng ra khỏi nước. Sau đó nước được đưa vào hồ sinh học hiếu khí, rong tảo hấp thụ năng lượng mặt trời, khí CO2 và H2O thực hiện quá trình quang hợp tạo ra oxy trong nước. Vi sinh vật sử dụng oxy do rong tảo quang hợp sinh ra để phân hủy các chất hữu cơ làm sạch nước thải.
Trong hồ sinh học, nước rỉ rác được lưu lại khá lâu, khoảng 12 ngày, hàm lượng chất bẩn và vi sinh ở đầu ra thấp, các vi sinh vật gây bệnh hầu hết đã bị tiêu diệt, do đó nước rỉ rác sau khi xử lý trong hồ sinh học có thể thải ra nguồn tiép nhận. Công nghệ trên đảm bảo nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn thải vào nguồn loại B (TCVN 5945-1995).
Công nghệ 2
Hồ chứa
Bể UASB
Trạm bơm
Hồ sinh học
Bể Aeroten
Nước rò rỉ
Nguồn tiếp nhận
Hình 4. Sơ đồ hệ thống xử lý nước rỉ rác
Thuyết minh dây chuyền công nghệ
Trong dây chuyền công nghệ này, hồ chứa có nhiệm vụ chứa nước rò rỉ bơm ra từ bãi chôn lấp để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chôn lấp rác ( khi nước ngậm trong bãi chôn lấp không đầm nén được ) và điều hoà lưu lượng khi mưa lớn.
Bể UASB là bể chính của cả hệ thống xử lý với nhiệm vụ chính là làm giảm hàm lượng các chất hữu cơ (BOD) từ nồng độ rất cao xuóng thấp hơn nhờ hoạt động của các vi sinh vật kỵ khí và nồng độ bùn rất cao mà chỉ có cấu trúc của bể UASB mới tạo được.
Bể Aeroten ứng dụng quá trình bùn hoạt tính tăng trưởng lơ lửng có nhiệm vụ khoáng hoá lượng chất hữu cơ còn lại, tại đây các loại sinh vật hiếu khí tiếp tục chuyển hoá các chất hữu cơ còn lại thành carbonic và nước.
Cuối cùng, hệ thống hồ sinh học với sự tham gia của các loại thực vật nước hoàn thành giai đoạn xử lý triệt để, trong đó xử lý nitơ là quan trọng nhất, bằng quá trình pha loãng, hấp phụ, kết tủa, quang hợp, .
Công nghệ 3
Công nghệ xử lý nước rò rỉ từ bãi chôn lấp được lựa chọn là phương pháp sinh học kết hợp hoá lý. Công nghệ xử lý được lựa chọn dựa trên các cơ sở sau:
Lưu lượng nước rò rỉ
Thành phần và tính chất của nước rò rỉ từ BCL
Công nghệ xử lý phù hợp với loại nước thải có nồng độ ô nhiễm cao
Điều kiện kinh tế kỹ thuật
Hồ chứa
Trạm bơm
Bể UASB
Bể Aerotank
Bể lắng
Nước rò rỉ
Bể khử trùng
Bể lọc
Nguồn tiếp nhận
Bể nén bùn
Sân phơi bùn
Đường nước
Đường tuần hoàn bùn
Hình 5 : Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước rò rỉ
Thuyết minh dây chuyền công nghệ
Nước rác từ hệ thống ống, rãnh thu gom nước trong hố chôn lấp được đưa về hồ chứa. Tư øhồ chứa nước rác sẽ được bơm qua bể UASB. Bể UASB sẽ làm giảm hàm lượng BOD, COD từ hàm lượng rất cao xuống thấp hơn nhờ hoạt động của các vi sinh vật kỵ khí và hỗn hợp nồng độ bùn hoạt tính trong bể sẽ hấp thụ các chất hữu cơ hoà tan trong nước thải, phân huỷ và chuyển hoá chúng thành khí. Sau đó nước rác sẽ được dẫn đến bể Aerotank, tại đây diễn ra quá trình oxy sinh hoá lượng chất hữu cơ còn lại có trong nước với sự tham gia của các vi sinh vật hiếu khí. Trong bể có bố trí hệ thống sục khí để tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí phân giải các chất hữu cơ. Hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính từ bể Aerotank sẽ đi qua bể lắng. Bể này có tác dụng lắng bùn hoạt tính đã qua xử lý ở bể Aerotank. Bùn ở bể lắng sẽ được tuần hoàn lại bể Aerotank, phần bùn dư sẽ được đưa qua bể nén bùn. Bể nén bùn có tác dụng tách nước trong bùn và làm giảm độ ẩm của bùn và thể tích bùn. Nước sau khi tách bùn được đưa về hồ chứa. Bùn sau khi qua bể nén có độ ẩm 95% sẽ được đưa đến sân phơi bùn. Sân phơi bùn có nhiệm vụ làm giảm độ ẩm của bùn từ 95% xuống còn 70 – 80%, để thuận lợi hơn cho việc xử lý bùn. Nước từ bể lắng sẽ đi qua bể lọc để lọc các tạp chất phân tán có kích thước nhỏ khỏi nước thải mà bể lắng không thể loại được chúng. Nước thải sẽ được đưa vào bể khử trùng trước khi ra nguồn tiếp nhận.
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC TẠI TAM TÂN – CỦ CHI
4.3.1.CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG XỬ LÝNGHỆ XỬ LÝ
Qua 3 năm vận hành xử lý nước rỉ rác tại Bãi rác Tam Tân và thực nghiệm đo đạc kể cả trong sản xuất và phòng thí nghiệm, sơ đồ công nghệ xử lý nước rỉ rác được xây dựng dựa vào các căn cứ sau:
Tính chất và thành phần nước rỉ rác tại Bãi chôn lấp rác số 1:
Dựa vào tính chất, thành phần để xác định sơ đồ công nghệ cũng như thiết kế từng công đoạn xử lý. Đây là cơ sở quyết định cho việc lựa chọn công nghệ qua các khâu xử lý kể cả việc tiến hành pha loãng trong quá trình xử lý.
Quá trình quan trắc thành phần và tính chất nước rỉ rác tại Bãi chôn lấp Tam Tân là Bãi Rác chôn lấp mới đang trong thời gian tiếp nhận rác nên thành phần nước rỉ rác có mức độ ô nhiễm cao, tính chất phức tạp, khó phân huỷ, lưu lượng không ổn định và cân bằng.
Đảm bảo thỏa mãn các tiêu chuẩn quy định về nước thải đổ vào sông, rạch loại B theo TCVN 5945 - 1995.
Các kết quả xử lý nước rỉ rác tại Bãi rác Đông Thạnh và các thành tựu về công nghệ xử lý nước thải nói chung và nước rỉ rác nói riêng:
Bằng việc kế thừa các kinh nghiệm, thành tựu đã đạt được là cơ sở cho việc lựa chọn công nghệ xử lý thành công, tiết kiệm kinh phí, hạ giá thành xử lý. Với các kết quả xử lý nước rỉ rác mà công ty Quốc Việt tiến hành trong năm 2003 tại Bãi chôn lấp rác Đông Thạnh đã giúp cho chính công ty tiếp cận nhanh với công nghệ xử lý có hiệu quả.
Các kết quả thực nghiệm bằng mô hình mô phỏng thực:
Để quyết định công nghệ xử lý nước rỉ rác áp dụng, công ty Quốc Việt đã tiến hành triển khai thực nghiệm dưới dạng “Pilot” tại xưởng thực nghiệm của công ty. Các kết quả khảo nghiệm đã xác định các thông số chính làm dữ liệu thiết kế khi triển khai áp dụng.
Định hướng lựa chọn phương pháp thi công thiết kế công trình:
Công trình không có khoảng thời gian để thi công hay ngừng thời gian vận hành để thi công công trình dạng bền vững kiên cố bằng bê tông. Đối với các loại vật tư bằng sắt thép lại dễ bị phá huỷ do môi trưiờng. Vì vậy định hướng xây dựng các công trình xử lý dạng hồ đắp bằng đất đảm bảo thời gian thi công ngắn, thực hiện kịp thời việc tiếp nhận và xử lý nước rỉ rác.
Việc sử dụng bạt mềm hai lớp có phủ chất chống thấm là vật tư rất tương thích cho các công trình xây đắp bằng đất nện. Chính nhờ tính chất cơ lý của loại vật tư này đã tạo ra màng chống thấm có hiệu quả, có độ bền cục bộ cao khi làm việc hơn hẵn các loại vải chống thấm khác.
Từ kết quả vận hành hệ thống xử lý nước rỉ rác tại 2 Bãi Chôn lấp Đông Thạnh và Tam Tân cũng như thực nghiệm bằng mô hình, công ty đã rút ra các kinh nghiệm và xây dựng thành lý luận như sau:
+ Xác định được việc dùng các hoá chất hợp lý để thực hiện các phản ứng hoá học trong việc xử lý nước rỉ rác:
Tính hợp lý thể hiện là chi phí thấp; chủ động trong việc cung cấp; điều khiển tốt quá trình phản ứng (kể cả ức chế được mùi bốc lên từ các thiết bị phản ứng).
Qua thực nghiệm cả tại hiện trường lẫn trong phòng thí nghiệm cho thấy việc sử dụng các iôn sắt 2 ở dạng các muối FeCl2 và FeSO4 đã đảm bảo yêu cầu này. Đây là những hoá chất dễ tìm mua trên thị trường với giá thấp.
+ Nghiên cứu tạo ra thiết bị mới phục vụ công nghệ xử lý đạt hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện xử lý, vận hành trong nước:
Điều kiện khí hậu khu vực phía Nam là nhiệt độ môi trường cao, ít biến động giữa các ngày trong năm. Nước rỉ rác có nồng độ ô nhiễm cao cả về thành phần lẫn mùi hôi. Với điều kiện như vậy thì phù hợp với quá trình xử lý kỵ khí.
Từ ý tưởng xử dụng thiết bị bể “UASB” trong quá trình xử lý, công ty đã đưa ra loại hồ kỵ khí tĩnh (dạng hồ Scul). Đây là loại hồ thực hiện đồng thời quá trình xử lý kỵ khí nhờ các vi sinh bám trên các vật liệu bám là các tấm lưới ni lông đan, vừa lắng trong nước thải. Điểm khác biệt với bể UASB là nước thải đi dọc theo chiều dài của hồ (tương tự như bể lắng ngang) chứ không đi theo hướng từ dưới lên trên. Với định hướng thuỷ lực như vậy, nên thời gian nước thải tiếp xúc với vi sinh kỵ khí rất dài. Sự đổi chiều dòng nước làm tăng quá trình lắng. Đồng thời, với kết cấu công trình rất dễn vét và thu hồi bùn bằng cách vén tấm che phủ công trình.
Hiệu suất xử lý của loại thiết bị này rất cao cả ở thực nghiệm đo đạc dạng pilot lẫn trong thực tế.
+ Thực hiện công tác pha loãng nước rỉ rác ở giai đoạn cuối nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho việc xử lý bằng đồng cỏ cấp II. Đây là biện pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với quá trình công nghệ. Nước ngoài môi trường (nước giếng khoan) pha loãng theo tỉ lệ 20 ¸ 30 % đã tạo điều kiện cho quá trình xử lý cuối cùng là đồng cỏ cấp II đạt hiệu quả xử lý cao. Trong trường hợp ngược lại thì chi phí hoá chất và diện tích mặt bằng xử lý rất lớn, làm tăng chi phí xử lý.
+ Sử dụng đồng cỏ là biện pháp xử lý hữu hiệu các chất ô nhiễm có gốc N. Với khối lượng thực vật cỏ thích hợp thì lượng N còn lại ở các quá trình xử lý khác sẽ được phân giải khá triệt để. Cỏ lựa chọn có nguồn gốc địa phương đã tồn tại bên cạnh Bãi rác chôn lấp, nên dễ thích nghi và tồn tại.
Chính các đồng cỏ này còn là môi trường đệm cho khu vực xử lý, hấp phụ phần lớn mùi và nhiều thành phần nguy hại khác.
Điểm mấu chốt việc ứng dụng đồng cỏ là đảm bảo mức độ ô nhiễm đầu vào hợp lý cho cả năng suất xử lý lẫn yêu cầu sinh học của cỏ để tránh khả năng làm héo và chết cỏ như do hàm lượng muối các loại cao, nông độ các chất ô nhiễm lớn,
QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ
Sơ đồ hệ thống xử lý nước rỉ rác trình bày theo sơ đồ công nghệ sau : Cho 01 dây chuyền 400 ÷ 1.000 m3/ ngày – đêm
nước bơm hồi lưu
6
5
4
3
2
1
10
Xả thải
Pha loãng
8
9
7
Hình 6. Sơ đồ công nghệ.
Hồ tiếp nhận nước rỉ rác
Các hồ kỵ khí tĩnh có kiểm soát
(SCAL-Stalic Controlled Anoxic Lake)
Hồ xử lý hóa học cấp II
Hồ lắng I
Hồ Aeroten
Hồ lắng II
Hồ rong tảo
Hồ sinh học thả cỏ cấp I
Hồ sinh học thả cỏ cấp II
Khử trùng và xả nước sau xử lý
Mô tả cấu tạo và hoạt động của hệ thống xử lý nước thải
Công đoạn 1: Hóa chất cấp I
Nước thải bơm từ hệ thống thu gom nước rỉ rác về hồ chứa và điều hòa số 1. Nước từ hồ điều hòa được bơm vào 3 bồn nhựa nối tiếp nhau (có gắn đồng hồ lưu lượng), các bồn này được châm hóa chất với liều lượng 2 m3/100 m3 nước rỉ rác và sục khí liên tục, đảm bảo nước rỉ rác trước khi vào SCAL có COD £ 5000 mg O2/l; BOD < 2500 mg O2 / l.
Hóa chất sử dụng: dung dịch phức sắt (20%) và acid vô cơ (1 ¸ 3%).
Hình 7. Đầu vào và bể pha trộn hóa chất số 1
Công đoạn 2 : Hồ SCAL
Các hồ SCAL, được chia làm hai dãy hồ chẳn và lẽ (I&III và II).
Dãy lẽ (I & III) có 11 hồ nối tiếp, tổng thể tích khoảng 22,000 m3. ký hiệu:H2,H4 . . .H18
Dãy chẳn (II) có 12 hồ nối tiếp, tổng thể tích khoảng 32,000 m3, ký hiệu: H1,H3 . . . H19
Một số hồ phủ kín và một số hồ để trống xen kẻ với nhau. Chế độ hoạt động của hệ vi sinh tùy tiện với điều kiện ức chế hệ vi sinh sulfurbacterium và tạo điều kiện phát triển hệ vi sinh ferrobacterium. Trong hồ có sự hoạt động đồng thời các loại vi sinh: Vi sinh kỵ khí, vi sinh hiếu khí. Hệ vi sinh hoạt động trên các giá thể là hệ huyền phù của dung dịch nước rác. Chế độ hoạt động bán liên tục (hai dãy hoạt động xen kẽ), thời gian lưu khoảng 65 ngày.
Chỉ số COD, BOD và nitơ tổng sau xử lý : COD # 800 - 900 mg O2 / l; BOD # 200 - 250 mg O2 / l; Nitơ tổng # 800 – 900mg /l.
Công đoạn 3: Hóa chất Cấp II
Nước được đưa vào bồn trộn hóa chất. Bồn hóa chất làm bằng thép cao 2m, dài 8m, bên trong có giàn sục khí liên tục, trên có phủ lưới ngăn bọt. Hóa chất châm với tỷ lệ 3/100 (3 m3 hóa chất/100m3 nước rác)
Hình 8. Bể pha trộn hóa chất số 2
Công đoạn 4 : Lắng cấp I
Hồ lắng cấp I gồm 4 hồ lắng (H23®H22® H20®H21), tổng thể tích khoảng 6,000 m3, thời gian lưu khoảng 7 ngày. Công đoạn này làm cho nước thải ổn định pH và lắng một phần.
Công đoạn 5 : Aeroten
Hồ sục khí hồi lưu bùn hoạt (hồ Aeroten) gồm 2 hồ :X11&X21 (bùn hoạt tính được lấy từ dãy hồ P) . Bổ sung định kỳ vi sinh hiếu khí nếu kiểm tra thấy thiếu vi sinh (mẫu gởi về trung tâm phân tích). Hồ hoạt động theo chế độ xục khí nông, liên tục, giàn sục làm bằng thép và cách mặt nước 0.5m .
Chỉ số COD , BOD và nitơ tổng sau xử lý: COD # 600 – 700 mgO2/l; BOD # 100 - 130 mgO2/l; nitơ tổng # 660 -700 mg/l.
Tổng thể tích: 1,000 m3, thời gian lưu là 24 giờ.
Công đoạn 6 : Lắng cấp II
Các hồ lắng cấp II gồm 2 dãy chảy song song, mỗi dãy có 4 hồ nối tiếp nhau : X12® X15 ; X22® X25 .
Chỉ số COD, BOD và nitơ tổng sau xử lý : COD # 550 –650 mg O2/l; BOD # 80 – 120 mgO2/ l; nitơ tổng # 600 - 650 mg/l.
Công đoạn 7 : Hồ rong tảo
Các hồ rong tảo, gồm 2 dãy, mỗi dãy 5 hồ nối tiếp nhau (K11®K15, K21®K25). Tổng thểå tích vào khoảng 5,500 m3 thời gian lưu nước ở các hồ này từ 6 đến 7 ngày .
Chỉ số COD , BOD và nitơ tổng sau xử lý: COD # 200 - 250 mg O2 l; BOD # 50 – 80 mgO2/l, nitơ tổng # 450 – 480 mg/l.
Công đoạn 8: Cỏ cấp I
Các hồ sinh học thả cỏ cấp I gồm 15 hồ nối tiếp nhau (D31®D55). Cỏ được thả ở các hồ này là cỏ địa phương (cỏ ngát, cỏ rể tre) nên có sức sống rất tốt. Nitơ tổng trước pha loãng còn khoảng 220-240 mg/l.
Hình 9. Hồ cỏ cấp I
Công đoạn 9: Cỏ cấp II
Các hồ sinh học thả cỏ cấp II gồm 9 hồ nối tiếp nhau (D61®D74).
Pha loãng bằng nước kênh Đông hoặc kênh Thầy Cai. Tỷ lệ pha loãng 30 – 35%. Điểm pha tại hồ D61 .
Nước sau khi qua khỏi công đoạn này có COD < 100 mg O2/ l, BOD < 40 mg O2/l, nitơ tổng < 35 mg/l.
Việc pha loãng nước tại đầu dãy cỏ cấp II nhằm giảm lượng muối trong nước xử lý giúp cho cỏ phát triển tốt hơn. Ngoài ra, nước ở dãy cỏ này còn được bơm lên đầu hồ SCAL. Việc pha loãng bằng nước kênh không nhằm mục đích xả thải đạt tiêu chuẩn mà cân bằng môi trường nước xử lý. Nước pha loãng được kiểm soát bằng 2 đồng hồ lưu lượng kế, 1 cái đặt tại đầu nguồn bơm nước, 1 cái đặt tại nơi bơm vào D61.
Hình 10. Hồ cỏ cấp II
Công đoạn 10: Khử trùng và xả thải
Sát trùng bằng nước Javen trước khi đổ ra kênh 15
Ý KIẾN - THẢO LUẬN:
+ Công xuất thiết kế của hệ thống xử lý: 400 ¸ 1000 m3/ng.đ ; có thể nhận nước vào hệ thống 2,000 ¸ 3,000 m3/ng.đ trong trường hợp cấp thiết.
+ Hệ thống xử lý dựa trên công nghệ HÓA SINH và hoạt động liên tục.
+ Sơ đồ công nghệ được trình bày đầy đủ theo các hạng mục công trình của hệ thống xử lý nước rỉ rác.
+ Các đơn vị kiểm tra và giám sát:
Viện Kỹ Thuật Nhiệt Đới & Bảo Vệ Môi Trường: lấy mẫu đột suất 1 lần/tuần; 1lần/ tháng
Ban Quản Lý Dự Án Đầu Tư – Xây Dựng Công Trình (Sở TN&MT): Giám sát hàng ngày, lấy mẫu đột suất 1 lần/tháng.
Công ty Môi Trường Đô Thị TP.Hồ Chí Minh: Giám sát hàng ngày, lấy mẫu đột suất 1 lần/tháng.
Phòng Tài Nguyên & Môi Trường huyện Củ Chi: Kiểm tra đột suất và lấy mẫu 1 lần/3 tháng.
Chi Cục Bảo Vệ Thuỷ Lợi huyện Củ Chi: Kiểm tra đột suất và lấy mẫu bất kỳ trong ngày.
+ Các đơn vị kiểm tra mẫu:
Viện kỹ thuật nhiệt đới & bảo vệ môi trường.
Viện môi trường & Tài nguyên.
Trung tâm đào tạo và phát triển sắc ký.
Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm.
+ Căn cứ các phiếu kiểm nghiệm nước xả thải, biên bản lấy mẫu nghiệm thu từ 28 tháng 2 nằm 2007 đến ngày 7 tháng 11 năm 2007 và sinh vật thủy sinh (cá, chim) trong các đầm cỏ có thể khẳng định: hệ thống xử lý nước rỉ rác tại bãi chôn lấp Tam Tân – Củ Chi đạt tiêu chuẩn xả thải theo TCVN 5945-1995 cũng như TCVN 5945 - 2005
THIẾT BỊ TRONG DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ
+ Các công trình nằm trong hệ thống xử lý bao gồm các công trình hồ chứa được đào và đắp bằng đất vét tại chỗ. Để ngăn chặn hiện tượng dò rỉ nước chảy trên mặt hoặc ngấm xuống tầng nước ngầm khu vực xử lý, tất cả các công trình đều được lót và phủ bạt hai lớp chống thấm. Các hồ chứa đều được thiết kế đảm bảo giảm thiểu ứng suất trượt đất của thành hồ chứa nhờ cần bằng thuỷ lực ở hai bên thành hồ. Nhờ cấu tạo hồ chứa dạng hồ đập thuỷ lợi, nên đảm bảo sau 45 ngày thi công, hệ thống xử lý đã tiếp nhận ngay nước rỉ rác làm giảm nguy cơ tràn bờ tại thời điểm xử lý ở Bãi chôn lấp số 1.
+ Các thiết bị tạo khí nén là các quạt thổi khí dạng quạt ly tâm nhiều tầng cao áp. Áp suất làm việc của các quạt này từ 1,2 ÷ 1,5 m H20. Các thiết bị thổi khí này đều có xuất xứ từ các quốc gia Đài Loan và Nhật.
+ Các thiết bị bơm nước kiểu bơm ly tâm do Italia sản xuất với nguồn động lực là các động cơ điện 3 pha của Đài Loan, Nhật.
+ Thiết bị khuấy trộn được thiết kế và chế tạo trên cơ sở các vật tư, tổng thành ngoại nhập.
+ Hệ thống ống dẫn nước hoàn toàn do trong nước chế tạo (nhựa Bình Minh).
+ Tất cả các thiết bị điện do Hàn Quốc sản xuất và lắp theo thiết kế của công ty Quốc Việt để điều khiển, bảo vệ các thiết bị dùng điện.
+ Dây dẫn điện sử dụng dây hợp chuẩn của Công ty CADIVI sản xuất.
+ Các thiết bị đo đạc kiểm tra là các thiết bị qui chuẩn để đo pH, độ dẫn điện (TSS), máy đo COD (model DR/890.HACH-USA)
Khả năng cung ứng vật tư khi vận hành dự án
Toàn bộ vật tư, thiết bị đều có sẵn ở thị trường trong nước. Các chi tiết máy dùng chung được thiết kế theo tiêu chuẩn hoá. Vì vậy vật tư, phụ tùng thay thế đều có thể cung ứng không cần thời gian chờ từ hãng sản xuất ở trong và ngoài nước.
Sở hữu trí tuệ và nhãn hiệu hàng hoá của công nghệ, thiết bị
Công nghệ mà dự án áp dụng là công nghệ do chính công ty nghiên cứu đề xuất. Vì vậy không có sự vi phạm về sở hữu trí tuệ về công nghệ lẫn thiết bị sử dụng trong dự án.
Các hợp đồng chuyển giao công nghệ để thực hiện dự án
Dự án hoàn toàn do công ty Quốc Việt sáng tạo, nên không có hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Để rút ngắn thời gian thi công, công ty tiến hành hợp đồng kinh tế với đơn vị hợp tác để thi công bằng cơ giới, nhưng việc thiết kế và tổ chức sản xuất hoàn toàn do công ty Quốc Việt đảm nhận.
Chương 5
KẾT QUẢ KIỂM TRA MẪU NƯỚC ĐÃ ĐƯỢC XỬ LÝ TẠI TAM TÂN – CỦ CHI
KẾT QUẢ KIỂM TRA CỦA CÁC CHỈ TIÊU
KẾT LUẬN CHUNG CHO CÁC QUÁ TRÌNH KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT
KẾT QUẢ KIỂM TRA CÁC CHỈ TIÊU
5.1.1 Kết quả kiểm tra giám sát
Khối lượng nước rỉ rác đã xử lý và xả thải của Công ty Quốc Việt tại Bãi chôn lấp rác số 1
Tổng khối lượng nước rỉ rác đã xử lý và xả thải 9/1/2007 cho đến ngày 21 tháng 11 năm 2007 (từ đợt 16 đến đợt 26) như sau:
+ Phần nước rỉ rác và nước pha loãng tiếp nhận:
- Khối lượng nước rỉ rác tiếp nhận : 213.981 m3.
- Khối lượng nước pha loãng sử dụng: 67.439 m3.
- Tỉ lệ pha loãng: 67.439 / 213.981 = 0,315 (31,5 %)
+ Phần nước đã xả thải: 225.990 m3.
+ Phần nước còn nằm trong hệ thống xử lý: Khoảng 56.000 m3.
Bảng 2: Kết quả kiểm tra các mẩu nước rỉ rác sau xử lý sau ngày 09 tháng 01 năm 2007.
TT
Ngày kiểm tra
Các Chỉ tiêu kiểm tra
pH
SS
(mg/l)
Tổng P
(mg/l)
Tổng N
(mg/l)
BOD
(mg/l)
COD
(mg/l)
Tổng Coliform
(MPN/100ml)
1
28. 2. 07
6,6
3
0,05
13
14
54
2.600
2
07. 3. 07
6,4
19
0,09
20
23
87
4.300
3
14. 3. 07
6,9
5
0,07
16
18
70
3.400
4
21. 3. 07
6,8
5
0,05
14
16
64
2.600
5
28. 3. 07
6,5
4
0,04
15
14
52
2.300
6
04. 4. 07
6,5
5
0,06
14
12
39
1.700
7
11. 4. 07
6,5
9
0,09
16
14
42
2.200
8
18. 4. 07
6,9
7
0,07
10
6
26
1.400
9
24. 4. 07
7,2
5
0,1
18
20
75
3.400
10
03. 5. 07
7,2
3
0,06
14
16
56
2.700
11
16. 5. 07
7,1
12
0,09
16
18
67
3.400
12
30. 5. 07
6,6
28
0,07
14
15
57
3.400
13
06. 6. 07
6,6
12
0,09
16
18
69
3.400
14
08. 6. 07
6,8
9
0,1
18
19
80
4.300
15
13. 6. 07
7,1
6
0,08
15
14
64
2.600
16
20. 6. 07
7,2
9
0,1
18
22
86
4.600
17
11. 7. 07
7,1
6
0,06
15
18
64
2.700
18
18. 7. 07
6,9
4
0,09
25
18
75
3.400
19
28. 7. 07
6,96
18
0,12
29
22
88
3.400
20
01. 8. 07
6,9
5
0,07
27
18
83
3.300
21
08. 8. 07
6,6
4
0,06
8
10
24
2.100
22
15. 8. 07
6,7
15
0,08
12
16
50
2.400
23
22. 8. 07
6,9
2
0,07
26
17
61
2.700
24
29. 8. 07
7,4
2
0,08
29
20
76
3.300
25
05. 9. 07
7,2
3
0,08
32
25
82
3.400
26
12. 9. 07
6,9
2
0.06
26
21
75
2.200
27
22. 9. 07
7,3
5
0,07
26
30
82
3.100
28
26. 9. 07
7,0
5
0,09
3
36
93
3.300
29
29. 9. 07
7,7
14
0,07
18
20
64
2.600
30
03.10.07
7,6
3
0,12
26
30
85
2.700
31
10.10.07
6,7
11
0,09
14
18
56
2.200
32
07.11.07
7,0
3
0,05
30
32
84
3.100
TB
6.93
7,6
0,077
18,5
19,1
66,6
2944
5.1.2 Kết quả phân tích xử lý
a. Xác định khoảng tin cậy của các chỉ tiêu
Khoảng tin cậy của các chỉ tiêu phân tích được xác định theo công thức (ứng với số lượng mẫu n > 30):
+ ub .(S/) ³ µ ³ – ub .(S/)
Trong đó: – Giá trị trung bình của chỉ tiêu phân tích;
ub – Phân vị mức a/2 của phân bố chuẩn tắc ub = za/2 với a = (1 - b). Chọn độ tin cậy b = 0,95, tra bảng phân bố chuẩn thì ub = 1,96;
S – Sai số tiêu chuẩn thực nghiệm.
Đối với chỉ tiêu độ pH:
+ Giá trị trung bình phân bố: 6,93;
+ Sai số tiêu chuẩn thực nghiệm S=0,322;
+ Kích thước mẫu: n = 32;
6,93 + 1,96. (0,322/) ³ pH ³ 6,93 – 1,96. (0,322/)
7,04 ³ pH ³ 6,82
Đối với chỉ tiêu SS:
+ Giá trị trung bình phân bố:7,6;
+ Sai số tiêu chuẩn thực nghiệm S = 5,95;
+ Kích thước mẫu: n = 32;
7,6 + 1,96. (5,95/) ³ SS ³ 7,6 – 1,96. (5,95/)
9,66 mg/l ³ SS ³ 5,54 mg/l
Đối với chỉ tiêu Tổng P:
+ Giá trị trung bình phân bố: 0,077;
+ Sai số tiêu chuẩn thực nghiệm S = 0,020;
+ Kích thước mẫu: n = 32;
0,077 + 1,96. (0,020/) ³ P ³ 0,077 – 1,96. (0,020/)
0,084 mg/l ³ å P ³ 0,070 mg/l
Đối với chỉ tiêu Tổng N:
+ Giá trị trung bình phân bố: 18,5;
+ Sai số tiêu chuẩn thực nghiệm S = 7,0;
+ Kích thước mẫu: n = 32;
18,5 + 1,96. (7,0/) ³ N ³ 18,5 – 1,96. (7,0/)
20,9 mg/l ³ S N ³ 16,1 mg/l
Đối với chỉ tiêu BOD:
+ Giá trị trung bình phân bố: 19,1;
+ Sai số tiêu chuẩn thực nghiệm S = 6,3;
+ Kích thước mẫu: n = 32;
19,1 + 1,96. (6,3/) ³ BOD ³ 19,1 – 1,96. (6,3/)
21,3 mg/l ³ BOD ³ 16,9 mg/l
Đối với chỉ tiêu COD:
+ Giá trị trung bình phân bố: 66,6;
+ Sai số tiêu chuẩn thực nghiệm S =17,7;
+ Kích thước mẫu: n = 32;
66,6 + 1,96. (17,7/) ³ COD ³ 66,6 – 1,96. (17,7/)
72,7 mg/l ³ COD ³ 60,5 mg/l
Đối với chỉ tiêu Coliform:
+ Giá trị trung bình phân bố: 2.944;
+ Sai số tiêu chuẩn thực nghiệm S =724;
+ Kích thước mẫu: n = 32;
2.944 + 1,96. (724/) ³ Co ³ 2.944 – 1,96. (724/)
3.195 MPN/100ml ³ Coliform ³ 2.693 MPN/100ml
5.1.3 Ý kiến thảo luận
Hệ thống xử lý nước rỉ rác sau khi hoàn thiện về công nghệ, hệ thống công trình thiết bị cho chất lượng xử lý ổn định hơn, đảm bảo chất lượng qui định tốt hơn. Các hoàn thiện này đã thật sự nâng cao chất lượng xử lý nước rỉ rác.
KẾT LUẬN CHUNG CHO CÁC QUÁ TRÌNH KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT
Sau gần 3 năm rưỡi tính từ lúc xây dựng và lắp đặt xong về cơ bản các hồ của quy trình công nghệ, các giai đoạn xử lý kỵ khí có kiểm soát và điều chỉnh, hiếu khí và kỵ khí cơ bản đã đi vào giai đoạn ổn định. Một phần lớn diện tích hồ thả bèo được thay thế bằng cỏ đã nâng cao khả năng xử lý của hệ thống, nhất là các chỉ tiêu về tổng N, COD và màu sắc của nước xả. Đây là cải tiến giúp bỏ việc dùng vôi xử lý nước. Trong suốt quá trình vận hành, hệ thống chứng tỏ có độ tin cậy khá cao, chưa xảy ra một sự cố kỹ thuật nghiêm trọng nào. Đội ngũ công nhân và công nhân kỹ thuật dần dần đã nắm vững quy tắc vận hành vì vậy các sự cố nhỏ ngày càng ít xảy ra. Các kết quả thử nghiệm và các kết quả kiểm tra thực tế cho thấy sẽ đạt được công suất thiết kế và đạt được một cách vững chắc chất lượng nước sau xử lý.
Cho thấy rằng công nghệ này là thích hợp cho đối tượng nước rỉ rác do các nguyên nhân sau:
Có thể hạ nước rỉ rác với COD rất cao hay có nhiều chất khó phân hủy xuống đến giá trị COD 700 – 900 mgO2/lít bằng hồ xử lý kỵ khí có kiểm soát và điều chỉnh mà không cần pha nước từ ngoài vào. Một phần đáng kể chất hữu cơ gây màu cũng được khử trong thiết bị này. Phương pháp UASB không thể đạt được kết quả này nếu không pha nước trước với lượng lớn. Hoá chất dùng chỉnh môi trường là các muối sắt thông dụng và khá rẻ tiền và thân thiện với môi trường. Đồng thời nước rác hầu như mất mùi khó chịu ngay trong ngày xử lí đầu tiên bằng hồ xử lý kỵ khí có kiểm soát và điều chỉnh.
Thực tế khảo sát của công ty và cũng như của các nhà nghiên cứu khác cho thấy khó khăn lớn là giảm COD từ 400 mgO2/lít xuống đến tiêu chuẩn xả ra nguồi loại B (COD < 100 mgO2/lít) và đưa tổng nitơ xuống dưới 60 mg/lít. Quy trình của công ty khắc phục được khó khăn này nhờ kết hợp các công đoạn từ 2 đến 5. Nghiên cứu của công ty cho thấy bằng các hệ vi sinh chọn lọc tự nhiên địa phương có thể đưa COD từ 30.000 mgO2/l hay cao hơn giảm xuống dưới 300 mgO2/lít mà chưa cần pha nước, thậm chí có nhiều lúc COD giảm xuống dưới 200 mgO2/lít. Hơn nữa, đồng cỏ hoạt động tự nhiên hoàn toàn có khả năng làm sạch tốt nước rỉ rác xuống tiêu chuẩn nước thải xả cho nguồn loại B khi bổ sung thêm nước sạch bên ngoài với tỉ lệ thích hợp.
Thực tế cho thấy việc khử ammoniac bằng vi sinh rất khó khăn. Giải pháp đồng cỏ tự nhiên không những giải quyết được chỉ tiêu ammoniac mà còn giải quyết rất tốt màu nước và chất lượng nước xả. Chi phí của cánh đồng cỏ tự nhiên nhỏ, hơn nữa nó còn có chức năng cải thiên không khí của bãi rác.
Các humat khó phân hủy bởi vi sinh nhưng dễ bị cỏ và bèo hấp thu, do đó hầu như màu của nước không còn nữa. Điều này rất khó đối với các hệ chỉ sử dụng các thiết bị xử lí bằng vi sinh năng suất cao.
Có thể có ý kiến cho rằng phương pháp này có điểm yếu là cần diện tích quá lớn, tuy nhiên thực tế thì các bãi rác đều cần có vùng đệm khá rộng nhằm cách li với khu dân cư. Quy trình này chỉ sử dụng một phần của diện tích này, thêm vào đó do diện tích mặt nước rộng, lượng nước bay hơi khá lớn, làm mát cả các vùng xung quanh. Hiện nay, tại bãi chôn lấp rác Đông Thạnh có một hệ thống xử lí nước rỉ rác công suất 500 m3/ngày-đêm trên một diện tích nhỏ hơn nhiều so với ở Tam Tân hoạt động rất ổn định. Theo kinh nghiệm của mình, công ty nhận thấy có thể rút nhỏ hơn diện tích xử lý trong những lần triển khai sau này.
Trên nguyên tắc có thể làm sạch hơn nữa nước thải nhờ triển khai cánh đồng sinh học sau khi nước đạt tiêu chuẩn xả cho nguồn loại B. Kênh 15 chủ yếu tiếp nhận nước từ hệ thống xử lý của công ty hiện nay có chất lượng rất tốt, luôn đạt qui định môi trường.
Vật liệu lót hồ đang sử dụng đáp ứng được yêu cầu chống thấm, đặc biệt trên nền đất yếu như diện tích đặt hệ thống xử lý ở Tam Tân. Điều này tăng tính khả thi khi áp dụng công nghệ xử lý nước rỉ rác này tại các vùng có nền yếu tương tự.
Chương 6
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC RỈ RÁC SAU XỬ LÝ VÀ HIỆU QUẢ CỦA NÓ
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC ĐÃ XỬ LÝ
HIỆU QUẢ XỬ LÝ
CÁC VẤN ĐỀ KHÁC
. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC ĐÃ XỬ LÝ
+ Đánh giá chất lượng xử lý nước rỉ rác thông qua trị số trung bình mẫu của các lần lấy mẫu, đo đạc cho thấy tất cả 100 % mẫu và 100 % các chỉ tiêu đều đảm bảo cho nguồn xả loại B. Mức độ biến động các chỉ tiêu xử lý thấp.
+ Các chỉ tiêu đều đạt yêu cầu cho nguồn xả loại A với 100 % mẫu đo gồm: pH; Tổng SS; Tổng P; Tổng N.
+ Chỉ tiêu Tổng N có 2/42 mẫu chưa đạt yêu cầu xả cho nguồn B. Xử lý số liệu cho thấy toàn bộ chỉ tiêu xử lý này đều nằm trong khoảng tin cậy cho phép xả cho nguồn loại B là từ 15,26 mg/l ÷ 27,04 mg/l. Qui định là dưới 60 mg/l.
+ Chỉ tiêu COD có 6/43 mẫu chưa đạt yêu cầu xả cho nguồn B. Xử lý số liệu cho thấy toàn bộ chỉ tiêu xử lý này đều nằm trong khoảng tin cậy cho phép xả cho nguồn loại B là từ 49,71 mg/l ÷ 73,05 mg/l. Qui định là dưới 100 mg/l.
+ Chỉ tiêu Coliform có 4/40 mẫu chưa đạt yêu cầu xả cho nguồn B. Xử lý số liệu cho thấy toàn bộ chỉ tiêu xử lý này đều nằm trong khoảng tin cậy cho phép xả cho nguồn loại B là từ 2.368 MPN/100ml ÷ 5.987 MPN/100ml. Qui định là dưới 10.000 MPN/100ml.
Tuy nhiên, ở tất cả các mẫu đo chưa đạt thì mức vượt quá rất nhỏ, giá trị đo đạc nằm lân cận giá trị qui định. Tính trên 45 mẫu đo đạc thì mức độ chưa đạt của các chỉ tiêu là:
12 chỉ tiêu / (7 x 45) = 0,038 hay 3,8 %.
Xử lý thống kê đã xác nhận các mẫu chưa đạt chỉ là ngẫu nhiên. Thực chất là chất lượng xử lý đã đạt yêu cầu và ổn định.+ So sánh với kết quả đo đạc trước khi hoàn chỉnh hệ thống : Hệ thống hoàn chỉnh có chất lượng xử lý cao hơn và ổn định hơn, cá sống rất nhiều tại các hồ cỏ cấp I và II (cá rô, rô phi, cá trê), cò về làm tổ tại đầm cỏ trong hệ thống
6.1.1 Đánh giá ảnh hưởng của hệ thống xử lý nước rỉ rác đến kênh 15 tiếp nhận nguồn nước xả thải
Kết quả quan trắc
Kết quả quan trắc so sánh chất lượng nước rỉ rác sau khi xử lý xong và xả thải được trình bày như bảng 2.
Bảng 3: Kết quả phân tích kênh 15 và xả thải
S
T
T
Ngày
pH
SS
mg/l
Ptổng
mg/l
Ntổng
mg/l
BOD
mgO2/l
COD
mgO2/l
Tổng Coliform
MNP/100 ml
1
24.4.07
Xả thải
7,2
5
0,1
18
20
75
3.400
Kênh 15
6,7
18
0,07
12
16
57
3.100
2
30.5.07
Xả thải
6,6
28
0,07
14
15
57
3.300
Kênh 15
5,9
21
0,05
10
8
20
2.700
3
28.7.07
Xả thải
6,69
18
0,12
29
22
88
3.400
Kênh 15
4,23
122
0,06
20
16
82
2.600
4
22.8.07
Xả thải
6,9
2
0,07
26
17
61
2.700
Kênh 15
5,9
19
0,1
15
10
31
2.200
5
22.9.07
Xả thải
7,3
5
0,07
26
30
82
3.100
Kênh 15
6,5
34
0,11
20
24
72
2.400
6.1.2 Đánh giá ảnh hưởng của hệ thống xử lý nước rỉ rác đến các giếng quan trắc
Bảng 4: Kết quả phân tích các giếng quan trắc tại bãi rác TamTân – Củ Chi
TT
Tên chỉ tiêu
Đơn vị
Giếng 1
(TTN 001)
Giếng 2
(TTN002)
Giếng 3
(TTN003)
Tiêu chuẩn nước ngầm
TCVN 5944-1995
1
pH
6.7
6.3
6.4
6.5 – 8.5
2
Độ dẫn điện(EC)
mS/cm
399
380
318
3
Tổng Nitơ
mg/l
3.2
2.2
2.4
4
Tổng Sắt
mg/l
3.0
4.6
3.8
1.0 – 5.0
5
Tổng Cr
mg/l
<0.02
<0.02
<0.02
0.05
6
Zn
mg/l
< 0.005
< 0.005
< 0.005
5.0
7
Pb
mg/l
< 0.05
< 0.05
< 0.05
0.05
8
Cd
mg/l
< 0.002
< 0.002
< 0.002
0.01
9
As
mg/l
< 0.001
< 0.001
< 0.001
0.05
10
COD
mg/l
9
11
14
Các giếng quan trắc đều có nồng độ kim loại dưới tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm TCVN 5944:1995
Các giếng quan trắc đều có Nitơ hữu cơ.
. HIỆU QUẢ XỬ LÝ
6.2.1. Hiệu quả của bản thân dự án
Hiệu quả bản thân dự án ở chỗ:
+ Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bãi chôn lấp rác số 1 trong mùa mưa 2006 và 2007. Giải quyết được nước rác tồn đọng trong mùa mưa 2005 trong bãi rác và trong 4,5 hecta rừng tràm.
+ Khắc phục hiện tượng nước rỉ rác làm ô nhiễm môi trường ở khu vực lân cận Bãi chôn lấp rác số 1 và vùng hạ lưu của các kênh – rạch chảy qua.
+ Bổ sung hoàn thiện công nghệ xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp.
+ Nâng cao năng lực của doanh nghiệp cả về trình độ quản lý lẫn chuyên môn, nghiệp vụ. Đặc biệt là nâng cao được trình độ khoa học công nghệ, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề về kỹ thuật môi trường.
+ Tăng doanh thu cho đơn vị trên cơ sở khối lượng công việc thực hiện.
+ Bổ sung thêm kinh nghiệm cho các bên tham gia: Quản lý; chủ đầu tư – thực hiện; giám sát.
6.2.2. Hiệu quả kinh tế – xã hội
Hiệu quả kinh tế – xã hội bao gồm:
+ Góp phần làm trong sạch môi trường sống.
+ Tạo thêm công ăn việc làm cho doanh nghiệp và bản thân người lao động. Đặc biệt là thu hút một phần lớn lao động giản đơn trong việc xây đắp các công trình phục vụ công tác xử lý.
+ Tạo thêm nguồn thu cho ngân sách thông qua các khoản thuế theo qui định.
+ Giá thành xử lý thấp hơn rất nhiều so với các công nghệ xử lý khác.
+ Tiết kiệm một phần ngoại tệ không phải nhập khẩu công nghệ, thiết bị xử lý nước rỉ rác.
6.3. CÁC VẤN ĐỀ KHÁC
Việc xử lý nước rỉ rác bước đầu thành công cho thấy, chúng ta có khả năng phát huy nội lực trong công tác bảo vệ môi trường. Công nghệ xử lý nước rỉ rác của công ty Quốc Việt, lần đầu tiên áp dụng ở trong nước mang lại hiệu quả kinh tế – kỹ thuật cao. Với chi phí xử lý thấp, phù hợp với trình độ quản lý, kỹ thuật của đơn vị.
6.3.1. Lao động và đào tạo
Về lao động:
+ Đã thu hút một lực lượng lao động khá lớn trong việc thi công xây dựng công trình xử lý. Nhờ vậy đã góp phần cùng với xã hội tạo công ăn việc làm cho một bộ phận lao động, đặc biệt là lực lượng lao động nông nhàn.
+ Công ty đã làm tốt công tác đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho người lao động theo qui định.
+ Chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Chú ý đến bảo hộ lao động, bồi dưỡng độc hại. Tăng thu nhập cho người lao động.
Về đào tạo:
+ Đã góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng cán bộ kỹ thuật, công nhân vận hành thông qua hoạt động chuyên môi.
+ Đã tổ chức các khoá huấn luyện ngắn ngày về công tác vận hành, duy tu, bảo dưỡng.
6.3.2. An toàn vệ sinh lao động
Thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động nghiêm túc, nên suốt trong khoảng thời gian tiến hành công trình đến nay tại công trình thực hiện chưa xẩy ra bất cứ tai nạn lao động nào. Quân số tham gia trên công trình thường xuyên đảm bảo 100 %. Để đạt được như vậy là nhờ:
+ Công ty Quốc Việt luôn nêu cao tầm quan trọng của công tác vệ sinh, an toàn lao động. Thường xuyên đôn đốc nhắc nhở việc chấp hành kỷ luật lao động, chăm lo trang thiết bị bảo hộ an toàn cho người lao động như quần áo, giầy – dép, mũ nón, gang tay.
+ Đảm bảo có đầy đủ các trang thiết bị lao động phục vụ công tác. Phát huy cải tiến, nâng cao năng suất lao động trong công nhân viên chức của toàn công ty.
+ Đảm bảo đầy đủ đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
6.3.3. Phòng chống cháy nổ.
Công ty luôn coi trọng việc phòng chống cháy nổ. Là công trình thi công và vận hành ngoài trời, nên công ty rất quan tâm đến các nguyên nhân, sự cố gây cháy nổ như điện, sét. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, công ty đã quán triệt sâu rộng đến mỗi cán bộ kỹ thuật, người lao động về an toàn điện, phòng chống cháy nổ, sét đánh. Có nội dung qui định một cách chi tiết về kỹ thuật thao tác, vận hành, cách xử lý khắc phục, trách nhiệm của thành viên.
Nhờ vậy, trong suốt thời gian qua, trên công trình xử lý không xẩy ra bất cứ sự việc nào liên quan đến an toàn cháy nổ.
Chương 7
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
7.1 KẾT LUẬN
7.2 KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Để cho một hệ thống xử lý nước rỉ rác hoạt động có hiệu quả thì ngoài những yếu tố lựa chọn công nghệ và thiết bị phù hợp còn có yếu tố chỉ đạo thực hiện, kiểm tra từ lúc xây dựng, lắp đặt cho đến lúc vận hành.
a. Hệ thống xử lý nước rỉ rác sau khi hoàn thiện cả về công nghệ lẫn thiết bị đã đảm bảo chất lượng nước sau xử lý tốt hơn.
b. Những vấn đề mà công ty đã thực hiện tương đối tốt về kỹ thuật và theo hợp đồng kinh tế đã ký kết như sau:
Đảm bảo thực hiện đúng theo kế hoạch.
Gấp rút đưa hệ thống vào vận hành từng công đoạn .
Đảm bảo yêu cầu kỷ thuật, hệ thống không bị thấm, không bị bể bờ, tràn hồ.
Chất lượng nước sau xử lý khá ổn định.
Sau trên 2 năm vận hành thì hệ thống đã gần đạt công suất thiết kế (800m3/ngày đêm).
c. Bên cạnh những kết quả trên thì vẫn còn tồn tại một số bất cập như:
Thời gian thực hiện quá gấp rút, điều kiện thi công khắc nghiệt nên tính quy chuẩn của công trình còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng đượïc yêu cầu của công nghệ. Các bờ bao của các hồ chứa hay bị sụt lở, mặc dù chưa xẩy ra bất cứ sự cố nào, nhưng đã làm cho chi phí tu bổ công trình cao.
Thời gian khai thác của hệ thống ngắn, nên không thể đầu tư chiều sâu. Do đó công trình ở mức độ nào đó chưa đáp ứng được yêu cầu về mỹ thuật, kỹ thuật, mức độ tự động hóa chưa cao. Từ đó làm tốn nhiều nhân công, tiêu hao điện năng, hóa chất tương đối lớn nên giá thành xử lý tương đối cao, ý nghĩa kinh tế của dự án bị hạn chế.
d. Vận hành hệ thống:
Để vận hành một hệ thống xử lý theo công nghệ sinh hóa như đã trình bày thì khá dễ, vì có độ dung sai khá lớn. Tuy nhiên, cũng có những khó khăn như do yêu cầu gấp rút đưa hệ thống vận hành đạt công suất thiết kế, trong khi đó hệ vi sinh mới phát triển chưa thật ổn định.Hơn nữa hệ thống lúc xây dựng chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của công nghệ. Do đó khi vận hành có một số sự cố phải khắc phục khá tốn kém và làm chậm tiến độ.
e. Nhận định công nghệ
Những kinh nghiệm có được từ kết quả nghiên cứu và triển khai ở các dự án cho thấy công nghệ HÓA SINH đã nêu trên là hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu như:
Chất lượng nước sau xử lý đạt được nguồn xả loại B, một số chỉ tiêu đạt nguồn xả loại A.
Công suất: Công suất xử lý có thể đạt theo thiết kế từ 500-1.000m3/ngày đêm. Hệ thống cũng có thể đáp ứng được yêu cầu tiếp nhận đột xuất 2.000- 3.000m3/ngày đêm trong khoảng thời gian ngắn.
Kỹ thuật: hệ thống có thể đảm bảo kỹ thuật như không bị tràn bờ, không bị thấm, không bị sạt lở, không mùi hôi và an toàn cho người vận hành, có thể tự động hóa 90% các khâu trong quy trình công nghệ.
Mỹ thuật: nếu đầu tư chiều sâu thì sẽ đáp ứng nhu cầu mỹ thuật dạng như công viên. Tuy nhiên để đáp ứng tốt các yếu tố trên thì cần vốn đầu tư khoảng 1.500.000 USD và thời gian khai thác khoảng 10-15 năm thì sẽ khấu hao hết. Thời gian thi công khoảng 12 tháng, nhân công vận hành khoảng 10 người.
KIẾN NGHỊ
- Khi xây dựng bãi rác cần phải có một số hồ chứa khoảng 20-30.000 m3/ nước rỉ rác.
- Song song với việc xây dựng bãi rác thì nên cho xây dựng hệ thống xử lý nước rỉ rác để tránh những bất cập như nêu trên.
- Thời gian khai thác phải đủ dài để cho đơn vị đầu tư có khả năng đầu tư chiều sâu đáp ứng các yêu cầu của công nghệ. Từ đó làm chi phí vận hành sẽ giảm, hệ thống có tính mỹ thuật , kỹ thuật và mức độ tự động hóa cao, góp phần giải phóng sức lao động thủ công nặng nhọc của người lao động, chất lượng xử lý của từng công đoạn rất ổn định dễ kiểm soát.
- Để giải quyết triệt để vấn đề nước rỉ rác thì ngoài việc đưa ra công nghệ, thiết bị phù hợp thì nên có những giải pháp đồng bộ, vì nước rỉ rác là sản phẩm không mong đợi của công nghệ chôn lấp rác tạo ra, do đó cần thiết:
Gấp rút triển khai phân loại rác từ nguồn và đưa các loại rác hữu cơ dễå phân hủy để làm phân
Hạn chế tối đa sự xâm nhập nước mưa vào rác khi vận hành , chôn lấp rác nhằm hạn chế nước rỉ rác.