Việc xây dựng thuỷ điện Buôn Tua Srah sẽ góp phần tăng sản lượng điện đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế. Ngoài hiệu ích về điện còn mang lại hiệu ích tổng hợp khác cho khu vực.
Kiến nghị cơ quan chức năng thông qua Báo Cáo Đầu Tư để làm cơ sở cho việc triển khai các bước tiếp theo./
56 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đầu tư xây dựng công trình thuỷ điện Buôn Tua Srah, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khu vực dự tính xây dựng đập thuỷ điện Buôn Tua Srah nằm trong vùng phân bố đá Granodiroit phức hệ Định Quán, các tích tụ bờ rời bãi bồi ven sông lòng sông và trầm tích Nogen. Kết quả khoan có các giá trị trung bình của tỉ lệ mẫu là: Đới IB = 88%, Đới IIA = 91%, IIB = 98 % và giá trị RQD trung bình là : IB = 42%, IIA = 73%, IIB = 85%.
2.4. Lựa chọn phương án tuyến:
Nghiên cứu trên bản đồ 1:50.000 và 1:10.000 thì thấy rõ dòng sông Krông Knô dự kiến làm công trình thủy điện Buôn Tua Srah chỉ có duy nhất một đoạn ngắn chừng 2km tại thôn NamKa bên bờ phải và xã Quang Phú bên bờ trái là có thể bố trí được cụm đầu mối. Trên cơ sở đó tiến hành nghiên cứu ba tuyến đập:
2.4.1. Tuyến I:
Phương án tuyến đã nghiên cứu được bố trí ở dưới cùng cách bến đò xã NamKa - Quảng Phú khoàng 2km. Cao độ đáy sông 427,2m.
Đập chính dài 650m, hai vai đập nối tiếp với sườn núi cao, lòng sông hẹp.
Tuyến năng lượng được bố trí bên bờ phải. Cửa lấy nước ở sườn núi, tiếp sau là một hầm nước dài 200m, hầm đưa nước vào 2 ống dẫn thép nối vào 2 tua bin của nhà máy thuỷ điện.
Tuyến tràn được đặt tại eo.
2.4.2. Tuyến IIA:
Bố trí cách tuyến I khoảng 0,72km về phía thượng lưu. Cao độ đáy sông 427,7 m.
Đập chính dài 895m, vai trái nối tiếp với sườn núi cao, vai phải thuận lợi hơn cho dẫn dòng thi công.
Vai trái đập chính có điều kiện địa chất thuận lợi, địa chất là đá gốc, chiều dày tầng phủ từ 1-1,5 m phù hợp để bố trí tràn và tuyến năng lượng.
Tuyến năng lượng bố trí bên bờ trái. Cửa lấy nước ở sườn núi, tiếp theo là một hầm dẫn nước dài 270m, hầm đưa nước vào 2 ống dẫn băng thép nối vào 2 tuabin của nhà máy thuỷ điện.
Tuyến tràn được đặt tại eo.
2.4.3. Tuyến III:
Bố trí cách tuyến IIA khoảng 0,25km về phía thượng lưu. Cao độ đáy sông là 427,3m.
Đập chính dài 990m, vai trái nối tiếp với sườn núi cao, vai phải thoải hơn nối tiếp với mõm đồi có cao trình khoảng 475 m.
Tuyến năng lượng bố trí bên bờ trái và có thể xê dịch thay đổi với tuyến tràn.
Tuyến tràn được đặt tại eo.
2.4.4. Lựa chọn phương án tuyến:
Vị trí các tuyến công trình rất gần nhau nên thông số hồ chứa giữa các tuyến không thay đổi nhiều, mặt khác đoạn sông bố trí nhà máy thuỷ điện có độ dốc rất nhỏ nên khi thay đổi tuyến năng lượng không ảnh hưởng tới năng lượng. Vì vậy việc chọn tuyến đập hoàn toàn phụ thuộc vào giá trị xây lắp.
Việc bố trí tuyến đập tràn, tuyến năng lượng và dẫn dong thi công của các phương án tuyến đều nằm bên vai trái với cùng một qui mô nên để lựa chọn tuyến chỉ cần so sánh giá thành đập chính.
Kết quả khảo sát đã cho thấy rằng là tuyến I và IIA có địa tầng phủ edQ và trầm tích Neogen sâu 40-50m, mặt khác địa hình không thuận lợi cho thi công. Sau khi xem xét bố trí công trình sơ bộ để so sánh chọn tuyến đã đi đến quyết định chọn tuyến III có điều kiện địa chất tốt, mặt bằng thi công và công tác dẫn dòng thuận lợi, giá thành thấp nhất để tính toán bố trí công trình.
3. Thuỷ năng – Kinh tế năng lượng:
3.1. Thuỷ năng, thuỷ lợi:
3.1.1. Phương pháp tính toán thuỷ năng – kinh tế năng lượng:
Theo tiêu chuẩn Xây Dựng Việt Nam TCXD Việt Nam 285:2002 “ Công trình thuỷ lợi - các quy định chủ yếu về thiết kế” do Bộ trưởng Bộ Xây Dựng ký ngày 28/8/2002. Công trình thuỷ điện Buôn Tua Srah với công suất lắp máy là 86 MW; công trình đầu mối thuộc công trình cấp II, tuyến năng lượng thuộc công trình cấp II. Vậy cấp công trình là II. Mức bảo đảm thiết kế phát điện của công trình thuỷ điện Buôn Tua Srah là: 90%. Tuổi thọ vật lý công trình là: 100 năm.
Tính toán mô phỏng quá trình vận hành công trình thuỷ điện Buôn Tua Srah được thực hiện dựa trên các tài liệu sau:
Phân phối chuỗi dòng chảy trung bình tháng tại tuyến đập.
Đặc tính hồ chứa: đường quan hệ mực nước - diện tích hồ;mực nước hồ dung tích hồ. (Z = f(F); Z = f(V)).
Các thông số công trình: MNDBT, MNC.
Các loại tổn thất cột nước và tổn thất bốc hơi.
Đường quan hệ mực nước hạ lưu với lưu lượng: Q = f(H).
Nguyên tắc vận hành của hồ chứa như sau:
Mùa lũ: từ tháng VIII, hồ sẽ tích nước để điều tiết cho mùa kiệt. Tháng XI mực nước hồ ở MNDBT, trong các tháng mùa lũ nhà máy phát điện cao để tránh xả thừa.
Mùa kiệt: từ tháng XII đến tháng VII năm sau, mực nước hồ sẽ rút từ MNDBT đến mực nước chết và cuối tháng VII. Những tháng mùa kiệt hồ không tích nước. Quá trình lấy nước từ hồ sao cho công suất phát điện trong những tháng mùa kiệt là bằng nhau: Nkiệt = const(MW).
Đối với những năm có tổng lượng dòng chảy mùa lũ không đủ tích đầy hồ thì quá trình tích nước, xả nước từ hồ sao cho công suất bảo đảm là lớn nhất.
Công suất bảo đảm của nhà máy là công suất mà nhà máy có thể cung cấp với mức bảo đảm thiết kế 90%. Nhà máy có thể cung cấp với công suất không nhỏ hơn công suất bảo đảm trong 90% năm mô phỏng, chỉ có 10% số năm mô phỏng là nhà máy không thoả mãn điềy kiện này.
Dưới đây là các tài liệu liên quan đến thuỷ điện Buôn Tua Srah. Các tài liệu của công trình trên bậc thang theo tài liệu báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc thiết kế kĩ thuật của công trình đó.
3.1.2. Công thức dung để tính toán:
- Công suất lắp máy của TTĐ:
- Công suất phát điện của TTĐ:
- Số giờ sử dụng công suất lắp máy:
- Giá trị hiện tại ròng là tổng lãi ròng của cả đời dự án được triết khấu về năm hiện tại theo tỷ lệ triết khấu nhất định:
- Lãi suất cao nhất mà dự án có thể chấp nhận được:
- Tỷ lệ lợi ích trên chi phí:
Trong đó: - Z: số tổ máy. Z = 2 (tổ)
- : công suất lắp máy của một tổ máy.= 43 (KW).
- A: hệ số tổn thất. A = 8,6.
- Q: lưu lượng qua tuabin. Q = 2.Q0 = 2.102 = 204(m3/s).
- H: chiều cao cột nước. H = 48,4 (m).
- E0: Điện năng trung bình năm. E0 = .t =86.4100 =344400 (KWH)
- B: Lợi nhuận của công trình sau nhiều năm. (đồng)
- C: Chi phí ( vốn đầu tư công trình).(đồng)
- r: tỷ lệ chiết khấu.
3.1.3. Tính toán:
a. Tính toán chọn MNDBT, MNC: Thông số MNDBT, MNC được lựa chọn trên cơ sở so sánh kinh tế, kĩ thuật của các tổ hợp mực nước,
Khi chọn MNDBT, MNC tiến hành tính toán cùng mặt bằng cơ sở là:
- Đập chính: Đập đá đổ lõi giữa
- Tuyến năng lượng 2, kết hợp tuyến tràn 1, đường kính hầm: hai hầm song song D = 5,5m.
Các phương án MNDBT, MNC tính toán hồ chứa Buôn Tua Srah
MNDBT (m)
Thông số
Đơn vị
490
487.5
490
MNC
m
462.5
465
467.5
462.5
465
467.5
462.5
465
467.5
Whi
10^6m3
649.2
615.2
575.2
556.6
522.6
482.6
464.1
430.1
390.1
Nlm
MW
86
86
86
86
86
86
86
86
86
Nđb
MW
22.3
22.2
22
21.2
21
20.8
20.1
20
19.1
Eo
10^6kWh
362.5
368.9
375.4
351.9
358.3
364.9
340.2
346.9
353.7
Hsd
giờ
4216
4290
4366
4092
4166
4243
3956
4034
4112
(*BK)DNđb
MW
40.9
40.8
40.6
37.7
37.6
37.4
34.4
34.3
34.1
(*BK) DEđb
10^6kWh
86.1
83.7
81.2
79.5
77
73.7
71.5
68.3
64.2
(*S3) DNđb
MW
22.6
22.5
22.3
20.9
20.9
20.8
19.1
19.1
19
(*S3) DEđb
10^6kWh
85.8
85.5
84.9
36.1
34.8
33
32.1
30.1
27.8
Vốn đầu tư
tỷ đồng
1974.7
1972
1968.9
1842
1839.1
1836.1
1761.6
1758.9
1756.5
NPV
tỷ đồng
1931.1
1933.5
1927.8
1826.7
1827
1821.1
1665.3
1666.1
1658.5
EIRR
%
20.33
20.36
20.34
20.47
20.49
20.47
20.04
20.05
20.03
B/C
2.18
2.184
2.183
2.196
2.199
2.196
2.14
2.142
2.138
Kiến nghị
chọn
Kết quả cho thấy phương án: MNDBT = 487,5 m và MNC = 465 m là đúng đắn nhất.
b. Tính toán chọn tuyến năng lượng - đường kính hầm:
Có hai tuyến năng lượng đem ra so sánh:
- Tuyến năng lượng 1 kết hợp tuyến tràn 2
- Tuyến năng lượng 2 kết hợp tuyến tràn 1
Thông số
Đơn vị
Tuyến : NL1+TR2
Tuyến : NL2+TR1
D=5m
D=5.5m
D=6m
D=6.5m
D=5m
D=5.5m
D=6m
MND
m
487.5
MNC
m
465
Whi
10^6m3
522.6
Nlm
MW
86
Nđb
MW
20.2
20.9
21.2
21.4
20.7
21
21
Eo
10^6kWh
355.5
358.9
360.9
362.4
357
358.3
359.1
Hsd
giờ
4134
4173
4197
4214
4151
4166
4176
(*BK) DNđb
MW
37.6
(*BK) DEđb
10^6kWh
77
(*S3) DNđb
MW
20.9
(*S3) DEđb
10^6kWh
34.8
Vốn đầu tư
tỷ đồng
1876.07
1891.21
1908.15
1926.47
1833.26
1839.08
1844.5
NPV
tỷ đồng
1769
1782.9
1783.6
1777.8
1821.4
1828
1825.7
EIRR
%
20.1
20.1
19.93
19.82
20.48
20.49
20.45
B/C
2.138
2.138
2.128
2.114
2.198
2.199
2.194
Kiến nghị
chọn
c. Tính toán chọn đường hầm:
Phương án / thông số
Đơn vị
D=7.5m
D=5.5m
Eo
Tr.kWh
354.5
358.3
Nđb
MW
20.9
21
Giá thành
tỷ đồng
1857.15
1839.08
NPV
tỷ đồng
1799
1828
IRR
%
20.26
20.49
B/C
2.167
2.199
Kết luận
Chọn
d. Tính toán chọn công suất lắp máy:
Tiến hành chọn công suất lắp máy theo phương án tuyến đã chọn lựa là:
- MNDBT = 487,5 m
- MNC = 465 m
- Tuyến năng lượng 2 kết hợp với tuyến tràn dường kính hầm D=5,5m.
Các công suất lắp máy được xem xét từ: 82 – 92 MW. Kết quả tính toán thuỷ năng cho thấy khi công suất lắp máy tăng thì điện lượng trung bình nhiều năm tăng lên nhưng điện lượng gia tăng cho hệ thống là không đổi. Mặt khác chi phí thiết bị và xây lắp cũng tăng. Việc tối ưu Nlm thông qua các chỉ tiêu kinh tế.
Thông số
Đơn vị
NL2-TR1;2Dhầm=5.5m;MNDBT=487.5m;MNC=465
Whi
10^6m3
Nlm
MW
82
84
86
88
90
92
Nđb
MW
20
20.5
21
21.3
21.4
21.5
Eo
10^6kWh
356.4
357.5
358.3
359.3
360.3
361.4
Hsd
giờ
4348
4256
4166
4079
3995
3914
(*BK)Nđb
MW
37.6
37.6
37.6
37.6
37.6
37.6
(*BK)Eđb
10^6kWh
77
77
77
77
77
77
(*S3)Nđb
MW
20.9
20.9
20.9
20.9
20.9
20.9
(*S3)Eđb
10^6kWh
34.6
34.7
34.8
34.8
34.8
34.8
Vốn đầu tư
tỷ đồng
1823.4
1831.3
1839.1
1846.7
1854.3
1861.8
NPV
tỷ đồng
1809.4
1819
1828
1832
1830.8
1829.8
EIRR
%
20.47
20.48
20.49
20.47
20.43
20.39
B/C
2.197
2.198
2.199
2.197
2.191
2.185
Kiến nghị
Chọn
d. Tính toán chọn loại tuabin:
Có hai loại tuabin được so sánh là tuabin Francis và tuabin Kâpl. Cả hai loại tuabin này đều tính với giả thiết nhà máy làm việc với hai tổ máy, công suất mỗi tổ máy là 43MW.
Thông số
Đơn vị
NL2-TR1;Dhầm=5.5m;MNDBT=487.5m;MNC=465m
Loại tuabin
2 tổ
Francis
Kaplan
Nđb
MW
21
21.4
Eo
10^6kWh
358.6
362.5
Hsd
giờ
4170
4215
Vốn đầu tư
tỷ đồng
1839.08
1935.2
NPV
tỷ đồng
1828.8
1766.9
EIRR
%
20.49
19.74
B/C
2.2
2.099
Kiến nghị
Chọn
e. Tính toán số tổ máy:
Thông số
Đơn vị
Tuyến năng lượng NL2-TR1
2D=5.5m
1D=7.5m
Tuabin Francis
tổ
2 tổ
3 tổ
Nđb
MW
21
21.2
Eo
10^6kWh
358.6
358.2
Hsd
giờ
4170
4165
(*BK)Nđb
MW
37.6
37.6
Vốn đầu tư
tỷ đồng
1839.08
1908.56
NPV
tỷ đồng
1828.8
1773
IRR
%
20.49
19.89
B/C
2.2
2.119
Kiến nghị
Chọn
3.2. Đặc trưng chế độ làm việc của nhà máy:
3.2.1. Quy trình điều tiết hồ chứa:
Dung tích toàn bộ hồ chứa Buôn Tua Srah là 785,9 triệu m3, trong đó dung tích chết là 264.2m triệu m3, , dung tích hữu ích: 522.6 triệu m3 . Với thông số hồ chứa như vậy hồ chứa thuỷ điện Buôn Tua Srah sẽ làm việc ở chế độ điều tiết năm. Nguyên tắc cơ bản trong điều tiết là cuối mùa lũ hồ ở MNDBT, cuối mùa kiệt hồ ở MNC.
Khi hồ chứa ở MNDBT mà lưu lượng thiên nhiên đến lớn hơn lưu lượng xả thừa trong chuỗi năm tính toán là 2.60m3/s chiếm khoảng 2.50% lượng nước đến công trình. Lưu lượng xả thừa lớn nhất là 385m3/s xảy ra vào tháng 10 năm mô phỏng 2001 – 2002.
3.2.2. Lưu lượng phát điện
Lưu lượng phát điện của nhà máy dao động từ 63,1 m3/s đến 205 m3/s. Lưu lưọng nước đảm bảo 90% là 48,5m3/s. Bảng tính toán điều tiết cân bằng nước từ năm 1978 – 1979 đến năm 2002 – 2003 xem phụ lục tính toán.
3.2.3. Cột nước phát điện
Cột nước phát điện trung bình tháng thay đổi dao độngng từ 34,4m đến 58,5m. Thông thường cột nước phát điện lớn nhất xảy ra vào cuối mùa lũ khi hồ chứa xả với lưu lượng nhỏ nhất. Cột nước phát điện nhỏ nhất xảy ra vào cuối mùa kiệt khi hồ chứa xả với lưu lượng lớn nhất. Cột nước trung bình phát điện của nhà máy là: 48,4m.
3.3. Hiệu quả tài chính:
Qua tính toán sơ bộ, thấy rằng năm 2015, công suất yêu cầu lớn nhất đã tăng lên 23364 MW nên phần công suất cần đáp ứng đã tăng lên tói 28037 MW. tồng công suất đặt cũng đã tăng lên 29757 MW, như vậy công suất các nhà máy thuỷ điện đã tăng nhanh hơn tốc độ tăng của phụ tải.
Đến năm 2015, công suất của các nhà máy thuỷ điện vẫn được sử dụng một cách triệt để, để đáp ứng nhu cầu của hệ thống. thuỷ điện Buôn Tua Srah, trong các tháng, đều phải huy động công suất để đáp ứng nhu cầu phụ tải của hệ thống.
Công trình thuỷ điện Buôn Tua Srah là công trình có nhiệm vụ phát điện là chủ yếu. vì vậy hiệu ích kinh tế của công trình thuỷ điện Buôn Tua Srah phát điện là chủ yếu.
Hiệu ích năng lượng của công trình là năng lương nhà máy cung cấp cho hệ thống điện với mức đảm bảo 90%. Năng lượng của nhà máy được chia thành hai phần năng lương sơ cấp và năng lượng thứ cấp. giá trị kinh tế của hai loại điện này được xác định qua giá sơ cấp và giá thư cấp.
Theo các nghiên cứu về gía trị kinh tế của năng lượng sơ cấp và thứ cấp, giá bán hai loại điện này như sau:
giá điện sơ cấp: 5,4 uscent/kWh
giá điện thứ cấp: 2,5 uscent/kWh.
Theo quyết định của Bộ Công Nghiệp số 709/QĐ-NLDK ngày 13/4/2004, giá điện được quy định thông qua điện lượng các giờ, mùa. Giá điện được quy định bảng dưới đây:
Đơn vị: UScent/kWh
Giờ thấp điểm
(22-5 giờ)
Giờ bình thường
(5-18 giờ)
Giờ cao điểm
(18-22 giờ)
Giá bán điện
Mùa mưa (VII-IX)
2,0
4,0
4,3
Mùa khô (X-VI)
2,5
4,2
4,5
Tỷ lệ chíêt khấu tiêu chuẩn là thông số phản ánh chi phí cơ hội của nguồn vốn trong nền kinh tế. tỷ lệ chiết khấu ở Việt Nam được đánh giá là 10%
Thời gian phân tích kinh tế lấy bằng tuổi thọ kinh tế của công trình, theo quy định là 40 năm.
Và phân vốn theo các năm xây dựng trong tất cả các phương án so chọn thông số như sau:
Năm XD
Chuẩn bị
Năm 1
Năm 2
Năm 3
% phân vốn
14,4
31,0
35,3
19,3
Phân tích tài chính phương án kiến nghị
Giá bán
612,3
NPV (tỷ đồng)
216.463
FIRR
10,17%
B/C
1,106
Giá thành
554
Vốn đầu tư và xây dựng công trình:
- Công tác chuẩn bị 1 năm.
- Hoàn thành công tác xây lắp công trình 4 năm.
- Dự kiến đưa nhà máy vào vận hành đầu năm 2009.
- Vốn đầu tư tài chính cho công trình: 1853.163*109 đồng.
- Vốn tự có 15% : 277.975*109 đồng.
Với tỷ lệ: Vay ngoại tệ mua thiết bị lãi suất 7% năm.
Vay vốn khác lãi xuất 9% năm.
3.3. Các thông số chính của công trình:
TT
Các thông số
Đơn vị
Trị số
Ghi chú
1
2
3
4
5
I
Các đặc trưng lưu vực
1
Diện tích lưu vực
Km2
2930
2
Lượng Mưa trung bình nhiều năm
mm
1950
3
Lưu lượng trung bình nhiều năm
m3/s
99.5
4
Tổng lượng dòng chảy trung bình nhiều năm
106m3
3138
5
Lưu lượng trung bình mùa kiệt
m3/s
58.2
6
Tổng lượng lũ ứng với P = 0,5%
106m3
1042
7
Lưu lượng đỉnh lũ
P = 0,1%
m3/s
5809
P = 0,5%
m3/s
4268
P = 1%
m3/s
3649
P = 5%
m3/s
2400
P = 10%
m3/s
1926
II
Hồ chứa
8
MNDBT
m
487.5
9
MNC
m
467.5
10
Mực nước ứng với P = 0,1%
m
489.5
11
Dung tích toàn bộ
106m3
786.9
12
Dung tích hữu ích
106m3
482.6
13
Dung tích chết
106m3
304.3
14
Diện tích mặt hồ ứng với MNDBT
Km2
37.10
III
Lưu lượng qua nhà máy
15
Lưu lượng đảm bảo Q(90%)
m3/s
53.30
16
Lưu lượng lớn nhất Qmax
m3/s
201.0
IV
Cột nước nhà máy
17
Cột nước lớn nhất
m
58.10
18
Cột nước nhỏ nhất
m
36.10
19
Cột nước trung bình
m
49.00
20
Cột nước tính toán
m
47.04
V
Mực nước hạ lưu nhà máy
21
MNHL max ứng với lũ P = 0,1%
m
441.8
22
Khi nhà máy làm việc với Qmax = 201(m3/s)
m
430.4
23
MNHL min khi xả Q = 0,6 Qmax/n tổ máy
m
429.5
VI
Công suất
24
Công suất lắp máy
MW
84.00
25
Công suất đảm bảo với tần xuất 90%
MW
22.80
25
Công suất đảm bảo gia tăng
Cho Buôn kuốp
MW
27.70
Cho Srêpok 3
MW
17.20
VII
Điện lượng
26
Điện lượng trung bình năm
106kWh
358.4
26
Điện lượng gia tăng
Cho Buôn kuốp
106kWh
82.10
Cho Srêpok 3
106kWh
58.40
27
Số giờ sử dụng công suất lắp máy
Giờ
4267
VIII
Mức đầu tư
28
Vốn đầu tư
109 Đ
1853.1
Suất đầu tư cho 1KW
106 đ/kW
22.061
Suất đầu tư cho 1KWh
đ/KWh
5170.7
29
Chỉ tiêu kinh tế
Vốn kinh tế công trình
109 Đ
1768.9
B/C
1.27
NPV
109 Đ
393.15
EIRR
%
12.75
30
Chỉ tiêu tài chính
Vốn tài chính công trình
109 Đ
1853.16
B/C
1.10
NPV
165.9
FIRR
109 Đ
12.4
Giá thành điện năng
đ/kWh
565
Thời gian hoàn vốn
năm
19
IX
Tổng mức đầu tư
109 Đ
2148.116
3.4. Kết luận, kiến nghị:
3.4.1. Kết luận:
Khi hình thành hồ chứa và công trình thuỷ điện Buôn Tua Srah được xây dựng sẽ có những tác động lớn đối với môi trường tự nhiên và kinh tê, xã hội trong khu vực: cung cấp điện năng, làm thay đổi bộ mặt của khu vực cả về cơ sở vật chất cả về các ngành kinh tế, góp phần giảm lũ cho hạ du; tăng cường nước cho nông nghiệp, môi trường nước cũng như môi trường không khí khu vực xung quanh hồ sẽ được cải thiện sau khi công trình đi vào hoạt động, góp phần phát triển du lịch và nghề cá trong vùng hồ. ngoài việc cung cấp điện năng, các tác động tích cực nhất là cải thiện cơ sở hạ tầng, cấp nước tưới cho hạ du tạo điều kiện cho các nghành kinh tế nông nghiệp và phi nông nghiệp có điều kiện phát triển mạnh mẽ, cải thiện đời sống cho dân địa phương.
Khi công trình được xây dựng và đưa vào hoạt động sẽ gây những xáo trộn trong cuộc sống của người dân, cũng như thay đổi môi trường sông của các loài động thực vật trong khu vực. Tuy nhiên, sau một thời gian nhất định, khi công trình đã vận hành ổn định, hình thành một môi trương sống mới, sẽ dần dần khắc phục.
3.4.2. Kiến nghị:
Các kết quả tính toán cho thấy ngay sau khi đi vào vận hành, toàn bộ công suất và điện lượng nhà máy thuỷ điện Buôn Tua Srah đã được sử dụng hết.
Công trình thuỷ điện Buôn Tua Srah có thông số của công trình đã được lựa chọn trong báo cáo sẽ cung cấp cho hệ thống 21MW công suất đảm bảo, điện lượng trung bình hàng năm E0 = 358,6 tr.KWh. Với tổng mức đầu tư cong trình là 2253.675,17 tỷ đồng, công trình sẽ đáp ứng được nhu cầu điện năng trong lưu vực, giảm bớt tình trạng điện năng của hệ thống, đặc biệt trong giờ cao điểm. vì vậy sự ra đời của công trình là cần thiết và hợp lý.
Về hiệu quả đầu tư công trình, các phân tích hiệu quả đầu tư kinh tế - tài chính đã khẳng định công trình hoàn toàn khả thi, mang lại hiệu quả kinh tế cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư với các chỉ tiêu tài chính: NPV = 216,46 tỷ đồng, FIRR = 10.17%, B/C = 1.106.
Từ các phân tích trên kiến nghị xét duyệt và đầu tư xây dựng công trình thuỷ điện Buôn Tua Srah./
4. Công trình thuỷ công:
4.1.Phần công trình chính:
4.1.1. Đập chính:
Đập chính kết cấu đá đổ lõi giữa bằng đất chống thấm. Chiều cao lớn nhất của đập là 83 m. Chiều dài đập tính theo đỉnh là 990m, mái thượng lưu đập m = 1,9-2m, mái hạ lưu đập m = 1,7-1,8m, chiều rộng đỉnh đập 8m, cao trình đỉnh đập 492,3m.
4.1.2. Đập tràn xả lũ:
Đập tràn bằng bê tông cốt thép trên nền đá cứng IIB, đặt ở vai trái đập. Mặt cắt tràn dạng hình ngang vắt cong, nối tiếp sau tràn là dốc nước dài 55m, tiêu năng dạng mũi hắt và hố tiêu năng. Đập gồm 3 khoang, chiều rộng mỗi khoang 12m. Cao trình ngưỡng tràn 473,5m, cao trình đỉnh đập tràn lấy bằng cao trình đỉnh đập chính 492,3m. Tràn bố trí 3 cửa van cung, kích thước cửa van (12x14,5)m. Trụ pin bằng bê tông cốt thép, chiều rộng trụ pin là 2,5m. Chiều rộng toàn bộ tràn là 45m.
4.1.3. Tuyến năng lượng:
a. Kênh vào:
Kênh dẫn có mặt cắt hình thang. Độ dốc đáy sông I = 0, cao trình đáy đầu kênh 450m, chiều rộng đáy kênh 20,1m. Độ dốc mái kênh thay đổi m = 0,5 -1,5. Chiều dài toàn bộ kênh là 161,3m.
b. Cửa nhận nước:
Cửa nhận nước bằng bê tông cốt thép đặt trên nền đá cứng IIB. Cao trình ngưỡng cửa nhận nước 452m. Cửa bố trí hai khoang dẫn nước vào đường hầm áp lực. Chiều rộng thông thuỷ mỗi khoang là 7,3m. Trụ pin bằng bê tông cốt thép, chiều dài trụ pin là 2,5m. Cao trình sàn lắp đặt thiết bị và vận hành cửa nhận nước lấy bằng cao trình đỉnh đập. Cửa nhận nước được bố trí lưới chắn rác, cửa van sửa chữa, cửa van vận hành. Trên đỉnh cửa nhận nước bố trí cần trục chân đế để lắp ráp và vận hành thiết bị.
c. Đường hầm áp lực:
Đường hầm dẫn nước có đường kính trong D = 7,3m. Chiều dài đường hầm áp lực 220m. Trong đó đoạn đầu dài 36,3m, đường hầm có dạng cổ ngỗng, đoạn hầm độ dài 163,7m có độ dốc I = 0,08. Đoạn rẽ nhánh có chiều dài 28,7m rẽ nhánh vào hai Tuabin với đường kính trong mỗi nhánh là D = 4,2m, chiều dài vỏ ống là 18mm.
d. Nhà máy thuỷ điện:
Nhà máy thuỷ điện bằng bê tông cốt thép đặt trên nền đá cứng lớp IIB, trong nhà máy bố trí hai tổ máy thuỷ lực với Tuabin tâm trục - trục đứng công suất lắp máy là: 2x42 = 84 MW. Khoảng cách giữa hai tim tổ máy là 16m. Cao trình đặt Tuabin là 430,5m. Cao trình gian máy là 439,6m. Cao trình gian lắp ráp 444m. Trong nhà máy và hạ lưu bố trí cần trục.
e. Kênh dẫn ra:
Kênh dẫn ra có mặt cắt hình thang. Cao trình đáy kênh là 427m, độ dốc đáy kênh là 0,0002, chiều rộng đáy kênh là 16m, chiều dài kênh 264,4m, và được ra cố bằng bê tông, đá xây chống xói lở và bồi lắng.
g. Trạm phân phối điện ngoài trời:
Trạm phân phối điện ngoài trời có kích thước (84x88)m phù hợp với thiết bị đồng bộ. Vị trí đặt trạm đã xem xét hướng xuất tuyến đường dây 220Kv cũng như hướng dẫn vào của hai máy biến áp tăng từ nhà máy.
STT
Tên Hạng Mục
Đơn Vị
Khối Lượng
Đơn Giá (Đ)
Thành Tiền (106)
A
Đền bù tái định cư
10000000
138950.382
1
Tái định cư
704494
21784.914
1.1
San ủi mặt bằng
ha
26.2
1034623
1.2
Xây nhà ở + khu phụ
m2
27450
1034623
1.3
Trường học
m2
900
2000000
1.4
Trạm xá
m2
150
1.5
Di chuyển
hộ
549
2
Cơ sở hạ tầng
500000000
59719.813
2.1
Đường
1170230400
a
Đường nội bộ khu dân cư
km
3.6
b
Đường ngoài vào
km
31.6
127860000
2.2
Điện
103860000
a
Đường dây 22KV
km
40.2
92100000
b
Đường dây 0.4 KV
km
5.0
18500500
c
Trạm biến áp
trạm
4.0
370000
2.3
Công trình thuỷ lợi
ha
521
10000000
9638.761
2.4
Giểng nước
cái
140
2.5
Khai hoang đất sản xuất
ha
521
1500000
2.6
Mồ mả
600000
a
Mồ xây
cái
3.0
b
Mồ đất
cái
13.0
3
Hỗ trợ sản xuất
5775.000
3.1
Khuyến nông
hộ
606.0
2000000
3.2
Đào tạo sản xuất
hộ
606.0
2000000
3.3
Khen thưởng giải phóng MB
hộ
549.0
2000000
3.4
Hỗ trợ lương thực
người
2253.0
1000000
4
Đền bù
51670.654
4.1
Đền bù hoa màu
a
Lúa
ha
212.4
13000000
b
Màu
ha
798.3
8000000
c
Cà phê 2 năm
cây
8375.3
24100
d
Cà phê kinh doanh
cây
8375.3
54200
e
Cây điều
cây
12667
3500
f
Cây ăn trái
cây
69550
50000
4.2
Đền bù đất
ha
a
Đất nông nghiệp
ha
838.2
5000000
b
Đất lâm nghiệp
ha
2519.7
1250000
4.3
Đền bù đường giao thông
m
a
Đường cấp III miền núi
m
4.4
3169005125
b
Cầu BT
200
83309000
B
Bảo vệ môi trường
1100.2
41269.282
1
Thu dọn long hồ và tái định canh
ha
100
4000000
2
Trồng rừng trả lại đất
TT
1121.2
5000000
3
Dò phá bom mìn, chất độc hoá học trên cạn
ha
931.2
13000000
4
Dò phá bom mìn chất độc hoá học ở sâu
ha
2.0
20000000
5
Khảo sát thiết kế quan trắc
%
C
Chi phí khác
2.0
1
Ban di dân đền bù
%
2.0
2
Quản lý giám sát thực hiên BVMT
%
Tổng cộng (A+B+C)
187500.539
D
Những công việc chưa kể hết
%
10.0
18750.504
Tổng
206250.593
4.2. Các hạng mục công trình tạm:
4.2.1. Kênh dẫn dòng:
Kênh dẫn dòng nằm ở bên phía tuyến đập chính, có độ cao đáy kênh là 437m, độ dốc đáy i= 0.0065, bề rộng 50m, hệ số mái kênh m=2 và được gia cố bởi rọ đá và bê tông
b. Đê quai:
* Đê quai lấp sông: đỉnh đê quai ở cao trình 439,5m, kết cấu than đê quai là đống đất đá ngăn sông, phân ngoài đất đắp chống thấm.
* Đê quai ngăn lũ chính vụ: đỉnh đê quai ở cao trình 445, kết cấu là đất đắp chống thấm được đắp áp vào phần lăng trụ đá thượng lưu đập chính.
* Đê quai lấp kênh: đỉnh đê quai ở cao trình 458m, kết cấu thân đê quai là đống đá lấp kênh, phần ngoài đất đắp chống thấm.
4.2.2. Đường giao thông bên trong công trình:
Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, bố trí công trình và tình hình giao thông thực tế, hệ thống đường giao thông được bố trí như sau:
- Đường thi công- vận hành VH1a Quốc lộ 27 sau khi tích nước lòng hồ là đường vận hành đập chính, đập tràn dài 15000m dự kiến giai đoạn 1; nền đường rộng 7,5m, mặt đường cấp phối đá dăm rộng 5,5m.
- Đường vận hành VH1b nối đường VH1a là đường đi trên đỉnh đập chính vận hành đập tràn dài 1060m trên nền đường rộng 7,5m, móng đường cấp phối đá dăm rộng 5,5m.
- Đường thi công vận hành VH2 được nối từ đập tràn tới trạm phân phối dài 630m dự kiến giai đoạn 1: nền đương rộng 7,5m, mặt đường cấp phối đá dăm rộng 5,5m. giai đoạn hai: rải mặt đưòng bê tông nhựa rộng 5,5m.
- Đường thi công dài khoảng 10700m bao gồm đường dẫn đến các mỏ vật liệu, cơ sở phụ trợ, bãi thải, bãi trữ và đến các vị trí công trình. dự kiến nền đường rộng 7,5m, mặt đường cấp phối đá răm rộng 5,5m.
5. Thiết bị công nghệ:
5.1. Đặc điểm chung:
Thuỷ điện Buôn Tua Srah chủ yếu cung cấp điện cho khu vực miền Trung và miền Nam. Yêu cầu đặt ra cho thiết kế công nghệ thuỷ điện Buôn Tua Srah là:
- Đảm bảo an toàn cho công trình.
- Tự động hoá cao nhất, phù hợp với trình độ phát triển điều khiển kĩ thuật số hiện nay.
- Cơ giới hoá công tác sửa chữa, tạo ra đầy đủ các điều kiện tốt nhất cho vận hành và sửa chữa với chi phí nhỏ nhất.
- Loại trừ hoặc giảm đến mức tối thiểu tác động xấu của thiết bị công nghệ tới con người và môi trường.
Mức độ cạnh tranh cao và khả năng cung cấp rộng rãi thiết bị có chất lượng của các nhà cung cấp, cho phép thiết kế phần công nghệ công trình với mức độ hiện đại, tiên tiến phù hợp với trình độ thế giới.
5.2. Thiết bị thuỷ công:
5.2.1. Đập tràn xả vận hành:
Thiết bị cơ khí đập tràn dùng để giữ mực nước trong hồ chứa, đảm bảo điều kiện làm việc của nhà máy và xả lũ.
Thành phần thiết bị cơ khí đập tràn gồm có :
1. Cửa van cung 12,0 – 14,5 – 14,0 (cửa van chính).
2. Chi tiết đặt sẵn cửa van cung.
3. Ô quay.
4. Cửa van phẳng trượt 12,0 – 16,1 – 15,5 (sửa chữa).
5. Chi tiết đặt sẵn cửa van phẳng trượt.
6. Bộ phận truyền động thuỷ lực 2(160 – 120 – 0 – 8,2) được điều khiển tại chỗ.
7. Chi tiết đặt sẵn bộ phận truyền động thuỷ lực.
8. Gối đỡ xi lanh thuỷ lực.
9. Dầm cặp tải trọng nâng 30 tấn (L = 12).
10. Kho van.
5.2.2. Cửa nhận nước:
Thiết bị cơ khí (TBCK) cửa nhận nước (CNN) dùng để phục vụ hoạt động cửa vào đường dẫn tổ máy nhằm đảm bảo hoạt động an toàn của nhà máy.
Thiết bị cơ khí thuỷ công cửa nhận nước gồm có :
1. Lưới chắn rác 5,0x11,5,3,0
4
2. Dự phòng lưới chắn rác
2 phân đoạn
3. Chi tiết đặt sẵn lưới chắn rác
4
4. Cửa van phẳng trượt 5,5x5,5x35 (sửa chữa)
2
5. Chi tiết đặt sẵn cửa van phẳng trượt
4
6. Cửa van phẳng bánh xe 5,5x5,5x35 (sửa chữa sự cố)
2
7. Chi tiết đặt sẵn cửa van phẳng bánh xe
4
8. Cần trục chân dê 2x15,0/2x7,5
1
9 Dầm cặp 30 tấn (L = 5,5m)
1
10. Dầm cặp 15 tấn (L = 5,0m)
1
11. Gàu hàm phẳng (L = 5m)
1
12. Đường cần trục chân dê
1
13. Kho van
1
14. Xi lanh thuỷ lực
3
5.2.3. Thiết bị cơ khí hạ lưu nhà máy:
Thiết bị cơ khí hạ lưu dùng để phục vụ cửa ra ống hút.
Trong thời gian dưa chữa hay kiểm tra tuốc bin và đường dẫn ống xả, các khoang hạ lưu được đóng bằng cửa van phẳng trượt sửa chữa do cần trục chân dê 2x10 tấn điều khiển cùng dầm cặp 20 tấn.
Bảo quản cửa van theo từng phân đoạn tại các rãnh van trên các thanh treo.
Thành phần thiết bị cơ khí ở hạ lưu gồm :
1. Cửa van phẳng trượt 4,8x4,75x21,7 (sửa chữa).
2. Chi tiết dặt sẵn cửa van phẳng trượt.
3. Cần trục chân dê 2x10 tấn.
4. Dầm cặp 20 tấn.
5. Đường cần trục chân dê.
5.2.4. Đường dẫn nước:
Đường dẫn nước được xem xét tương ứng với các phương án tuyến công trình gồm :
- Phương án tuyến năng lượng hai hầm dẫn.
- Phương án tuyến năng lượng một hầm dẫn.
Phương án tuyến năng lượng hai hầm dẫn đường kính 5,5m tại cuối đường hầm trước khi vào buồng xoắn một đoạn khoảng 20m được bọc thép với chiều dầy 12mm.Khối lượng thép bọc là 82 tấn.
Phương án tuyến năng lượng một hầm dẫn đường kính 7,5m tại cuối đường hầm có bố trí đoạn chia nước.Chiều dầy thép lớn nhất 30mm.Tương ứng với nhà máy có hai tổ máy khối lượng thép bọc là 133 tấn, nhà máy với 3 tổ máy là 154 tấn.
5.3. Thiết bị thuỷ lực chính:
Các thông số kỹ thuật chính của máy phát
Loại
Đồng bộ 3 pha, trục đứng, nữa dù
Công suất định mức, Nmp
43,0 MW
Công suất biểu kiến định mức,Ps
5,6 MVA
Hiệu suất máy phát, hmp
97,4 %
Điện áp định mức, Uđm
10,5 kV
Hệ số công suất định mức Cosj
0,85
Dải dao động điện áp, DU
± 5 %
Tần số định mức, fđm
50 Hz
Số vòng quay định mức, nmF
150 v/ph
Số vòng quy lồng, nlt
290 v/ph
Sơ đồ đấu pha của cuộn dây Stator
Hình sao (Y)
Cấp cách điện
Cấp F
Giải pháp làm mát
Làm mát gián tiếp bằng không khí
Nhiệt độ nước cấp cho bộ trao đổi nhiệt, làm mát không khí
£ 30 oC
Khối lượng
481
Máy phát thiết kế, chế tạo, cung cấp phù hợp với tiêu chuẩn Quốc tế IEC-34
5.4. Thiết bị cơ khí thuỷ lực phụ:
Thiết bị cơ khí thuỷ lực phụ của NMTĐ được trang bị để đảm bảo hoạt động bình thường theo thiết kế của các tổ máy thuỷ lực chính.Trong thành phần của thiết bị thuỷ lực phụ có các hệ thống :
Cấp nước kỹ thuật.
Cấp khí nén.
Tiêu nước rò rỉ nắp tuốc bin và nước thải sản xuất.
Tiêu nước rò rỉ nhà máy.
Tháo khô phần dẫn dòng tuốc bin và đường dẫn nước vào tuốc bin.
Cấp dầu cho tổ máy
Đo lường các thông số thuỷ lực.
5.5. Thiết bị điện:
Nhà máy thuỷ điện Buôn Tua Srah có công suất thiết kế 86 MW, 02 tổ máy, công suất định mức mỗi tổ theo thiết kế là 43 MW.Phương án đầu nối nhà máy thuỷ điện Buôn Tua Srah vào hệ thống điện Quốc gia đã được thống nhất là cấp điện áp tăng 220 kV.
Nhà máy thuỷ điện Buôn Tua Srah được thiết kế để vận hành ở chế độ phát điện và chạy bù.Dự kiến khi đưa nhà máy đi vào vận hành, nhà máy sẽ đóng góp cung cấp nguồn điện cho các phụ tải điện khu vực theo lưới truyền tải 220 kV.
Thiết kế các đường dây 220 kV từ cột xuất tuyến của trạm phân phối nhà máy đấu nối vào lưới điện 220 kV.
Các hệ thống thiết bị điện chính của nhà máy bao gồm
Nhà máy thuỷ điện Buôn Tua Srah có công suất thiết kế 86 MW, 02 tổ máy, công suất định mức mỗi tổ theo thiết kế là 43 MW.Phương án đầu nối nhà máy thuỷ điện Buôn Tua Srah vào hệ thống điện Quốc gia đã được thống nhất là cấp điện áp tăng 220 kV.
Nhà máy thuỷ điện Buôn Tua Srah được thiết kế để vận hành ở chế độ phát điện và chạy bù.Dự kiến khi đưa nhà máy đi vào vận hành, nhà máy sẽ đóng góp cung cấp nguồn điện cho các phụ tải điện khu vực theo lưới truyền tải 220 kV.
Thiết kế các đường dây 220 kV từ cột xuất tuyến của trạm phân phối nhà máy đấu nối vào lưới điện 220 kV.
6. Tổ chức thi công:
6.1. Dẫn dòng thi công:
6.1.1. Cơ sở lựa chọn dẫn dòng thi công:
a. Công trình chính:
Trong phần lựa chọn tuyến, thông số hồ chứa và bố trí đập tràn, kết cấu đập dâng nghiên cứu đã được xác định:
- Tuyến xây dựng công trình là đập chính tuyến III, tuyến năng lượng II bờ trái, tuyến tràn I.
- Thông số hồ chứa:
+ MNDBT: 487,5m
+ MNC: 465,0m
- Phương án bố trí:
+ Đập tràn bờ trái (tuyến I) 3 cửa van, kích thước cửa 12x14m, nối tiếp sau ngưỡng tràn là dốc nước, mũi phóng và hố xói.
+ Đập tràn chính (tuyến III): đậo đá đổ lõi giữa bằng đất choóng thấm.
+ Tuyến năng lượng gồm:
* Kênh dẫn nước
* Cửa lấy nước
* 2 cửa hầm áp lực, chiều dài mỗi đường hầm là 174m
* Nhà máy thuỷ điện
* Kênh xả sau nhà máy
b. Tần suất thiết kế và mô hình lũ tính toán công trình dẫn dòng
- Tần suất thiết kế công trình dẫn dòng
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN 285:2002, với công trình cấp II, tần suất lũ thiết kế cho công trình dẫn dòng với thời gian 2 năm được lựa chọn p= 5%.
6.1.2. Lựa chọn phương án dẫn dòng thi công:
Qua xem xét, tính toán thuỷ lự, khối lượng, giá thành cho hai phương án dẫn dòng thi công cho kết quả như sau:
- Về giá thành:
Cả hai phương án có giá thành chênh lệch nhau không lớn, phương án 1 dẫn dòng thi công có kênh dẫn dòng bờ trái và hầm thi công (lợi dụng đường hầm dẫn nước) có giá thành cao hơn phương án 2 dẫn dòng thi công có kênh dẫn dòng bên trái và hầm dẫn dòng độc lập.
- Điều kiện thi công:
+ Với phương án 1 do kênh dẫn dòng ở cao độ 435m, khi lấp song với việc dẫn toàn bộ lưu lượng dòng chảy qua kênh, chiênh lệch cột nước khi lấp sông lớn hớn so với phương án 1 làm cho việc lấp song sẽ khó khăn hơn. Khi lấp kênh dẫn dòng với việc dẫn toàn bộ lưu lượng qua đường hầm dẫn nước, xả qua ngách hầm phụ về phía hạ lưu nhà máy chệnh lệch cao độ giữa đáy cửa vào hầm dẫn nước (450m) và cao độ đáy kênh dẫn dòng (435m) lớn, đáy đê quai lấp kệnh ở cao độ 415m, như vậy đê quai lấp kênh có chiều cao lớn (>30m), địa chất đáy kênh dẫn dòng rất xấu, độ chênh lệch mực nứoc khi lấp kênh lớn, khối lượng công tác lấp kệnh rất lớn đòi hỏi công tác tổ chức thi công lấp kênh khoa học, hợp lý.
+ Với phương án 2 do có hầm dẫn dòng độc pập, cao độ kênh vào hầm thấp (cao trình 433m) làm cho việc lấp sông đoen giản hơn phương án 1. Khi lấp kênh, lức này lưu lượng nhỏ, dòng chảy được dẫn toàn bộ qua hầm mà không dẫn qua kênh đơn giản, dễ dàng.
Với các lý do ở trên kiến nghị sử dụng phương án dẫn dòng thi công là phương án để nghiên cứu tiếp.
6.2. Tổng tiến độ thi công, biện pháp thi công chính, mặt bằng thi công:
6.2.1. Tổng tiến độ thi công
Công trình thuỷ điện Buôn Tua Srah hoàn thành và phát điện không những đáp ứng được nhu cầu phát điện của cả nước mà còn làm tăng khả năng phát điện và hiệu quả kinh tế của các công trình nằm trong bậc thang. Để đáp ứng yêu cầu đề ra, các mốc chính của công trình cần đạt được như sau:
Tổng hợp cường độ thi công công tác chính
(Đơn vị tính: 103m3)
Loại công tác
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Mùa kiệt
Mùa lũ
Mùa kiệt
Mùa lũ
Mùa kiệt
Mùa lũ
Mùa kiệt
Mùa lũ
Mùa kiệt
Mùa lũ
Đào đất
397,0
3407,1
1068,9
1199,4
Đào đá
428,57
320,7
130,9
Công tác đắp
584,91
166,12
1528,9
542,08
1804,7
748,5
1521,2
Bê tông hở
4,39
17,12
15,32
33,72
1,64
2.06
Bê tông ngầm
4,85
1,02
5,10
0,65
6.2.2 Biện pháp thi công :
Các công tác thi công chính gồm
Công tác đào đất.
Công tác đắp đất đá.
Công tác be tong.
Công tác xây lát đá.
Công tác khoan phun chống thấm.
Cônng tác lắp đặt thiết bị.
Công tác sản xuất khai thác vật liệu xây dựng.
Tổng mặt bằng thi công
Tổng mặt bằng thi công của thuỷ điện Buôn Tua Srah gồm:
Công trình phụ trợ và nhà ở
Sơ đồ bãi thải, bãi trữ cho công trường.
Hệ thống giao thông cho công trường.
7. Tổng mức đầu tư:
7.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư:
7.1.1. Thời điểm tính toán chi phí xây dựng công trình:
Tổng mức đầu tư lập tại thời điểm quý II năm 2004
Tỷ giá hối đoái 1 USD = 15700 VNĐ theo thông báo chuyển khoản của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (quý II/2004)
7.1.2. Nội dung:
Chi phí xây dựng công trình của TKKT giai đoạn 1 bao gồm chi phí phần trong công trình, ngoài công trình, lãi vay trong các năm xây dựng
Phần vốn công trình bao gồm chi phí xây lắp, chi phí mua sắm thiết bị, chi phí khác và chi phí dự phòng 10% theo TT số 09/2000/ TT – BXD ngày 17/7/2000
Cơ cấu chi phí xây dựng công trình theo TT09/2000/TT – BXD ngày 17/7/2000 và thông tư số 07/2003/TT – BXD ngày 17/6/2003 của Bộ xây dựng
Định mức áp dụng:
- Chiết tính đơn giá phần hở được áp dụng theo định mức 1242/1998/QĐ-BXD bngày 25/11/1998 của Bộ Xây Dựng. Một số hạng mục công việc không có trong tập định mức trên được áp dụng tại Việt Nam như Ialy, Sông Hinh, Sê San 3, Tuyên Quang.
- Chiết tính đơn giá phần ngầm dược áp dụng theo bộ định mức đơn giá XDCB công trình thuỷ điện IALY ban hành kèm theo theo văn bản số 2276-BXD/VKT năm 1999
7.2. Tổng chi phí xây dựng công trình:
Tổng chi phí xây dựng công trình được thể hiện trong bảng sau:
STT
KHOẢN MỤC CHI PHÍ
GIÁ TRỊ TRƯỚC THUẾ (106 ĐỒNG)
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG DẦU RA
GIÁ TRỊ SAU THUẾ (106 ĐỒNG)
CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
2.112.822,7
130.852,40
2.253.675,17
A
PHẦN CÔNG TRÌNH
1.926.657,08
130.852,40
2.057.509,48
1
Chi phí xây lắp
1.089.521,70
108.952,17
1.189.473,87
2
Chi phí thiết bị
297.986,61
843,36
298.829,97
3
Chi phí khác
363.998,12
9.161,20
373.159,32
- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
15.142,90
1.313,02
16.455,91
- Giai đoạn thực hiện đầu tư
335.334,88
7.848,18
343.193,06
- Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa
13.510,34
13.510,34
Dự án vào khai thác sử dụng
4
Chi phí dự phòng [10%(1+2+3)]
175.150,64
11.895,67
187.046,32
B
LÃI VAY
196.165,69
196.165,69
1
Vốn trong nước
174.994,75
174.994.23
+ Lãi vay: 9.5%
138.984,75
138.984,75
+ Lãi vay: 6.6%
36.009,48
36.009,48
2
Vốn ngoài nước: lãi vay 7%
21.171,47
21.171,47
8. Đánh giá tác động môi trường:
8.1. Đánh giá tác động môi trường:
8.1.1. Môi trường khí hậu:
Công trình thuỷ điện Buôn Tua Srah nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, chia làm 2 mùa rõ rệt mùa khô và mùa mưa. sự chênh lệch khí hậu giưa hai mùa là rất lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái, các hoạt động sản xuất và sức khoẻ của dân cư trong vùng. Khi hồ chứa Buôn Tua Srah được xây dựng, sẽ ít nhiều có những tác dụng tốt đến điều kiện khí hậu khu vực làm giảm đi mức độ khắc nghiệt đặc biệt vào mùa khô đem lại điều kiện phát triển tốt hơn cho động thực vật trong vùng. Hiện tượng thấm nước sang các vùng khác khi hồ chứa hình thành là không có, hiện tượng tái tạo bờ xảy ra với quy mô nhỏ. Khu vực xây dựng công trình có thể xuất hiện động đất cấp 7.
8.1.2. Môi trường sinh thái:
Khi hồ chứa được xây dựng, một phần diện tích đất lớn bị ngập trong nước. Phần đất bị ngập trong dự án này chủ yếu là đất trống, cây bụi và một phần rất nhỏ diện tích đất trồng cây cong nghiệp, lương thực. Diện tích rừng trong khu vực hầu như không có do vậy những thiệt hại về gỗ là không đáng kể.
Trong thời trong thời gian thi công công trình sẽ tạo ra những xáo trộn lớn đối với môi trường sống của động vật hoang dã trong khu vực. Sự tấp nập của công trình sẽ phá đi không khí tĩnh mịch vốn có của thiên nhiên. Làm cho động vật sợ hãi, từ bỏ nơi chốn đang sống di cư vào rừng sâu hoặc sang địa phận khác để sinh sống. Đa số các loài động vật thích sống trong địa phận riêng quen thuộc của mình nơi có những cảnh tĩnh mịch, rừng núi, dồi cây âm u. Nay phải di cư đến nơi ở mới, điều kiện sống thay đổi sẽ làm chết một số loài không thích nghi và làm giảm đi số lượng các loài động vật hoang dã.
8.1.3. Môi trường kinh tế xã hội:
Hồ chứa thuỷ điện Buôn Tua Srah sẽ làm ngập khoảng 4253ha đất gồm các xã thuộc huyện Krông Knô, Đăk Nông, Lăk, Lâm Hà và một số đất canh tác của các xã khác. Sự thiệt hại về đất đai và sẽ phải di chuyển khoảng 2012 dân đến nơi ở mới làm xáo trộn của nhân dân trong vùng, đó là những tác động tiêu cực. Tuy nhiên quá trình xây dựng công trình sẽ có những khu tái định cư mới, người dân được đền bù những chi phí tái định cư hợp lý, được tạo điều kiện thuận lợi để ổn định và phát triển kinh tế, văn hoá xã hội là chiến lược tái định cư hết sức cần thiết và mang tính bền vững. khi công trình được xây dựng cơ hội tìm kiếm việc làm sẽ tăng cao, giúp cho một số bộ phận thanh niên có việc làm, có thu nhập và tiếp thu được những nghề mới.
Khi một công trình hiện đại được xây dựng, đi kèm theo nó là cơ sở hạ tầng được thay đổi, một bộ mặt mới: các tuyến đường giao thông mới, đường dây điện, điện thoại, làng tái định cư, trường học, cơ sở y tế,…sẽ góp phần làm cho các hoạt động kinh tế xã hội phát triển nhanh hơn, cuộc sống các đồng bào dân tộc dần được cải thiện, thúc đẩy sản xuất hàng hoá dịch vụ có điều kiện phát triển hơn. Lưới điện quốc gia sẽ cung cấp nguồn điện năng cho các vùng, với nguồn điện năng này các xưởng chế biến lâm sản sẽ được ra đời góp phần tiêu trực tiếp sản phẩm của địa phương, kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên quy mô lớn sẽ sớm được thực hiện.
8.1.4. Hiệu ích hạ du:
Kết quả xác định tác dụng cắt lũ của hồ Buôn Tua Srah đối với khu vực hạ lưu chỉ mang tính gần đúng. Nhưng nó khẳng định được tác dụng của hồ trong việc giảm mức độ ngậm lụt cho khu vực hạ du, đặc biệt là đối với những trận lũ lớn, từ đó sẽ giảm đáng kể thiệt hại cho khu vực hạ du và tạo điều kiện cho dân cư trong khu vực khai thác tốt hơn tiềm năng lâm nghiệp của khu vực này.
Hồ Buôn Tua Srah sẽ làm giảm đáng kể những trận lũ tiểu mãn, lũ đầu mùa do sông Krông Knô gây ra, làm giảm quy mô của hệ thông đê bao dự kiến xây dựng sau này, từ đó sẽ giảm đáng kể vốn đầu tư xây dựng.
Đối với khu vực hạ du việc làm tăng mực nước trong mùa khô và làm giảm mực nước trong mùa lũ sẽ làm giảm nhu cầu năng lượng bơm tưới và làm cho công tác bơm tưới thuận lợi hơn. điều đó đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả của hệ thông các trạm bơm đã và sẽ xây dựng sau này.
Như vậy, ngoài hiệu quả phát điện của hồ Buôn Tua Srah còn có tác dụng rất tốt trong việc cắt lũ và phục vụ tưới cho vùng hạ du, hiệu quả này càng cao khi dung tích của hồ lớn.
8.2. Dân sinh kinh tế vùng hồ, đền bù tái định cư:
8.2.1. Dân sinh kinh tế vùng xây dựng:
Vùng ảnh hưởng của dự án gồm các xã: Quảng Phú, Nam Krông Ana, Krông Nô, Đăk Nuê, Quảng Sơn. Nhà máy thuỷ điện nằm trên địa phận xã Quảng Phú.
Các số liệu về diện tích, dân cư, dân tộc vùng dự án
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Krông Nô
Lăk
Đăk Nông
Tổng
1
Diện tích
Km2
989.35
1077
1728.92
3795.27
2
Dân số
Người
51226
47751
43726
142703
Số liệu về diện tích dân cư vùng dự án
STT
Các xã
Diện tích
(km2)
Dân số
(Người)
Mật độ (Người/km2)
1
Quảng Phú
119,96
3.638
30,3
2
Nam Ka
94,34
1.614
17
3
Krông Nô
275,3
3.962
14
4
Đăk Nuê
141,3
1.006
28
5
Quảng Sơn
571,95
4.291
7,5
Thành phần dân tộc tại 3 huyện trong vùng dự án khá phong phú với khoảng 20 dân tộc đến từ mọi miền đất nước từ sau năm 1975. dân tộc tại chỗ chủ yếu là M’Nông. Trong số các dân tộc từ ngoài bắc vào, chiếm đa số là dân tộc tày. Những người dân tộc di cư này sông khá hoà đồng với xung quanh.
Hoạt động kinh tế chính của tỉnh Đăk Lăk là sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ khoảng 56,8%, bình quân đất nông nghiệp: 0.194 ha/người. Huyện Krông Nô diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ khoảng 16,88%, bình quân đất nông nghiệp: 0,314 ha/người. Huyện Đăk Nông diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ khoảng 10,9%, bình quân đất nông nghiệp: 0,43 ha/người.
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của các huyện Krông Nô, Lăk, Đăk Nông, hầu như rất nhỏ, chủ yếu là các ao nhỏ của gia đình.
Các huyện Lăk, Đăk Nông, Krông Nô có giá trị sản xuất nông nghiệp trung bình trong tỉnh. Giá trị sản xuất hiện hành của huyện Lăk là 27.898 triệu đồng, Krông Nô là 11.649 triệu đồng và huyện Đăk Nông là 27.628,96 triệu đồng….
8.2.2. Nguyên tắc đền bù tái định cư:
1. Đất ở: Hộ tái định cư khu vực nông thôn được cấp một lô đất ở có diện tích 400m2/hộ để xây dựng nhà mới tại khu tái định cư. Các lô đất ở vị trí có giá trị cao sẽ bố trí diện tích nhỏ hơn các lô đất có giá trị thấp hơn.
2. Đất vườn: ngoài diện tích đất ở, hộ tái định cư có thể được xem xét cấp thêm đất vườn tuỳ theo quỹ đất của các khu tái định cư.
3. Đất trồng trọt: đất trồng trọt được cấp cho hộ tái định cư được tính theo khẩu sản xuất nông nghiệp. mức diện tích: 0.1 ha/khẩu đất trồng lúa hai vụ hoặc từ 0.15ha/khẩu đất trồng lúa một vụ + một vụ màu hoặc từ 0.2ha/khẩu đất trồng màu. Ngoài ra có thể còn được cấp thêm đất trồng cây lâu năm, diện tích cấp tuỳ theo khả năng quỹ đất thực tế hiện có của từng khu tái định canh.
4. Đất lâm nghiệp, đất trồng cỏ, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản căn cứ vào quỹ đất thực tế theo quy hoạch tại khu tái định cư, hộ tái định cư có thể được xem xét cấp đất lâm nghiệp, đất trồng cỏ, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản để sản xuất.
Mức diện tích các loại đất cấp cho các hộ tái định cư quyđịnh tài điều này do uỷ ban nhân dân tỉnh quy định và được cơ quan có thẩm quyền giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định hiện hành.
Nguyên tắc cơ bản khi xây dựng các phương án tái định cư: cố gắng bố trí tái định cư gần địa bàn để đảm bảo khoảng cách về nơi tái định cư và thời gian chuyển tiếp ngắn nhất (ưu tiên đồng bàn dân tộc ít người tại chỗ). Cụ thể sẽ bố trí tái định cư theo hình thức di chuyển các hộ bị ngập đến các vùng khác trong tỉnh.
8.2.3. Khu tái đinh cư:
Theo dự kiến sẽ bố trí TĐC dự án TĐ Buôn Tua Srah tại 03 khu, trên địa bàn 02 huyện là: khu quy hoạch ổn định dân di cư tự do khu vực thác 11-12 xã Quảng Sơn huyện Đăk Nông, khu Lạch Dơng, khu Phi Dih Ya A&B thuộc xã Krông Knô huyện Lăk tỉnh Đăk Lăk.
8.3. Biện pháp khắc phục:
Tỉnh Đăk Lăk có diện tích lớn, diện tích rừng đứng đầu trong toàn quốc, thêm vào đó tình trạng dân cư di cư từ các tỉnh miền núi phía Bắc cũng như các tỉnh trong cả nước đến Đăk Lăk diễn ra rất ồ ạt đã làm dân số Đăk Lăk tăng với tốc độ rất nhanh. Để mưu cầu cuộc sống bằng con đường khai thác lâm sản và phá rừng lấy đất sản xuất cho nên diện tích rừng bị giảm nghiêm trọng, làm cho tình trạng lũ lụt ngày càng ác liệt.
Vì vậy đòi hỏi sắp xếp bồ trí lại các khu dân cư để tránh các vùng ngập lụt, xây dựng hệ thống mạng lưới dự báo, cảnh báo lũ.
Trổng rừng để phủ xanh đất trống đồi trọc nhằm làm giảm cường độ tập trung lũ. Biện pháp này tuy đang được các cấp địa phương tổ chức triển khai xong tiến độ rất chậm và tác dụng đối với việc hạn chế lũ còn rất hạn chế.
Việc hình thành hồ chứa sẽ gây tổn thất một diện tích đất trên lưu vực, chue yếu là đất lâm nghiệp và đất canh tác cây công, nông nghiệp. Cần phải có các chính sách đền bù thích hợp để dân tiếp tục sản xuất, nâng cao đời sống.
Sẽ có 472 hộ với 1880 khẩu phải di chuyển khỏi khu vực công trình, trong đó có nhiều người dân tộc thiểu số. Mặc dù so với các công trình khác, số dân phải di chuyển không nhiều, song đây cũng là một tác động của công trình đối với môi trường kinh tê xã hội của địa phương, lien quan đến chính sách dân tộc của nhà nước. Nếu thực hiện chu đáo công tác đền bù, tái định cư thì tác động nay không đáng kể.
Công trình thuỷ điện Buôn Tua Srah thuộc loại nhỏ so với các công trình trên lãnh thổ Việt Nam. Tác động của nó đối với môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội là không đáng kể. Tuy nhiên, vẫn cần thực hiện tốt các biện pháp làm giảm thiểu tác động tiêu cực và các hoạt dộng giám sảt môi trường đề ra.
9. Kết luận và kiến nghị:
9.1. Kết luận:
1. Công trình thuỷ điện Buôn Tua Srah phù hợp với qui hoạch đã được phê duyệt.
2. Tài liệu địa hình, địa chất, thuỷ văn đủ cơ sở để lập báo cáo đầu tư.
3. Phương án xây dựng công trình được lựa chọn là:
- Chọn tuyến III.
- MNDBT: 487,5 m
- MNC: 465 m
- Bố trí công trình: Đập chính là đập đá đổ lõi giữa chống thấm băng đất. Đập tràn bằng bê tông trọng lực khoang 12x14 m, bố trí vai trái cạnh cửa lấy nước. Tuyến năng lượng được bố trí vai trái tiếp giáp với đập chính, giữa đập chính và đập tràn, gồm kênh dẫn, cửa lấy nước, đường hầm áp lực, nhà máy thuỷ điện và trạm phân phối.
4. Vốn đầu tư cho công trình:
Tổng chi phí xây dựng: 2253,68.109 đồng
5. Tiến độ công trình:
Hoàn thành công tác xây lắp công trình trong 4 năm.
Dự kiến nhà máy sẽ chạy tổ máy số 1 vào tháng 10 năm 2008 và hoàn thành vận hành toàn bộ nhà máy tháng 12 năm 2008.
6. Hiệu quả đầu tư:
Chỉ tiêu
Đơn vị
Giá trị
NPV
Tỷ đồng
216,46
FIRR
%
10,17
B/C
1,106
Giá thành
Đ/KWh
553,5
7. Tác động môi trường: Về mọi mặt tác động môi trường đã đánh giá là dự án đảm bảo tính khả thi cao. Với qui mô công trình đã lựa chọn cần di chuyển số hộ là 472 hộ và 1880 người. Kết quả nghiên cứu sơ bộ về quy hoạch tái định cư đã đánh giá số dân cần di chuyển có điều kiện tái định cư trong nội bộ tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và đảm bảo ổn định phù hợp về mọi mặt kinh tế cũng như mức sống tốt hơn nơi ở cũ.
9.2. Kiến nghị:
Việc xây dựng thuỷ điện Buôn Tua Srah sẽ góp phần tăng sản lượng điện đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế. Ngoài hiệu ích về điện còn mang lại hiệu ích tổng hợp khác cho khu vực.
Kiến nghị cơ quan chức năng thông qua Báo Cáo Đầu Tư để làm cơ sở cho việc triển khai các bước tiếp theo./
BÁO CÁO ĐẦU TƯ 1
1. Tổng Quát: 1
1.1. Vị trí công trình: 1
1.2. Nhiệm vụ của công trình: 1
1.3. Tổng quan về quy hoạch: 2
1.4. Kết luận: 3
2. Điều kiện tự nhiên: 4
2.1. Điều kiện khí tượng: 4
2.1.1. Đặc điểm địa lý: 4
2.1.2. Đặc điểm khí hậu lưu vực sông Krông Knô 5
2.2. Điều kiện thuỷ văn: 9
2.2.1. Mức độ nghiên cứu: 9
2.2.2.Dòng chảy năm: 10
2.2.3. Dòng chảy lũ: 11
2.2.4. Quan hệ Q = f(H) một số tuyến tính toán: 12
2.3. Điều kiện địa chấ,t địa hình: 13
2.3.1. Điều kiện địa hình: 13
2.3.2. Điều kiện địa chất: 14
2.4. Lựa chọn phương án tuyến: 14
2.4.1. Tuyến I: 14
2.4.2. Tuyến IIA: 15
2.4.3. Tuyến III: 15
2.4.4. Lựa chọn phương án tuyến: 15
3. Thuỷ năng – Kinh tế năng lượng: 16
3.1. Thuỷ năng, thuỷ lợi: 16
3.1.1. Phương pháp tính toán thuỷ năng – kinh tế năng lượng: 16
3.1.2. Công thức dung để tính toán: 17
3.1.3. Tính toán: 18
3.2. Đặc trưng chế độ làm việc của nhà máy: 23
3.2.1. Quy trình điều tiết hồ chứa: 23
3.2.2. Lưu lượng phát điện 23
3.2.3. Cột nước phát điện 23
3.3. Hiệu quả tài chính: 24
3.4. Kết luận, kiến nghị: 28
3.4.1. Kết luận: 28
3.4.2. Kiến nghị: 29
4. Công trình thuỷ công: 29
4.1.Phần công trình chính: 29
4.1.2. Đập tràn xả lũ: 30
4.2. Các hạng mục công trình tạm: 34
4.2.1. Kênh dẫn dòng: 34
4.2.2. Đường giao thông bên trong công trình: 34
5. Thiết bị công nghệ: 35
5.1. Đặc điểm chung: 35
5.2. Thiết bị thuỷ công: 36
5.2.1. Đập tràn xả vận hành: 36
5.2.2. Cửa nhận nước: 36
5.2.3. Thiết bị cơ khí hạ lưu nhà máy: 37
5.2.4. Đường dẫn nước: 38
5.3. Thiết bị thuỷ lực chính: 38
5.4. Thiết bị cơ khí thuỷ lực phụ: 39
5.5. Thiết bị điện: 40
6. Tổ chức thi công: 40
6.1. Dẫn dòng thi công: 40
6.1.1. Cơ sở lựa chọn dẫn dòng thi công: 41
6.1.2. Lựa chọn phương án dẫn dòng thi công: 42
6.2. Tổng tiến độ thi công, biện pháp thi công chính, mặt bằng thi công: 43
6.2.1. Tổng tiến độ thi công 43
6.2.2 Biện pháp thi công : 43
6.2.3 Tổng mặt bằng thi công 44
7. Tổng mức đầu tư: 44
7.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư: 44
7.1.2. Nội dung: 44
7.2. Tổng chi phí xây dựng công trình: 45
8. Đánh giá tác động môi trường: 46
8.1. Đánh giá tác động môi trường: 46
8.1.1. Môi trường khí hậu: 46
8.1.2. Môi trường sinh thái: 46
8.1.3. Môi trường kinh tế xã hội: 47
8.1.4. Hiệu ích hạ du: 47
8.2. Dân sinh kinh tế vùng hồ, đền bù tái định cư: 48
8.2.1. Dân sinh kinh tế vùng xây dựng: 48
8.3. Biện pháp khắc phục: 50
9. Kết luận và kiến nghị: 51
9.1. Kết luận: 51
9.2. Kiến nghị: 53
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DAN301.doc