Hiện nay, trên địa bàn Quận 8 có tổng cộng 44 điểm thuộc 16 phường. Thời gian và các ca làm việc tại các điểm hẹn cũng phụ thuộc vào thời gian thải bỏ và tập trung khác nhau. Số lượng xe thu gom cũng khác nhau tùy vào diện tích của các điểm tập kết.
Hầu hết các điểm hẹn tại Quận 8 đều sử dụng lòng lề đường và lề đường làm nền công tác, nằm gần khu vực sinh hoạt của người dân, gây mùi hôi thối, nhiều điểm hẹn nằm trên các con đường hẹp, gây tắc nghẽn giao thông và không có hệ thống thu nước rò rỉ từ rác, nên sau khi thu gom nước thường hay tập trung thành vũng gây ra mùi hôi thối và khó chịu.
Vào các ngày nước ngập, rác trôi lềnh đềnh tại các điểm hẹn nằm trên các con đường thuộc phường 6, 7, 16, gây mất vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị, rất khó để thu gom trở lại, công tác thu gom và vận chuyển trở nên khó khăn hơn.
68 trang |
Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 995 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại quận 8 TP Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND Phường
Lực lượng thu gom dân lập
Hình 3: Sơ đồ tổ chức quản lý rác ở TPHCM
2.8.4 Hiện trạng công nghệ xử lý chất thải rắn ở TPHCM
Hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung công nghệ xử lý rác chủ yếu vẫn là chôn lấp và hướng đến chôn lấp hợp vệ sinh. Công ty xử lý chất thải đang quản lý hai công trường xử lý rác: Đông Thạnh và Gò Cát. Công trường xử lý rác Gò Cát là công trường chôn lấp rác hợp vệ sinh, được xây dựng theo công nghệ tiên tiến của Hà Lan. Đồng thời chuẩn bị xây dựng hai khu xử lý rác mới tại xã Phước Hiệp – Củ Chi và Đa Phước – Bình Chánh.
Các hoạt động sản xuất cũng như sinh hoạt của dân cư trên địa bàn thành phố đang thải ra một lượng chất thải rắn rất lớn, khoảng 5000 tấn/ngày. Theo dự báo lượng CTR của thành phố đến năm 2010 sẽ tăng đến 7.000 tấn/ngày.
Với lượng CTR lớn như vậy nên vấn đề thu gom, vận chuyển và xử lý chúng một cách an toàn đối với môi trường vô cùng khó khăn, yêu cầu đầu tư nhiều công sức, tiền của. Và trong thực tế, thành phố đang phải huy động, tập trung trí tuệ của nhiều thành phần xã hội để đối đầu với công tác này, mà đặc biệt là vấn đề xử lý CTR.
Hiện nay các loại CTR của thành phố được xử lý bằng cách chôn lấp tại 2 bãi rác Đông Thạnh và Gò Cát:
- Bãi rác Đông Thạnh có diện tích khoảng 40 ha, là bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, hoạt động từ năm 1993, đến nay đã quá tải, cần có kế hoạch đóng cửa.
- Bãi rác Gò Cát có diện tích 25ha, là bãi rác chôn lấp hợp vệ sinh, áp dụng công nghệ tiên tiến do Hà Lan viện trợ, ra đời đúng lúc đáp ứng nhu cầu xử lý rác bức thiết của thành phố. Công suất của bãi rác là 2.000 tấn/ngày.
Phương pháp chôn lấp có ưu điểm là dễ thực hiện và chi phí xử lý rác thấp, tuy nhiên cần quĩ đất lớn, điều này đối với thành phố là một khó khăn rất lớn, nên mặc dù đã có dự án qui hoạch vị trí các bãi chôn lấp mới nhưng cho đến nay vẫn chưa thực hiện được.
Ngoài chôn lấp, các thành phần trong rác sinh hoạt như kim loại, nhựa, cao su, giấy, vải, một phần bao ny-lông cũng được thu hồi, bởi lực lượng đông đảo những người nhặt rác, thu gom rác và được tái chế bởi các cơ sở tư nhân. Hoạt động này khá mạnh mẽ và giúp giảm được 10 – 20% chất thải cần chôn lấp. Tuy nhiên, do hoạt động này hoàn toàn tự phát, thiếu sự quản lý chặt chẽ về môi trường, các cơ sở tái chế lại nằm xen kẽ trong khu dân cư, áp dụng các công nghệ, máy móc thiết bị lạc hậu nên đã trở thành nguồn phát sinh nước thải, khí thải nghiêm trọng, kể cả các chất có tính độc hại cao.
Bên cạnh đó, rác sinh hoạt của thành phố (cũng như rác của các đô thị khác ở Việt Nam) có thành phần hữu cơ cao hơn 70%, rất phù hợp để làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ, phục vụ hoạt động nông nghiệp của khu vực và tái sinh năng lượng, nhưng chưa được quan tâm thực hiện.
CRT công nghiệp hiện nay chưa được quản lý riêng và đa số được vận chuyển và chôn chung với rác sinh hoạt. Các thành phần tái sinh trong rác công nghiệp cũng được thu gom, tái chế tương tư như đối với rác sinh hoạt. Tuy nhiên, các thành phần tái sinh có giá trị cao nhưng ở dạng các hợp chất và việc tái chế yêu cầu áp dụng các công nghệ chế biến nhất định thì hoàn toàn chưa được quan tâm.
2.8.5 Các vấn đề tồn tại về quản lý chất thải rắn tại TPHCM
Các vấn đề tồn tại về định hướng lâu dài
- Đào tạo nhân lực, hoàn thiện hệ thống quản lý và nâng cao ý thức cộng đồng.
- Qui hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị
.
- Qui hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp
.
- Chương trình xã hội hóa hệ thống quản lý chất thải rắn
.
- Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn
.
- Đổi mới công nghệ và trang thiết bị phục vụ công tác quản lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp.
- Bổ sung và hoàn thiện luật lệ, chính sách, qui chế, qui định và các qui trình quản lý.
Các vấn đề tồn tại trước mắt
Nguồn phát sinh
- Khối lượng chất thải rắn tăng nhanh.
- Chất thải rắn từ các huyện của các tỉnh lận cận đổ về TP. HCM.
- Thành phần ngày càng phức tạp.
- Nhiều chất thải sinh hoạt nguy hại.
- Chất thải công nghiệp (kể cả nguy hại) đổ chung.
- Phế liệu sau khi phân loại đưa về thành phố Hồ Chi Minh tái sinh tái chế
- Các loại hình công nghiệp phức tạp.
- Chất thải nông nghiệp ngày càng tăng.
Tồn trữ tại nguồn
- Lẫn lộn nhiều thành phần khác nhau.
- Sử dụng túi PVC.
- Chất thải rắn công nghiệp chưa phân loại.
- Cơ sở y tế tư nhân.
Thu gom
- Hệ thống thu gom rác dân lập.
- Phí thu gom (chất thải rắn sinh hoạt và y tế).
- Phân loại tự phát.
- Hệ thống thùng rác công cộng 240L.
- Vớt rác trên sông.
- Công nghiệp.
- Cơ sở y tế tư nhân.
Trung chuyển và vận chuyển
- Thiếu và không có qui hoạch trạm/bô trung chuyển.
- Thiếu xe chở rác đạt tiêu chuẩn vệ sinh.
- Ô nhiễm môi trường trên đường vận chuyển.
Xử lý
- Chưa lựa chọn được công nghệ và chưa có nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt (compost/đốt).
- Chưa có nhà máy xử lý chất thải công nghiệp.
Bãi chôn lấp
- Chưa có qui hoạch vị trí các bãi chôn lấp.
- Ô nhiễm do nước rò rỉ.
- Ô nhiễm do khí bãi chôn lấp.
- Qui trình chôn lấp chưa hoàn thiện.
- Chưa có bãi chôn lấp an toàn.
CHƯƠNG III
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế – xã hội Quận 8
3.1.2 Nghiên cứu hiện trạng quản lý RTSH tại Quận 8
3.1.3 Đánh giá tác động môi trường của RTSH tại Quận 8
3.1.4 Xây dựng các giải pháp quản lý RTSH tại Quận 8
Giải pháp kỹ thuật
Phân loại tại nguồn
Thu gom
Trung chuyển
Vận chuyển
Tái chế
Giải pháp quản lý
Tăng cường sự quản lý nhà nước đối với RTSH
Xã hội hóa công tác quản lý RTSH và bảo vệ môi trường
Sử dụng các công cụ kinh tế
+ Phí môi trường
+ Đầu tư vốn cho lực lượng thu gom
+ Trang thiết bị thu gom
Tăng cường giáo dục môi trường
Giám sát môi trường
Thực hiện chế độ thưởng phạt
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
Để phân tích xử lý tất cả các số liệu tham khảo được từ các trạm quan trắc gần đó, từ Sở Tài Nguyên và Môi Trường TpHCM, Công ty Môi trường đô thị, Công ty Dịch Vụ Công Ích Quận 8, phòng Tài Nguyên và Môi Trường Quận 8, UBND các phường và các số liệu đo đạc được khi lấy mẫu để đánh giá hiện trạng môi trường và những tác động lên môi trường của RTSH trên địa bàn Quận 8 TPHCM. Ví dụ các phần mềm máy tính (Mô hình hóa), sử dụng các phần mềm Microsoft Word, Microsoft Excel
Phỏng vấn điều tra trực tiếp
Lập ra bảng câu hỏi để phỏng vấn tại các hộ gia đình để điều tra nguồn phát sinh RTSH, thành phần RTSH
Khảo sát thực tế
Khảo sát thực tế tại các bãi chôn lấp rác, các bãi trung chuyển và quá trình thu gom, vận chuyển rác, hệ thống quản lý môi trường
Các phương pháp khác
Sưu tầm, kế thừa và chọn lọc các kinh nghiệm, các trường hợp nghiên cứu điển hình trong và ngoài nước
Kế thừa các số liệu tính toán sẵn có về RTSH tại Quận 8
Tìm hiểu và nghiên cứu các công nghệ tái chế RTSH trên thế giới có thể áp dụng vào điều kiện của Quận 8
Sưu tầm các website trên Internet về các vấn đề có liên quan.
Học hỏi kiến thức, tham khảo ý kiến từ các chuyên gia môi trường về quản lý RTSH.
CHƯƠNG IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG QUẬN 8
4.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Quận 8
4.1.1.1 Vị trí địa lý
- Quận 8 có vị trí nằm giữa khu đô thị cũ (quận 5, 6) và khu đô thị mới Nam Sài Gòn, chịu tác động của sự phát triển khu đô thị Nam thành phố.
- Quận 8 có vị thế thuận lợi về giao thông như các hệ thống cầu và một số tuyến đường chính nối từ thành phố qua Quận 8 đến khu đô thị Nam thành phố, đồng thời có hệ thống kênh rạch lớn như kênh Tàu Hũ, kênh Đôi, sông Cần Giuộc tạo điều kiện cho sự phát triển đô thị hiện đại.
- Quận 8 là quận ven của nội thành, toàn Quận có 16 phường với diện tích tự nhiên 1917,75 ha trải dài theo hướng Đông – Tây, nằm án ngữ phía Tây – Nam thành phố.
- Quận 8 phía Bắc giáp Quận 5, lấy kênh Tàu Hũ và kênh Ruột Ngựa làm ranh giới tự nhiên, phía Đông giáp Quận 4 và Quận 7, lấy rạch Oâng Lớn làm ranh giới tự nhiên, phía Tây và Nam giáp huyện Bình Chánh, ranh giới không rõ ràng, vì là đồng ruộng. Nếu quay bản đồ Quận 8 phía Nam lên trên sẽ thấy nó giống như chiếc thuyền đuôi phụng, mũi ở phía rạch Oâng Lớn, đuôi thuyền ở phía sông Cần Giuộc, chiều dài gấp 5,2 lần chiều rộng. Nếu dùng ghe đi trên một đoạn kênh Tẻ, tiếp kênh Đôi, qua sông chợ Đệm hết địa giới Quận 8, phải đi một cung đường thủy dài 11.850 mét. Nhưng nếu băng qua chiều của Quận 8 thì chỉ khoảng 2.252 mét là khoảng rộng nhất giáp Quận 5 và Quận 6.
Hình 4: Bản đồ vị trí địa lý Quận 8
4.1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Khí hậu
- Quận 8 thuộc TPHCM chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mỗi năm có hai mùa chính, mùa mưa bắt đầu từ tháng 05 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến cuối tháng 4 năm sau.
- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1939mm
- Nhiệt độ trung bình: 270C
- Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm: 79,5%
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ nóng ẩm nhìn chung thuận lợi cho định cư và phát triển nông nghiệp.
- Không có thiên tai, hầu như không có bão lụt, thường chỉ bị ảnh hưởng bão từ xa gây mưa và giông.
Địa hình
- Địa hình Quận 8 tương đối thấp, trũng. Cao độ trung bình là 1,2m. Cao độ thấp nhất là 0,3m (Phường 7), cao độ cao nhất là 2.0m (Phường 2). Trên phương diện kinh tế, địa hình Quận 8 với chế độ bán nhật triều làm cho sông nước ở Quận 8 bị nhiễm phèn, mặn, nhất là khu vực các phường 11, 12, 13 và 16. Cường độ chịu lực của đất rất thấp (khoảng 0.05kg/cm2 đến 0,2kg/cm2). Song Quận 8 không phải không có nhiều vùng được phù sa các sông bồi đắp, tạo nên diện tích nông nghiệp của Quận 8 rộng gần ½ diện tích tổng thể. Ở Quận 8 có những cánh đồng lúa xanh tốt (giáp huyện Bình Chánh), những đồng ruộng cói lớn, những cánh đồng rau, những vườn dừa và trái cây quanh hồ ao nuôi cá mang sắc thái miền quê hơn là thành thị
Thủy văn
- Mặt nước sông rạch có chiều dài tổng cộng là 105.9km, bao gồm nhiều kênh rạch lớn nhỏ và ao hồ như sau:
Bảng 8: Thống kê hệ thống kênh rạch tại Quận 8 TPHCM
Tên kênh rạch
Khởi điểm
Kết thúc
1. Kênh đôi
Phường 1
Phường 7
2. Sông Cần Giuộc
Ngã 3 kênh đôi
Bình Chánh
3. Rạch Oâng Lớn
Ngã 3 kênh tẻ
Bình Chánh
4. Rạch Vàm Nước Lên
Sông Chợ Đêm
Phân bón Bình Điền
5. Rạch Lào
Cầu Vĩnh Mậu
Kênh Đôi
6. Rạch Xóm Củi
Kênh Đôi
Bình Chánh
7. Kênh Ngang số 1, 2, 3
Kênh Tàu Hủ
Kênh Đôi
8. Kênh Tẻ
Cầu Rạch Oâng
Cầu chữ Y
9. Sông Bến Lức
Ngã 3 Kênh Đôi
Long An
10. Rạch Bà Tàng
Sông Cần Giuộc
Rạch Bà Tàng
11. Rạch Bà Cả, Bà Dơi
Đường Thanh Niên
Kênh Lò Gốm
12. Rạch Lò Gốm
Ngã 3 kênh Tàu Hủ
Sông Bến Lức
13. Rạch Lồng Đèn
Phường 7
Bình Chánh
14. Rạch Oâng Nhỏ
Ngã 3 Rạch Oâng Lớn
Cuối tuyến
15. Kênh Tàu Hủ
Phường 8
Phường 15
16. Kênh Bồ Đề
Sông Hiệp Aân
Quốc Lộ 50
17. Rạch Cần Đồn
Bến đò Bình
Đường Tạ Quang Bửu
18. Rạch Du
Cầu Mật
Khu dân cư xí nghiệp Quận 8
19. Rạch Nãi
Cống Bà Lựu
Ngã 3 Rạch Ruột Ngựa
20. Rạch Nhảy
Hồ Ngọc Lãm
Rạch Ruột Ngựa
21. Rạch Ruột Ngựa
Đầu nguồn
Ngã 4 kênh Lò Gốm
(Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi trường Quận 8)
Thủy văn chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều. Mực nước triều bình quân thấp nhất là 0,38m, mức nước triều cao nhất là 1,10m.
Nhận xét: Quận 8 có rất nhiều kênh rạch ngăn cách, hiện nay Quận 8 đã tổ chức thu gom rác trên sông các con kênh như: kênh Đôi, kênh Tàu Hũ, kênh Bến Nghé, kênh Tẻ. Tuy nhiên còn nhiều con kênh trong địa bàn Quận bị ô nhiễm nhưng chưa được tổ chức vớt rác như: Rạch Hiệp Aân, Rạch Oâng Nhỏ – Oâng Sáng, Rạch Oâng Lớn, Rạch Bà Lớn, Rạch Bà Tàng. Nguyên nhân chính dẫn đến việc ô nhiễm các con kênh chủ yếu xuất phát từ các hộ dân sống dọc theo ven kênh và dân nhập cư từ các tỉnh về: đời sống kinh tế khó khăn, trình độ văn hóa thấp, phần lớn các hộ không ký hợp đồng đổ rác cho công ty quản lý nên hầu như lượng rác phát sinh hàng ngày đều thải ra xuống các kênh rạch. Khối lượng rác này sẽ lắng đọng xuống lòng kênh, dẫn đến hiện tượng đáy lòng kênh sẽ nhanh chóng bồi lắng, cạn dần, lưu lượng dòng chảy giảm đáng kể, ảnh hưởng đến việc thoát nước cho thành phố, gây ra tình trạng ngập úng trên một số tuyến đường tại Quận 8 như: đường Bình Đông, đường Phạm Thế Hiển (phường 6, phường 7 Quận 8), ảnh hưởng đến việc kinh doanh trao đổi bằng phương tiện đường thủy từ miền Tây lên thành phố. Chi phí nạo vét lòng kênh rất lớn.
4.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội Quận 8
4.1.2.1 Điều kiện kinh tế
Trên địa bàn Quận 8 có khu dân cư công nghiệp Bình Đăng, các ngành nghề chủ yếu trên địa bàn quận như: chế biến thực phẩm, ngành nhựa, dệt các ngành hàng tập trung ở địa bàn Phường 6, Phường 7 và Phường 16. Đa số là các cơ sở vừa và nhỏ. Quận 8 đang trong quá trình đô thị hóa do đó cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn dần thay đổi, các hộ chăn nuôi và trồng lúa chỉ còn rất ít.
Quận 8, bên cạnh những thuận lợi cơ bản như được sự quan tâm đầu tư của thành phố trong phát triển kinh tế xã hội, sự phân cấp ngày càng nhiều hơn sẽ tạo sự chủ động cho Quận phát triển, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, đô thị hóa, tuy nhiên cũng sẽ đối mặt với những khó khăn thử thách trước vấn đề hội nhập và phát triển, giải quyết đời sống việc làm, giảm áp lực gia tăng dân số, ổn định tình hình an ninh trật tự, khắc phục ô nhiễm môi trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện những mục tiêu kế hoạch phát triển trong tương lai.
4.1.2.2 Điều kiện xã hội
Dân số: Dân số của Quận 8 đến tháng 6/2005 là 363.630 người.
Hoạt động văn hóa và giáo dục:
- Giáo dục
Mạng lưới trường lớp giáo dục được đầu tư mạnh mẽ, có trường học đạt tiêu chuẩn quốc gia như trường Nguyễn Trung Ngạn.
+ Mầm non: Trên địa bàn quận có khoảng 15 trường mầm non và 02 trường mẫu giáo.
+ Trưởng tiểu học: toàn quận có 20 trường tiểu học
+ Trường trung học cơ sở: có 10 trường THCS trong đó có 01 là PTCS.
+ Trường phổ thông trung học: có 04 trường PTTH.
- Mạng lưới y tế:
Quận 8 có mạng lưới y tế khá dầy gồm: trung tâm y tế Quận được đầu tư khang trang hiện đại, 03 phòng khám đa khoa và 16 trạm y tế phòng và một số cơ sở y tế khác.
- Thông tin - văn hóa:
+ Văn hóa: gồm nhà văn hóa, thông tin cấp Quận, nhà truyền thống Quận, nhà thiếu nhi Quận, trung tâm bồi dưỡng chính trị Quận. Ngoài ra còn có một số câu lạc bộ và nhà văn hóa cấp Phường. Hiện nay Quận đang lập dự án và chuẩn bị khởi công các công trình nhà văn hóa một số phường, nhà văn hóa thiếu nhi cấp Quận.
- Thể dục thể thao: gồm có sân vận động , trung tâm TDTT.
- Các cơ sở tôn giáo: trên địa bàn Quận có các cơ sở tôn giáo phân bổ trên 16 phường, nằm xen cài trong khu dân cư.
- Di tích, danh lam: có Đình Bình Đông, cầu chữ Y, cầu Nhị Thiên Đường, Hố Bần
4.1.2.3 Cơ sở hạ tầng
Hạ tầng cơ sở Quận 8 với hệ thống giao thông đường bộ cũng khá phát triển. Tuyến đường trục Phạm Thế Hiển chạy dọc suốt chiều dài Quận, nối Quận 8 với trung tâm thành phố, các đường và hẻm khác đan xen làm thành hệ thống giao thông mạng nhện khắp Quận. Đặc biệt là hệ thống cầu của Quận 8, với 44 cầu, tổng chiều dài cầu lên tới hơn 2500 mét. Những cầu như cầu chữ Y, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Chà Và, cầu Hiệp Aân với trọng tải lớn được xây dựng từ lâu và được nâng cấp nhiều lần cùng với việc phát triển những cây cầu mới như cầu Chánh Hưng, làm tăng tính trọng điểm lưu thông của Quận 8.
Giao thông của Quận 8 còn thuận lợi đường thủy bởi hệ thống 21 kênh rạch lớn nhỏ trên địa bàn Quận nối với các phường với nhau và với các địa phương khác nhau trong và ngoài thành phố. Kênh Đôi rộng 50 mét, sâu 80 mét có thể lưu thông tàu bè loại lớn. Các kênh rạch, sông khác đều vừa sâu vừa rộng vừa dài tạo ra những huyết mạch giao thông mà không quận, huyện nào có được. Bên cạnh những công trình hạ tầng cũ, Quận 8 cũng đang tích cực xây dựng, sửa chữa và nâng cấp cơ sở hạ tầng như lắp đặt hệ thống cống hộp, sửa đường
4.1.2.4 Tình hình hoạt động bảo vệ môi trường tại Quận 8
Hiện nay, phòng Tài Nguyên và Môi Trường Quận 8 đang theo dõi và cập nhật thêm các thông tin liên quan về đơn vị sản xuất công nghiệp tại Quận 8 như số lượng, loại hình kinh doanh sản xuất, ngành nghề, sản lượng. Ngoài ra, Phòng đã tham mưu UBND quận xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai việc thực hiện Luật Bảo Vệ Môi Trường mới năm 2005, trong đó có thực hiện công tác thống kê rà soát toàn bộ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Quận.
Ngoài ra Phòng Tài Nguyên và Môi Trường còn thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường đã có sự chủ động tích cực thực hiện và phối hợp vơí các cơ quan đoàn thể, đẩy mạnh ý thức của nhân dân và thanh niên về bảo vệ môi trường.
Chủ động thực hiện và phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan đồng thời tăng cường công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với các đơn vị vi phạm. Tham gia tích cực các đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố và của Quận 8, các cuộc hội của thành phố và các lớp chuyên đề trong lĩnh vực môi trường cũng như các hoạt động khác.
4.1.3 Hiện trạng môi trường tại Quận 8
4..1.3.1 Hiện trạng chất lượng không khí tại Quận 8
Chi cục BVMT TPHCM đã phối hợp với PTN và MT Q.8 tiến hành khảo sát và thực hiện đo đạc chất lượng môi trường không khí vào ngày 20 – 21/07/2006. Phương pháp lấy mẫu và phân tích chỉ tiêu dựa theo kỹ thuật của Bộ y tế – 1993 – Standard Method for Air examination (USA).
Bảng 9: Kết quả đo đạc chất lượng môi trường không khí
Thông số
Mức ồn (dBA)
Bụi (mg/m3)
CO (mg/m3)
NO (mg/m3)
SO2 (mg/m3)
Bùng binh Xóm Củi
75 – 87
0,66
3,69
0,02
0,02
Ngã tư Hưng Phú – Chánh Hưng
72 – 76
0,69
3,52
0,03
0,03
Sau nhà thờ Nam Hải
58 – 62
0,13
3,11
0,01
0,02
Gần Viện Vệ Sinh Y tế
55 – 65
0,27
2,83
0,01
0,01
Sau Chợ Rạch Oâng
57 – 63
0,25
2,71
0,02
0,01
Phía sau nhà máy nhôm Kim Hằng
61 – 70
0,15
3,25
0,01
0,01
Đối diện dệt Kim Nghệ Phong – Đường An Dương Vương
65 – 75
0,46
3,67
0,01
0,01
Khu dân cư công nghiệp – Bình Đăng
63 – 71
0,29
3,54
0,01
0,01
TCVN (5937 – 1995)
(Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh
75(*)
0,3
40
0,4
0,5
(Nguồn: Chi cục BVMT TPHCM tháng 07/2006)
Ghi chú
TCVN 5949 – 1998(*): Aâm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư
TCVN 5937 – 1995: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh
Qua kết quả đo đạc trên cho thấy đa số nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí xung quanh tại các vị trí giám sát trong khu vực Quận 8 đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5937 – 1995, TCVN 5938 – 1995 và 3733/2002/QB-BYT). Tuy nhiên nồng độ bụi trong không khí xung quanh cao tại các vị trí giám sát ô nhiễm do nguồn thải giao thông như tại các nút giao thông Bùng Binh Xóm Củi, ngã tư Hưng Phú – Chánh Hưng và khu vực có nhiều nhà máy như khu vực nhà máy dệt Kim Nghệ Phong – đường An Dương Vương; nồng độ bụi tại các khu vực này không đạt tiêu chuẩn cho phép và vượt khoảng 1,53 – 2,28 lần (Theo TCVN 5937 – 1995).
Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí xung quanh trên địa bàn Quận 8 chủ yếu từ các hoạt động giao thông và của các cơ sở, nhà máy sản xuất trên địa bàn Quận.
4.1.3.2 Hiện trạng chất lượng môi trường nước tại Quận 8
Theo báo cáo giám sát và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường Quận 8 tháng 09/2006, chất lượng nước mặt bị ô nhiễm nặng về hữu cơ và vi sinh.
Qua kết quả giám sát tháng 07/2006 cho thấy chất lượng nước mặt tại các hệ thống kênh tiêu thoát trên địa bàn Quận 8 tiếp tục bị ô nhiễm nặng về hữu cơ và vi sinh (các thành phần BOD5, COD, Coliform có các giá trị rất cao, vượt tiêu chuẩn cho phép). So với đợt khảo sát tháng 07/2006 đã có sự gia tăng ô nhiễm hữu cơ, đặc biệt là ô nhiễm vi sinh đã gia tăng đột biến và vượt tiêu chuẩn cho phép.
Các chất ô nhiễm do nước thải sinh hoạt trong hệ thống kênh tiêu thoát Quận 8 là vấn đề đáng quan tâm nhất. Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt chưa qua hệ thống xử lý đang ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó nước thải công nghiệp chưa qua xử lý do các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát sinh, nhất là các ngành nghề chế biến lương thực thực phẩm, cũng góp phần làm gia tăng mức độ ô nhiễm hữu cơ, tạo ra nguy cơ ô nhiễm cao nguồn nước kênh rạch tại Quận 8.
Nguyên nhân gây ô nhiễm nước mặt ngày càng trầm trọng do dân nhập cư lấn chiếm bờ sông làm nơi cư ngụ, chất thải tại các ghe tàu, bến cảng được thải trực tiếp xuống kênh rạch. Bên cạnh đó, một số lò giết mổ, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm vẫn còn tồn tại trên địa bàn Quận 8 cũng là một trong những nhân tố gây ô nhiễm môi trường nước mặt.
4.1.4 Định hướng phát triển trong giai đoạn 2006 – 2010
4.1.4.1 Định hướng phát triển trong lĩnh vực kinh tế
Phát huy tối đa tiềm năng sẵn có của Quận, nhất là ưu thế về vị trí địa lý, gắn kết với các Quận lân cận có ưu thế về thương mại dịch vụ (gắn với quận 1, 5, 6) để hình thành các ngành cung ứng dịch vụ hỗ trợ, phát huy các thế mạnh riêng của Quận như tiếp giáp với đô thị mới, cảng sông Phú Định, chợ đầu mối Bình Điền để phát triển mạnh về thương mại dịch vụ, phục vụ cho sản xuất và đời sống. Thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào các ngành có giá trị gia tăng, đầu tư công viên văn hóa dịch vụ du lịch phường 4, tạo điều kiện phát triển các thành phần kinh tế, đặc biệt kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác và hợp tác xã, khuyến khích loại hình kinh doanh nghiệp vừa và nhỏ, đầu tư nước ngoài để giải quyết về lao động và đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, quản lý, từng bước tiếp cận kinh tế tri thức.
Chỉ tiêu giá trị sản lượng công nghiệp
Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp sạch, có giá trị gia tăng cao như điện tử – tin học – viễn thông, cơ khí chế tạo, vật liệu mới, hóa dược, công nghệ sinh học, hình thành mạng lưới công nghiệp hỗ trợ, sản xuất sản phẩm phục vụ xuất khẩu, hạn chế các ngành gây ô nhiễm môi trường, phát triển chiều sâu các ngành truyền thống có thế mạnh như chế biến thực phẩm, dệt, may, da giày. Dự kiến tốc độ phát triển ngành công nghiệp giai đoạn 2006 – 2010 tăng bình quân 15 – 17%/năm.
Chỉ tiêu thương mại dịch vụ
Phát triển các ngành dịch vụ gắn với qui hoạch dân cư và qui hoạch mạng lưới trung tâm thương mại, chợ, siêu thị đến năm 2010, trong đó khuyến khích phát triển 6 nhóm ngành dịch vụ theo định hướng của thành phố: thương mại, tài chính – tín dụng – ngân hàng – bảo hiểm, vận tải công cộng đô thị – dịch vụ cảng – kho bãi, du lịch – khách sạn – nhà hàng, bưu chính – viễn thông – công nghệ thông tin – đào tạo khoa học – công nghệ, thị trường bất động sản, chú trọng các loại hình dịch vụ kho bãi, thông tin, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ, tư vấn pháp lý, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, dịch vụ phục vụ đời sống: giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, nhà ở , khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ cửa hàng bán lẻ khu dân cư, tăng cường công tác quản lý nhà nước các cơ sở kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực văn hóa xã hội và các ngành nghề nhạy cảm. Phấn đấu tốc độ phát triển ngành dịch vụ, thương mại giai đoạn 2006 – 2010 tăng bình quân 23 – 25%/năm.
Cải tiến công nghệ gia công chế biến xuất hàng xuất khẩu, nhất là công nghệ hàng dệt may, nông, lâm, thủy sản. Tận dụng mọi khả năng để tăng mức xuất khẩu vào các thị trường có sức mua lớn, có tiềm năng nhưng tỷ trọng chiếm lĩnh còn thấp. Hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu hàng xuất khẩu, thông tin thị trường. Khuyến khích xuất khẩu dịch vụ, phần mềm tin học, xuất khẩu lao động, tăng hàm lượng kỹ thuật trong sản xuất xuất khẩu. Tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010 dự kiến tăng bình quân 15%/năm.
4.1.4.2 Định hướng phát triển về mặt văn hóa – xã hội
Về giáo dục – đào tạo
Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ngành giáo dục theo qui hoạch, đầu tư thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia, nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy ở các cấp học, bậc học, ngành học, có biện pháp hữu hiệu chống bỏ học, tăng cường kỷ luật kỷ cương, ngăn chặn có hiệu quả hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội xâm nhập trường học, triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc đề án phát triển xã hội giáo dục giai đoạn 2005 – 2010, xây dựng kế hoạch và lộ trình cụ thể để xã hội hóa giáo dục, thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý, chuyển đội loại hình nhà trường theo Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ, xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội cho đông đảo người lao động được tiếp tục học tập, đào tạo lại, được bồi dưỡng định kỳ và thường xuyên theo các chương trình giáo dục, kỹ năng nghề nghiệp phù hợp, tập trung nguồn lực để hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục bậc trung học phổ thông năm 2007. Phấn đấu đến năm 2010:
Xây dựng 04 trường đạt chuẩn quốc gia
Huy động 75% trẻ mẫu giáo, trong đó trẻ 5 tuổi là trên 90%
Tỷ lệ học sinh tiểu học đúng độ tuổi là 99%, trung học cơ sở đúng tuổi là 98,5%
Tỷ lệ phổ cập bậc trung học toàn quận là 100%
Hiệu suất đào tạo tiểu học: 98%, trung học cơ sở: 85%
100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, trên 60% lao động qua đào tạo, 80 – 100% cán bộ công chức Phường, Quận được bồi dưỡng cập nhật kiến thức quản lý, pháp luật.
Về y tế
Hoàn chỉnh quy hoạch mạng lưới y tế năm 2010, đầu tư một số trang thiết bị hiện đại, tích cực thực hiện chương trình quốc gia về chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng khám và điều trị, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe và y tế đạt từ 80% - 100%, khống chế không để xảy ra các dịch bệnh trên địa bàn, giảm số mắc và tử vong do dịch bệnh truyền nhiễm, nâng cao tỷ lệ tiêm chủng mở rộng, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, tích cực tham vấn, tăng cường quản lý và ngăn chặn tốc độ phát triển của bệnh HIV/AIDS, hình thành các chương trình chăm sóc sức khỏe phòng chống các loại bệnh ung thư, tim mạch, tiểu đường, cận thị. Đẩy mạnh truyền thống giáo dục sức khỏe nâng cao ý thức trong nhân dân, quản lý tốt vệ sinh lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm. Phấn đấu đến năm 2010:
Tỉ lệ bác sĩ/10.000 là 2,4
Số giường bệnh/10.000 dân là 1,86 (chỉ tính số giường nội trú của Trung tâm y tế Quận 8)
Tỷ lệ quản lý trẻ em dưới 1 tuổi trên 95%
Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm chủng đủ 7 loại vaccin trên 95%
Tỷ lệ quản lý thai có chất lượng trên 95%
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 5%
Tăng tỷ lệ khám chữa bệnh hàng năm trên 5%
Về dân số, gia đình, trẻ em
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động giáo dục các chủ trương chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, Luật bảo vệ giáo dục và chăm sóc trẻ em. Hình thành mạng lưới dịch vụ xã hội về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình. Triển khai thực hiện tốt các dự án phát triển giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, xây dựng nhân rộng mô hình gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Phấn đấu, năm 2010:
Duy trì tỷ lệ tăng dân số dưới 1%, tỷ lệ giảm sinh hàng năm 0,03%
80% nam nữ thanh niên được trang bị kiến thức hôn nhân gia đình trước khi kết hôn, vận động mỗi cặp vợ chồng chỉ có từ 1 -2 con
Tỷ lệ vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai từ 85% trở lên
Tỷ lệ bà mẹ sinh con thứ ba trở lên so với tổng bà mẹ sinh con dưới 5%
Tỷ lệ gia đình thực hiện tốt trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 90% - 100%
Tỷ lệ người cao tuổi được con cháu phụng dưỡng từ 90 – 100%.
Giảm tỷ lệ bạo lực gia đình, tỷ lệ gia đình bị tệ nạn xã hội xâm nhập từ 10 – 15%
Về xã hội
Nâng cao năng lực quản lý nguồn lao động địa phương, kiểm tra thường xuyên các cơ sở dịch vụ giới thiệu việc làm, tình hình thực hiện pháp luật lao động tại doanh nghiệp, xúc tiến phối hợp các chương trình xuất khẩu lao động, liên kết tổ chức hội chợ việc làm, cung cấp thông tin tuyển dụng. Tiếp tục phát huy phong trào đền ơn đáp nghĩa, vì người nghèo. Thực hiện tốt chính sách xã hội đối với người có công, quan tâm công tác đào tạo nghề cho công nhân lao động, gia đình chính sách, xóa đói giảm nghèo, đối tượng sau cai nghiện, tập trung thực hiện chương trình giảm nghèo toàn diện và bền vững theo tiêu chí mới. Phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của Quận giảm xuống còn 1%, giải quyết việc làm trung bình trên 8.000 lao động/năm, năm 2008 không còn hộ chính sách thuộc diện nghèo.
4.1.4.3 Định hướng phát triển trong vấn đề quản lý đô thị và tài nguyên môi trường
Về quản lý đô thị
Tiếp tục rà soát bổ sung qui hoạch mặt bằng phù hợp với tình hình phát triển của quận, rà soát, điều chỉnh các quy hoạch chi tiết 1/2000, tiến tới xây dựng quy hoạch chi tiết 1/500, điều chỉnh các qui hoạch không còn phù hợp và công bố công khai quy hoạch, tăng cường quản lý nhà nước các khu vực đã được quy hoạch, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn Quận. Rà soát các dự án đã được giao đất, cho thuê đất, xem xét điều chỉnh hoặc thu hồi nhằm tạo quỹ đất xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư. Đẩy mạnh việc xây dựng nhà ở tái định cư, nhà cho người thu nhập thấp, quản lý tốt loại hình nhà cho thuê, nhà trọ, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho nhân dân. Quản lý tốt trật tự đô thị, giảm số trường hợp nhà xây dựng bất hợp pháp, xử lý các trường hợp lấn chiếm đất công, kênh rạch. Kiểm tra chấn chỉnh hoạt động thu gom rác thải, xà bần, hệ thống nhà vệ sinh công cộng, xử lý có kết quả các trường hợp vi phạm vệ sinh môi trường. Phấn đấu đến năm 2010, diện tích nhà ở bình quân 14m2/người.
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ yêu cầu phát triển và đô thị hóa. Tập trung đầu tư các tuyến đường trục, cải thiện cơ bản tình trạng ùn tắc giao thông. Thực hiện chống ngập có hiệu quả, cải tạo nâng cấp các tuyến thoát nước chính, nạo vét kênh rạch, phát triển mạng lưới thoát nước với mật độ 400m/ha. Cải thiện căn bản tình trạng ô nhiễm môi trường, kiểm soát chặt chẽ việc xử lý chât thải công nghiệp. Phấn đấu đến năm 2010, mật độ mảng xanh công viên theo đầu người 7m2/người, 95% dân số được sử dụng nước sạch, 100% khối lượng rác thải được thu gom và xử lý bằng thiết bị hiện đại, 100% tuyến đường có hệ thống chiếu sáng.
Về tài nguyên – môi trường
Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, tập trung hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và đất ở, đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện Luật đất đai và khung giá đất, theo dõi quá trình thực hiện và báo cáo xin điều chỉnh kịp thời khung giá đất. Tăng cường công tác quản lý môi trường, xử lý các doanh nghiệp gây ô nhiễm, bắt buộc doanh nghiệp triển khai các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, gắn với chương trình di dời của thành phố ra các khu công nghiệp theo qui hoạch, hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu xử lý ô nhiễm.
4.2 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI QUẬN 8
4.2.1 Thành phần và khối lượng RTSH trên địa bàn Quận 8
4.2.1.1 Nguồn phát sinh và thành phần RTSH
RTSH trên địa bàn Quận 8 được sản sinh từ những nguồn sau đây:
Rác đường phố: do các khách vãng lai, người dân buôn bán tự phát, người đi đường xả rác bừa bãi
Rác hộ dân: 11431 hộ được thu gom bởi 6 đội vệ sinh
Rác chợ: 15 chợ trên địa bàn Quận 8 đã kí hợp đồng thu gom rác với Cty DVCI Quận 8.
Rác trường học: 36 trường từ tiểu học đến phổ thông trung học trên địa bàn 16 phường Quận 8
RTSH từ Trung tâm y tế Quận, 03 phòng khám đa khoa và 16 trạm y tế phường và một số cơ sở y tế khác.
RTSH từ các công ty, các cơ sở sản xuất, nhà máy xí nghiệp: hiện nay trên địa bàn Quận có tổng cộng 196 các cơ sở thuộc nhiều ngành nghề khác nhau.
RTSH từ các công trình xây dựng tư nhân, nhà nước, các công trình sữa chữa, nâng cấp các tuyến đường như đường Phạm Thế Hiển.
Bảng 10: Nguồn phát sinh RTSH trên địa bàn Quận 8
Nguồn phát sinh
Khối lượng (tấn/ngày)
Tỷ lệ %
Rác khu dân cư
132.5
53
Chợ
25
10
Rác cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp
37.5
15
Rác đường phố
25
10
Rác trên sông
30
12
Cộng
250
100
(Nguồn: Công ty Dịch Vụ Công Ích Quận 8 – 06/2006)
Trong đó RTSH không đồng nhất và có nhiều thành phần khác nhau, chủ yếu là các loại RTSH có nguồn gốc từ thực phẩm.
Thành phần RTSH của Quận 8 rất phức tạp, bao gồm nhiều loại khác nhau. Trong đó chiếm đa số là rác thực phẩm. Theo Công ty Dịch Vụ Công Ích Quận 8, rác chợ chiếm 10%, rác trên sông chiếm 12%. Suy ra, khối lượng RTSH từ các hộ dân, trường học, cơ sở sản xuất, công sở chiếm 78%.
Trong chất thải rắn đô thị, khoảng 14-16/22 thành phần có thể tái sinh, tái chế và tái sử dụng như: carton, lon đồ hộp, giấy, nhựa, thủy tinh
Thành phần chất thải rắn công nghiệp rất đa dạng, thay đổi theo từng ngành và công nghệ sản xuất. Cho đến nay chưa có số liệu đầy đủ về thành phần chất thải rắn công nghiệp, đặc biệt là chất thải công nghiệp nguy hại. Thành phần rác chợ thay đổi tùy theo mặt hàng kinh doanh, nhưng đa số đều là rác thực phẩm như chợ Bình An, chợ Lò Than, chợ Nhị Thiên Đường Rác thực phẩm có thể được phân loại để sản xuất phân compost. Trong thành phần RTSH tại các hộ gia đình ở thành phố HCM, rác thực phẩm chiếm khoảng 63 – 69% (Nguồn: CENTEMA – 2002). Do đó, nếu có thể tái sử dụng toàn bộ lượng rác thải này thì vấn đề nan giải về diện tích chôn lấp và những khó khăn trong giải quyết các vấn đề môi trường tại các BCL sẽ hầu như không đáng kể.
4.2.1.2 Khối lượng RTSH Quận 8
Tốc độ tăng dân số hàng năm của Quận 8 là 2,3%. Hiện nay, cầu Nguyễn Tri Phương, cầu Nhị Thiên Đường đã xây xong, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, dân số tăng nhanh dẫn tới khối lượng rác cũng tăng nhanh.
KHỐI LƯỢNG RÁC THU GOM TỪ NĂM 1995 – 2005 ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG BẢNG SAU
BẢNG 11 : KHỐI LƯỢNG RÁC CỦA CÁC NĂM TỪ 1995 – 2005
Đơn vị tính : tấn
Khối lượng rác
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Lượng rác cả năm
34.675
38.325
41.975
45.625
47.450
58.177
Bình quân/ngày
95
105
115
125
130
159
Tỷ lệ tăng/năm(%)
10,53
9,52
8,70
4,00
22.60
Khối lượng rác
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
Lượng rác cả năm
63.358
75.233
77.297
81.428
82.732
Bình quân/ngày
173
206
212
223
226
Tỷ lệ tăng/năm(%)
8.9
18.74
2.74
5,19
1,35
(Nguồn: Công ty Dịch Vụ Công Ích Quận 8 – 06/2006)
Số liệu thống kê cho thấy khối lượng RTSH thu gom trên địa bàn Quận 8 tăng dần qua các năm so với năm trước đó. Tuy nhiên, mức độ gia tăng không đồng đều giữa các năm và đặc biệt tăng mạnh vào các năm 2000 (22,60%) và năm 2002 (18,74%), các năm còn lại tăng không quá cao. Riêng năm 2005, tỉ lệ tăng đạt tỉ lệ thấp nhất do tình trạng xuống cấp cơ sở hạ tầng giao thông, tình trạng nước ngập kéo dài, gây cản trở giao thông và ô nhiễm môi trường.
Theo các cán bộ về RTSH tại Cty DVCI Quận 8 thì tỉ lệ tăng bình quân mỗi năm là 9,3%/năm. Vì vậy, khối lượng RTSH thu gom mỗi năm trong tương lai được tính theo công thức sau:
Khối lượng RTSH năm kế tiếp = Khối lượng năm gần nhất (so với năm tính toán) * (1 + 9,3%)
Chọn khối lượng RTSH năm 2005 làm gốc để tính toán năm kế tiếp.
Bảng 12: Khối lượng RTSH từ năm 2006 – 2010 ước tính dựa vào công thức trên
Đơn vị tính: tấn
Khối lượng rác
Năm
2006
2007
2008
2009
2010
Lượng rác cả năm
90.426
98.835
108.026
118.072
129.052
Bình quân/ngày
247
270
295
323
353
4.2.1.3 Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt quận 8
Hình 5: Sơ đồ hệ thống quản lý RTSH tại Quận 8 TPHCM
UBND Quận 8
Phòng TN và MT
Lực lượng thu gom rác dân lập
Cty DVCI Q.8
(Nguồn: Công ty Dịch Vụ Công Ích Quận 8 năm 2006)
4.2.2 Hiện trạng hệ thống thu gom
4.2.2.1 Lưu trữ tại nguồn
Tùy vào nguồn phát sinh RTSH khác nhau mà các phương tiện lưu trữ cũng khác nhau. Có nhiều loại phương tiện lưu trữ tại nguồn như: túi nylon, giỏ, thùng nhựa, các loại thùng rác 240 lít và 660 lít được đặt trên đường phố.
RTSH từ các hộ dân chủ yếu được chứa vào trong các túi nylon, thùng nhựa, đặt trước nhà vào khoảng thời gian trước giờ thu gom rác. Trong đó, đa số hộ dân sử dụng túi nylon là nhiều nhất.
RTSH từ các chợ được tập trung thành từng đống, sau đó sẽ có xe ép rác đến lấy đi
Tại các nơi công cộng hoặc các tuyến đường có đặt các thùng chứa rác 240 lít và 660 lít (144 thùng 240 lít và 145 thùng 660 lít của 6 đội vệ sinh trên địa bàn Quận 8) để phục vụ cho các hộ dân sống gần đó và các khách vãng lai.
4.2.2.2 Tổ chức thu gom
Rác đường phố, rác từ các nguồn phát sinh khác nhau trên địa bàn Quận 8 được thu gom bởi hai lực lượng sau đây:
+ Lực lượng thu gom công lập (do CTDVCI Quận 8 đảm nhiệm)
+ Lực lượng thu gom dân lập (tự phát và chịu sự quản lý của UBND Phường)
Đối với lực lượng thu gom công lập: RTSH được thu gom bằng các phương tiện: xe đẩy tay, thùng chứa rác 240 lít và 660 lít trong các hẻm nhỏ. Sau khi thu gom rác, sẽ được tập trung tại các điểm hẹn đã quy định sẵn.
Đối với lực lượng thu gom dân lập: Do tính chất tự phát nên các phương tiện thu gom chủ yếu là dùng xe đẩy tay, xe bagat, cơi nới cao lên để có thể chứa được nhiều. Lực lượng này thu gom theo từng cụm dân cư sau khi đã thỏa thuận giữa hai bên. Thời gian thu gom cũng do hai bên tự quyết định nhưng bắt buộc phải trước giờ lấy rác của xe ép rác. Sau khi thu gom, lực lượng này cũng tập trung rác tại các điểm hẹn gần nhất.
Từ các điểm hẹn, sẽ có xe ép rác đến lấy và chở đến bãi trung chuyển Lạc Long Quân (đối với xe < 10 tấn) hoặc chở đến bãi chôn lấp Gò Cát (đối với xe trên 10 tấn).
Hệ thống thu gom rác công lập
Do Công ty Dịch Vụ Công Ích Quận 8 thực hiện. Công ty này được chuyển thể từ Đội Công trình Công Cộng Quận 8 có trước năm 1975, sau đó chuyển thành xí nghiệp và đến năm 2000 Công ty Dịch Vụ Công Ích Quận 8 chính thức được thành lập và đi vào hoạt động.
a. Thiết bị thu gom, vận chuyển
Xe ép rác : 20 xe
Xe tưới cây : 02 xe
b. Cơ cấu tổ chức
Hệ thống thu gom công lập được tổ chức thành các đội vệ sinh. Mỗi đội vệ sinh có đội trưởng và được phân bổ theo từng khu vực khác nhau. Các đội vệ sinh này chịu sử quản lý của Ban Giám Đốc Công ty DVCI Quận 8.
c. Thời gian, nhân lực và ngân sách
Thời gian thu gom: chia làm 2 ca (ca 1 hoạt động từ 10h – 14h; ca 2 hoạt động từ 16h đến 19h)
Ngân sách: phụ thuộc vào diện tích quét và diện tích thu gom mà Công ty DVCI Quận 8 ký hợp đồng với Công ty Môi Trường Đô Thị TPHCM. Còn rác trên sông do Công ty DVCI Quận 8 ký hợp đồng với Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng công trình.
Khối lượng thu gom trong ngày: khoảng 250 tấn/ngày (kể cả rác trên sông)
Rác trên sông thu gom trong ngày từ 20 – 30 tấn/ngày
Nhân lực: Cán bộ công nhân viên của toàn công ty là 450 người (xây dựng 20 người, gián tiếp là 60 người, còn lại là vệ sinh và vận chuyển).
Giám Đốc
P.Giám đốc Xây Dựng
Kế toán trưởng
P.Giám đốc Môi Trường
Phòng Kỹ thuật thi công
Phòng quản lý nhà
Phòng tổ chức hành chánh
Phòng Kế toàn tài vụ
Phòng Kế hoạch Môi trường
Đội xây dựng 1
Tổ cơ sở hạ tầng
Tổ bảo vệ
6 Đội vệ sinh
Đội vớt rác trên sông
Đội thoát nước
Đội cây xanh
Phòng vận chuyển cơ khí
Hình 6: Sơ đồ tổ chức quản lý Công ty DVCI Quận 8
Hệ thống thu gom dân lập
Hệ thống này được thành lập một cách tự phát và đã có từ trước 1975, không theo một quy trình nào cả nên rất khó quản lý. Thành phần lao động thuộc hệ thống này đều có trình độ học vấn thấp. Họ tự tiếp xúc với các hộ dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh để đồng ý cho họ thu gom rác với một chi phí và thời gian được thỏa thuận giữa hai bên. Vì vậy thời gian thu gom và chi phí thu gom có thể khác so với hệ thống thu gom công lập.
Các phương tiện thu gom chủ yếu là xe bagat và xe đẩy tay. Hầu hết các phương tiện đều cũ kỹ, được cơi nới lên để chứa được nhiều rác. Ngoài ra, hai bên hông xe cũng có các bao để đựng phế liệu (từ việc thu gom rác). Việc này, sẽ làm tăng thu nhập cho công nhân thu gom, giảm lượng rác thải nhưng cũng gây ra một số vấn đề như: vứt rác bừa bãi, gây ra mùi hôi thối, gây mất mỹ quan của thành phố. Trong quá trình vận chuyển rác đến điểm hẹn, rác bị rơi rớt trên đường do phương tiện vận chuyển quá cũ kỹ và do quá tải về số lượng rác được chất lên.
Lực lượng thu gom dân lập không đảm trách việc quét đường, không thu gom theo một tuyến hay một phường nhất định nào cả, mà thu gom theo cụm dân cư . Hiện nay số lao động của lực lượng dân lập là 60 lao động.
4.2.2.3 Hình thức thu gom
Người thu gom rác (công lập hoặc dân lập) sẽ đẩy xe thu gom (xe bagat, xe đẩy tay ), rỗng từ điểm hẹn đến hộ dân đầu tiên trong tuyến thu gom rác, đổ rác từ thùng chứa của các hộ dân lên xe thu gom và sau đó trả thùng rác rỗng về vị trí ban đầu, thường thì các hộ dân sử dụng các túi nylon để trước nhà, ít khi sử dụng thùng rác do hay bị mất cắp. Sau đó sẽ thu gom hộ dân tiếp theo trong tuyến thu gom, quá trình này được thực hiện cho đến khi xe thu gom không thể chứa thêm rác hay hoàn tất một tuyến thu gom. Sau đó sẽ đưa rác đến điểm hẹn đã quy định sẵn và chờ xe ép rác đến lấy vận chuyển đến trạm trung chuyển hoặc bãi chôn lấp. Sau đó công nhân tiếp tục thực hiện thu gom ở các tuyến tiếp theo cho đến khi hoàn tất các tuyến thu gom đã được giao.
4.2.2.4 Phương tiện thu gom
Phương tiện thu gom tại Quận 8 được sử dụng chủ yếu là xe đẩy tay cải tiến. Các loại phương tiện của hệ thống thu gom dân lập rất đa dạng và hầu hết đều cũ kỹ, mục nát.
Bảng 13: Thống kê các phương tiện thu gom rác của các đội vệ sinh thuộc công ty DVCI Quận 8 quản lý
Stt
Tên đơn vị
Lọai phương tiện
Xe cải tiến
Thùng 240l
Thùng 660l
1
Đội Vệ sinh 1
96
10
2
Đội Vệ Sinh 2
109
30
30
3
Đội Vệ Sinh 3
76
45
10
4
Đội Vệ Sinh 4
66
26
20
5
Đội Vệ Sinh 5
5
26
70
6
Đội Vệ Sinh 6
112
17
5
TỔNG CỘNG:
461
144
145
(Nguồn: Công ty Dịch Vụ Công Ích Quận 8 – 07/2006)
4.2.2.5 Hiện trạng thu gom tại các điểm hẹn
Sau khi thu gom, công nhân sẽ tập trung rác tại 44 điểm hẹn. Tại các điểm hẹn, xe ép rác sẽ đến lấy. Mỗi điểm hẹn thường có từ 3 – 4 công nhân để thực hiện việc đưa rác vào trong. Một người điều khiển cần lái bên hông xe ép, hai hoặc ba người còn lại tuần tự đưa xe đẩy tay hoặc thùng thu gom vào đúng vị trí của xe ép rác, khi đó nguời điều khiển sẽ điều khiển để nâng xe đẩy tay hoặc thùng thu gom lên để đổ rác vào trong. Trong quá trình nâng lên, một công nhân sẽ đưa một khúc gỗ tròn dài vào giữa hai bánh xe của xe đẩy tay để giữ thanh bằng cho xe. Sau khi đổ xong, người điều khiển sẽ điều khiển cần lái để đưa xe đẩy tay xuống và công nhân sẽ lấy xe đó ra, công nhân tiếp theo đang đứng sau chờ sẵn đưa xe đẩy tay vào tiếp. Công việc cứ thực hiện tuần tự cho đến khi rác trong các xe thu gom được đổ hết. Sau đó công nhân sẽ sắp xếp xe thu gom vào vị trí ban đầu.
Tuy nhiên tại các điểm hẹn vẫn còn tình trạng trong quá trình nâng xe lên làm rác rơi bừa bãi gây mất vệ sinh và mỹ quan đô thị. Các công nhân sau đó cũng không có quét dọn sạch sẽ hoặc nếu có thì chỉ làm một cách sơ xài.
4.2.3 Hiện trạng trung chuyển và vận chuyển RTSH tại Quận 8
4.2.3.1 Điểm hẹn
Hiện nay, trên địa bàn Quận 8 có tổng cộng 44 điểm thuộc 16 phường. Thời gian và các ca làm việc tại các điểm hẹn cũng phụ thuộc vào thời gian thải bỏ và tập trung khác nhau. Số lượng xe thu gom cũng khác nhau tùy vào diện tích của các điểm tập kết.
Hầu hết các điểm hẹn tại Quận 8 đều sử dụng lòng lề đường và lề đường làm nền công tác, nằm gần khu vực sinh hoạt của người dân, gây mùi hôi thối, nhiều điểm hẹn nằm trên các con đường hẹp, gây tắc nghẽn giao thông và không có hệ thống thu nước rò rỉ từ rác, nên sau khi thu gom nước thường hay tập trung thành vũng gây ra mùi hôi thối và khó chịu.
Vào các ngày nước ngập, rác trôi lềnh đềnh tại các điểm hẹn nằm trên các con đường thuộc phường 6, 7, 16, gây mất vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị, rất khó để thu gom trở lại, công tác thu gom và vận chuyển trở nên khó khăn hơn.
Bảng 14: Thống kê các điểm tập kết rác trên địa bàn 16 phường Quận 8
Hình 7: Bản đồ các tuyến thu gom và vận chuyển trên địa bàn Quận 8