Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá tác động môi trường một cách chi tiết và toàn diện của Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2), có thể rút ra một số kết luận chính sau đây :
- Dự án được thực hiện ở vị trí thuận lợi, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
- Dự án sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Nhơn Trạch nói riêng và đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh Đồng Nai nói chung, đồng thời góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tạo nhiều công ăn, việc làm và thu nhập ổn định cho lực lượng lao động tại địa phương.
- Hiện trạng môi trường nền tại khu vực dự án đặc trưng cho vùng đất đồi trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày, chưa bị ô nhiễm về không khí, nước mặt và nước ngầm. Đây là các chỉ thị môi trường cho phép đánh giá những diễn biến và thay đổi trong chất lượng môi trường tại khu vực dự án dưới các tác động tiêu cực do hoạt động thi công xây dựng và hoạt động lâu dài của dự án.
- Quá trình thi công xây dựng và hoạt động lâu dài của Dự án có thể gây ra một số tác động tiêu cực tới kinh tế - xã hội và môi trường, nếu không có các biện pháp phòng ngừa, khống chế, xử lý ô nhiễm môi trường. Các tác động đó cụ thể là :
93 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá tác động của khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 (tỉnh Đồng Nai) đến chất lượng không khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huy động được một số lượng lớn lao động nhàn rỗi ở địa phương (khoảng 8.000 lượt lao động) tham gia vào quá trình thi công xây dựng dự án, đồng thời góp phần phát triển một số loại hình dịch vụ ăn uống và sinh hoạt khác nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt và hoạt động của công nhân tại khu vực.
IV.2.1.3 Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong quá trình thi công dự án :
Tóm tắt các tác động môi trường đã được nhận dạng, nghiên cứu và đánh giá cụ thể trong quá trình thi công xây dựng dự án KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2) như được trình bày trong bảng 4.8 dưới đây.
Bảng 4.8. Tóm tắt các tác động trong quá trình thi công xây dựng dự án.
Hoạt động đánh giá
Đất
Nước
Không khí
Tài nguyên sinh học
Kinh tế -
xã hội
1. Giải tỏa đền bù, tái định cư
*
*
**
*
***
2. San lấp mặt bằng
**
**
***
**
*
3. Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
**
*
**
*
*
4. Xây dựng các công trình công cộng
*
*
**
*
*
5. Trồng cây xanh
*
*
*
*
*
6. Sinh hoạt của công nhân tại công trường
*
**
**
*
**
Nguồn : Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), tháng 07/2006.
Ghi chú :
* : Ít tác động có hại
** : Tác động có hại ở mức độ trung bình
*** : Tác động có hại ở mức mạnh
Như vậy, việc đánh giá các tác động môi trường tổng hợp của giai đoạn thi công xây dựng dự án đã cho thấy rằng, các hoạt động thi công xây dựng dự án về cơ bản có mức độ ảnh hưởng yếu tới môi trường tự nhiên và kinh tế – xã hội của khu vực. Tuy nhiên, Chủ đầu tư đã quan tâm áp dụng các giải pháp khống chế ô nhiễm phù hợp trong các hoạt động thi công xây dựng dự án, nhất là trong hoạt động san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như quan tâm tới đời sống sinh hoạt của công nhân nhằm giảm thiểu các tác động có hại tới môi trường tự nhiên và kinh tế – xã hội tại khu vực dự án. Hiện tại, KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2) đang từng bước được hình thành và xây dựng một cách khang trang, sạch sẽ (Xem các ảnh của khu vực dự án trong Phần Phụ lục).
IV.2.2 Đánh giá tác động môi trường trong quá trình hoạt động của dự án
IV.2.2.1. Tác động đến môi trường không khí :
(a). Ô nhiễm do khí thải từ hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp :
Mặc dù, hiện tại trong KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2) đã có 06 nhà máy đang hoạt động và 05 nhà máy khác đang xây dựng, song do còn thiếu các số liệu tính toán tin cậy nên tác động ô nhiễm do khí thải từ dây chuyền công nghệ sản xuất và khí thải từ các lò hơi, lò sấycủa các nhà máy, xí nghiệp này không nghiên cứu và đánh giá cụ thể.
Tác động ô nhiễm do khí thải từ dây chuyền công nghệ sản xuất và khí thải từ các lò hơi, lò sấycủa các nhà máy, xí nghiệp trong KCN (ước tính khi lấp đầy 253,05 ha đất xây dựng nhà máy và kho bãi sẽ có khoảng 70 – 75 xí nghiệp hoạt động sản xuất hàng hoá) được dự báo, đánh giá tổng hợp cho toàn KCN trên cơ sở các chỉ số ô nhiễm khí thải trung bình tính toán từ các số liệu điều tra khảo sát thực tế tổng hợp tại một số KCN điển hình đang hoạt động tại Vùng KTTĐPN - Xem bảng 4.9
Bảng 4.9. Hệ số ô nhiễm do khí thải tại một số KCN điển hình.
Khu Công nghiệp
Hệ số ô nhiễm bình quân do khí thải (kg/ha/ngày.đêm)
Bụi
SO2
NOx
CO
THC
KCN Biên Hòa I
9,91
250,00
4,19
2,18
1,53
KCN Biên Hòa II
5,30
27,70
11,30
1,98
-
KCX Tân Thuận
6,18
86,97
9,47
2,24
0,92
KCX Linh Trung
7,21
148,54
28,70
1,88
1,14
Trung bình :
7,15
128,30
13,42
2,07
0,90
Nguồn : Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) thực hiện tổng hợp, tháng 07/2006.
Ghi chú : Tổng hợp các kết quả đề tài nghiên cứu do Viện KTNđ-BVMT, Viện MT-TN, Trung tâm CNMT (ENTEC) thực hiện tại một số KCN nghiên cứu ở trên.
Kết quả dự báo tổng tải lượng ô nhiễm do khí thải từ hoạt động sản xuất hàng hoá (từ dây chuyền công nghệ, lò hơi, lò sấy) của tổng số 70 – 75 xí nghiệp dự kiến hoạt động trong KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2) như được trình bày trong bảng 4.10 dưới đây.
Bảng 4.10. Dự báo tổng tải lượng ô nhiễm không khí trong KCN.
Nội dung tính toán
Tổng tải lượng ô nhiễm không khí dự báo (kg/ngày.đêm)
Bụi
SO2
NOx
CO
THC
Hệ số ô nhiễm bình quân (kg/ha/ngày.đêm)
7,15
128,30
13,42
2,07
0,90
Trên diện tích tính toán là 253,05 ha
1.813,8
32.547,1
3.404,4
525,1
228,3
Nguồn : Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), tháng 07/2006.
Để đánh giá cụ thể hơn về mức độ ô nhiễm khí thải tổng hợp so với tiêu chuẩn, có thể ước tính sơ bộ nồng độ ô nhiễm khí thải trên cơ sở sử dụng thể tích tác động trên bề mặt khu vực dự án đối với con người (V = SxH với H = 10 m) ở điều kiện phát tán khí thải cực tiểu (Vg = 0 – 0,5 m/s) và trong trường hợp khí thải chưa qua xử lý tại các nhà máy, xí nghiệp như được trình bày trong bảng 3.11 dưới đây:
Bảng 4.11. Dự báo nồng độ ô nhiễm khí thải trên bề mặt tác động tại KCN.
Nội dung tính toán
Nồng độ ô nhiễm không khí dự báo (mg/m3)
Bụi
SO2
NOx
CO
THC
Tại KCN (351,17 ha)
51,7
926,9
97
15
6,5
TCVN 5937-2005
0,2
0,125
0,1**
5,0**
1,5*
Nguồn : Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), tháng 07/2006.
Ghi chú : *- TCVN 5938-2005 áp dụng cho xăng.
**- TCVN 5938-1995
- Đánh giá này chỉ có ý nghĩa trình diễn tương đối về mức độ ô nhiễm khí thải chưa qua xử lý ở tốc độ gió nguy hiểm Vg = 0 – 0,5 m/s theo phân loại khí quyển A-B.
Theo bảng 4.11, có thể nhận thấy rằng : hàm lượng bụi dự báo vượt 258 lần; SO2 vượt 7.415 lần, NOx vượt 970 lần, CO vượt 3 lần và THC vượt 4 lần mức tiêu chuẩn cho phép. Đây là mức ô nhiễm không khí rất cao kể cả khi tính đến tốc độ gió trung bình là 10 – 15 m/s tại khu vực dự án và khoảng cách phát tán ô nhiễm trung bình là 202m từ khu vực các ống khói của các nhà máy. Bởi vì, sự pha loãng đơn giản nguồn ô nhiễm với tải lượng ô nhiễm cao sẽ rất khó đạt tới mức tiêu chuẩn cho phép tại mặt đất tác động.
Kết quả khảo sát hiện trạng môi trường không khí tại khu vực KCN đã cho thấy không khí bị ô nhiễm nhẹ về nồng độ bụi và có nồng độ andehyt (nằm trong THC) vượt từ 1,8 đến 2,5 lần mức giới hạn tiêu chuẩn cho phép do hoạt động của 06 nhà máy đang hoạt động hiện nay. Do đó, có thể đánh giá là các nhà máy đã xử lý khá tốt mức độ ô nhiễm khí thải từ dây chuyền công nghệ, lò hơi, lò sấy, song xử lý chưa đạt tiêu chuẩn về andehýt (THC). Vì vậy, Chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp xử lý triệt để các nguồn gây ô nhiễm không khí đã dự báo, nhất là nồng độ THC trong môi trường lao động tại các nhà máy, xí nghiệp nhằm bảo đảm sức khỏe công nhân.
Do KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2) sử dụng nguồn cấp điện của KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 1) từ Nhà máy nhiệt điện Formosa, nên KCN không sử dụng các máy phát điện dự phòng. Trong khi đó, hoạt động của Nhà máy nhiệt điện Formosa đã được đánh giá, phê chuẩn báo cáo ĐTM theo hoạt động của KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 1) và không nằm trong phạm vi nghiên cứu của dự án này.
(b). Mức độ ô nhiễm do khí thải giao thông vận tải :
- Ước tính số lượt xe ra vào vận chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa :
Trong quá trình hoạt động ổn định của KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn II), hàng ngày sẽ có khối lượng rất lớn nguyên nhiên vật liệu và sản phẩm hàng hóa được vận chuyển ra vào trên khu vực dự án. Kết quả điều tra thực tế về khối lượng nguyên nhiên vật liệu, hàng hoá và chất thải vận chuyển hàng ngày tại 07 doanh nghiệp đang và sắp hoạt động trong KCN như được trình bày trong bảng 4.12 dưới đây.
Bảng 4.12. Kết quả điều tra thực tế về khối lượng nguyên nhiên vật liệu, hàng hoá và chất thải vận chuyển hàng ngày tại 07 doanh nghiệp đang và sắp hoạt động trong KCN.
Stt
Tên cơ sở
Diện tích (ha)
Khối lượng vận chuyển (tấn/ngày)
Mức tb (tấn/ha/ngày)
NVL
HH
CTR
1
Công ty TNHH Xây Dựng Lê Phan
2,06
325,1
300
25,1
625,19
2
Công ty CP Dược
phẩm VN-AMPARCO
6,0
0,05
0,04
0,01
0,02
3
Nhà máy gạch ngói Tín Nghĩa
6,0
240,7
240,6
0,1
80,23
4
Công ty TNHH Bao Bì Việt Long
5,0
13,3
13,25
0,05
5,32
5
Công ty CP Nhựa
Tân Tiến
5,0
144,6
143,7
0,9
57,84
6
Chi nhánh công ty quản lý công trình Giao Thông Sài Gòn tại Nhơn Trạch
1,0
577,1
576,9
0,2
1.154,2
7
Nhà Máy Bê Tông li tâm - Khang Phúc
1,5
0,34
0,34
0
0,45
Tổng cộng :
26,56
1.301,19
1.274,83
26,36
97,98
Dự báo toàn KCN
253,05
12.427,93
12.176,16
251,77
Nguồn : Công ty TNHH Một thành viên Tín Nghĩa, tháng 07/2006.
Như vậy, kết quả điều tra khảo sát thực tế cho thấy mức vận chuyển trung bình nằm ở khoảng 97,98 tấn/ha/ngày. Do đó, khi KCN được lấp đầy thì tổng khối lượng vận chuyển hàng ngày tại KCN dự báo sẽ là khoảng 24.856 tấn/ngày. Đối với loại xe vận tải trung bình 10 tấn (loại xe vận tải có tải trọng 3,5 – 16 tấn), thì số lượt xe vận tải có tải dự báo sẽ là 2.486 xe và số lượt xe vận tải không tải (loại xe có tải trọng < 3,5 tấn) được quy đổi thành xe tải trọng trung bình 10 tấn sẽ là : (2.486:2,9) = 857 xe. Kết quả dự báo cho (2.486 + 857) = 3.343 lượt xe vận tải ra vào KCN/ngày.
- Ước tính số lượt xe ra vào vận chuyển công nhân :
Số lượng lao động dự kiến tối đa của KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2) là 49.500 lao động. Theo phương án bố trí nhà ở cho đội ngũ lao động, thì có thể dự báo số lượng công nhân được đưa đón là 70% (do ở trong khu đô thị mới Nhơn Trạch) và số lượng công nhân tự lo phương tiện đi lại là 30% (do ở gần KCN). Như vậy, có thể dự báo số lượt xe ra vào vận chuyển công nhân hàng ngày như sau :
+ Loại xe 25 chỗ ngồi : 2.772 lượt xe ra vào/ngày.
+ Các loại xe khác quy đổi thành loại xe 25 chỗ ngồi : 1.188 lượt xe ra vào/ngày.
+ Tổng cộng : 3.960 lượt xe ra vào/ngày.
Do loại xe 25 chỗ ngồi có tải trọng trung bình là 30 tấn, cho nên số lượng xe này quy đổi thành xe tải trọng trung bình 10 tấn dự báo sẽ là (3.960x3) = 11.800 lượt xe ra vào/ngày.
- Ước tính tổng số lượt xe giao thông vận tải ra vào KCN hàng ngày :
+ Tổng số lượt xe vận tải/ngày : 3.343
+ Tổng số lượt xe khách/ngày : 11.800
+ Số lượt xe dịch vụ khác/ngày : 3.029 (20% số xe tiêu chuẩn)
+ Số lượt xe vãng lai/ngày : 4.543 (30% số xe tiêu chuẩn)
+ Tổng cộng : 22.715 lượt xe ra vào/ngày.
Mật độ xe 946 xe/giờ và 86 xe/làn/hướng/giờ là mức trung bình ở phạm vi ngoài KCN. Bên cạnh đó, ước tính trên phạm vi KCN có ít nhất là khoảng 76 cổng chính ra vào KCN và các doanh nghiệp thành phần với tổng số khoảng 23 làn xe/hướng, nên mật độ xe 4 xe/làn/giờ sẽ không gây tắc nghẽn giao thông trên nội vi KCN.
(c). Đánh giá mức độ ô nhiễm không khí :
Theo hệ số ô nhiễm đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới áp dụng cho loại xe có tải trọng trung bình 10 tấn, có thể đánh giá mức độ ô nhiễm không khí do khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải trong quá trình hoạt động của KCN như được trình bày trong các bảng 4.13, 4.14 và 4.15 dưới đây.
- Tải lượng ô nhiễm từ xe vận tải và xe dịch vụ khác theo quãng đường đi là 7,115 km :
Bảng 4.13. Tổng tải lượng các chất ô nhiễm khí thải sinh ra từ loại xe vận tải và xe dịch vụ khác tại KCN Nhơn Trạch III -giai đoạn 2 (tổng số lượt xe = 6.372).
Stt
Chất ô
nhiễm
Hệ số ô nhiễm
(kg/1.000 km)
Tổng chiều dài tính toán (1.000 km)
Tổng tải
lượng (tấn)
Tải lượng trung
bình (kg/ngày)
1
Bụi
0,9
45,34
0,04
40,80
2
SO2
4,15S
45,34
0,09
94,08
3
NOx
14,4
45,34
0,65
652,90
4
CO
2,9
45,34
0,13
131,49
5
THC
0,8
45,34
0,04
36,27
Nguồn : Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), tháng 07/2006.
Ghi chú : - Tổng chiều dài tính toán = 6.372x7,115/1.000 km.
- Hàm lượng lưu huỳnh (S) trong dầu DO là 0,5%.
- Tải lượng ô nhiễm từ xe khách và xe vãng lai theo quãng đường đi là 5,0 km
Bảng 4.14. Tổng tải lượng các chất ô nhiễm khí thải sinh ra từ loại xe khách và xe vãng lai ở ngoài hàng rào KCN Nhơn Trạch III -giai đoạn 2 (tổng số lượt xe = 16.343).
Stt
Chất ô
nhiễm
Hệ số ô nhiễm
(kg/1.000 km)
Tổng chiều dài tính toán (1.000 km)
Tổng tải
Lượng (tấn)
Tải lượng trung
bình (kg/ngày)
1
Bụi
0,9
81,72
0,07
73,54
2
SO2
4,15S
81,72
0,17
169,57
3
NOx
14,4
81,72
1,18
1.176,77
4
CO
2,9
81,72
0,24
236,99
5
THC
0,8
81,72
0,07
65,38
Nguồn : Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), tháng 07/2006.
Ghi chú : - Tổng chiều dài tính toán = 16.343x5,0/1.000 km.
- Hàm lượng lưu huỳnh (S) trong dầu DO là 0,5%.
- Tổng tải lượng ô nhiễm khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải :
Bảng 4.15. Tổng tải lượng các chất ô nhiễm khí thải sinh ra từ các phương tiện giao thông vận tải (tổng số lượt xe = 22.715 và tổng chiều dài = 127,06 km).
Stt
Chất ô
nhiễm
Hệ số ô nhiễm
(kg/1.000 km)
Tổng chiều dài tính toán (1.000 km)
Tổng tải
Lượng (tấn)
Tải lượng trung
bình (kg/ngày)
1
Bụi
0,9
127,06
0,11
114,34
2
SO2
4,15S
127,06
0,26
263,65
3
NOx
14,4
127,06
1,83
1.829,67
4
CO
2,9
127,06
0,37
368,48
5
THC
0,8
127,06
0,11
101,65
Nguồn : Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), tháng 07/2006.
- Ước tính nồng độ ô nhiễm do khí thải :
Đối với số lượng xe hoạt động trong khu vực KCN, có thể áp dụng thể tích tác động trên bề mặt đối với con người (V = SxH với H = 10m) để ước tính dự báo sơ bộ nồng độ ô nhiễm khí thải từ các loại xe vận tải và dịch vụ khác ở tốc độ gió nguy hiểm Vg = 0 – 0,5 m/s theo phân loại khí quyển A-B như được trình bày trong bảng 4.16 dưới đây.
Bảng 4.16. Dự báo nồng độ ô nhiễm khí thải từ các loại xe vận tải và dịch vụ khác trên bề mặt tác động tại KCN (tính toán với L = 2,115 km).
Nội dung tính toán
Nồng độ ô nhiễm không khí dự báo (mg/m3)
Bụi
SO2
NOx
CO
THC
Tại KCN (351,17 ha)
0,36
0,82
28,3
5,66
0,32
TCVN 5937-2005
0,2
0,125
0,1**
5,0**
1,5*
Nguồn : Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), tháng 07/2006.
Ghi chú : *- TCVN 5938-2005 áp dụng cho xăng.
**- TCVN 5938-1995
- Đánh giá này chỉ có ý nghĩa trình diễn tương đối về mức độ ô nhiễm khí thải ở tốc độ gió nguy hiểm Vg = 0 – 0,5 m/s.
Như vậy, dự báo nồng độ bụi vượt 1,8 lần, SO2 vượt 6,6 lần, NOx vượt 283,3 lần mức tiêu chuẩn cho phép. Do đó, đây là nguồn ô nhiễm không khí bổ sung quan trọng trên khu vực dự án trong điều kiện nắng nóng và đứng gió. Vì vậy, Chủ dự án sẽ áp dụng đầy đủ biện pháp khống chế ô nhiễm không khí (trồng cây xanh, vườn hoa, phun nước rửa đường) nhằm giảm thiểu tác động ô nhiễm do khí thải và cải thiện chất lượng môi trường không khí xung quanh.
Đối với mức độ ô nhiễm do khí thải từ các loại xe khách và xe vãng lai lưu thông ở phạm vi ngoài hàng rào KCN không được dự báo nồng độ ô nhiễm, song tương tự như trường hợp trên có thể dễ dàng nội suy rằng, các chỉ tiêu ô nhiễm đều không đạt tiêu chuẩn TCVN 5937-2005. Do đó, Chủ dự án sẽ bảo đảm diện tích cây xanh cách ly hàng rào KCN nhằm cải thiện chất lượng không khí xung quanh trong và ngoài hàng rào KCN.
(d). Ô nhiễm do khí thải từ các nguồn khác :
Tại hệ thống xử lý nước thải, sự phân hủy kỵ khí của nước thải và bùn thải sẽ gây ra mùi hôi, thể hiện qua các chất ô nhiễm chỉ thị như các hợp chất mercaptan, NH3, H2S... Tại khu vực tồn trữ, phân loại và xử lý rác thải, nguồn gây ô nhiễm không khí xuất phát từ quá trình lên men, phân hủy kỵ khí của rác thải, nước rò rỉ. Ngoài ra, xử lý rác bằng phương pháp đốt, sẽ sinh ra khí thải chứa HCl, HF, NOx, SO2 và bụi thải ra môi trường.
Tuy nhiên, do các nguồn phát sinh khí thải này có tính chất phân tán cục bộ, di động và do thiếu các cơ sở tính toán tin cậy, nên không thể dự báo chính xác tải lượng và nồng độ ô nhiễm. Song, Chủ dự án sẽ áp dụng đầy đủ các biện pháp khống chế và giám sát các loại khí thải này nhằm giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực tới môi trường.
(đ). Đánh giá tác động của các chất ô nhiễm không khí :
Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí được thể hiện qua bảng 4.17 dưới đây.
Bảng 4.17. Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí.
Stt
Chất gây ô nhiễm
Tác động
01
Bụi
- Kích thích hô hấp, xơ hoá phổi, ung thư phổi
- Gây tổn thương da, giác mạc mắt, bệnh ở đường tiêu hoá
02
Khí axít
(SOx, NOx)
- Gây ảnh hưởng hệ hô hấp, phân tán vào máu
- SO2 có thể nhiễm độc qua da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu
- Tạo mưa axít ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thảm thực vật và cây trồng
- Tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu bê tông và các công trình nhà cửa
- Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái và tầng ôzon
03
Oxyt cacbon (CO)
- Giảm khả năng vận chuyển ôxy của máu đến các tổ chức, tế bào do CO kết hợp với hemoglobin và biến thành
cacboxyhemoglobin
04
Khí cacbonic (CO2)
- Gây rối loạn hô hấp phổi
- Gây hiệu ứng nhà kính
- Tác hại đến hệ sinh thái
04
Tổng hydrocarbons (THC)
- Gây nhiễm độc cấp tính : suy nhược, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn giác quan có khi gây tử vong
Nguồn : Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) tổng hợp, tháng 07/2006.
(e). Đánh giá mức độ ô nhiễm do tiếng ồn và rung động :
Tiếng ồn và độ rung cũng là nguồn gây ô nhiễm không khí khá quan trọng và có thể gây ra các ảnh hưởng xấu đến môi trường và trước hết là đến sức khỏe của người lao động trực tiếp, sau đó là tới sức khoẻ khu vực dân cư xung quanh KCN. Tiếng ồn làm giảm năng suất lao động, làm giảm thính lực, dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp. Độ rung ảnh hưởng quan trọng tới năng lực và độ chính xác trong tác nghiệp lao động, giảm thị lực và thích lực, dễ gây ra sự cố tai nạn lao động. Vì vậy, cần chú ý đến các biện pháp chống ồn, rung tại các nhà máy, xí nghiệp và các công trình kỹ thuật đầu mối KCN. Tiêu chuẩn tiếng ồn trong khu dân cư là 60 dBA vào ban ngày và 45 – 55 dBA vào ban đêm, trong khu vực sản xuất là 90 dBA. Trong quá trình hoạt động KCN, tiếng ồn và rung động phát sinh từ các nguồn sau đây :
- Tiếng ồn, rung động do sản xuất được phát sinh từ quá trình va chạm hoặc chấn động, chuyển động qua lại do sự ma sát của các thiết bị và hiện tượng chảy rối của các dòng không khí, hơi. Đây là nguồn ồn quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp tại KCN.
- Tiếng ồn, rung động do các phương tiện giao thông vận tải, các phương tiện máy móc vận hành trong phạm vi KCN. Đó là tiếng ồn phát ra từ động cơ và do sự rung động của các bộ phận xe, tiếng ồn từ ống xả khói, tiếng ồn do đóng cửa xe, tiếng rít phanh.
Theo bảng 4.7, tiếng ồn cực đại của các loại xe cơ giới vượt mức tiêu chuẩn cho phép. Bên cạnh đó, tại KCN đã và sẽ hoạt động các nhà máy, xí nghiệp có mức ồn, rung cao như ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành chế tạo cơ khí, Do đó, Chủ dự án sẽ áp dụng đầy đủ các biện pháp chống ồn, rung nhằm bảo đảm sức khỏe công nhân và giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực đối với khu vực dân cư xung quanh.
IV.2.2.2. Tác động đến kinh tế – xã hội của khu vực :
(a). Các tác động tích cực :
- KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2) được hình thành và hoạt động sẽ góp phần hiệu quả vào quá trình CNH, ĐTH và phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng, ổn định của tỉnh Đồng Nai theo mục tiêu hoàn thành cơ bản quá trình CNH vào năm 2010.
- KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2) có thể cung cấp các sản phẩm công nghiệp cho thị trường tiêu dùng trong nước, thay thế một phần các hàng hóa và sản phẩm nhập khẩu, đồng thời góp phần đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ra thị trường Quốc tế.
- KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2) sẽ là một trong những đầu mối thu hút và chuyển giao kỹ thuật và công nghệ cao trong các ngành công nghiệp.
- Sự phát triển của KCN sẽ góp phần thúc đẩy phát triển và cải thiện các điều kiện về đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân trong khu vực theo hướng khẳng định văn minh công nghiệp và văn minh xã hội trong đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của những người dân.
- Tạo ra nguồn thu cho ngân sách Nhà nước thông qua các khoản thuế.
(b). Các tác động tiêu cực :
Cùng với những lợi ích to lớn về tăng trưởng kinh tế - xã hội, thì sự hình thành và phát triển của KCN cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực có tính chất mâu thuẫn xã hội như : làm thay đổi điều kiện sinh hoạt, việc làm, thu nhập của nhân dân địa phương, gia tăng dân số cơ học trong khu vực, gây ra nhiều vấn đề phức tạp trong phát triển văn hóa và bảo đảm trật tự trị an tại khu vực KCN, hoặc như vấn đề bảo vệ môi trường không khí và nguồn nước sông Thị Vải là mối quan tâm hàng đầu của dân cư tại khu vực dự án.
Hiện nay, do việc suy giảm chất lượng nguồn nước sông Thị Vải đã ở mức báo động, liên quan đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp và KCN đang hoạt động tại lưu vực sông Thị Vải, trong đó KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2) tuy mới chỉ đang ở trong quá trình thi công xây dựng và từng bước hoạt động cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng.
Vì vậy, Chủ đầu tư sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để từng bước giải quyết triệt để các vấn đề môi trường đã phát sinh và giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án.
IV.3. TỔNG HỢP CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
Các tác động đến môi trường trong quá trình thi công xây dựng và hoạt động của dự án đã được nghiên cứu, phân tích và đánh giá chi tiết ở trên, có thể được đánh giá tổng hợp theo phương pháp ma trận môi trường không có trọng số như trình bày trong bảng 4.18. Bảng ma trận này cho phép xác định các quan hệ nhân quả và tương tác giữa các nguyên nhân tác động trong quá trình thi công xây dựng, hoạt động của dự án và kết quả tác động tương đối lên các thành phần môi trường nghiên cứu và đánh giá.
Bảng 4.18. Tóm tắt các tác động môi trường tổng hợp trong quá trình thi công xây dựng và hoạt động lâu dài của dự án.
Hoạt động đánh giá
Đất
Nước
Không khí
Tài nguyên sinh học
Kinh tế -
xã hội
I. Quá trình thi công xây dựng :
1. Giải tỏa đền bù, tái định cư
*
*
**
*
***
2. San lấp mặt bằng
**
**
***
**
*
3. Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
**
*
*
*
*
4. Xây dựng các công trình công cộng
*
*
*
*
*
5. Trồng cây xanh
*
*
*
*
*
6. Sinh hoạt của công nhân tại công trường
*
**
**
*
*
II. Quá trình hoạt động :
7. Khí thải
*
*
***
*
***
8. Nước thải
*
***
*
***
***
9. Chất thải rắn
***
**
**
*
**
10. Ô nhiễm nhiệt
*
*
***
*
**
11. Rủi ro, sự cố
***
***
***
***
***
Tổng hợp mức tác động :
**
***
***
***
***
Nguồn : Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), tháng 07/2006.
Ghi chú : * : Ít tác động có hại
** : Tác động có hại ở mức độ trung bình
*** : Tác động có hại ở mức mạnh
Theo bảng ma trận ở trên, có thể thấy rõ mức độ và tích chất bị tác động của từng thành phần môi trường nghiên cứu và đánh giá, trong đó :
- Trong giai đoạn xây dựng, các hoạt động san lấp mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng gây tác động tiêu cực ở mức độ yếu đến trung bình yếu và có tính chất tạm thời đối với môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội (quan hệ nhân quả). Nếu áp dụng triệt để các biện pháp khống chế, thì các tác động tiêu cực sẽ không bị tích lũy cho đến giai đoạn hoạt động của dự án (quan hệ tương tác).
- Trong giai đoạn hoạt động của dự án, tác động do khí thải, nước thải, chất thải rắn là khá lớn trong thời gian kéo dài, có thể gây tác động tiêu cực tích lũy ở quy mô nghiêm trọng, nếu không áp dụng triệt để các biện pháp khống chế và xử lý ô nhiễm.
- Tổng hợp mức tác động gồm : tác động trung bình đối với môi trường đất và tác động ở mức độ mạnh đối với các thành phần môi trường khác trong suốt quá trình hình thành và phát triển của KCN (đến hết thời hạn thuê đất là khoảng 50 năm).
Vì vậy, trong giai đoạn thi công xây dựng Chủ dự án KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2) sẽ áp dụng triệt để các biện pháp khống chế và xử lý ô nhiễm trong các hoạt động san lấp mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời sẽ áp dụng triệt để các biện pháp khống chế và xử lý ô nhiễm do khí thải, nước thải và rác thải nhằm hạn chế triệt để các tác động có hại của các loại chất thải phát sinh, quan tâm chú trọng đến công tác xử lý ô nhiễm nhiệt và phòng chống sự cố môi trường nhằm xây dựng KCN hiệu quả về phát triển kinh tế – xã hội, song thực sự xanh – sạch – đẹp và thân thiện với môi trường.
Các kết quả nghiên cứu đánh giá tác động môi trường trên đây cũng sơ bộ cho thấy rằng, nguyên nhân phát sinh nồng độ ô nhiễm cao trong khí thải giao thông vận tải là do nhiên liệu sử dụng (xăng, dầu DO) chứa nhiều các hợp chất độc hại (như các hợp chất chứa lưu huỳnh, nitơ), đồng thời cho thấy cần có những cải tiến phù hợp trong công nghệ chế tạo động cơ ôtô để bảo vệ môi trường tốt hơn, Bởi vì, đây là nguồn khí thải di động, rất khó kiểm soát trong khuôn khổ của một dự án đầu tư mới.
Chương 5
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM,
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT
CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ
V.1. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG CÓ HẠI TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
Chương III đã xác định những vấn đề môi trường chính cần quan tâm giải quyết triệt để trong giai đoạn hoạt động dự án bao gồm : vấn đề kiểm soát và xử lý triệt để khí thải, nước thải, chất thải rắn; kiểm soát ô nhiễm nhiệt, tiếng ồn và phòng chống rủi ro sự cố môi trường; phối hợp kiểm soát các tác động xã hội tiêu cực về bảo vệ môi trường. Chủ đầu tư đã và sẽ áp dụng các biện pháp khống chế các tác động có hại sau đây :
V.1.1. Các biện pháp áp dụng tổng hợp tại KCN
- KCN có báo cáo ĐTM được phê chuẩn và bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh cam kết báo cáo ĐTM về phòng ngừa, kiểm soát và xử lý ô nhiễm.
- KCN bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh Quyết định số 62/2002 của Bộ KHCN&MT ban hành quy chế bảo vệ môi trường KCN.
- KCN khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện tiêu chuẩn ISO 14.000 nhằm bảo đảm bảo vệ môi trường và hội nhập kinh tế Quốc tế thuận lợi.
- KCN sẽ nghiên cứu ứng dụng mô hình KCN thân thiện môi trường, tổ chức đội ngũ quản lý môi trường tại Chủ đầu tư KCN và các doanh nghiệp (có ít nhất 01 cán bộ phụ trách).
- KCN sẽ phối hợp chặt chẽ với Ban quan lý các KCN và Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường tại KCN.
- Bảo đảm duy trì hoạt động của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN theo hướng bền vững và đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.
- Bảo đảm thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức thường xuyên về bảo vệ môi trường đối với lực lượng lao động của KCN.
- Bảo đảm mối quan hệ mật thiết với khu dân cư và cộng đồng dân cư các xã Long Thọ, Hiệp Phước trong công tác bảo vệ môi trường KCN, nhất là môi trường không khí, chất lượng nguồn nước sông Thị Vải và quản lý chất thải rắn.
V.1.2. Các biện pháp khống chế ô nhiễm không khí
Vấn đề khống chế ô nhiễm không khí bao gồm việc kiểm soát và xử lý triệt để khí thải. Chủ đầu tư áp dụng các biện pháp chủ yếu như sau :
V.1.2.1. Các biện pháp chung :
- Các doanh nghiệp cam kết không sử dụng các nguồn chất đốt nhiều độc hại như than, củi.
- Các nhà máy, xí nghiệp trong KCN sử dụng công nghệ tiên tiến, sạch về môi trường, dây chuyền sản xuất khép kín, ít chất thải, bảo đảm thực hiện nguyên tắc chung lựa chọn ngành nghề sản xuất ít ô nhiễm của KCN đã đặt ra.
- Khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp phải có các thiết bị lọc, khử đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải vào không khí, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc xử lý bụi, NOx, SO2 và andehýt trong khí thải dây chuyền sản xuất, lò hơi, lò sấy nhằm bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh và môi trường lao động.
- Các nhà máy, xí nghiệp bảo đảm tỷ lệ trồng cây xanh, hoa, thảm cỏ 15 – 17% theo tiêu chuẩn quy phạm nhằm cải thiện chất lượng môi trường tại từng doanh nghiệp.
- KCN đảm bảo diện tích cây xanh, công viên, vườn hoa 15,04% theo thiết kế chi tiết mặt bằng KCN, trong đó gồm khu cây xanh cách ly khu dân cư và vành đai cây xanh dọc đường ngoài KCN nhằm hạn chế ô nhiễm do khí thải giao thông vận tải.
- Đầu tư xe phun nước dùng để tưới đường giao thông trong nội vi KCN vào những ngày nắng nóng, khô hạn.
- Khuyến khích việc thay thế các nhiên liệu nhiều chất độc hại bằng nhiên liệu không độc hoặc ít độc hơn (như thay thế dầu đốt có hàm lượng lưu huỳnh cao bằng dầu có hàm lượng lưu huỳnh thấp.....).
- Sử dụng các phương pháp sản xuất không sinh bụi hoặc như thay thế phương pháp gia công nhiều bụi bằng phương pháp gia công ướt ít bụi...
- Bao kín các thiết bị máy móc để chống bụi.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ vận hành, định lượng chính xác nguyên vật liệu, chấp hành đúng quy trình công nghệ nhằm bảo đảm an toàn sản xuất, giảm thiểu chất thải và ô nhiễm tại các nhà máy, xí nghiệp của KCN.
V.1.2.2. Các biện pháp sử dụng thiết bị xử lý ô nhiễm không khí :
Đây là các biện pháp công nghệ môi trường áp dụng chủ yếu để khống chế, kiểm soát và xử lý ô nhiễm do khí thải tại KCN. Trong đó, các nhà máy, xí nghiệp trong KCN có thể lựa chọn các phương pháp xử lý khí thải cụ thể, phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế của từng doanh nghiệp theo ưu nhược điểm của từng phương pháp được đưa ra trong bảng 5.1 dưới đây:
Bảng 5.1. Các phương pháp xử lý khí thải.
Phương pháp
Nguyên lý
Ưu, khuyết điểm
Hấp thụ
Hấp thụ khí thải bằng nước, dung dịch xút hoặc axít trong tháp hấp thụ
Tốn hoá chất; Phải xử lý nước thải; Ăn mòn thiết bị; Phải làm lạnh khí thải
Tái sinh hoặc không tái sinh dung dịch đã hấp thụ
Có thể sử dụng tháp hấp thụ đệm, đĩa hoặc tháp sủi bọt Venturi
Hấp phụ khí thải trong than bùn hoặc phân rác
Hấp phụ và phân huỷ sinh hoá trong lớp đệm than bùn, phân rác hoặc đất xốp
Nhiệt độ khí thải phải nhỏ hơn 40oC; Tốn mặt bằng; Thất thoát áp lực lớn; Hiệu suất xử lý có thể đạt tới 99,9%
Vật liệu đệm được tự tái sinh
Hấp phụ trong than hoạt tính
Khí thải được làm lạnh tới 90-100oC, sau đó cho qua tháp hấp phụ chưùa các lớp than hoạt tính
Phải thay than theo chu kỳ; Kinh phí xử lý cao; Hiệu suất xử lý cao (80-90%)
Ôxy hoá - khử trong dung dịch
Giai đoạn 1: Dung dịch H2SO4 hấp thụ amin và NH3
Làm lạnh khí thải đến 40-50oC; Tốn hoá chất; Phải xử lý nước thải; Ăn mòn thiết bị
Giai đoạn 2: Dung dịch kiềm hấp thụ Axít cacboxylic, axít béo, Mercaptan, phenol
Giai đoạn 3: Dung dịch Hypoclorit natri ôxy hoá Andehýt, H2S, Xeton, Mercaptan
Ôxy hoá bằng ôzôn trong không khí
Dùng nguồn phát ra ôzôn và ion để phân huỷ các chất ô nhiễm không khí và mùi hôi thành các chất không mùi, không độc hại
Ứng dụng rộng rãi, nhiều khi cần thu gom khí thải; Ít tốn năng lượng; Hiệu suất xử lý cao (95 - 99%)
Phân huỷ nhiệt (đốt bổ sung)
Khí thải được đưa vào lò đốt bổ sung có nhiệt độ khoảng 1000oC
Hiệu suất xử lý cao; Tốn nhiên liệu; Nhiên liệu dùng cho lò đốt bổ sung là dầu, hoặc khí hoặc điện
Bụi, các chất hữu cơ tiếp tục cháy hoàn toàn thành CO2 và hơi nước
Nguồn : Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) tổng hợp, 07/2006.
Các nhà máy, xí nghiệp trong KCN cũng có thể lựa chọn các giải pháp kỹ thuật khống chế ô nhiễm không khí theo các ngành sản xuất và hiệu quả xử lý như trình bày trong bảng 4.2.
Bảng 5.2. Các giải pháp kỹ thuật khống chế ô nhiễm không khí cho các nhà máy, xí nghiệp trong KCN.
Ngành sản xuất
Phương án khống chế ô nhiễm
Hiệu suất xử lý (%)
Giày dép, may mặc
-Thông thoáng nhà xưởng
- Lọc bụi tay áo
-95-98%
Đồ gỗ mỹ nghệ
- Xyclon và lọc bụi tay áo
- Thông thoáng nhà xưởng
-95-98%
Dụng cụ điện, điện tử
- Hấp thụ hơi axít bằng dung dịch kiềm
- Thông thoáng nhà xưởng
-90-95%
Cơ khí
- Thông thoáng nhà xưởng
- Hấp thụ hơi axít bằng kiềm (khu vực làm sạch bề mặt kim loại)
-90-95%
Công nghiệp hoá chất
- Aùp dụng biện pháp sản xuất sạch hơn
- Trung hòa, tái sử dụng xút, axít
- Khống chế khói thải lò hơi, máy điện
- Hấp phụ khí thải trong than bùn hoặc phân rác
- Ôxy hoá bằng ôzôn
- Phát tán qua ống khói
-80-85%
- 99%
- 99%
Chế biến lương thực, thực phẩm
- Lọc ướt bụi bằng tháp đệm
- Xử lý mùi hôi bằng phân huỷ nhiệt kết hợp
hấp thụ lớp đệm
-70-80%
-85-95%
Chế biến cao su
- Lọc bụi tay áo khu vực cán cao su
- Thông thoáng nhà xưởng để hạn chế mùi hôi
- Ôxy hoá bằng ôzôn
-95-98%
-99%
Vật liệu xây dựng
- Tổ hợp Xyclon để thu bụi tinh
- Hấp thụ HF bằng dung dịch kiềm
- Lắp đặt ống khói có độ cao phù hợp
-85-90%
-95-99%
Xà bông - hóa mỹ phẩm
Xyclon kết hợp lọc bụi tay áo tại khu vực nghiền nguyên liệu, sau tháp sấy, thiết bị phân ly, bao gói
-Xyclon 90%
-Lọc bụi tay áo 95%
Chế biến nhựa
- Lọc bụi túi vải
- Thông thoáng nhà xưởng
-98%
Kho bãi
- Giảm thiểu bốc hơi dầu : Bồn bể kín, rót nguyên liệu ở trạng thái nhúng chìm, kiểm soát nhiệt độ và chống nóng
- Thông thoáng kho tàng
-
Dịch vụ ăn uống, khách sạn
- Khống chế khói, bụi, mùi hôi từ bếp nấu ăn bằng phương pháp thông gió cưỡng bức
- Ôxy hoá bằng ôzôn
-
-99%
Khói thải lò hơi, lò cấp nhiệt, máy phát điện
- Hấp thụ khí thải trong kiềm
- Phát tán qua ống khói
- Thay đổi nhiên liệu đốt
- 80-95%
Nguồn : Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) tổng hợp, 07/2006.
Ví dụ : Kết quả điều tra khảo sát thực tế về các biện pháp tổng hợp khống chế ô nhiễm không khí, nhiệt và tiếng ồn, rung hiện đang áp dụng khá hiệu quả trong việc xử lý bụi, các khí NOx, SO2 và THC tại 12 nhà máy, xí nghiệp đã và sắp hoạt động trong KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2) được trình bày như trong bảng 4.3 dưới đây.
Bảng 5.3. Tổng hợp các biện pháp khống chế ô nhiễm không khí tại các nhà máy, xí nghiệp đã và sắp hoạt động trong KCN.
Stt
Tên cơ sở
Biện pháp khống chế ô nhiễm không khí
1
Công ty TNHH Xây Dựng Lê Phan
Che bạt, trồng cây xanh, tưới nước để hạn chế bụi do vận chuyển, bốc xếp nguyên liệu
Lắp đặt các thiết bị thu hồi bụi Xyclon
Lắp đệm chống ồn, giảm âm, xây móng bằng bê tông vững chắc, cách ly bằng rãnh cát, bảo trì thiết bị thường xuyên
2
Công ty CP Dược phẩm VN-AMPARCO
Lắp đặt các thiết bị thu hồi bụi (lọc ướt)
Lắp đặt đệm chống ồn, hệ thống thông gió
Bố trí chụp hút dung môi tại phân xưởng và phát tán qua ống khói cao 15 m
3
Nhà máy gạch ngói Tín Nghĩa
Che bạt, trồng cây xanh, tưới nước để hạn chế bụi do vận chuyển, bốc xếp nguyên liệu
Lắp đặt các thiết bị thu hồi bụi Xyclon
Lắp đệm chống ồn, giảm âm, xây móng bằng bê tông vững chắc, cách ly bằng rãnh cát, bảo trì thiết bị thường xuyên
Hấp thụ khí thải HF bằng dung dịch kiềm và lắp đặt ống khói có độ cao phù hợp (18 – 25m)
4
Công ty TNHH Bao Bì Việt Long
Lắp đệm chống ồn, giảm âm, xây móng bằng bê tông vững chắc, cách ly bằng rãnh cát, bảo trì thiết bị thường xuyên
Xây dựng nhà xưởng có chiều cao hợp lý, lắp đặt hệ thống quạt hút, thông gió, trồng cây xanh để hạn chế nhiệt dư
Sử dụng nhiên liệu sạch và lắp đặt ống khói có độ cao phù hợp (18 – 25m)
5
Công ty CP Nhựa Tân Tiến
Lắp đệm chống ồn, giảm âm, xây móng bằng bê tông vững chắc, cách ly bằng rãnh cát, bảo trì thiết bị thường xuyên
Lắp đặt các thiết bị lọc bụi túi vải
Xây dựng nhà xưởng có chiều cao hợp lý, lắp đặt hệ thống quạt hút, thông gió, trồng cây xanh để hạn chế nhiệt dư
Bố trí chụp hút dung môi tại phân xưởng và phát tán qua ống khói cao 15 m
Sử dụng nhiên liệu sạch và lắp đặt ống khói có độ cao phù hợp (18 – 25m)
6
Chi nhánh công ty quản lý công trình Giao Thông Sài Gòn tại Nhơn Trạch
Xây dựng nhà xưởng có chiều cao hợp lý, lắp đặt hệ thống quạt hút, thông gió, trồng cây xanh để hạn chế nhiệt dư
Lắp đặt các thiết bị thu hồi bụi Xyclon
Lắp đệm chống ồn, giảm âm, xây móng bằng bê tông vững chắc, cách ly bằng rãnh cát, bảo trì thiết bị thường xuyên
Sử dụng nhiên liệu sạch và lắp đặt ống khói có độ cao phù hợp (18 – 25m)
7
Nhà Máy Bê Tông li tâm - Khang Phúc
Lắp đệm chống ồn, giảm âm, xây móng bằng bê tông vững chắc, cách ly bằng rãnh cát, bảo trì thiết bị thường xuyên
Lắp đặt các thiết bị thu hồi bụi Xyclon
Che bạt, trồng cây xanh, tưới nước để hạn chế bụi do vận chuyển, bốc xếp nguyên liệu
8
Công ty TNHH Công nghiệp vật liệu gốm sứ Shun Yin
Che bạt, trồng cây xanh, tưới nước để hạn chế bụi do vận chuyển, bốc xếp nguyên liệu
Lắp đặt các thiết bị thu hồi bụi Xyclon
Lắp đệm chống ồn, giảm âm, xây móng bằng bê tông vững chắc, cách ly bằng rãnh cát, bảo trì thiết bị thường xuyên
Hấp thụ khí thải HF bằng dung dịch kiềm và lắp đặt ống khói có độ cao phù hợp (18 – 25m)
9
Công ty TNHH Công Nghiệp chính xác JACKSON
Xây dựng nhà xưởng có chiều cao hợp lý, lắp đặt hệ thống quạt hút, thông gió, trồng cây xanh để hạn chế nhiệt dư
Lắp đặt các thiết bị thu hồi bụi Xyclon
Lắp đặt đệm chống ồn, hệ thống thông gió
10
Công ty TNHH vật liệu xây dựng Châu âu
Xây dựng nhà xưởng có chiều cao hợp lý, lắp đặt hệ thống quạt hút, thông gió, trồng cây xanh để hạn chế nhiệt dư
Lắp đặt các thiết bị thu hồi bụi Xyclon
Bố trí chụp hút dung môi tại phân xưởng và phát tán qua ống khói cao 15 m
11
Công ty TNHH Công Nghiệp Nguyên Tinh
Lắp đệm chống ồn, giảm âm, xây móng bằng bê tông vững chắc, cách ly bằng rãnh cát, bảo trì thiết bị thường xuyên
Lắp đặt các thiết bị lọc bụi túi vải
Xây dựng nhà xưởng có chiều cao hợp lý, lắp đặt hệ thống quạt hút, thông gió, trồng cây xanh để hạn chế nhiệt dư
Bố trí chụp hút dung môi tại phân xưởng và phát tán qua ống khói cao 15 m
Sử dụng nhiên liệu sạch và lắp đặt ống khói có độ cao phù hợp (18 – 25m)
12
Công ty Bao Bì EURO – Việt Nam
Lắp đệm chống ồn, giảm âm, xây móng bằng bê tông vững chắc, cách ly bằng rãnh cát, bảo trì thiết bị thường xuyên
Xây dựng nhà xưởng có chiều cao hợp lý, lắp đặt hệ thống quạt hút, thông gió, trồng cây xanh để hạn chế nhiệt dư
Sử dụng nhiên liệu sạch và lắp đặt ống khói có độ cao phù hợp (18 – 25m)
Nguồn : Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) tổng hợp, tháng 07/2006.
Tuy nhiên, do hàm lượng andehýt chứa trong thành phần của khí thải THC chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường, cho nên các nhà máy sản xuất bao bì, các sản phẩm từ nhựa (ống nhựa, khuôn mẫu), dược phẩm và sản xuất các loại keo, bột trét tường sẽ áp dụng biện pháp xử lý andehýt bổ sung như sau : sau khi sử dụng các chụp hút để thu hồi dung môi, khí thải chứa dung môi được dẫn qua buồng xử lý bằng máy phát ôzôn, trước khi được phát tán qua ống khói cao 18 – 25m.
V.2 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
- Chủ dự án dựa trên quy hoạch tổng thể xây dựng hệ thống giao thông, cấp điện, nước, hệ thống thu gom chất thải rắn, nước thải công nghiệp và sinh hoạt, nước mưa riêng biệt để quản lý phù hợp các nguồn chất thải rắn, nước thải sản xuất và sinh hoạt tại khu vực dự án.
- Chủ dự án phối hợp với Ban quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai, cùng các cơ quan chức năng trong việc thẩm định thiết kế kỹ thuật và giám sát các hệ thống thu gom, xử lý nước thải, khí thải và chất thải rắn theo yêu cầu chung về bảo vệ môi trường KCN.
- Thành phần nước thải sau khi xử lý tại nguồn được kiểm tra thường xuyên tại đầu ra của cống thải từ mỗi nhà máy. Phương pháp này cho phép khống chế nồng độ đầu ra của nước thải từ mỗi nhà máy, xí nghiệp trước khi được thu gom vào hệ thống xử lý nước thải tập trung. Phương pháp giám sát tại mỗi nhà máy, xí nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu phí nước thải theo Nghị định số 67 của Chính phủ.
- Chủ dự án điều chỉnh kịp thời các hệ thống xử lý chất thải nhằm thi hành nghiêm chỉnh các cam kết đã đưa ra trong báo cáo ĐTM của dự án.
- Chủ đầu tư phối hợp với các cơ quan chức năng nhà nước, Ban quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai để xây dựng thống nhất phương án phòng chống sự cố cháy nổ, rò rỉ nguyên nhiên liệu.
- Thường xuyên kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại các nhà máy, xí nghiệp của KCN.
Quá trình quản lý môi trường tại KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2) tuân thủ Quyết định số 62/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 09/08/2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN&MT ban hành quy chế bảo vệ môi trường các KCN tại Việt Nam.
V.3 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
V.3.1. Giám sát quá trình xây dựng các nhà máy, xí nghiệp của KCN
- Giám sát thiết kế và xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, đặc biệt là các hệ thống xử lý không khí, nước thải, chất thải rắn cục bộ của từng nhà máy, khu xử lý chất thải tập trung, cây xanh.
- Thẩm định về chất lượng các thiết bị sản xuất, dây chuyền công nghệ sử dụng trong các nhà máy tại KCN nhằm bảo đảm tính năng kỹ thuật, mức độ an toàn và công suất thiết kế.
V.3.2. Giám sát chất lượng không khí trong quá trình hoạt động của KCN
V.3.2.1. Giám sát nguồn phát sinh khí thải :
Các nhà máy trong KCN sẽ tự thực hiện theo tần suất 4 lần/năm. Các thông số giám sát sẽ được lựa chọn phù hợp với hoạt động của từng nhà máy.
V.3.2.2. Giám sát chất lượng không khí xung quanh :
- Thông số chọn lọc : Bụi, SO2, NO2, CO, THC, andehýt, tiếng ồn.
- Địa điểm giám sát : 6 điểm giám sát trong KCN (gồm 02 điểm tại cổng KCN, 4 điểm trong KCN).
- Tần suất giám sát : 2 lần/năm.
- Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích : Phương pháp tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn so sánh : Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN 5937 – 2005, TCVN 5938 – 2005, TCVN 5939 – 2005, TCVN 5949 – 1995, TCVN 6991 – 2001).
V.4 KINH PHÍ KIỂM SOÁT VÀ GIÁM SÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Kinh phí cho kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án bao gồm chi phí xử lý ô nhiễm và chi phí giám sát chất lượng môi trường tại khu vực dự án :
V.4.1. Chi phí xử lý ô nhiễm
- Kinh phí trồng hệ thống cây xanh là khoảng 11.476,0 triệu đồng.
- Kinh phí thuê thu gom và xử lý khí thải sẽ do các nhà máy, xí nghiệp tự đầu tư.
- Kinh phí giám sát chất lượng không khí trong mỗi nhà máy, xí nghiệp sẽ do các nhà máy, xí nghiệp thanh toán.
V.4.2. Chi phí giám sát chất lượng môi trường
Tổng kinh phí giám sát môi trường của dự án trong KCN khoảng 74.000.000 VNĐ/năm, trong đó kinh phí giám sát môi trường không khí 20.000.000 VNĐ/năm. Các số liệu trên đây được cung cấp bới Công ty TNHH Một thành viên Tín Nghĩa – TIMEX – Chủ đầu tư của Dựa án Kinh doanh và Xây dựng cơ sở hạ tầng KCN Nhơn Trạch 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá tác động môi trường một cách chi tiết và toàn diện của Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2), có thể rút ra một số kết luận chính sau đây :
- Dự án được thực hiện ở vị trí thuận lợi, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
- Dự án sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Nhơn Trạch nói riêng và đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh Đồng Nai nói chung, đồng thời góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tạo nhiều công ăn, việc làm và thu nhập ổn định cho lực lượng lao động tại địa phương.
- Hiện trạng môi trường nền tại khu vực dự án đặc trưng cho vùng đất đồi trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày, chưa bị ô nhiễm về không khí, nước mặt và nước ngầm. Đây là các chỉ thị môi trường cho phép đánh giá những diễn biến và thay đổi trong chất lượng môi trường tại khu vực dự án dưới các tác động tiêu cực do hoạt động thi công xây dựng và hoạt động lâu dài của dự án.
- Quá trình thi công xây dựng và hoạt động lâu dài của Dự án có thể gây ra một số tác động tiêu cực tới kinh tế - xã hội và môi trường, nếu không có các biện pháp phòng ngừa, khống chế, xử lý ô nhiễm môi trường. Các tác động đó cụ thể là :
+ Gây khó khăn nhất định trong việc bảo đảm an ninh trật tự xã hội và an toàn giao thông trong khu vực do sự gia tăng tập trung dân số cơ học trong quá trình thi công xây dựng và hoạt động sau này của Dự án.
+ Gây ô nhiễm môi trường không khí trên khu vực do bụi, khí thải, hơi xăng, dầu, khí độc hại, tiếng ồn do hoạt động xây dựng, sản xuất và vận tải.
+ Gây ô nhiễm nguồn nước do nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt và sản xuất phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động lâu dài của dự án.
+ Gây ô nhiễm môi trường đất do chất thải rắn nguy hại, không nguy hại và rác thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động lâu dài của dự án.
+ Gia tăng nguy cơ xảy ra sự cố môi trường (tràn dầu, cháy nổ...).
- Hiện tại, kết quả điều tra khảo sát thực tế chất lượng môi trường tại khu vực dự án theo quá trình thi công xây dựng và đang có 06 nhà máy hoạt động, cho thấy có dấu hiệu bị ô nhiễm về bụi và andehýt. Vì vậy, yêu cầu Chủ đầu tư dự án quan tâm thích đáng và giải quyết triệt để các vấn đề môi trường cấp bách đã phát sinh này nhằm bảo đảm tiêu chuẩn môi trường quy định.
- Các Chủ đầu tư cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường tại khu vực dự án, đầu tư kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường dự án và cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các phương án phòng ngừa, khống chế, xử lý ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng nhằm bảo đảm đạt hoàn toàn các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam theo quy định, bao gồm :
(a). Phương án khống chế ô nhiễm không khí.
(b). Phương án khống chế ô nhiễm do ồn rung.
(c). Phương án xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp, nước mưa chảy tràn.
(d). Phương án khống chế ô nhiễm do chất thải rắn.
(đ). Đảm bảo diện tích cây xanh, các biện pháp cải thiện điều kiện vi khí hậu, các biện pháp vệ sinh an toàn lao động và các biện pháp phòng chống sự cố môi trường (cháy nổ, tràn hóa chất,....).
- Các Chủ đầu tư cần cam kết đảm bảo đạt các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN 1995 và TCVN 2001 và TCVN 2005) khi đi vào hoạt động, bao gồm :
(a). Khí thải : Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải của Nhà máy khi thải ra sẽ đạt tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 6992 : 2001 và TCVN 6995 : 2001). Đây là các tiêu chuẩn quy định về khí thải công nghiệp – tiêu chuẩn thải theo thải lượng của các chất vô cơ và hữu cơ trong vùng đô thị. Các chỉ tiêu không quy định trong TCVN 6992 : 2001 và TCVN 6995 : 2001 sẽ được áp dụng theo TCVN 5939 : 2005 và TCVN 5940 : 2005 về nồng độ tối đa cho phép của các chất vô cơ và hữu cơ trong khí thải công nghiệp.
(b). Môi trường không khí xung quanh : Các chất ô nhiễm trong khí thải của Nhà máy khi phát tán ra môi trường bảo đảm đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh của Việt Nam (TCVN 5937 : 2005 và TCVN 5938:2005) và Tiêu chuẩn tạm thời của Bộ Y tế về chất lượng không khí trong khu vực sản xuất (ban hành năm 1992 và năm 2002)
(c). Độ ồn : Độ ồn sinh ra trong quá trình hoạt động của Nhà máy sẽ đạt tiêu chuẩn tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (TCVN 5949 : 1995) và Tiêu chuẩn tạm thời về độ ồn trong khu vực sản xuất (TCVN 3985 : 1995).
(d). Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất : Đảm bảo trước khi thải ra ngoài được xử lý đạt tiêu chuẩn nước thải công nghiệp của Việt Nam (TCVN 5945:2005, cột B và TCVN 6984 : 2001 - Chất lượng nước – tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vực nước sông dùng cho mục đích bảo vệ thủy sinh).
(e). Chất thải rắn nguy hại : Chủ dự án và các nhà máy, xí nghiệp trong KCN bảo đảm tuân thủ nghiêm chỉnh Quy chế quản lý chất thải nguy hại số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ.
(f). Chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp không nguy hại : Được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý theo đúng yêu cầu an toàn vệ sinh của các cơ quan hữu quan.
- Chủ dự án nên phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình thiết kế kỹ thuật và thi công các hệ thống khống chế ô nhiễm để kịp thời điều chỉnh mức độ ô nhiễm nhằm đạt tiêu chuẩn môi trường quy định và phòng chống sự cố môi trường khi xảy ra.
- Các biện pháp khống chế ô nhiễm và hạn chế các tác động có hại của dự án tới môi trường đã được đề xuất trong đề tài ĐTM này là những biện pháp khả thi, có thể đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam đã ban hành.
2. KIẾN NGHỊ
Kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan chức năng liên quan thẩm định liên kết với Chủ đầu tư nhằm kiểm soát chặt quá trình xây dựng cũng như hoạt động sản xuất của các cơ sở sản xuất trong KCN nhằm mang lại những hiệu quả về môi trường và lợi ích thiết thực về phát triển kinh tế - xã hội cho huyện Nhơn Trạch nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Sách và Tài liệu :
[01]. Công ty TNHH một thành viên Tín Nghĩa. Dự án đầu tư xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2), Tp. Biên Hòa, tháng 03/2003.
[02]. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai. Hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001 – 2005.
[03]. UBND xã Hiệp Phước – Báo cáo tình hình kinh tế xã hội xã Hiệp Phước năm 2005
[04]. UBND xã Long Thọ – Báo cáo tình hình kinh tế xã hội xã Long Thọ năm 2005
[05]. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai. Tổng hợp số liệu điều tra hiện trạng môi trường KCN Nhơn Trạch III
[06]. Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, 2005.
[07]. Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, 2001.
[08]. World Health Organization, Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution, A guide to rapid source inventory techniques and their use in formulating Environmental Control Strategies, Geneva, 1993.
[09]. Alexander P. Economopoulos,Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution, Part 1 : Rapid Inventory Techniques in Environmental Pollution, WHO, Geneva,1993.
[10]. Alexander P.Economopoulos,Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution, Part 2 : Approaches for Consideration in formulating Environmental Control Strategies, WHO, Geneva ,1993
[11]. ADB (1990). Environmental Guidelines for Selected Infrastructure Projects.
[12].ADB (1990). Environmental Guidelines for Selected Industrial and Power Development Projects.
[13]. WB (1991). Environmental Assessment Sourcebook. Vol. II, Sectoral Guidelines.
[14]. WB (1992). Environmental Assessment Sourcebook. Vol. III, Guidelines for Environmental Assessment of Energy and Industry project
[15]. Hiện trạng môi trường huyện Nhơn Trạch năm 2005.
[16]. Công ty TNHH Một thành viên Tín Nghĩa. Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 1), tháng 09/1996 và 07/2004.
[17]. Quyết định 2918/QĐ – MTg ngày 21 tháng 12 năm 1996 của Bộ KHCN&MT về việc phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 1), huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
* Websites:
[1]. www.dongnai.gov.vn – Trang web tỉnh Đồng Nai
[2]. www.timexco.com – Công ty TNHH Tín Nghĩa
[3] www.monre.gov.vn/ - Bộ Tài Nguyên và Môi Trường VN
[4] www.nea.gov.vn – Cục Bảo Vệ Môi Trường VN
[5] www.industry.gov.vn – Trang Thông tin ngành Công nghiệp-Bộ Công Nghiệp VN
[6] www.google.com – Trang tìm kiếm thông tin
[7] www.vi.wikipedia.org - Wikipedia tiếng Việt
PHỤ LỤC 1
Sơ đồ - mặt bằng Huyện Nhơn Trạch và Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3
Hình 1.1 : Bản đồ huyện Nhơn Trạch- Tỉnh Đồng Nai
Hình 2.1 : Bản Vị trí KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2)
Hình 2.2 : Bản đồ phân khu KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 2)
PHỤ LỤC 2
Hình ảnh thực tế Khu vực KCN Nhơn Trạch 3
Hình 3 :Hệ thống đường giao thông – hệ thống điện trong KCN
(Nguồn công ty Công Nghệ Môi Trường (ENTECH))
Hình 4 : Nhân viên kỹ thuật của công ty Công Nghệ Môi Trường (ENTECH)
đang đo đạc chất lượng không khí xung quanh(Nguồn: Công ty Công nghệ Môi trường – ENTECH)
Hình 5: Cửa xả của hệ thống thoát nước
(Nguồn: Công ty Công nghệ Môi trường – ENTECH)
Hình 6: Hệ thống thoát nước
(Nguồn: Công ty Công nghệ Môi trường – ENTECH)