Đồ án Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do gia tăng diện tích nuôi cá basa - Cá tra và đề xuất giải pháp phát triển ngư nghiệp bền vững cho tỉnh An Giang

Tiến hành xây dựng hệ thống cấp nước và hệ thống xử lí nước thải cho ao nuôi, nếu diện tích nhỏ nên liên kết với nhau cho thuận tiện xử lí và giảm chi phí cho xử lí môi trường này. Tuyệt đối chấp hành các quy định hiện hành của cơ quan QLNN về nuôi trồng thủy sản và bảo vệ môi trường vì tất cả các quyết định này đều nhằm mục đích cho một nền kinh tế thủy sản bền vững. Kết hợp chặt chẽ với các các nhà máy chế biến thủy sản để có kế hoạch nuôi trồng hợp lí giải quyết được tình trạng cung cầu vừa đủ.

doc111 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do gia tăng diện tích nuôi cá basa - Cá tra và đề xuất giải pháp phát triển ngư nghiệp bền vững cho tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
â nhiễm. - Đối với hình thức nuôi cá bè tại các điểm thu mẫu thuộc khu vực bè Đa Phước (An Phú), Long Hòa (Phú Tân), Mỹ Hòa Hưng (Long Xuyên), Khánh Hòa - Mỹ Phú (Châu Phú): trong 4 khu bè khảo sát phần lớn các chỉ tiêu phân tích như pH, SS, N-NH3, tổng coliforms, đều nằm trong giới hạn cho phép của TCVN, đối với chỉ tiêu Malachite Green không phát hiện, riêng các chỉ tiêu BOD5, COD vượt tiêu chuẩn, cao nhất là khu vực bè Long Hòa (nồng độ ô nhiễm cao gấp 1 - 4 lần so với 3 khu bè còn lại) do khu vực này có nhiều bè neo đậu, khoảng cách neo đậu giữa các bè rất gần, mặt khác dọc 2 bên bờ có nhiều nhà dân sinh sống, chất thải từ hoạt động nuôi cá và chất thải sinh hoạt là nguyên nhân làm gia tăng nồng độ chất ô nhiễm hữu cơ trong nguồn nước khu vực. Các chỉ tiêu BOD5, COD tại các khu vực bè cao chứng tỏ nguồn nước bị ô nhiễm hữu cơ, mặt khác các chỉ tiêu này không chỉ cao ở cuối khu vực bè mà tại các điểm quan trắc phía đầu khu vực nuôi cá bè, các chỉ tiêu này cũng khá cao, vượt TCVN cho phép và cao hơn so kết quả cùng kỳ năm 2006. Nguyên nhân là do thời gian gần đây giá cá trên thị trường tăng cao, nhiều nơi người dân tự phát đào ao nuôi cá, chất thải từ các ao nuôi không qua xử lý thải trực tiếp ra nguồn nước mặt, đây là một trong những nguyên nhân góp phần làm gia tăng nồng độ chất ô nhiễm trong nước. - Khu vực nuôi cá ao hầm Hòa Lạc (Phú Tân), Vĩnh Thạnh Trung (Châu Phú), Bình Thạnh (Châu Thành), Hòa An (Chợ Mới), Mỹ Hòa Hưng (Long Xuyên): các chỉ tiêu SS, COD vượt giới hạn cho phép của TCVN 6774:2000 (SS vượt 1,7 - 5,7 lần) và TCVN 5942:1995 (SS vượt từ 4,8 – 38,4 lần và COD vượt từ 1,8 - 4 lần); chỉ tiêu DO tại các khu vực nuôi thấp, không đạt yêu cầu đối với chất lượng nguồn nước nuôi thủy sản. Trong số các ao hầm quan trắc thì khu ao hầm hòa Lạc có nồng độ SS và COD trong nước thải đầu ra của ao nuôi thấp hơn so các khu vực khác, qua thu thập thông tin thì các hộ này có sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý nước thải ao nuôi, vừa tiết kiệm chi phí bơm thay nước thường xuyên, giảm tress cá do hạn chế số lần thay nước vào ao, đồng thời còn giảm được nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải đầu ra. Riêng các chỉ tiêu khác như Malechite Green_là chất được dùng phổ biến trên thế giới để trị các bệnh nấm, ký sinh trên trứng cá, cá và các loại sò hến (nhuyễn thể), ..._không phát hiện và các thông số pH, N-NH3, tổng Coliforms (trừ khu hầm Hòa An) còn lại đều nằm trong giới hạn cho phép của TCVN. (Nguồn: Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh An Giang, 2007) 5.4 So sánh 2 báo cáokết quả quan trắc Kết quả quan trắc thứ nhất là kết quả quan trắc trên tổng diện sông rạch, còn kết quả quan trắc thứ 2 là tại các nơi có nuôi trồng thủy sản như: bè, vị trí đăng quầng, các ao nuôi cá. Tuy hai kết quả có khác nhau nhưng nhìn chung đánh giá được cục diện hiện trạng môi trường tỉnh An Giang tại thời điểm hiện tại là có xu hướng ô nhiễm hữu cơ do chất thải chủ yếu từ nuôi trồng thủy sản đổ trực tiếp ra sông rạch không qua xử lí. Nếu so sánh với kết quả quan trắc chất lượng môi trường mùa khô năm 2004, có thể đánh giá chất lượng nước mặt các tuyến sông chính năm 2007 ô nhiễm hơn đối với các chỉ tiêu hàm lượng ô xy hòa tan và mật số vi sinh tổng coliforms. Nước có chỉ số ô xy hòa tan thấp do ô nhiễm sẽ là một trong những nguyên nhân chính tác động đến quá trình hô hấp của thủy sản, làm tăng hao hụt, giảm hiệu quả sản xuất. Ngoài ra, chỉ tiêu mật đô vi sinh tổng coliforms cao vượt vài chục lần so với tiêu chuẩn môi trường ở sông Hậu, sông Tiền và các kinh rạch nội đồng làm ô nhiễm chất lượng nước mặt sinh hoạt khá nghiêm trọng. Do đó, có thể khẳng định tình hình môi trường tỉnh An Giang ngày càng có xu hướng xấu đi. Với các chỉ số, nồng độ chất ô nhiễm ngày càng tăng. Cá biệt có những nồng độ chất ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần thậm chí hàng chục lần. Các chất ô nhiễm theo chế độ dòng chảy của song rạch mà lang khắp mọi nơi làm ô nhiễm nguồn nước mật ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người sân và giảm năng suất trong nuôi trồng thủy sản vì tăng lượng hao hụt. (Nguồn: Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh An Giang, 2007) 5.5 Phân tích tác động của ô nhiễm môi trường đến hoạt động sản nuôi trồng thủy sản ( cá basa – cá tra) 5.5.1 Nước thải từ ao nuôi cá Nước thải được thay định kỳ từ ao nuôi cá với tần suất mỗi ngày thay với lượng nước bằng 25% tổng lượng nước có trong ao và 100% nước sau khi thu hoạch. Trong Tác động đến môi trường từ vùng nuôi cá bao gồm cả tác động tích cực và tác động tiêu cực. Có thể liệt kê một số tương tác chủ yếu từ vùng nuôi cá đến môi trường xung quanh, đó là: Môi trường không khí (giai đoạn xây dựng và thu hoạch), thuỷ sản (giống ngoại lai sẽ làm ảnh hưởng tới một số loại bản địa), môi trường sống của sinh vật, sử dụng đất, tài nguyên nước, kinh tế – xã hội, các chất gây ô nhiễm, gia tăng các hoạt động xã hội Trong đó có những tác động mang lại lợi ích cho cộng động dân cư như: Góp phần sử dụng hợp lý đất đai hoang hóa, nghèo chất dinh dưỡng nước thải có chứa một hàm lượng lớn các chất hữu cơ còn dư từ thức ăn như: Phốt pho, Ni tơ, Kali , H2S, sản phẩm bài tiết của cá, hàm lượng COD, BOD cao, hàm lượng DO thấp, nước có thể chứa một dư lượng các loại chế phẩm vi sinh, giàu vi khuẩn kị khí và hiếu khí, nhất là sau vụ nuôi, nếu không xử lý thì khi xả ra môi trường sẽ gây tác động tiêu cực như làm giảm chất lượng nước, gây nạn phú dưỡng, giảm đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật. 5.5.2 Tác động đến môi trường đất Trong quá trình nuôi cá cần sử dụng một lượng nước ngọt để bổ xung cho các ao nuôi khi độ muối tăng cao, vì vậy lượng nước ngọt sẽ phải sử dụng nhiều hơn so với khi không nuôi, nếu không có biện pháp tốt, sẽ xảy ra hiện tượng xâm nhập mặn, ảnh hưởng tới tài nguyên đất ở khu vực xung quanh. 5.5.3 Bùn thải từ khu nuôi cá Bùn sau khi nạo vét từ khu nuôi cá, nếu không xử lý khi bón cho cây trồng sẽ làm ảnh hưởng tới môi trường đất trong khu vực như nhiễm mặn, vi khuẩn gây bệnh có trong bùn 5.5.4 Tác động đến sức khoẻ cộng đồng Chất lượng sản phẩm từ cây trồng có sử dụng bùn từ khu nuôi cá có thể gây ảnh hưởng đến người dân khi sử dụng những sản phẩm này hoặc dịch bệnh có thể bùng phát tại chỗ do điều kiện vệ sinh môi trường kém, nguy cơ gây bệnh từ các đầm nuôi cá bị ô nhiễm bởi lượng thức ăn dư thừa, dư lượng các chế phẩm vi sinh, hoá chất khử trùng sử dụng trong quá trình nuôi 5.5.5 Tác động tài nguyên nước Sử dụng nguồn nước ngọt để bổ xung cho vùng nuôi cá nhằm giảm bớt độ mặn dẫn đến giảm lượng nước ngọt sử dụng trong nông nghiệp cũng như sinh hoạt trong khu vực này. Việc khai thác quá mứa nguồn nước mặt, nước ngầm dẫn đến nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn, 5.5.6 Tác động tới tài nguyên sinh vật Nơi tiếp nhận nguồn thải. Nếu nước thải không được xử lý tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thực vật ven sông, đặc biệt là các loài sinh vật đang sống taị khu vực này.  Trong các tác động kể trên, một trong những vấn đề cần quan tâm là tài nguyên nước ngọt, bùn thải, nước thải từ khu nuôi cá. Việc xác định tổng lượng và chất có trong chất thải là một vấn đề quan trọng, giúp cho việc xác định diện tích chứa nước thải trong ao xử lý đảm bảo thời gian cho phép (thời gian lắng và phân hủy chất dinh dưỡng), giúp cho qui trình xả thải phù hợp với điều kiện nơi tiếp nhận và tiết kiệm được diện tích chứa nước. 5.5.7 Tác động môi trường tăng hao hụt sản phẩm Tỉnh An Giang, năm 2004 chỉ có khoảng hơn 100 ha diện tích mặt nước nuôi cá tra và basa, đến năm 2005 diện tích nuôi đã tăng gấp 7 lần, lên 700 ha. Đến năm 2006, con số này đã lên đến gần 1.200 ha và hiện tại đến thời điểm thang 9_2007 đã hơn 1400 ha, hơn 16000 hộ cá thể công ty tham gia nuôi cá. Tăng trưởng tốc độ cao, nhiều người không có kinh nghiệm đổ xô vào nuôi cá, mật độ nuôi trồng dày đặc, môi trường nước ô nhiễm đó là những hệ lụy làm cho cá nuôi mắc phải nhiều chứng bệnh, và dịch bệnh lan truyền khó kiểm soát. Tác động của việc nuôi cá tra, cá ba sa đến môi trường nước và hệ sinh thái đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường nước do xả nước thải nuôi cá không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt, đời sống, sức khỏe người dân trong vùng, mà người nuôi cá cũng rơi vào tình trạng đối phó với tiêu chuẩn chất lượng cá tra xuất khẩu. Hệ quả dễ thấy nhất là tỷ lệ cá nuôi hao hụt rất cao, hiệu quả chăn nuôi thấp, những năm trước đây tỷ lệ cá tra hao hụt trong quá trình nuôi từ 7 đến 9 %, hiện nay lên đến 30 đến 45%. Có vùng nguồn nước ô nhiễm nặng tỉ lệ hao hụt cá trong quá trình nuôi lên 61 - 63 %. Do vậy, bảo vệ môi trường nước kết hợp nuôi cá tra để đạt chuẩn quốc tế là việc cấp bách. (Nguồn: Sở thủy sản tỉnh An Giang, 2007) 5.5.8 Tải lượng ô nhiễm Theo kết quả tính toán sơ bộ từ Chi cục bảo vệ môi trường Tây Nam Bộ và khảo sát thực tế cứ 1kg cá tra thành phẩm thì cho ra 3kg bùn thải. An Giang có hơn 1400 ha nuôi cá, nếu nuôi theo tiêu chuẩn thì 1ha cho khoảng 400 tấn cá nguyên liệu cũng có nghĩa là thải ra môi trường 1200 tấn chất thải. vậy với 1400 ha diện tích đất hiện tại chỉ riêng năm 2007 này cũng đã cho ra 1,680,000 tấn chất thải tương đương 1,68 triệu tấn, một con số khổng lồ. Hiện nay, Đồng bằng sông Cửu long có gần 7000ha diện tích nuôi cá basa – cá tra vậy tổng lượng chất thải trong năm 2007 là 8,4 tấn bùn thải. Nếu tính gọp chung cho những năm trước thì lượng chất thải là vô cùng lớn. Hơn nữa, sông Tiền và sông Hậu là 2 sông chính của một số tỉnh thành miền Tây Nam Bộ là nơi tiếp nhận nguồn thải của nhiều tỉnh. Việc thải nước thải trực tiếp ra sông của cá hộ nuôi cá đã làm cho nước sông bị ô nhiễm trầm trọng bốc mùi hôi thối. Việc tính toán tải lượng ô nhiễm là vô cùng cấp bách cho vấn đề hiện nay. Bởi vì một khi cả chất và lượng của các chất ô nhiễm vượt quá sức chịu đựng của các sông rạch thì hậu quả cho khắc phục là vô cùng to lớn. Mà hậu quả nhãn tiền là sức khỏe của người dân, sản lượng cá thu hoạch thấp, cá bị nhiễm chất kháng sinh không đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Hậu quả nuôi trồng thủy sản bị dịch bệnh, ô nhiễm môi trường chết hàng loạt đã diễn ra nhiều năm, kéo theo nhiều hộ nông dân, trang trại nuôi trồng thủy sản, một số doanh nghiệp quy mô lớn... đã phải lâm vào cảnh điêu đứng do nợ nần vay vốn đầu tư, một số nơi diện tích nuôi trồng thủy sản phải bỏ hoang do bị ô nhiễm môi trường và dịch bệnh phát sinh mà chưa khắc phục được. (Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam_ Thế Giơiù, 2007) 5.6 Dự đoán ô nhiễm trong tương lai gần 2010 5.6.1 Lượng chất ô nhiễm Theo kế hoạch quy hoạch của sở thủy sản An Giang đến năm 2010 An Giang có hơn 2000 ha ha diện tích nuôi cá basa – cá tra. Với sản lượng là đạt tên 800,000 tấn sản phẩm, đây là mục tiêu tốt cho kinh tế xã hội An Giang nhưng xét về khía cạnh môi trường thì mục tiêu đề ra sẽ góp phần làm xuống cấp môi trường còn hơn hiện nay gấp nhiều lần. Với 2000 ha diện tích nuôi sẽ gửi thêm vào môi trường 2,8 triệu tấn chất thải nữa mà phần lớn lượng chất thải này không được xử lí trước khi xã thải vào môi trường, cộng với nguồn chất thải của các tỉnh khác do chung cùng dòng sông Tiền và sông Hậu sẽ mang mầm bệnh phát tán khắp nơi ảnh hưởng nghiêm trọng cho hoạt động nuôi trồng này. Thế nhưng dự đoán của Sở Tài nguyên và Môi trường cũng như sở Thủy Sản tỉnh thì con số này có thể bị phá vỡ nếu nếu giá cá tăng thị trường cầu nhiều hơn cung sẽ kích thích người dân tiếp tục tìm kiếm đất để đào ao nuôi cá bất chất theo kế hoạch và quy hoạch của tỉnh đề ra. 5.6.2 Hậu quả kinh tế và môi trường Lấy ví dụ về tỉnh cà mau những năm về trước khi phong trào nuôi tôm rộ lên ồ ạt. Năm 2001 khi phong trào nuôi tôm sú bùng phát, tỉnh Cà Mau qui hoạch đến năm 2010 toàn tỉnh sẽ có 202.000ha mặt nước nuôi tôm. Chỉ hai năm sau nông dân Cà Mau đã “hoàn thành chỉ tiêu”, trong khi các cơ quan nhà nước vẫn còn loay hoay với những qui hoạch trên giấy và hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi tôm gần như là con số không. Hậu quả là nguồn nước mặt ô nhiễm kinh hoàng do các chủ vuông tôm không tuân thủ các qui trình nuôi, không xây dựng ao lắng, ao xử lý nước thải và xả trực tiếp nguồn nước đầy mầm bệnh xuống kênh rạch dẫn đến “đại dịch tôm chết” kéo dài. Dẫn đến sự phá sản của khá nhiều hộ dân. Xét về tỉnh An Giang, sau khi tham mưu ý kiến của các chuyên gia đầu nghành tỉnh cho rằng rất có thể năm 2008 diện tích nuôi cá basa – cá tra sẽ dạt 2000 ha vượt kế hoạch 2 năm. Đến thời điểm hiện tại này thì diện tích nuôi cá chưa hề phá vỡ kế hoạch nhưng lại phá vỡ qui hoạch của tỉnh. UBND tỉnh An Giang đã có quy hoạch những nơi cho nuôi cá nhưng có nhiều bất tiện không hợp lí nên hầu như người dân không chấp hành theo. Hầu hết người dân đều chọn các các điểm nuôi kề sông Tiền hoặc sông Hậu cho dễ vận chuyển cũng như việc sử dụng và xã thải dễ dàng hơn. Vì thế nguy cơ xóa sổ nghành nuôi trồng thủy sản là hoàn toàn có thể xảy ra. Dẫn theo đó là ảnh hưởng kinh tế trầm trọng và môi trườngbị suy thoái Chương 6: ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 6.1 Đánh giá kết quả từ trưng cấu ý kiến Sau khi khảo sát tại các ao nuôi cá, tiến hành phỏng vấn các hộ nuôi cá cũng như các dân cư các khu vực gần ao nuôi. Với các câu hỏi, kết quả thu được như sau: - Quý Vị có quan tâm đến các vấn đề môi trường ngày nay không (ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường không khí, lũ lụt, mưa nắng thất thường, thiên tai. . . ? Rất quan tâm Quan tâm Bình thường không quan tâm Không biết khi được hỏi quí vị có quan tâm đến vấn đề môi trường không thì có 15% trả lời rất quan tâm, 40% quan tâm, 21% cho là bình thường, 2% không quan tâm, 22% trả lời không biết. qua đó cho thấy kết quả rất khả quan trên 60% người dân quan tâm đến các vấn đề môi trường ngày nay, một bộ phận còn lại không chú ý, đặc biệt 22% số người không hiểu hoặc không biết định nghĩa về môi trường là gì !?. Biều đồ 2: Mức độ quan tâm vấn đề môi trường - Nền kinh tế Tỉnh nhà có sự thay đổi từ khi kinh tế nuôi trồng cá basa – cá tra tăng trưởng mạnh, nếu có điều kiện Quý Vị có tham gia hoạt động nuôi cá basa – cá tra này không? Rất mong muốn được tham gia Mong muốn được tham gia Tham gia Ít quan tâm Không Khi được hỏi Qúi vị có mong muốn được tham gia vào hoạt động nuôi cá basa – cá tra thì có đến 44% trả lời là rất mong muốn, 30% mong muốn, 7% sẵn sàng tham gia, 6% ít quan tâm đến hoạt động nuôi trồng này và 13% không tham gia. Do lợi nhuận từ nuôi cá mang lại là quá lớn nên phần đông người dân khi được hỏi đều rât muốn tham gia nuôi cá nếu có điều kiện về vốn. Qua đó cho ta thấy rằng vấn đề nuôi cá đang là vấn đề nóng của tỉnh An Giang. Biểu đồ 3: Mức độ tham gia nuôi cá basa –cá tra khi co điều kiện về vốn - Quý Vị vui lòng cho biết từ khi có hoạt động nuôi cá basa – cá tra diễn ra trên địa phương thì tình hình môi trường nước biến đổi như thế nào? Rất tốt Tốt Bình thường Ô nhiễm Ô nhiễm nặng Khi được hỏi nhận định của quí vị về sự thay đổi của môi trường nước khi phong trào nuôi cá rầm rộ tại địa phương thì không có người nào cho là môi trường nước rất trong sạch, 6% cho là tốt, 27% bình thường, đặc biệt 38% cho là nguồn nước bị ô nhiễm và 29% cho là nước bịô nhiễm rất nặng theo quan sát của dân cư địa phương. Vi thế, khẳng định rằng nguồn nước cho nuôi cá và sinh hoạt của người dân đang bị ô nhiễm. Biểu đồ 4: Nhận định sự ô nhiễm nguồn nước - Quý Vị vui lòng cho biết từ khi có hoạt động nuôi cá basa – cá tra diễn ra trên địa phương thì tình hình môi trường đất biến đổi như thế nào? Rất tốt Tốt Bình thường Ô nhiễm Ô nhiễm nặng Khi được hỏi nhận định của Quí vị về sự thay đổi của môi trường đất khi phong trào nuôi cá rầm rộ tại địa phương thì có 18% cho là rất tốt, 23% tốt, 50% bình thường, 6% ô nhiễm, 3% rất ô nhiễm. Thực tế thì tình hình ô nhiễm , biến đổi môi trường đất thì chỉ có những người có kiến thức chuyên môn mới nhận định được sự biến đổi này. Tuy nhiên đứng về góc độ “mắt thấy, tai nghe” thì các câu trả lời trên là sát với thực tế sự biến đổi môi trường đất chỉ có các hộ đào ao nuôi mới thấy được ví như sự phèn hóa xảy ra trong ao do khu vực đào ao nuôi có phèn tiềm tàng cũng như các chất thải mang theo độc chất ngấm vào môi trường đất. Vì thế khó mà xác định được mức độ ảnh hưởng ra sao nếu không tiến hành lấy mẫu phân tích. Do điều kiện không cho phép nên em chỉ có thể tiến hành quan sát và đưa ra nhận định môi trường đất ít biến đổi. Biểu đồ 5: Nhận định sự ô nhiễm môi trường đất - Quý Vị vui lòng cho biết từ khi có hoạt động nuôi cá basa – cá tra diễn ra trên địa phương thì tình hình môi trường không khí biến đổi như thế nào (biến đổi của mùi)? Rất tốt Tốt Bình thường Ô nhiễm Ô nhiễm nặng Khi được hỏi về vấn đề ô nhiễm môi trường không khí mà đặc trưng là mùi khi có hoạt động nuôi cá diễn ra tại địa phương thì kết quả không có người nào trả lời là môi trường không khí rất tốt, 4% cho là tốt, 31% bình thường, 46% trả lời là ô nhiễm mùi và 19% cho là ônhiễm rất nặng (tức là mùi thối rất nặng mùi). Qua đó, cho thấy các ao ca gây nên tình trạng hôi thối khắp nơi mà chủ yếu là từ nguồn thức ăn tự chế biến cũng như thức ăn dư thừa tồnđộng trong ao bị phân hủy. Biểu đồ 6: Nhận định ô nhiễm môi trường không khí - Quý Vị có thường xuyên bị các bệnh về đường hô hấp, da và đường ruột từ khi có hoạt động nuôi cá basa – cá tra diễn ra trên địa phương? Rất thường xuyên Thường xuyên Bình thường Rất ít Không Khi được hỏi quí vị có tường xuyên mắc các chứng bệnh về đường ruột, hô hấp, da liễu khi có hoạt động nuôi cá diễn ra thì 23% cho là rất thường xuyên, 47% thường xuyên, 16% bình thường, 3% rất ít, 14 không bệnh. Hầu như dân cư xum quanh các ao nuôi đều thường xuyên bị các chứng bệnh có liên quan đến việc sử dụng nước cho sinh hoạt từ nguồn thải của cacá ao nuôi này, mặc dù nước lấy lên dùng đã được lắng phèn. Biểu đồ 7: Biểu thị nhiễm các chứng bệnh về đường ruột, hô hấp, da liễu - Việc nuôi cá basa – cá tra mang lại lợi nhuận kinh tế rất lớn đồng nghĩa với việc làm ô nhiễm môi trường, vậy Quý Vị có hưởng ứng hoạt động nuôi trồng này không? Rất hưởng ứng Hưởng ứng Bình thường Không hưởng ứng Ý kiến khác Khi được hỏi nuôi cá mang lại nguồn lợi nhuận rất lớn nhưng gây ảnh hưởng đến môi trường và không bền vững cho tương lai về sau thì quí vị có sẵn sàng tham gia, được trả lời 2% rất hưởng ứng, 15% hưởng ứng, 26% bình thường, 43% không hưởng ưng, 14% cho ý kiến khác. Qua đó cho biết người dân cũng rất quan tâm đến vấn đề sản xuất nhưng sao cho bền vững, ít ảnh hưởng môi trường và gây hậu quả về lâu dài Biểu đồ 8: Mức độ hưởng ứng nuôicá basa – cá tra - Việc nuôi cá basa – cá tra sẽ ít gây ảnh hưởng môi trường hơn khi tuân thủ các quy định của pháp luật và các quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cũng như các cơ quan quản lí nhà nước khác nhưng sẽ tổn thất 30% lợi nhuận, Quý Vị có sẵn sàng chấp hành? Rất sẵn sàng Sẵn sàng Không Tìm cách qua mặt cơ quan ý kiến khác khi được hỏi khi tiến hành nuôi cá nếu tuân theo các qui định của luật nuôi trồng thủy sản thì sẽ them chi phí là 30% trên lợi nhuận (bởi vì hầu như hiện nay không có hộ nào có ao xử lí nước thải) thì 48% trả lời là không, 24% sẵn sàng, 21% tìm cách qua mặt CQNN, 7% cho ý kiến khác và không có người nào trả lời rất sẵn sàng. Điều này cho thấy nếu đụng chạm đến lợi ích cá nhân thì hầu như mọingười đều không hưởng ứng. Điều này trái ngược với với câu trả lời trên vì người dân quan tâm cho tương lai nhưng họ vẫn chưa nhận thức được cái lợi cá nâhn và cái lợi của cộng đồng và bền vững cho tương lai.vì thế giải pháp đặt ra là sao cho nuôi có hiệu quả, tuân theo luật định nhưng vẫn thỏa mãn lợi ích về kinh tế. Biểu đồ 9: Mức độ đồng ý tuân thủ các qui định luật nuôi trồng thủy sản - Nếu có điều kiện Quý Vị có sẵn sàng tham gia phản ánh các hoạt động làm ô nhiễm môi trường không (điển hình như hoạt động nuôi cá basa – cá tra không tuân theo quy định làm ô nhiễm môi trường)? Rất sẵn sàng Sẵn sàng Không Không muốn làm phiền lòng hàng xóm Tìm cách che dấu tiếp Khi được hỏi quí vị có sẵn lòng tố cáo các hành động gây ô nhiễm môi trường như xã nước thải nuôi cá trực tiếp ra sông, rạch không qua xử lí hoạt đỗ bỏ bừa bãi bùn thải ra môi trường thì kết quả nhận được 39% rất sẵn sàng, 28% sẵn sàng, 16% không, 21% trả lời không muốn làm phiền lòng hàng xóm, hơn thế còn có 7% sẽ tìm cách che dấu tiếp hành động nguy hại này. Kết quả cho thấyngười dân rất sẵn sàng phản ánh các hành động gây ô nhiễm, tuy nhiên người dân vùng quê còn nặng sống tình cảm nên 38% là không tố cáo hoặc im lăng. Biểu đồ 10: Mức độ tham gia tố cáo các hành động gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động nuôi cá 6.2 Kết luận quá trình khảo sát – phỏng vấn. Sau khi tiến hành khảo sát và phỏng vấn, rút ra được các vấn đề sau: Về hiện trạng: Hầu hết các ao nuôi cá đều chưa có ao xử lí nước vào ao trước khi nuôi cũng như xử lí nước thải trước khi thải ra môi trường tiếp nhận. Lượng bùn thải trong quá trình đào ao, xử lí ao và bùn hút được sau khi thu hoạch đều được bom thẳng ra sông rạch hoặc đắp cặp theo bờ ao. Lượng thức ăn dư thừa là quá lớn làm tăng thêm chi phí và ô nhiễm môi trường. Các hộ nuôi sử dụng hóa chất một các bừa bãi không theo kỉ thuật, khoa học gây dư thừa chất kháng sinh trong cá thành phẩm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm dẫn đến nguy cơ khó xuất được hàng do khôngdạtchuẩn chất lượng đối tác nhập đưa ra. Để tiết kiệm chi phí khoảng 50% các hộ nuôi dùng thức ăn chế biến, ưu điểm là giá thành rẻ tận dụng nguồn thức ăn tại chỗ cũng như tái sử dung lượng cá chết. Nhưng lượng thức ăn này khi được phân hủy sẽ gây hại cho môi trường ao nuôi, làm tăng lượng vi sinh trong ao nuôi cũng như giảm lượng oxy hòa tan làm ao nuôi bị ô nhiễm khả năng cá chết do thiếu oxy là rất cao. Chất lượng nứơc tại các sông rạch có màu xanh hoặc hơi đen do tảo có môi trường thuận lợi phát triển và do ô nhiễm hữu cơ. Mùi hôi thối bốc lên từ ao rất khó chịu do thức ăn dư thừa phân hủy. Lượng cá hao hụt ngày càng tăng (30 - 60%) chứng tỏ mặc dù diện tích tăng nhưng số lượng sản phẩm không tăng gây tổn thất kinh tế cho bà con. Việc này là do các hộ nuôi trực tiếp xã thải vào nguồn nước rồi lại lấy chính nguồn nước đó lên nuôi trồng mà không có một hệ thống thủy lợi riêng. Các ao nuôi đều tự phát, cập theo các con sông lớn thuận tiện cho việc lấy nước và thay nước, không theo quy hoạch của tỉnh An Giang. Giá trị lợi nhuận mà các hộ nhận được thực ra đó là phí để xử lí môi trường, nếu tính luôn phí này vào cộng với tỉ lệ hao hụt cao hơn từ 40 – 50% thì các hộ nuôi sẽ cầm chắc lỗ lã. Về kết quả trưng cấu ý kiến: Người dân phần lớn quan tâm đến các vấn đề môi trường ngày nay nhưng một bộ phận nhỏ còn thờ ơ hoặc không hiểu biết khái niệm Môi Trường là gì? Người dân tại thời điểm này rất mong muốn được tham gia nuôi cá basa – cá tra vì nguồn lợi nhuận là quá lớn từ 20 -30%. Người dân rất hưởng ứng hoạt động nuôi trồng này nhưng vì cái lợi cá nhân, cái lợi trước mắt mà hầu như đều không muốn nuôi trồng theo qui định của luật thủy sản vì sẽ làm tăng chi phí tức là giảm doanh thu. Mọi người rất sẵn sàng tố cáo các hành động gây ô nhiễm môi trường mà điển hình từ hoạt động nuôi cá. Mọi người thường xuyên mắc các chứng bệnh về da, hô hấp và đường ruột do sử dụng nước dưới sông rạch cho sinh hoạt, nấu ăn, tắm rửa. Đây là hậu quả trước mắt mà ai cũng hình dung được. 6.3 Đề xuất giải pháp Trong phạm vi giới hạn của đề tài cả thời gian lẫn không gian cũng như trình độ chuyên môn. Đề tài chỉ khảo sát, phân tích cái lợi về kinh tế và cái hậu quả môi trường tiềm tàng của hoạt động nuôi cá basa – cá tra từ đó rút kết luận, các luận chứng khoa học cũng như quan sát thực tế mà đưa ra giải pháp cho từng đối tượng cụ thể cùng nhau khắc phục nhược điểm, năng cao ưu điểm nhằm mục đích xây dựng nền kinh tế ngư nghiệp bền vững cho tỉnh An Giang vì hầu hết diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh An Giang đều tập trung nuôi 2 giống cá chính là cá basa và cá tra mà hiện nay chủ yếu là cá tra. 6.3.1 Giải pháp cho cơ quan QLNN Điều chỉnh diện tích sao cho hợp lí, không chạy theo số lượng mà là chất lượng. Khi đưa ra chỉ tiêu qui hoạch diện tích cần tính đến tải lượng chất thải vào môi trường của hai con sông chính chảy qua địa phận tỉnh. Sau khi có được số liệu chính xác tiến hành tính toán toàn diện tổng lượng thải nuôi thủy sản trên toàn tỉnh mà điều chỉnh diện tích nuôi cho bền vững. Quy hoạch lại khu vực nuôi dựa trên các ao nuôi thực tế, không nên đưa dân vào các quy hoạch mới vì như thế sẽ làm tăng diện tích đất nuôi trồng cũng như hoang phí diện tích đất đã sử dụng hiện tại. Quy hoạch diện tích nuôi cá phải đồng thời cùng với quy hoạch môi trường tỉnh. Xây dựng hệ thống thủy lợi riêng cho nuôi trồng thủy sản. Việc này rất quan trọng. Thứ nhất: Khi có hệ thống thủy lợi riêng sẽ tránh xảy ra tình trạng hiếm nước phục vụ cho nuôi trồng. Thứ hai: Nguồn nước thải là nước thải cục bộ được xử lí trứơc khi xã môi trường không ảnh hưởng đến nguồn nước chung. Thứ ba: thuận tiện cho việc kiểm tra chất lượng nước nuôi trồng mà có biện pháp xử lí kịp thời tránh được rủi ro cao nhất. Giới hạn diện tích nhỏ nhất có thể nuôi cá vì như thế sẽ giảm chi phí cho đầu tư cũng như chi phí cho xử lí môi trường và thuận tiện cho việc xử lí nước thải. Đề xuất qua tính toán và tham mưu ý kiến chuyên gia diện tích thích hợp là từ 2ha trở lên tính luôn diện tích ao xử lí và diện tích đất cho sinh hoạt đi lại. Nếu hộ nuôi nào có diện tích ít hơn thì phải liên kết với nhau để có diện tích đạt tiêu chuẩn. Áp dụng chặt chẽ các qui định của luật nuôi trồng thủy sản, luật môi trường về nồng độ xã thải, các hóa chất giới hạn trong nuôi trồng. Chỉ đạo phát triển nuôi cá cũng như đầu tư xây dựng nhà máy chế biến theo quy hoạch, đảm bảo hài hòa giữa cung và cầu bảo vệ môi trường sinh thái. Hiện nay nên theo hướng tạm dừng phát triển thêm vùng nuôi cá và tạm ngưng cấp phép xây dựng thêm nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu để điều chỉnh phát triển đạt tiêu chí bền vững. Chỉ đạo các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn mở rộng mô hình liên kết giữa doanh nghiệp chế biến với người nuôi và người cung ứng các dịch vụ cho sản xuất nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích, điều tiết việc cung ứng giữa nguyên liệu với chế biến tiêu thụ, đảm bảo cân đối cung cầu, không bị khủng hoảng thừa hoặc thiếu, hạn chế việc giá cả lên xuống thất thường, gây rủi ro cho nghề nuôi cá và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà máy chế biến, làm ảnh hưởng đến đời sống của người lao động và phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Áp dụng phí môi trường tùy theo thực tế tình hình địa phương và thu nhập của từng vụ cá trên từng diện tích mang lại (do Sở Tài nguyên và Môi trường phụ trách). Mục đích là sử dụng phí này cho hoạt động cải tạo xử lí các con sông, rạch bị ô nhiễm. Để cho việc xuất khẩu cá tiến triển tốt hơn, nhất là vượt qua rào cản thương mại về an toàn VSTP sở tài nguyên và môi trường nên tiến hành xây dựng Nhãn Sinh Thái như một cách làm nổi bậc thương hiệu cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn của quốc tế cho mặt hàng cá basa – cá tra. 6.3.2 Giải pháp cho người nuôi Giải pháp cho người nuôi là những giải pháp nhằm năng cao năng suất nhưng vẫn đạt chất lượng và bảo vệ môi trường: Các giải pháp phòng bệnh tổng hợp: Cải tạo tốt môi trường nuôi Sau mỗi vụ ương, nuôi đều phải cải tạo bè, ao đúng theo kỹ thuật. Cần chọn giống tốt Mua giống ở trại giống có uy tín. Sử dụng đàn cá bố mẹ tốt, đàn cá giống không nhiễm các mầm bệnh. Thả giống đúng mật độ, đúng kỹ thuật (Thả cá đều cỡ, lúc mát trời, tránh gây xốc cá như xốc nhiệt,xốc môi trường...) Quản lý, chăm sóc tốt a- Nâng thể trạng của động vật thủy sản: - Cần quan tâm đến công tác giống. Tránh trường hợp giống thoái hóa do cá bố mẹ già cỗi, hiện tượng cận huyết. Cung cấp giống tăng trưởng nhanh và kháng bệnh tốt. - Thả cá đúng mật độ. Mật độ thả cá phụ thuộc vào điều kiện ao nuôi, thời gian nuôi, hình thức nuôi, tay nghề, khả năng đầu tư. Mật độ nuôi ảnh hưởng đến  sự xuất hiện bệnh và sản lượng cá nuôi. - Sử dụng thức ăn không mang mầm bệnh. Cho ăn theo 4 đúng (chất lượng, số lượng, vị trí và  thời gian) giúp cá khỏe, chóng lớn và hấp thu, chuyển hóa thức ăn tốt. - Khi thời tiết xấu, giao mùa, bổ sung Vitamin C, tỏi, sinh tố tỏi để giúp cá tăng cường sức đề kháng . -Tránh gây sốc cá. Lúc nhập giống, thiết kế ao, bè đúng kỹ thuật. Chọn vị trí đặt bè, vị trí ao. Quản lý môi trường tốt. Nguồn thức ăn tốt, không thay đổi mồi đột ngột....  - Sát trùng dụng cụ dùng trong nuôi thủy sản. Không dùng chung dụng cụ từ ao, bè này sang ao bè khác, tránh lây lan mầm bệnh. b-Quản lý tốt môi trường nuôi Quản lý các yếu tố môi trường nuôi thích hợp và ổn định; kìm hãm sự phát triển của các tác nhân gây bệnh. Nếu màu nước xanh, trong và độ trong khoảng 30 - 40cm là đạt yêu cầu. Nếu không,  phải xử lý, theo từng bước sau: - Thay nước tầng đáy, có thể nối ống từ cống thoát xuống tới đáy. Xử lý môi trường, bón vôi  CaCO3 hoặc vôi Dolomite, jucazeolite hoặc supper-pac (vừa lắng tụ làm trong nước vừa khống chế tảo phát triển và hấp thu các khí độc). - Dùng hóa chất diệt tác nhân gây bệnh, khống chế mật số tảo phát triển quá mức, có thể sử dụng như sau: * Nếu nuôi cá bè,  treo túi vôi, muối đầu bè :1-2/kg/10m3 (vôi trộn trấu để không bị vón );hoặc treo, tạt thuốc ngừa ngoại ký sinh: Avaxide; formol, iodine... * Nếu nuôi ao, vào lúc mưa dầm, mùa nước đổ, nước rút (tháng 10-12 dương lịch cá thường bị sán ký sinh ở mang có thể sử dụng một trong các lọai hóa chất như Formol, Avaxide tạt buổi sáng. TCCA (TRICLOISOCIANURIC AXIT) tạt lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. * Vào lúc nắng gắt, mưa, bão, áp thấp, trời âm u, nước ao nhiễm bẩn, thường bị trùng bánh xe ký sinh. Có thể sử dụng BKC, Formol, Biogreencut, seeweed, tạt buổi sáng, theo liều lượng của nhà sản xuất. * Nếu lúc nhiệt độ giảm thấp, hoặc nguồn nước nhiễm bẩn, cá thường bị nấm ký sinh ở mang có thể dùng thuốc có gốc iode như Mizuphor, iodine-complex, sundine 37, sundine 57... hoặc iodine nguyên liệu. Cách pha: 100g iodine pha trong 1lít  rượu, sử dụng cho ao 2000m2, độ sâu 3m). Các hóa chất trên tạt liên tục 3 ngày thì ngưng (nếu liều thấp). Liều cao, thì cách ngày tạt một lần, tạt 3 đợt. Sau đó cách ly 1-3 ngày (tùy loại hóa chất) dùng chế phẩm sinh học để cân bằng môi trường như Juca –Zeolite, Bio –DW (Viện công nghệ hóa sinh Hà Nôi, 1999). Tất cả những dấu hiệu bên ngoài xảy ra trên cá, đều giống nhau. Nhưng tác nhân gây bệnh khác nhau. Do đó ta phải xác định đúng tác nhân gây bệnh thì việc xử lý mới đạt hiệu quả , sẽ hạn chế và tiến đến không dùng kháng sinh. (Nguồn: Kỹ sư Nguyễn Thị Phi Phượng _ Trạm Khuyến  Nông Phú Tân – An Giang, 2006) 6.3.3 Giải pháp kĩ thuật xử lí chất thải 6.3.3.1 Sử dụng chế phẩm sinh học EM - EM là chữ viết tắt: Effective micro-organism, có nghĩa là: "Các vi sinh vật hữu hiệu". Trong chế phẩm EM hiện có tới 80-125 loài sinh vật thuộc 10 chi khác nhau. Chúng bao gồm các vi sinh vật quang hợp (tổng hợp ra các chất hữu cơ từ CO2 và H2O), vi khuẩn cố định nitơ (chuyển nitơ trong không khí thành NH3), xạ khuẩn (sinh sản ra chất kháng sinh ức chế vi sinh vật gây bệnh và phân giải chất hữu cơ), vi khuẩn lactic (chuyển hóa thức ăn khó tiêu thành thức ăn dễ tiêu), nấm men (sinh sản ra các vitamin và các axit amin...). - Trong EM có chứa cả hai loại vi khuẩn kị khí (Anaerobic) và vi khuẩn hiếu khí (Aerobic). Chúng tạo ra một hệ thống vi sinh thái, cộng sinh với nhau, tạo ra được nhiều sản phẩm khác nhau, phát huy được nhiều loại tác dụng hỗ trợ nhau. - EM thúc đẩy sự sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, ức chế các vi sinh vật có hại, tăng cường miễn dịch cho cây trồng, vật nuôi, phân giải các chất hữu cơ có trong rác và nước thải, đổi mới và nâng cao chất lượng các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi, hạ giá thành và giảm chi phí lao động trong nông nghiệp, trong xử lý chất thải: rắn, lỏng, khí ra môi trường... Ngoài ra, EM còn được sử dụng trong công nghệ xử lý môi trường: làm giảm hoặc mất đi mùi hôi thối trong chăn nuôi: lợn, gà, vịt... phân hủy rác sinh hoạt, xử lý nước thải sinh hoạt. - Ở Việt Nam, EM được chính thức đưa vào năm 1997, sau quyết định ngày 29/05/1997 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường thành lập tổ công tác triển khai công nghệ EM tại Việt Nam. - EM gồm các chế phẩm: ·         EM nguyên thủy là chế phẩm chứa các hệ vi sinh vật ngừng hoạt động (được sản xuất tại Nhật Bản). ·         EM1 là dung dịch thứ cấp (pha loãng với nước và rỉ đường) dùng phun cho cây trồng và chăn nuôi, và xử lý môi trường. Đây là một dung dịch màu vàng nâu, mùi dễ chịu, vị chua ngọt có pH 4 thì đã hỏng, không sử dụng được nữa. ·         EM5 là dịch lên men với giấm, cồn, rỉ đường, và EM1. EM5 được dùng để diệt côn trùng, và sâu có hại cho cây trồng. ·         EM F.P.E (Fermented Plant Extract) là dịch chiết cây cỏ lên men với EM1, pha với rỉ đường dùng diệt các tác nhân gây bệnh và loại trừ côn trùng, cung cấp chất dinh dưỡng cho đất. ·         EM-Bokash là chất hữu cơ lên men (cám, dầu, bột cá...) với EM1. EM-Bokashi dùng làm phân bón hoặc phụ gia trong thức ăn gia súc và xử lý môi trường. Trong đó chứa rất nhiều chủng vi sinh vật khác nhau, tăng vi sinh vật hữu hiệu cho đất. - Tác dụng của EM - Trong sản xuất thức ăn cho tôm cá, giúp tôm cá tăng trọng và chống được bệnh tật. - Trong xử lý nguồn nước bị ô nhiễm để phục vụ nuôi trồng thủy sản. - Trong xử lý nước thải công nghiệp CBTS, góp phần chống ô nhiễm môi trường. -Khử trùng nước thải - Nhằm mục đích phá hủy, tiêu diệt các loại vi sinh vật gây bệnh chưa được hoặc không thể khử bỏ trong quá trình xử lý nước thải. - Sau khi xử lý sinh học, trong điều kiện tự nhiên thì hiệu xuất khử trùng có thể đạt đến 99,9%, còn trong điều kiện nhân tạo có thể đạt 91-98%. Đặc biệt trong quá trình xử lý kị khí, đã tiêu diệt được nhiều vi sinh vật gây bệnh mà nguyên nhân chủ yếu là do sự có mặt các axit béo bão hòa được tạo ra từ phản ứng. 6.3.3.2 Biện pháp giảm thiểu chất thải. Biện pháp chung Nên sử dụng loại thức ăn có hệ số chuyển đổi thấp, các thức ăn được mua và chế biến ở các cơ sở tin cậy, có giấy phép hoạt động. Các loại giống thả phải được lấy tại các cơ sở của nhà nước cho phép nhập hoặc gây giống có sự kiểm dịch chặt chẽ của nhà nước. Các loại hoá chất và chế phẩm vi sinh sử dụng được qui định trong danh mục của Bộ Thuỷ sản và Bộ Y tế về liều lượng cũng như thời gian sử dụng, đảm bảo an toàn cho người và sinh vật. Duy trì các hệ thống kênh, ao lắng và quá trình giảm thiểu (nuôi cá, thả lục bình), đảm bảo khi thải ra môi trường phải đạt tiêu chuẩn cho phép. Sử dụng các loại phân bón và các hoạt động cho ăn sao cho phù hợp, hạn chế chất dinh dưỡng dư thừa trong nước thải khi thải ra môi trường. Biện pháp sử dụng chuỗi thức ăn và nuôi theo tầng. Ưu điểm của biện pháp này là nhằm làm giảm số lượng chất thải trước khi cho vào ao xử lí nước thải. Áp dụng chuổi thức ăn theo các bậc, khi cá basa – cá tra đatï từ 300g trở lên tiến hành thả thêm cá sặc với mật độ 2 con/ m2 _ đây là loài cá ăn tạp sẽ ăn tạp chất từ chất thải của cá basa – cá tra. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp về mặt môi trường, thông thường các hộ nuôi sẽ không áp dụng vì như thế sẽ làm tăng hệ số thức ăn, tăng chi phí. Bên cạnh khi thu hoạch phải tiến hành phân lọai rất mất thời gian. 6.3.3.3 Các yếu tố cho đảm bảo an toàn VSTP Trong nuôi trồng thủy sản chúng ta cần quan tâm đến hai mối nguy chính là sinh học và hóa học, các mối nguy này tác động và ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn vệ sinh sản phẩm (nguyên liệu), như sau: Môi trường nuôi: nguồn nước, chất đáy, các sinh vật trong ao có thể tồn tại các dư lượng thuốc trừ sâu, kháng sinh, kim loại nặng. Các yếu tố hữu sinh: tác nhân gây bệnh (virut, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng), tảo độc, độc tố sinh học khác. Hóa chất, thuốc, phân bón sử dụng cho nuôi trồng thủy sản, gây màu, xử lý môi trường và phòng trị bệnh. Thức ăn: bảo quản bằng kháng sinh hoặc trộn thêm kháng sinh để phòng bệnh cho động vật nuôi, các chất kích thích sinh trưởng hoặc thức ăn để quá hạn sẽ nhiễm nấm độc. Con giống: trong quá trình ương ấp dùng nhiều hoá dược và kháng sinh phòng trị bệnh. Sơ đồ các mối nguy tác động và ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn vệ sinh sản phẩm (nguyên liệu) trong nuôi trồng thủy sản Chương 7: KẾT LUẬN VÀ KIỆN NGHỊ Kết luận Phát triển kinh tế là xu thế tất yếu, trong hoạt động kinh tế phải biết thay đổi cơ cấu sao cho phù hợp với thị trường nhằm tăng khả năng cạnh tranh và thu lợi nhuận cao nhất. Trong kinh tế cái đặt lên hàng đầu là lợi nhuận, làm sao để tăng lợi nhuận và giảm chi phí sản xuất là mục tiêu hàng đầu của của người làm kinh tế. Tuy nhiên, khái niệm kinh tế đó giờ đây có thực sự đúng? Khi con gnười phải đối mặt với những thách thức do đặt lợi nhuận lên hàng đầu. Con người, xã hội, môi trường là 3 yếu tố tất yếu tác động tương hỗ lẫn nhau. Trong xã hội có các hoạt động của con người bao gồm luôn hoạt động kinh tế. Nếu xã hội có nền kinh tế phát triển sẽ giúp con người năng cao đời sống vật chất, tinh thần nhưng khi phát triển kinh tế thì it nhiều con người đã tác động đến môi trường làm cho môi trường bi cạn kiệt - suy thoái và thế là cái vòng “lẫn quẫn” xuất hiện. Môi trường xuống cấp tác động lên chính sức khỏe con người, tác động ngược lại lên nền kinh tế làm nền kinh tế bị suy giảm do không còn tài nguyên để khai thác và môi trường sản xuất không thể sản uất được nữa. vì thế con người lại tiếp tục khai thác tài nguyên mới để phục hồi kinh tế vô tình làm cho môi trường đã xuống cấp, nay lại xuống cấp trầm trọng hơn. Cứ như thế, vòng quay cứ quay và hậu quả tất nhiên là con người phải trả giá. Thực tế, tỉnh An Giang đang bất đầu tập trung đầu tư cho nuôi trồng thủy sản đặc biệt là con cá basa – cá tra có giá trị xuất khẩu cao mang nguồn lợi kinh tế rât lớn cho tỉnh này, đây là chủ trương đúng đắn của UBND tỉnh An Giang. Tuy nhiên, trên con đường tiến đến công nghiệp nuôi trồng thủy sản, An Giang đã gặp khó khăn đó chính là vấn nạn ô nhiễm môi trường do chính hoạt động nuôi trồng này gây nên. Sự bất cập giữa phát triển kinh tế hy sinh môi trường là một quyết định sai lầm dựa trên các mục tiêu đề ra của UBND tỉnh. Từ cái thực tế đó, em đã lựa chọn đề tài này với mục đích phân tích được cái lợi và các hậu quả tiềm tàng trong tương quan với các môi trường thành phần. Góp phần đưa ra những nhận định khách quan của người không làm kinh tế, không đặt lợi nhuận lên hàng đầu mà có nhận xét khách quan về những gì đã đang và sẽ xảy ra nếu hoạt động này tiếp tục diễn ra và phát triển hơn nữa. Với mục đích rỏ ràng trên em rút ra kết luận: hiện tại hoạt động nuôi cá basa – cá tra đang làm ô nhiễm môi trường một cách rỏ rệt. Mà cái nguyên nhân không ở đâu xa xôi đó chính là hệ quả tác động vào môi trường theo hướng tiêu cực, lấy tài nguyên nước phục vụ cho nuôi trồng không xử lí trước khi trả lại vào môi trường. Cách bố trí ao nuôi không hợp lí không theo qui hoạch, tự phát. Cách nuôi trồng không đúng kỉ thuật sản sinh ra nhiều chất thải. cách quản lí không chăt chẽ của cơ quan QLNN, không kiên quyết trước những hành vi gây ô nhiễm môi trường. Cái quan trọng nhất đó là ý thức về môi trường của người nuôi còn quá thấp, ở đây không nhận định là họ không có nhận thức, họ nhận thức được việc làm của họ là góp phần tăng nguy cơ suy thoái của môi trường nhưng vì cái lợi cá nhân trước mắt mà họ lờ đi ý thức bảo vệ môi trường. Từ đó có thể trả lời được các câu hỏi đã được đặt ra ở phần Đặt Vấn Đề đó là: Liệu việc tăng diện tích nuôi có tăng được sản lượng, chất lượng sản phẩm và lợi suất kinh tế trong tương lai? Trả lời: Nếu tình hình vẫn tiếp diễn không quy hoạch cải tạo môi trường theo hướng tích cực, môi trường bị ô nhiễm trầm trọng thì cho dù diện tích co tăng lên bao nhiêu thì với lượng hao hụt ngày càng lớn thì sản lượng chất chắn không tăng. Sản phẩm được nuôi trong môi trường ô nhiễm chắn chắc sẽ bị ô nhiễm và chất lượng sẽ không đạt. khi đó hậu quả về kinh tế là đều tất yếu. Khi diện tích nuôi tăng một cách ồ ạt và tự phát thì sẽ mang lại “hiệu quả” hay “hậu quả”nhiều hơn? Trả lời: Diện tích nuôi tăng ồ ạt nhưng tự phát không theo quy hoạch chỉ mang lại cái lợi trước mắt nhưng hậu quả sẽ đến trong tương lai gần. Môi trường sẽ bị ảnh hưởng ra sao nếu xu thế này vẫn tiếp tục diễn ra trong tương lai? Trả lời: Môi trường sẽ bị ô niễm, suy thoái. 4. Đời sống của người dân nuôi cá cũng như các hộ không nuôi cá sẽ bị ảnh hưởng như thế nào trước xu thế này? Trả lời: Người nuôi cá sẽ phải trả giá cho những gì họ đã lấy những gì của môi trường mà trả lại không đúng cách đó chính lợi nhuận họ thu được cho những vụ trước vào khắc phục cho những vụ thất bát sau này đó chỉ là tính trên kinh tế. Thực tế cả người nuôi, người không nuôi đều trực tiếp bị tác động trở lại từ môi trường đó là nguồn nước bị ô nhiễm, không có nước để sinh hoạt, các bệnh về da liễu, hô hấp, đường ruột sẽ thường xuyên diễn ra gây hại cho sức khỏe. 5. Có nên khuyến khích tiếp tục tăng diện tích nuôi hay dừng hoặc giảm để đảm bảo cho hoạt động nuôi trồng bền vững ít tác động đến môi trường? Trả lời: không nên tiếp tục gia tăng diện tích nuôi mà chú trọng vào chất lượng sản phẩm, nên áp dụng các kỉ thuật trông nuôi trồng để năng cao năng xuất dựa trên diện tích sẵn có. Quy hoạch cho hợp lí, có hệ thống thủy lợi riêng khi đó năng suất tăng chất lượng sản pẩhm đạt không những mang lại lợi nhuận cao mà còn khẳng định được thương hiệu thủy sản của tỉnh. Kiến nghị: Sau khi hòan thành đề tài “Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do gia tăng diện tích nuôi cá basa - cá tra và đề xuất giải pháp phát triển ngư nghiệp bền vững cho tỉnh An Giang”. Em có những kiến nghị sau: Đối với cơ quan QLNN: Thi hành kiên quyết các quyết định về luật nôi trồng thủy sản và luật bảo vệ môi trường. Quy hoạch lại diện tích nuôi dựa trên diện tích sẵn có, xây dựng hệ thống thủy lợi riêng phục vụ cho nuôi trồng thủy sản. Xây dựng nhãn sinh thái riêng cho mặt hàng cá basa – cá tra nhằm năng cao chất lượng sản phẩm cũng như phát triển thương hiệu cá da trơn của Việt Nam trên thị trường thế giới. Mở các lớp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các hộ nuôi cá nói riêng và toàn thể dân cư noi chung. Thành lập đội cảnh sát môi trường thường xuyên kiểm tra, xử phạt các hộ không tuân theo quy định, thu hồi giấy phép nuôi trồng thủy sản. Đối với người nuôi: Áp dụng đúng các kỉ thuật nuôi không vì tiết kiệm chi phí mà sử dụng con giống, nguồn thức ăn không đạt chất lượng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sau này. Tiến hành xây dựng hệ thống cấp nước và hệ thống xử lí nước thải cho ao nuôi, nếu diện tích nhỏ nên liên kết với nhau cho thuận tiện xử lí và giảm chi phí cho xử lí môi trường này. Tuyệt đối chấp hành các quy định hiện hành của cơ quan QLNN về nuôi trồng thủy sản và bảo vệ môi trường vì tất cả các quyết định này đều nhằm mục đích cho một nền kinh tế thủy sản bền vững. Kết hợp chặt chẽ với các các nhà máy chế biến thủy sản để có kế hoạch nuôi trồng hợp lí giải quyết được tình trạng cung cầu vừa đủ. Đối với người dân: Tiên phong tố cáo các hành vi làm ô nhiễm môi trường từ hoạt động nuôi trồng này như: không có ao xử lí nước thải, đổ - xã bùn thải, nước thải trực tiếp ra sông rạch.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdo an hoan chinh.doc
  • docdanh muc bang bieu.doc
  • docDMKH.doc
  • docLICMN~1.DOC
  • docmucluc.doc
  • docnhan xet cua giao vien PHN.doc
  • docnhiem vu do an tot nghiep PHN.doc
  • docphu luc.doc
  • doctailieuthamkhao.doc
Tài liệu liên quan