Để thực hiện tốt công tác quản lý chất thải y tế tại huyện nhằm đạt mục tiêu đề ra đến năm 2010
- Tất cả các cơ sở y tế phải nghiêm chỉnh chấp hành phân loại chất thải y tế theo đúng quy định để giảm lượng chất thải y tế, dễ dàng cho việc xử lý hơn đồng thời ít tốn kinh phí.
- Công tác thu gom vận chuyển cũng phải tuân thủ đúng quy định để khắc phục tình trạng ô nhiễm do chất thải y tế gây ra.
- Đầu tư lò đốt rác y tế cho toàn huyện.
- Các ngành các cấp cùng tổ chức triển khai đồng bộ công tác quản lý chất thải y tế, chú trọng triển khai các văn bản pháp quy liên quan đến chất thải rắn y tế.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức về về tác hại của chất thải y tế.
- Tăng cường công tác thanh kiểm tra các cơ sở y tế.
- Củng cố, xây dựng lại giải pháp thu phí xử lý mở rộng mạng lưới thu gom rác y tế.
59 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 841 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá hiện trạng phát thải và đề xuất biện pháp xử lý rác y tế trên địa bàn huyện Đức Trọng giai đoại 2007 -2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ät coi trọng biện pháp bố trí sử dụng hợp lý kết hợp tăng cường biện pháp bảo vệ cải tạo.
3.1.5. Tài nguyên rừng
Là huyện thuộc miền núi cao nguyên nên tài nguyên rừng ở Đức Trọng rất phong phú tổng diện tích đất lâm nghiệp 43,747 ha chiếm 50% diện tích đất tự nhiên. Trong đó rừng tự nhiên chiếm 38,778 ha những năm gần đây công tác trồng rừng cũng được quan tâm nhằm nâng cao độ che phủ, hiện nay rừng trồng đạt đến 4,969 ha.
3.1.6. Dân số
Đến năm 2006 tổng dân số của huyện Đức Trọng có khoảng 166358 người trong đó dân số thành thị 44276 người chiếm tỉ lệ 27%.
Dân số huyện gồm 27 dân tộc anh em sinh sống trong đó người kinh chiếm tỉ lệ 66,7% kế đến là dân tộc Kơho chiếm 9%, Churu, Hoa, Nùng, Tày lần lượt chiếm tỉ lệ 4,7%, 4,8%, 4,6%, 4,6%. Ngoài ra còn có các dân tộc khác. Do huyện có dân số phức tạp nên tình hình tôn giáo cũng phức tạp không kém có hơn 80 cơ sở tôn giáo.
Trước đây đồng bào Tây Nguyên sản xuất tự nhiên, hoạt động xã hội theo nhóm dân cư gọi là buôn, plây là tổ chức xã hội cao nhất mang tính chất xã hội tương đối hoàn chỉnh, tương đối độc lập và cách biệt. Nhưng những năm gần đây các hoạt động xã hội đã được giao lưu tốt hơn với bên ngoài sản xuất dần mang tính hàng hóa.
Cộng đồng người Kinh, Hoa tập trung chủ yếu ở thị trấn, ven quốc lộ và gần đây phát triển thành các điểm kinh tế mới ở Vùng Loan. Người Kinh với cách nghĩ, cách làm năng động, trình độ thâm canh cao đã đóng góp vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Về tình trạng di dân trong những năm qua đã có trên 6000 người từ ngoài huyện vào, mức độ không cao nhưng đã gây những xáo trộn trong lĩnh vực kinh tế xã hội của huyện đòi hỏi phải có sự giúp đỡ của nhà nước để ổn định đời sống và nơi định cư cho dân di cư đến và từng bước hạn chế từng bước làn sóng di dân tự do vào huyện.
Lao động: Năm 2006 tổng lao động của huyện khoảng 82135 người trong đó lao động nông-lâm nghiệp chiếm 63094 người, sản xuất công nghiệp 4046 người, thương mại 4163 người, dịch vụ khách sạn 2126 người. Những năm trước đây lao động nông nghiệp chiếm đa số nhưng do mở rộng thị trường, các ngành công nghiệp- thương mại -dịch vụ tăng nhanh chiếm từ 53-54%.
Chất lượng lao động được tăng lên rất nhiều cụ thể lao động hiện có trình độ: công nhân kỹ thuật có bằng 1090 người, trung học chuyên nghiệp có 1536 người, cao đẳng và đại học 1309 người, thạc sĩ có 8 người. Nhìn chung lao động có trình độ, kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp ít.
Lâm Đồng có sân bay Liên Khương nằm trong địa phận của Đức Trọng nó đang được nâng cấp thành sân bay quốc tế đó là một trong những điều kiện thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế với các vùng khác trong cả nước. Do đó GDP tăng lên hiện nay là 8triệu/người/năm.
3.1.7. Giáo dục
14 xã, thị trấn đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Toàn huyện có 5 trường trung học phổ thông
3.1.8. Y tế
Tính đến ngày 31/12/2006 toàn huyện Đức Trọng có134 cơ sở y tế do phòng y tế quản lý. Trong đó có 1 phòng khám đa khoa khu vực, 118 phòng khám tư nhân, 18 cơ sở y học cổ truyền và 69 nhà thuốc tư nhân.
Có trạm y tế ở 14 xã, thị trấn và một bệnh viện.
Bảng 3.1: Số cơ sở y tế tư nhân do phòng y tế quản lý
SỐ CƠ SỞ
SỐ LƯỢNG
Phòng khám bác sĩ tư
28
Nhà hộ sinh tư
10
Nha công
7
Y học cổ truyền
16
Nhà thuốc tân dược
9
Hiệu thuốc khoán
18
Nhà thuốc cao hoàn tán
2
Đại lý dược
32
(Nguồn: Phòng Y tế huyện Đức Trọng, 2006)
Ngoài các cơ sở y tế tư nhân do phòng quản lý mà hoạt động của trung tâm y tế huyện Đức Trọng đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh trong nhân dân. Hiện nay các cơ sở trên địa bàn trực thuộc trung tâm gồm có:1 bệnh viện, 1 phòng khám đa khoa, 1đội y tế dự phòng, 1 đội sức khỏe sinh sản và14 trạm y tế xã, thị trấn.
Hiện nay số lượng thầy thuốc của các cơ sở trực thuộc trung tâm y tế như sau: Bác sĩ: 39 người trong đó Bác sĩ chính: 3 người, Bác sĩ chuyên khoa I, II: 9 người, Bác sĩ đa khoa: 28 người.Y sĩ : 56 người, Cử nhân (điều dưỡng, nữ hộ sinh): 2 người. Điều dưỡng trung học: 25 người. Kỹ thuật viên trung học: 8 người. Nữ hộ sinh trung học: 36 người. Điều dưỡng sơ học: 11 người. Nữ hộ sinh sơ học:1 người. Ngoài ra còn có các dược sĩ bao gồm: 1 dược sĩ đại học, 4 dược sĩ trung học và 1 dược tá.
Bảng 3.2: Hoạt động khám chữa bệnh của nhân dân trong huyện
Nhà nước
Đơn vị
2000
2003
2004
2005
2006
Số lần khám bệnh
-Tuyến huyện
-Tuyến xã
Lần người
106261
61715
44546
314179
170457
143722
282248
136032
146216
296850
1400002
156848
293509
137550
155959
Số lần bệnh nhân điều tri nội trú
-Tuyến huyện
-Tuyến xã
5255
4815
440
7469
6389
1080
8159
6935
1224
9671
8400
1271
9756
8711
1045
(Nguồn: Phòng thống kê UBND huyện Đức Trọng, 2006).
3.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM Y TẾ ĐỨC TRỌNG
Trước năm 1975 Trung tâm y tế Đức Trọng là một bệnh viện dã chiến của tổ chức PCI ( Project Concern International) Mỹ. Sau ngày giải phóng chính quyền đã tiếp quản và đưa vào hoạt động, bệnh viện lúc đó đã hư hỏng xuống cấp, trang thiết bị, thuốc men đều thiếu thốn.
Từ đó đến nay nhà nước đã từng bước đầu tư nâng cấp Bệnh Viện để phục vụ công tác khám chữa bệnh cho nhân dân địa phương. Năm 1988 Trung tâm y tế huyện Đức Trọng được thành lập theo Quyết định số 615/QĐ – UB ngày 8/11/1988 của UBND tỉnh Lâm Đồng trên cơ sở sáp nhập Phòng y tế Đức Trọng và Bệnh viện huyện Đức Trọng với chức năng chính được giao là:
- Khám và điều trị cho nhân dân địa phương.
- Phòng chống dịch, thực hiện các chương trình y tế quốc gia.
- Chỉ đạo y tế cơ sở thực hiện nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình y tế quốc gia.
Trong những năm gần đây (2002-2005) Bệnh viện đã được xây dựng cải tạo cơ sở hạ tầng khang trang, trang thiết bị y tế từng bước được đầu tư tương đối đầy đủ. Các khoa, phòng đã được xây dựng, củng cố đầy đủ tiện nghi đảm bảo phục vụ người bệnh ngày càng tốt hơn cho nên thu hút bệnh nhân ngày càng lớn. Trung tâm không chỉ điều trị cho bệnh nhân của huyện Đức Trọng mà còn điều trị cho nhiều bệnh nhân của các huyện xung quanh như Lâm Hà, Di Linh, Đơn Dương.
3.3. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ RÁC Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC TRỌNG
3.3.1. Mạng lưới y tế nhà nước
Trung tâm y tế hiện nay có 135 giường nhưng số số lượng người khám chữa bệnh tại trung tâm tăng cao do trung tâm đã trang bị điều kiện tốt và có đội ngũ y bác sĩ nhiệt tình, phục vụ tốt việc khám chữa bệnh cho người dân địa phương.
Ngoài ra còn có các đơn vị trực thuộc trung tâm
1 đội y tế dự phòng
1 phòng khám đa khoa khu vực
1 đội sức khỏe sinh sản
14 trạm y tế xã, thị trấn.
Tất các đơn vị trên đều trực thuộc mạng lưới y tế huyện đã góp phần khám chữa bệnh cho nhân dân đia phương.
Hiện nay toàn huyện có 204 cán bộ công chức ngành y tế đang làm việc tại trung tâm.
Bảng 3.3: Số cơ sở y tế và giường bệnh
Số cơ sở
2000
2003
2004
2005
2006
Tổng
265
300
304
320
275
Bệnh viện
90
90
90
100
135
Phòng khám đa khoa khu vực
10
10
10
10
10
Trạm y tế xã, thị trấn
65
70
70
70
65
Cơ sở y tế khác
100
130
134
140
65
(Nguồn: Phòng thống kê UBND huyện Đức Trọng, 2006)
Bảng 3.4: Số cán bộ y tế ngành y trên địa bàn huyện
Đơn vị
2004
2005
2006
Người
Nhà nước
Tư
nhân
Nhà nước
Tư
nhân
Nhà nước
Tư
nhân
Ngành y
172
20
175
23
181
62
Chuyên khoa cấp I,II
7
_
11
_
10
4
Bác sĩ
31
4
28
4
27
19
Y sĩ
63
4
62
5
60
10
Kỹ thuật viên trung học
7
7
7
7
7
23
Y tá
36
1
38
3
42
1
Y tá đại học
1
_
1
_
1
_
Y tá trung cấp
20
1
22
2
22
1
Y tá sơ cấp
15
_
15
1
19
0
Nữ hộ sinh
28
4
29
4
35
5
Cử nhân
1
_
1
_
1
_
Trung học
25
1
27
1
34
5
Sơ học
2
3
1
3
0
0
Ngành dược
5
10
6
13
6
56
Ds đại học
2
10
1
13
1
1
Ds trung học
2
_
4
-
4
_
Kỹ thuật
viên TH dược
13
Dược tá
42
(Nguồn: Phòng thống kê UBND huyện Đức Trọng, 2006)
3.3.2. Mạng lưới y tế tư nhân
Tuy nằm ở tuyến huyện nhưng Đức Trọng có mạng lưới y tế tư nhân phát triển tương đối mạnh. Điều này nói lên được tiềm năng về khai thác dịch vụ khám chữa bệnh trong nhân dân của huyện là rất lớn đồng thời cho thấy kinh tế của người dân ngày một tăng cao. Việc chăm sóc sức khỏe cho chính bản thân của mỗi người dân đang được tăng lên.
3.4. NGUỒN GỐC PHÁT SINH CHẤT THẢI Y TẾ
Với lượng gia tăng cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn là điều rất đáng được ghi nhận chứng tỏ trình độ ngày một tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khám chữa bệnh cho người dân địa phương. Tuy nhiên việc gia tăng các cơ sở y tế tư nhân mà nếu không có biện pháp quản lý tốt và hiệu quả sẽ gây ra các vấn đề ô nhiễm đó là rác thải y tế.
Hình 3.1: Phân loại rác
Về thành phần cũng như tính chất của rác thải tại các cơ sở y tế này chủ yếu là thủy tinh, nhựa, giấy, kim tiêm, còn các bệnh phẩm hay các chất thải độc hại là rất ít gần như là không có do quy mô của các cơ sở này nhỏ, chủ yếu trong số đó là các nhà thuốc tây nên lượng rác thải chủ yếu vẫn là giấy, nhựa, thủy tinh.
Chất thải rắn trong bệnh viện phát sinh từ các hoạt động chăm sóc, xét nghiệm, khám chữa bệnh cho bệnh nhân, từ các hoạt động hàng ngày của cán BộY tế, người bệnh, thân nhân
3.5 .THỰC TRẠNG VỀ PHÂN LOẠI, THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI Y TẾ CỦA HUYỆN TRONG THỜI GIAN QUA
3.5.1. Phân loại rác thải y tế
Việc phân loại rác ngay từ lúc mới phát sinh có ý nghĩa rất quan trọng trong việc vận chuyển và xử lý chất thải đặc biệt đối với rác y tế do mức độ nguy hiểm cũng như nguy cơ xảy ra tai nạn cho người vận chuyển. Do đó đối với rác thải y tế ngay từø khâu phát sinh chất thải cần phải được phân loại kỹ và kiểm soát chặt chẽ. Trước khi quy chế quản lý chất thải y tế được Bộ Y tế ban hành, việc phân loại chất thải y tế ngay tại nguồn phát sinh chưa được thực hiện nếu có chăng còn kém hiệu quả. Chưa phân loại để lẫn chất thải y tế với chất thải sinh hoạt điều này gây nguy hiểm cho công nhân vận chuyển. Không có hệ thống về kí hiệu màu sắc của các túi đựng chất thải.
Sau khi quy chế ban hành được vài năm nhưng việc quản lý rác y tế tại huyện vẫn chưa được triển khai do đây là bệnh viện tuyến huyện vấn đề rác y tế chưa được các ngành chức năng quan tâm nhiều.
Hiện nay ở bệnh viện rác y tế đã được phân loại nhưng ở các cơ sở y tế tư nhân vẫn chưa được phân loại theo đúng quy định của BộY tế.
Hệ thống quản lý chính trong công tác quản ly ùchất thải rắn tại bệnh viện là ban lãnh đạo bệnh viện.
3.5.2. Thu gom, vận chuyển và xử lý rác y tế
Như đã nói chất thải y tế là nguồn gây bệnh rất nguy hiểm đối với môi trường và cộng đồng nếu chúng không được thu gom, vận chuyển và xử lý tốt.
a. Đối với trung tâm y tế
Tại trung tâm y tế huyện chất thải được hộ lý thu gom hằng ngày từ các khoa, phòng.
Hình 3.2 Thu gom rác tại các phòng
Trước năm 2002 trung tâm có lò đốt thủ công nhưng do xây dựng mở rộng nâng cấp bệnh viện nên lò đốt nay cũng không còn. Hộ lý cũng đã được trang bị găng tay, bảo hộ khi thực hiện công việc. Với lượng rác ít phạm vi bệnh viện nhỏ nên bệnh viện không trang bị xe đẩy mà hộ lý chỉ xách bằng tay mang ra nhà chứa. Tại các khoa, phòng đã được phân loại rác nhưng chưa thật sự có hiệu quả.
Như đã khảo sát thực tế việc phân loại chỉ ở trong phòng thuốc của y, bác sĩ từng khoa.
Hình 3.3: Phân loại rác ở phòng thuốc
Ví dụ phòng sanh, phòng khámKhi thu gom chất thải hộ lý sẽ lấy các túi nylon ra khỏi chỗ để cột miệng bao sau đó thay lại bằng 1 túi nylon có cùng màu sắc với túi nylon vừa lấy. Dọc các dãy phòng điều trị đôi khi đã để túi màu vàng để bỏ rác sinh hoạt. Tại mỗi khoa, phòng có hộp an toàn đựng bơm kim tiêm hộp này có tác dụng phòng chống lây nhiễm và phòng ngừa kim đâm.
Hình 3.4 Hộp đựng bơm kim tiêm
Cứ như vậy hộ lý sẽ lấy hết rác phát sinh trong ngày mang ra nhà chứa ở phía sau khuôn viên bệnh viện. Tất cả rác sinh hoạt, rác y tế đều mang ra nhà chứa này.
Hình 3.5: Nhà chứa rác
Công việc thu gom này diễn ra ngày một lần vào khoảng từ 7g đến 8g mỗi ngày riêng chủ nhật không thu gom.
Hiện nay, Trung tâm y tế đã hợp đồng với xí nghiệp quản lý công trình công cộng và vệ sinh môi trường về vấn đề xử lý rác. Theo hợp đồng một tuần xí nghiệp này đến lấy 3 ngày vào thứ 2,4,6 nhưng do bệnh viện quản lý không tốt rác thải chưa được quan tâm nhiều nên có tuần nhân viên xí nghiệp quản lý đô thị chỉ đến lấy 2 lần mà bệnh viện cũng không có ý kiến, nếu có chăng thì cũng chưa nghiêm khắc. Còn ở phòng khám đa khoa Đà Loan do địa hình khó đi thuộc vùng sâu, vùng xa nơi đây cách trung tâm huyện hơn 30 km về hướng đông.
Hình 3.6: Nhận rác
Phòng khám này chủ yếu cấp cứu, khám bệnh cho dân địa phương 4 xã vùng sâu do điều kiện không đủ kinh phí đầu tư trang thiết bị còn thô sơ nếu bệnh ngoài khả năng thì chuyển ra trung tâm y tế huyện nên lượng rác ở đây rất ít chủ yếu là rác sinh hoạt.
Ở đây chủ yếu là rác của khoa sản ngày khoảng 1 kg và chưa được phân loại nên đã đốt chung với rác sinh hoạt.
Hầu như ở các trạm y tế cũng đã phân loại nhưng chưa đúng quy định và lượng rác sinh ra mỗi ngày khoảng 1,5kg. Do kinh phí chưa đủ để đầu tư xe nên xí nghiệp chỉ thu gom rác trên các tuyến đường chính ở trung tâm huyện.
Những trạm y tế nào nằm trên tuyến đường thì xí nghiệp quản lý đô thị thu gom còn lại thì đốt trong khuôn viên trạm xá.
b. Đối với mạng lưới y tế tư nhân
Việc phân loại thu gom cho đến nay vẫn chưa được thực hiện mặc dù số y bác sĩ này đều biết quy chế quản lý chất thải y tế do Bộ Y tế quy định. Rác y tế được thu gom chung với rác sinh hoạt điều này rất dễ gây tai nạn cho nhân viên thu gom vì dễ đạp phải kim tiêm, ống chích Đó là không nói đến rác được mang ra mà chưa có người đến thu gom thì người mua ve chai họ đã lục kiếm trong các bịch rác này.
Hình 3.7: Rác y tế được thu gom chung với rác sinh hoạt
Các cơ sở này quy mô nhỏ (có từ 1 đến 2 giường) lượng rác thải phát sinh không nhiều. Một cơ sở có khoảng 1kg/ngày nhưng việc thu gom rác y tế đối với các cơ sở này là cần thiết, mang tính bắt buộc. Do quản lý còn hạn chế nên việc thải bỏ rác y tế chung với rác sinh hoạt được xem là bình thường. Mà nếu có thu gom thì cũng không có đơn vị nào thu gom, xử lý bởi lẽ không có phương tiện để thu gom rác y tế.
Trung tâm y tế đã phân loại rác thải nhưng cuối cùng cũng để chung với rác sinh hoạt và cũng không được xử lý đúng. Xe vận chuyển rác này chở đỗ tự do ở chân núi chứ không được quy hoạch xử lý hợp vệ sinh.
Hình 3.8: Rác được đổ ở chân núi
Chắc hẵn ai đã đến đây thì sẽ không thể tưởng tượng được mức độ nguy hiểm đến chừng nào trong khi rác y tế lẫn lộn với rác sinh hoạt. Ruồi, nhặn bay mù trời, nước rò rĩ chảy tự do đến nỗi không có lối đi đó là vào những ngày nắng ráo.
Hình 3.9: Nước rò rỉ tại bãi rác
Thế mà có nhiều người cũng vì cuộc sống khó khăn họ đã vào đây để thu nhặt túi nylon, chai nhựa nhưng không thể nào tránh khỏi bị kim đâm, còn chuyện gặp các bào thai, rau thai là chuyện bình thường. Vấn đề đáng nói ở đây là tỉ lệ người mắc HIV ở Đức Trọng rất cao mà kim tiêm cứ thải ra không được xử lý thì hậu quả sẽ khó lường. Cứ khoảng 3 đến 4 tháng rác này được công nhân đốt và rải vôi sau đó sàn lọc để mang về chế biến lại làm phân bón. Những công nhân này không có hợp đồng lao động, thiếu trang bị bảo hộ khi làm việc thậm chí họ còn dựng lều ở ngay trên bãi rác.
Xí nghiệp quản lý công trình công cộng và vệ sinh môi trường đã ký hợp đồng với trung tâm y tế1,4 triệu đồng/tháng, còn các cơ sở y tế tư nhân 15000 đồng/tháng.
Chương 4
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI Y TẾ ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ DỰ BÁO TẢI LƯỢNG RÁC THẢI Y TẾ PHÁT SINH ĐẾN NĂM 2010
4.1. TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI Y TẾ ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
4.1.1. Đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp
Đối tượng mà nguy cơ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các hoạt động chất thải y tế bao gồm:
Tất cả những người phơi nhiễm với chất thải y tế nguy hại đều là đối tượng có nguy cơ cao. Họ có thể là nhân viên hay người bệnh trong các cơ sở y tế làm phát sinh ra chất thải, những người trực tiếp tham gia xử lý, tiêu hủy chất thải và những người dân trong cộng đồng dân cư trong trường hợp chất thải y tế chưa được xử lý đúng.
Nhóm người có nguy cơ chính bao gồm: Bác sĩ, y tá, nhân viên vệ sinh, người bệnh, nhân viên thu gom, vận chuyển, tiêu hủy chất thải, cộng đồng dân cư.
4.1.2. Tính chất nguy hại của chất thải y tế đối với sức khỏe
4.1.2.1. Nguy cơ và tác động của chất thải nhiễm khuẩn
Chất thải nhiễm khuẩn có thể chứa đựng hàng loạt các vi sinh vật gây bệnh. Hiện nay có tới trên 1000 loại vi khuẩn, 200 loại vi rút, nấm đã được biết đến và gây nguy hại cho sức khỏe. Những tác nhân gây bệnh này có thể tác động tới sức khỏe con người qua các đường:
- Xâm nhập vào cơ thể qua các vết da nứt nẻ hoặc bị thương
- Qua niêm mạc
- Do hít phải
- Do ăn phải
Bảng 4.1 Các loại nhiễm khuẩn, tác nhân gây bệnh và đường lan truyền
Các dạng nhiễm khuẩn
Tác nhân gây bệnh
Chất truyền
Nhóm nhiễm khuẩn
đường tiêu hóa
Vi khuẩn đường tiêu hóa như: Salmonella,
Shigella,Vibrio, Cholera, trứng giun
Phân và chất nôn
Nhiễm khuẩn hô hấp
Vi khuẩn lao, vi rút sởi, phế cầu khuẩn
Chất tiết đường hô hấp, nước bọt
Nhiễm khuẩn mắt
Herpes
Chất tiết ở mắt
Nhiễm khuẩn da
Phế cầu khuẩn
Mủ
Bệnh than
Trực khuẩn than
Chất tiết qua da
AIDS
HIV
Máu, dịch tiết sinh dục
Nhiễm khuẩn huyết
Tụ cầu
Máu
Viêm gan A
Vi rút viêm gan A
Phân
Viêm gan B và C
Vi rút viêm gan B và C
Máu và dịch cơ thể
(Nguồn: Lê Ngọc Trọng, Trần Thu Thủy, 2003)
Đối với một số vi rút đặc biệt là vi rút HIV/AIDS và vi rút gây viêm gan B và C truyền bệnh qua các kim tiêm bị nhiễm vi rút nên nhóm người có nguy cơ nhiễm nhất là các điều dưỡng viên và những người xử lý chất thải ngoài bệnh viện
Chất thải lỏng của người bệnh tả không được xử lý trước khi thải vào hệ thống cống rãnh công cộng, nó đã đóng góp vào việc tạo ra dịch tả tại một số nước
Ví dụ: Hiện nay ở Hà Nội đang có dịch tiêu chảy cấp rất nghiêm trọng mà hầu như các bệnh viện ở Việt Nam hệ thống xử lý nước thải còn quy cũ đó cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Đó là lý do nếu người mắc bệnh là người nước ngoài khi mới xuất viện thì không cho xuất cảnh.
4.1.2.2. Nguy cơ của vật sắc nhọn
Vật sắc nhọn không chỉ gây ra các vết xước và xuyên thủng da mà còn làm nhiễm khuẩn tại các vị trí gây xước hoặc chọc thủng do các vất sắc nhọn bị nhiễm khuẩn. Do nguy cơ tổn thương và truyền bệnh cao gấp 2 lần nên các vật sắc nhọn được coi là chất thải nguy hại. Các bệnh gây sự quan tâm chính là nhiễm khuẩn, bệnh có thể truyền do các vật sắc nhọn xuyên qua da.
Người ta đặc biệt quan tâm tới kim tiêm vì nó tạo ra phần chất thải chính là các vật sắc nhọn và thường bị nhiễm khuẩn bởi máu của người bệnh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới(WHO) trong các cơ sở y tế, điều dưỡng viên và hộ lý là nhóm người chính có nguy cơ bị tổn thương cao bởi các vật sắc nhọn. Tỷ lệ hàng năm vào khoảng 10-20/1000 người.
Ở Mỹ đã có một nhân viên vệ sinh của bệnh viện bị nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu và viêm màng trong tim sau khi bị kim tiêm nhiễm khuẩn chọc xuyên vào da. Có khoảng 4 trường hợp nhiễm HIV/AIDS là do chất thải y tế so với tổng số 35759 trường hợp nhiễm HIV/AIDS. Nguy cơ nhiễm vi rút viêm gan do tiếp xúc với chất y tế có thể cao hơn vì vi rút viêm gan có thể tồn tại trong thời gian dài hơn vi rút HIV.
Bảng 4.2: Nguy cơ mắc bệnh sau khi bơm kim tiêm bẩn xuyên qua da
Nhiễm khuẩn
Nguy cơ(%)
HIV
0,3
Viêm gan B
3,0
Viêm gan C
3,0-5,0
(Nguồn: Lê Ngọc Trọng-Trần Thu Thủy, 2003)
Ở Pháp có 12 trường hợp mắc HIV/AIDS do mắc bệnh nghề nghiệp. Trong đó có 2 trường hợp bị mắc bệnh do tiếp xúc với chất thải phẩu thuật nhiễm khuẩn.
Ở Mỹ trung tâm phát hiện bệnh tật đã phát hiện được 39 trường hợp mắc HIV nghề nghiệp bởi các đường sau:
- 32 trường hợp do bị bơm kim tiêm nhiễm khuẩn chọc thủng qua da.
- 1 dao mổ cắt qua da.
- 1 bị tổn thương do vỏ của ống thủy tinh.
- 1 do tiếp xúc với các vật sắc nhọn.
- 4 trường hợp tiếp xúc qua da
Theo kinh nghiệm của trung tâm kiểm soát bệnh tật theo dõi có hơn 3000 trường hợp phơi nhiễm chiếm khoảng 0,25-0,35% do kim hoặc các vật sắc nhọn đâm qua da.
Bảng 4.3 Nhiễm vi rút viêm gan nghề nghiệp tại Mỹ do các vật sắc nhọn
Nghề nghiệp
Số người bị tổn thương do vật sắc nhọn/năm
Số người bị viêm gan/năm
Bác sĩ và nha sĩ ở bệnh viện
100-400
< 1
Bác sĩ ngoài bệnh viện
500-1700
1-3
Nha sĩ ngoài bệnh viện
10-300
Điều dưỡng
Trong bệnh viện
Ngoài bệnh viện
17700-22200
28000-48000
56-96
26-45
Nhân viên xét nghiệm
800-7500
2-15
Nhân viên vệ sinh bệnh viện
11700-45300
23-91
Kỹ sư của bệnh viện
12200
24
Nhân viên phụ giúp nha sĩ (ngoài bệnh viện)
2600-3900
<1
Nhân viên cấp cứu
12000
24
Nhân viên xử lý chất thải
500-700
1-15
(Nguồn: Lê Ngọc Trọng-Trần Thu Thủy, 2003)
Người ta đã khuyến cáo mọi nhân viên làm công việc thu gom chất thải y tế cần được tiêm chủng để phòng bệnh viêm gan.
4.1.2.3. Nguy cơ và tác động của chất thải hóa học và dược phẩm
Rất nhiều hóa chất và dược phẩm dùng trong các cơ sở y tế là chất thải nguy hại (gây độc, dễ cháy, ăn mòn, dễ nổ, độc di truyền). Chúng có thể gây độc cho những người tiếp xúc lần đầu hoặc thường xuyên tiếp xúc với chúng như tổn thương hay bị bỏng, hiện nay số người tử vong do bị bỏng đứng thứ 2 sau tai nạn giao thông mà một trong những nguyên nhân gây bỏng là hóa chất. Sự nhiễm độc có thể là kết quả của sự hấp thụ các hóa chất, dược phẩm qua da, do hít hoặc ăn phải. Thương tích có thể do bị cháy, ăn mòn, tác động trở lại trên da, mắt hoặc niêm mạc đường thở. Thương tổn hay gặp nhất là gây bỏng.
Các hóa chất khử khuẩn tạo ra một nhóm đặc biệt quan trọng vì chúng được sử dụng một khối lượng lớn và thường ăn mòn. Các hóa chất có thể gây ra những hợp chất có độc tính cao.
Các chất thải hóa học thải bỏ vào hệ thống cống rãnh tác động tới sự hoạt động sinh học của các bể xử lý nước thải hoặc các dược phẩm cũng có thể tạo ra những ảnh hưởng tương tự vì chúng chứa kháng sinh, một số kim loại nặng như thủy ngân, chất sát khuẩn...
Đã có nhiều trường hợp tổn thương hoặc ngộ độc liên quan tới việc xử lý các hóa chất và dược phẩm trong các cơ sở y tế. Các dược sĩ hay bác sĩ gây mê có nguy cơ bị mắc bệnh hô hấp hoặc viêm da. Để hạn chế tối đa bệnh nghề nghiệp gây ra người ta khuyến cáo dùng các hóa chất an toàn hoặc có sức công phá thấp trong bệnh viện và cung cấp các phương tiện phòng hộ cho những người tiếp xúc. Những nhân viên này cần được đào tạo về các biện pháp phòng ngừa và cách chăm sóc cấp cứu khi bị nạn. Nơi để hoặc sử dụng hóa chất nguy hiểm cần phải có thông khí tốt.
4.1.2.4. Nguy cơ và tác động của chất thải là thuốc gây độc tế bào
Điều kiện để nhân viên y tế tiếp xúc với các chất gây độc tế bào diễn ra khi pha thuốc hoặc tiêm thuốc. Các chất gây độc tế bào có thể được trình bày dưới dạng vật liệu khô lạnh hoặc bột và cần phải pha trộn đều với dung dịch. Tiếp xúc với các chất gây độc tế bào còn có thể xảy ra theo cách khác đặc biệt là khi mở viên nang để đổ thuốc bột ra.
Những thuốc này có hiệu lực bằng tác động tới các chức năng quan trọng của tế bào đặc biệt những thuốc liên quan tới quá trình phân chia tế bào. Nghiên cứu trên động vật đã chứng tỏ rằng ở liều lượng cao rất nhiều loại thuốc gây ra ung thư và đột biến tế bào. Một số thuốc gây quái thai, nhiều thuốc gây khó chịu và kích thích tại chỗ sau khi tiếp xúc với da và niêm mạc.
Các đường thuốc có thể xâm nhập vào cơ thể:
- Hít phải khí hoặc bụi khí sinh ra do kỹ thuật thao tác hay vô tình.
- Ăn phải có thể xảy ra khi nhân viên thuốc hoặc do vệ sinh kém.
Tiếp xúc qua da và niêm mạc: Ngoài việc gây kích thích khó chịu một phần thuốc có thể vào cơ thể nếu không rữa kịp thời.
Sự nguy hại đối với sức khỏe của nhân viên y tế trong việc xử lý chất thải là ảnh hưởng do độc tính của các chất liên quan tới sự tiếp xúc, điều này có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển hoặc tiêu hủy chất thải. Tiếp xúc với các chất gây độc tính di truyền cũng có thể xảy ra trong quá trình chuẩn bị thuốc/hóa chất điều trị cho người bệnh. Các con đường vào cơ thể chính là do hít phải bụi hoặc khí độc hấp thụ qua da hay vô tình ăn phải thực phẩm có chất độc có tính di truyền hoặc tiếp xúc với chất thải của người bệnh đang điều trị bằng hóa trị liệu.
Nhiều thuốc gây độc tế bào có tính kích thích cực mạnh gây ra tác động nguy hại tại chỗ ngay sau khi tiếp xúc với da hoặc mắt. Chúng còn có thể gây buồn nôn, đau đầu hoặc viêm da.
Bất kỳ loại chất thải gây độc tế bào nào nếu đào thải bừa bãi vào môi trường có thể gây ra các biến đổi về sinh thái học.Vì vậy cần có biện pháp trong việc vận chuyển và tiêu hủy các chất gây độc tính di truyền.
4.1.2.5. Nguy cơ và tác hại của chất thải phóng xạ
Những bệnh do các chất phóng xạ gây nên được xác định bởi liều lượng và kiểu phơi nhiễm. Nó có thể gây ra hàng loạt các dấu hiệu như: đau đầu, buồn nôn. Những người làm công tác xử lý các nguồn phóng xạ có hoạt tính cao cũng có thể bị nhiều tổn thương nghiêm trọng ( như phải cắt một phần cơ thể ) vì vậy những chất này phải được xử lý nghiêm ngặt theo quy định.
Đã có nhiều báo cáo về một số tai nạn do thải bỏ các nguyên liệu trong hóa trị không đúng nguyên tắc dẫn đến tác động nguy hại của nhiều người tiếp xúc với chất thải.
4.1.2.6. Tính nhạy cảm của cộng đồng đối với chất thải
Bên cạnh việc gây ra nguy hại cho sức khỏe con người, cộng đồng rất nhạy cảm đối với các chất thải từ các hoạt động phẩu thuật nếu như họ nhìn thấy các bộ phận của cơ thể hay các bào thai. Bởi vì không có nơi nào có thể chấp nhận các chất thải phẩu thuật này trộn lẫn với chất thải sinh hoạt. Theo tập quán, tín ngưỡng của người Châu Á đòi hỏi phải cho vào quan tài để mang đi chôn cất.
4.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI Y TẾ ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
CTYT là nguồn gây bệnh rất nguy hiểm đối với môi trường và cộng đồng nếu không được thu gom và xử lý triệt để. Ngoài những tác hại trực tiếp đến sức khỏe của con người đã nêu mở phần trên, CTYT còn tác động gián tiếp đến môi trường và con người qua các đường lây nhiễm như không khí, nước...
4.2.1. Tác động của chất thải y tế đối với môi trường không khí
CTYT nguy hại bao gồm các thành phần như máu, dịch cơ thể, các chất bài tiết, các bộ phận hoặc cơ quan của người hay động vật...tất cả các chất này đều là những chất thải hữu cơ dễ phân hủy, nếu không được thu gom để xử lý riêng mà thải trực tiếp ra ngoài môi trường sẽ gây ô nhiễm cho môi trường không khí.
Aûnh hưởng rõ rệt nhất mà chúng ta có thể nhận biết được ngay do việc thải các chất hữu cơ là việc phát sinh ra mùi hôi. Các chất hữu cơ dưới tác dụng của nhiệt độ nên các vi sinh vật sẽ phân hủy và gây mùi rất khó chịu. Ngoài ra các bông băng dính máu, dịch của cơ thể, các chất bài tiết của người bệnh là nguồn thu hút rất nhiều sinh vật như ruồi, muỗi, và các sinh vật gây bệnh khác. Các sinh vật này là các tác nhân gián tiếp lây truyền mầm bệnh cho những người dân sống xung quanh bãi chứa rác. Mùi hôi thối phát sinh từ các chất thải hữu cơ trên không chỉ ảnh hưởng đến những người dân sống xung quanh khu vực mà còn theo gió phát tán đi xa mang theo cả các vi sinh vật gây bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống ở những nơi cuối hướng gió.
Một nguồn gây ô nhiễm rất lớn đến môi trường không khí là việc thiêu đốt chất thải.
4.2.2 Tác động của chất thải y tế đối với môi trường nước
Những vấn đề tác động môi trường liên quan đến việc chôn lấp CTYT nguy hại không đúng quy định liên quan đến tác động tiềm tàng đối với nguồn nước mặt và nước ngầm. Những nguồn nước này thường được dùng làm nguồn nước uống, sinh hoạt, phục vụ nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Do chưa có hệ thống xử lý tập trung hay các lò đốt riêng một số bệnh viện đã chọn cho mình giải pháp chôn chất thải y tế ngay trong khuôn viên bệnh viện. Điều này có mặt lợi là tiết kiệm được chi phí cho việc xử lý. Tuy nhiên nếu chôn lấp không hợp vệ sinh sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước ngầm. Theo thời gian chất ô nhiễm sẽ ngấm dần vào đất gây ô nhiễm.
Ngoài tác động đến nguồn nước ngầm tác động của chất thải y tế đến nguồn nước mặt cũng rất lớn. CTYT nếu không có biện pháp quản lý thích hợp sau những cơn mưa sẽ cuốn trôi các chất thải này kể cả các vi trùng gây bệnh chảy ra kênh, mương rồi chảy ra sông, suối làm ô nhiễm.
Ngoài ra còn một nguồn gây ô nhiễm đến nguồn nước mặt cần được nhắc đến đó là nước thải bệnh viện .
4.3. DỰ BÁO TẢI LƯỢNG PHÁT SINH CHẤT THẢI Y TẾ ĐẾN NĂM 2010 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC TRỌNG
4.3.1.Tổng hợp số liệu điều tra
Theo số liệu thống kê của phòng y tế Đức Trọng trên địa bàn huyện có 134 cơ sở y tế tư nhân trong đó có 118 phòng khám bác sĩ tư, 69 nhà thuốc tư nhân, 18 phòng khám lương y, 10 nhà hộ sinh, 7 phòng nha,14 trạm y yế, 1 phòng khám đa khoa và 1 bệnh viện.
Do đặc thù của từng phòng khám khác nhau nên lượng rác y tế thải ra cũng không theo 1 khối lượng nhất định và không giống nhau. Chẳng hạn như các nhà thuốc tư nhân hay các phòng khám lương y thành phần của rác y tế chủ yếu là giấy, vỏ thuốc, nhựa, thủy tinh và rất ít có các loại rác y tế nguy hại như kim tiêm, bệnh phẩm ...nên lượng rác tại các cơ sở này xem như không tính (tính chung với rác sinh hoạt). Như vậy chỉ còn lại 45 phòng mạch, 1 bệnh viện, 14 trạm y tế xã thị trấn.
Để có thể thực hiện công tác điều tra thu thập số liệu về chất thải y tế tại các cơ sở trên địa bàn trong một thời gian ngắn tác giả đã tiến hành điều tra thu thập số liệu tại bệnh viện Đức Trọng, phòng khám đa khoa Đà Loan, trạm y tế Liên Nghĩa và 3 phòng khám tư nhân.
Trung tâm y tế Đức Trọng
Trung tâm y tế Đức Trọng do sở y tế Lâm Đồng trực tiếp quản lý nằm trên quốc lộ 20 khu phố 6, thị trấn liên nghĩa Đức Trọng. Trung tâm có 204 cán bộ công chức là các y bác sĩ chuyên khám chữa bệnh cho nhân dân hiện nay bệnh viện có tổng cộng 135 giường lượng rác trung bình thải ra của bệnh viện dao động khoảng 90-100kg/ngày. Trong đó rác y tế chiếm khoảng 20-25 kg/ngày(khoảng 0,19kg/giường bệnh/ngày) rác được phân thành 2 loại rác y tế đựng trong bịch vàng còn rác sinh hoạt đựng trong túi nylon màu xanh. Lượng rác của bệnh viện được xí nghiệp quản lý công cộng và vệ sinh môi trường thu gom vào 3 buổi (2,4,6) trong tuần với chi phí 1,4 triệu đồng/tháng.
Trạm y tế Liên Nghĩa
Trạm y tế Liên Nghĩa nằm tại số 126 Hoàng văn Thụ khu phố 3 thị trấn Liên Nghĩa. Đây là trạm do trung tâm y tế quản lý. Chức năng của trạm là khám điều trị cấp cứu cho người dân của thị trấn. Ngoài ra trạm còn là nơi tuyên truyền phổ biến các thông tin về sức khỏe sinh sản cũng là nơi tiêm chủng phòng ngừa cho trẻ em ở thị trấn. Trạm hiện có 5 giường bệnh với 10 y bác sĩ trung bình rác y tế thải ra tại trạm khoảng 1kg/ngày (khoảng 0,2kg/giường bệnh/ngày). Qua khảo sát điều tra nhận thấy rác tại cơ sở cũng đã được phân loại là lượng rác này đã được đốt ngay trong khuôn viên bệnh viện.
Các cơ sở y tế tư nhân
- Phòng khám sản phụ khoa kế hoạch hóa gia đình
Chủ cơ sở là Lê Thị Thơ tọa lạc tại số 33/7 Phú Thạnh-Hiệp Thạnh-Đức Trọng-Lâm Đồng. Giấy phép hành nghề 326/2006/QD-YTLĐ cấp ngày 20/4/2006. Phòng khám này hiện có 4 giường lượng rác trung bình ở đây 1,5kg/ngày(khoảng 0,25kg/giường bệnh/ngày) chủ yếu là bông băng và các chất thải hữu cơ (nhau thai) tại đây rác chưa được phân loại và xí nghiệp quản lý công công và vệ sinh môi trường thu gom như rác sinh hoạt mỗi tuần 3 buổi(thứ 2,4,6) với mức phí 15000đ/tháng.
- Phòng khám bác sĩ Long-Sương
Phòng khám này nằm ở khu phố 2- quốc lộ 20-thị trấn liên nghĩa- Đức Trọng. Đây là phòng khám do phòng y ế quản lý hiện tại có 4 giường nội trú có 2 bác sĩ phụ trách việc khám chữa bệnh và một phòng xét nghiệm. Do lợi thế nằm ở gần khu vực chợ nơi đông dân cư nên cũng đã thu hút được đông bệnh nhân.Trung bình rác y tế phòng khám thải ra khoảng 0,1kg/ngày (khoảng 0,025kg/giường bệnh/ngày).
Nhìn chung phân loại rác ở đây chưa đúng quy định đã để riêng rác y tế, rác sinh hoạt nhưng túi nylon chưa đúng màu. Và rác này cũng được xí nghiệp quản lý công cộng và vệ sinh môi trường thu gom như rác sinh hoạt 15000đ/tháng.
- Phòng răng Vĩnh Phúc
Nằm ở địa chỉ 537 khu phố 3 thống nhất Liên Nghĩa Đức Trọng. Đây là phòng nha do phòng y tế trực tiếp quản lý hiện có 2 ghế răng, với 1 bác sĩ và 2 kỹ thuật viên răng hàm mặt trung bình ngày thải ra khoảng 0,2 kg(khoảng 0,1kg/giường bệnh/ngày). Rác tại cơ sở chưa phân loại đúng nghĩa là rác y tế chưa bỏ vào túi nylon màu vàng và rác sinh hoạt cho vào túi màu xanh, hiện cũng do xí nghiệp quản lý công cộng và vệ sinh môi trường chịu trách nhiệm thu gom xử lý. Rác được thu tuần 3 lần (thứ 2,4,6) với 15000 đ/tháng.
Nhận xét:
Qua kết quả điều tra cho thấy:
Các cơ sở điều tra có quy mô 2 giường bệnh trở lên. Tại các cơ sở này cũng đã phân loại rác tại nguồn nhưng chưa đúng quy định (trừ bệnh viện)
Rác y tế được thu gom, xử lý chung với rác sinh hoạt.
Lượng rác thải ra thay đổi tùy thuộc vào chức năng của mỗi phòng khám.
4.3.2. Xây dựng hệ số ô nhiễm
Hệ số ô nhiễm chất thải y tế được xác định theo đơn vị khối lượng chất thải/giường bệnh/thời gian. Muốn xây dựng được hệ số ta phải biết khối lượng chất thải y tế thải ra trung bình 1 ngày trên toàn huyện là bao nhiêu và tổng số giường bệnh có trên địa bàn.
Theo số liệu điều tra hiện nay trung bình lượng rác y tế thải ra:
- Bệnh viện: 20 kg
- Trạm y tế:14 kg
- Nhà hộ sinh:15kg
- Phòng khám bác sĩ tư: 2,8 kg
- Phòng răng: 1,4 kg
- Tổng cộng: 53,2kg/ngày
Từ các số liệu suy ra được hệ số ô nhiễm về rác y tế là 0,19 kg/giường bệnh/ngày.
4.3.3. Dự báo tải lượng chất thải y tế trên địa bàn huyện
Thực tế tại các cơ sở trên địa bàn huyện khoảng 0,19 kg/giường bệnh/ngày. Đức Trọng đến năm 2010. Theo kết quả tính toán ở phần 4.3.2 thì tổng lượng rác y tế trên địa bàn huyện là 53,2 kg/ngày. Để có thể dự báo được tổng lượng chất thải y tế đến năm 2010 phải căn cứ vào số giường bệnh đến năm 2010 nhân với hệ số ô nhiễm.
4.3.3.1 Dự báo về số giường bệnh đến năm 2010
Theo số liệu thống kê của UBND toàn huyện hiện có 275 giường trong đó trung tâm y tế có 135 giường và có dự án nâng cấp trung tâm y tế Đức Trọng thành bệnh viện hạng II nên đã triển khai thêm 20% số giường so với năm 2006 tức là có162 giường.Vậy toàn huyện đến năm 2010 dự tính có 302 giường.
Bảng4.4 Dự báo số giường bệnh đến năm 2010
Năm
Tỷ lệ tăng(giường/ năm)
Số giường
2006
0
275
2007
0
275
2008
0
275
2009
0
275
2010
27
302
Biểu đồ1:Dự báo số giường bệnh đến năm 2010
4.3.3.2. Dự báo về tải lượng CTYT trên địa bàn huyện
Để dự báo tổng tải lượng CTYT ta sẽ lấy số giường bệnh sau đó nhân với hệ số ô nhiễm 0,19*302=57,38 kg.
Bảng4.5 Bảng dự báo tải lượng chất thải y tế đến năm 2010
Năm
Số giường
Hệ số ơ nhiễm (kg/giường bệnh/ngày)
Tải lượng (kg/ngày)
Tải lượng (kg/năm)
2006
275
0,19
53,2
19418,0
2007
275
0,19
53,2
19418,0
2008
275
0,19
53,2
19418,0
2009
275
0,19
53,2
19418,0
2010
302
0,19
57,38
20943,7
Biểu đồ 2: Dự báo tải lượng chất thải y tế đến năm 2010
Chương 5
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP XỬ LÝ RÁC Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC TRỌNG GIAI ĐOẠN 2007-2010
5.1. ĐỊNH HƯỚNG VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC TRỌNG
Để nâng cao hiệu quả của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khám chữa bệnh nhằm giảm thiểu tỷ lệ lan truyền các bệnh dịch truyền nhiễm
Các vấn đề môi trường cần giải quyết
- Xây dựng hệ thống quản lý chất thải y tế tại bệnh viện và các cơ sở y tế tư nhân
triển khai các biện pháp kiểm soát dịch bệnh lây lan theo đường nước trong đó có nước thải bệnh viện.
- Hiện nay hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện chưa hoàn chỉnh nên hoạt động kém hiệu quả do đó phải từng bước đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, rác thải cho bệnh viện nhằm bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng phục vụ của ngành y tế.
5.2. ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIAI ĐOẠN 2007-2010
Trên cơ sở các số liệu về hiện trạng và tình hình phát triển mạng lưới y tế trên địa bàn Đức Trọng đến năm 2010
Tác giả đề xuất biện pháp quản lý đối với rác y tế trên địa bàn huyện là biện pháp quản lý tập trung nhằm kiểm soát được lượng chất thải y tế phát sinh trên địa bàn giảm lượng rác y tế thất thoát ra môi trường gây nguy hại cho cộng đồng.
5.2.1. Giám sát chặt quy trình phân loại chất thải y tế ngay tại nguồn
- Phân loại rác ngay tại nguồn có ý nghĩa rất quan trọng nó góp phần giảm tỷ lệ rủi ro cho nhân viên vận chuyển và cả cộng đồng. Đồng thời giảm khối lượng và chi phí cho việc xử lý chất thải y tế nguy hại. Do đó các cơ sở phải áp dụng nghiêm ngặt việc sử dụng các túi có mã màu để phân loại rác y tế và rác sinh hoạt.
- Kiểm soát thuốc chặt chẽ để tránh lãng phí vì quá hạn sử dụng.
- Sau khi chất thải y tế được phân loại theo đúng quy định của Bộ Y tế phải được lưu giữ một cách an toàn.
5.2.2. Hoàn thiện quy trình thu gom vận chuyển
-Thực hiện quy trình thu gom chất thải rắn tại bệnh viện cũng như các cơ sở y tế tư nhân nhằm mục đích thống nhất về quy trình phân loại.
-Tuyên truyền sâu rộng cho đối tượng là nhân viên y tế về tác hại của rác y tế đối với sức khỏe cộng đồng nhằm nâng cao ý thức tự giác trách nhiệm trong công tác thu gom, vận chuyển chất thải y tế.
- Đảm bảo quá trình thu gom, vận chuyển chất thải y tế không gây nguy hiểm cho con người và môi trường. Và nếu như có bất kỳ sự cố nào xảy ra như rơi vãi, va chạm đổ chất thải thì phải lập tức thu gom, dọn sạch và khử trùng thích hợp nơi xảy ra đồng thời có biện pháp xử lý với người bị sự cố đó.
5.3. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH BIỆN PHÁP XỬ LÝ
a. Đối tượng xử lý
- Chất thải lây nhiễm bệnh phẩm: đối với chất thải này cần phải được khử trùng trước khi đem đi xử lý càng sớm càng tốt. Các phương pháp khử trùng có thể là hóa chất, nhiệt ở áp suất cao hoặc lò vi sóng. Tuy nhiên các phương pháp này đòi hỏi chi phí cao chưa phù hợp với điều kiện hiện có.
- Đối với chất thải lây nhiễm dạng sắc nhọn do khả năng lây nhiễm dễ dàng của chúng nên chúng được sử dụng một lần và đem đi thiêu đốt.
- Chất thải phóng xạ được chôn lấp theo hướng dẫn về xử lý chất thải phóng xạ hoặc chôn lấp đặc biệt (Chôn trong hố bằng bê tông cốt thép được các chuyên gia của ngành hạt nhân thiết kế nhằm mục đích lưu giữ chúng trong một thời gian để giảm ảnh hưởng của các tia phóng xạ tới môi trường. Tuy nhiên ở bệnh viện tuyến huyện có rất ít loại chât thải này).
b. Biện pháp xử lý
Hiện nay có nhiều phương pháp có thể áp dụng để xử lý như khử trùng, chôn lấp, ổn định đóng rắn hay thiêu đốt. Nhưng việc lựa chọn áp dụng phương pháp nào tùy thuộc vào đối tượng xử lý và điều kiện của từng địa phương cụ thể
Tác giả đề xuất biện pháp xử lý rác y tế trên địa bàn huyện giai đoạn 2007-2010 là biện pháp xử lý tập trung theo công nghệ thiêu đốt.
Theo đánh giá chuyên môn xử lý rác y tế bằng thiêu đốt có một số ưu điểm hơn các biện pháp khác:
- Có khả năng giảm 90-95% trọng lượng chất thải hữu cơ để trở thành dạng khí trong thời gian ngắn. Nhưng quá trình xử lý thiêu đốt phải gắn với kiểm soát khí thải thì mới đạt được yêu cầu về bảo vệ môi trường.
- Đối với các loại lò đốt công suất lớn có thể thu hồi nhiệt dư trong khí thải để sử dụng cho các mục đích khác như phát điện, máy nước nóng.
- Phù hợp với những nơi không có đất chôn.
- Hiệu quả cao đối với các loại chất thải hữu cơ chứa vi trùng dễ lây nhiễm.
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng công nghệ thiêu đốt cũng còn những hạn chế:
- Đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành lớn.
- Việc thiết kế và vận hành lò cũng phức tạp.
- Quá trình đốt có khả năng gây ô nhiễm môi trường nếu chất thải không được kiểm soát hiệu quả.
Ngoài ra để đốt cháy hiệu quả chất thải trong lò đốt phải có các yêu cầu cơ bản sau:
- Cung cấp đủ oxy cho quá trình nhiệt phân bằng cách đưa vào buồng đốt một lượng không khí dư.
- Khí hơi sinh ra trong quá trình cháy phải được duy trì lâu đủ để đốt cháy hoàn toàn.
- Nhiệt độ đốt phải cao.
Khu vực lưu chứa chất thải
Chất thải y tế sau khi thu gom được lưu giữ trước khi đưa vào lò đốt. Theo tính toán của Vụ Điều Trị- Bộ Y Tế diện tích tối thiểu khu lưu giữ chất thải y tế từ 1,0-1,4m2/100 giường không kể diện tích sẽ tăng thêm nếu việc sử dụng các sản phẩm dùng một lần trong các cơ sở y tế ngày càng tăng.
Như vậy tác giả xin lấy diện tích tối thiểu để lưu giữ chất thải y tế vào năm 2010 tại huyện Đức Trọng là 1,4m2/100 giường.
Theo tính toán dự báo số giường bệnh của huyện đến năm 2010 là 302 giường. Vậy diện tích của nhà lưu chất thải rắn vào thời điểm năm 2010 là 4,2m2. Diện tích này đã tính toán cho việc lưu giữ chất thải y tế trong 2 ngày.
Khu vực thiêu đốt: Lò đốt rác mini do viện công nghệ hóa học nghiên cứu chế tạo nhỏ gọn thích hợp với lượng rác như đã tính với công suất 10kg/giờ.
Lò đốt có 2 buồng: sơ cấp và thứ cấp chất thải y tế sau khi được đưa vào buồng sơ cấp sẽ được đốt với nhiệt độ 9000C. Trong điều kiện yếm khí quá trình phân hủy chất thải xảy ra mãnh liệt. Các loại rác hữu cơ bay hơi và khí độc sản sinh ra trong quá trình cháy sẽ được đẩy qua buồng thứ cấp tại buồng này nhiệt độ được nâng lên từ 900 – 10000C để đốt cháy hoàn toàn các sản phẩm hữu cơ. Các khí thải độc hại từ lò đốt như CO, NOX sẽ được xúc tác oxy hóa khử thành hơi nước và nitơ phân tử sau đó khí thải được đưa qua bộ phận giải nhiệt để giảm nhiệt độ trước khi được hút bằng quạt và xả ra ngoài qua ống khói, khí thải sẽ được phản ứng với dung dịch kiềm để loại bỏ các axit độc hại. Lượng tro sau khi đốt phải được chôn lấp. Giá thành 1 lò đốt khoảng 60 triệu đồng rẻ bằng 40% lò đốt ngoại nhập và dễ sử dụng không đòi hỏi kỹ thuật cao như lò ngoại nhập. Đồng thời nếu hư hỏng có thiết bị thay thế thuận lợi cho công tác vận hành.
Để đốt 1kg rác cần trung bình 0,5kg gas. Như vậy chi phí cho việc xử lý một ngày mất 28kg gas. Cấu tạo của lò đốt chuyên dụng thường dùng nguyên liệu dầu, gas hoặc điện nhưng hiện nay giá gas đang tăng mạnh nên giải pháp đưa ra có thể thay thế gas bằng điện.
Địa điểm đặt lò đốt: do lò đốt nhỏ, gọn không chiếm diện tích mà hiệu quả xử lý cao đạt tiêu chuẩn môi trường về khí thải trong khi khuôn viên bệnh viện rộng nên tác giả đề xuất đặt lò đốt tại đây để giảm chi phí vận chuyển.
Chương 6
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Quản lý chất thải y tế là yêu cầu cần thiết đối với các cơ sở y tế. Trên cơ sở điều tra đánh giá hiện trạng dự báo diễn biến xây dựng giải pháp quản lý cho phù hợp với điều kiện của huyện tác giả có một số kết luận:
- Việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý rác y tế toàn huyện nói chung chưa đúng quy định.
- Ban lãnh đạo chưa chú ý đến vấn đề rác thải của bệnh viện, cũng như các cơ sở y tế tư nhân.
- Đã dự báo được lượng rác y tế trên địa bàn huyện đến năm 2010.
6.2. KIẾN NGHỊ
Để thực hiện tốt công tác quản lý chất thải y tế tại huyện nhằm đạt mục tiêu đề ra đến năm 2010
- Tất cả các cơ sở y tế phải nghiêm chỉnh chấp hành phân loại chất thải y tế theo đúng quy định để giảm lượng chất thải y tế, dễ dàng cho việc xử lý hơn đồng thời ít tốn kinh phí.
- Công tác thu gom vận chuyển cũng phải tuân thủ đúng quy định để khắc phục tình trạng ô nhiễm do chất thải y tế gây ra.
- Đầu tư lò đốt rác y tế cho toàn huyện.
- Các ngành các cấp cùng tổ chức triển khai đồng bộ công tác quản lý chất thải y tế, chú trọng triển khai các văn bản pháp quy liên quan đến chất thải rắn y tế.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức về về tác hại của chất thải y tế.
- Tăng cường công tác thanh kiểm tra các cơ sở y tế.
- Củng cố, xây dựng lại giải pháp thu phí xử lý mở rộng mạng lưới thu gom rác y tế.