7.2.2 Đối với người dân
1. Mỗi gia đình phải có thùng rác riêng.
2. Phân loại rác tại nguồn.
3. Phải đổ rác đúng nơi quy định không đổ rác bừa bãi xuống kênh.
4. Xử phạt thích đáng đối với các cơ sở và cá nhân tổ chức có hành vi gây ô nhiễm môi trường như việc thải nước và xả rác bừa bãi xuống lòng kênh.
5. Giáo dục ý thức cộng đồng bảo vệ môi trường cho người dân sống trong khu vực.
6. Tuyên truyền, poster, flyer cho người dân về vấn đề môi trường.
7. Tuyên dương khen thưởng những nhà, khu phố có ý thức bảo vệ môi trường.
79 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 878 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp cải thiện môi trường khu vực dọc kênh Tân Hóa – Lò Gốm, TPHCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n các trục đường, thường xuyên xảy ra tình trạng ách tắc giao thông, nhất là vào các giờ cao điểm, gây trở ngại cho việc đi lại, sinh hoạt của người dân.
5.2 ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ – XÃ HỘI SAU KHI THỰC HIỆN XONG DỰ ÁN
5.2.1 Tác động đến môi trường
Việc xử lý nước thải cho lưu vực kênh Tân Hóa – Ông Buông sẽ có tác động rất tích cực đến môi trường. Thật vậy, một khi toàn bộ nước thải trên lưu vực được làm sạch tức là đã giải quyết triệt để được tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên lưu vực. Hệ thống cống bao thui nước thải sẽ đưa toàn bộ lượng nước thải về trạm xử lý, nước sau xử lý mới được xả ra kênh. Như vậy, trên tuyến kênh Tân Hóa – Ông Buông sẽ không còn tình trạng hôi thối, ô nhiễm.
Nạo vét, cải tạo, chỉnh trang tuyến kênh chính cũng góp phần cải tạo môi trường của khu vực, tuy đây chỉ là biện pháp mang tính nhất thời, hạn chế ô nhiễm chứ không thể giải quyết ô nhiễm. Khi tiến hành nạo vét lòng kênh theo mặt cắt tính toán để thoáng dòng chảy, một số lượng bùn (ô nhiễm ) đáng kể sẽ được mang đi, lòng kênh trở nên thoáng hơn. Mặt khác, để tránh tình trạng kênh bị bồi lấp trở lại, cải tạo tuyến kênh chính phải cùng đi với việc xây dựng hành lang kỹ thuật dọc kênh để khống chế xây dựng và bảo vệ kênh.
Cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước, chống ngập úng cũng là một biện pháp để cải tạo môi trường. Nước mưa tuy là nước được qui ước sạch, nhưng khi hệ thống thoát nước không đủ khả năng thoát dể xảy ra tình trạng ngập nghẹt, nước mưa sẽ cuốn theo bao nhiêu chất thải, chất bẩn trên đường phố, lòng cống tràn lên đường, tràn vào nhà, ảnh hưởng lớn đến môi trường và điều kiện vệ sinh.
Tuyến kênh chính được cải tạo thành một cảnh quan xanh mát, tạo cho thành phố một bộ mặt mới, một môi trường sạch đẹp, thoáng mát, mỹ quan.
5.2.2 Đối với sức khỏe cộng đồng
Giảm bớt các dịch bệnh về đường ruột, hô hấp, sốt xuất huyếttrên lưu vực, chủ yếu là khu vực dân cư xung quanh kênh.
5.2.3 Đối với kinh tế – kỹ thuật
Dự án này phục vụ lợi ích công cộng do đó, không đem lại hiệu quả kinh tế trực tiếp, mặt khác dường như nó gây thiệt hại về kinh tế qua các chi phí giải tỏa, đền bù. Tuy nhiên, việc cải tạo môi trường và chỉnh trang đô thị, tạo một cơ sở hạ tầng hoàn thiện chính là sự thu hút đầu tư vào các ngành kinh tế khác hữu hiệu nhất, đem lại hiệu quả kinh tế một cách gián tiếp.
Giải quyết ô nhiễm môi trường, ngập úng trên lưu vực cũng đồng thời bảo vệ, làm tăng tuổi thọ của các công trình kỹ thuật hạ tầng khác như giao thông, cấp nướcgiảm bớt các khó khăn thường gặp phải trong một đô thị lớn có mật độ dân cư quá cao như thành phố.
Khu vực hai bên tuyến kênh chính, tiếp giáp với hành lang kỹ thuật sẽ phát triển thành những khu vực thương mại, du lịchtừ đó có thể đạt được những hiệu quả kinh tế nhất định.
Các phương án thực hiện được đề nghị trong nghiên cứu hầu hết đều mang tính kỹ thuật cao và hiện đại, phù hợp với các quan điểm tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay về môi trường. Nhưng không vì thế mà không phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật của nước ta hiện nay, gần như toàn bộ các hạng mục công trình đều có thể được thiết kế, thi công bởi cán bộ, công nhân Việt Nam, ngoại trừ trạm xử lý nước thải vốn vấn đề rất mới ở Việt Nam cần có nhiều thời gian và kinh nghiệm làm quen, tuy vậy, với đề nghị xây dựng một trạm thử nghiệm có thể qua đó chúng ta sẽ thu thập được các kinh nghiệm quý báu, giảm bớt sự lệ thuộc vào công nghệ nước ngoài.
Thành phố Hồ Chí Minh với đặc điểm của khu vực Nam Bộ, có nhiều kênh, rạch hầu hết đã bị ô nhiễm trầm trọng. Dự án xây dựng, cải tạo kênh Tân Hóa – Lò Gốm là bước tiếp theo của toàn bộ kế hoạch chỉnh trang lại thành phố, chống ô nhiễm nguồn nước
5.2.4 Đối với xã hội
Dự án đem lại lợi ích thiết thực cho số lớn dân cư sống dọc kênh cũng như trong toàn thành phố. Hưởng lợi nhiều nhất là số dân sống trên các khu ổ chuột dọc kênh ( có chỗ cư trú mới ổn định và chắc chắn thay thế cho các căn nhà tạm không đủ tiêu chuẩn sử dụng, môi trường sống tốt hơn với các điều kiện vệ sinh đầy đủ ), kế đó là khu kế cận kênh (môi trường sống cải thiện, giảm ngập úng, cũng như các căn bệnh thường gặp do môi trường thiếu vệ sinh ). Thành phố bớt đi một khu vực ô nhiễm và thay vào là một khu vực có cảnh quan thiên nhiên trong sạch hơn với mạng lưới đường bổ sung điều hoà mật độ lưu thông trên trục Bắc – Nam và giảm bớt tình trạng ngập úng trong ¼ nội thành.
Người dân bắt đầu chú ý nhiều hơn về vấn đề môi trường. Nó trở nên gần gũi và thiết thực hơn, ý thức bảo vệ môi trường sẽ được nâng cao cùng với sự nhận thức rõ trách nhiệm của từng cá nhân trong việc giữ gìn sự trong lành của môi trường sống. Đây là biện pháp giáo dục hiện hữu nhất qua hành động cụ thể, nguyên tắc “ người gây ô nhiễm phải trả tiền xử lý ô nhiễm” được sử dụng sẽ giúp người dân ý thức hơn trong các hoạt động ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
5.3 ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THOÁT NƯỚC VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY NGẬP LƯU VỰC TÂN HÓA – LÒ GỐM
Qua các tài liệu khảo sát và ý kiến của ban ngành liên quan đều chung ý kiến thống nhất rằng khả năng thoát nước của kênh và hệ thống cống ngầm hiện không đủ, dẫn đến thường xuyên ngập và quá tải đối với hệ thống, thậm chí đối với ngay cả trận mưa nhỏ. Tình trạng ngập sẽ trở nên trầm trọng hơn khi kênh bị ảnh hưởng bởi thủy triều từ sông Sài Gòn kết hợp với mưa.
5.3.1 Điều kiện tự nhiên
Kênh Tân Hóa – Lò Gốm là trục thoát nước chính của lưu vực, chảy ra kênh Tàu Hủ và cùng chịu ảnh hưởng thủy triều của sông Sài Gòn.
Cao độ mặt đất trong phạm vi lưu vực tương đối bằng phẳng, cao độ mặt đất trung bình thay đổi từ + 5,0m đến +1,3m, trong khi đó mức triều cao nhất tại hạ lưu kênh lên đến trên +1,4m.
Lượng mưa hàng năm của thành phố lớn (gần 2000mm), thường là mưa rào tập trung với vũ lượng lớn.
5.3.2 Hệ thống thoát nước hiện hữu.
Căn cứ theo tiêu chuẩn thiết kế của Việt Nam, mạng lưới đường ống có khả năng chuyển tải thoát nước có tần suất 2 năm. Tuy nhiên, theo quyết định số 752/QĐ – TTg ngày 19 thánh 6 năm 2001 yêu cầu mạng lưới tiêu thoát nước cấp 3 và cấp 4 được thiết kế cho tần suất mưa 2 năm, cống cấp 2 được thiết kế cho tần suất mưa 3 năm nhằm đảm bảo hơn cho mạng lưới cống phục vụ thoát nước mưa và nước thải.
Hệ thống thoát nước hiện hữu là hệ thống cống chung không hoàn thiện và được thể hiện ở các mặt sau :
- Đường cống hiện hữu đa phần có kích thước nhỏ, độ dốc thủy lực thấp do đó vào mùa mưa không đủ khả năng thoát nước và mùa khô làm gia tăng mức độ lắng đọng bùn trong cống.
- Mật độ phân bố cống không đồng đều, nhiều khu vực thấp thậm chí chưa có cống. Tính trung bình mật độ cống thoát nước chỉ vào khoảng 11,5 Km/1 Km2 (nhưng lại đa phần là cống cấp 4 ) khá thấp so với yêu cầu.
- Chất lượng mạng lưới cống thấp do được xây dựng khá lâu và điều kiện duy tu bảo dưỡng không được tốt.
- Các hố ga, miệng thu nước không hoàn thiện làm giảm khả năng thu nước của hệ thống. Đối với hệ thống đường cống tiêu thoát nước đô thị, không những công suất của những đường cống chính là điều đáng quan tâm, mà còn công suất của những đường dẫn nước vào để chuyển tải nước mưa vào hố ga và đường cống rất quan trọng. Cần phải có một đường dẫn nước tương xứng và đủ công suất để cho phép nước mưa được chuyển tải tốt vào đường cống mà không để đóng vũng trên mặt đất. Khảo sát thực địa các khu vực ngập lụt trong kênh Tân Hóa – Lò Gốm cho thấy các miệng thu không đủ khả năng thu nước, một số bị ách tắc đọng ứ đọng làm nước mưa chảy tràn trên mặt đường, gây ngập lụt.
- Hệ thống kênh thoát nước chính bị thu hẹp : Công suất xả được tính toán cho kích thước kênh hiện hữu, giả sử ở đoạn cuối hạ lưu không bị ảnh hưởng bởi thủy triều, cho thấy kênh chính có khả năng chuyển từ 2 m3/s ở đoạn hẹp nhất và 130m3/s ở đoạn hạ lưu rộng nhất mà không bị tràn lên 2 bờ kênh. Tuy nhiên ở đoạn hạ lưu kênh, trong suốt thời gian triều cao, mực nước thực tế dâng lên bằng với bờ kênh. Do đó, công suất còn lại của kênh đối với khu vực bị ảnh hưởng triều thì rất ít để điều tiết lượng nước chảy tràn trong suốt thời kỳ mưa vào lúc triều cường.
5.3.3 Đặc điểm không gian đô thị
Nhiều khu vực mật độ xây dựng cao, nhà cửa dày đặc do đó làm tăng lưu lượng dòng chảy và cản trở dòng chảy.
Tình trạng nhà cửa xây dựng trái phép xảy ra gây nhiều khó khăn cho việc thoát nước tự nhiên.
Mức độ vệ sinh của các khu vực nhà ở trong lưu vực chưa hoàn thiện.
Ý thức cộng đồng cần được nâng cao trong việc quản lý chất thải rắn và bảo vệ môi trường.
Tình trạng ngập úng và vệ sinh thấp của lưu vực là tổng hợp các nguyên nhân đã được đề cập ở trên. Vì vậy, cần phải giải quyết đồng bộ tất cả những vấn đề nêâu trên. Chúng ta cần thiết phải thực hiện 2 nội dung sau :
- Cải tạo hệ thống kênh thoát nước chính để đảm bảo khả năng thoát lũ.
- Xây dựng và cải tạo lại mạng lưới cống cấp 2-3.
Trên các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thoát nước của lưu vực, chúng ta có thể tóm lược một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng ngập nước trong khu vực Tân Hoá – Lò Gốm như sau :
- Quá trình đô thị hoá quá nhanh, các khu dân cư được mở rộng và ít được kiểm soát. Nhiều khu dân cư được phát triển trên các khu đầm lầy và chứa lũ tự nhiên trước kia ( Khu Bàu Cát...) hoặc các vùng thấp khác như Bà Lài, khu Đầm Sen đã bị san lấp làm thay đổi quá trình hình thành dòng chảy.
- Quá trình đô thị hoá làm gia tăng các điều kiện cản trở dòng chảy khi mưa xuống. Việc lấn chiếm kênh rạch bất hợp pháp bằng các căn nhà tạm bợ, lụp xụp dọc kênh trở nên phổ biến. Một số tuyến cống và cửa xả bị lấn chiếm không còn khả năng tiêu thoát.
- Việc xả rác, chất thải rắn trực tiếp xuống dòng kênh cản trở dòng chảy.
- Tuyến kênh rạch thoát nước chính bị thu hẹp do thiết kế các cầu và ống cống ngang không thích hợp và đủ khẩu độ cần thiết.
- Các đường cống hiện hữu quá cũ nát, không đảm bảo khả năng chuyển tải nước với tiết diện hiện có.
- Không có đủ các công trình hạ tầng thoát nước ở các khu vực thường xuyên xảy ra tình trạng ngập.
- Điều kiện địa hình quá phẳng và thấp ở nhiều khu vực dẫn đến việc tiêu thoát nước tự chảy rất chậm hoặc rất khó khăn.
- Là vùng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của điều kiện khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều và tập trung với cường độ cao.
- Là vùng chịu ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều của biển Đông thông qua mức triều ở cửa rạch tiếp giáp với kênh Tàu Hủ – Bến Nghé.
5.4 NGẬP ÚNG ĐÔ THỊ VÀ THIỆT HẠI DO NGẬP ÚNG
5.4.1 Khái quát tình hình ngập lụt
Ngập lụt là một vấn đề nghiêm trọng hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh, rất nhiều nguyên nhân gây ra như được thống kê ở trên. Trong quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước mưa và nước thải của Thành phố đã nhấn mạnh tình hình lũ lụt nghiêm trọng của thành phố và những tác động bất lợi nếu vấn đề này không được giải quyết triệt để và toàn diện.
Các đặc điểm của tình hình lũ lụt lưu vực Tân Hóa – Lò Gốm được ước tính với 6 chu kỳ như sau :
Bảng 5.1 Diện tích các khu vực lũ lụt tính theo quận và theo chu kỳ lũ lụt
Chu kỳ lũ lụt
Quận 6
Quận 11
Tân Bình + Tân Phú
Tổng cộng
Diện tích lũ lụt (ha)
1 năm
3 năm
5 năm
10 năm
25 năm
50 năm
109
166
207
258
326
377
63
90
111
143
193
229
129
184
231
289
368
427
301
440
549
690
887
1,033
Diện tích bị lũ lụt (%)
1 năm
3 năm
5 năm
10 năm
25 năm
50 năm
27%
41%
51%
63%
80%
93%
22%
32%
40%
51%
69%
81%
19%
28%
35%
43%
55%
64%
22%
32%
40%
51%
65%
76%
( Nguồn : Niên giám thống kê, 2005)
Mức độ thiệt hại do lũ lụt thường có sự liên quan của 3 yếu tố chính là diện tích, thời gian và độ sâu ngập. Các trận ngập lụt ở Thành phố Hồ Chí Minh thông thường có thời gian trong khoảng 15 phút đến 4 giờ, độ sâu ngập trung bình từ 20 – 40 cm.
5.4.2 Thiệt hại do ngập lụt
Vào tháng 9/2002 có một số cuộc khảo sát nằm trong khuôn khổ nghiên cứu thuộc dự án cải thiện vệ sinh môi trường và nâng cấp đô thị tại lưu vực Tân Hóa – Lò Gốm. Mục đích khảo sát nhằm đánh giá tác động của lũ lụt và thiệt hại do lũ lụt. Cuộc khảo sát tiến hành trên 102 hộ gia đình và 58 cơ sở sản xuất. Kết quả được thể hiện ở bảng sau :
Bảng 5.2 Tần số, độ sâu và thời gian bị lũ lụt
Hạng mục
Số người trả lời (%)
Tần số lũ lụt
Dưới 3 lần
3 – 5 lần
6 – 10 lần
Trên 10 lần
21%
31%
35%
13%
Tổng cộng
100%
Độ sâu lũ lụt
Dưới 20 cm
20 – 40 cm
Trên 40cm
34%
47%
19%
Tổng cộng
100%
Thời gian
Dưới 3 giờ
3 – 5 giờ
5 – 10 giờ
Trên 10 giờ
36%
31%
23%
10%
Tổng cộng
100%
(Nguồn : Kết quả điều tra quận 6, năm 2005)
5.4.3 Thiệt hại tại các hộ dân cư và cơ sở sản xuất
Ngoài ra, cũng theo cuộc khảo cứu này, kết quả cho thấy tần suất, thời gian ngập và độ sâu ngập ơ ûkhu vực Quận 6 lớn hơn Quận 11 và Quận 11 lớn hơn ở Tân Bình và Tân Phú.
Bảng 5.3 Thiệt hại bình quân do lũ lụt gây ra cho các
hộ dân và xí nghiệp sản xuất nhỏ
Quận
VNĐ (nghìn)
Hộ dân
Xí nghiệp sản xuất nhỏ
Quận 6
Quận 11
Tân Bình + Tân Phú
1.090,0
709,6
457,0
2.225
4.100
3.320
Bình quân
693,0
2.940
(Nguồn: Niên giám thống kê, 2005)
Đối với các cơ sở sản xuất nhỏ, các thiệt hại về kinh tế chủ yếu là giai đoạn sản xuất, hư hỏng máy móc thiết bị và làm hư hỏng các kho chứa hàng thành phẩm và nguyên liệu.
Theo các chuyên gia kinh tế, mức thiệt hại về kinh tế trên sẽ tăng theo mức độ hàng năm với tỉ lệ như sau :
4% năm từ 2005 – 2010
3% năm từ 2011- 2020
2% năm từ 2021- 2035
5.4.4 Thiệt hại về thời gian và nhiên liệu.
Lũ lụt ở khu vực dự án gây trở ngại cho các hoạt động thương mại và xã hội thông thường, tùy thuộc vào mức độ của chúng. Lũ lụt hạn chế hoạt động của con người và sự vận chuyển hàng hoá bên trong và bên ngoài lưu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm. Tác động của lũ lụt có thể là từ những trì hoãn nhỏ lên đến mức độ nghiêm trọng như chậm trễ về thời gian, hoặc hoàn toàn tắc nghẽn giao thông của xe cộ và khách bộ hành. Những vấn đề này gây nhiều tác động kinh tế – xã hội lên từng cá nhân và các ngành nghề kinh doanh như :
- Giảm tốc độ hoạt động kinh doanh thương mại.
- Giảm tốc độ di chuyển của các phương tiện giao thông công cộng và cá nhân ( ví dụ :taxi, xe buýt, xe máy).
- Gây trì hoãn công việc, đặc biệt là công nhân viên làm việc ban ngày và những người buôn bán thông thường.
- Làm tắc nghẽn hay gián đoạn đoạn đường vào các cơ quan nhà nước và cơ sở kinh doanh khác ( ví dụ : đến bệnh viện hoặc các cơ sở công cộng ).
- Các chi phí cơ hội khác liên quan đến việc đi lại. Đặc biệt là nhóm những người có thu nhập thấp và người nghèo rất thiệt thòi khi lũ lụt gây tác động bất lợi về kinh tế. Những người là công nhân thời vụ sẽ mất hẳn một ngày công lao động.
Bảng 5.4 Ước tính thời gian xe cộ bị lũ lụt gây ra ảnh hưởng mỗi năm (giờ)
Loại xe
Quận 6
Quận 11
Tân Bình + Tân Phú
Tổng cộng
Xe hơi và tải nhỏ
Xe tải lớn
Xe buýt
Môtô
Xe đạp
15.000
4.600
4.200
298.300
46.200
16.100
3.100
7.300
397.200
81.800
8.400
1.300
1.400
241.300
65.700
39.500
9.000
12.900
936.800
193.700
Tổng cộng
369.300
505.500
318.100
1.191.900
( Nguồn : Niên giám thống kê, 2005)
Bảng 5.5 Ước tính thiệt hại hàng năm do tắc nghẽn giao thông
Hạng mục
Số lượng
Đơn giá
Hạng mục
Nhiên liệu :
Xăng
Dầu Diezel
Thời gian của hành khách
1,21 tr.lít
264.000 lít
1,94 triệu giờ
11.000/lít
8.800/lít
4.000/giờ
10.648
1.426
7.760
Tổng cộng ( triệu đồng)
19.834
( Nguồn: Theo kết quả điều tra quận 6, 2005)
5.4.5 Thiệt hại về nhà cửa, đất đai.
Giá trị nhà cửa và đất đai trên thị trường nhà đất còn phụ thuộc vào điều kiện sống và sinh hoạt tại khu vực đó. Nếu một khu vực thường xuyên bị ngập lụt, giao thông khó khăn thì dĩ nhiên giá đất khu vực đó phải thấp hơn các khu xung quanh. Giá trị này là rất lớn trong thời điểm hiện nay nếu mang ra thị trường định giá.
5.4.6 Các thiệt hại khác
Việc làm của người lao động.
Nhu cầu giải trí và tiện ích sinh hoạt của người dân khu vực.
Aûnh hưởng về sức khỏe hiện tại và sau này.
Mức độ đầu tư các dự án của nước ngoài và trong nước.
Tiềm năng du lịch
Như vậy có thể thấy mức độ thiệt hại là rất lớn nếu như thống kê đầy đủ các mức thiệt hại hàng năm, ước tính lên đến hàng trăm tỉ đồng và nhiều thiệt hại về vấn đề bền vững cho sự nghiệp phát triển chung của thành phố. Do đó, cần phải nhanh chóng giải quyết tình hình ngập úng hiện tại bằng các giải pháp có thể.
CHƯƠNG 6:
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG DỌC KÊNH TÂN HÓA – LÒ GỐM
6.1 GIẢI PHÁP CHỐNG NGẬP LƯU VỰC TÂN HÓA – LÒ GỐM
Ngoài mục tiêu đề ra giải pháp chống ngập cho tiểu lưu vực đã được nhiều dự án nghiên cứu, với lưu vực Tân Hóa – Lò Gốm cũng cần có những giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn. Trong đó có các giải pháp công trình và phi công trình.
6.1.1 Giải pháp công trình.
Việc đề ra các phương pháp giải quyết tình trạng ngập nước và cải tạo hệ thống kênh, cống thoát một cách hiệu quả. Tuy nhiên, để xây dựng và tính toán cho toàn bộ lưu vực Tân Hóa– Lò Gốm phải cần nhiều thời gian một lượng dữ liệu đầu vào rất lớn. Nhưng việc nắm được nguyên lý, các điều kiện hiện hữu, các điều tra và tổng hợp có được trên cơ sở các điều kiện thực tế, ta có thể đề ra một số giải pháp kỹ thuật tổng quát để giải quyết ngập úng cho lưu vực.
Một số giải pháp như sau:
Cải tạo kênh rạch thoát nước
Mở rộng kênh
Đào sâu kênh
Nâng cao trình mặt nước
Cải thiện hệ thống cống tiêu thoát nước
Nâng cấp, cải tạo các đường ống tiêu thoát nước
Xây dựng mạng tiêu thoát nước mới đạt yêu cầu
Hành lang ngăn lũ
Đập ngăn triều, ngăn lũ
Vùng chứa lũ
Việc giải quyết ngập úng cho Thành phố nói chung và lưu vực Tân Hóa – Lò Gốm nói riêng là một yêu cầu cấp bách và nhất thiết phải thực hiện trên cơ sở của sự phát triển bền vững và thân thiện với môi trường. Với quan điểm luôn tôn trọng sự tồn tại của tự nhiên và hướng đến một môi trường mở, có thể triển khai một số giải pháp như sau:
6.1.1.1 Cải thiện kênh rạch thoát nước
Mở rộng và đào kênh là phương án nên được ưu tiên chọn lựa cho bao gồm việc duy trì kênh hiện hữu như kênh hở và tăng năng lực của kênh để phù hợp với việc chuyển tải nước mưa với chu kỳ lũ trung bình 5 năm bằng cách mở rộng và nạo vét dọc kênh. Việc mở rộng kênh vẫn theo tuyến kênh hiện hữu nhằm giảm thiểu việc giải tỏa để thu hồi đất và vấn đề tái định cư liên quan.
Thành phố đã mất rất nhiều ao, hồ, đầm, rạch thoát nước do quá trình đô thị hoá không theo quy hoạch. Do đó, với việc cải tạo mạng lưới thoát nước hiện nay, cần thiết phải có thêm những không gian thoáng với những dòng kênh hở và không gian xanh dọc hàng lang để giảm thiểu sự ô nhiễm và khô khan như hiện tại.
Đối với thượng lưu kênh Tân Hóa – Lò Gốm ( đoạn Hòa Bình trở về Đồng Đen), cần phải nghiên cứu về khả năng thoát nước và vấn đề ô nhiễm môi trường. Với điều kiện hiện tại, chúng ta đang sử dụng hệ thống thoát nước chung, cao trình đáy kênh ở đây tương đối cao nên không bị ảnh hưởng bởi thủy triều nên vào mùa khô, đoạn kênh này sẽ chỉ còn nước thải sinh hoạt, sản xuất lưu thông nên sẽ ảnh hưởng đến môi trường. Do đó, có thể cải tạo đoạn kênh này trở thành cống hộp kích thước lớn, không gian trên sẽ trồng cây xanh và xây dựng hành lang quản lý.
Ở thời điểm hiện nay, dọc theo kênh chính Tân Hóa – Lò Gốm có hàng chục cây cầu bắc ngang với nhiều kết cấu khác nhau : cầu chịu lực có trọng tải lớn như Cầu Bà Lài, Cầu Ông Buông, đến những cây cầu lắp dựng bằng sắt thép, bê tông, cầu gỗ và những ống cống tròn, hộp. Những chiếc cầu này vô tình trở thành những thắt nút, hoặc làm tích tụ rác rến, gây cản trở rất lớn đối với dòng chảy. Do đó, cần thiết phải cải tạo chúng cho thích hợp với khẩu độ của lòng kênh.
Một vấn đề khó khăn nhất hiện nay khi cải tạo kênh chính là việc giải tỏa các hộ dân lấn chiếm, xâm hại kênh và cửa xả thoát nước. Các hộ dân này hầu hết là những người lao động nghèo từ các nơi khác di cư đến. Do đó, nhất thiết phải giải tỏa di dời những hộ dân này để trả lại mặt bằng mở rộng lòng kênh, xây dựng hành lang quản lý dọc kênh. Một thực tế đã chứng minh trong mùa mưa năm 2005, khu vực bùng binh Cây Gõ và Hoàng Lệ Kha đã giảm ngập hẳn khi dự án “ Nạo vét cải tạo kênh Tân Hóa- Lò Gốm” (UDC làm chủ đầu tư ) đã giải tỏa một phần các khu nhà ổ chuột lấn chiếm lòng kênh.
6.1.1.2 Nâng cao trình mặt đất.
Hiện nay lưu vực Tân Hóa – Lò Gốm có nhiều vùng cao trình hơn +2,0m, tức cao trình chuẩn được phê duyệt của thành phố, diện tích có cao trình thấp hơn + 2,0m ước tính hiện nay khoảng 5.149.000 m2, chủ yếu nằm ở khu vực Quận 6, 11.
Đối với những khu vực trũng, biện pháp giảm ngập hiệu quả nhất, triệt để nhất là kết hợp nâng cao trình mặt đất với xây dựng lại mạng lưới thoát nước. Việc nâng nền trong các khu vực chưa phát triển sẽ tương đối dễ dàng (điển hình là khu vực Bình Phú theo quy hoạch sẽ nâng tối thiểu là +2,0m) do các công trình hạ tầng chưa được phát triển và xây dựng nhiều. Tuy nhiên, đối với các khu vực có mật độ phát triển dày đặc sẽ đặc biệt khó khăn, phức tạp, trở ngại và tốn kém, do đó phải tốn một thời gian rất dài mới có thể nâng được đồng đều đến cao trình chuẩn. Trừ khi một tái phát triển toàn diện được thực hiện, phương án này tương đối khả thi trong điều kiện tái phát triển, xây dựng mới từng khu nhỏ theo một định hướng và quy hoạch chi tiết. Vấn đề này nhất thiết cần phải có lãnh đạo nhất quán và quyết tâm từ phía chính quyền.
6.1.1.3 Cải thiện hệ thống cống tiêu thoát nước
Các đường ống tiêu thoát nước hiện nay hầu hết đã quá tải, hư hỏng không đạt yêu cầu tiêu thoát nước cho các khu vực, thậm chí các tuyến thoát nước mới được xây dựng cũng nằm ở tình trạng tương tự. Do đó, để giảm ngập cho khu vực nhất thiết phải tạo lại mạng lưới thu gom cấp 2, 3, 4 cho phù hợp với yêu cầu thoát nước mưa hiện tại.
Nhìn chung, dự kiến cải tạo hệ thống đường cống liên quan đến việc bảo dưỡng mạng lưới hiện hữu và xây dựng, mở rộng cống tại những vị trí công suất chuyển tải hiện tại không đáp ứng đủ. Xây dựng hố ga, miệng thu nước đúng tiêu chuẩn và khoảng cách tăng công suất tiếp nhận, đồng thời giảm thiểu lượng chất thải rắn trôi theo vào hệ thống.
Do mặt đất ở lưu vực tương đối bằng phẳng với cao trình thấp nên độ dốc thủy lực tính cho mạng thoát nước không cao, gây khó khăn trong quá trình chuyển tải. Trong điều kiện dòng chảy trong cống chỉ là nước thải, cần phải thu nước vào hệ thống cống bao dẫn về nhà máy xử lý thông qua miệng xả tràn.
Do đặc thù lưu vực Tân Hóa – Lò Gốm chịu sự tác động của con người phải mở rộng lưu vực, diện tích vùng đầm, hồ gần như bị mất đi nên việc kênh chính bị quá tải là điều khó tránh khỏi. Kích thước cống hộp đáp ứng được yêu cầu thoát nước là 11m x 3m, rất khó khăn cho thi công và giải phóng mặt bằng.
Các tuyến thoát nước cấp 2 được cải tạo nên theo các tuyến thoát nước cũ bởi trước đó nó đã hình thành theo các tiểu lưu vực. Việc vạch tuyến, tính toán mạng lưới thoát nước cấp 2, 3, 4 không khó, nhưng vấn đề quan trọng là cống thoát nước vẫn đảm bảo khả năng tiêu thoát nhưng kinh phí cải tạo và xây dựng thấp nhất. Để vấn đề đảm bảo giao thông thực hiện tốt và đảm bảo chất lượng cho công trình, phương án và công nghệ thi công cần phải thay đổi, tốt nhất nên ứng dụng công nghệ kích thước ống trong thi công cống thoát nước.
Lưu vực Tân Hóa – Lò Gốm hiện đang có rất nhiều khu dân cư mới hình thành, chưa kịp phát triển các hạ tầng cơ sở đi kèm. Do đó, cần thiết phải có những tính toán xây dựng mạng lưới thoát nước, tránh tình trạng ngập cục bộ.
6.1.1.4 Hàng lang ngăn lũ, đập ngăn triều
Hàng lang ngăn lũ
Ngoại trừ việc mở rộng và nạo vét kênh chính, tại một số điểm dọc hành lang quản lý của kênh có cao trình thấp khi nền đất chưa nâng được, có thể xây dựng một số đoạn tường lũ. Hiện nay, dọc theo bờ kênh đã có một số đoạn đã xây dựng bờ kè ngăn không cho nước lũ tràn mỗi khi có triều cao. Tuy nhiên, các đoạn chưa kè trên chưa tính đến tình trạng ngập cục bộ do nước chảy tràn gây nên khi mưa. Biện pháp này giúp cho những điểm cao trình thấp không cần phải mở lòng kênh quá rộng , liên quan đến vấn đề giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, nó sẽ làm mất mỹ quan và có thể gây ngập cục bộ tại một số vị trí ven kênh. Ngoài ra, việc mực nước triều dềnh cao hơn độ đường hiện hữu sẽ gây khó khăn cho việc tiêu thoát nước từ cống ra kênh. Trong trường hợp này, phương án duy nhất áp dụng cho khu vực là sử dụng bơm tiêu nước.
Hình 6.1 :Đoạn kênh có bờ kè
Hình 6.2 : Đoạn kênh chưa có bờ kè
Đập ngăn triều
Ngoài ra ta còn có thể tính đến phương án xây dựng đập ngăn triều gần khu vực cửa kênh. Nguyên lý vận hành là vào mùa mưa, khi có triều cường cửa đập sẽ đóng lại, tận dụng lòng kênh là bể chứa nước khi mưa xảy ra, tránh ảnh hưởng của thủy triều làm dềnh nước gây ngập. Và khi triều xuống sẽ mở cửa phay để nước tiêu thoát bình thường. Tuy nhiên, biện pháp này không thể áp dụng được với những trận mưa có vũ lượng và cường độ cao, lòng kênh sẽ không đủ khả năng chứa nước mưa chảy tràn. Do đó, với trường hợp này nên kết hợp xây dựng trạm bơm. Phương pháp này đã được UDC nghiên cứu và áp dụng cho dự án ngăn triều Bình Triệu – Bình Lợi – Rạch Lăng – Cầu Bông, có khả năng chứa nước mưa là 270.00m3 và 2 trạm bơm (đặt tại Bình Lợi và Cầu Bông) có tổng suất 200.000m3/h (công trình đang thi công). Ngoài ra còn có một dự án vào cuối năm 2005 là đập ngăn triều Văn Thánh.
Đây là một giải pháp mang tính lâu dài giống như cách xử lý của các khu vực có cao trình thấp so với mực nước biển, thường xuyên chịu ảnh hưởng của triều. Tuy nhiên, nó sẽ hạn chế giao thông thủy tại hạ lưu của lưu vực Tân Hóa – Lò Gốm vốn đã tồn tại từ rất lâu.
6.1.1.5 Vùng chứa lũ
Việc tăng khả năng giảm ngập bằng các hồ chứa là một phương pháp tốt, nhiều nghiên cứu quy hoạch, đặc biệt là trong quy hoạch 5 lưu vực ngoại vi thành phố rất quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên hiện nay, các ao hồ có khả năng chứa lũ cho lưu vực không còn nhiều do quá trình đô thị hoá đã san lấp. Khả năng xây dựng các hồ chứa lộ thiên là không khả thi do quỹ đất không đáp ứng được. Hiện trong lưu vực chỉ còn Đầm Sen là có khả năng này, tuy nhiên đây lại là khu du lịch nên việc tận dụng khai thác là không khả thi.
Việc xây dựng các tuyến cống có quy cách cũng có dụng vừa thoát nước tốt cũng như tận dụng kích cỡ làm bể chứa nước tạm thời. Ở một số quốc gia phát triển trên thế giới, phương pháp này cũng được áp dụng rộng đối với vùng có khả năng tiêu thoát kém. Tuy nhiên, đối với chúng ta chỉ nên tính toán xây dựng cống thoát nước với tiêu chí đủ khả năng tiêu thoát cho khu vực do liên quan đến vấn đề kinh tế.
6.1.2 Giải pháp phi công trình
6.1.2.1 Tăng cường năng lực quản lý hệ thống thoát nước
Triển khai các chương trình nhằm tăng cường năng lực quản lý hệ thống thoát nước của các cơ quan chuyên ngành liên quan, cần thống nhất tập trung quản lý vào một đầu mối để có thể triển khai các chương trình kế hoạch cũng như các phương án, cải tạo nâng cấp đồng bộ.
Đánh giá chất lượng hệ thống thoát nước: ứng dụng những công nghệ hiện đại kết hợp với các phương tiện thủ công khảo sát đánh giá tình trạng, chất lượng cống để bảo trì kịp thời những hư hỏng, tránh xảy ra các trường hợp lún sụp gây tắc nghẽn dòng chảy và ảnh hưởng lưu thông. Các số liệu thu thập được sẽ đưa vào hệ thống thông tin quản lý GIS.
Kiểm soát ngập và ô nhiễm : khảo sát đo đạc các điểm ngập trong mùa mưa lũ, kết hợp với ứng dụng các mô hình mô phỏng để xác định được tính chất, mang tính định lượng tình hình ngập của thành phố. Tình hình ô nhiễm cũng cần được theo dõi hợp lý nhằm phát hiện nguyên nhân và giải pháp xử lý kịp thời.
Xây dựng hệ thống thông tin quản lý GIS ( Goegraphical Information System ) chuyên ngành thoát nước.
Tăng cường năng lực và thể chế cho cơ quan quản lý nhà nước cũng như thi công duy tu bảo dưỡng và đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước ( phát triển nguồn nhân lực, quản lý tài chính kế toán, hệ thống vận hành, bảo dưỡng, đào tạo, các trang thiết bị, máy móc.)
Xây dựng phương án toàn diện hệ thống thoát nước, dần tiến đến xã hội hoá các lĩnh vực theo chủ trương của Đảng và nhà nước.
Thu phí bảo vệ môi trường, bước đầu tạo ý thức cho người dân về việc sử dụng dịch vụ và chi phí do bản thân gây ô nhiễm, tạo điều kiện bù đắp các cho phí về vận hành và phát triển hệâ thống, trả vốn vay
6.1.2.2 Xây dựng các hành lang pháp lý
Lập quy hoạch chi tiết cho thành phố, trong đó có quy hoạch thoát nước là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Xây dựng, ban hành quy chế bảo vệ hệ thống thoát nước. Công bố và nghiêm cấm việc san lấp, lấn chiếm kênh rạch mang chức năng thoát nước.
Xây dựng thể chế và tổ chức lại ngành thoát nước đô thị theo mô hình chương trình khung 338/BXD – KTQH ngày 10/3/2003 của Bộ Xây Dựng.
6.1.2.3 Quan hệ cộng đồng
Cần phải ý thức rằng vai trò của cộng đồng đối với hệ thống thoát nước là rất quan trọng. Hiện nay và trong tương lai, cần thực hiện các công tác nhằm xây dựng mối quan hệ cộng đồng tốt đẹp và nâng cao ý thức của người dân trong xây dựng và bảo vệ hệ thống thoát nước, cụ thể như sau:
Thực hiện các chương trình tuyên truyền vận động nhân dân bảo vệ hệ thống thoát nước đô thị. Phối hợp với các đoàn thể, các tổ chức quần chúng phổ biến, triển khai các quy định, điều luật về bảo vệ môi trường, giáo dục người dân ý thức bảo vệ kênh rạch và hệ thống thoát nước.
Huy động chất xám của xã hội vào công tác chống ngập. Với các dự án xây dựng cải tạo hệ thống thoát nước cần phải được thẩm định đúng theo quy trình quản lý chất lượng.
6.2 DI DỜI VÀ TÁI ĐỊNH CƯ
6.2.1 Đối với các cơ sơ sản xuất
Các biện pháp quy hoạch hợp lý nhằm giảm bớt mức độ ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất. Quy hoạch hợp lý giữa các cơ sở sản xuất và khu dân cư để giảm nhẹ ô nhiễm cho người dân. Xoá bỏ các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nặng nề xen kẽ trong khu dân cư.
Di dời các nhà máy , xí nghiệp và các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra ngoại thành hoặc khu tập trung sản xuất.
Các cơ sơ sản xuất TTCN về cùng một vị trí nhằm tạo điều kiện cho công tác quản lý môi trường thuận tiện hơn.
6.2.2 Đối với các hộ dân
Nhà lụp xụp lấn chiếm dọc kênh Tân Hóa – Lò Gốm làm kênh bị ô nhiễm nặng nề. Theo điều tra cho thấy dân cư đã sống lâu năm ở khu vực này và phần lớn làm các nghề lao động không có chuyên môn. Dân cư P.11 phần lớn rất nghèo và phải đối mặt với các vấn đề xã hội như ma túy, mại dâm. Điều kiện nhà ở rất kém và ngay sát bên cạnh kênh. Cải thiện điều kiện sống dọc kênh đòi hỏi phải tái định cư một số hộ dân.
Mục tiêu
Cung cấp cho những người nghèo bị ảnh hưởng bởi dự án giải pháp tái định cư phù hợp với các phương tiện tài chính và lối sống của họ.
Tăng cường năng lực cộng đồng và chính quyền địa phương trong việc giải quyết các vấn đề tái định cư.
Đánh giá các phương án tái định cư khác nhau.
Chính sách đền bù và tái định cư
Lập chính sách đền bù và tái định cư chi tiết để hướng dẫn quá trình hỗ trợ các hộä dân di dời. Hầu hết các hộ dân đều rất nghèo, nhiều người có tình trạng nhà đất hợp pháp, cố gắng về chính sách đền bù và tái định cư nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân để họ tự tạo nơi ở mới bằng cách:
- Xác định mức đền bù và hỗ trợ liên quan đến tình trạng pháp lý và đất, nhà ở và hạ tầng.
- Xác định các phương án tái định cư trong trường hợp đất đã có sẵn dành cho người dân và khả năng cho vay.
- Chính sách được triển khai dựa trên khuôn khổ luật pháp Việt Nam và rút kinh nghiệm từ các dự án khác với yếu tố đầu vào cuối cùng từ chính quyền thành phố.
Hình 6.3: Dân lấn chiếm bờ kênh làm nhà ở
Hình 6.4 : Người dân sống ven kênh
Hình 6.5 : Nhà ở ven kênh
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT QUẢN LÝ RÁC
6.3.1 Đối với các cơ sở sản xuất
Còn đối với rác thải của các cơ sở sản xuất cần phải có các vị trí chứa rác tạm thời, bảo đảm vệ sinh và vận chuyển đến nơi theo đúng quy định. Ngoài ra cần phải xây dựng nhiều trạm chứa rác dọc theo 2 bên bờ kênh gần khu dân cư để người dân có chổ đổ rác, hạn chế việc đổ rác xuống lòng kênh.
Lựa chọn các công nghệ hợp lý, mang tính kinh tế cao, phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Tăng cường hơn nữa cho sự nghiệp đào tạo các cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý môi trường nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ chuyên môn vững vàng các cơ quan nghiên cứu, quản lý và ngay cả các cán bộ phụ trách công tác bảo vệ môi trường của từng xí nghiệp công nghiệp.
Giáo dục vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường cho CBCNV các xí nghiệp cũng như nhân dân xung quanh với mục tiêu tạo ra ý thức trong mỗi người, giảm thiểu tối đa các chất thải vào môi trường.
6.3.2 Đối với các hộ dân
Để có một hệ thống quản lý rác phù hợp thì cần phải làm rõ các bước như thu gom, lưu trữ, vận chuyển, phương pháp giáo dục ...
Dụng cụ chứa rác tại hộ gia đình là các bao ni lông, thùng nhựa, cần xé Kích thước mỗi loại là khác nhau không đồng đều phụ thuộc vào mức độ phát thải của từng hộ gia đình.
Hệ thống thu gom các xe thu gom chạy theo một quy trình đều đặn (2- 3 lần hàng tuần hoặc mỗi ngày) Những xe này sẽ dừng ở mỗi ngã ba, ngã tư hoặc đầu hẻm. Khi đó mọi người ở gần đó đem rác từ nhà ra đổ vào xe. Có nhiều dạng khác nhau của hình thức thu gom này nhưng điểm chung là yêu cầu mọi gia đình phải có thùng rác riêng cho mình ở mỗi nhà và mang đến cho người thu gom rác vào những thời điểm quy định trước.
Hệ thống thu gom bên lề đường đòi hỏi phải có dịch vụ đều đặn và thời gian thu gom là chính xác. Các hộ dân cần phải lấy lại thùng rác sau khi đã được đỗ hết rác. Các thùng rác này phải có dạng chuẩn. Nếu không sử dụng những thùng rác chuẩn thì có thể có hiện tượng rác không được đổ ra hết thùng. Trong điều kiện này rác có thể bị gió thổi bay hay súc vật làm tung ra làm giảm hiệu quả thu gom.
Xây dựng những hành lang kỹ thuật dọc kênh tránh làm sụt lở bờ kênh, xây dựng những hang rào chắn dọc theo nơi tập trung dân cư đông đúc, nhằm hạn chế việc vứt rác bừa bãi xuống kênh.
Xây dựng cuộc sống văn minh và vệ sinh môi trường trong dân chúng, cải tạo mới các hầm tự hoại, giáo dục cho người dân có ý thức bảo vệ môi trường, không phóng uế tự do xuống lòng kênh.
6.4 CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG DỌC KÊNH TÂN HÓA – LÒ GỐM
Ngoài các biện pháp tổng hợp chống ngập bảo vệ môi trường trên lưu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm, ngoài các biện pháp khoa học kỹ thuật, các biện pháp mang tính hỗ trợ mang tính quản lý chung hoặc mang tính kỹ thuật hỗ trợ cũng góp phần đáng kể vào sự thành công của công tác xử lý và hạn chế ô nhiễm nguồn nước trên kênh Tân Hóa– Lò Gốm, góp phần bảo vệ môi trường trong lành và phục vụ cho sự nghiệp phát triển chung xã hội.
6.4.1 Các biện pháp kỹ thuật mang tính hỗ trợ.
Đây cũng là biện pháp kỹ thuật nhưng không đóng vai trò chủ yếu trong quá trình làm giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước cho lưu vực. Các biện pháp mang tính hỗ trợ này có thể áp dụng tùy hoàn cảnh, tình hình và nhìn chung thì chúng có thể góp phần trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc làm giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước trong lưu vực.
Các biện pháp này bao gồm :
- Các phương án xử lý các chất thải ( khí thải, chất thải rắn ) tại các cơ sở sản xuất hoặc các khu dân cư.
- Áp dụng các công nghệ không hoặc ít chất thải.
- Phương án xử lý chất thải : khí thải và chất thải rắn tạo ra từ các cơ sở sản xuất CN – TTCN ngoài việc gây ra ô nhiễm môi trường cho lưu vực nói chung, cũng gián tiếp gây ra ô nhiễm nguồn nước nói chung. Các chất thải rắn này có thành phần đa đạng và phức tạp : từ các nguồn rác rưởi từ các hộ dân cho đến các chất phế thải từ các cơ sở sản xuất CN – TTCN. Các chất thải này đôi khi lại thải trực tiếp xuống dòng kênh gây tình trạng ứ đọng ở một vài đoạn phía đầu nguồn, khi lắng xuống sẽ góp phần tạo thêm lớp bùn lắng tích tụ làm cản trở dòng chảy, tăng cao khả năng phân hủy kỵ khí lớp bùn này tạo ra các mùi hôi thối.
6.4.2 Các biện pháp tổ chức và quản lý
Xây dựng và tổ chức các cán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trường trong các xí nghiệp công nghiệp và hệ thống quản lý theo ngành để có thể quản lý chặt chẽ hơn các công tác bảo vệ môi trường ở từng cơ sở.
6.4.3 Công tác kiểm tra và giám sát môi trường
Việc giám sát môi trường là một công tác quan trọng giúp cho các nhà khoa học và các nhà quản lý nắm rõ được hiện trạng môi trường của các cơ sở công nghiệp cũng như hiện trạng của các công tác bảo vệ môi trường, từ đó có những kế hoạch và biện pháp cụ thể nhằm cải thiện công nghệ, xử lý ô nhiễm nhằm bảo vệ môi trường.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát khả năng gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất trong địa bàn khu vực, nhất là các cơ sở có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước cho kênh Tân Hóa – Lò Gốm. Công tác giám sát môi trường cần phải được thực hiện thường xuyên, tập trung vào các cơ sở gây ra ô nhiễm mạnh. Việc giám sát môi trường cần được thực hiện bằng cách đo đạc chỉ tiêu, thông số ô nhiễm cụ thể nhằm có cơ sở khoa học chính xác về các nguồn gây ra ô nhiễm của xí nghiệp công nghiệp.
Mặt khác để cải thiện tình hình môi trường trên lưu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm, còn có những giải pháp được đề nghị dưới đây :
- Phục hồi khả năng giao thông thủy cho tuyến kênh : cần phải nạo vét lòng rạch tại những đoạn phục vụ cho yêu cầu giao thông thủy với kích thước của lòng rạch đáp ứng được khả năng lưu thông của các loại phương tiện cho phép.
- Để khắc phục tình trạng ngập úng, cần phải tu sửa lại các đường cống thoát nước cho lưu vực.
- Hoàn chỉnh hệ thống thoát nước, đáp ứng các nhu cầu về tiêu nước, thoát nước, Cải thiện chất lượng nước kênh, chống ô nhiễm môi trường nước kênh nhất thiết phải xây dựng hệ thống phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho toàn lưu vực.
Xác định giải pháp thực hiện :
Bảng 6. 1 : Cải thiện chất lượng nước kênh
STT
Giải pháp
Kỹ thuật
Quản lý
Nhận thức
1
Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức
x
2
Xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp trước khi thải
x
3
Tuyên truyền sản xuất sạch hơn, xử lý cuối đường ống
x
x
4
Tổ chức thu gom, quản lý rác dân cư
x
x
x
5
Bờ kè, nạo vét đường kênh
x
x
6
Quản lý tổng thể nguồn nước ( từ đầu nguồn )
x
x
7
Quan trắc chất lượng nước kênh
x
8
Quản lý việc sử dụng nước ngầm
x
Bảng 6.2: Giảm thiểu tình trạng ngập úng
STT
Phương pháp
Kỹ thuật
Quản lý
Nhận thức
1
Khai thông kênh Tân Hóa – Lò Gốm
Giải toả nhà ven kênh
Nạo vét mở rộng lòng kênh
x
x
2
Cải tạo hệ thống cống rãnh
Nạo vét thường xuyên cống
Lắp đặt thêm hệâ thống mới
Lắp đặt thêm lưới chắn rác
x
x
3
Nâng cấp các con đường bị ngập úng
x
x
4
Lắp đặt trạm bơm nước thải nhất là trong mùa mưa và khi triều cường
x
x
5
Giáo dục ý thức người dân:
không thải rác trên kênh rạch
x
x
6
Đề ra những biện pháp xử lý cụ thể cho từng trường hợp vi phạm
x
x
7
Có những thùng thu gom rác thải cho từng hộ gia đình
x
Bảng 6.3 : Cải thiện chất lượng không khí
STT
Phương pháp
Kỹ thuật
Quản lý
Nhận thức
1
Xử lý nước thải
( bể tự hoại – Trạm xử lý – kênh)
x
2
Xây dựng cống hộp
(giảm thiểu mùi)
x
x
3
Trồng thêm cây xanh
x
x
4
Sản xuất sạch hơn, xử lý cuối đường ống tại các cơ sở sản xuất
x
x
5
Giảm dùng than, củi (thay thế gas, điện)
x
x
6
Tăng cường các thùng rác công cộng
x
7
Thay đổi nguyên liệu dùng cho các phương tiện giao thông
x
Bảng 6.4 : Cải thiện việc quản lý hệ thống thu gom rác
Phương pháp
Kỹ thuật
Quản lý
Nhận thức
1
Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, tổ dân phốgóp ý, nhắc nhở, giáo dục nhận thức cho người dân
x
2
Tổ chức những cuộc thi đố vui, kể chuyện, văn nghệ chủ đề môi trường
x
x
3
Tuyên truyền, poter, flyer cho người dân về những vấn đề về môi trường
x
x
4
Đề ra những biện pháp xử lý những trường hợp vi phạm
Tuyên dương khen thưởng những nhà, khu phố có ý thức bảo vệ môi trường
x
x
5
Quản lý tốt đội ngũ thu gom rác, bố trí trạm trung chuyển hợp lý
x
x
6
Phân loại rác tại nguồn
x
7
Bổ sung, tu bổ, quản lý tốt thiết bị vận chuyển rác
x
x
8
Qui định thời gian thu gom rác hàng ngày, tăng cường thời gian lấy rác tại các chợ
x
x
9
Xây dựng nhà máy xử lý rác
x
10
Phân loại các loại rác sinh hoạt, sản xuất, rác y tế
x
x
11
Qui định thời gian vớt rác trên kênh
x
x
CHƯƠNG 7:
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
7.1 KẾT LUẬN
1. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường rất quan trọng ở thành phố, thể hiện sự quan tâm đến điều kiện sống của người dân.
Việc cải thiện môi trường dọc kênh Tân Hóa – Lò Gốm mang ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các hộ dân nói chung và một số lượng lớn người dân có hoạt động liên hệ.
Đây là vấn đề phức tạp liên quan đến hàng trăm hộ gia đình, tác động mạnh đến sự biến đổi môi trường, quy hoạch đô thị. Việc chỉnh trang đô thị tái định cư cho người dân sống dọc theo kênh. Xây dựng môi trường là một chủ trương đúng đắn được bà con nhân dân đồng tình ủng hộ.
2. Bên cạnh đó tình hình ngập úng lưu vực Tân Hóa – Lò Gốm cũng hết sức quan trọng, nó được hình thành từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau và gây ra những tổn thất lớn ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
3. Hiện nay dọc theo kênh Tân Hóa– Lò Gốm tình hình rác sinh hoạt một phần lớn các hộ dân đổ rác thải xuống kênh. Chưa có hệ thống thu gom hoàn chỉnh.
Về phương tiện thu gom vẫn chưa đạt tiêu chuẩn nhiều xe thu gom rác vẫn còn phải cơi nới và chất lượng vệ sinh không được bảo đảm.
7.2 KIẾN NGHỊ
7.2.1 Đối với chính quyền
1. Cần có một chính sách hỗ trợ tích cực và hiệu quả để vận động người dân cùng tham gia cải thiện môi trường. Sự tham gia này có thể trực tiếp bằng vốn hoặc là các hình thức gián tiếp khác.
2. Cần phải cải tạo lại mạng lưới cống thoát nước với quy hoạch mạng lưới hoàn chỉnh.
3. Cần xây dựng bờ kè cho những đoạn kênh chưa có bờ kè.
4. Mở rộng kênh đối với những đoạn kênh quá hẹp.
5. Thường xuyên nạo vét kênh cho nước lưu thông.
6. Cần phải có cống hộp đối với những đoạn kênh nơi mà có dân cư đông nhằm giảm thiểu mùi hôi, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân và không làm mất mỹ quan đô thị.
7. Cần có chính sách quy hoạch và tái định cư đối với những căn nhà ổ chuột sống trên kênh và ven kênh.
8. Cần phải xây dựng nhiều trạm chứa rác dọc theo hai bờ kênh gần khu dân cư để người dân có chổ đổ rác, hạn chế việc đổ rác xuống lòng kênh.
9. Xây dựng rào chắn dọc theo nơi tập trung dân cư nhằm hạn chế việc vứt rác bừa bãi xuống kênh.
10. Quy định thời gian vớt rác.
11. Cần phải cải thiện các phương tiện thu gom đạt tiêu chuẩn nhằm nâng cao hiệu quả thu gom.
12. Cần có chính sách hổ trợ cho các cơ sở đầu tư hệ thống xử lý nước thải trước khi thải vào kênh.
13. Các cán bộ môi trường cần phải có các biện pháp hiện hữu đề ngăn chặn sự làm nhiễm bẩn trở lại lòng kênh.
14. Tăng cường đội ngũ cán bộ môi trường có trình độ chuyên môn về việc quản lý và giám sát môi trường dọc theo kênh Tân Hoá – Lò Gốm.
7.2.2 Đối với người dân
1. Mỗi gia đình phải có thùng rác riêng.
2. Phân loại rác tại nguồn.
3. Phải đổ rác đúng nơi quy định không đổ rác bừa bãi xuống kênh.
4. Xử phạt thích đáng đối với các cơ sở và cá nhân tổ chức có hành vi gây ô nhiễm môi trường như việc thải nước và xả rác bừa bãi xuống lòng kênh.
5. Giáo dục ý thức cộng đồng bảo vệ môi trường cho người dân sống trong khu vực.
6. Tuyên truyền, poster, flyer cho người dân về vấn đề môi trường.
7. Tuyên dương khen thưởng những nhà, khu phố có ý thức bảo vệ môi trường.