Đồ án Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn từ ngành công nghiệp giày da trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai
1.1.1. Phương pháp đánh giá nhanh
Đánh giá tải lượng ô nhiễm chất thải rắn của cơ sở sản xuất, tính toán số lượng chất thải rồi áp dụng cho toàn ngành sản xuất giày da của Tỉnh.
1.1.2. Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp phỏng vấn cộng đồng trong các cơ sở sản xuất và xung quanh nhằm nghiên cứu, phân tích kinh nghiệm về quản lý và phòng chống ô nhiễm cho từng cơ sở sản xuất.
1.1.3. Phương pháp học tập kinh nghiệm trong nước và thế giới
Phương pháp dựa trên kinh nghiệm của các chuyên gia trong nước và quốc tế thông qua tài liệu hoặc các hội nghị hội thảo, lớp tập huấn liên quan đến lĩnh quản lý chất thải từ các cơ sở sản xuất.
1.6. Phạm vi và đối tượng của đề tài
- Về nội dung: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu chất thải rắn của ngành công nghiệp giày da trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai và đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm bảo vệ môi trường và tiết kiệm được chi phí xử lý.
- Về thời gian: đề tài được thực hiện trong thời gian 12 tuần (1/10/2007 đến 22/12/2007)
3 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 883 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn từ ngành công nghiệp giày da trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1:MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng đang từng bước đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đặc biệt phát triển ngành sản xuất công nghiệp nhằm đưa nước ta hội nhập vào nền kinh tế của khu vực và thế giới. Bên cạnh sự phát triển về kinh tế thì vấn đề môi trường, chất thải công nghiệp là một trong những nguồn gây ô nhiễm cao ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và hệ sinh thái cũng là mối quan tâm của các nhà quản lý, nhà sản xuất.
Giày da là ngành đã ra đời từ hàng trăm năm trước và trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay đã trở thành một ngành nghề truyền thống của dân tộc. Trong những năm gần đây ngành này phát triển khá nhanh và được xem là một trong những ngành công nghiệp chính đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển. Theo Bộ Thương mại (Nay là Bộ Công thương), giày da là một trong ba ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất hiện nay sau dầu thô và dệt may. Bên cạnh đó thì ngành này cũng tác động đáng kể đến môi trường khi mà phần lớn chất thải của ngành là chất thải khó phân huỷ và nguy hại. Do khối lượng phân tử lớn nên khi thải ra môi trường chúng rất khó phân hủy. Vì vậy, yêu cầu đặt ra hiện nay là phải giải quyết lượng chất thải của ngành giày da sao cho phù hợp.
Sự cần thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của ngành giày da thì lượng chất thải rắn thải ra của ngành này cũng gia tăng nhanh chóng , đây là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, tác hại đến sức khoẻ con người. Việc quản lý chất thải rắn từ ngành này còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường. Trước tình hình đó việc “Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn từ ngành công nghiệp giày da trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai” là hết sức cần thiết, nhằm góp phần bảo vệ môi trường cho Tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.
Mục tiêu của đề tài
Khảo sát , đánh giá tình hình quản lý chất thải rắn của các công ty giày da trên địa bàn tỉnh.
Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.
Nội dung của đề tài
Điều tra, đánh giá hiện trạng cho một số cơ sở sản xuất
Đánh giá công tác quản lý môi trường của cơ sở sản xuất
Đề xuất các giải pháp tổng hợp nhằm bảo vệ môi trường cho một số cơ sở sản xuất
Aùp dụng thực hiện cho từng cơ sở sản xuất
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu – xử lý thống kê
Theo phương pháp này, tất cả các nguồn tài liệu được thu thập từ các cơ quan, trên mạng internet và các tài liệu được cung cấp từ thầy cô hướng dẫn, các tài liệu được thu thập từ Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Đồng Nai được tổng kết lại, đánh giá lựa chọn thu được những thông tin và dữ liệu cần thiết phục vụ cho đề tài.
Phương pháp điều tra thực địa- lấy mẫu phân tích
Phương pháp điều tra nhằm mục đích phân tích đánh giá hiện trạng của một số cơ sở sản xuất
Tổng quan về các cơ sở sản xuất
Số lượng chất thải của một số cơ sở
Phỏng vấn kinh nghiệm về phòng chống ô nhiễm tại cơ sở sản xuất
Điều tra lấy mẫu phân tích trong phòng thí nghiệm
Dưới sự giúp đỡ của các cơ quan chuyên môn, sinh viên đã có điều kiện tiếp xúc với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, trực tiếp trao đổi và lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp. Khảo sát thực tế ghi nhận thực tế làm tư liệu cho đề tài.
Phương pháp đánh giá nhanh
Đánh giá tải lượng ô nhiễm chất thải rắn của cơ sở sản xuất, tính toán số lượng chất thải rồi áp dụng cho toàn ngành sản xuất giày da của Tỉnh.
Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp phỏng vấn cộng đồng trong các cơ sở sản xuất và xung quanh nhằm nghiên cứu, phân tích kinh nghiệm về quản lý và phòng chống ô nhiễm cho từng cơ sở sản xuất.
Phương pháp học tập kinh nghiệm trong nước và thế giới
Phương pháp dựa trên kinh nghiệm của các chuyên gia trong nước và quốc tế thông qua tài liệu hoặc các hội nghị hội thảo, lớp tập huấn liên quan đến lĩnh quản lý chất thải từ các cơ sở sản xuất.
1.6. Phạm vi và đối tượng của đề tài
- Về nội dung: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu chất thải rắn của ngành công nghiệp giày da trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai và đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm bảo vệ môi trường và tiết kiệm được chi phí xử lý.
- Về thời gian: đề tài được thực hiện trong thời gian 12 tuần (1/10/2007 đến 22/12/2007)