Đồ án Đánh giá tác động môi trường của hoạt động chôn lấp chất thải rắn đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG II. MỤC ĐÍCH LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG III. CƠ SỞ PHÁP LÝ, CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ TÀI LIỆU KỸ THUẬT ĐỂ LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 1. Cơ Sở Pháp Lý 2. Các Tài Liệu Khác IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 1. Đối tượng và phạm vi của báo cáo đánh giá tác động môi trường 2. Nội Dung Của Báo Cáo 2.1. Xác Định Các Số Liệu Ban Đầu 2.2. Phân Tích Và Đánh Giá Tác Động Môi Trường 2.3. Các Biện Pháp Giải Quyết và Phòng Chống Ô Nhiễm IV. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH I. GIỚI THIỆU II. KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ III. Thành phần chất thải rắn đô thị IV. Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị 1. Sơ đồ tổng quát hệ thống quản lý CTRĐT Tp.HCM 2. Sơ đồ thu gom và vận chuyển CTRĐT Tp.HCM 3. Phân loại, tái sinh, tái chế 4. Xử lý CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI MỘT SỐ BÃI CHÔN LẤP TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM I. GIỚI THIỆU CHUNG II. BÃI CHÔN LẤP ĐÔNG THẠNH – HÓC MÔN 1. Hiện trạng hoạt động 2. Các tác nhân ô nhiễm quan trọng tại BCL 2.1. Nước rỉ rác 2.1.1. Thành phần nước rỉ rác của BCL Đông Thạnh khi đang hoạt động 2.1.2. Thành phần nước rỉ rác của BCL Đông Thạnh sau khi đóng bãi: 2.2. Khí phát sinh từ bãi chôn lấp III. BÃI CHÔN LẤP GÒ CÁT – BÌNH CHÁNH 1. Hiện trạng hoạt động 1.1. Giới thiệu 1.2. Quy trình kỹ thuật xử lý rác 1.2.1. Công tác chôn lấp rác: 1.2.2. Vệ sinh công trường 1.2.3. Công tác xử lý mùi hôi 1.2.4. Công tác xử lý cháy nổ 1.2.5. Công tác xử lý nước rỉ rác 1.2.6. Kiểm soát mầm bệnh 1.2.7. Duy tu bảo dưỡng 1.2.8. Quan trắc môi trường 2. Hiện trạng môi trường trước khi BCL đi vào hoạt động 2.1. Hiện trạng môi trường không khí khu vực BCL 2.1.1. Điều kiện vi khí hậu môi trường khu vực BCL Gò Cát 2.1.2. Chất lượng không khí 2.2. Hiện Trạng Chất Lượng Nước Của Khu Vực 2.2.1. Hiện Trạng Chất Lượng Nước Ngầm 2.2.2. Hiện Trạng Chất Lượng Nước Mặt 2.3. Hiện Trạng Hệ Sinh Thái Tự Nhiên 3. Các tác nhân ô nhiễm quan trọng trong quá trình vận hành BCL 3.1. Nước rỉ rác 3.2. Khí phát sinh từ bãi chôn lấp IV. BÃI CHÔN LẤP PHƯỚC HIỆP – CỦ CHI 1. Hiện trạng hoạt động 1.1. Giới thiệu 1.2. Quy trình kỹ thuật xử lý rác 1.2.1. Công tác chôn lấp rác: 1.2.2. Vệ sinh công trường 1.2.3. Công tác xử lý mùi hôi 1.2.4. Công tác xử lý cháy nổ 1.2.5. Công tác xử lý nước rỉ rác 1.2.6. Kiểm soát mầm bệnh 1.2.7. Duy tu bảo dưỡng 1.2.8. Quan trắc môi trường 2. Hiện trạng môi trường trước khi BCL đi vào hoạt động 2.1. Hiện trạng môi trường không khí khu vực BCL 2.2. Hiện trạng môi trường nước khu vực BCL 2.2.1. Hiện trạng môi trường nước mặt 2.2.2. Hiện trạng môi trường nước ngầm 2.3. Hiện trạng tài nguyên sinh vật 3. Các tác nhân ô nhiễm quan trọng trong quá trình vận hành BCL 3.1. Nước rỉ rác 3.2. Khí phát sinh từ bãi chôn lấp V. SO SÁNH HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI CÁC BCL TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM 1. Thành phần nước rỉ rác tại các BCL 2. Thành phần các chất gây ô nhiễm không khí tại các BCL trên địa bàn thành phố CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ I. NGUỒN PHÁT SINH CHẤT THẢI 1. Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng xây dựng BCL 2. Giai đoạn xây dựng BCL 2.1. Khí thải 2.2. Chất Thải Rắn 2.3. Nước Thải 2.4. Các Tác Động Khác 3. Giai đoạn vận hành BCL 3.1. Nước thải 3.2. Khí Thải 3.3. Chất Thải Rắn 3.4. Các Tác Động Khác 4. Giai đoạn đóng cửa BCL 4.1. Nước thải 4.2. Khí Thải 4.3. Các Tác Động Khác II. TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC 1. Giai đoạn xây dựng 1.1. Nước Thải Sinh Hoạt Của Công Nhân Xây Dựng 1.2. Nước Rửa Xe 2. Giai đoạn vận hành 2.1. Nước rỉ rc từ BCL 2.2. Nước rỉ rác từ khu vực bô đổ rác tạm thời và xe vận chuyển rác 2.3. Nước rửa xe vận chuyển trước khi ra khỏi BCL 2.4. Nước Thải Sinh Hoạt 2.5. Nước Rỉ Rác Đã Xử Lý 2.6. Nước Mưa Từ Các Hố Chôn Lấp Đang Xây Dựng 2.7. Nước mưa chảy tràn 3. Giai đoạn đóng cửa BCL 4. Tác hại của các chất ô nhiễm có trong nước thải đối với môi trường 4.1. Tác động của các chất hữu cơ 4.2. Tác động của chất rắn lơ lửng 4.3. Tác động của chất dinh dưỡng (N, P) III. TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 1. Giai đoạn xây dựng BCL 1.1. Bụi do đào đắp và vận chuyển đất đá 1.2. Khí thải và tiếng ồn từ các xe vận chuyển và thiết bị thi công 1.3. Các loại khí thải từ BCL 2. Giai đoạn vận hành 2.1. Khí Bãi Chôn Lấp 2.1.1. Quá trình hình thành các chất khí vi lượng. 2.1.2. Quá trình hình thành các khí chủ yếu 2.1.3. Quá trình thoát khí trong BCL. 2.2. Khí Thải Từ Trạm Phát Điện 2.3. Khí Thải Từ Bô Đổ Rác Tạm Thời (Sàn trung chuyển, phân loại rác) 2.4. Khí thải và tiếng ồn do xe chở rác và các loại máy vận hành 2.5. Bụi và Chất Thải Rắn Cuốn Theo Gió 3. Giai đoạn đóng cửa BCL 4. Tác động của các yếu tố gây ô nhiễm không khí tới môi trường 4.1. Tác hại của H2S 4.2. Tác hại của CH4 và CO2 4.3. Tác hại của các khí axit (SOX, NOX) 4.4. Tác hại của các hợp chất hydrocarbons 4.5. Mùi hôi IV. TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT 1. Tác động chung do hoạt động chôn lấp CTR 2. Tác động do chất thải rắn 2.1. Giai đoạn xây dựng BCL 2.1.1. Đất đá, xà bần, đất nguyên thủy và bùn ao hồ 2.1.2. Rác từ cây cối, cỏ dại, trong khu vực thi công 2.1.3. Chất thải rắn sinh hoạt 2.2. Giai đoạn vận hành V. TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 1. Giai đoạn xây dựng và vận hành 2. Giai đoạn đóng cửa BCL 2.1. Khí độc hại đối với rễ cây 2.2. Hàm lượng oxy trong đất thấp 2.3. Khả năng trao đổi ion kém VI. TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KINH TẾ XÃ HỘI 1. Các vấn đề xã hội đối với người nhặt rác 2. Anh hưởng đến khu vực dân cư xung quanh do tăng mật độ giao thông, gây bụi, ồn và nguy cơ gây tai nạn 3. Anh hưởng đến sức khỏe cộng đồng do tạo môi trường sinh trưởng ruồi nhặng và những sinh vật gây bệnh 4. O nhiễm môi trường khi xảy ra các sự cố về thiên tai như lũ lụt, động đất, VII. CÁC TÁC ĐỘNG KHÁC 1. An toàn lao động cho công nhân 2. Ảnh Hưởng Giao Thông 3. Nguy Cơ Nứt Lớp Che Phủ và Cháy Nổ 4. Sự Sụt Lún Bãi Chôn Lấp VIII. KẾT LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHÔN LẤP CTRĐT 1. Tác động tích cực 2. Tác động tiêu cực 3. Ma trận Nguy hại – Địa điểm tại các BCL CTRĐT 4. Ma trận các tác động đến môi trường của hoạt động chôn lấp CHƯƠNG 5 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN I. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ 1. Các biện pháp kiểm soát nước thải 1.1. Nước rỉ rác 85 1.1.1. Kiểm soát việc di chuyển của nước rỉ rác 1.1.2. Các phương án quản lý nước rỉ rác 1.1.3. Xây dựng hệ thống xử lý nước rò rỉ 1.2. Nước Thải Sinh Hoạt 1.3. Nước Rửa Xe 2. Các Biện Pháp Khống Chế Ô Nhiễm Không Khí 2.1. Khí thải từ BCL 2.2. Khí thải do các phương tiện cơ khí vận chuyển và phương tiện thi công cơ giới 2.3. Các biện pháp giảm thiểu mùi hôi 2.3.1. Khống chế mùi hôi bằng biện pháp thu gom khí 2.3.2. Chuyển thành những thành phần không gây mùi 2.4. Chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EM – Effective Microorganism) 2.4.1. Giới thiệu 2.4.2. Cơ chế tác động 2.4.3. Vai trò của các VSV trong chế phẩm EM trong việc giảm mùi hôi 3. Các biện pháp chống ồn và rung 4. Biện pháp can thiệp tác hại do vật chủ và vi sinh vật gây bệnh cho người II. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ 1. Tổng quan các biệp pháp kiểm soát ô nhiễm 2. Thiết lập các qui định dịch vụ tiêu hủy chất thải 3. Thành lập đơn vị chuyên trách quản lý chất thải rắn sinh hoạt 4. Biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt 4.1. Những nguyên tắc chung 4.2. Những điểm đặc biệt cần lưu ý 4.2.1. Tăng cường sự tham gia, ủng hộ của nhân dân trong các công tác thực hiện dự án 4.2.2. Vai trò của các cơ quan chủ quản 4.3. Quản lý thông qua các văn bản luật – “Công cụ điều hành và kiểm soát” (CAC) 4.4. Quản lý bằng công cụ kinh tế (EIs) 4.4.1. Các EIs đang được áp dụng trong lĩnh vực quản lý CTRĐT 4.4.2. Phí môi trường 4.4.3. Đặt cọc hoàn trả 4.4.4. Quỹ môi trường 4.4.5. Một số kiến nghị III. CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ 1. Các biện pháp hỗ trợ trước mắt 2. Các biện pháp hỗ trợ dài hạn 2.1. Hoàn thiện khung thể chế và năng lực thể chế 2.2. Thể hiện rõ hơn vai trò của cộng đồng 2.3. Tăng cường nguồn tài chính cho hoạt động quản lý CTRĐT 2.4. Giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng CHƯƠNG 6 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH VÀ ĐÓNG CỬA BÃI CHÔN LẤP I. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 1. Mục Tiêu 2. Nội Dung 3. Cơ Sở Giám Sát Chất Lượng Môi Trường II. GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ 1. Mục tiêu của giám sát chất lượng không khí 2. Mạng Lưới Giám Sát Chất Lượng Không Khí 2.1. Vị trí giám sát chất lượng không khí bên trong khu vực BCL: điểm E1, E2, E3, E4 2.2. Vị trí giám sát chất lượng không khí khu vực xung quanh: điểm A1, A2, A3, A4, A5, A6 3. Các thông số giám sát 4. Qui định quan trắc và phân tích mẫu 1. Mạng Lưới Giám Sát Chất Lượng Môi Trường Nước 1.1. Giám sát chất lượng nước ngầm 1.2. Giám sát chất lượng nước mặt 2. Các Thông Số Giám Sát 3. Phương Pháp Giám Sát IV. CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG VÀ SỨC KHỎE CÔNG NHÂN V. CHI PHÍ GIÁM SÁT VI. TRANG THIẾT BỊ CHO CÔNG TÁC GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG VII. ĐÀO TẠO CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN Hình ảnh về hoạt động phủ đỉnh BCL sẽ được thực hiện tại BCL Đông Thạnh TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc134 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2472 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá tác động môi trường của hoạt động chôn lấp chất thải rắn đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chính phủ về các biện pháp cấp bách trong quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp, qui định môi trường của thành phố cần thiết lập các qui định cụ thể cho vấn đề xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Một số nội dung được đề suất nhằm phục vụ cho việc thiết lập hệ thống xử lý chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh là: Hạn chế tối đa nguy cơ rò rỉ chất thải trên địa bàn thành phố trong quá trình vận chuyển; Qui định lệ phí bắt buộc đối với các cơ sở hưởng dịch vụ thu gom và xử lý nhằm đảm bảo kinh phí duy trì hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Một số qui định sẽ được phát triển trong quá trình tiến hành hoạt động chôn lấp nói riêng và hoạt động quản lý CTRĐT nói chung; được bổ sung, hoàn thiện, thay mới trên cơ sở thực tiễn, kinh nghiệm thu được hoặc trên cơ sở các ý kiến đóng góp của các ban ngành, các nhà môi trường, của nhân dân... 3. Thành lập đơn vị chuyên trách quản lý chất thải rắn sinh hoạt Nhằm mục đích thống nhất hệ thống quản lý chất thải rắn, kiểm soát chặt chẽ số lượng chất thải sinh ra và khống chế khả năng gây ô nhiễm của chúng, một bộ phận chuyên trách vấn đề chất thải rắn sinh hoạt phải được thiết lập. Hai nhu cầu chính phải được đáp ứng trong quá trình thực hiện dự án: nhân lực và phương tiện kỹ thuật. Yếu tố nhân lực là yếu tố quyết định: Dự án chôn lấp chất thải sẽ xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và đội công nhân lành nghề, hiểu biết các vấn đề liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt. Trước khi thực hiện một dự án chôn lấp chất thải nào, một số cán bộ được cử đi tham quan tìm hiểu tình hình, kinh nghiệm quản lý và kỹ thuật xử lý chất thải tại một số nước phát triển. Đội ngũ công nhân cần phải được tuyển lựa trên cơ sở tay nghề và nhận thức tốt về công tác bảo vệ môi trường, nghiêm túc thực hiện các quy định về khống chế chất thải phát sinh từ BCL. Đảm bảo có đủ phương tiện kỹ thuật theo yêu cầu về kỹ thuật và môi trường: Đặc biệt là các phương tiện, thiết bị khống chế ô nhiễm làm việc tại bãi chôn chất thải được đầu tư theo đúng thiết kế, có chất lượng đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động tiêu hủy chất thải. Cơ cấu tổ chức và quyền hạn của bộ phận chuyên trách này được nghiên cứu kỹ trên cơ sở Luật Môi Trường Việt Nam, các qui định về bảo vệ môi trường để ngoài năng lực về kỹ thuật bộ phận này phải có thêm chức năng pháp lý nhất định để tạo thuận lợi trong việc quản lý thống nhất chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố. 4. Biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt 4.1. Những nguyên tắc chung Chiến lược quản lý chất thải rắn sinh hoạt sẽ theo hướng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, bảo tồn tài nguyên, giữ gìn sức khỏe và bảo vệ môi trường. Chất thải sinh hoạt gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đô thị và do vậy phải được kiểm soát chặt chẽ. Khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt phụ thuộc vào sự tăng trưởng của xã hội, phong tục tập quán và ý thức của người dân. 4.2. Những điểm đặc biệt cần lưu ý Chiến lược quản lý chất thải rắn sinh hoạt cần xem xét trên quan điểm từ phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển và xử lý: + Chôn lấp rác, làm phân compost; + Biện pháp khống chế ô nhiễm nước; + Biện pháp khống chế ô nhiễm không khí. Vai trò của các nhóm thành viên có ý nghĩa rất lớn trong sự thành công của bất kỳ một dự án chôn lấp chất thải: 4.2.1. Tăng cường sự tham gia, ủng hộ của nhân dân trong các công tác thực hiện dự án Sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường mà trước hết là sự ủng hộ của nhân dân sống khu vực xung quanh bãi rác sẽ góp phần tích cực cho sự thành công của dự án. Để đạt được điều này cần phải tuyên truyền vận động nhiều tầng lớp dân chúng tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường, cụ thể là: Phải có thông tin đầy đủ các lợi ích kinh tế xã hội và môi trường của dự án cho quảng đại quần chúng; Nêu rõ tính cấp bách của việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; Khẳng định được tính an toàn cao của các biện pháp kỹ thuật mà dự án sẽ áp dụng; Làm cho mọi người thấy được tầm quan trọng của sự tự giác ủng hộ dự án, việc tham gia các ý kiến đóng góp cụ thể cho công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, hay những phản ánh kịp thời về các vấn đề môi trường trong quá trình hoạt động của dự án. 4.2.2. Vai trò của các cơ quan chủ quản Sự quan tâm và ủng hộ của cơ quan chuyên môn đối với việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật tiên tiến giảm thiểu lượng chất thải sinh ra như việc không sử dụng xe quá cũ hoặc tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất hoặc nhập khẩu các thiết bị phục vụ xử lý chất ô nhiễm hoặc thiết bị sản xuất sinh ra ít chất ô nhiễm như tuốc bin chạy khí phát điện… Việc thanh tra các công trình xử lý trong thời gian xây dựng cũng như trong lúc vận hành cần có tính thương lượng, quan tâm (dĩ nhiên mang tính nghiêm túc) hơn là quan liêu, ra lệnh; Tăng cường thông tin đại chúng để tạo sự ủng hộ và tham gia của dân chúng. 4.3. Quản lý thông qua các văn bản luật – “Công cụ điều hành và kiểm soát” (CAC) Pháp luật là công cụ quản lý môi trường hiệu quả với nhiều văn bản luật, nghị định, công ước, quy chế, hướng dẫn… sử dụng trong việc quản lý môi trường nói chung và quản lý CTRĐT nói riêng. Nhìn chung, Việt Nam đã xây dựng được khung pháp lý phù hợp cho các hoạt động bảo vệ môi trường, trong đó có các hướng dẫn về quản lý và xử lý chất thải rắn. Khung pháp lý này còn được hỗ trợ bởi hai chiến lược là Chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (1999) và Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (2003). Các văn bản luật hiện hành có liên quan đến công tác quản lý CTRĐT: -Luật Bảo vệ môi trường ở Việt Nam ban hành ngày 27/12/1993 và có hiệu lực ngày 10/1/1994 đã tạo được cơ sở pháp lý cho công tác quản lý chất thải, tạo tiền đề cho việc ban hành các văn bản pháp lý khác liên quan đến việc cụ thể hoá các quy định, quy chế, tiêu chuẩn, hướng dẫn,…. - Nghị định số 175-CP của chính phủ ngày 18/10/1994 hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường. - Nghị định số 121/2004/NĐ-CP của chính phủ ngày 12/5/2004 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong bảo vệ môi trường. - Nghị định số 256/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 2/4/2003 về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. - Chỉ thị số 199/TTg ngày 3/4/1997 của Thủ tướng chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý CTR ở các đô thị và khu công nghiệp. - Thông tư liên tịch số 1590/1997/TTLB-KHCNMT-XD của Bộ Khoa học công nghệ và môi trường và Bộ Xây dựng ban hành ngày 17/10/1999 hướng dẫn thi hành chỉ thị số 199/TTg ngày 3/4/1997 của Thủ tướng chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý CTR ở các đô thị và khu công nghiệp. - Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020. - Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/1/2001 hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm xây dựng và vận hành bãi chôn lấp CTR. - TCVN 6696-2000 – Bãi chôn lấp hợp vệ sinh – Yêu cầu về bảo vệ môi trường. - TCVN 6705-2000 – Chất thải rắn không nguy hại – Phân loại. - TCXDVN 261-2001 – Bãi chôn lấp – Tiêu chuẩn thiết kế. - Việt Nam đã tham gia ký kết Công ước quốc tế về Nghị định thư Kyoto (2002) và đang xây dựng Chiến lược quốc gia về Cơ chế phát triển sạch (CDM) cho phép các nước công nghiệp hoá được phép mua “Chứng chỉ Carbon” từ các chỉ tiêu của các nước đang phát triển và coi như đã giảm lượng khí thải ra theo cam kết của mình. Việc thu gom và sử dụng khí methane từ các BCL là một trong những công nghệ mang lại những lợi ích về mặt tài chính nhất khi thực hiện CDM, tỷ lệ quay vòng tài chính nội tại từ các dự án này có thể tăng lên từ 5% đến 10%. 4.4. Quản lý bằng công cụ kinh tế (EIs) Nhằm mục tiêu thực thi chính sách về môi trường, EIs hoạt động thông qua cơ chế giá cả trên thị trường, có chức năng làm nâng giá các hành động làm tổn hại đến môi trường hoặc hạ giá các hành động bảo vệ môi trường. EIs sẽ tạo ra khả năng lựa chọn cho các tổ chức và cá nhân hành động sao cho phù hợp với điều kiện của họ. Có thể nhận thấy rằng, EIs hoàn toàn có tính tương phản với công cụ CAC, bởi lẽ EIs hoạt động theo cơ chế có tính linh hoạt và mềm dẻo dựa trên cơ sở lợi ích và chi phí về mặt kinh tế. EIs làm thay đổi hành vi của những cá nhân hay tổ chức làm tổn hại đến môi trường thông qua việc khuyến khích hoặc thưởng phạt về kinh tế. Như vậy, trong nhiều trường hợp sử dụng EIs còn tạo ra khả năng ý thức tự nguyện chấp hành đối với những hành vi ứng xử môi trường. Vì lẽ đó, EIs là loại công cụ sử dụng rất có hiệu quả trong bối cảnh của cơ chế thị trường. 4.4.1. Các EIs đang được áp dụng trong lĩnh vực quản lý CTRĐT Do có sự đổi mới và thay đổi về cơ chế kinh tế từ 1986 đến nay, bên cạnh những thành tựu về tăng trưởng kinh tế, cơ chế thị trường cũng đang đặt ra cho chúng ta những thách thức về suy giảm nguồn tài nguyên, suy thoái và ô nhiễm môi trường, buộc chúng ta phải sử dụng các EIs để điều chỉnh lại sự ô nhiễm và suy thoái đó. Nhà nước đã ban hành các nghị định, thông tư… liên quan đến việc áp dụng công cụ này như: - Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc Hội số 38/2001/PL-UBTVQH ngày 28/8/2001 về Phí và lệ phí. Pháp lệnh này sẽ được bổ sung bằng các quy chế/quy định của các Hội đồng và Uy ban nhân dân tỉnh. - Nghị định số 57/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 3/6/2002 hướng dẫn chi tiết việc thực hiện pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH của Uy ban thường vụ Quốc hội về Phí và lệ phí. - Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định về Phí và lệ phí. - Thông tư số 71/2003/TT-BTC ngày 30/7/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định về Phí và lệ phí trong thu gom và xử lý CTR như một dịch vụ vệ sinh. Trong lĩnh vực quản lý CTRĐT, EIs đã và đang được sử dụng là: 4.4.2. Phí môi trường Theo quan niệm của Việt Nam hiện nay, phí môi trường là các khoản thu nhằm bù đắp chi phí của Nhà nước cho việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Đây là những khoản thu bắt buộc những người được hưởng dịch vụ phải đóng góp cho Nhà nước hoặc cho tổ chức làm dịch vụ đó, trực tiếp phục vụ lại cho người đóng phí. Như vậy, việc thực hiện phí môi trường cần phải đạt được 2 mục đích cơ bản: (1) làm thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm, (2) tăng nguồn thu nhập để chi cho những hoạt động cải thiện môi trường. Phí môi trường của Việt Nam trong lĩnh vực quản lý CTRĐT là “phí rác thải đô thị”. Phí rác thải đô thị là công cụ kinh tế được sử dụng khá sớm. Về cơ bản, loại phí này chủ yếu được sử dụng ở khu vực đô thị. Quy định thu phí do UBND thành phố hoặc các tỉnh quy định, do vậy mức thu phí có thể khác nhau và phụ thuộc vào từng địa phương. Như đã phân tích, hiện nay tại TpHCM tồn tại song song 2 lực lượng thu gom rác: lực lượng thu gom chính quy và lực lượng thu gom tư nhân. Mức phí thu gom của 2 lực lượng này có khác nhau. Mức phí thu gom của lực lượng chính quy được cơ quan có chức năng của thành phố quy định, trong khi mức phí của lực lượng thu gom tư nhân chủ yếu do thoả thuận của lực lượng này với các chủ nguồn thải. Nhìn chung, mức phí hiện nay là 8.000-15.000/tháng.hộ gia đình, các khu thương mại, nhà hàng, khách sạn… thì chịu mức phí cao hơn. Tuy nhiên, mức thu phí này vẫn thấp, chỉ mới là chi phí cho công tác thu gom và vận chuyển đến điểm hẹn, TTC hoặc BCL. Các chi phí xử lý còn lại hiện vẫn đang được Nhà nước trợ giá. Theo điều tra trên địa bàn thành phố, các hộ gia đình tỏ ra sẵn sàng chi trả phí rác thải cao hơn nếu họ được hưởng dịch vụ thu gom rác tốt và hiệu quả hơn. 4.4.3. Đặt cọc hoàn trả Về loại công cụ này chưa có quy định của Nhà nước nhưng do vận hành của cơ chế thị trường đã xuất hiện có tính tự phát ở nước ta trong một số lĩnh vực. Ví dụ đối với các cửa hàng bán bia chai, khách hàng phải đặt cọc 2000đ/chai bia mua về nhà. Số tiền sẽ được hoàn trả khi khách hàng mang trả cho chủ cửa hàng vỏ chai còn đảm bảo nguyên vẹn. Ở các nước phát triển, công cụ này đã được áp dụng từ lâu với nhiều mặt hàng buộc phải “đặt cọc hoàn trả”. Điều này sẽ hạn chế đáng kể lượng rác thải phát sinh ra môi trường, trong đó có các loại rác có khả năng tái sinh, tái chế. Mặt khác, tạo thói quen và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về trách nhiệm với rác thải mà họ thải ra. 4.4.4. Quỹ môi trường Quỹ môi trường là loại EIs được sử dụng khá phổ biến hiện nay cho mục đích bảo vệ môi trường. Hiện nay ở Việt Nam có 3 loại quỹ môi trường: Quỹ môi trường quốc gia, Quỹ môi trường địa phương và Quỹ môi trường ngành. Lĩnh vực quản lý CTRĐT được hỗ trợ rất lớn từ 2 nguồn Quỹ môi trường quốc gia và Quỹ môi trường địa phương. (1) Quỹ môi trường quốc gia được thành lập theo quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26/06/2002 để huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước nhằm hỗ trợ các chương trình, dự án, các hoạt động, nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước. Trên cơ sở quyết định này, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (trước đây) đã có quyết định số: 53/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 16/07/2002 “Về việc ban hành Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Quỹ bào vệ môi trường Việt Nam”, điều lệ gồm 7 chương và 24 điều. Hiện nay Quỹ đang trong quá trình đi vào hoạt động. Các hoạt động hỗ trợ tài chính trước mắt: Xử lý chất thải; phòng ngừa và khắc phục sự cố môi trường; nghiên cứu và triển khai công nghệ thân thiện với môi trường; bảo tồn đa dạng sinh học; giáo dục, truyền thông môi trường và phát triển bền vững. Ngoài các lĩnh vực hỗ trợ tài chính trước mắt, Quỹ còn có các nội dung ưu tiên hỗ trợ như: hỗ trợ các dự án nằm trong danh mục xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm theo quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ; xử lý chất thải khu đô thị, làng nghề, bệnh viện, khắc phục sự cố môi trường; nghiên cứu và triển khai các biện pháp phòng ngừa sự cố môi trường; nghiên cứu và triển khai công nghệ thân thiện với môi trường; bảo vệ các hệ sinh thái nhạy cảm… (2) Quỹ môi trường địa phương – Quỹ môi trường TpHCM có số vốn ban đầu khá lớn (hơn 100 000USD), mục tiêu chủ yếu là cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp công nghiệp có hoạt động sản xuất sạch hơn. Điều này góp phần hạn chế CTR phát sinh ra môi trường, tăng khả năng tái sinh, tái chế và sinh lợi từ chất thải ngay tại nhà máy. 4.4.5. Một số kiến nghị - Để thực hiện tốt EIs, cần phải thực hiện 2 nguyên tắc cơ bản: Người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP) và Người được hưởng lợi từ môi trường cũng phải trả tiền (BPP). Về khía cạnh này, EIs thể hiện sự đảm bảo về mặt công bằng xã hội. - Nhà nước nên có những cơ chế chính sách phù hợp cho việc hình thành và khuyến khích sử dụng EIs trong quản lý môi trường nói chung và quản lý CTRĐT nói riêng. Phải thể hiện cụ thể trong các điều luật, nghị quyết. Coi EIs là một tất yếu trong bối cảnh của cơ chế thị trường. Chẳng hạn hình thành một số loại thuế môi trường, có thể tính vào thuế xả thải CTR hoặc đánh vào đầu sản phẩm – có thể hiểu đây là một loại phí sản phẩm. Bên cạnh đó, áp dụng loại phí đổ bo – trực tiếp đánh vào các chất thải độc hại hoặc tại các cơ sở sản sinh ra hoặc tại điểm tiêu hủy. Đồng thời, Nhà nước có hình thức khuyến khích doanh nghiệp cải tiến công nghệ sản xuất ít phát thải, cải tiến hình dáng và chất liệu bao bì “thân thiện” với môi trường,… bằng cách giảm thuế hoặc tuyên dương, khen thưởng, góp phần nâng cao uy tín của thương hiệu sản phẩm. Điều này cho thấy việc sử dụng EIs vừa đảm bảo yêu cầu tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải… vừa khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi từ nhận thức về môi trường thành hành động vì môi trường, cũng là hình thức tôn vinh uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp. Xúc tiến và mở rộng phạm vi sử dụng EIs, xã hội sẽ giảm được những chi phí kinh tế trong quản lý so với các biện pháp CAC, trước hết là bộ máy thực thi pháp luật. Mặt khác, nếu sử dụng tốt EIs, đặc biệt là thuế và phí, sẽ tăng nguồn thu cho ngân sách để đầu tư trở lại vào môi trường, thậm chí còn có thể đầu tư cho các lĩnh vực dịch vụ xã hội khác. Bên cạnh đó, EIs tạo điều kiện kích thích và khuyến khích các đối tượng thực thi thuộc cơ quan quản lý môi trường quốc gia và địa phương thực thi nhanh chóng bởi lẽ họ được hưởng lợi từ nguồn thu đó. - Phải có đội ngũ cán bộ đủ năng lực trong việc thực thi EIs trong quản lý môi trường, từ việc nghiên cứu xây dựng cho đến triển khai thực hiện. Thực tế cho thấy, chúng ta đang thiếu trầm trọng đội ngũ này, hoặc nếu có cũng chỉ là những cán bộ không được đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ. Do vậy, dù có nhiều công cụ kinh tế hình thành nhưng việc thực thi lại gặp nhiều khó khăn và tỏ ra không hiệu quả. Chẳng hạn về mức phí rác thải đô thị, để tính đúng và tính đủ chi phí cho cả quy trình quản lý CTRĐT từ khâu thu gom đến vận chuyển, tái sinh, tái chế, xử lý tiêu hủy và chôn lấp cần có một đội ngũ cán bộ được trang bị đầy đủ chuyên môn. Đó là chưa kể đến việc lập nên lộ trình thực hiện EIs trong lĩnh vực này. Bởi lẽ, để tăng mức phí từ 8.000 – 15.000đ/tháng.hộ gia đình lên mức phí 35.000 – 70.000/tháng.hộ gia đình (ước tính) là một điều khó có thể có được sự đồng tình của người dân trong thời gian ngắn. - Để thực hiện tốt EIs, cần có sự phối hợp với các loại công cụ khác như công cụ pháp lý, công cụ tuyên truyền giáo dục, công cụ kỹ thuật… Đồng thời, không ngừng hoàn thiện cơ chế thị trường - ứng với mỗi thời kỳ sẽ có những loại EIs phù hợp với thời kỳ đó. III. CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ 1. Các biện pháp hỗ trợ trước mắt Ngoài các biện pháp khống chế ô nhiễm như đã trình bày trên, một số biện pháp hỗ trợ sau đây nhằm giảm thiểu các công tác tiêu cực đến sức khỏe người dân, đến các hệ sinh thái, đến kinh tế- xã hội… Tăng cường các phương tiện vận chuyển và thiết bị công trình có độ an toàn cao. Cấp cứu kịp thời khi có sự cố, giải quyết nhanh các hậu quả có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân. Tích cực bảo vệ tốt diện tích cây xanh trồng xung quanh BCL rác để giảm thiểu ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tạo cảnh quan cho khu vực. Tận dụng tối đa lượng đất thải bỏ trong quá trình đào hố chôn lấp. 2. Các biện pháp hỗ trợ dài hạn 2.1. Hoàn thiện khung thể chế và năng lực thể chế Để quản lý hiệu quả CTRĐT Việt Nam nói chung và TpHCM nói riêng, cần xây dựng một khung thể chế hoàn thiện. Trong đó, phân công rõ ràng vai trò của từng cấp (từ trung ương đến địa phương) trong việc giải quyết các nhiệm vụ cụ thể liên quan đến công tác quản lý CTRĐT. Hiện nay, Cơ quan Bộ chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực môi trường ở Việt Nam là Bộ tài nguyên và môi trường, ngoài ra còn có các Bộ khác và UBND cấp tỉnh cũng tham gia trực tiếp quản lý CTR. Bộ TN & MT UBND TP Sở TN & MT Cty MTĐT Phòng QLCTR Chi Cục BVMT Phòng QLMT UBND Quận/Huyện Công ty DVCI Quận/Huyện Phòng QLĐT (tổ TN-MT) UBND Phường Xã Cán bộ MT Hỗ trợ về nghiệp vụ Cấp quản lý trực tiếp Cấu trúc hệ thống quản lý CTRĐT tại TpHCM CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG VAI TRÒ TRONG QUẢN LÝ CTRĐT Bộ Tài nguyên và môi trường Vụ Môi trường -Hoạch định các chính sách, chiến lược và pháp luật ở cấp độ trung ương và địa phương -Hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam Vụ Thẩm định và đánh giá tác động môi trường -Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án xây dựng các hệ thống quản lý CTR, các khu chôn lấp, xử lý. Cục Bảo vệ môi trường -Phối hợp thực hiện thanh tra môi trường đối với các BCL. -Thực hiện giám sát và phối hợp cưỡng chế về mặt môi trường đối với các khu đô thị. -Nâng cao nhận thức cộng đồng. -Thẩm định công nghệ xử lý, tái chế -Phối hợp quy hoạch các khu chôn lấp Bộ Xây dựng -Hoạch định các chính sách, kế hoạch, quy hoạch và xây dựng các cơ sở quản lý CTR. -Xây dựng và quản lý các kế hoạch xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng liên quan đến CTR cả ở cấp trung ương và địa phương. Bộ Y tế -Đánh giá tác động của CTR đối với sức khoẻ con người. Bộ Giao thông vận tải Sở Giao thông công chánh -Quy hoạch và quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông hàng không, đường bộ, đường sắt và đường biển ở cả cấp quốc gia và cấp tỉnh. -Giám sát hoạt động của công ty môi trường đô thị. Bộ Kế hoạch và đầu tư -Quy hoạch tổng thể các dự án đầu tư và điều phối các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) liên quan đến quản lý chất thải. UBND các tỉnh/thành phố -Giám sát công tác quản lý môi trường trong phạm vi quyền hạn cho phép. -Quy hoạch, quản lý các khu đô thị và việc thu hồi các loại phí. Các Cty môi trường đô thị trực thuộc UBND Tỉnh/thành phố hoặc Sở GTCC hoặc Bộ xây dựng -Thu gom và tiêu hủy chất thải. Bên cạnh việc xây dựng một khung thể chế hoàn thiện, cần chú trọng đến năng lực của thể chế. Các vấn đề sau đây cần được quan tâm hơn nữa nhằm phát huy tối đa hiệu quả của công tác quản lý CTRĐT hiện nay: - Cần tăng cường hoạt động giám sát Nhà nước về CTR nói chung và CTRĐT nói riêng. Hiện nay, nhân lực phục vụ cho công tác này chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Hầu hết các quận huyện trên địa bàn TpHCM chỉ có 2-4 cán bộ công tác tại Phòng Quản lý Đô thị trực thuộc UBND Quận. Trong đó, ít hoặc thậm chí không có cán bộ chuyên trách (chỉ kiêm nhiệm) hoạt động trong lĩnh vực quản lý CTR. Trên địa bàn cả nước chỉ duy nhất có Sở Tài Nguyên Môi Trường TpHCM có Phòng Quản lý chất thải rắn, tuy nhiên, với 19 nhân lực (2004) thì hoạt động của Phòng còn gặp nhiều khó khăn. - Cần nâng cao kiến thức chuyên môn cho các cán bộ đang hoạt động trong lĩnh vực quản lý CTR thông qua các chương trình tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực… - Chú ý tăng cường quan trắc CTR trên địa bàn thành phố. - Phân công, phân trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan quản lý nhà nước về vai trò và quyền hạn trong công tác quản lý CTR. 2.2. Thể hiện rõ hơn vai trò của cộng đồng Cộng đồng nói chung và xã hội dân sự nói riêng đóng một vai trò rất quan trọng trong quản lý CTR, bao gồm các hiệp hội quần chúng, các tổ chức phi chính phủ và các hiệp hội khác có thể góp phần cải thiện hoạt động quản lý CTR theo nhiều cách khác nhau. Việc động viên, khuyến khích cộng đồng dân cư trong khu vực tham gia các chương trình phân loại rác tại nguồn, giữ gìn vệ sinh và thu gom rác nơi công cộng, góp phần cải thiện tình trạng môi trường BCL… là những dẫn chứng rất điển hình. Cộng đồng có vai trò rất lớn trong việc chia sẻ gánh nặng quản lý với chính quyền địa phương và cả nước. Chương trình xã hội hoá hoạt động thu gom chất thải trên địa bàn TpHCM từ những năm 1990 đến nay đã cho thấy hiệu quả đáng kể trong công tác thu gom, phân loại chất thải, góp phần đáng kể vào công tác tái sinh, tái chế CTR, càng thể hiện rõ vai trò không thể thiếu của cộng đồng trong công tác quản lý CTR nói chung. Do đó, chính quyền cần chú trọng đến vai trò của cộng đồng hơn nữa trong công tác quản lý CTR. Tạo điều kiện cho cộng đồng tiếp cận với các vấn đề CTR để từ đó đóng góp tiếng nói của họ trong công tác quản lý. Chẳng hạn, việc lựa chọn địa điểm xây dựng và vận hành BCL ít khi được sự tán đồng của cư dân sinh sống quanh khu vực được lựa chọn. Mặc dù với các nhà chuyên môn thì nơi đó là phù hợp cho việc xây dựng BCL. Tuy nhiên, chính quyền thường gặp những phản đối gay gắt từ phía cộng đồng vì công tác tuyên truyền chưa phát huy hiệu quả. Nói khác hơn, nếu vai trò của cộng đồng được chính quyền xem trọng hơn, nếu cộng đồng được chia sẻ nhiều thông tin hơn về những tác động có thể xảy ra đối với họ từ hoạt động của BCL thì những quyết định từ phía chính quyền sẽ thuyết phục cư dân hơn. 2.3. Tăng cường nguồn tài chính cho hoạt động quản lý CTRĐT Cần tăng cường đầu tư về tài chính cho việc xây dựng cơ bản các hạng mục phục vụ công tác quản lý CTR nói chung và CTRĐT nói riêng. Bên cạnh đó, việc ổn định nguồn tài chính cho công tác vận hành, duy tu, bảo trì hệ thống là một việc làm rất cần thiết, đảm bảo duy trì hoạt động ổn định và hiệu quả của công tác quản lý CTR. 2.4. Giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng Thường xuyên nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn đã được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường: - Tổ chức các chiến dịch truyền thông gây ấn tượng mạnh, nhằm phát động phong trào toàn dân thực hiện Luật Bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh phong trào: xanh-sạch-đẹp, Ngày chủ nhật xanh… - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trực tiếp cho cộng đồng thông qua đội ngũ những người tình nguyện (Đoàn viên, hội viên, Hội phụ nữ…). - Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các tài liệu, sách báo tuyên truyền, hướng dẫn bảo vệ môi trường nói chung và quản lý CTRĐT nói riêng. Giáo dục cộng đồng theo 4 vấn đề lớn: - Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng - Giáo dục môi trường ở các cấp học mầm non, tiểu học, phổ thông, đại học, sau đại học. - Huấn luyện, đào tạo phục vụ công tác quản lý CTR nói chung và quản lý CTRĐT nói riêng. - Các hoạt động phong trào mang tính truyên truyền giáo dục. CHƯƠNG 6 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH VÀ ĐÓNG CỬA BÃI CHÔN LẤP I. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG Giám sát chất lượng môi trường là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý môi trường. Giám sát môi trường là một quá trình tổng hợp các biện pháp khoa học, kỹ thuật, công nghệ và tổ chức nhằm kiểm soát, theo dõi một cách chặt chẽ và có hệ thống các khuynh hướng biến đổi chất lượng môi trường. Giám sát chất lượng môi trường có thể được định nghĩa như là một quá trình “quan trắc - đo đạc - ghi nhận - phân tích - xử lý và kiểm soát một cách thường xuyên, liên tục các thông số chất lượng môi trường”. Giám sát chất lượng môi trường là công cụ đắc lực để các nhà quản lý, các nhà chuyên môn quản lý chặt chẽ các nguồn chất thải gây ô nhiễm môi trường, điều chỉnh các kế hoạch sản xuất và giảm nhẹ các chi phí cho khắc phục, xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường một cách hữu hiệu nhất. Việc giám sát môi trường trong các dự án theo dõi biến đổi một số chỉ tiêu được chỉ thị qua các thông số lý học – hóa học và sinh học của môi trường. Kết quả của cả quá trình giám sát chất lượng môi trường một cách liên tục và lâu dài có một ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với việc phát hiện những thay đổi về môi trường để đề xuất các biện pháp xử lý, bảo vệ mà còn góp phần đánh giá mức độ chính xác của các dự đoán tác động môi trường được đề cập đến trong các báo cáo ĐTM của từng dự án. Các công trường xử lý rác hiện nay trên địa bàn TpHCM thường có qui mô lớn. Ngoài các ô chôn rác hợp vệ sinh còn có các hệ thống xử lý nước rò rỉ, hệ thống thu khí và các công trình phụ trợ. Nước rỉ rác từ BCL rác được sinh ra trong khoảng thời gian khá dài, thậm chí 20-30 năm sau khi đóng bãi. Các thành phần hữu cơ khó phân hủy, các thành phần vô cơ cùng các chất ô nhiễm khác trong nước rỉ rác thấm qua đáy và đường bao BCL đi vào nước ngầm, hoặc theo nước mưa tràn vào nguồn nước mặt gây ô nhiễm các nguồn nước này. Mặt khác, đối với môi trường không khí, trong quá trình phân hủy, rác đã sinh ra các chất độc hại, có mùi hôi khó chịu được khuếch tán vào môi trường như: methane (khoảng 63,8% thể tích), carbonic (33,6%), nitrogen (2,4%), hydrogen (0,05%), H2S (0.00002%) … Các chất độc hại này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của những người vận hành và làm việc tại BCL chất thải, hệ thống xử lý nước rò rỉ, hệ thống xử lý khí cũng như môi trường khu vực xung quanh. Như đã trình bày, hiện nay thành phố Hồ Chí Minh đã có ba bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị (Đông Thạnh, Gò Cát và Phước Hiệp) với tổng diện tích chôn lấp khoảng 60ha và khối lượng chất thải rắn đã chôn lấp lên đến 12-15 triệu tấn. Bãi chôn lấp Đông Thạnh có diện tích 45ha, đã nhận và chôn lấp khoảng 9-10 triệu tấn chất thải rắn đô thị từ năm 1990, đã đóng một phần từ cuối năm 2002 và nay chỉ còn nhận xà bần với khối lượng trên dưới 1,200 tấn/ngày. Bãi chôn lấp Gò Cát, có diện tích 25ha với diện chôn lấp thiết kế là 17,5ha, do Hà Lan tài trợ có hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác, có hệ thống thu gom khí bãi chôn lấp và 03 máy phát điện sử dụng khí bãi chôn lấp, hoạt động từ đầu năm 2002 với công suất tiếp nhận chất thải rắn mỗi ngày khoảng 2.000-2.500 tấn. Bãi chôn lấp Phước Hiệp (giai đoạn 1), có diện tích chôn lấp 16ha trên tổng diện tích 43ha, được đưa vào hoạt động từ đầu năm 2003, có công suất tiếp nhận 2.500-3.000 tấn/ngày. Trong ba bãi chôn lấp trên, chỉ có bãi chôn lấp Gò Cát và Phước Hiệp được thiết kế và xây dựng theo mô hình bãi chôn lấp vệ sinh, và cũng chỉ bãi chôn lấp Gò Cát có hệ thống thu và xử lý khí bãi chôn lấp. Và cũng trong ba bãi trên, chỉ có bãi chôn lấp Đông Thạnh và Gò Cát nằn trên vùng đất cao, đáy có tầng sét khá dày, còn bãi chôn lấp Phước Hiệp nằm trong vùng đất thấp (ngập nước) và nền đất yếu (bùn lầy). Cả ba bãi chôn lấp trên đều chưa có hệ thống giám sát chất lượng môi trường hoàn chỉnh, mặc dù theo phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cho các bãi chôn lấp, thành phố bắt buộc phải xây dựng hệ thống quan trắc và giám sát. Các chương trình lấy mẫu và phân tích ở các bãi này chủ yếu phục vụ công tác vận hành và giải quyết sự cố. Cả ba bãi này, ở các mức độ khác nhau đang gây ô nhiễm đến môi trường xung quanh. Trong thời gian sắp tới, thành phố dự kiến sẽ phải xây dựng thêm ba bãi chôn lấp, bãi chôn lấp Phước Hiệp (giai đoạn 2) với diện tích 88ha, Khu Công Nghiệp Sinh Thái Xử Lý Chất Thải Rắn Đa Phước (Bình Chánh) với diện tích tổng cộng khoảng 73ha và diện tích bãi chôn lấp khoảng 20-25ha, Khu Liên Hợp Xử Lý Chất Thải Rắn Thủ Thừa (Long An) với diện tích tổng cộng là 1.760ha và diện tích bãi chôn lấp khoảng 200ha. Toàn bộ ba khu vực có kế hoạch xây dựng bãi chôn lấp này đều nằm trên vùng đất thấp và nền đất yếu. Khu vực Phước Hiệp và Thủ Thừa nằm trên vùng đất yếu và thường bị ngập lụt vào mùa lũ. Khu vực Đa Phước bị ngập hàng ngày khi nước triều lên. Bên cạnh các vấn đề trên của bãi chôn lấp đã và sắp có, trong thời gian tới, nhằm khắc phục những nhược điểm của bãi chôn lấp, thành phố đang chuẩn bị nhiều dự án về chế biến compost, sản xuất phân hữu cơ từ chất thải rắn, sản xuất điện từ khí bãi chôn lấp hoặc trực tiếp từ các lò đốt chất thải rắn. Đặc biệt, theo nghị định Kyoto, thành phố đang chuẩn bị thực hiện dự án “Cơ Chế Phát Triển Sạch” (Clean Development Mechanism) về giảm thiểu lượng khí thải gây “hiệu ứng nhà kính” là khí carbonic CO2 và methane CH4. Với dự án này, mỗi tấn carbon qui đổi thành phố có thể thu về ít nhất là 4USD. Tuy nhiên việc xác định chính xác nồng độ khí methane CH4 và sự thay đổi của nồng độ khí này theo thời gian là một trong yếu tố quan trọng quyết định sự thành công, cả về mặt môi trương và kinh tế, của dự án. Như vậy, công tác quan trắc và giám sát môi trường tại các bãi chôn lấp sẽ hỗ trợ rất nhiều trong công tác quản lý chất thải rắn. Trong thời điểm trước mắt và lâu dài công tác này luôn cần thiết để kịp thời báo động những thay đổi về môi trường gây tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư khi vẫn còn sử dụng bãi chôn lấp. Chương trình giám sát chất lượng môi trường của các bãi chôn lấp đi vào hoạt động sẽ đem lại hiệu quả cao về môi trường cũng như kinh tế, cụ thể như: Đánh giá sự tác động của bãi chôn lấp đến môi trường đất, nước, không khí và con người. Kịp thời kiến nghị các giải pháp tối ưu nhằm giảm thiểu sự tác động của bãi chôn lấp đến môi trường và con người. Đánh giá tính hiệu quả công nghệ chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh và hoàn thiện quy trình vận hành bãi chôn lấp. Cung cấp thông tin cần thiết để hoàn thiện các thông số kỹ thuật, phục vụ cho công tác thiết kế kỹ thuật của bãi chôn lấp Phước Hiệp (giai đoạn 2) và các bãi chôn lấp khác nằm trên vùng đất thấp và nền đất yếu. Xác định các thông số kỹ thuật phục vụ cho việc hoàn thiện qui trình vận hành các bãi chôn lấp trên nền đất yếu. Phục vụ các dự án đầu tư khác, như chế biến compost và sản xuất phân hữu cơ, phát điện. Phục vụ chương trình Quỹ Tín Dụng Carbon (CCF) – Cơ chế phát triển sạch. Từ những kết quả quan trắc, giám sát chất lượng môi trường, có thể làm tăng tuổi thọ, giảm chi phí vận hành bãi chôn lấp và chi phí khắc phục hậu quả gây ra cho con người và môi trường tự nhiên. Việc thiết lập hệ thống các điểm quan trắc giam sát môi trường cũng như chương trình giám sát chất lượng môi trường nói chung của khu vực thực hiện dự án phải dựa trên số liệu về điều kiện tự nhiên: khí tượng, thủy văn, địa chất thủy văn, hiện trạng chất lượng môi trường. 1. Mục Tiêu Mục tiêu của chương trình giám sát chất lượng môi trường các BCL là thu thập một cách liên tục các thông tin về biến đổi chất lượng môi trường bên trong cũng như bên ngoài khu chôn lấp để kịp thời phát hiện những tác động xấu đến môi trường của hoạt động và đề xuất các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm. Mặt khác giám sát chất lượng môi trường các BCL còn nhằm bảo đảm cho hệ thống xử lý nước rỉ rác và các hệ thống khác trong khu vực hoạt động có hiệu quả và bảo đảm chất lượng nước và khí sau khi xử lý luôn đạt tiêu chuẩn xả thải. Các thông tin thu được trong quá trình giám sát phải đảm bảo các thuộc tính cơ bản sau đây: Độ chính xác của số liệu: độ chính xác của số liệu giám sát được đánh giá bằng khả năng tương đồng giữa số liệu và hiện thực. Sự sai lệch giữa số liệu và thực tế càng ít càng tốt. Tính đặc trưng của số liệu: nghĩa là số liệu thu được tại một điểm quan trắc phải đại diện cho một không gian nhất định. Tính đồng nhất của số liệu: các số liệu thu thập được tại các địa điểm khác nhau vào những thời gian khác nhau, phải có khả năng so sánh được với nhau. Khả năng so sánh của các số liệu được gọi là tính đồng nhất của các số liệu. Khả năng theo dõi liên tục theo thời gian. Tính đồng bộ của số liệu: nghĩa là số liệu phải bao gồm đủ lớn các thông tin về bản thân yếu tố đó và các yếu tố có liên quan. 2. Nội Dung Nội dung chương trình giám sát chất lượng môi trường các BCL bao gồm Giám sát môi trường không khí, tiếng ồn trong giai đoạn xây dựng, vận hành và đóng cửa BCL; Giám sát môi trường nước (nước mặt và nước ngầm) trong giai đoạn xây dựng, vận hành và đóng cửa BCL; Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân làm việc tại BCL. 3. Cơ Sở Giám Sát Chất Lượng Môi Trường Giám sát chất lượng môi trường các BCL phải dựa theo các qui định pháp luật và điều kiện kỹ thuật sau đây: Luật môi trường và các văn bản có liên quan của Việt Nam; Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường; Qui trình vận hành BCL và xử lý chất thải, trạm phát điện; Hiện trạng chất lượng môi trường khu vực; Trang thiết bị và phòng thí nghiệm giám sát môi trường. II. GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ 1. Mục tiêu của giám sát chất lượng không khí Mục tiêu đặc thù của công tác giám sát chất lượng không khí được tóm tắt như sau: Quan trắc nồng độ các chất ô nhiễm không khí xung quanh bên trong và bên ngoài BCL; Quan trắc một số thông số khí tượng ảnh hưởng đến sự phát tán ô nhiễm; Đánh giá và nhận biết sớm sự gia tăng lượng thải các chất ô nhiễm không khí từ các nguồn thải (BCL và trạm phát điện) để có những biện pháp giảm thiểu. 2. Mạng Lưới Giám Sát Chất Lượng Không Khí Giám sát chất lượng không khí được tiến hành đối với tất cả các nguồn thải khí trong BCL và khu vực xung quanh cũng như khu vực dân cư lân cận. Giám sát chất lượng không khí được chia thành hai loại: Giám sát nguồn thải (BCL) và giám sát khu vực xung quanh (bên ngoài BCL và khu vực dân cư lân cận).. 2.1. Vị trí giám sát chất lượng không khí bên trong khu vực BCL: điểm E1, E2, E3, E4 - Điểm E1 : Khu vực trong BCL, gần hố thu nước rò rỉ; - Điểm E2 và E3 : Hai điểm khác trong BCL, cách xa hồ thu nước rò rỉ; - Điểm E4 : Khu vực máy phát điện; - Điểm E5 và E6 : Dọc theo tuyến quốc lộ, nằm ngoài bãi rác. 2.2. Vị trí giám sát chất lượng không khí khu vực xung quanh: điểm A1, A2, A3, A4, A5, A6 Khu vực thành phố Hồ Chí Minh có hai hướng gió chủ đạo là Tây – Tây Nam và Bắc – Đông Bắc. Gió Tây – Tây Nam thổi vào mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 10), gió Bắc – Đông Bắc thổi từ các tháng từ 11 đến tháng 2, từ tháng 3 đến tháng 5 có gió Nam – Đông Nam. Do đó, các vị trí được chọn điển hình cho việc giám sát định kỳ chất lượng môi trường không khí cho khu vực xung quanh các BCL như sau: - Điểm A1.1, A1.2: khu vực xung quanh theo hướng Bắc đối với bãi rác, khi có gió Nam; - Điểm A2.1, A2.2: theo hướng Tây Bắc đối với bãi rác, khi có gió Đông Nam; (có ảnh hưởng của giao thông trên quốc lộ); - Điểm A3.1, A3.2: theo hướng Đông Bắc đối với bãi rác, khi có gió Tây Nam; - Điểm A4.1, A4.2: theo hướng Đông đối với bãi rác, khi có gió Tây; - Điểm A5.1, A5.2: theo hướng Tây Nam đối với bãi rác, khi có gió Đông Bắc; - Điểm A6.1, A6.2: theo hướng Nam đối với bãi rác, khi có gió Bắc. Theo cùng một hướng gió có thể chọn hai điểm khảo sát 1 và 2 cách nhau từ 100 đến 200m, để xác định mức độ ảnh hưởng của chất ô nhiễm không khí từ bãi rác phát tán ra khu vực xung quanh. Và tại mỗi thời điểm khảo sát dựa theo hướng gió đặc trưng ta có thể xác định các cặp đểm lấy mẫu cùng nhau, không nhất thiết phải chọn tất cả các điểm khảo sát cùng một lúc nhằm giảm thiểu chi phí khảo sát, cụ thể có thể chọn các cặp điểm giám sát như sau: Các điểm A3, A4: khi có gió Tây – Tây Nam, đặc biệt chú ý nếu thời điểm khảo sát ở vào các tháng từ tháng 6 đến tháng 10 Các điểm A5,A6: khi có gió Bắc – Đông Bắc, đặc biệt chú ý nếu thời điểm khảo sát ở vào các tháng 11 đến tháng 2 Các điểm A1, A2: khi có gió Nam - Tây Nam, đặc biệt chú ý nếu thời điểm khảo sát ở vào các tháng 3 đến tháng 5. Vào các giao mùa như tháng 10, tháng 11, tháng 2, tháng 3, tháng 5, tháng 6 nên chú ý đến sự thay đổi hướng gió. Ngoài ra, hướng gió cũng có thể thay đổi khác nhau theo thời gian trong ngày; do đó việc giám sát điều kiện khí tượng thủy văn và ghi lại các điều kiện môi trường đặc trưng cũng là điều quan trọng và hết sức cần thiết, phục vụ cho công việc đánh giá và nhận xét kết quả sau này. Tại thời điểm khảo sát, đồng thời chọn 1 đến 2 điểm giám sát nền theo hướng trên gió so với bãi rác và cách xa nguồn thải làm cơ sở cho việc so sánh kết quả với các điểm ô nhiễm. 3. Các thông số giám sát Các thông số giám sát chất lượng môi trường không khí cho các BCL bao gồm: Điều kiện khí tượng thủy văn: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và hướng gió, lượng mưa, độ bốc hơi; Các chất khí: NO2, SO2, CO, NH3, H2S, CH4, chất hữu cơ; Chất hạt: bụi; Kim loại nặng: Pb; Vi sinh vật: tổng vi khuẩn, nấm mốc, vi khuẩn tan trong máu,… Tiếng ồn và độ rung. 4. Qui định quan trắc và phân tích mẫu Đối với các yếu tố khí tượng: tuân thủ theo đúng qui phạm của ngành khí tượng thủy văn; Đối với các yếu tố môi trường: Các chất khí, bụi, kim loại nặng và vi sinh vật được lấy mẫu phân tích với tần suất 1lần/1tháng, quan trắc liên tục 3 ngày, Như vậy hằng tháng có trung bình từ 18 đến 24 mẫu trên mỗi chỉ tiêu. Các chỉ tiêu này được phân tích theo các tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc Tế. III. GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC 1. Mạng Lưới Giám Sát Chất Lượng Môi Trường Nước 1.1. Giám sát chất lượng nước ngầm Vị trí giám sát hay vị trí các giếng giám sát chất lượng nước ngầm được xác định và phân loại theo tầm quan trọng của chúng. Mục tiêu của giám sát chất lượng nước ngầm Mục tiêu đặc thù của công tác giám sát nước ngầm được tóm tắt như sau: Xác định lưu lượng thải các chất ô nhiễm vào nước ngầm; Xác định vận tốc truyền và hướng của dòng chất ô nhiễm; Quan trắc nồng độ của chất ô nhiễm (BCL) đặc thù; Nhận biết sớm những thay đổi về lượng cũng như hướng của dòng chất ô nhiễm; Nhận biết sớm sự xâm nhập của dòng chất ô nhiễm vào các tầng chứa nước (thấm qua các lớp cách nước). Phân loại giếng giám sát chất lượng nước ngầm Giếng loại A Giếng giám định chất lượng nước ngầm trước khi chảy qua khu vực BCL. Về nguyên tắc đối với các BCL có hệ thống chống thấm tốt thì nước ngầm rất khó có khả năng bị ô nhiễm. Tuy nhiên do quá trình thi công không bảo đảm đúng yêu cầu kỹ thuật và một số các nguyên nhân khác làm cho nước rỉ rác vẫn có khả năng đi qua lớp chống thấm đi vào nước ngầm. Vị trí của giếng loại A này phải được xác định hết sức cẩn thận dựa trên các số liệu đặc điểm thủy hóa và chất lượng nước ngầm của khu vực. Kết quả phân tích chất lượng nước tại giếng này làm cơ sở và tiêu chuẩn để so sánh các giếng khác. Thông thường giếng loại A không được đặt quá gần BCL. Mặt khác, giếng loại này phải là đại diện cho các điều kiện nước ngầm trong khu vực. Do vậy chúng cũng không được đặt quá xa khu vực BCL. Giếng loại B Là giếng quan trọng nhất trong hệ thống giám sát nước ngầm, vì nó cho phép phát hiện sớm ô nhiễm nước ngầm do nước rò rỉ từ BCL. Giếng này thường được gọi là giếng “quan trắc”. Về nguyên tắc bố trí các giếng “quan trắc” này càng gần BCL càng tốt và nhất thiết phải đặt trong vùng giám sát I (vùng I được giới hạn bằng vòng di chuyển của dòng nước ngầm chu kỳ 200 ngày được tính toán theo các thông số thủy lực). Số lượng của giếng loại B này phụ thuộc chủ yếu vào qui mô của BCL, vào thiết bị kỹ thuật và sự phức tạp của các điều kiện nước ngầm trong khu vực. Từ kết quả khảo sát địa chất khu vực, nước ngầm khu vực chia làm hai loại: nước ngầm mạch nông (độ sâu nhỏ hơn 7m) và nước ngầm mạch sâu (độ sâu lớn hơn 14m). Giếng loại C Là giếng xác định và kiểm soát phạm vi ô nhiễm nước ngầm hiện tại, vì vậy giếng phải được bố trí trong vùng giám sát II với đường bao 2 năm là thời gian vận chuyển của dòng nước ngầm được tính toán theo các thông số thủy lực và địa chất thủy văn. Số lượng giếng loại C phụ thuộc vào qui mô ô nhiễm nước ngầm và các điều kiện địa chất thủy văn. Giếng loại D Giếng được dùng để kiểm soát trực tiếp nước rò rỉ từ trong BCL. Trường hợp BCL có đủ hệ thống chống thấm, thu gom và thoát nước rò rỉ thì sử dụng hệ thống thu gom nước rỉ rác làm giếng loại D. Phân tích thành phần nước rò rỉ từ mẫu lại lấy từ giếng D là rất cần thiết để đánh giá ảnh hưởng của BCL và khẳng định tối ưu của việc chọn lựa các thông số cho phân tích giám sát (đối với các giếng loại B và C). 1.2. Giám sát chất lượng nước mặt Giám sát chất lượng nước mặt được tiến hành đối với tất cả các đối tượng nước mặt trong vùng cận kề trực tiếp của BCL. Đặt biệt là đối với các thủy vực tĩnh cũng như các thủy vực có nước lưu thông, hoạt động như là : - Các dòng tiếp nhận cho nước ngầm mạch nông vùng cận kề trực tiếp của BCL hoặc nhận trực tiếp nước mưa và nước rỉ rác từ BCL; - Các dòng tiếp nhận nước rò rỉ sau khi được xử lý hoặc nước rửa trôi bề mặt của BCL; - Dòng thoát từ BCL và tiếp nhận nước ngầm bị ô nhiễm. Sự xâm nhập các chất ô nhiễm từ BCL nhanh chóng làm giảm sút chất lượng và ô nhiễm các thủy vực. Cơ chế làm giảm chất lượng nhanh nhất là việc đổ trực tiếp nước rò rỉ từ BCL, rác vào các dòng chảy bề mặt. Trong trường hợp BCL dạng hố (sâu hơn mặt đất), thấm bề mặt của nước ngầm là hết sức đáng kể. Thêm vào đó, việc đổ nước rò rỉ ngay trên bề mặt cũng là một vấn đề cần quan tâm khi rác được chất quá cao và không được che phủ kỹ lưỡng. Yêu cầu đối với giám sát môi trường thì tất cả các thủy vực trong vòng bán kính 5 km quanh BCL đều phải được tiến hành giám sát. Phân loại vị trí giám sát nước mặt + Giám sát chất lượng nước dọc theo kênh, rạch quanh BCL Điểm đầu kênh: (2 điểm) trước khi qua BCL; Điểm giữa kênh: (2 điểm) đoạn kênh nằm khoảng giữa BCL, nơi nước từ hệ thống xử lý nước rỉ rác đổ ra; Điểm cuối kênh: (2 điểm) sau khi qua BCL. + Giám sát chất lượng nước các ao cá, ao sen… gần khu vực BCL, phía trái và phía phải BCL (4 điểm). 2. Các Thông Số Giám Sát 2.1. Các thông số thủy lực - Số liệu khí hậu (mưa, bốc hơi, vận tốc gió, hướng gió); - Tổng lượng nước rò rỉ; - Lượng nước chảy tràn; - Tổng lưu lượng các dòng tiếp nhận gần BCL; - Mực nước ngầm. 2.2. Các thông số lý học và hóa học Việc chọn các thông số giám sát trước hết phụ thuộc vào thành phần của rác chôn lấp, thành phần của nước rỉ rác có tiềm năng gây ô nhiễm nước ngầm. Ngoài ra còn các ô nhiễm có nguồn gốc nền (các hoạt động nông nghiệp, khu công nghiệp ô nhiễm) cũng như nồng độ nền cao cũng phải được xem xét đến. Các chỉ tiêu giám sát cụ thể bao gồm pH, COD, BOD, N-NH3, N-NO2-, N-NO3-, N-Organic,… 3. Phương Pháp Giám Sát Phương pháp giám sát và phân tích chất lượng nước tuân thủ đúng tiêu chuẩn môi trường VN- 1995 IV. CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG VÀ SỨC KHỎE CÔNG NHÂN Trong giai đoạn thi công, ban quản lý dự án và các chủ thầu công trình có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc công tác bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp thi công công trình để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Trong suốt giai đoạn hoạt động, ban quản lý BCL phải có các chương trình kiểm tra sức khỏe định kỳ, các chế độ bồi dưỡng độc hại cho công nhân trực tiếp vận hành BCL cũng như các người dân nhặt rác tại khu vực. V. CHI PHÍ GIÁM SÁT Chủ đầu tư phải dự trù kinh phí giám sát và tính chi phí này vào chi phí xử lý chất thải. VI. TRANG THIẾT BỊ CHO CÔNG TÁC GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG Trang thiết bị cho phòng thí nghiệm và khảo sát hiện trường tại mỗi BCL có thể tham khảo trong bảng sau: Danh sách thiết bị, dụng cụ thuỷ tinh TT Dụng cụ Loại Số lượng TT Dụng cụ Loại Số lượng 1 Cốc thuỷ tinh 50 ml 100 ml 250 ml 500 ml 1000 ml 50 50 200 10 10 11 Phễu thuỷ tinh 10 2 Bình tam giác 50 ml 100 ml 250 ml 50 50 50 12 Đĩa Petri 100 3 Pipet 1 ml 2 ml 5ml nhọn 5 ml tù 10 ml 25 ml 50 50 50 50 20 20 13 Bình định mức 50 ml 100 ml 500 ml 1000 ml 20 20 10 5 4 Giá đỡ 30 14 Bình hút ẩm 2 5 Ống nghiệm 20 ml 30 ml 100 100 15 Buret định mức 4 bộ 6 Giá ống nghiệm 10 16 Buret số 10 7 Ống COD 300 17 Bộ lọc SS 2 bộ 8 Ống đong 25 ml 100 ml 250 ml 500 ml 20 20 20 20 18 Bình trích ly 10 9 Giá pipet 20 19 Impinger 25ml 40 10 Bình xịt nước cất 10 20 Bình đựng mẫu Có nắp 50 Danh sách máy móc thiết bị TT Máy móc thiết bị Loại Số lượng 1 Quang phổ kế 1 2 Máy pH 2 3 Máy khuấy từ có nhiệt độ 2 4 Máy đo độ dẫn điện 2 5 Máy đo DO 2 6 Cân phân tích 2 7 Cân kỹ thuật 2 8 Máy đo BOD 1 9 Tủ nung 2 10 Tủ sấy 2 11 Máy ly tâm 1 12 Dàn chưng cất kyndal 1 13 Máy so màu UV – VIS 2 14 Máy lắc 1 15 Máy cất nước 1 16 Kính hiển vi và lam 4 17 Máy GC 1 18 Bơm không khí 0,5– 4 l/phút 4 19 Máy đo khí phát hiện nhanh Multi log với các đầu dò 1 20 Máy đo nhiệt độ, độ ẩm 1 21 Vũ lượng kế 1 22 Bơm lấy mẫu bụi Hi - vol 10l/phút 2 23 Máy đo ồn, rung 1 VII. ĐÀO TẠO Thành công của chương trình quan trắc không chỉ phụ thuộc vào khả năng sẵn có của các thiết bị lấy mẫu, phân tích và đo lường thích hợp mà còn phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết về quy trình công nghệ và trình độ chuyên môn của cán bộ thực hiện chương trình quan trắc. Các hãng cung cấp máy móc thiết bị sẽ chịu trách nhiệm đào tạo về phân tích và sử dụng máy. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ rằng công tác lấy mẫu là một nhiệm vụ chuyên môn hoá cao, đòi hỏi mức độ kinh nghiệm và đào tạo tốt của các cán bộ. Các yêu cầu về đào tạo cơ bản bao gồm: Kiến thức cơ bản về hoá học, lý học, sinh học và tính toán cơ bản; Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu; hương pháp phân tích; Thủ tục lắp đặt, vận hành và kiểm chuẩn; Phương pháp thu thập, tổng hợp và thẩm định thông tin, kết quả phân tích, lập báo cáo. CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng nâng cao, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng hàng hóa ngày càng tăng mạnh… do đó, chất thải phát sinh đã – đang và sẽ là gánh nặng của toàn xã hội, đặc biệt là loại hình CTRĐT. Những kết quả đạt được của Báo cáo “Đánh giá tác động môi trường của hoạt động chôn lấp chất thải rắn đô thị trên địa bàn TP.HCM”: - Khát quát chu trình CTR trong môi trường - từ nguồn phát sinh đến nơi tiêu hủy; - Tập trung phân tích hiện trạng môi trường tại 3 bãi chôn lấp điển hình trên địa bàn thành phố: BCL Đông Thạnh – Hóc Môn, BCL Gò Cát – Bình Chánh, BCL Phước Hiệp – Củ Chi; - Đánh giá những những tác động của hoạt động chôn lấp CTRĐT đến môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội từ giai đoạn chuẩn bị mặt bằng, xây dựng, vận hành và đóng cửa BCL… - Đưa ra những kiến nghị về mặt quản lý cũng như kỹ thuật nhằm cải thiện chất lượng hoạt động chôn lấp hiện nay. Tóm lại, vấn đề CTRĐT hiện nay đang là một trong những vấn đề môi trường lớn cần được quan tâm. Quản lý CTRĐT hiện nay không chỉ còn là công việc của các cơ quan quản lý Nhà nước, các dịch vụ công cộng… mà còn là nghĩa vụ và trách nhiệm của cộng đồng. Xem CTR như là một dạng tài nguyên, gắn việc quản lý CTR với cộng đồng… là cơ sở cho hoạt động góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường hiện nay. HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG PHỦ ĐỈNH BCL SẼ ĐƯỢC THỰC HIỆN TẠI BCL ĐÔNG THẠNH Tấm lót / tấm phủ bằng vật liệu HPDE Các tấm lót / tấm phủ HDPE được hàn dính tự động Tấm lót địa chất HDPE Tấm vải lọc địa chất TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. “Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004 – Chất thải rắn” 2. “Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam” – NXB Chính trị quốc gia – Hà Nội 2003 3. PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh – “Công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường” – Diễn đàn cải thiện môi trường – Hà Nội 2004 4. TS. Trần Hồng Hà – “Công tác bảo vệ môi trường trong sự nghiệp phát triển bền vững ở Việt Nam” – Diễn đàn cải thiện môi trường – Hà Nội 2004 5. GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ, TS. Ứng Quốc Dũng, TS. Nguyễn Thị Kim Thái – “Quản lý chất thải rắn – tập 1: Chất thải rắn đô thị” – NXB Xây Dựng – Hà Nội 2001 6. “Phương án xây dựng hệ thống quan trắc và giám sát chất lượng môi trường các BCL TpHCM” – UBND TPHCM – Sở Tài nguyên và Môi trường – tháng 08/2004 7. TS. Nguyễn Trung Việt – “Giáo trình môn học: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt” – 2002 8. ThS. Phạm Hồng Nhật – Báo cáo khoa học “Bước đầu đánh giá mức độ ô nhiễm mùi hôi và nghiên cứu, đề xuất biện pháp giảm thiểu mùi hôi tại BCL Gò Cát” –TpHCM tháng 01/2003 9. Báo cáo khoa học “Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ các bãi chôn lấp cũ và tái sử dụng phân hủy cho nông nghiệp” – Trung tâm CENTEMA – Tháng 12/2003 10. Dự án “Xây dựng hệ thống quan trắc và giám sát chất lượng môi trường các bãi chôn lấp Thành Phố Hồ Chí Minh” – Sở Tài Nguyên và Môi Trường TpHCM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDTM bai rac.doc
Tài liệu liên quan