v Hiện tại, bệnh viện TP Mỹ Tho chưa có kinh phí hàng năm cho vấn đề quản lý chất thải bệnh viện nên có nhiều khó khăn, bị động trong công tác phục vụ cho việc quản lý chất thải y tế. Do vậy, bệnh viện thường xuyên thực hiện chậm trễ các yêu cầu cấp bách phải đề ra, ví dụ như: trang thiết bị mới, các thùng xe đã hư hoặc thiếu, tăng cường thêm các thùng rác tại các khoa, phòng, đặc biệt là các phòng bệnh. Nếu dự trù trước kế hoạch kinh phí hàng năm theo đúng các yêu cầu thì bệnh viện TP có thể luôn tự hoàn thiện cơ sở hạ tầng quản lý chất thải đạt tiêu chuẩn.
77 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 790 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải y tế cho các bệnh viện ở Tp. Mỹ Tho – Tỉnh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiêu đốt Tái sử
dụng
Bình khí
Trả nơi sản xuất
Trả sử dụng
Tiêu hủy như rác sinh hoạt
Chất thải sinh hoạt
Bao rác xanh
Thủy tinh Thực
Giấy phẩm
Lon
Nhơm
Nhà chứa rác
Tái sử dụng
Chơn lấp
Hình 2- Quy trình xử lý chất thải bệnh viện tại các bệnh viện và trung tâm y tế của thành phố Mỹ Tho
Tuy nhiên tuỳ từng bệnh viện hay trung tâm y tế mà chúng ta có cách đánh giá khác nhau. Như bệnh viện Phụ sản lượng rác nguy hại chiếm một lượng khá lớn trong tổng số lượng rác y tế phát sinh là 618 kg/ngàycòn rác sinh hoạt chỉ có 13 kg/ngày. Còn với Trung tâm bảo vệ BM& TE chỉ có 0.5kg/ngày.
Chất thải lâm sàng :
Chất thải lâm sàng nhóm A : gồm vật liệu bị thấm máu bao gồm các loại bệnh phẩm vứt bỏ trong xương, đồ vải các túi hậu môn nhân tạo, dây truyền máu, các ống dây và túi đựng dịch dẫn lưu. Đây là loại chất thải rắn được đánh giá là có mức độ nguy hiểm cao vì chứa nhiều loại vi trùng gây bệnh dễ gây ra tác động xấu đến môi trường và tạo mầm cho các dịch bệnh lan truyền, nếu thải bừa bãi ra ngoài môi trường laọi chất thải rắn này cần phải được thu gom triết để và tổ chức đột cháy.
Chất thải lâm sàng loại B : Là cácvật sắc nhọn bao gồm kim tiêm, lưỡi dao và cán dao mổ, các ống tiêm, vỏ ống thuốc thủy tinh, chai lọ đựng thuốc và mọi vật liệu có thể gây ra vết cắt hoặc chọc thủng có thể bị nhiễm khuẩn hoạc không nhiễm khuẩn, loại chất thải này thực tế không lớn nếu không có biện pháp xử lý hợp lý cũng có thể gây ra những tác động xấu đến môi trường nhất là các tác động phát sinh do sử dụng lại các dụng cụ thải bỏ vào các mục đích sinh hoạt khác của cộng đồng dân cư.
Chất thải lâm sàng nhóm C: Là chất thải có nguy cơ lây nhiễm phát sinh từ phòng thí nghiệm bệnh phẩm sau khi sinh thiết trong ống nghiệm nuôi cấy túi đưng máu.
Chất thải lâm sàng nhóm D: Là những dịch phẩm quá hạn bị nhiễm khuẩn không còn nhu cầu sử dụng.
Chất thải lâm sàng nhóm E: Là các mô và các cơ quan người, động vật bao gồm tất cả các mô của cơ thể (dù nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn ) các cơ quan chân tay, nhau thai, bào thai, sinh vật thí nghiệm.
Chất thải rắn sinh hoạt:
Bao gồm các loại rác sinh hoạt của cán bộ công nhân viên bệnh viện và thân nhân. Có thể chia thành hai loại:
Loại cứng: Vỏ đồ hộp, vỏ lon bia, vật dụng, bao bì nhựa thủy tinh.
Loại mềm: thức ăn thừa, vỏ trái cây, phần loại bọ của rau quả, giấy nilon.
Bảng 8 : Lượng chất thải phát sinh tại các khoa phòng của bệnh viên Đa khoa.
Khoa
Tổng lượng chất thải(kg/ngày)
Chất thải nguy hại
(kg/ ngày)
Khoa hồi sức cấp cứu
1.27
0.31
Khoa nhi
0.41
0.05
Khoa sản
0.95
0.22
Khoa cận lâm sàng
0.10
0.03
Hệ nội
0.47
0.03
Hệ ngoại
0.87
0.21
Chuyên khoa TMH-RHM
0.68
0.10
(Nguồn : Tổ Chức Quản lý và xử lý chất thải y tế trong bệnh viện Tiền Giang) 3.2.3.2-Thu gom và vận chuyển
Về vấn đề thu gom chất thải:
Đối với chất thải lâm sàng chỉ riêng bệnh viện Đa Khoa và Bệnh viện Phụ Sản được các hộ lý và y công thu gom hằng ngày ngay tại khoa phòng, còn một số Bệnh Viện Và Trung Tâm Y Tế khác một tuần thu hồi một lần do lượng chất thải quá ít và cũng do chưa được quan tâm đúng mực. Đối với chất thải sinh họat của y tế thì bỏ chung với chất thải sinh hoạt và được thu gom hàng ngày. Khi thu gom loại chất thải rắn y tế thì được phân biệt theo các thùng có các màu riêng biệt là màu Vàng – Xanh – Đen. Trong đó, thùng màu vàng đựng vỏ rắn y tế, thùng màu xanh là rác thông thương (chất thải rắn sinh hoạt), thùng màu đen là rác bệnh phẩm. Các nhân viên trực tiếp tham gia thu gom, vận chuyện và thu gom chất thải hiện vẫn chưa có đủ áo bảo hộ và phương tiện bảo hộ khác.
Về vấn đề lưu giữ chất thải:
Hầu hết các điểm tập trung chất thải nằm trong khu đất của bệnh viện, vệ sinh không đảm bảo và có nguy cơ gây rủi ro do các vật sắc nhọn rơi vãi, có thể côn trùng xâm nhập ảnh hưởng đến môi trường bệnh viện tập trung chất thải không có mái che, không có hàng rào bảo vệ, vị trí gần nơi đi lại do vậy không thích hợp. Về chất thải rắn sinh hoạt ở hầu hết trong khuôn viên bệnh viện đều có thùng đựng rác, trong khuôn viên bệnh viện vệ sinh cũng được dọn dẹp thường xuyên môi trường trong bệnh viện cũng sach sẽ, yên tĩnh và thoáng mát tuy nhiên một số bệnh viện thì thùng đựng rác chủ yếu là thùng nhựa và chưa đủ tiêu chuẩn như bệnh viện Phụ sản.
Vấn đề vận chuyển chất thải ngoài bệnh viện :
Đối với chất thải nguy hại:
Tất cả các bệnh viện ở Thành phố hợp đồng với Viện Lao & Bệnh Phổi (có lò đốt rác) nằm ở ngoại ô cách trung tâm Thành phố 5 Km, các bệnh viện chở rác đến đốt và thanh toán chi phí hàng tháng (3000 đồng/1 kg)
Đối với chất thải sinh hoạt :
Tất cả các bệnh viện và trung tâm y tế của Thành phố đều hợp đồng với công ty môi trường và đô thị thành phố mỗi ngày bệnh viện và trung tâm y tế đều chở rác ra bãi quy định tập trung.
Nói chung nhân viên các bệnh viện và trung tâm y tế cũng như nhân viên của công ty môi trường đô thị đều chưa được đào tạo hướng dẫn về nguy cơ liên quan đến việc thu gom, vận chuyển và thiêu hủy chất thải.
Do vậy, việc thực hiện trong mọi công đoạn của quy trình xử lý chất thải kém hiệu quả (đó là chưa kể đến việc nhân viên trực tiếp thu gom, vận chuyển và thiêu hủy chất thải chưa được giải quyết chế độ bồi dưỡng độc hại)
3.2.3.3- Xử lý:
Các khâu xử lý từ thu gom vận chuyển đến xử lý được thực hiện theo hình 3 sau:
Nguồn phát sinh
Tồn trữ và phân loại tại nguồn
Thu gom
Phân loại và xử lý
Trung chuyển và vận chuyển
Thải bỏ
Hình 3 : Các khâu trong xử lý chất thải bệnh viện và trung tâm y tế của
TP Mỹ Tho
Hiện tại thành phố chỉ có 1 lò đốt rác đang phải làm việc hết công suất (300kg/ngày) để xử lý hết số lượng rác như hiện nay. Do đó nếu trong tương lai lượng phát thải rác ngày càng gia tăng thì lò đốt rác như hiện nay sẽ không đáp ứng được yêu cầu xử lý chất thải rắn.
3.2.3.4 – Tiếng ồn :
Bệnh viện có thể nói là một trong những môi trường đòi hỏi độ yên tĩnh cao nhất, do đó các họat động bên trong bệnh luôn hướng tới việc giảm thiểu tiếng ồn đến mức thấp nhất có thể được, thậm chí ngay cả trong giao tiếp giữa bệnh viện và bệnh nhân, thân nhân thăm nuôi. Điều này chẳng những là do cách tổ chức tốt và hoạt động theo lối cổ truyền của mội trường bệnh viện mà còn là nhận thức đúng đắn của hầu hết những người dân khi đến bệnh viện. Tuy nhiên, hoạt động của bệnh viện và trung tâm y tế của Việt Nam nói chung và Thành phố Mỹ Tho nói riêng vẫn còn mọt số nguồn gây ồn :
Tác động của các phương tiện lưu thông được phép lưu hành trong bệnh viện chỉ ở những khu vực quy định ( xe cứu thương, xe chở hàng hóa vào kho)
Sự va chạm của các dụng cụ y khoa trên các xe đẩy chuyên dùng trong khu điều trị.
Hoạt động của các loại quạt gió.
Hoạt động của con người trong bệnh viện.
Các nguồn gây ồn kể trên thực tế không ảnh hưởng đáng kể đến môi trường bên trong bệnh viện cũng như môi trường xung quanh.
Ngoài các nguồn kể trên còn một số nguồn khác như : các chất phóng xạ, tia điện từ phát ra trong quá trình soi chụp X- Quang, siêu âm ,các sự cố dẫn đến cháy nổ.
3.3 CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ CỦA THÀNH PHỐ MỸ THO
Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải y tế kém hiệu quả đang gây dư luận trong công đồng và đặt ra nhiều thách thức đối với nhiều ngành đặc biệt là ngành môi trường và y tế. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này đang còn gặp một số khó khăn, bất cập và thiếu đồng bộ. Những nguyên nhân tồn tại chủ yếu là :
Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành y tế với các ban ngành chức năng như Sở TN& MT, sở Tài chính, sở Kế hoạch đầu tư và công ty môi trường đô thị.
Vấn đề thu gom và phân loại rác tại nguồn còn yếu kém.
Thiếu cơ sở vật chất cho việc xử lý nước thải y tế
Công nghệ thiết bị xử lý môi trường nói chung còn khá đắt. Các bệnh viện và Trung tâm y tế của thành phố chưa có kinh phí đầu tư kể cả công nghệ thiết bị và công nhân vận hành.
Ý thức vệ sinh bảo vệ môi trường của nhân viên bệnh viện, thân nhân bệnh nhân chưa cao, việc quản lý và xử lý chất thải còn phụ thuộc vào :
Ban chỉ đạo quản lý và xử lý chất thải
Việc lập kế hoạch quản lý và xử lý chất thải bệnh viện.
Việc tổ chức thực hiện tại bệnh viện.
Nguồn tài chính dành cho quản lý và xử lý.
Nhân viên trực tiếp thu gom và vận chuyển chất thải của bệnh viện được đào tạo hoặc tập huấn ngắn.
Bên cạnh đó thì còn một số đơn vị y tế chưa coi trọng công tác quản lý trong nội bộ, công tác thu gom, vận chuyển và lưu giữ rác còn mang tinh đối phó với sự kiểm tra của ban ngành chứ chưa có tính tự giác, ý thức trong việc quản lý nguồn rác y tế độc hại nên tình trạng phân loại lưu chứa tại khu chứa rác không đạt chất lượng vệ sinh vẫn xảy ra. Cụ thể như: có nơi vẫn để lẫn rác sinh họat với rác nguy hại, rác thường xuyên đẩy tràn ra ngoài thùng
Vẫn còn các cơ sở y tế trong thành phố có rác y tế chưa được quản lý đúng quy định làm thất thoát rác y tế ra ngoài lẫn với rác sinh hoạt gây nguy hiểm cho cộng đồng. Tình trạng vứt rác bừa bãi gây mất vệ sinh cho cộng đồng và khó khăn cho công nhân thu gom.
CHƯƠNG 4
DỰ BÁO DIỄN BIẾN CHẤT THẢI Y TẾ CỦA THÀNH PHỐ MỸ THO ĐẾN NĂM 2015
4.1 –CHẤT THẢI RẮN Y TẾ:
4.1.1 -Dự báo số giường bệnh :
Dựa theo bảng 5 ta thấy : năm 2001 số giường bệnh là 781 giường đến năm 2002 thì số giường bệnh tăng lên là 800 giường. Như vậy số giường bệnh tăng lên trong năm 2002 là: 800 – 781 =19 giường
Số phần trăm giường bệnh tăng trong năm 2002 là: (100*19)/781 =2,43%
Từ năm 2002-2003 : Năm 2002 số giường bệnh là 800 giường đến năm 2003 thì số giường tăng lên là 913 như vậy số lượng giường tăng lên trong năm 2003 là : 913 - 800= 113 giường.
Số phần trăm giường bệnh tăng trong năm 2003 là:(100*113) / 800 = 14,125 %
Từ năm 2003-2004 : Năm 2003 số giường bệnh là 913 giường đến năm 2004 thì số giường tăng lên là 933 như vậy số lượng giường tăng lên trong năm 2004 là : 933 - 913= 20 giường .
Số phần trăm giường bệnh tăng trong năm 2004 là: (100*20) / 913 = 2,19 %.
Từ năm 2004-2005 : Năm 2004 số giường bệnh là 933 giường đến năm 2005 thì số giường tăng lên là 935 như vậy số lượng giường tăng lên trong năm 2005 là : 935 - 933= 2 giường
Số phần trăm giường bệnh tăng trong năm 2005 là: (100*2) / 935 = 0,21 %
Số phần trăm giường bệnh tăng trong 1 năm là: (tính trung bình trong 5 năm)
(2,43 + 14,125+ 2,19 + 0,21)/4 =4,74%
Từ năm 2005 – 2006: Năm 2005 số giường bệnh là 935 giường
Cứ 100% giường bệnh tăng lên 4,74%
Vậy 935 giường bệnh năm 2006 sẽ có số giường tăng lên là :
(4,74%* 935)/100% = 44 giường
Số giường năm 2006 là 44 + 935 = 979 giường .
Số lượng giường tăng lên trong năm 2007 :
(4,74% * 979) / 100% = 46 giường
Số lượng giường năm 2007 là : 46 + 979 = 1025 giường
Từ những cách tính toán trên ta có bảng dự báo về số lượng giường bệnh đến 2015 được trình bày trong bảng dưới đây :
Bảng 9 :Dự báo chỉ tiêu về số giường
Năm
Số giường bệnh
2007
1025
2008
1084
2009
1135
2010
1189
2011
1245
2012
1304
2013
1366
2014
1341
2015
1499
4.1.2- Dự báo tải lượng chất thải rắn y tế
Theo tài liệu của tác giả Nguyễn Xuân Trường – “Nghiên cứu một số biện pháp thích hợp nhằm quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại ở thành phố HCM” thì hệ số phát thải chất thải rắn y tế hiện nay là 0.55
Trong đó : CTNH : 0.25 kg/giường/ ngày
CTSH : 0.3 kg/giường/ ngày
Bảng 10: Dự báo tải lượng chất thải rắn y tế
Năm
Số giường
Hệ số phát thải CTNH
Hệ số phát thải CTSH
Khối lượng CTNH
(Kg/ngày)
Khối lượng
CTSH
(Kg/ngày)
Khối lượng chất thải
(Kg/ngày)
2007
1025
0.25
0.3
256.25
307.5
563.75
2008
1084
0.25
0.3
271
325.2
596.2
2009
1135
0.25
0.3
283.75
340.5
624.25
2010
1189
0.25
0.3
297.25
356.7
653.95
2011
1245
0.25
0.3
311.25
373.5
684.75
2012
1304
0.25
0.3
326
391.2
717.2
2013
1366
0.25
0.3
341.5
409.5
751.3
2014
1431
0.25
0.3
357.75
429.3
787.05
2015
1499
0.25
0.3
374.75
449.7
824.45
Nhận xét :
Theo bảng dự báo tính toán trên thì đến năm 2010 khối lượng chất thải là 653.95 kg/ngày. Đến năm 2015 thì lượng chất thải rắn tăng lên là 824.45 kg/ngày. Mà hiện nay công suất của lò đốt rác là 300 kg/ngày do vậy nếu đến năm 2015 thì lò đốt sẽ quá tải không đáp ứng được yêu cầu về xử lý chất thải rắn. Cần phải xây dựng thêm lò đốt rác nữa và tăng công suất lên.
Qua tất cả phần dự báo về tính toán tải lượng chất thải đã phát sinh từ bệnh viện và các trung tâm y tế của Thành phố cũng nhận thấy số lượng phát thải ngày càng gia tăng. Do vậy, bệnh viện cũng như trung tâm y tế cần phối hợp với sở y tế, công ty môi trường đô thị và các ban ngành có liên quan kiểm soát tốt lượng phát thải từ đó có những biện pháp về quản lý và xử lý thích hợp để giảm thiểu lượng chất thải phát sinh ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và môi trường của Thành phố Mỹ Tho cũng như một số vùng lân cận.
4.2 –NƯỚC THẢI Y TẾ:
Theo tiêu chuẩn cấp nước TCVN 4531-88 đối với các cơ sở y tế là 250- 30 l/ngày/GB. Dựa vào số giường bệnh đã dự báo ở phần 4.1 ta có thể tính toán được khối lượng thải nước là bao nhiêu.
Dưới đây là bảng về dự báo khối lượng nước thải :
Bảng 11 - Dự báo khối lượng nước thải
Năm
Số giường
Khối lượng nước thải
(L)
2007
1025
25625-30750
2008
1084
27100 -32520
2009
1135
28375-34050
2010
1189
29725-35670
2011
1245
31125-37350
2012
1304
32600-39120
2013
1366
34150- 40980
2014
1431
35775- 42930
2015
1499
37475- 44970
Nhận xét:
Do hiện trạng Thành phố và các trung tâm y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải cũng như thoát nước còn sơ bộ nên cần đề xuất các biện pháp để giảm thiểu và xử lý lượng nước thải thải ra môi trường trong điều kiện thích hợp của Thành phố.
CHƯƠNG 5
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT THẢI Y TẾ Ở THÀNH PHỐ MỸ THO
5.1 - GIẢI PHÁP CHUNG
Giải quyết các vấn đề vệ sinh môi trường của bệnh viện và các trung tâm y tế của Thành phố Mỹ Tho đang là một công việc phức tạp và tốn kém không thể đáp ứng ngay trong một thời gian ngắn. Bảo vệ và phục hồi môi trường trong y tế là một công việc đòi hỏi có sự lãnh đạo cụ thể, kiểm tra đôn đốc sát sao của các cấp bộ Đảng, Chính quyền, phải có sự đầu tư đồng thời phát huy các nguồn lực khác thông qua việc thúc đẩy các biện pháp xã hội hóa các dịch vụ và hoạt động xây dựng bệnh viện xanh, sạch, đẹp.
Cải thiện vệ sinh môi trường phải được xem như một trong những ưu tiên hàng đầu trong việc nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh của môi trường y tế. Đây là vấn đề hết sức cấp thiết và đòi hỏi phải được quan tâm giải quyết, làm ngay từ những khâu đầu tiên trong quá trình đầu tư xây dựng các bệnh viện mới như quy hoạch mặt bằng, lập dự án khả thi và thiết kế chi tiết hoặc phải điều chỉnh ngay đối với các cơ sở y tế, bệnh viện cũ hiện đang trong quá trình nâng cấp và cải tạo. Các công trình cần được ưu tiên đầu tư xây dựng (đối với bệnh viện mới) hoặc nâng cấp và cải tạo (đối với bệnh viện và các cơ sở y tế cũ) để có thể cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường y tế là:
Hệ thống cống rãnh thu gom, dẫn thoát nước mưa chảy tràn, nước thải từ các hoạt động chuyên môn, trạm xử lý nước thải của bệnh viện.
Hệ thống trang thiết bị phục vụ công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý các loại chất thải rắn y tế , chất thải rắn sinh họat và chất thải rắn nguy hại.
Bên cạnh các biện pháp đầu tư về cơ sở hạ tầng và vật chất như đã nêu ở trên, để thực sự cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường các bệnh viện và các cơ sở y tế, cần phải chú trọng tới việc nghiên cứu và áp dụng một loạt các biện pháp quản lý có tính cải tổ trong tất cả các khâu liên quan như :
Thực hiện thu gom, phân loại và xử lý các loại chất thải rắn đúng cách, phù hợp với các tiêu chuẩn và quy định hiện hành.
Thực hiện chế độ vệ sinh bệnh phòng, khử trùng tẩy uế, vệ sinh khuôn viên Bệnh viện.
Nâng cao nhận thức và hành vi thực hiện các quy chế, quy định về vệ sinh môi trường của cán bộ, nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và khách vãng lai.
Huy động và đa dạng hóa các nguồn tài chính khác nhau phục vụ cho vận hành, duy tu và bảo dưỡng hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ việc đảm bảo vệ sinh môi trường ở Bệnh viện và các cơ sở y tế.
Các chính sách hỗ trợ :
Đối với các bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước thải và lò đốt rác y tế, hoặc các bệnh viện còn thiếu hệ thống xử lý hay còn thiếu lò đốt rác y tế nhất thiết phải đầu tư, cần đẩy nhanh tiến bộ lập dự án, phê duyệt dự án, đấu thầu và triển khai thực hiện nhằm đưa các bệnh viện này khỏi các danh sách các cơ sở gây ô nhiễm theo quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ .
Đối với các bệnh viện phải di dời đến địa điểm mới, cần hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho các cơ sở y tế cũng như các công trình xử lý môi trường nhằm đảm bảo các yêu cầu về môi trường tại các cơ sở mới.
Dựa vào quy chế quản lý chất thải y tế, các cơ sở y tế lập kế hoạch quản lý chất thải y tế của cơ sở. Đồng thời xây dựng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cho xử lý và tiêu huỷ chất thải y tế nguy hại.
Giám đốc sở y tế của Thành phố có trách nhiệm tổng hợp các dự án của cơ sở y tế
Các ban ngành liên quan cần có nguồn hỗ trợ về kinh phí, đào tạo nguồn nhân lực cũng như kỹ thuật công nghệ về thiêu đốt chất thải nguy hại.
Ngoài ra, tất cả các bệnh viện thuộc danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cũng cần được hỗ trợ kinh phí để thực hiện chương trình ngăn ngừa ô nhiễm (Pollution Prevention) hay sản xuất sạch hơn (Cleaner Production) nhằm giảm thiểu chất thải trước, trong và sau khi hoàn thành công tác giải quyết ô nhiễm môi trường theo Quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ :
Đây là các chi phí đầu tư phát sinh có thể là rất đáng kể theo quy mô và yêu cầu nhiệm vụ xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khác nhau tại các cơ sở y tế , mà không phải bất kỳ một cơ sở y tế nào cũng có thể giải quyết thỏa đáng trong cơ chế thị trường nhằm bảo đảm tiến độ và thời hạn hoàn thành kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do Chính phủ ban hành. Có thể phân loại các nguồn vốn đầu tư cơ bản cho nhiệm vụ này như sau:
Nguồn vốn đầu tư cho công tác di dời các bệnh viện gây ô nhiễm nghiêm trọng, củng cố và xây dựng cơ sở hạ tầng khác nhau ở địa điểm mới.
Nguồn vốn đầu tư cho công tác quản lý chất thải (khí thải, nước thải, mùi hôi và chất thải rắn) từ nguồn phát sinh đến trước khi xử lý.
Nguồn vốn đầu tư cho xử lý chất thải
Nguồn vốn đầu tư cho công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức và đào tạo chuyên môn cho công tác bảo vệ môi trường .
5.2- GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
Kết hợp phối hợp hoạt động BVMT chặt chẽ giữa các cơ sở y tế với Sở Tài Nguyên Môi Trường nhằm thúc đẩy công tác tuyên truyền, giáo dục và đào tạo về môi trường, hướng dẫn và hỗ trợ tổ chức áp dụng hệ thống quản lý và hệ thống tiêu chuẩn Nhà nước về môi trường, xây dựng chiến lược BVMT đối với các cơ sở y tế, hướng dẫn và hỗ trợ tổ chức áp dụng các giải pháp kỹ thuật công nghệ cần áp dụng (bao gồm cả ngăn ngừa ô nhiễm), phối hợp thanh tra và giám sát quá trình thực hiện công tác BVMT ở các cơ sở y tế của Thành phố cũng như hỗ trợ tìm kiếm các cơ hội huy động vốn từ nguồn Quỹ BVMT Quốc gia, Ngân sách nhà nước TW và địa phương, các tài trợ, quyên góp ủng hộ và các đầu tư khác nhau cho xử lý ô nhiễm cấp bách.
Tổ chức đánh giá ĐTM của các cơ sở y tế hoặc thông qua Chứng chỉ đăng ký đạt Tiêu chuẩn chất lượng môi trường theo quy định bắt buộc của Nhà nước, trong đó bao gồm cam kết pháp lý về tổ chức xử lý ô nhiễm môi trường theo đúng kế họach của Nhà nước, cũng như chương trình kiểm soát và giám sát chất lượng môi trường kèm theo.
Tổ chức áp dụng hệ thống quản lý môi trường và chiến lược BVMT ở cấp cao nhất ( cấp ban giám đốc các cơ sở y tế) và xác định chiến lược phấn đấu bền bỉ nhằm đạt chứng chỉ ISO cụ thể (ví dụ ISO 9000 hoặc ISO 14000)
Chính sách môi trường.
Thiết lập chính sách môi trường.
Có hai kiểu thiết lập chính sách môi trường (CSMT)
Bệnh viện và các trung tâm Y tế của Thành phố thiết lập CSMT trước và toàn bộ bệnh viên và trung tâm y tế thực hiện từ cấp cao đến thấp. Người viết CSMT phải là lãnh đạo cao nhất của bệnh viện, nếu lãnh đạo đã viết thì lãnh đạo sẽ cam kết và cung cấp đầy đủ nguồn lực hỗ trợ để xây dựng hệ thống quản lý môi trường đạt được CSMT.
Bệnh viện và các trung tâm y tế phải xác định trước các khía cạnh môi trường có ý nghĩa, các yêu cầu pháp luật môi trường phải tuân thủ và các mục tiêu cần ưu tiên thực hiện.
Từ những điều trên các bệnh viện xây dựng ra CSMT phù hợp với tình hình môi trường thực tế của bệnh viện.
Truyền đạt, phổ biến CSMT
Đối với cán bộ nhân viên bệnh viện & Trung tâm y tế:
Tổ chức buổi họp công bố CSMT. Lãnh đạo cao nhất truyền đạt giải thích chính sách chop ban môi trường (ban lãnh đạo và trưởng phó khoa/ phòng / bộ phận).
Trưởng, phó khoa/ phòng/ bộ phận truyền đạt và giải thích cho nhân viên trong bộ phân của mình.
Photo CSMT dán tại các nơi dễ nhìn thấy và nhiều nơi qua lại.
Công bố CSMT trên mạng nội bộ internet hoặc đính kèm với thư điện tử.
Phân phát bản sao CSMT cho từng nhân viên.
Đột xuất hỏi các nhân viên về CSMT của bệnh viện
Đối với nhân viên bệnh viện và các trung tâm y tế:
Dán CSMT tại nơi dễ thấy như cổng bệnh viện & Trung tâm y tế, khu vực trung tâm của bệnh viện & trung tâm y tế,
Chương trình quản lý môi trường.
Những điểm quan trọng cần xem xét khi xây dựng chương trình quản lý môi trường:
Các bước hoạt động nêu rõ trách nhiệm thực hiện, việc cần làm, thời gian hoàn thành và các nguồn lực cần có.
Trách nhiệm thực hiện bao gồm người chịu trách nhiệm chính, các thành viên tham gia hỗ trợ, phòng ban hỗ trợ
Học hỏi xung quanh và xem ở các bệnh viện nơi khác đã thực hiện tương tự như thế nào ?
Xem các chương trình ngăn ngừa ô nhiễm và bảo tồn thiên nhiên nổi bật trong các tài liệu hướng dân.
Không nhất thiết phải hoàn thành mục tiêu trong thời gian nhất định, ưu tiên thực hiện các mục tiêu quan trọng và phù hợp với tình hình thực tế. Các mục tiêu có thể ngắn hạn hoặc dài hạn thành các mục tiêu ngắn hạn để dễ dàng thực hiện và theo dõi.
Các chương trình quản lý môi trường phải được xem xét lại hàng năm và khi cần thiết để thích ứng kịp thời với mọi thay đổi. Khi hoàn thành kết thúc một mục tiêu và thiết lập mục tiêu mới thì chương trình quản lý môi trường cũng phải thay đổi tương ứng hoặc thậm chí thay thế chương trình quản lý khác phù hợp hơn.
5.2- KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
5.2.1 – Chất thải rắn:
Xây dựng và vận hành các lò thiêu đốt chất thải rắn y tế nguy hại trong Bệnh viện với các đề xuất:.
Thu gom và phân loại
vận chuyển
Tái sinh nguyên liệu
Đốt
Xử lý khói
Chôn lấp
Tro
````
Hình 4: Sơ đồ hệ thống vận hành các lò đốt chất thải y tế.
Thu gom và phân loại rác
Tổ chức quản lý, thu gom và phân loại rác tại nguồn nhằm tái sử dụng chất thải và áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp (rác thải thông thường và nguy hại).
Tổ chức vận chuyển rác thải sinh hoạt theo hệ thống xử lý rác thải đô thị nhằm tiết kiệm chi phí lò đốt rác y tế nguy hại, bao gồm việc đầu tư các thùng đựng rác sinh hoạt chuyên dụng và phương tiện vận chuyển rác nội bộ tập kết rác thải tới địa điểm vận chuyển chung.
Do hệ thống thu gom và phân loại rác y tế của các bệnh viện và các trung tâm y tế trên địa bàn thành phố Mỹ Tho chưa triệt để cho nên để việc thu gom và xử lý rác thải bệnh viện đạt hiệu quả cao các cơ sở y tế cần trang bị cho khoa phòng của mình các loại thùng rác hợp vệ sinh có màu sắc quy định có nhãn khác nhau như :
Tại khu vực công cộng :
Thùng màu xanh : Chứa rác thải sinh hoạt như các loại lá cây, vỏ và quả, thức ăn dư thừa là các loại rác thông thường không độc hại để đội vệ sinh công cộng tới thu gom chôn lấp.
Thùng màu đen : Chứa các loại rác thải không nguy hại như thạch cao, gạch đá, chai lọ, lon nước uống khi quét dọn khuôn viên trong các cơ sở y tế để vệ sinh công cộng chở đi.
Thùng màu vàng : Chứa các lọai giấy, cao su, nilon và các loại nhựa, chăn màn, quần áo Đây là những thứ dễ cháy đưa về lò đốt để trợ nhiệt giảm nhiêm liệu cần dùng.
Khu vực các phòng khám và buồng bệnh:
Đây là khu vực cần có sự phân loại triệt để rác thải bởi các nhân viên y tế, mặt khác hạn chế việc thải rác sinh hoạt của bệnh nhân và thân nhân người bệnh bằng quy chế nghiêm ngặt của các cơ sở y tế sẽ đóng vai trò tích cực và hiệu quả cho công tác thu gom xử lý chất thải của cơ sở y tế. Trong khu vực khám chữa bệnh các thùng đựng rác được phân biệt bằng màu sắc và dán nhãn được bố trí như sau:
Thùng màu xanh : Chứa các bụi vệ sinh buồng bệnh, rác thải sinh hoạt thông thường để tập trung theo đường chôn lấp
Thùng màu vàng: Có sọc xanh chứa các loại giấy, nilon, dây truyền, ống nhựa, bông băng
Thùng màu đen: Chứa các mô phẫu, bông thấp dịch, mẫu xét nghiệm và các loại rác thải cháy được mang mầm bệnh khác.
Hộp nhựa nhỏ màu vàng : Chứa kim tiêm sau khi đã đốt đầu kim trong hộp chuyên dùng ngay sau khi tiêm chích.
Hộp nhựa nhỏ màu đen : Chứa các loại ống, chai, lọ thủy tinh có khả năng lây nhiễm và các vật dụng sắc nhọn.
Tất cả các thùng và hộp đựng rác trên khu y tế cần được đặt sẵn túi nilon để chứa rác và có nắp đậy kín, có lịch thu gom thích hợp để đảm bảo vệ sinh
Lò đốt rác y tế chuyên dụng
Rác thải trong các khu khám và chữa bệnh
Công ty vệ sinh công cộng thu gom xử lý bãi chôn lấp hợp vệ sinh
Tro trơ
Rác thải sinh hoạt trong các khu công cộng ở bệnh viện
viện
Thùng xanh
Thùng đen
Thùng vàng
Thùng xanh
Thùng vàng
Thùng đen
Hộp vàng
Hộp đen
Hình 5: Quy trình thu gom và vận chuyển rác
Xử lý chất thải rắn y tế
Trên cơ sở việc thu gom và thu gom rác ở trên, lượng rác thông thường không độc hại được thu gom vận chuyển về nơi xử lý trong bãi rác công cộng. Lượng rác y tế trong thùng đen, vàng còn lại được chuyển vể lò thiêu đốt chuyên dụng.
Sơ đồ nguyên lý một lò đốt rác y tế có thể áp dụng để xử lý tập trung theo theo công nghệ điều khiển không khí (Controlled Air) được trình bày trong hình 6 . vốn đầu tư cho một hệ thống lò đốt rác này với công suất 400 kg/ngày và được chế tạo khoảng 800 000 000 đồng.
Bộ phận nạp rác tự động
Lò đốt
Tháp hấp thụ
Thùng chứa
rác y tế
Bồn chứa
dung dịch vôi
Bể chứa
nước cấp
Bồn chứa
nước rửa khí
Vôi
Ống khói
Ống khói
khẩn cấp
Bãi chôn lấp
Rác
Khí thải
Tro
Nước, dung dịch
Ventury
Bể lọc cát
Bể lọc cát
Bể ôzôn hóa
Bộ phận nạp rác tự động
Lị Đốt
Tháp hấp thụ
Thùng chứa rác y tế
Bồn chứa dung dịch vơi
Bể chứa nước cấp
Bồn chứa nước rửa khí
Vơi
Ống kkhoi khĩi i
Ống khĩi khẩn cấp
Bãi chơn lấp
Rác
Khí thải
Tro
Nước, dung dịch ịch
Ventury
Bể lọc cát
Bể lọc cát
Bể ozon hĩa
Thải ra ngồi
Hình 6 : Sơ đồ nguyên lý một hệ thống lò đốt chất thải rắn y tế điển hình có thể áp dụng để xử lý tập trung.
Như vậy với lò đốt rác này công suất của nó hiện lớn hơn công suất của lò đốt rác của bệnh viện Lao và Phổi của Thành phố là 100 kg/ngày. Đảm bảo về việc đốt rác có hiệu quả hơn.
Theo ước tính đến năm 2015 thì lượng rác tăng lên tới 839.85kg/ngày thì lò đốt rác hiện tại sẽ quá tải và không đáp ứng yêu cầu về xử lý chất thải. Lò đốt rác đã đề xuất cần phải lựa chọn vị trí xây lắp lò đốt rác phù hợp. Do điều kiện về vốn và cơ sở hạ tầng nên Thành phố chỉ có thể xây lắp thêm một lò đốt rác nữa.
Xử lý chất thải rắn nguy hại bằng phương pháp đốt về cơ bản hiệu quả tiêu hủy cao, tiêu diệt hoàn toàn các yếu tố sinh học gây bệnh có trong chất thải, phá hủy được nhiều hợp chất, dược chất có hại, làm cho rác trở thàh vô hại cho sức khỏe. Tuy nhiên những cân nhắc về phương pháp đốt còn nhiều bàn cãi nổi cộm là khả năng gây ô nhiễm thứ cấp do khí thải từ lò đốt. Các phản ứng chủ yếu là :
Phương pháp đốt thay thế cho các biện pháp tái chế là không than thiện tới môi trường. Bởi vì phương pháp đốt không những gây nhiều lãng phí tài nguyên mà còn không có khả năng tận dụng được nhiều loại phế thải.
Trong quá trình đốt rác, khí thải của lò đốt nhất là khi có những sai sót về kỹ thuật có thể là nguồn ô nhiễm mới cho môi trường và sức khỏe cộng đồng. Nguyên tắc xử lý môi trường, xử lý một ô nhiễm nào đó là phải hạn chế được tối đa ô nhiễm thứ cấp có thể xảy ra. Do việc phản đối lò đốt hay phản đối vị trí đặt lò đốt rác y tế thường xuất phát vì những lý do này.
Thực tế cho thấy những lò đốt thiết kế và làm việc theo công nghệ đốt đa vùng nếu được thực hành đúng thì các quá trình cháy xảy ra triệt để, tại buồng đốt thứ cấp, khí cháy được oxy hóa hoàn toàn , các chất hữa cơ bị đốt cháy triệt để, khí thải chủ yếu là CO2 và H2O. Khí thải của lò đốt phụ thuộc vào nhiên liệu đốt và chất đưa vào đốt. Hầu hết chất thải rắn nguy hại tuy rất nguy hiểm nhưng là các vi sinh vật, sinh phẩm, mô, tổ chức, bong băng, đồ vải đều là hợp chất hữu cơ rất dễ phân hủy dễ cháy hoàn toàn, do vậy nếu phân loại đúng, vận hành đúng khí thải của lò đốt chất thải y tế sẽ ít gây ô nhiễm.
Như vậy lò đốt rác y tế nếu thiết bị thỏa mãn tiêu chuẩn quy định thì có thể đặt ngay trong khuôn viên bệnh viện, lắp đặt được ở nhiều nơi như các ngồn gia nhiệt bình thường khác mà vẫn đảm bảo môi trường.
Vì tất cả các lý do đó mà cần xây lắp thêm 1 lò đốt rác và được đặt ngay ở bệnh viện Đa khoa trung tâm Tỉnh do:
Bệnh viện có diện tích đất rộng hơn so với các bệnh viện và các trung tâm y tế của Thành phố
Bệnh viện này thải ra nhiều chất thải nhất.
Xung quanh bệnh viện Đa khoa trung tâm Tỉnh gồm một số bệnh viện như : Bệnh viện Phụ sản, Bệnh viện Y học cổ truyềnsẽ dễ dàng cho việc vận chuyển rác đến lò đốt rác
Thuyết minh công nghệ xử lý rác y tế được đề xuất :
Hệ thống nạp chất thải tự động :
Hệ thống nạp chất thải tự động cho phép tự động đưa chất thải từ thùng chứa vào vào lò đốt nhằm nâng cao tính an toàn cho người vận hành, tránh tiếp xúc trực tiếp với chất thải. cơ cấu thủy lực lựa chọn thích hợp của nó trong việc chịu tải khi sử dụng để điều khiển cửa nạp rác và pitông đẩy chất thải
Sơ đồ vận hành hệ thống nạp chất thải tự động trong hình 7 sau:
Buồng đốt sơ cấp
Buồng chứa rác
Van điềukhiển
Bộ điều khiển
220V
Pitong đẩy chất thải
pitông đóng-mở cửa
cửa nạp chất thải
Hình 7: Sơ đồ vận hành hệ thống nạp chất thải tự động .
Các buồng đốt:
Chức năng của buồng đốt sơ cấp là tiếp nhận chất thải, khởi động quá trình đối với sự hỗ trợ của nhiên liệu cung cấp qua buồng đốt, đồng thời duy trì sự cháy ở nhiệt độ cần thiết để đảm bảo chất thải được đốt cháy triệt để
Chức năng của buồng đốt thứ cấp là tiếp tục đốt khi từ buồng đốt sơ cấp ở nhiệt độ cao nhằm đảm bảo sự cháy hoàn toàn và hạn chế sự hình thành của các thành phần hữu cơ độc hại trong khí thải
Cấu tạo tường của các buồng đốt gồm 3 lớp: trong cùng là lớp gạch chịu nhiệt Samot A, sau đ ó là lớp cách nhiệt và bên ngoài là lớp thép không gỉ. Độ dày các lớp chịu lửa - cách nhiệt của các buồng đốt sẽ đảm bảo nhiệt độ lớp thép không gỉ bên ngoài thấp hơn 400C theo yêu cầu kỹ thuật.
Bộ phận cấp khí
Không khí được cung cấp cho lò đốt theo nguyên lý điều khiển dòng khí (Controlled Air), nghĩa là không khí được quạt dẫn đến một buồng điều khiển trước khi phân phối đến các buồng đốt. Tốc độ và lưu lượng dòng khí mong muốn được điều khiển 4 van bố trí trên 4 đường ống chính dẫn đến 2 buồng đốt.
Sơ đồ hệ thống cấp khí được trình bày ở hình 8 dưới đây:
Buồng đốt sơ cấp
buoâ
Buồng điều chỉnh khí
Buồng đốt thứ cấp
Quạt thổi
Hình 8 : Sơ đồ hệ thống cấp khí
5.2.2 – Nước thải
Quy định chung : mỗi bệnh viện và các trung tâm y tế đều phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải. Khi thải ra ngoài cần đảm bảo đạt tiêu chuẩn hiện hành.
Nước thải bệnh viện gồm nước thải sinh hoạt và nước thải trong quá trình điều trị, xét nghiệm và nghiên cứu. Hai dạng nước thải này phải qua quá trình xử lý bằng phương pháp lý, hoá học hoặc sinh học trước khi thải vào hệ thống nước thải của thành phố. Đối với bệnh viện và các trung tâm y tế phải có hệ thống cống và bể ngầm để dẫn, chứa và xử lý nước thải từ các khoa phòng
Mô hình xử lý nước thải :
Phương pháp hoá học
Phương pháp sinh học
Đề xuất hệ thống thoát nước ở hình 9 :
Hệ thống 1 :Dành riêng cho thoát nước mưa và các loại nước “nước sạch” nước thải nhiễm bẩn loại sau khi xử lý cục bộ cũng được thoát theo hệ thống này.
H ệ thống 2 : Dành riêng cho việc thoát nước nhiễm bẩn loại 2 của Bệnh Viện, dẫn vào trạm xử lý nước thải tập trung vào hệ thống thoát nước Thành phố. Tất cả nước thải từ khu nhà vệ sinh trước khi đưa vào hệ thống thoát nước này đều phải xử lý sơ bộ trên các bể tự hoại kiểu 3 ngăn
Nước thải là nước mưa
Nước thải quy ước sạch
(nước giải nhiệt máy)
Nước từ thiết bị xử lý khí thải lị đốt rác
Nước thải từ thiết bị khí thải máy phát điện
Cơng trình xử lý cục bộ
Cơng trình xử lý cục bộ
Bể tiếp nhận nước mưa dự phịng
Bơm thốt nước mưa
Nước thải từ các khu nhà vệ sinh
Nước thải vệ sinh dội rửa sàn tập trung phân loại rác
Nước thải từ các phịng làm việc khu giặt tẩy
Cơng trình xử lý cục bộ các bể tự hoại tương ứng
Song chắn rác
Trạm xử lý nước thải tập trung
HỆ THỐNG THỐT NƯỚC
Hệ thống 1
Hệ thống 2
Hình 9 :Hệ thống thoát nước thải áp dụng cho một số bệnh viện v à trung tâm y tế của Thành phố
Thu gom nước thải :
Thu gom nước thải là mắt xích rất quan trọng trong việc quản lý và xử lý nước thải bệnh viện, nếu thu gom không tốt thì dù trạm xử lý, công nghệ, thiết bị có hiện đại tới đâu cũng không thể đạt được mục tiêu là loại bỏ nguy cơ từ nước thải. Nếu thu gom nước thải tốt sẽ giúp tách được lượng nước thải phải xử lý đặc biệt. Như vậy sẽ làm giảm chi phí cho việc xử lý nước thải, tăng độ bền của công trình do hệ thống không làm việc quá tải.
Thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt của các cơ sở y tế được thu gom bằng hệ thống cống riêng biệt sau đó được xử lý sơ bộ bằng hệ thống bể tự hoại. Bể tự hoại là công trình đồng thời làm 2 chức năng và phân hủy cặn lắng, cặn lắng giữ lại trong bể từ 6-8 tháng. Dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí chứa chất hữa cơ bị phân hủy, một phần tạo thành chất khí, một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan. Hiệu suất xử lý của bể tự hoại từ 40-60%, do vậy nước thải sinh hoạt của các cơ sở y tế của Thành Phố Mỹ Tho sau khi x ử lý bằng bể tự hoại sẽ được dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của toàn bệnh viện.
Phương án thu gom và xử lý nước thải từ khu vực khám chữa bệnh :
Nước thải từ các phòng khám, phòng mổ, phòng xét nghiệm được thu gom bằng hệ thống cống riêng biệt và tập trung về hệ thống xử lý nước thải tập trung của bệnh viện để xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Nước thải từ các khâu phục vụ như giặt, hấp tẩy các loại mùng, mền, quần áo bệnh nhân được thu gom riêng biệt, sau đó được dẫn vào bể trung hòa pH trước khi đưa vào hệ thống XLNT tập trung của bệnh viện.
Dựa vào thành phần và tính chất của loại nước thải từ các cơ sở y tế , đưa ra đề xuất công nghệ xử lý nước thải điển hình bằng công nghệ sinh học với quy trình xử lý được đưa ra trong hình 10 áp dụng cho các Bệnh viện và các trung tâm y tế có diện tích đất rộng.
Nước thải sinh hoạt
Nước thải từ khu vực khám chữa bệnh
Nước thải từ khâu phục vụ
Bể tự hoại
Bể điều hòa
Bể điều chỉnh pH
Bể lắng đợt I
Bể Aerotank
Bể lắng đợt II
Bể gom bùn
Chôn lấp
Bể khử trùng
Song chắn rác
Tuần hoàn bùn
Xả ra nguồn tiếp nhận
Hình 10 : Sơ đồ công nghệ XLNT y tế
Thuyết minh quy trình công nghệ trên :
Các nguồn thải sau khi được xử lý sơ bộ được đưa về bể điều hòa, tại đây nước thải được điều hòa về lưu lượng và nồng độ đồng thời có bố trí máy sục khí làm giảm lượng Clo dư trong nước thải. Nước thải từ bể điều hòa được bơm sang bể Aerotank, trong bể bố trí hệ thống sục khí dạng khuyếch tán. Với điều kiện khí sục liên tục, các vi khuẩn hiếu khí sẽ phân hủy các chất hữa cơ có trong nước thải. Nước thải từ bể phân hủy sinh học được dẫn qua bể lắng, bùn lắng từ bể lắng được đưa sang bể ép bùn, một phần được hồi lưu lại bể phân hủy sinh học nhằm duy trì nồng độ bùn trong bể. Nước thải từ bể lắng được đưa qua bể khử trùng trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Hình dưới là sơ đồ quy trình công nghệ của hệ thống xử lý nước thải áp dụng cho một số bệnh viện và trung tâm y tế có diện tích đất ít.
Nước thải bệnh viện
Bể lọc sinh học
Bể lắng II
Bể khử trùng
Máy sục khí
Bể chứa bùn
Chôn lấp
Bể điều hoà
Xả ra nguồn
Song chắn rác
Hình 11 : Quy trình xử lý nước thải bệnh viện bằng công nghệ sinh học hiếu khí vi sinh vật dính bám ( Bể Biophin)
Theo quy trình này, nước thải được xử lý sinh học bằng bể lọc sinh học (lọc nhỏ giọt hoặc cao tải). Vật liệu lọc được sử dụng là đá dăm , chất dẻo hay các tấm Fibro ximăng. Khi nước thải tiếp xúc với vật liệu lọc trên bề mặt lớp vật liệu sẽ hình thành lớp màng vi sinh vật, chính tại đây diễn ra quá trình oxy hoá sinh học các chất ô nhiễm hữu cơ và kết quả là nước thải được làm sạch. Bể lắng II giữ lại màng vi sinh vật dư trong nước thải sau khi ra khỏi bể lọc sinh học. Công nghệ sinh học hiếu khí vi sinh vật dính bám (Bể Biofin) là hệ thống hoàn toàn kín và đảm bảo được các vi trùng gây bệnh trong nước thải không phát tán ra môi trường trong quá trình xử lý. Điều này khó đạt được đối với công nghệ sinh học hiếu khí bùn hoạt tính lơ lửng vì Bể Aerotank cần phải có mặt thoáng để quá trình sục khí đạt hiệu quả cao.
Phương án thu gom và xử lý nước mưa chảy tràn :
Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng bệnh viện có mức độ ô nhiễm thấp được thu gom, xử lý sơ bộ bằng hố ga để giữ lại cặn trước khi thoát ra ngoài hệ thống cống thoát nước mưa của khu vực. Hố ga sẽ được định kỳ nạo vét, cặn lắng sẽ được đưa đi xử lý cùng với rác thải sinh hoạt.
Bệnh viện cần quan tâm quản lý chặt chẽ các nguồn ô nhiễm (đặc biệt là các vật liệu rơi vãi, hóa chất dùng trong ngành y tế) có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng nước mưa chảy tràn qua mặt bằng bệnh viện.
Như vậy, các giải pháp công nghệ xử lý nước thải của các cơ sở y tế sẽ đòi hỏi phải đầu tư cho việc hoàn chỉnh hệ thống thu gom, xử lý sơ bộ nước thải cũng như xây dựng và vận hành trạm xử lý nước thải tập trung theo công suất xử lý và tiêu chuẩn môi trường cần đạt được (TCVN 1995 và 2001).
KẾT LUẬN
Bệnh viện có vai trò quan trọng trong hệ thống chăm sóc – bảo vệ sức khỏe nhân dân, là bộ mặt của nghành Y tế, là nơi thể hiện sự tiến bộ về mặt y học của một quốc gia. Do đó, việc giữ cho bệnh viện sạch, đẹp, vệ sinh, an toàn là mục tiêu phấn đấu của các bệnh viện trong TP Mỹ Tho nói riêng và của nghành y tế nói chung.
Hiện nay, công tác quản lý chất thải tại các bệnh viện TP Mỹ Tho có những ưu điểm chính là:
Công tác phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải tạo nguồn, đúng quy định của bộ y tế.
Có sự phối hợp chặt chẽ, chỉ đạo sâu sát của ban lãnh đạo bệnh viện TP Mỹ Tho đối với công tác giải quyết chất thải rắn tại bệnh viện làm cho công tác quản lý được triển khai đồng bộ, chất lượng vệ sinh ngày càng được nâng cao hơn.
Bệnh viện TP Mỹ Tho đã có được cơ cở hạ tầng cho công tác quản lý chất thải khá tốt .
Nhân viên y tế được đào tạo đầy đủ và sẵn sàng làm đúng theo quy định của bệnh viện Tp, đảm bảo khâu phân loại rác ban đầu được thực hiện tốt.
Thực tế, do thực hiện tốt công tác quản lý chất thải rắn, bệnh viện TP Mỹ Tho đã đạt được một số kết quả đáng kể về nhiều mặt như:
Tạo nên môi trường bệnh viện sạch đẹp, giảm thiểu được tình trạng thất thoát rác y tế ra cộng đồng. Điều đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường tại bệnh viện, bảo vệ môi trường cho cả cộng đồng dân cư xung quanh mà còn mang lại ấn tượng ban đầu tốt đẹp cho mọi người đến khám bệnh, thể hiện nếp sống văn hóa và trình độ quản lý bệnh viện.
Mặt khác, bệnh nhân là người đã có những thương tổn về sức khỏe và tâm lý, khả năng thích ứng của họ đối với môi trường xung quanh kém hơn người bình thường. Vì vậy, với môi trường bệnh viện sạch sẽ, yên tĩnh, thoải mái không chỉ giúp cho người bệnh yên tâm điều trị, tạo điều kiện cho họ nhanh chóng phục hồi sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần, mà còn hạn chế được nguy cơ lây nhiễm chéo trong bệnh viện cũng như giữa bệnh viện với khu dân cư xung quanh.
Đồng thời, việc giữ vệ sinh tốt của bệnh viện còn gián tiếp giáo dục ý thức cho người bệnh và người thân của họ về ý thức bảo vệ môi trường sống của mình, bởi vì tại bệnh viện người dân dễ tiếp thu nhất những lời khuyên bảo của thầy thuốc, của điều dưỡng và nhân viên y tế khác về phòng bệnh, chữa bệnh và giữ gìn nếp sống vệ sinh.
Bên cạnh đó, với chất lượng quản lý chất thải rắn như hiện nay, bệnh viện TP Mỹ Tho còn là một địa điểm để đơn vị bạn đến thăm quam học tập, góp phần giúp cho việc quản lý chất thải y tế ngày càng được tốt hơn.
KIẾN NGHỊ
Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm trên, bệnh viện TP Mỹ Tho cần có hướng hoàn thiện hơn những thế mạnh của mình để công tác quản lý chất thải được thực hiện tốt hơn như:
Bệnh viện TP Mỹ Tho đã thực hiện đúng quy định của Bộ Y Tế về phân loại chất thải rắn. Tuy nhiên, để giảm thiểu chi phí xử lý ,bệnh viện cần phân loại thêm các chất thải như:
Chất thải phóng xạ và chất thải hóa học có nhiều đặc điểm khác nhau và có ảnh hưởng đến môi trường khác nhau, cần được xử lý khác nhau. Vì thế nên phân biệt hai loại rác thải này bằng các túi, thùng khác nhau chứ không nên nhập chung như hiện tại.
Theo thống kê, các loại rác thải có thể tái chế như các loại giấy văn phòng, bìa carton, những vật liệu nhựa, chai lọ thủy tinh, chai đựng đồ uống chiếm tỉ lệ khá cao. Vì vậy, việc phân thêm loại rác có thể tái chế như đặt thêm những thùng rác có màu sắc khác với những màu đã quy định tại các khoa, phòng cũng như trong khuôn viên bệnh viện là một vấn đề cần được nghiên cứu tổ chức thực hiện trong tương lai. Điều này nếu thực hiện được sẽ mang lại hiệu quả về kinh tế cho bệnh viện: hạn chế lượng chất thải phát sinh do đó giảm chi phí xử lý rác, tăng thu nhập từ việc bán lại các loại rác tái chế.
Ngoài ra, thức ăn thừa hiện nay tuy đã được thu gom riêng với rác sinh hoạt nhưng thu gom còn chậm, với thời gian thu gom từ một đến hai ngày đã gây ảnh hưởng đến môi trường do thức ăn có mùi và là nơi thu hút các côn trùng, đặc biệt là các côn trùng gây bệnh như ruồi, muỗi. Do đó, bệnh viện cần có biện pháp tích cực trong việc thu gom rác hữu cơ này.
Tăng cường thêm cơ sở hạ tầng cho việc thu gom chất thải tại các khoa:
Cần sửa chữa cơ sở vật chất và sắp xếp hợp lý tại các khoa phòng, nên dành một phòng để lưu giữ chất thải cũng như dụng cụ vệ sinh khác tại các khoa phòng.
Khi xây dựng thêm các khu bệnh mới, cần chú ý không chỉ xây dựng phòng bệnh mà còn phải xây dựng cả những phòng thu gom lưu trữ rác tại các khoa.
Thay thế kịp thời các thùng rác bị hư hỏng, nhãn ghi trên mỗi thùng rác phải rõ ràng và gián mới khi đã hư.
Bên cạnh đó, bệnh viện TP Mỹ Tho cần tăng cường thêm các bảng hướng dẫn cho người bệnh và thân nhân bỏ rác đúng vào thùng quy định.
Hiện tại, bệnh viện TP Mỹ Tho chưa có kinh phí hàng năm cho vấn đề quản lý chất thải bệnh viện nên có nhiều khó khăn, bị động trong công tác phục vụ cho việc quản lý chất thải y tế. Do vậy, bệnh viện thường xuyên thực hiện chậm trễ các yêu cầu cấp bách phải đề ra, ví dụ như: trang thiết bị mới, các thùng xe đã hư hoặc thiếu, tăng cường thêm các thùng rác tại các khoa, phòng, đặc biệt là các phòng bệnh. Nếu dự trù trước kế hoạch kinh phí hàng năm theo đúng các yêu cầu thì bệnh viện TP có thể luôn tự hoàn thiện cơ sở hạ tầng quản lý chất thải đạt tiêu chuẩn.