Trong những năm vừa qua, huyện Diên Khánh nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung đã có nhiều nỗ lực cố gắng đầu tư tranng thiết bị, nhân lực để thực hiện ngày càng tốt hơn việc thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý CTR tại địa bàn do mình quản lý. Tuy nhiên lượng CTR thu gom được còn rất khiêm tốn (21,8 tấn/ngày của huyện Diên Khánh va 109,3 tấn/ngày với toàn tỉnh Khánh Hòa). Lượng CTR này vẫn đổ đống tự nhiên ngoài trời và chưa được xử lý hợp vệ sinh.
Theo dự báo đến năm 2020, lượng CTR của huyện Diên Khánh là 50.118 tấn/năm và toàn tỉnh Khánh Hòa là 250.590 tấn/năm. Đây thực sự là một lượng CTR rất lớn gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xử lý và ảnh hưởng đến môi trường nếu không có biện pháp quản lý thích hợp.
Việc đề xuất giải pháp thu gom, vận chuyển và xử lý CTR phù hợp với điều kiện của địa phương là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn rất cao, các biện pháp đã đề xuất mang tính khoa học cao có thể áp dụng cho địa phương và các nơi có điều kiện tương tự.
Để thực hiện tốt các biện pháp trên, cần thiết phải thực hiện đồng bộ các biện pháp đã nêu, đặc biệt là việc vận động sự tham gia của cộng đồng trong khu vực.
88 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 804 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển và quản lý CTR sinh hoạt huyện Diên Khánh – tỉnh Khánh Hòa. Đề xuất biện pháp quản lý khả thi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh 1 lần/ 1ngày;
Đường cấp 2: đường bêtông ximăng và ximăng, chủ yếu là đường hẻm, quét trung bình 1 lần/1 ngày;
Đường cấp 3: đường đất đỏ, không thực hiện quét đường.
Trong quá trình thực hiện, công nhân phải quét cả lòng và lề đường, một số đoạn không quét được do hàng quán hoặc xe đậu chiếm lề đường.
Bảng 22. Bảng khoán khối lượng công việc công nhân phục vụ VSMT
Tổ
thực hiện
Khối lượng công việc
Thời gian
bắt đầu
Thời gian thu gom
Tổ 1
(5 CN)
* Quét + thu gom
- Đường Lý Tự Trọng (dài 1.177m)
- Đường Trần Quý Cáp (dài 475m)
* Thu gom (dài 4.200m)
- 1 phía đường Tỉnh Lộ 2: 800m
- Hẻm tập thể Uỷ ban: 1000m
- Hẻm đầu Lý Tự Trọng đến nhà Hàm Thụ: 250m
- Hẻm từ nhà Hàm Thụ đến đường Tỉnh lộ 2: 350m
- Hẻm Miếu Bà: 300m
-Hẻm Bưu điện: 500m
- Hẻm Đông môn 1: 700m
- Hẻm cửa Tây: 300m
0h30
4h30
2h00
1h00
1h30
2h30
3h30
4h00
4h30
5h00
4h
2h
1,5h
0,5h
0,5h
1h
1h
0,5h
0,5h
0,5h
Tổ 2
(6 CN)
* Quét + thu gom
- Đường QL 1A (dài 1.75 km): bao gồm phía hướng tây cả vỉa hè và mặt đường
* Thu gom: (dài 2.500m)
- Trường Trịnh Phong đến chợ Tân Đức: 300m
- Từ đầu cầu Mới đến đầu Tỉnh Lộ 8:700m
- Hẻm Cây Xoài: 700m
- Hẻm Dâu TằmTơ: 800m
1h30
13h30
4h00
2h30
3h00
3h30
5h
2,5h
1,5h
1,5h
0,5h
0,5h
Tổ 3
(5 CN)
* Quét + thu gom
- Đường 23/10 (dài 2km)
(Từ ngã 3 Cải Lộ Tuyến đến đầu cầu ông Bộ)
* Thu gom (dài 1000m)
- Hẻm chùa Hoa Tiên: 800m
- Hẻm Lò Heo: 200m
1h30
13h30
4h30
5h00
4,5h
2,5h
0,5h
0,5h
Tổ 4
(5 CN)
* Quét + thu gom
- Chợ Thành (DT:8.000 m2)
- Đường Phan Bội Châu: 200m
- QL 1A đầu Tỉnh Lộ 2 đến đầu đường Lý Tự Trọng: 500m
* Thu gom: (dài 1.000m)
- Hẻm Phan Bội Châu: 1.000m
3h00
1h00
13h00
4h30
3,5h
3h
2,5h
1h
Tổ 5
(tổ xe)
(5 CN)
- Hốt và vận chuyển: toàn bộ rác được tập trung ở các điểm tập kết của Thị Trấn Diên Khánh
3h30
13h30
3h
2h
Tổ 6
(tổ xe)
(4 CN)
- Hốt và vận chuyển: 8 xã và chợ Tân Đức,Gò Đình,Phú Lộc Đông,Phú Lộc Tây 1+2
+ Hẻm chợ Tân Đức đến Tỉnh lộ 8: 400m
+ Hẻm chợ Tân Đức đến cổng chào Phú Lộc Tây 2: 400m
3h30
14h30
6h30
14h30
6h
1h
1h
1h
(Nguồn: BQL công trình công cộng và môi trường đô thị Diên Khánh)
Bảng 23. Thống kê số hộ thu gom do Đội VSMT thực hiện
Số tổ
Tổng số hộ
Số hộ thu gom
Phần trăm (%)
Tổ 1
Tổ 2
Tổ 3
Tổ 4
Tổ 5
Tổ 6
Tổ 7
Tổ 8
Tổ 9
Tổ 10
Tổ 11
Tổ 12
Tổ 13
Tổ 14
Tổ 15
242
212
160
304
301
325
342
347
240
250
313
334
239
209
300
120
141
118
212
160
122
167
198
93
65
87
72
0
32
44
49,5
66,5
71,5
71,3
53,1
37,5
48,8
57
38,7
26
27,7
21,5
0
15,3
14,6
Tổng cộng
4118
1631
599
(Nguồn: BQL công trình công cộng và môi trường đô thị Diên Khánh)
Hiện trạng thu gom của lực lượng vệ sinh dân lập
Bên cạnh lực lượng công nhân vệ sinh còn có lực lượng vệ sinh dân lập, chịu trách nhiệm thu gom rác cho các hộ dân và khu vực chợ ở các xã. Đây là lực lượng tương đối lớn, hỗ trợ chia sẽ bớt áp lực công việc cho Đội VSMT. Việc quản lý các tổ thu gom rác dân lập này là do UBND xã quản lý.
Bảng 24. Thống kê lực lượng vệ sinh dân lập trên địa bàn huyện
Diên Khánh
STT
Tên xã
Số VSDL
Phương tiện
Xe cọc cạch
Xe lam
Thùng
1
Diên Điền
2
1
0
0
2
Diên Sơn
2
0
1
0
3
Diên Hòa
4
1
0
0
4
Diên Phước
3
1
0
3
5
Diên Toàn
4
1
1
0
6
Diên An
5
1
1
4
7
Diên Thạnh
3
0
1
0
8
Suối Hiệp
3
1
1
2
9
Diên Lạc
4
0
2
1
(Nguồn: UBND các xã trong huyện Diên Khánh)
Cách thức thu gom: Đội VSDL do xã quản lý thu gom rác của 9 xã thuộc khu vực 2. Trong đó có 5 xã Diên An, Diên Lạc, Diên Hòa, Diên Toàn, Diên Thạnh thì Đội VSDL tới một số hộ gia đình có hợp đồng để thu gom rác. Các hộ gia đình sẽ bỏ rác vào bao nylon đưa ra phía trước nhà, VSDL tới lấy bỏ vào giỏ cần xé rồi đưa ra xe để chở ra điểm hẹn. Đối với 4 xã còn lại thì không thu gom hộ gia đình. Nhưng nhiệm vụ chính của Đội VSDL là thu gom rác chợ, những đống rác của người dân tự phát trong xã rồi đưa ra điểm hẹn chính để Đội VSMT của BQL tới thu gom đưa ra bãi rác.
Phương tiện thu gom (Xe lam, xe cọc cạnh, giỏ cần xé)
Đội VSDL thu gom
Rác hộ gia đình
Rác chợ
Rác tự phát
Xe ép rác của BQL tới gom
(xe 2,5 tấn)
Điểm hẹn của xã
Bãi rác
(xe 2,5 tấn)
Hình 11. Hình thức thu gom của Đội vệ sinh dân lập
Thời gian thu gom: Đội VSDL lấy rác không có quy định. Có những xã thu gom sáng (bắt đầu từ 8h, 9h, 10h...) nhưng cũng có những xã thu gom chiều (13h, 14h, 15h...). Miễn sao trước 16h tập trung ở điểm hẹn để xe ép rác của BQL lên thu gom là được.
Phương tiện thu gom: Bao gồm các loại xe cọc cạch, xe lam, thùng chứa, giỏ cần xé. Tuy nhiên, lượng thùng chứa cho mỗi xã là rất ít. Hầu hết phương tiện thu gom của các xã đã cũ kỹ, không đảm bảo yêu cầu vệ sinh khi di chuyển. Lực lượng thu gom rác dân lập chưa được trang bị bảo hộ lao động.
Phí thu gom: chủ yếu được thiết lập dựa trên sự thỏa thuận của hai bên
(Đội VSDL và đơn vị cần thu gom)
Hộ dân dao động trong khoảng từ 5 – 10 ngàn;
Rác các điểm do nhân dân tự phát thì đội VSDL thu gom và UBND xã hỗ trợ kinh phí bằng tiền vệ sinh môi trường (do UBND tỉnh cấp cho mỗi xã từ 9 – 10 triệu/năm);
Rác chợ thì do BQL chợ thu tiền các sạp bán hàng rồi thỏa thuận với Đội VSDL.
Bảng 25. Khối lượng rác do lực lượng dân lập thu gom (kg/ngày)
STT
Tên xã
Số hộ thu gom
Khối lượng rác của hộ dân (kg)
Khối lượng rác của xã (kg)
Tổng khối lượng
1
Diên An
194
388
529
917
2
Diên Lạc
155
310
793
1103
3
Diên Hòa
75
150
272
422
4
Diên Toàn
94
188
542
730
5
Diên Thạnh
183
366
1164
1530
6
Diên Điền
-
-
414
414
7
Diên Sơn
-
-
736
736
8
Diên Phước
-
-
427
427
9
Suối Hiệp
-
-
525
525
Tổng cộng
701
1.402
5.402
6.804
(Nguồn: Báo cáo kiểm định khối lượng rác các xã tháng 7/2007 – BQL công trình công cộng và môi trường đô thị Diên Khánh)
4.3 HIỆN TRẠNG TRUNG CHUYỂN VÀ VẬN CHUYỂN RÁC SINH HOẠT TẠI HUYỆN DIÊN KHÁNH
4.3.1 Điểm hẹn
Hiện nay, trên địa bàn huyện Diên Khánh có tổng cộng 30 điểm hẹn (thị trấn là 13 điểm và 9 xã là 17 điểm). Đối với các điểm hẹn của thị trấn Diên Khánh thì được sự thống nhất của UBND huyện Diên Khánh, Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Khánh Hòa, BQL Công trình công cộng và môi trường đô thị Diên Khánh. Các điểm hẹn nằm rải rác trên các tuyến đường, hầu hết không đồng nhất về khoảng cách và diện tích.
Có thể chia điểm hẹn làm hai loại: loại điểm hẹn thu gom rác hộ dân và điểm hẹn thu gom rác quét đường. Tuy nhiên, hai loại điểm hẹn này trên thực tế thường có vị trí địa lý trùng nhau, chỉ khác về khối lượng rác thu gom được.
Hầu hết các điểm hẹn tại thị trấn Diên Khánh đều sử dụng lòng lề đường làm nền công tác lại nằm trong khu vực sinh hoạt của người dân và không có hệ thống thu nước rò rỉ từ rác cho nên nước thường chảy lan gây mất vệ sinh. Đối với các xã thì điểm hẹn thường nằm sau khu vực chợ, nơi dân cư tập trung đông đúc.
Thời gian hoạt động của các điểm hẹn chủ yếu là 3h30 – 6h30 và 15 – 17h. Đa số các điểm hẹn kéo dài thời gian tụ hẹn của mình là do chờ xe vận chuyển tới. Theo khảo sát, điểm hẹn đợi ít nhất là 15 phút và lâu nhất là 20h. Thời gian lấy rác tại mỗi điểm hẹn phụ thuộc vào khối lượng rác tại điểm hẹn đó.
Bảng 26. Thống kê điểm hẹn trên khu vực thị trấn Diên Khánh
STT
Vị trí điểm hẹn
Đặc điểm
Phạm vi phục vụ
01
Ngã 4 Huyện Ủy
S = 6m2, lấy lòng lề đường làm sàn công tác.
Rác đường phố; RSH của tổ 5 +6 Dinh Thành.
02
Cửa Đông
S = 6m2, lấy lòng lề đường làm sàn công tác.
Rác đường phố; RSH của tổ 1+2+3+4 Đông Môn 1 và Đông Môn 2.
03
Caphê 7 Ô
S = 15m2, lấy lòng lề đường làm sàn công tác.
Rác đường phố (Lý Tự Trọng Và Trần Quý Cáp)
04
Cửa Tiền
S = 8m2, lấy lòng đường làm sàn công tác.
Rác đường phố, RSH khu vực Dinh Thành.
05
Đầu Tỉnh lộ 2
S = 10m2, lấy lòng đường làm sàn công tác.
Đường Tỉnh lộ 2; RSH và rác đường phố.
06
Ngã 3 ngân hàng
S = 15m2, lấy lòng đường làm sàn công tác.
1 phần đường QL1A và khu vực chợ Thành.
07
Cầu sông Cạn
S = 8m2, lấy lòng lề đường làm sàn công tác.
Đường QL1A;RSH và rác đường phố
08
Cây xăng số 11
Hốt và để trên xe đẩy tay.
Đường QL1A;RSH và rác đường phố.
09
Trường Trịnh Phong
Đựng trong thùng rác và 1 phần trên nền đất.
Đường QL1A;RSH và rác đường phố;Phú Lộc Tây
10
Quán 6 Lượng
S = 20m2, lấy lòng lề đường làm sàn công tác.
Đường 23/10;RSH và rác đường phố.
11
Sân phơi cũ xã Diên An
S = 6m2, lấy lòng đường làm sàn công tác.
Đường 23/10;RSH và rác đường phố
12
Cầu Ong Bộ
S = 5m2, lấy lòng lề đường làm sàn công tác.
Đường 23/10;RSH và rác đường phố
13
Chợ Thành
S = 20m2,nền ximăng bên hông chợ.
Rác đường Phan Bội Châu; RSH và rác chợ Thành.
(Nguồn: BQL công trình công cộng và môi trường đô thị Diên Khánh)
Bảng 27. Thống kê điểm hẹn trên khu vực 9 xã
STT
Vị trí điểm hẹn
Đặc điểm
Phạm vi phục vụ
01.
Xã Diên An
1.Chợ Diên An
S = 20m2, xây hố chứa tường ximăng.
Rác chợ và RSH của hộ dân gần chợ.
2.Trước trường tiểu học Diên An
S = 12m2, nền đất trước trường.
RSH của người dân.
3. Sau trường Lê Lợi
S = 20m2, lấy lòng đường làm sàn công tác
RSH của người dân
02.
Xã Diên Toàn
1.Chợ Diên Toàn
S = 20m2, bãi đất trống sau khu vực chợ.
Rác chợ và RSH hộ dân lân cận.
2.Ngã 3 Đông Dinh
S = 25m2, lấy lòng đường làm sàn công tác
RSH của người dân trong khu vực
03.
Xã Diên Thạnh
1.Chợ Khánh Thượng Trung
S = 30m2, bãi đất trống trước mặt chợ.
Rác chợ và RSH của người dân.
04.
Xã Diên Điền
1. Chợ Đại Điền Trung
S = 25m2, bãi đất trống bên hông chợ.
Rác chợ và RSH của người dân.
05.
Xã Diên Sơn
1. Chợ Diên Sơn
S = 35m2, bãi đất trống bên hông chợ.
Rác chợ và RSH của người dân.
06.
Xã Suối Hiệp
1. Sân phơi cũ
S = 30m2, nền gạch cũ.
RSH của người dân.
07.
Xã Diên Lạc
1. Chợ Diên Lạc
S = 15m2, nền đất phía sau khu vực chợ.
Rác chợ
2. Sau UBND
S = 25m2, bãi đất trống.
RSH của người dân.
08.
Xã Diên Hòa
1.Chợ Diên Hòa
S = 15m2, bãi đất trống sau chợ.
Rác chợ
2. Trước UBND
S = 10m2, xây hố chứa tường bao ximăng.
RSH của người dân
3. Cầu Quang Thạnh
S = 10m2, xây hố chứa tường bao ximăng.
RSH của người dân
4. Ngã 3 Lạc Lợi
S = 20m2, lấy lòng đường làm sàn công tác
RSH của người dân
09.
Xã Diên Phước
1.Chợ Diên Phước
S =30m2, bãi đất trống phía sau chợ.
Rác chợ và RSH hộ dân lân cận.
2. Cầu Đôi
S = 20m2, lấy lòng đường làm sàn công tác
Rác chợ và RSH hộ dân lân cận.
(Nguồn: BQL công trình công cộng và môi trường đô thị Diên Khánh)
4.3.2 Quy trình hoạt động tại điểm hẹn
Tại các điểm hẹn hoạt động theo các thời gian khác nhau phụ thuộc vào thời gian giao rác của các ca hoạt động trong quá trình thu gom. Nhìn chung, tất cả điểm hẹn của thị trấn Diên Khánh hoạt động từ 3h30 - 6h30 sáng và riêng điểm chợ Thành từ 14 – 15h chiều. Đối với 9 xã lân cận còn lại thì điểm hẹn hoạt động theo 2 ca từ 15 – 17h và từ 6h30 – 10h.
Bảng 28. Thời gian hoạt động tại các điểm hẹn thị trấn Diên Khánh
STT
Vị trí điểm hẹn
Thời gian tập trung rác
Thời gian lưu rác (phút)
Thời gian xe ép tới
Thời gian hốt (phút)
01
Ngã 4 Huyện Ủy
2h30
60
3h30
15
02
Cửa Đông
3h00
45
3h45
15
03
Caphê 7 Ô
3h30
30
4h
15
04
Cửa Tiền
3h30
45
4h15
15
05
Đầu Tỉnh lộ 2
4h00
30
4h30
15
06
Ngã 3 ngân hàng
4h00
45
4h45
15
07
Cầu sông Cạn
4h30
30
5h
15
08
Cây xăng số 11
5h00
15
5h15
15
09
Trường Trịnh Phong
5h10
20
5h30
15
10
Quán 6 Lượng
5h15
30
5h45
15
11
Sân phơi cũ xã Diên An
5h00
60
6h
15
12
Cầu Ong Bộ
5h30
45
6h15
10
13
Chợ Thành
13h30
60
14h30
30
(Nguồn: BQL công trình công cộng và môi trường đô thị Diên Khánh)
Bảng 29. Thời gian hoạt động tại điểm hẹn của 9 xã
STT
Vị trí điểm hẹn
Thời gian tập trung rác
Thời gian lưu rác
(phút)
Thời gian xe ép tới
Thời gian hốt
(phút)
01.
Xã Diên An
1.Chợ Diên An
5h30
60
6h30
20
2.Trước trường tiểu học Diên An
6h00
50
6h50
10
3.Sau trường Lê Lợi
6h15
45
7h00
15
02.
Xã Diên Toàn
1.Chợ Diên Toàn
7h00
30
7h30
15
2.Ngã 3 Đông Dinh
7h15
30
7h45
15
03.
Xã Diên Thạnh
1.Chợ Khánh Thượng Trung
18h00
840
8h00
30
04.
Xã Diên Điền
1.Chợ Đại Điền Trung
18h00
900
9h00
20
05.
Xã Diên Sơn
1. Chợ Diên Sơn
9h
30
9h30
20
06.
Xã Suối Hiệp
1. Sân phơi cũ
18h
960
10h
30
07.
Xã Diên Lạc
1. Chợ Diên Lạc
14h
60
15h
20
2. Sau UBND
14h30
50
15h20
10
08.
Xã Diên Hòa
1.Chợ Diên Hòa
14h
100
15h40
20
2. Trước UBND
14h30
90
16h
15
3.Cầu Quang Thạnh
15h
75
16h15
15
4. Ngã 3 Lạc Lợi
15h
90
16h30
10
09.
Xã Diên Phước
1.Chợ Diên Phước
16h30
15
16h45
30
2. Cầu Đôi
16h30
45
17h15
15
(Nguồn: BQL công trình công cộng và môi trường đô thị Diên Khánh)
Nhận xét quy trình hoạt động tại các điểm hẹn:
Rác được vận chuyển tới các điểm hẹn bao gồm rác chợ, RSH và rác quét đường. Trên địa bàn thị trấn Diên Khánh, rác tập trung tại các điểm hẹn từ 3h30 – 6h30, được hốt và vận chuyển nhanh chóng trong vòng 10 – 30 phút do các điểm hẹn không quá cách xa nhau nên thời gian lưu rác từ 15 – 60 phút là hợp lý. Khoảng thời gian hoạt động tại điểm hẹn của thị trấn Diên Khánh là lúc người dân đang ngủ nên không gây ách tắc giao thông trong khu vực.
Còn đối với 9 xã lân cận (Diên Điền, Diên Sơn, Diên Hòa, Diên Phước, Diên Thạnh, Diên An, Diên Toàn, Diên Lạc, Suối Hiệp) thì trong đó 3 xã tuyến trên (Diên Phước, Diên Lạc, Diên Hòa) hoạt động từ 14 – 17h, còn 6 xã tuyến dưới (Diên Điền, Diên Sơn, Diên Thạnh, Diên An, Diên Toàn, Suối Hiệp) hoạt động từ 5h30 – 10h. Nhìn chung điểm hẹn của các xã tập trung ở các chợ và các bãi đất trống không gây ảnh hưởng đến giao thông trong quá trình thu gom, vận chuyển. Nhưng giờ hoạt động của các điểm hẹn này trùng vào giờ sinh hoạt của người dân, quá trình xe ép rác đi thu gom sẽ gây mùi và mất vệ sinh. Trong khi đó, điểm hẹn giữa xã này cách xa xã kia làm tăng thời gian đi lại nên thời gian lưu rác khá cao, đặc biệt 3 xã Diên Điền, Diên Thạnh và Suối Hiệp rac tồn tại từ chiều hôm trước cho đến sáng hôm sau sẽ làm rác phân hủy gây mùi hôi thối và nước rỉ rác.
Hiện trạng hệ thống vận chuyển
Công việc vận chuyển khối lượng rác thu gom được trên địa bàn huyện Diên Khánh là do BQL công trình công cộng và môi trường đô thị Diên Khánh đảm nhận hoàn toàn, và cụ thể là do 2 tổ xe của Đội VSMT thực hiện.
Tổ trưởng
(1 tài xế)
Công nhân
(1 người)
Tổ phó
(1 người)
Thư ký - Kế toán
(1 người)
Hình 12. Sơ đồ tổ chức của một tổ vận chuyển
Lao động và phương tiện
Gồm 2 tổ mỗi tổ 5 người và toàn là nam vì công việc lái xe, hốt xúc rác nặng nề phù hợp với nam hơn.
Phương tiện vận chuyển gồm 2 xe:
+ xe 6,5 tấn: 79H_ 2819
+ xe 2,5 tấn: 79H _9158
Mỗi xe đều được điều khiển bởi người lái xe cố định (thường là tổ trưởng), các tổ phó, công nhân và thư ký đều có trách nhiệm làm việc như nhau. Các lộ trình thu gom của các xe được quy định cụ thể: xe 6,5 tấn thu gom khu vực thị trấn Diên Khánh, còn xe 2,5 tấn thu gom khu vực 9 xã.
Thời gian vận chuyển
Xe 6,5 tấn thu gom: + rác thị trấn 3h30 – 6h30
+ chợ Thành 14h30 – 15h
Xe 2,5 tấn thu gom: + 6 xã tuyến dưới 6h30 – 10h30
+ 3 xã tuyến trên 15h – 17h
Theo quy định vận chuyển và quy định đề ra của Sở Tài nguyên môi trường, Sở Giao thông công chánh thì rác thu gom không được để qua đêm trên xe, phải đem đổ ra bãi rác sau khi thu gom xong.
Hình thức hoạt động
Vận chuyển rác là công việc đưa rác từ nơi tập trung đến nơi xử lý rác bằng phương tiện chuyên dùng.
Hiện tại có 3 tuyến vận chuyển rác:
Tuyến 1 (xe 6,5 tấn cho khu vực thị trấn Diên Khánh)
Ngã 4 Huyện ủy ® cửa Đông ® caphe 7 Ô ® cửa Tiền ® Đầu Tỉnh lộ 2 ® Ngã 3 ngân hàng ® cầu sông Cạn ® cây xăng số 11 t® rường Trịnh Phong ® quán 6 Lượng ® sân phơi cũ xã Diên An ® cầu Ong Bộ ® chợ Thành.
Tuyến 2 (xe 2,5 tấn cho 6 xã tuyến dưới)
Diên An ® Diên Toàn ® Diên Thạnh ® Diên Điền ® Diên Sơn ®Suối Hiệp
Tuyến 3 (xe 2,5 tấn cho 3 xã tuyến trên)
Diên Lạc ® Diên Hòa ® Diên Phước
Chiều dài của tuyến vận chuyển:
Bảng 30. Chiều dài tuyến vận chuyển
STT
Tên tuyến
Chiều dài (km)
1
Tuyến 1
17,8
2
Tuyến 2
18
3
Tuyến 3
10
Số lần vận chuyển
Mỗi ngày xe 6,5 tấn vận chuyển khoảng 13 tấn rác, trung bình 2 chuyến/ngày.
Còn xe 2,5 tấn vận chuyển khoảng 7,5 tấn; trung bình 3 chuyến/ngày.
Vào những ngày cao điểm lễ tết thì số chuyến có thể tăng lên. Hai xe hốt và vận chuyển theo từng điểm hẹn, khi nào xe đầy thì chở ra bãi rác đổ bỏ và quay lại tiếp tục vận chuyển chuyến khác. Thông thường thới gian vận chuyển rác ra bãi là 6h30 và 17h30.
4.4 TÌNH HÌNH TÁI SỬ DỤNG VÀ XỬ LÝ CTRSH HUYỆN DIÊN KHÁNH
4.4.1 Tình hình tái sử dụng
Việc tái sử dụng rác tại huyện Diên Khánh hiện nay được thực hiện bằng hình thức thủ công. Trong quá trình hốt và vận chuyển thì anh em công nhân trong 2 tổ xe đã thu gom chai lọ, lon, đồ nhựa lẫn lộn trong rác. Sau khi rác được đổ xuống bãi thì những hộ dân sống gần bãi rác trực tiếp cào bươi để lượm ve chai và bọc nylong. Đối tượng lao động chủ yếu là phụ nữ ở độ tuổi lao động, ngoài ra còn có một số đối tượng là trẻ em không nằm trong độ tuổi lao động. Đa số các đối tượng lượm bọc trong bãi làm việc trong điều kiện vệ sinh rất kém, không trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động.
Hàng ngày, toàn bộ KLR chở đến bãi được các đối tượng lượm bọc phân loại và thu gom nhờ đó một KLR có thể tận dụng lại khả năng tái sinh cũng như tái sử dụng của chúng. Tại một số hộ gia đình thì họ trực tiếp thu hồi lại các ve chai để bán phế liệu. Hình thức này cũng góp phần tái sử dụng CTR đáng kể.
Tình hình xử lý
Hiện nay, toàn huyện Diên Khánh chỉ có một cách xử lý rác duy nhất là đổ đống ở bãi rác Hòn Ngang thuộc xã Diên Lâm, cách khu dân cư 5 km. Ngoại trừ các cơ sở y tế thì rác sinh hoạt được thu gom chung với rác y tế và được thiêu đốt tại lò đốt rác của Bệnh viện Da Liễu Khánh Hoà (Nha Trang), lò đốt được thiết kế với công suất 400 – 500 kg/ngày và được đưa vào sử dụng từ năm 2000 đến nay vẫn hoạt động tốt.
Đối với khu vực thị trấn
Thị trấn được thu gom hàng ngày. Vào mùa khô thì xử lý rác có thể coi như tạm ổn, song vào mùa mưa thì khu vực xung quanh bãi rác bị ô nhiễm nặng do nước mưa chảy tràn trên bề mặt bãi rác đổ thẳng xuống các ruộng dân xung quanh bãi. Mặt khác, khi mưa đến đường vào bãi rác trở nên sìn lầy khó đi và xe chở rác không vào sâu bên trong bãi nên đổ ở bên ngoài gây mùi hôi thối khó chịu, đồng thời rác đổ tràn ra khỏi khu vực bãi lan sang các thửa ruộng xung quanh. Hiện nay, Diên Khánh đã thực hiện mở rộng thêm bãi rác phía bên cạnh và dự định xây dựng nhà máy xử lý rác do hợp tác với Công ty công trình đô thị Ninh Thuận.
Đối với khu vực nông thôn
Việc xử lý rác hầu hết đều do tự mỗi hộ gia đình giải quyết lấy bởi điều kiện đi lại khó khăn và mức sống chưa cao đồng thời họ nghĩ vẫn chưa cần thiết để hưởng dịch vụ này trong khi tự họ vẫn có cách giải quyết. Thông thường người dân ở khu vực nông thôn giải quyết rác bằng cách đổ vào các hố tự đào để bỏ rác ở phía sau nhà hoặc đổ vào các ao mương mà họ đang cần lấp. Một cách giải quyết khác chính là đổ trực tiếp rác xuống sông rạch ngay khu vực đang định cư.
Tại một số nông hộ nhờ người dân chịu tìm hiểu, tham khảo sách khảo sách vở và tham gia các lớp tập huấn nên đã thực hiện xây bể Biogas ngay tại nhà, tận dụng nguồn phân gia súc sẵn kết hợp với ủ rác tạo khí sinh hoạt sử dụng trong việc đun nấu tại gia đình. Ngoài ra một hình thức xử lý khác chính là việc thu gom, lựa chọn, phân loại rác sinh hoạt để bán phế liệu. Đây cũng chính là một hình thức giảm thiểu khối lượng rác thải phát sinh đồng thời tiết kiệm được một số tiền từ việc bán phế liệu thu lại.
4.5 ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THU GOM VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIÊN KHÁNH
4.5.1 Về công tác thu gom
Hiện nay, huyện Diên Khánh có hai hệ thống thu gom chính (hệ thống thu gom dân lập và hệ thống thu gom dân lập).
Về hệ thống thu gom rác công lập do BQL Công trình công cộng và môi trường đô thị Diên Khánh phụ trách đã có nhiều cố gắng để đạt được hiệu quả cao trong những năm vừa qua nhằm hoàn thành các nhiệm vụ về kinh tế, môi trường và xã hội mà BQL được Nhà nước giao phó.
Hệ thống thu gom dân lập do các xã quản lý cũng chia sẽ bớt áp lực công việc và hỗ trợ phần nào cho công tác thu gom của BQL.
Tuy nhiên, công tác thu gom vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm cần phải khắc phục. Có những tồn tại cần sự phối hợp của nhiều ngành liên quan đến VSMT và toàn bộ dân cư sống trên địa bàn huyện Diên Khánh. Từ những kết quả thông tin thu thập được đưa ra một số nhận xét như sau:
Đội VSMT của BQL thu gom rác đường phố ở thị trấn là chính như quét dọn thu gom tại một số tuyến đường trung tâm: Trần Quý Cáp, Lý Tự Trọng, Phan Bội Châu, Quốc lộ 1A, 23/10. Vì vậy lượng rác do công lập thu gom còn hạn chế;
Tại các xã chưa có đội thu gom chính thức và quy mô nên hệ thống thu gom dân lập hoạt động một cách độc lập về thời gian và cách thức, chủ yếu là thu gom dọn quét tại các chợ;
Phương tiện, thiết bị thu gom còn hạn chế đặc biệt là các thùng rác công cộng loại 240l và 660l. Vì vậy khả năng thu gom rác hiện nay mới chỉ đạt 60 – 70%, chủ yếu là trung tâm thị trấn Diên Khánh. Còn một khối lượng rác trong các khu công nghiệp và rác của các hộ dân trên tuyến xã chưa được thu gom;
Lượng CTR được thu gom hoàn toàn chưa được phân loại tại nguồn. Tất cả các loại rác được thu gom lẫn lộn với nhau. Điều này rất nguy hiểm vì các loại chất thải nguy hại, chất thải y tế chưa được tách riêng sẽ làm nguồn lây lan bệnh tật và tác động xấu tới sức khỏe con người. Hơn nữa việc thu gom hỗn hợp rất khó khăn cho việc xử lý rác;
Ý thức giữ gìn VSMT của cộng đồng dân cư còn rất thấp, tình trạng xả rác xuống sông suối, kênh rạch và đổ rác không đúng nơi quy định còn rất phổ biến làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước mặt trong huyện;
Về công tác trung chuyển và vận chuyển
Qua phân tích cho thấy vận chuyển là khâu quan trọng có liên quan mật thiết đến khâu thu gom. Công tác vận chuyển vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn:
Việc bố trí chuyển giao rác tại các điểm hẹn còn chưa hợp lý, công nhân phải mất nhiều thời gian để chờ các xe đến lấy rác làm giảm hiệu quả công tác và gây mất mỹ quan đường phố;
Bố trí điểm hẹn trên đường phố làm cản trở giao thông do thu rác trong giờ cao điểm có nhiều người qua lại, đặc biệt trong tuyến xã;
Vẫn tồn tại sự không đồng bộ giữa phương tiện chuyển giao rác và phương tiện tiếp nhận rác nên trong khi chuyển giao rác vẫn để rơi xuống đường gây ô nhiễm và mất vệ sinh đô thị;
Tình trạng nước rỉ rác tại các điểm hẹn chưa có hướng giải quyết hữu hiệu;
Phương tiện vận chuyển của vệ sinh dân lập cũ kỹ, thường dùng xe lam, xe cọc cạch hở để vận chuyển rác trên đường làm mất mỹ quan, bốc mùi hôi thối.
CHƯƠNG 5
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN DIÊN KHÁNH
TỈNH KHÁNH HÒA
DỰ BÁO DÂN SỐ VÀ TỐC ĐỘ PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT HUYỆN DIÊN KHÁNH ĐẾN NĂM 2020
Song song với việc gia tăng dân số thì việc gia tăng khối lượng CTR là điều tất nhiên. Do đó, trong quá trình quản lý CTR một yếu tố không thể thiếu đó là dự báo diễn biến khối lượng và thành phần của CTR. Từ đó lập kế hoạch thu gom, xử lý và tái sử dụng chúng. Việc dự báo khối lượng CTR phát sinh chỉ mang tính tương đối vì nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chủ yếu phải dựa vào:
Tốc độ tăng dân số;
Cơ cấu kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ;
Tốc độ tăng trưởng kinh tế;
Định hướng quy hoạch trong tương lai.
Dự báo dân số huyện Diên Khánh đến năm 2020
Dân số là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến lượng rác thải hàng ngày. Do vậy, khi dự báo khối lương rác phát sinh từ nay đến năm 2020 cần phải quan tâm chú ý tới yếu tố dân số. Với tốc độ gia tăng dân số thu thập được, sử dụng hàm Euler cải tiến, kết quả dự báo tốc độ dân số từ nay đến năm 2020 của huyện Diên Khánh sẽ là:
Công thức Euler cải tiến
N*i+1 = Ni + r Í rt Í Ni
Ni+1/2 = (N*i+1 + Ni)/2
Ni+1 = Ni + r Í rt Í Ni +1/2
Trong đó:
Ni: Dân số hiện tại;
Ni+1: Dân số năm tiếp theo;
N*i+1: giá trị trung gian;
Ni+1/2: giá trị trung gian;
r: Tốc độ tăng dân số;
rt: khoảng thời gian (bước tính).
Theo Niên giám thống kê năm 2006 của cục thống kê tỉnh Khánh Hòa: Dân dố huyện Diên Khánh vào năm 2006 là 142.706 người, tốc độ gia tăng dân số trung bình là 1,1%. Mục tiêu phát triển dân số của huyện trong thập kỷ tới là phấn đấu giảm tỷ lệ tăng dân số trung bình xuống. Tiếp tục duy trì tốc độ gia tăng 1,1% vào giai đoạn 2007 – 2010 và giảm xuống 0,9% vào giai đoạn 2011 – 2015; giảm xuống 0,7% vào giai đoạn 2016 – 2020.
Bảng 31. Dự báo dân số huyện Diên Khánh từ nay đến năm 2020
Năm
r(%)
N* i+1
N i +1/2
N i+1
Tổng dân số toàn huyện
2006
1,1
142.706
2007
1,1
144.276
143.491
144.284
144.284
2008
1,1
145.871
145.077
145.880
145.880
2009
1,1
147.485
146.683
147.494
147.494
2010
1,1
149.116
148.305
149.125
149.125
2011
0,9
150.467
149.796
150.473
150.473
2012
0,9
151.827
151.150
151.833
151.833
2013
0,9
153.199
152.516
153.206
153.206
2014
0,9
154.585
153.896
154.591
154.591
2015
0,9
155.982
155.287
155.989
155.989
2016
0,7
157.081
156.535
157.085
157.085
2017
0,7
158.185
157.635
158.188
158.188
2018
0,7
159.295
158.742
159.299
159.299
2019
0,7
160.414
159.758
160.418
160.418
2020
0,7
161.541
160.980
161.545
161.545
Dự báo tốc độ phát sinh CTRSH huyện Diên Khánh đến 2020
Khối lượng rác do đội thu gom được trong ngày khoảng 18 – 20 tấn. Hiệu suất thu gom toàn huyện trung bình là 60%, riêng khu vực thị trấn Diên Khánh đạt 70%. Trong khi đó lượng rác điều tra thực tế là 42 tấn. Lượng rác bình quân của một người là 0,25 – 0,7 kg/người/ngày.
Công thức dự đoán áp dụng như sau:
Khối lượng rác thải (tấn/ngày) = [tốc độ thải rác (kg/người/ngày) * dân số trong năm(người)] /1000
Lượng rác thu gom (tấn/ngày) = khối lượng rác thải (tấn/ngày) * hiệu suất thu gom (%)
Căn cứ vào dân số đã dự báo, lượng rác xả thải hằng ngày bình quân theo đầu người, hiệu suất thu gom rác, việc dự báo khối lượng rác của huyện Diên Khánh đến năm 2020 như sau:
Bảng 32. Dự báo khối lương rác huyện Diên Khánh từ nay đến năm 2020
Năm
Dân số
Tốc độ thải rác (kg/người.ngày)
Lượng rác thải
(tấn/ngày)
Hiệu suất thu gom (%)
Lượng rác thu gom
(tấn/ngày)
Lượng rác thu gom
(tấn/năm)
2007
144.284
0,35
50,49
60
30,29
11.057
2008
145.880
0.40
58,35
60
35,01
12.779
2009
147.494
0,45
63,37
70
46,46
16.958
2010
149.125
0,50
74,56
70
52,19
19.049
2011
150.473
0,55
82,76
75
62,07
22.655
2012
151.833
0,60
91,09
75
68,32
24.937
2013
153.206
0,65
99,58
75
74,69
27.262
2014
154.591
0,70
108,21
80
86,57
31.598
2015
155.989
0,75
116,99
80
93,59
34.160
2016
157.085
0,80
125,66
80
100,53
36.693
2017
158.188
0,85
134,45
85
114,28
41.712
2018
159.299
0,90
143,36
85
121,86
44.479
2019
160.418
0,95
152,39
85
129,53
47.278
2020
161.545
1,00
161,54
85
137,31
50.118
Như vậy tổng lượng rác thải đưa ra bãi hàng ngày khoảng 30,29 tấn vào năm 2007 và tăng lên khoảng 137,31 tấn vào năm 2020.
Dự báo về nhu cầu vận chuyển
Với lượng thiết bị chính như trên, hiện BQL công trình công cộng và môi trường đô thị Diên Khánh có thể vận chuyển khoảng 41 tấn rác/ngày (khoảng 4 chuyến xe 6,5 tấn và 6 chuyến 2,5 tấn). Để đáp ứng nhu cầu vận chuyển rác đến năm 2020 ta cần phải tính toán thiết bị vận chuyển qua bảng 33.
Bảng 33. Dự báo nhu cầu vận chuyển đến năm 2020
Năm
Lượng rác thu gom
(tấn/ngày)
Khả năng vận chuyển rác
(tấn/ngày)
Năng suất vận chuyển
(tấn/xe.ngày)
Số lượng thiết bị vận chuyển
2007
30,29
40
18
3
2008
35,01
40
18
3
2009
46,46
50
18
3
2010
52,19
60
18
4
2011
62,07
60
19
4
2012
68,32
70
19
4
2013
74,69
80
19
5
2014
86,57
90
20
5
2015
93,59
100
20
5
2016
100,53
120
20
6
2017
114,28
120
21
7
2018
121,86
130
21
7
2019
129,53
130
21
7
2020
137,31
140
21
7
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT HUYỆN DIÊN KHÁNH
Các công cụ hỗ trợ
Công cụ pháp lý: Công cụ pháp lý cần được vận dụng tối đa để điều chỉnh các lệnh lạc đã tồn tại khá lâu trong xã hội. Luật pháp phải tham gia vào mọi quá trình trong quản lý và xử lý rác không chỉ hôm nay mà cả trong tương lai. Sử dụng pháp luật để uốn nắn những hành vi sai trái để bảo vệ tốt nhất những vấn đề môi trường và thông qua pháp luật hình thành dần ý thức tự nguyện, tự giác.
Một số văn bản về pháp luật liên quan đến quản lý rác thải như sau:
Tại điều 7 điểm C trong pháp lệnh xử lý vi phạm hành chánh Nghị Định 49/CP ban hành ngày 15/8/1996 của Chính phủ: “Cấm vứt rác, xác động vật, chất thải, hoặc bất cứ vật gì gây ô nhiễm ra nơi công cộng hay vào chỗ có vòi nước giếng, nước ăn, ao đầm hồ mà thường ngày người dân sử dụng trong sinh hoạt đều được xử lý theo pháp luật”.
Điều 27 Nghị Định 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính Phủ về hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường quy định:
“1. Mọi cơ sở sản xuất kinh doanh, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng có các chất thải ở dạng rắn, lỏng, khí cần xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường khi thải ra ngoài cơ sở mình, công nghệ xử lý các loại chất trên phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
2. Chất thải sinh hoạt tại các thành phố, đô thị, khu công nghiệp cần phải được thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy chế quản lý chất thải.
3. Chất thải có chứa vi sinh vật, vi trùng gây bệnh cần phải được xử lý nghiêm ngặt trước khi thải vào các khu chứa chất thải công cộng theo quy định hiện hành.
4. Chất thải chứa các loại hóa chất độc hại, khó phân hủy phải được xử lý theo công nghệ riêng, không được thải vào các khu chứa chất thải sinh hoạt.”
QĐ 126/2004/CP ngày 26/5/2004 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng – quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà:
Điều 33: Xử phạt tổ chức, cá nhân vi phạm về thu gom, vận chuyển và đổ rác thải:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 – 100.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân đổ rác không đúng nơi quy định.
2. Phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển rác không đúng nơi quy định.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, tổ chức cá nhân vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp sau:
a. Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.
b. Buộc thực hiện đúng quy định về an toàn, bảo vệ môi trường”.
Công cụ kinh tế
Hệ thống ký quỹ hoàn trả
Ký quỹ hoàn trả áp dụng đối với người sử dụng sau khi mua sản phẩm phải chi trả thêm khoản tiền thế chân cho bao bì sản phẩm. Nếu sau khi sử dụng sản phẩm mà người tiêu dùng đem trả lại bao bì cho người bán hoặc cơ sở chịu trách nhiệm thu hồi bao bì thì số tiền thế chân đó được hoàn trả lại. Nếu người tiêu dùng không hoàn lại bao bì sản phẩm thì số tiền đó được chi dùng cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải.
Hiện tại có thể áp dụng hệ thống ký quỹ hoàn trả cho các sản phẩm đóng chai, lon đồ hộp, bao ximăng, bao bì đựng thức ăn gia súc, bình ăcquy xe gắn máy.
Phí sản phẩm
Phí sản phẩm được đánh vào các sản phẩm mà sau khi sử dụng sẽ sinh ra chất thải mà không trả lại được như đối với bao bì, dầu nhờn, túi nhựa, phân bón, thuốc trừ sâu, lốp xe, nguyên vật liệu. Một hình thức thu phí tương tự đã được áp dụng ở nước ta là thu phí giao thông, được thực hiện bằng cách định giá bán xăng trong đó có cộng thêm khoản lệ phí giao thông.
Các khoản trợ cấp
Các khoản trợ cấp được cung cấp cho các cơ quan và khu vực tư nhân tham gia vào các lĩnh vực quản lý CTR. Hiện tại, có thể áp dụng với các bộ phận sau:
Trợ cấp cho các nhà sản xuất để khuyến khích việc phát triển và lắp đặt công nghệ sản sinh ít chất thải hơn hoặc tái sử dụng chất thải;
Trợ cấp cho các cơ sở sản xuất sử dụng các sản phẩm nhặt lại từ rác để khuyến khích mở rộng hoạt động sản xuất.
Lệ phí thu gom
Mức phí là 8.000đ/hộ/tháng do lực lượng thu gom công lập đảm nhận;
Mức phí là 10.000đ/hộ/tháng do lực lượng thu gom tư nhân đảm nhận.
Nhà nước vẫn phải bao cấp một phần chi phí thu gom quét dọn rác, đặc biệt với khu vực công cộng.
Giải pháp giáo dục đào tạo, nâng cao nhận thức
Cần xây dựng mạng lưới tuyên truyền giáo dục môi trường vì sự nhận thức của cộng đồng là công cụ hàng đầu để thực hiện BVMT. Đối tượng giáo dục: những người dân sinh sống trên địa bàn huyện Diên Khánh, các cơ quan xí nghiệp thải ra nhiều chất thải. Ngoài ra, giáo dục môi trường ở các cấp học từ mầm non cho đến phổ thông, đại học và sau đại học là cách hiệu quả nhất để thay đổi quan niệm của cộng đồng về lâu dài.
Kế hoạch hành động được tiến hành theo 3 tuyến như sau:
Tuyến tham vấn: Sở TNMT và Sở Y tế chịu trách nhiệm về chuyên môn nhằm định hướng cho việc thực hiện dự án như:
Tài liệu hướng dẫn thực hành về quản lý CTR, những tập san chuyên đề VSMT;
Những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường do CTR gây ra liên quan đến sức, bệnh tật;
Các giải pháp để xử lý phòng ngừa.
Tuyến chỉ đạo: Ngành VH – TT sẽ chịu trách nhiệm về phương tiện và kỹ thuật. Dựa vào mục đích chọn ra các thể loại để tuyên truyền áp dụng cho phù hợp (ví dụ như thể loại văn nghệ quần chúng, hỏi đáp trên mạng thông tin, thể loại dùng tranh ảnh, băng rôn, áp phích...)
Tuyến thực hiện:
Đơn vị chịu trách nhiệm quản lý CTR tại huyện cùng phối hợp với ban ngành VH – TT, đài phát thanh, truyền hình xem xét địa điểm, thời gian, nội dung, mục đích tuyên truyền để thực hiện;
Đội truyền thanh, phát thanh của xã: phát theo thời lượng ấn định trong ngày;
Hội phụ nữ, tổ dân phố đóng vai trò quan trọng trong việc vận động người dân trong những buổi họp hàng tháng.
Giải pháp về tổ chức quản lý
Tổ chức quản lý từ cấp xã cho đến cấp huyện
Hiện nay hệ thống thu gom huyện Diên Khánh chưa hoàn thiện, trang thiết thu gom vận chuyển còn thiếu, vì vậy công tác này còn gặp nhiều khó khăn và hiện tại BQL công trình công cộng và môi trường đô thị Diên Khánh chỉ thu gom được khu vực thị trấn và một số xã lân cận nhưng hiệu suất thu gom cũng thấp (60%). Một phần do ý thức của người dân về vệ sinh môi trường còn kém, nhiều hộ không hợp đồng với đội thu gom nên tình trạng rác thải vứt bỏ bừa bãi gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe con người. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả thu gom trong những năm tới đang là yếu tố cần giải quyết trong việc quản lý. Vấn đề cần giải quyết thu gom chủ yếu là:
Phấn cấp quản lý CTR;
Xã hội hóa công tác thu gom;
Đầu tư thêm trang thiết bị phục vụ công tác thu gom.
Mô hình bộ máy quản lý
Mỗi xã đều có đội vệ sinh riêng do xã quản lý hoặc do đơn vị tư nhân đứng ra ký hợp đồng với xã và BQL bãi rác. Đội thu gom của xã có trách nhiệm:
Quản lý toàn bộ hệ thống thu gom rác trong xã, hàng ngày theo đúng quy định thu gom và chở đến tập kết quy định để chờ xe chuyên dụng đến lấy rác;
Nhắc nhở và lập biên bản các trường hợp vi phạm việc xả thải bừa bãi;
Chịu sự quản lý của BQL bãi rác, được hưởng chế độ theo quy định chung căn cứ qua hợp đồng.
Trách nhiệm của mọi người dân: Đều phải tham gia thu gom rác tại hộ của mình, tạo điều kiện cho đội thu gom rác hoàn thành tốt công việc. Đồng thời hàng tháng phải đóng đủ và đúng lệ phí đã quy định.
Trách nhiệm của UBND xã
Tạo mọi điều kiện có thể để cho đội thu gom rác được làm việc tốt.
Chịu trách nhiệm xử lý những trường hợp vi phạm trong quá trình hoạt động thu gom rác.
Hàng tháng phải làm báo cáo cho UBND huyện về công tác thu gom.
Trách nhiệm của UBND huyện
Kiểm tra và theo dõi việc thực hiện của các đơn vị quản lý CTR trong toàn huyện.
Có phương hướng hỗ trợ các đơn vị quản lý khi cần thiết.
Có chế đô khen thưởng kịp thời nhằm động viên tinh thần của các thành viên có thành tích. Tuy nhiên cũng có hình thức xử phạt những trường hợp vi phạm trong công tác.
Giao cho các đoàn thể duy trì hình thức giáo dục cộng đồng thường xuyên nhằm mang lại ý thức và thói quen tốt cho mọi người về quyền và nghĩa vụ trong việc bảo vệ môi trường chung.
Phân loại tại nguồn: Quy trình thu gom, vận chuyển rác hiện tại ở huyện Diên Khánh cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, để đảm bảo thu gom rác triệt để cần phải củng cố hệ thống thu gom ngay từ khâu phát sinh rác đến khâu thu gom, vận chuyển và xử lý cuối cùng. Đặc biệt là phân loại rác ngay tại nguồn phát sinh. CTR sẽ được phân thành 3 loại như bảng sau:
Bảng 34. Danh mục các loại rác cần phân loại
Phân loại
STT
Rác hữu cơ dễ phân hủy
(thùng màu xanh)
Rác tái chế
(thùng màu đỏ)
Các loại rác khác
(thùng màu đen)
1
Rau quả
Cao su
Tro, gạch
2
Thực phẩm
Da
Sành sứ
3
Lá cây
Nắp lọ
Vải, hàng dệt
4
Sản phẩm nông nghiệp
Thủy tinh
Gỗ
5
Giấy vụn
Kim loại
Thạch cao
6
Bùn, cặn cống
Sản phẩm điện tử hư
Vỏ trai
Đối với các hộ gia đình tự trang bị các thùng đánh dấu màu theo quy định, hoặc dùng các loại bịch nylon có màu như các lạo thùng nhựa như trên. Còn đối với trường học, bệnh viện, chợ, nơi công cộng tất cả đều đặt 3 loại thùng rác có màu sắc khác nhau tại mỗi điểm.
Các biện pháp hoàn thiện công tác thu gom, vận chuyển
Đối với các hộ dân
Các hộ ở mặt đường: sau khi thực hiện phân loại rác tại hộ gia đình, rác thải hàng ngày được đựng trong bao nylon loại 5kg (3 loại bao màu như trên). Phần phế liệu được nhân dân gom bán cho các người mua phế liệu. Phần rác thải còn lại sẽ đựng trong bao nylon buộc kín khi đầy rác. Khi gần đến giờ thu gom, rác được đưa ra trước nhà, cạnh lề đường hoặc cho vào thùng chứa rác công cộng, đội thu gom sẽ vận chuyển về bãi rác.
Các hộ dân ở sâu trong hẻm nhỏ: dùng xe đẩy tay, xe cải tiến có thùng chứa kích thước phù hợp đến từng hộ trong hẻm để thu gom. Sau đó rác được đưa ra đường lớn hoặc các điểm hẹn để xe ép tới đưa ra bãi.
Rác sinh hoạt
Tận dụng bán phế liệu
Phân loại sơ bộ tại nguồn
Phế liệu
Thùng rác công cộng
Xe ép rác
2,5 – 6,5 tấn
Rác sau khi phân loại sơ bộ
Điểm hẹn
Bãi rác
Xe đẩy tay
Xe cải tiến
Hình 13. Quy trình thu gom, phân loại và vận chuyển rác.
Đối với cơ quan, trường học, nhà hàng, khách sạn
Đối với nhà hàng, khách sạn, cửa hàng dịch vụ ăn uống: chủ yếu là rác hữu cơ phân hủy nhanh chóng gây mùi hôi thối. Công tác thu gom đòi hỏi phải đúng giờ quy định, không để ứ đọng qua đêm, thu gom hằng ngày như những hộ dân thông thường.
Đối với các cơ quan, trường học: chủ yếu giấy vụn, bao bịch...nên trang bị các thùng rác theo đề xuất như trên, hằng ngày theo đúng lịch thu gom của đội vệ sinh các lao công sẽ chuyển ra đường để xe ép đến nhận. Và sau đó chuyển ra bãi rác của huyện hoặc nhà máy phân compost.
Đối với rác chợ
Đặc tính về thành phần rác chợ có hàm lượng chất hữu cơ cao. Vì vậy, phương thức quản lý lượng chất thải này là xử lý trực tiếp tại bãi xử lý (chôn lấp hoặc làm phân compost) mà không cần phân loại.
Thùng 660l
Bãi xử lý
Xe ép
Rác chợ
Đổ đống
Hình 14. Sơ đồ quy trình vận chuyển rác hữu cơ từ chợ
Hiện nay trên địa bàn huyện đa số là các chợ có quy mô nhỏ nên tại mỗi chợ sẽ đặt 2 điểm với 4 thùng có dung tích 660l đặt chỗ hợp lý để xe rác đến thu gom hàng ngày.
Đối với khu công nghiệp
Công tác thu gom, phân loại và vận chuyển CTR công nghiệp cần được quan tâm thực hiện.
+ Phân loại: sử dụng các thùng chứa rác tiêu chuẩn có màu khác nhau để phân loại và thuận tiện cho việc thu gom, vận chuyển. Trong công ty, xí nghiệp các loại thùng rác sau sẽ được sử dụng:
Thùng màu xanh: đựng rác sinh hoạt có thành phần thực phẩm hoặc chất hữu cơ cao.
Thùng màu đỏ: đựng rác có khả năng tái chế tái chế
Thùng màu vàng: chứa CTR không có giá trị tái chế.
Thùng màu cam: bằng thép có nắp đậy kín, chứa chất thải rắn độc hại.
+ Thu gom: CTR công nghiệp sau khi phân loại được lưu chứa trong các thùng rác riêng để vận chuyển riêng cho từng loại. Đối với KCN và các cơ sở có lượng rác thải lớn phải bố trí bãi rác trung chuyển hoặc nơi chứa chất thải phù hợp để hạn chế tối đa khả năng gây ô nhiễm đến môi trường xung quanh. Rác sinh hoạt sẽ hợp đồng với Đội VSMT được thu gom hàng ngày.
+ Vận chuyển và xử lý: chu kỳ vận chuyển CTR được quy định bởi đơn vị vận chuyển để chi phí là tối thiểu và không gây cản trở cho sản xuất. Cần sử dụng các phương tiện chuyên dùng để tránh rơi vãi dọc đường gây mất VSMT. Đối với RSH vận chuyển về bãi rác của huyện hoặc nhà máy làm phân. Đối với chất thải nguy hại vận chuyển đến cơ sở tiếp tục xử lý bằng các biện pháp thích hợp.
Đối với rác thải y tế
Chất thải y tế
Chất thải y tế nguy hại
Rác sinh hoạt
Chất thải hóa học
Thùng rác
Chất thải lâm sàng
Chai lọ, giấy...
Thu gom
Xử lý
Thu gom
xử lý
Bán
phế liệu
Đội VSMT
thu gom
Hình 15. Sơ đồ quy trình thu gom, phân loại và vận chuyển rác y tế
Rác thải của các bệnh viện, trạm y tế chứa nhiều vi trùng gây bệnh có khả năng lây lan bệnh dịch cao. Tại bệnh viện, trung tâm y tế huyện đặt 2 điểm thu gom, mỗi điểm 2 thùng – một thùng (màu xanh) để rác sinh hoạt còn một thùng (màu cam) để chất thải y tế nguy hại. Tại trung tâm y tế xã cũng đặt 2 thùng tương tự như trên. CTR tại trung tâm y tế sau khi phân loại thì RSH được Đội VSMT vận chuyển ra bãi rác hoặc về nhà máy chế biến phân compost. Còn rác thải y tế nguy hại thì được vận chuyển bằng xe chuyên dùng về xử lý ở lò đốt rác y tế ở Bệnh viện da liễu Nha Trang.
Kế hoạch trang bị phương tiện thu gom, vận chuyển
Hiện tại, phương tiện thu gom vận chuyển CTR của huyện Diên Khánh vẫn còn hạn chế rất nhiều. Dự báo dân số đến năm 2020 là 161.545 người với lượng rác thu gom là 137,31 tấn/ ngày. Do đó, cần có kế hoạch trang bị phương tiện thu gom, vận chuyển cho phù hợp.
Bảng 35. Số lượng thiết bị thu gom vận chuyển chất thải rắn
STT
Thiết bị
Đơn vị
2008 – 2020
Đơn giá
(1000đ)
Thành tiền
(1000đ)
Yêu cầu
Hiện có
Bổ sung
01
Thùng 660l
Cái
300
50
300
500
150.000
02
Thùng 240l
Cái
200
85
200
300
60.000
03
Xe cải tiến
Xe
25
0
25
2.000
50.000
04
Xe đẩy tay
Xe
25
16
25
1.000
25.000
05
Xe ép 2,5tấn
Xe
2
1
2
150.000
300.000
06
Xe ép 6,5tấn
Xe
1
1
1
300.000
300.000
07
Xe ủi
Xe
1
0
1
800.000
600.000
Tổng cộng
1.485.000
Kế hoạch xử lý rác thải trên địa bàn huyện Diên Khánh
Xử lý tạm từ năm 2007 - 2008
Hiện nay trên địa bàn huyện Diên Khánh có bãi rác hở 4ha đặt tại xã Diên Lâm bắt đầu đi vào quá tải. Nhằm đảm bảo VSMT trên địa bàn huyện, đồng thời góp phần xây dựng ý thức của người dân ngày một tốt hơn, xin đưa ra phương án quản lý CTRSH tạm trên địa bàn huyện trong thời gian chờ xây dựng BCL hợp vệ sinh tại huyện Diên Khánh. Trong vòng một năm bắt đầu từ năm 2008 – cuối năm 2008, tất cả rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện sẽ được đổ tạm tại bãi rác mở rộng cạnh bãi rác Hòn Ngang cũ.
Đặc điểm của nơi xử lý RSH tạm
Trước tình hình bãi rác Hòn Ngang (Diên Lâm) đi vào quá tải, các cán bộ chức năng của huyện đã đi khảo sát hiện trường và dự kiến nơi xử lý RSH tạm ngay bãi phía sau bãi rác Hòn Ngang cũ với diện tích 1ha (10.000 m2) và còn 3ha dự kiến xây dựng nhà máy phân compost. Với diện tích 1ha, cách trung tâm huyện 10km, địa điểm này thỏa mãn mọi yêu cầu cho một bãi xử lý CTR như:
Cách xa khu dân cư gần nhất (5km);
Trong khu vực không có di tích lịch sử và văn hóa;
Cách đường Tỉnh lộ 8 khoảng 2km.
Đây là khu vực gò đất cao, bề mặt trên là đất sỏi, dưới là đất sét pha cát, cường độ chịu nén 0,8 – 1,5 kg/cm2 , độ cao so với mặt nước sông Cái khoảng 4m.
Đây chỉ là giải pháp tạm thời để giải quyết vấn đề rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện, nhằm tránh ảnh hưởng của rác thải đến sức khỏe của người dân, đồng thời tránh tình trạng rác thải bỏ bừa bãi gây ô nhiễm và mất mỹ quan môi trường.
Quy trình xử lý tạm
Đối với hố chứa tạm thời (lượng rác chứa trong 1 năm)
+ Chiều cao hố chứa
Theo dự báo ở bảng 31 thì khối lượng rác trong năm 2008 là 35,01 tấn/ngày và 12.778,65 tấn/năm.
Vậy chiều cao hố cần thiết:
H = 12.778,65 (tấn/năm) / 10.000m2 x 0,6(tấn/m2) x 0,6m = 3,55 m
Chọn chiều cao hố là: 4m
Theo chiều cao tính toán hố chứa rác với diện tích trên đổ một năm sẽ đầy nhưng do địa chất công trình không thể đào hố sâu (tối đa mỗi hố chỉ 1,5m). Do vậy, ở đây chọn phương pháp chôn rác nửa chìm nửa nổi với phần chìm là 1,5m và phần nổi sẽ là 2,5m. Trước khi chôn lấp, rác được xử lý sơ bộ nhằm giảm thể tích rác. Khối lượng riêng của rác sau khi nén là 0,8 tấn/m3.
+ Đáy hố chứa: là nơi làm nhiệm vụ ngăn cản nước rò rỉ xâm nhập vào lớp đất phía dưới đáy hố, tránh làm ô nhiễm mạch nước ngầm và nước mặt. Theo Quy định của Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT – BKHCNMT – BXD, ngày 18/01/2001 độ dày của lớp lót đáy phải lớn hơn 0,6m.
Đáy hố được thiết kế với các thông số kỹ thuật sau:
Lớp đất sét dày 20 cm;
Lớp HDPE dày 2mm chống thấm, loại trơn ở đáy hố và loại trơn cho thành hố;
Lớp sỏi thoát nước rò rỉ dày 30 cm;
Lớp vải kỹ thuật với bề dày 1,5 mm có tác dụng cho nước đi qua nhưng không cho chất hòa tan đi qua;
Lớp đất bảo vệ là lớp đất tự nhiên đủ ẩm để đầm nén kỹ dày 20 cm;
Tổng chiều cao đáy hố: 20 + 0,2 + 30 + 0,15 + 20 = 70,35 cm.
Hình 16. Chi tiết các lớp lót đáy hố chôn lấp
+ Diện tích mỗi hố cần để đổ rác trong ngày
Lượng rác thu gom hàng ngày dựa vào dự báo năm 2008 là 35,01 tấn/ngày.
Thể tích rác trong hố chứa:
V = 35,01 (tấn/ngày) / 0,8 (tấn/m3) = 43,76 (m3/ngày)
Diện tích hố chứa:
S = 43,76 (m3/ngày)/ 4(m) = 10,94 (m2/ngày)
Chọn diện tích mỗi hố là 11 m2.
Việc đổ rác được thực hiện theo kiểu cuốn chiếu, mỗi hố được đổ đầy rác trong ngày và thực hiện xử lý tạm nhằm hạn chế tối đa việc gây ô nhiễm đến MT.
+ Số lớp rác chôn lấp: Lớp rác dày 60 cm, lớp đất phủ dày 20 cm (theo quy định số 01/2001/TTLT – BKHCNMT – BXD).
Số lớp rác chôn lấp: 400/80 = 5 lớp.
Quy trình xử lý
Mỗi hố có S = 11 m2, chiều cao 4 m nền hố được đầm nén kỹ, sau khi rải một lớp vôi bột dày khoảng 2mm lên thì tiến hành đổ rác, khi lớp rác dày 60 cm thì đổ lớp đất phủ dày 20 cm đầm kỹ lại đổ tiếp cho đủ chiều cao 4m tính từ đáy hố. Cuối cùng phủ một lớp vôi bột khoảng 2mm và lớp đất khoảng 20cm. Quy trình thực hiện mỗi hố trong ngày, cứ như thế đến hố khác cho hết diện tích 10.000m2.
Giai đoạn từ năm 2009 – 2020
Kế hoạch xử lý năm 2009 – 2020 là xây dựng nhà máy sản xuất phân bón để giải quyết lượng CTRSH ngày càng nhiều như hiện nay. Công ty công trình đô thị Ninh Thuận phối hợp với BQL công trình công cộng và môi trường đô thị Diên Khánh, Phòng TNMT huyện Diên Khánh đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phân compost theo công nghệ A.B.T nhằm tạo ra sản phẩm phân hữu cơ vi sinh sạch, góp phần phát triển ngành nông nghiệp sạch va thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường của Việt Nam.
Dự kiến sẽ khởi công xây dựng nhà máy vào đầu năm 2008, dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động vào đầu năm 2009 nhằm để xử lý lượng rác hiện nay đang đổ ở bãi rác Hòn Ngang.
Vị trí nhà máy sản xuất phân Compost
Địa điểm xây dựng nhà máy các cán bộ chức năng của huyện đã đi khảo sát hiện trường và dự kiến thành lập khu xử lý 3ha còn lại của bãi sau bãi rác Hòn Ngang thuộc thôn Hạ, xã Diên Lâm – huyện Diên Khánh. Địa điểm này cách trung tâm huyện 10km và thỏa mãn mọi yêu cầu cho một bãi xử lý CTR:
Cách xa khu dân cư gần nhất 5km;
Trong khu vực không có di tích lịch sử và văn hóa;
Không nằm trong quy hoạch phát triển huyện tới năm 2020;
Cách đường Tỉnh lộ 8 khoảng 2 km;
Diện tích đủ rộng để xây dựng khu xử lý, chế biến rác làm phân compost.
Xịt chế phẩm P.Met
Công nghệ lựa chọn
Rác được phân loại tại nguồn
Hố ủ
Khu tiếp nhận
U rác
Bao nylon bán phế liệu
Sàn lọc, tách mùn và bao nylon
Mùn ủ phân, phối trộn N.P.K
Sản phẩm
Hình 17. Công nghệ sản xuất phân compost
Thuyết minh quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất phân bón vi sinh theo công nghệ vi sinh kỵ khí xử lý rác thải của Công ty công trình đô thị Ninh Thuận đầu tư công nghệ A.T.B (Anaerobic Bio Technology) sẽ được ứng dụng tại huyện Diên Khánh bao gồm 06 bước như sau:
Bước 1: rác sau khi được phân loại tại nguồn tại các hộ gia đình thì được vận chuyển về để trong nhà xưởng tránh bị nước mưa.
Bước 2: toàn bộ rác được đưa vào hố ủ, các hố này được xây bằng gạch dạng luống dài và hẹp để dễ cấp khí tự nhiên. Các luống ủ có chiều cao thay đổi từ 1 – 3,5m và chiều rộng thay đổi từ 1,5 – 6m.
Bước 3: xịt chế phẩm sinh học P.Met lên toàn bộ rác trong các luống, nhằm xử lý mùi hôi đồng thời bổ sung vi sinh vật có ích vào trong rác giúp thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ và giảm được ruồi nhặng.
Bước 4: phủ bạc lên các luống, ủ rác trong vòng 28 ngày, theo dõi nhiệt độ từ ngày bắt đầu cho đến ngày kết thúc. Giữ nhiệt độ ở mức 52 – 65oC trong suốt 20 ngày đầu, hết ngày 20 giở bạc ra, toàn bộ nhiệt độ tụt xuống vi sinh phá hủy toàn bộ hữu cơ trong rác, để như vậy đến hết ngày 28.
Bước 5: sau khi ủ xong, rác được đưa lên cho vào máy sàn để tách mùn và bao nylon. Bao nylon sẽ được bán để tái chế lại.
Bước 6: mùn sẽ tiếp tục đem ủ và pha trộn N.P.K để tạo ra sản phẩm.
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Trong những năm vừa qua, huyện Diên Khánh nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung đã có nhiều nỗ lực cố gắng đầu tư tranng thiết bị, nhân lực để thực hiện ngày càng tốt hơn việc thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý CTR tại địa bàn do mình quản lý. Tuy nhiên lượng CTR thu gom được còn rất khiêm tốn (21,8 tấn/ngày của huyện Diên Khánh va 109,3 tấn/ngày với toàn tỉnh Khánh Hòa). Lượng CTR này vẫn đổ đống tự nhiên ngoài trời và chưa được xử lý hợp vệ sinh.
Theo dự báo đến năm 2020, lượng CTR của huyện Diên Khánh là 50.118 tấn/năm và toàn tỉnh Khánh Hòa là 250.590 tấn/năm. Đây thực sự là một lượng CTR rất lớn gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xử lý và ảnh hưởng đến môi trường nếu không có biện pháp quản lý thích hợp.
Việc đề xuất giải pháp thu gom, vận chuyển và xử lý CTR phù hợp với điều kiện của địa phương là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn rất cao, các biện pháp đã đề xuất mang tính khoa học cao có thể áp dụng cho địa phương và các nơi có điều kiện tương tự.
Để thực hiện tốt các biện pháp trên, cần thiết phải thực hiện đồng bộ các biện pháp đã nêu, đặc biệt là việc vận động sự tham gia của cộng đồng trong khu vực.
KIẾN NGHỊ
Đề nghị chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước về mặt môi trường cần có sự đầu tư thích đáng về tài chính và nhân lực để thực hiện tốt công tác quản lý CTR tại địa phương mình.
Tác giả rất mong muốn có điều kiện nghiên cứu và triển khai các biện pháp nêu trên vào thực tế và mong nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương.