Đồ án Diễn biến chất lượng nước mặt và những nguyên nhân làm thay đổi chất lượng nước trong hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng

Phối hợp giữa các cơ quan chính quyền địa phương và các tổ chức trong công tác qui hoạch phát triển kinh tế của cư dân dựa vào các nguồn lợi từ hồ Dầu Tiếng. - Đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng để qui hoạch khai thác cát phù hợp. - Sử dụng có kế hoạch các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Dần dần tiến tới sử dụng các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc tự nhiên. - Đưa ra các biện pháp canh tác phù hợp nhằm giảm thiểu nguy cơ mất chất dinh dưỡng của đất trồng. - Kiểm soát hoạt động chăn thả gia súc và thuỷ cầm của người dân ở vùng bán ngập. - Tăng diện tích che phủ của các khu rừng phòng hộ bằng các biện pháp giao đất giao rừng cho cư dân trong khu vực, kết hợp với sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương.

doc109 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Diễn biến chất lượng nước mặt và những nguyên nhân làm thay đổi chất lượng nước trong hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại nuôi vịt chạy đồng cách đó khoảng 400 m, chỉ số BOD5 dao động từ 23.58 – 51.02 mgO2/l. Điểm T2 vào thời kì mùa mưa chỉ số BOD5 nằm trong khoảng 31.25 – 38.89 mgO2/l, thấp hơn nhiều vào các tháng mùa khô. Vào tháng 4, tháng 5 chỉ số BOD5 tại T2 tăng lên từ 118.25 – 151.23 mgO2/l, cho thấy nguồn nước tại đây bị ô nhiễm nặng vào mùa khô. Kênh bị ô nhiễm hữu cơ nặng nhất là kênh T13C (vị trí T1), chỉ số BOD5 dao động từ 82.05 – 195.07 mgO2/l và đạt cực đại vào tháng 4, tháng 5. 4.2.2.3 Diễn biến mặn và chất lượng nước khu đẩy mặn trên sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông Diễn biến mặn Vào tháng 3, mặn trên sông Sài Gòn tại Hiệp Bình Phước đạt 7.2%o, tại bến Bạch Đằng đạt 8.5%, cầu Phú Cường – Thủ Dầu Một đạt 1.7%o. Từ tháng 4 đến giữa tháng 5 tình hình xâm nhập mặn trở nên nặng hơn do nhiều sông suối đầu nguồn bị cạn, độ mặn tại cầu Phú Cường – Thủ Dầu Một đạt 1.2%o, tại Hiệp Bình Phước đạt 6.8%o, tại bến Bạch Đằng đạt 7.6 %o. Trên sông Vàm Cỏ Đông tình hình xâm nhập mặn cũng kéo dài từ tháng 3 đến tháng 5, giá trị độ mặn đo lúc đỉnh triều tại Gò Dầu dao động từ 0.8 – 1.1 %o, tại Đức Huệ là 3.6 – 4.2 %o, tại Bến Lức là 14.4 – 13.1 %o. Chất lượng nước khu đẩy mặn Trên sông Sài Gòn Nguồn nước sông Sài Gòn vào mùa khô có pH tương đối cao đạt từ 6.42 – 8.14. Hàm lượng FeTS tan trong nước đạt từ 0.785 – 0.399 mg/l, nằm trong tiêu chuẩn nước mặt loại A. Chỉ số cặn lơ lửng dao động từ thấp đến cao, đạt từ 22.8 – 244.34 mg/l; như vậy vẫn có một số điểm có TSS vượt quá tiêu chuẩn nước mặt loại B, điển hình là tại bến Bạch Đằng có TSS là 244.34 mg/l. Thành phần các chất dinh dưỡng khá cao, nồng độ amoni dao động từ 0.058 – 0.866 mg/l, nồng độ nitrit từ 0.038 – 0.373 mg/l, nồng độ nitrat dao động từ 0.314 – 1.445 mg/l; tuy nhiên nhìn chung thành phần các chất dinh dưỡng này vẫn nằm trong tiêu chuẩn nước mặt loại A và B. Các chỉ số đánh giá ô nhiễm hữu cơ như COD, BOD5 khá cao, lúc chân triều cao hơn đỉnh triều. Giá trị COD cao nhất lúc triều xuống tại cầu Phú Cường – Thủ Dầu Một đạt 15.93 mgO2/l, tại Hiệp Bình Phước đạt 16.37 mgO2/l và tại bến Bạch Đằng đạt 32.48 mgO2/l. Giống như COD, BOD5 cao nhất là tại bến Bạch Đằng đạt 21.27 mgO2/l , tại cầu Phú Cường – Thủ Dầu Một với 10.13 mgO2/l. Giá trị tổng coliform trên sông Sài Gòn khá cao, cao nhất là tại cầu Phú Cường – Thủ Dầu Một với 3900×101MPN/100ml, tại Hiệp Bình Phước là 4100×101MPN/100ml, tại bến Bạch Đằng đạt 92×101MPN/100ml. Trên sông Vàm Cỏ Đông Giá trị pH tại Gò Dầu chỉ đạt 4.14 – 3.35, tại Đức Huệ chỉ dao động trong khoảng 4.05 – 4.25, như vậy có thể thấy nguồn nước tại khu vực này vào mùa khô bị chua. Hàm lượng FeTS trong nước thấp, dao động trong khoảng 0.315 – 0.875 mg/l. Chỉ số TSS diễn biến giống như trên sông Sài Gòn, chân triều cao hơn đỉnh triều và tăng dần về phía hạ du, giá trị TSS dao động từ 14.3 – 215.35 mg/l. Thành phần các chất dinh dưỡng amoni, nitrit thấp hơn sông Sài Gòn; amoni dao động từ 0.038 – 0.413 mg/l, nitrit dao động từ 0.003 – 0.024 mg/l. Thành phần nitrat tăng dần về phía hạ lưu, giá trị nitrat tại Đức Huệ chỉ đạt từ 0.02 – 0.049 mg/l nhưng ở Bến Lức thì dao động từ 1.945 – 4.018 mg/l. Tuy nhiên, thành phần các chất dinh dưỡng vẫn nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn nước mặt loại A và B. Các chỉ số đánh giá ô nhiễm hữu cơ như COD, BOD5 của sông Vàm Cỏ Đông là khá cao, cũng giống như sông Sài Gòn giá trị ô nhiễm hữu cơ đo được lúc chân triều cao hơn đỉnh triều. COD dao động từ 4.02 – 13.55 mgO2/l, BOD5 dao động từ 2.55 – 11.98 mgO2/l. Chỉ số tổng coliform thấp hơn so với sông Sài Gòn, giá trị tổng coliform dao động từ 46×101 – 7800 ×101MPN/100ml. Điều này cho thấy nguồn nước tại hạ du sông Vàm Cỏ Đông tốt hơn tại hạ du sông Sài Gòn. 4.2.2.4 Nhận xét chất lượng nước năm 2005 Các chỉ tiêu hóa lý - pH : Về mùa khô giá trị pH khảo sát được tương đối cao nhưng qua đến đầu và giữa mùa mưa tại tất cả các vị trí đầu có pH rất thấp và tăng dần vào cuối mùa mưa; nguyên nhân là do các vật liệu sinh phèn bốc lên bề mặt, bị oxy hóa rồi gặp mưa rửa trôi các muối phèn vào hệ thống, bên cạnh đó năm 2005 nguồn nước mặt bị cạn kiệt, rừng phòng hộ bị khai thác quá mức và các thuyền bè khai thác cát đã làm dậy lên các muối phèn tiềm tàng cũng là nguyên nhân làm cho nuớc bị chua. Khác với các nơi khác, kênh tiêu T13C vào mùa khô giá trị pH giảm thấp là do nguồn thải từ nhà máy đường được đưa trực tiếp vào đây. - TSS : Hàm lượng cặn lơ lửng vào năm 2005 trên hồ và kênh tưới đều không đáng kể, chỉ có vị trí cuối kênh Tân Hưng là có hàm lượng cặn lơ lửng tăng cao do sự bồi lắng lòng dẫn ởû hai bên kênh Tân Hưng. Nhưng trên hệ thống kênh tiêu vào mùa khô mực nước trong hồ rất thấp nên hàm lượng TSS tăng cao vượt nhiều lần tiêu chuẩn nước mặt, như vậy khả năng bồi lắng ở các kênh tiêu vào các tháng mùa khô và đầu mùa mưa là rất cao. - FeTS : Hàm lượng sắt tổng trong hồ và trên hệ thống kênh tưới có xu hướng mùa mưa cao hơn mùa khô, đó là do nước mưa rửa trôi phèn rồi tải theo dòng chảy các suối đầu nguồn đổ về mang lượng sắt cao chưa đủ thời gian kết tủa lắng đọng, nhìn chung hàm lượng sắt tổng số rất thấp không gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nước. Nhưng trên hệ thống kênh tiêu thì ngược lại, do hệ thống kênh tiêu phải tiếp nhận nguồn thải từ các nhà máy, khu dân cư nên hàm lượng sắt tổng khảo sát rất cao. - Al3+ : Cũng như năm 2004, hàm lượng nhôm khảo sát vào thời kì này trên hệ thống rất nhỏ, chỉ có trên kênh tiêu T13C và vị trí đầu kênh Tân Hưng có dấu hiệu bị chua do có lượng ion sắt và nhôm tăng cao. Với hàm lượng nhôm khảo sát được không gây hại cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng nhưng lại gây ảnh hưởng tới nhu cầu dùng nước sinh hoạt của người dân. - N-NO2-, N-NO3- : Vào mùa mưa hàm lượng N-NO2-, N-NO3- đều khá thấp nhưng vào mùa khô lại tăng cao. Trong lòng hồ và trên hệ thống kênh tưới một số vị trí có hàm lượng N-NO2-, N-NO3- tăng cao là do hiện tượng nuôi cá lồng đã đưa vào hồ một lượng lớn nitơ từ nguồn thức ăn cho cá và từ chất thải sinh hoạt của người dân trên bè cá. Riêng trên rạch Tây Ninh vào mùa khô do luôn phải tiếp nhận nguồn chất thải sinh hoạt từ thị xã Tây Ninh mà lòng kênh lại cạn nước nên tại vị trí này chất thải vẫn tồn đọng làm cho hàm lượng N-NO2- tăng cao. - N-NH4+ : Giá trị N-NH4+ khảo sát trong lòng hồ và trên hệ thống kênh tưới nhìn chung vẫn nằm trong tiêu chuẩn chất lượng nước mặt. Trên hệ thống kênh tiêu thì chỉ tại rạch Tây Ninh, kênh tiêu T03 là có hiện tượng ô nhiễm amoni nặng do phải tiếp nhận nguồn nước thải từ thị xã Tây Ninh và nhà máy khoai mì. Tuy nhiên qua mùa mưa nhờ lưu lượng nước lớn đã pha loãng các chất ô nhiễm nên nồng độ amoni giảm hẳn. - P-PO43-, K+ : Qua các kết quả quan trắc cho thấy hàm lượng P-PO43-, K+ vào mùa khô cao hơn mùa mưa. Nguyên nhân hàm lượng P-PO43-, K+ tăng cao vào mùa khô là do có sự rửa trôi hàm lượng phân bón tồn đọng trên khu tưới xuống nguồn nước trong hệ thống, nhưng qua mùa mưa nguồn nước đã pha loãng các chất ô nhiễm nhiễm nên hàm lượng P-PO43-, K+ giảm xuống. - DO : Hàm lượng DO vào tháng 4, tháng 5 trong hồ và trên các kênh tưới thể hiện sự ô nhiễm rõ rệt. Nguyên nhân là do vào thời kì này nước trong hồ giảm thấp dưới mực nước chết đã làm giảm hàm lượng DO trong nước, trên kênh tưới do ảnh hưởng của các chất thải nông nghiệp tiêu thoát một phần vào hệ thống và lòng dẫn tại các vị trí này có nhiều rong tảo, nguồn nước lại nhỏ, không có dòng chảy vì vậy các hoạt động của sinh vật và các loài thủy sinh đã làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước, nhưng vào mùa mưa giá trị DO tại các vị trí này lại tăng cao. Trên kênh tiêu vào mùa khô hàm lượng DO rất thấp, tại kênh tiêu T13C và rạch Tây Ninh giá trị DO đo được bằng 0, điều này càng khẳng định sự có mặt của nhà máy đường và khu dân cư đã làm ô nhiễm cục bộ trên hai kênh này. Các chỉ tiêu vi sinh và hữu cơ - Tổng coliform : Trên hệ thống kênh tiêu và lòng hồ hàm lượng tổng coliform đều nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn chất lượng nước mặt. Trên hệ thống kênh tiêu hàm lượng tổng Coliform lại có xu thế cao hơn năm 2004, nhưng chỉ kênh T13C là có tổng coliform vượt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt cả vào mùa mưa và mùa khô. - COD và BOD5 : Nguồn nước trong hồ và trên hệ thống kênh tưới có hàm lượng COD và BOD5 nằm trong tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A. Nhưng vào cuối mùa mưa, đầu mùa khô nguồn nước trong hồ có dấu hiệu bị ô nhiễm hữu cơ, nguyên nhân do vào thời gian này, lượng nước trong hồ cạn kiệt, khả năng lưu thông, tiêu thoát kém làm cho quá trình phân hủy các chất thải, các thức ăn dư thừa từ các lồng cá bè bị thiếu dưỡng khí dẫn đến chỉ số BOD5 tăng cao. Trên hệ thống kênh tiêu đã thể hiện sự ô nhiễm hữu cơ nặng, nguyên nhân là do các kênh tiêu từ mùa khô qua mùa mưa đều phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải từ các nhà máy và khu dân cư, hơn nữa năm 2005 là năm khô hạn nên không có đủ nước để pha loãng các chất ô nhiễm. Khu đẩy mặn - Độ mặn : Năm 2006 là năm có hiện tượng xâm nhập mặn diễn ra hết sức phức tạp, vào mùa khô từ tháng 3 đến tháng 5 tình hình lại càng nghiêm trọng hơn do các suối đầu nguồn bị cạn kiệt, rừng phòng hộ để giữ nước bị phá hoại, nguồn nước trong lòng hồ xuống tới mực nước chết nên ở hạ lưu sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông không có nguồn nước đẩy mặn. - Thành phần hóa lý : Các chỉ tiêu hóa lý nhìn chung đều nằm trong tiêu chuẩn chất lượng nước mặt, chỉ có hàm lượng TSS tại bến Bạch Đằng có hàm lượng cặn lơ lửng vượt quá chỉ tiêu cho phép. - Thành phần vi sinh và hữu cơ : Tổng coliform trên sông Sài Gòn có xu hướng cao hơn trên sông Vàm Cỏ Đông, còn các chỉ tiêu COD, BOD5 lúc chân triều cao hơn đỉnh triều. 4.2.3 Giai đoạn năm 2006 Do thời gian dành cho luận văn có hạn, nên trong năm 2006 em đã tiến hành lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu hóa lí và vi sinh trong tháng 10 và tháng 11 làm đại diện. Sau đây là một số kết quả đạt được. 4.2.3.1 Qui trình lấy mẫu nước mặt Địa điểm lấy mẫu nước Địa điểm được lấy mẫu nước mặt là các điểm trong lòng hồ Dầu Tiếng và trên kênh chính Đông, kênh chính Tây, kênh Tân Hưng. Lấy mẫu nước Sau khi xác định được địa điểm lấy mẫu nước mặt, tiến hành lấy mẫu, với phương thức lấy mẫu tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam. Qui trình lấy mẫu được tóm tắt trong bảng 7 dưới đây. Mẫu sau khi được lấy sẽ được ghi nhận những thông tin cần thiết lên thành can mẫu. Bảng 7 : Qui trình lấy mẫu nước mặt. STT Kí hiệu mẫu Địa điểm lấy Thời gian Thời tiết Bề ngoài mẫu Lấy mẫu đợt 1 (ngày 8/10/2006) 1 N1 Lòng hồ 3h55’ Nắng gắt Nước trong 2 N2 Lòng hồ 3h20’ Nắng gắt Nước trong 3 N3 Lòng hồ 4h30’ Nắng gắt Nước hơi đục 4 N3-1 Đầu kênh chính Đông 4h Nắng gắt Nước hơi đục 5 N4-1 Đầu kênh chính Tây 2h40’ Nắng gắt Nước hơi đục 6 N5-1 Đầu kênh Tân Hưng 2h Nắng gắt Nước hơi đục Lấy mẫu đợt 2 (ngày 4/11/2006) 1 N1 Lòng hồ 4h Nắng gắt Nước đục 2 N2 Lòng hồ 3h20’ Nắng gắt Nước đục 3 N3 Lòng hồ 4h45’ Nắng gắt Nước đục 4 N3-1 Đầu kênh chính Đông 4h15’ Nắng gắt Nước đục 5 N4-1 Đầu kênh chính Tây 3h Nắng gắt Nước đục 6 N5-1 Đầu kênh Tân Hưng 2h Nắng gắt Nước đục Bảo quản mẫu nước Trong quá trình vận chuyển mẫu từ nơi lấy mẫu đến phòng thí nghiệm phân tích : bảo quản bằng nước đá, trong thùng xốp. Trong quá trình thực hiện phân tích : bảo quản ở tủ lạnh. Nhiệt độ bảo quản vào khoảng 0 – 4oC. Thời gian bảo quản mẫu tối đa là 72h (3 ngày). 4.2.3.2 Qui trình phân tích Địa điểm phân tích Các mẫu sau khi được lấy về sẽ được phân tích tại phòng thí nghiệm Môi trường – Khoa môi trường và công nghệ sinh học – Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM. Địa chỉ : 144/24 Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM. Trình tự phân tích Trình tự phân tích sẽ ưu tiên cho những chỉ tiêu dễ thay đổi. Trình tự phân tích được thể hiện trong bảng 8 dưới đây. Bảng 8 : Qui trình phân tích mẫu nước mặt. STT Chỉ tiêu phân tích Phương pháp phân tích Thiết bị phân tích 1 DO Phương pháp winller cải tiến Chai BOD, buret 2 pH Phương pháp đo bằng máy đo PH meter 3 FeTS Phương pháp Phenanthroline Spectrophotometer 4 TSS Phương pháp trọng lượng Cân điện tử 5 Độ axit Phương pháp định phân Buret 6 N-NO2- Phương pháp Diazo Spectrophotometer 7 N-NO3- Phương pháp so màu Spectrophotometer 8 N-NH4+ Phương pháp Nessler hóa trực tiếp Spectrophotometer 9 SO42- Phương pháp đo độ đục Spectrophotometer 10 Cl- Phương pháp Morh Buret 11 COD Phương pháp đun kín Buret 12 Tổng coliform Phương pháp lên men nhiều ống Dãy 9 ống nghiệm 4.2.3.3 Kết quả phân tích mẫu Diễn biến giá trị pH Qua đồ thị cho thấy, tháng 10 giá trị pH dao động từ 6.09 – 6.27, nằm trong tiêu chuẩn nước mặt loại A. Tháng 11 giá trị pH tại các vị trí lấy mẫu giảm, phần lớn nằm trong tiêu chuẩn nước mặt loại B, chỉ tại vị trí đầu kênh chính Tây là pH nằm trong tiêu chuẩn nước mặt loại A, giá trị dao động từ 5.9 – 6.02. Diễn biến hàm lượng cặn lơ lửng Vào tháng 10, giá trị TSS dao động từ 11 - 61 mg/l, với giá trị này cho thấy TSS nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn nước mặt loại B. Nhưng sang tháng 11, giá trị TSS tăng đột biến tại các vị trí lấy mẫu, vượt quá tiêu chuẩn nước mặt, giá trị TSS vào tháng này dao động từ 100 – 200 mg/l. Như vậy, vào tháng 11 việc lấy nước trong hồ với mục đích cấp cho sinh hoạt sẽ gặp khó khăn khi xử lý lượng cặn này. Diễn biến hàm lượng FeTS Giá trị FeTS ở các vị trí lấy mẫu trong tháng 10 và tháng 11 tuy có khác biệt nhưng nhìn chung rất nhỏ, nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn nước mặt loại A. Giá trị FeTS vào tháng 10 dao động trong khoảng 0.02 – 0.113 mg/l, vào tháng 11 dao động từ 0.032 – 0.096 mg/l. Diễn biến N-NO2- Giá trị N-NO2- đo được vào tháng 10 và tháng 11 rất nhỏ, nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn nước mặt loại A, và sự chênh lệch giá trị tại các vị trí lấy mẫu giữa hai tháng là không đáng kể. Giá trị N-NO2- vào tháng 10 dao động từ 0.006 – 0.012 mg/l, tháng 11 dao động từ 0.009 – 0.012 mg/l. Diễn biến N-NO3- Cũng như N-NO2-, giá trị N-NO3- trong hai tháng khảo sát vẫn nằm trong tiêu chuẩn nước mặt loại A, giá trị N-NO3- đo được vào tháng 10 nằm trong khoảng 0.035 – 0.169 mg/l, tháng 11 dao động từ 0.061 – 0.175 mg/l. Diễn biến N-NH4+ Giá trị N-NH4+ đo được vào tháng 10 dao động từ 0.583 – 0.631 mg/l, tháng 11 dao động từ 0.751 – 0.984 mg/l, nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn nước mặt loại B. Diễn biến SO42- Cũng như diễn biến của giá trị SO42- trong hai năm 2004, 2005, giá trị SO42- đo được vào tháng 10, tháng 11 năm 2006 là không đáng kể, không gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nước. Diễn biến DO Giá trị DO khảo sát được khá tốt, phần lớn giá trị nằm trong tiêu chuẩn nước mặt loại A, chỉ có vị trí N3 vào tháng 11 là chỉ đạt 5.7 mgO2/l, nằm trong giới hạn B của tiêu chuẩn nước mặt. Giá trị DO đo được vào tháng 10 nằm trong khoảng 7.3 – 8 mgO2/l, tháng 11 dao động từ 5.7 – 6.3 mgO2/l. Diễn biến tổng coliform Giá trị tổng coliform đo được tại vị trí N1, N2 vào tháng 10 và tháng 11 chênh nhau khá lớn, độ chênh lệch dao động từ 122 – 167 MPN/100ml , còn tại các vị trí khác giá trị tổng coliform không chênh lệch nhiều. Tuy nhiên, nhìn chung giá trị tổng Coliform khảo sát vào hai tháng vẫn nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn nước mặt loại A. Giá trị tổng coliform đo vào tháng 10 dao động từ 4 – 150 MPN/100ml, vào tháng 11 từ 4 – 210 MPN/100ml. Diễn biến COD Nhìn chung giá trị COD đo được trong hai tháng khảo sát là khá thấp, điều này chứng tỏ nguồn nước tại các vị trí lấy mẫu vào thời điểm này không có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ. Giá trị COD đo được vào tháng 10 dao động từ 4.48 – 7.16 mgO2/l, vào tháng 11 dao động từ 5.84 – 7.68 mg/l. 4.2.3.4 Nhận xét chất lượng nước năm 2006 Các chỉ tiêu hóa lí - pH : Giá trị pH khảo sát vào tháng 10 cao hơn tháng 11 nhưng nhìn chung hầu hết các giá trị vẫn nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn chất lượng nước mặt. - TSS : Hàm lượng cặn lơ lửng trong nước vào tháng 11 cao hơn tháng 10, vượt quá tiêu chuẩn chất lượng nước mặt, nguyên nhân là do sự phân hủy xác các thực vật trôi từ thượng nguồn xuống làm cho hàm lượng cặn trong nước tăng cao. - FeTS : Do thời gian này mực nước trong hồ dâng cao đã pha loãng nồng độ các chất ô nhiễm nên hàm lượng FeTS đo được cho kết quả rất tốt, các vị trí lấy mẫu đều có đều có hàm lượng FeTS nằm trong tiêu chuẩn nước mặt loại A. - N-NO2-, N-NO3-, N-NH4+ : Vào năm 2006 hầu như tất cả các bè cá đều được giải tỏa triệt để nên hàm lượng N-NO2-, N-NO3-, N-NH4+ đo được vào hai tháng đều nằm trong tiêu chuẩn chất lượng nước mặt. - DO : Giá trị DO đo được vào hai tháng cho kết quả khá cao và đều nằm trong tiêu chuẩn nước mặt, đó là nhờ mực nước trong hồ tăng nên lượng oxy hòa tan trong nước cũng tăng theo. Chỉ tiêu vi sinh và hữu cơ - Hàm lượng COD và tổng coliform khảo sát trong hai tháng 10, tháng 11 đều có giá trị rất thấp, nằm trong tiêu chuẩn chất lượng nước mặt. Điều này càng khẳng định năm 2006 chất lượng nước trong khu vực đã trở nên tốt hơn so với hai năm 2004, 2005. CHƯƠNG 5 NHỮNG NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN LÀM THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG NƯỚC 5.1 HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CÁT Khu vực thượng lưu hồ có lưu lượng và độ dốc khá lớn nên lượng phù sa bồi lắng vào hồ rất nhiều, vì vậy hoạt động khai thác cát diễn ra thường xuyên. Tuy rằng hoạt động khai thác cát có công dụng nạo vét lòng hồ và tận dụng vật liệu ở địa phương để xây dựng nhưng ít nhiều đã gây ô nhiễm nguồn nước. Trong năm 2005 có hơn 13 doanh nghiệp, cá nhân được cấp phép khai thác với tổng số lượng khai thác là 181000 m3. Phương tiện khai thác được đăng ký là 55 tàu thuyền nhưng trên thực tế có hơn 100 chiếc đã và đang tham gia khai thác cát. Các tàu thuyền này ngày đêm hút cát rồi xả bùn, bợn trả xuống hồ cùng dầu nhớt động cơ thải làm ô nhiễm nguồn nước. Hơn thế nữa hoạt động khai thác còn làm tăng khả năng khuyếch tán của chất dinh dưỡng trong trầm tích vào nguồn nước và làm dậy phèn trong hồ dẫn đến làm chua nguồn nước gây nguy hiểm cho sinh vật thủy sinh sống trong hồ. 5.2 HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP 5.2.1 Trồng trọt Hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng đảm trách hoạt động tưới tiêu cho hơn 93000 ha diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Với nhiệm vụ quan trọng này hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng đã cải thiện được tình hình khô hạn trên khu vực nhiều năm trước đây, đồng thời giúp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp trở nên thuận lợi. Tuy nhiên với hơn 93000 ha diện tích đất nông nghiệp thì lượng phân bón và thuốc trừ sâu được sử dụng là không nhỏ, ước tính lượng phân bón cần sử dụng là 60772 tấn/năm, lượng thuốc bảo vệ thực vật là 172446 kg/năm. Với lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật lớn như vậy thì lượng tồn dư trong lòng đất là rất đáng kể và khi mùa mưa tới hoặc nước trong hồ dâng cao phần lớn lượng thuốc trừ sâu và phân bón đó sẽ bị rửa trôi xuống lòng hồ rồi được giữ lại trong hồ đến cuối mùa mưa. Đây chính là một mối nguy hại trước mắt và lâu dài cho chất lượng nước trong hồ Dầu Tiếng. Bảng 9 : Ước tính lượng phân bón sử dụng trong một năm. Sử dụng đất Nhu cầu phân bón (tấn /ha) Diện tích gieo trồng (ha) Khối lượng phân bón (tấn/năm) Lúa xuân 0.65 13691 8899 Lúa mùa 0.65 18371 11941 Lúa hè thu 0.65 32892 21380 Đậu 0.55 17132 9423 Ngô 0.55 6128 3370 Rau các loại 0.65 1895 1232 Mía 0.40 5370 2148 Thuốc lá 0.65 3660 2379 Tổng 99139 60772 Theo số liệu quan trắc mẫu thuốc trừ sâu organochlorine ở tiểu dự án Ô Môn Xà No trong mùa khô 2001 thì với diện tích đất nông nghiệp khoảng 36000 ha, hệ số sử dụng 2.6 và 3 vụ canh tác trên 78% diện tích đất nông nghiệp, tổng lượng tồn dư thuốc trừ sâu trong mẫu nước mặt phân tích được tại 8 trạm quan trắc dao động từ 0.008 – 0.105 µg/l. Vậy nếu liên hệ với hơn 93000 diện tích đất nông nghiệp trên lưu vực hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng, lượng tồn dư thuốc trừ sâu trong mẫu nước mặt tại đây sẽ tăng gấp 2 – 3 lần trong mẫu nước tại tiểu dự án Ô Môn Xà No. Tuy hàm lượng thuốc tồn dư trong nước là rất nhỏ so với tiêu chuẩn quốc gia (150 µg/l) nhưng qua thời gian chúng sẽ bị tích lũy dần trong nước và gây ảnh hưởng lên hệ thủy sinh vật sống trong nước cùng với sức khỏe của người dân đang sử dụng nước trong hồ. Bảng 10 : Ước tính lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong một năm. Sử dụng đất Nhu cầu thuốc bảo vệ thực vật (kg /ha) Diện tích gieo trồng (ha) Khối lượng (kg/năm) Lúa xuân 2 13691 27382 Lúa mùa 2 18371 36742 Lúa hè thu 2 32892 65784 Đậu 1.2 17132 20558 Ngô 1.2 6128 7354 Rau các loại 2 1895 3790 Mía 1.2 5370 6444 Thuốc lá 1.2 3660 4392 Tổng 99139 172446 5.2.2 Chăn nuôi Hoạt động chăn nuôi gia cầm, gia súc diễn ra trong khu vực bán ngập của lòng hồ diễn ra khá sôi động, theo phòng nông nghiệp huyện Dầu Tiếng và phòng nông nghiệp huyện Dương Minh Châu thì số lượng vật nuôi được chăn thả có số lượng khoảng 7663 con trâu bò, 18600 con vịt, 634 con dê. Với số lượng vật nuôi như vậy thì lượng phân do chúng thải ra sẽ không phải là nhỏ. Theo trung tâm công nghệ môi trường ENTEC của viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường thì ta có khối lượng phân thải ra hàng ngày tính cho một con vật nuôi như bảng 11 và thành phần dinh dưỡng theo khối lượng phân được nêu ở bảng 12. Bảng 11 : Khối lượng phân thải ra hằng ngày của các loại vật nuôi. Loại vật nuôi Lượng phân thải ra hằng ngày / con (kg/ngày) Trâu, bò 12 Heo 2 Gà, vịt 0.08 Cừu, dê 1.5 (Nguồn : Trung tâm công nghệ môi trường ENTEC) Bảng 12 : Thành phần dinh dưỡng trong phân của vật nuôi. Loại phân Lượng nước (% khối lượng) Thành phần khô Niơ % P2O5 % K2O % Trâu, bò 80 1.67 1.11 0.56 Heo 82 3.75 3.13 2.50 Gà, vịt 56 6.27 5.92 3.27 Cừu, dê 3.75 1.87 1.25 (Nguồn : Trung tâm công nghệ môi trường ENTEC) Thông thường hàng năm vùng bán ngập bị ngập sâu trong nước khoảng 3 tháng do đó việc chăn thả trâu bò và dê chỉ diễn ra trong 9 tháng. Trong thời gian chăn nuôi những người chăn thả thường thu gom phân để bán, tỉ lệ thu gom đạt khoảng 65%, như vậy chỉ còn lại 35% thải xuống hồ. Trong khi chăn nuôi vịt không bị ảnh hưởng bởi nước dâng nên có thể chăn nuôi trong hồ 12 tháng trong năm. Qua đó ta có thể tính toán sơ bộ được lượng chất dinh dưỡng mà hoạt động chăn nuôi đã thải xuống hồ (bảng 13). Hồ thường được tích nước trong mùa mưa để phục vụ tưới tiêu cho mùa khô kế đó, vì thế lượng chất dinh dưỡng do chăn nuôi thải ra được bảo toàn trong hồ suốt mùa mưa. Đây sẽ là một mối nguy hại cho chất lượng nước trong hồ, vì nếu kết hợp với lượng phân bón tồn dư trong đất nông nghiệp được mưa rửa trôi vào hồ thì lượng kali, phốt pho, nitơ do chăn nuôi đưa vào hồ sẽ là nguồn gốc của hiện tượng phú dưỡng hóa trong hồ. Bảng 13 : Tải lượng chất dinh dưỡng vật nuôi thải xuống hồ trong một năm Vật nuôi Tải lượng chất dinh dưỡng (kg/năm) Nitơ Phốt pho Kali Trâu, bò 83847.31 55760.85 28116.46 Dê 9735.86 4854.95 3245.28 Vịt 14898.46 14066.80 7770.01 Tổng 108481.63 74652.60 39131.75 5.3 HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Phong trào nuôi cá bè bắt đầu phát triển và lan rộng từ năm 2003, sản lượng cá năm 2003 là vài trăm tấn đã tăng lên 6000 tấn/năm vào năm 2004. Với 6000 tấn cá này phải cần tới 20000 tấn thức ăn, các loại thuốc kháng sinh cùng hoạt động chăm sóc của hơn 1000 người ngày đêm túc trực trên các bè cá. Với lượng thức ăn, lượng thuốc được đưa vào hồ quá lớn cộng với hoạt động sinh hoạt của hơn 1000 người sống trên hồ thì đây chính là nguồn gốc gây nên hiện tượng chất lượng nước mặt suy giảm. Qua số liệu quan trắc chất lượng nước tại các vị trí trên hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng, vào năm 2004 và 2005 một số điểm trong hồ đã xuất hiện hiện tượng ô nhiễm hữu cơ, mà nguyên nhân chính là do hoạt động nuôi cá bè. 5.3.1 Các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động nuôi cá Nguồn gây ô nhiễm phát sinh từ hoạt động của cá nuôi trong bè : dư lượng thức ăn, các hóa chất phòng và trị bệnh cho cá, phân cá, vi trùng, kí sinh trùng trên mình cá, cá chết gây ô nhiễm mùi và ô nhiễm môi trường nước. Nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động làm khô cá ngay trên bè và trên các bãi cá vùng bán ngập, ruột cá và các bộ phận bỏ đi của cá thải vào nước hồ gây ô nhiễm mùi và môi trường nước. Ngoài ra việc nuôi trồng thủy sản cũng ảnh hưởng đến tích lũy các chất dinh dưỡng trong nước, ước lượng khoảng 0.16 kg nitơ tổng và 0.035 kg phốt pho tổng trên 1 kg cá thịt. Vậy với khoảng 6000 tấn cá thịt 1 năm thì lượng nitơ tổng và phốt pho tổng do nuôi cá bè đưa vào hồ là 960000 kg nitơ, 210000 kg phốt pho. 5.3.2 Nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động sinh hoạt của người Nguồn ô nhiễm từ hoạt động sinh sống của người trên bè, bao gồm : lượng chất hữu cơ thải ra từ hoạt động ăn uống, phân (E.Coli và các vi trùng khác), chất tẩy rửa từ hoạt động tắm giặt, gây ô nhiễm mùi và ô nhiễm môi trường nước mặt. Như vậy hoạt động sinh hoạt của con người chủ yếu thải ra các chất hữu cơ không bền và dễ phân hủy sinh học, các chất dinh dưỡng (phốt pho, nitơ), vi trùng và mùi. Ước lượng khối lượng tác nhân ô nhiễm trong nước thải của con người : 9 g nitơ tổng/người.ngày đêm và 2.5 g phốt pho tổng/người.ngày đêm, vậy 1000 người sinh hoạt và sống trên bè cá thì 1 ngày đêm họ đưa vào lòng hồ Dầu Tiếng khoảng 9000 g nitơ tổng, 2500 g phốt pho tổng. Hoạt động nuôi cá bè đã gây ô nhiễm khá lớn đến nguồn nước trong hồ dẫn đến chất lượng nước ở hạ lưu cũng bị suy giảm nên các cấp chính quyền đã cho giải tỏa hầu hết các bè cá và vào năm 2006 thì hầu như không còn bè nào hoạt động do đó tình hình nước mặt cũng được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên thiệt hại về kinh tế, xã hội để lại do việc giải tỏa lồng cá là không thể kể hết do đó cần phải có một chính sách triệt để về việc khai thác nuôi trồng thủy sản trong hồ. 5.4 HIỆN TƯỢNG XÂM NHẬP MẶN Trước đây khi chưa có hồ Dầu Tiếng trên các sông Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông thường có hiện tượng xâm nhập mặn vào tháng 3 đến tháng 5 hàng năm khi lưu lượng mùa kiệt giảm xuống thấp nhất. Tuy nhiên tùy thuộc vào năm nắng hạn hay năm mưa nhiều hoặc ít mà thời gian xâm nhập mặn có thể kéo dài từ tháng 2 đến tháng 5. Nguồn mặn theo thủy triều biển Đông truyền sâu lên thượng nguồn và các kênh rạch nội đồng. Mức độ xâm nhập mặn phụ thuộc vào độ dốc, địa hình mặt cắt, lớp phủ thực vật và lưu lượng nguồn của từng sông, rạch. Biên mặn bình quân 4 g/l thường xuất hiện vào tháng 4 tại rạch Tra trên sông Sài Gòn, tại Hiệp Hòa trên sông Vàm Cỏ Đông. Bên cạnh đó sông Sài Gòn là nơi tiếp nhận nước thải của khu công nghiệp Bình Dương, và nước thải từ 4 hệ thống kênh Tham Lương – Bến Cát – Vàm Thuật, Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tân Hóa – Lò Gốm, Tàu Hũ – Bến Nghé nên tình hình ô nhiễm luôn diễn ra rất phức tạp. Từ khi có hồ Dầu Tiếng tình hình ô nhiễm tại hạ lưu sông Sài Gòn được cải thiện đáng kể, khi tình trạng ô nhiễm ở mức đáng báo động thì hồ Dầu Tiếng sẽ xả nước xuống để pha loãng nồng độ các chất gây ô nhiễm và đẩy chúng ra biển. Tuy nhiên năm 2004, 2005 tình hình trữ lượng nước trong hồ Dầu Tiếng diễn ra rất phức tạp. Năm 2005 là năm khô hạn nhất trong vòng 100 năm trở lại đây do mùa mưa trước lượng mưa ít, hồ Dầu Tiếng chỉ tích được 30% lượng nước thiết kế trong khi đó mùa khô lại kéo dài, dẫn đến dòng chảy kiệt trong sông. Tình hình xâm nhập mặn trên các sông Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông diễn ra rất phức tạp, mặn xuất hiện sớm, mức độ nhiễm mặn cao hơn và thời gian bị xâm nhập mặn kéo dài hơn so với nhiều năm trước đây. Như vậy tình hình trữ lượng nước trong hồ Dầu Tiếng hàng năm đóng một vai trò rất quan trọng, nó giữ vai trò quyết định cho chất lượng nước khu vực hạ lưu. Nếu trữ lượng nước trong hồ bị suy kiệt sẽ dẫn đến tình hình nhiễm mặn sâu vào trong nội đồng, việc xử lí nước cho sinh hoạt trở nên tốn kém, cây trồng không thể phát triển, thủy sản bị chết hàng loạt, tình hình ô nhiễm không thể kiểm soát. 5.5 HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP Tây Ninh là tỉnh có các ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm phát triển nhất trong số các tỉnh giáp biên giới Tây Nam. Các nguồn nước thải chủ yếu phát sinh từ hoạt động chế biến nông sản. Với các nhà máy lớn chế biến công nghiệp, nông sản thực phẩm và hàng chục cơ sở chế biến khác, một ngày tiêu thụ hàng vạn tấn nguyên liệu và thải ra hàng ngàn tấn chất cặn bã và nước thải công nghiệp, đây thực sự là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Các nguồn thải này có lưu lượng lớn và mức độ ô nhiễm cao. Đa số các nguồn thải này chưa được xử lí triệt để do tốn kém, các doanh nghiệp không có đủ kinh phí để thực hiện. Hiện tại có 3 vị trí nước thải trực tiếp vào hồ Dầu Tiếng từ các nhà máy sản xuất nông sản, gồm công ty liên doanh mì Tân Châu Singapor có nước thải trực tiếp ra suối Tha La – một nhánh đổ trực tiếp vào hồ, cơ sở chế biến mủ cao su Định An huyện Dầu Tiếng và công ty cổ phần chế biến cao su Bình Mỹ có nước thải trực tiếp ra suối cạn – một nhánh đổ trực tiếp vào hồ. Tất cả nước thải của các công ty này hầu như chỉ được cho vào một bể lắng cho tự lắng rồi thải trực tiếp vào hồ gây ô nhiễm cho nguồn nước trong hồ. 5.6 HIỆN TƯỢNG PHÁ RỪNG Rừng vừa là lá phổi của môi trường vừa góp phần điều hòa khí hậu, hơn thế nữa các cánh rừng đầu nguồn còn có thêm vai trò chống xói mòn, giữ nước cho lòng hồ Dầu Tiếng. Trong vài năm trở lại đây tình hình lâm tặc cũng như hiện tượng lấn chiếm đất rừng để trồng cây công nghiệp diễn ra mạnh mẽ, dẫn đến diện tích rừng phòng hộ hồ Dầu Tiếng bị giảm đi nhanh chóng, và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân của sự suy kiệt cũng như sự ô nhiễm nguồn nước trong lòng hồ. Rừng mất đi thì khả năng giữ nước trong đất giảm, điều này đồng nghĩa với nguồn nước trong hồ cũng mất đi một nguồn cung cấp đáng kể. Và một khi nguồn nước trong hồ cạn kiệt thì khả năng pha loãng, khả năng tự làm sạch các chất ô nhiễm không còn nữa, dẫn đến nồng độ các chất ô nhiễm sẽ gia tăng theo thời gian. Vào mùa mưa, tại các vùng đất bị mất đi rừng phòng hộ thì hiện tượng xói mòn diễn ra thường xuyên. Hiện tượng này làm cho một lượng đất đá và phèn tiềm tàng trong đất được đưa trực tiếp vào hồ dẫn đến ô nhiễm nguồn nước. Nước trở nên chua hơn, làm cho giá trị pH giảm xuống nhanh chóng; tổng cặn, độ đục, hàm lượng sắt và nhôm trong nước tăng đáng kể. Tuy rừng đóng một vai trò quan trọng như vậy nhưng hiện nay tình hình lấn chiếm đất rừng phòng hộ vẫn diễn ra mạnh mẽ, điển hình là rừng phòng hộ Tân Hòa thuộc huyện Tân Châu đang ngày đêm bị tàn phá để lấy đất xây nhà, trồng cây công nghiệp, làm nương rẫy, hơn thế nữa tình trạng lâm tặc ngày đêm hoành hành cũng góp phần làm suy giảm diện tích rừng tại đây. Rồi đến hơn 300 ha rừng trên đảo Nhím cũng bị cư dân chặt bỏ để trồng cây cao su, như vậy nếu không có biện pháp bảo vệ thì chỉ trong nay mai hơn 62000 ha diện tích còn lại của rừng phòng hộ cho hồ Dầu Tiếng sẽ không còn nữa và cuối cùng thì hồ Dầu Tiếng sẽ không còn khả năng đảm bảo chức năng phục vụ phát triển kinh tế cho vùng cũng như làm sạch môi trường. CHƯƠNG 6 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC 6.1 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHUNG 6.1.1 Các biện pháp kĩ thuật 6.1.1.1 Quan trắc và giám sát chất lượng nước hồ Quan trắc và giám sát chất lượng nước hồ là một việc làm rất quan trọng. Thời gian, tần suất, vị trí quan trắc phụ thuộc vào từng đối tượng cần quan trắc cụ thể. Đối với hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng, qua phân tích diễn biến chất lượng nước mặt theo không gian và thời gian cho thấy sự biến động của các chỉ tiêu khác nhau thường không giống nhau vì vậy tùy thuộc vào từng chỉ tiêu cụ thể cần có kế hoạch quan trắc phù hợp. - Đối với các chỉ tiêu phốt pho và kali, qua phân tích cho thấy hàm lượng khá biến động giữa mùa mưa và mùa khô. Hơn thế nữa sự xuất hiện của các yếu tố này báo động nguy cơ phú dưỡng hóa, do đó cần phải quan trắc mỗi tháng một lần tại các vị trí trong hồ. - Các chỉ tiêu DO, COD, BOD5 nên quan trắc hàng tháng với số vị trí lấy mẫu như năm 2005. Đây là những chỉ tiêu quan trọng và rõ ràng nhất để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước hồ nên cần được quan tâm chú ý. - Các chỉ tiêu TSS, pH, FeTS, Al3+, coliform nên quan trắc 2 tháng/lần với số lượng và vị trí lấy mẫu như năm 2005. Đây là các chỉ tiêu dễ quan trắc nhưng cũng rất quan trọng để đánh giá chất lượng nước hồ. 6.1.1.2 Kiểm soát nguồn thải ở thượng lưu hồ Mặc dù các nhà máy, xí nghiệp trên thượng lưu hồ không thải trực tiếp nước thải xuống hồ nhưng vẫn được thải trong lưu vực. Vì thế, theo các con đường khác nhau chất ô nhiễm vẫn xâm nhập được vào nguồn nước trong hồ. Do đó để ngăn chặn tình trạng này thì cần bắt buộc các đơn vị có chất thải gây ô nhiễm phải xử lí triệt để trước khi đưa ra ngoài môi trường. Riêng các cơ quan, ban ngành bảo vệ môi trường cần thường xuyên kiểm tra sự tuân thủ luật bảo vệ môi trường của các nhà máy, xí nghiệp đóng trong lưu vực. 6.1.2 Công cụ pháp lí Để góp phần bảo vệ môi trường trong vùng lòng hồ, công cụ pháp lý cần phải được phổ biến rộng rãi và áp dụng triệt để. Đối với việc quản lý khai thác, bảo vệ, sử dụng tài nguyên nước, các cơ quan ban ngành cần áp dụng triệt để luật bảo vệ tài nguyên nước. Đối với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong hồ cần áp dụng pháp lệnh bảo vệ môi trường và phát triển nguồn lợi thủy sản. Riêng đối với tình hình khai thác khoáng sản, khai thác rừng thì người tham gia khai thác cũng như người quản lý cần luôn làm theo luật bảo vệ – phát triển rừng, luật khoáng sản. Ngoài việc áp dụng triệt để luật và các văn bản qui định về bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn môi trường cũng góp phần không nhỏ trong hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường. Riêng đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong lòng hồ Dầu Tiếng thì áp dụng tiêu chuẩn chất lượng nước mặt (TCVN 5942 - 1995), tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vực nước hồ dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (TCVN 6981 - 2001). 6.1.3 Công cụ kinh tế Đối với những hộ tham gia đánh bắt cá trong lòng hồ : tiến hành thả cá giống xuống hồ, cấp giấy phép khai thác cho người dân và tiến hành thu thuế. Thuế thu được sẽ phục vụ cho thả cá giống trong vụ sau và các hoạt động bảo tồn nguồn lợi thủy sản trong hồ. Đối với các hộ chăn nuôi ở vùng bán ngập : cho người dân thuê đất ở vùng bán ngập để trồng cỏ chăn nuôi. Kinh phí thu được sẽ dùng cho công tác quan trắc chất lượng nước hàng năm. Đối với các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm phải bắt họ tuân theo qui định “người gây ô nhiễm phải trả tiền” với mức chi trả thỏa đáng, nhằm khắc phục tình trạng xả thải nguồn ô nhiễm ra môi trường một cách vô tội vạ. 6.1.4 Biện pháp tuyên truyền và giáo dục cộng đồng Đây là một công cụ hỗ trợ quan trọng cho bảo vệ môi trường, tuy nhiên biện pháp này còn gặp nhiều khó khăn do trình độ dân trí của cư dân sống trong lưu vực còn rất thấp. Do vậy trước mắt cần tập trung phổ biến các kiến thức pháp luật nói chung và kiến thức về luật bảo vệ môi trường nói riêng. Cần lồng ghép việc nâng cao nhận thức của người dân vào các chương trình hành động của Chính phủ như các dự án về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Đưa kiến thức về môi trường vào trong trường học. Cần chỉ cho thế hệ trẻ thấy rõ được tầm quan trọng cũng như nhiệm vụ của bản thân trong việc bảo vệ nguồn nước hồ Dầu Tiếng. 6.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHO TỪNG ĐỐI TƯỢNG CỤ THỂ Nguyên nhân chính gây suy giảm chất lượng nước là do sự quản lí của các ban ngành chức năng còn quá lỏng lẻo. Trên thực tế chỉ có những biện pháp bảo vệ môi trường mang tính chất cực đoan thì mới đạt được hiệu quả, vì vậy cần có những tính toán cân nhắc giữa lợi ích kinh tế với lợi ích môi trường, giữa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài khi đưa ra bất kì một giải pháp nào. 6.2.1 Đối với hoạt động khai thác cát Hoạt động khai thác cát làm xáo trộn mạnh ở khu vực khai thác từ đó làm tăng khả năng khuếch tán của các chất dinh dưỡng trong trầm tích vào nguồn nước, ngoài ra khai thác cát còn làm dậy sắt trong hồ gây nguy hiểm cho sinh vật thủy sinh sống trong hồ. Chúng ta cần có biện pháp qui hoạch cụ thể cho khu vực cụ thể với công suất khai thác cụ thể và thời gian cụ thể, đồng thời tiến hành đánh giá dự báo các ảnh hưởng do khai thác cát lên môi trường để từ đó có các chính sách cụ thể cho từng đối tượng khai thác. 6.2.2 Đối với hoạt động trồng trọt trên khu vực tưới Hoạt động trồng trọt chủ yếu đưa vào nguồn nước hồ các dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Điều này một mặt sẽ góp phần vào nguy cơ phú dưỡng hóa, mặt khác ảnh hưởng đến các loài thủy sinh sống trong hồ cũng như sức khỏe của những người dân sử dụng nước sinh hoạt lấy từ trong hồ. Do đó trước khi bón phân, phun thuốc cần phải cày xới đất kĩ càng; kiểm tra chất lượng của từng loại đất để cung cấp hóa chất cần dùng tránh dư mà cũng tránh thiếu. Nếu điều kiện có thể nên áp dụng, nghiên cứu dùng thử các loại phân sinh học không gây ô nhiễm môi trường, cũng như các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc tự nhiên. Ngoài ra có thể chọn lựa các loại cây phù hợp với từng loại đất, từng mùa vụ để giảm lượng hóa chất cần sử dụng. 6.2.3 Đối với các hoạt động chăn nuôi ở vùng bán ngập Hiện nay chăn nuôi trong vùng bán ngập vẫn còn phát triển tự do và chưa kiểm soát chặt chẽ. Chất thải hằng ngày của vật nuôi đã đưa một lượng chất dinh dưỡng đáng kể vào hồ Dầu Tiếng, làm suy giảm chất lượng nước tại đây. Để tạo điều kiện cho người dân tận dụng tốt vùng bán ngập mà không gây ảnh hưởng đến chất lượng nước hồ, có thể cho cư dân mướn đất trồng cỏ trong vùng để tạo nguồn thức ăn cho gia súc, còn gia súc sẽ được nuôi trong chuồng trại bên ngoài lòng hồ thay vì thả rong trong hồ như hiện nay. Riêng đối với những hộ chăn nuôi thủy cầm, thì cần kiên quyết di dời ra khỏi lòng hồ, tránh để số lượng đàn thủy cầm ngày một gia tăng. 6.2.4 Đối với các hoạt động nuôi cá bè Các hoạt động nuôi cá bè gây ô nhiễm nguồn nước quá nghiêm trọng nên từ năm 2005 đã có chính sách giải tỏa triệt để, nhưng như vậy thì cuộc sống của nhiều người dân vào thời điểm hiện tại trở nên khó khăn hơn. Để tạo công ăn việc làm cho những hộ nuôi cá bị giải tỏa, trạm thủy sản của công ty khai thác thủy lợi Dầu Tiếng nên phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành thả thêm cá giống vào hồ để tạo nguồn cá tự nhiên cho các hộ khai thác cá trong hồ. Tiến hành thu thuế đánh bắt theo từng mức độ đánh bắt của từng hộ gia đình để tạo vốn cho việc thu mua cá giống. Nếu thả cá tự nhiên mà không cung cấp thêm thức ăn dư thừa thì cá sẽ tới nguồn thức ăn tự nhiên, như vậy sẽ góp phần vào thu hoạch sinh khối tảo cũng như sinh khối của các thực vật phiêu sinh làm cho nguồn nước hồ trong và sạch hơn. 6.2.5 Đối với hiện tượng khai thác rừng phòng hộ Rừng phòng hộ đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ lòng hồ chống lại hiện tượng xói mòn, giữ gìn nguồn nước trong hồ vào mùa khô do đó rừng cần phải được bảo vệ chặt chẽ. Đối với các hộ dân cư sống gần rừng hoặc đang khai phá rừng để trồng cây công nghiệp thu lợi thì cần phải tuyên truyền rộng rãi đến người dân vai trò của rừng cũng như những qui định của nhà nước về bảo vệ rừng, đồng thời các cơ quan quản lí rừng cần phải kêu gọi sự ủng hộ của người dân trong nhiệm vụ bảo vệ rừng và tạo công ăn việc làm cho họ để tránh tình trạng khai phá rừng nhằm mục đích mưu sinh như hiện nay. Với lâm tặc thì chỉ có cách duy nhất là phải dùng các biện pháp cứng rắn triệt để như xử phạt thật nặng khi bắt được. Ngoài ra, nhà nước cũng cần có những chính sách ưu đãi cho các nhân viên kiểm lâm để họ luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình đồng thời phải tăng cường đội ngũ bảo vệ rừng đông đúc được trang bị đầy đủ kĩ năng vừa để chống lại lâm tặc vừa để bảo vệ chính bản thân họ. KẾT LUẬN Hồ Dầu Tiếng là một trong những hồ chứa nước lớn ở nước ta, nằm trên thượng lưu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh). Nhiệm vụ chính của hồ là cấp nước tưới, cấp nước dân sinh và bảo vệ môi trường. Tuy vậy, vấn đề môi trường vẫn chưa được quan tâm nhiều, người dân sống quanh khu vực chỉ chú tâm vào khai thác các tiềm năng của hồ cho mục đích kinh tế làm cho chất lượng nước ngày càng xấu đi gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng sống trong hồ và khu vực hạ lưu sử dụng nước cấp sinh hoạt bắt nguồn từ hồ. Qua kết quả phân tích đánh giá diễn biến chất lượng nước trong hệ thống thuỷ lợi Dầu Tiếng cho thấy : chất lượng nguồn tài nguyên nước mặt trong vùng phụ thuộc theo mùa, vào mùa mưa nguồn nước mặt khá phong phú với chất lượng tương đối tốt do các dòng chảy được hình thành liên tục, còn vào mùa khô chất lượng nước có trở nên xấu đi tại một số vị trí trong lòng hồ và trên các kênh tiêu. Nguồn gây ảnh hưởng đến chất lượng nước trong hệ thống là : - Nguồn gây ô nhiễm do chất thải khu dân cư và các hoạt động của con người như nước thải và rác thải sinh hoạt do con người, gia súc, gia cầm, - Nguồn gây ô nhiễm từ các nhà máy chế biến và sản xuất. - Nguồn gây ô nhiễm do lan truyền chua từ những diện tích đất phèn trong vùng ra nguồn nước mặt. - Nguồn gây ô nhiễm từ các hoạt động nuôi truồng thủy sản. - Nguồn gây ô nhiễm mặn do thủy triều tác động ở mức độ nghiên trọng nhưng thời gian kéo dài không nhiều. - Nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động sản xuất nông nghiệp như các thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, phân bón,... từ các khu vực tưới bị rửa trôi vào nguồn nước trong hệ thống. Ngoài ra sự biến động về môi trường trong vùng nghiên cứu còn diễn ra hết sức phức tạp trong thời gian tới do các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, do đó chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa về các vấn đề môi trường ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai. Và một khi đã nhận biết được tình hình cũng như những nguyên nhân gây suy giảm chất lượng nước trên hệ thống thì chắc chắn rằng các cơ quan ban ngành sẽ có những nhận định rõ ràng trong công tác quản lý và khắc phục tình trạng chất lượng nước đang xuống cấp tại một số nơi nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước trong lưu vực. KIẾN NGHỊ Để bảo vệ nguồn nước trong hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng thì cần có những biện pháp quản lý hiệu quả trên toàn hệ thống và qui hoạch phát triển kinh tế bền vững cho các hộ dân sống trên lưu vực. Qua phân tích đánh giá ta có thể nhận biết được các nguồn gốc của những nguyên nhân gây suy giảm chất lượng nước trên hệ thống. Đa số các nguồn này thuộc loại nguồn phân tán nên quản lý khó khăn hơn, tuy nhiên cũng vì khó khăn mà tất cả cư dân sống trong khu vực và nhà nước phải có sự phối hợp đồng bộ để bảo vệ nguồn nước ngày một tốt hơn. Trước mắt để khắc phục tình trạng nước hồ cần phải thực hiện các giải pháp sau : - Phối hợp giữa các cơ quan chính quyền địa phương và các tổ chức trong công tác qui hoạch phát triển kinh tế của cư dân dựa vào các nguồn lợi từ hồ Dầu Tiếng. - Đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng để qui hoạch khai thác cát phù hợp. - Sử dụng có kế hoạch các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Dần dần tiến tới sử dụng các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc tự nhiên. - Đưa ra các biện pháp canh tác phù hợp nhằm giảm thiểu nguy cơ mất chất dinh dưỡng của đất trồng. - Kiểm soát hoạt động chăn thả gia súc và thuỷ cầm của người dân ở vùng bán ngập. - Tăng diện tích che phủ của các khu rừng phòng hộ bằng các biện pháp giao đất giao rừng cho cư dân trong khu vực, kết hợp với sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương. - Kiểm soát chặt chẽ các cơ sở, nhà máy sản xuất đóng trên địa bàn. - Thiết lập hệ thống quan trắc chất lượng nước theo định kì.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG DO AN.doc
  • docBIA DO AN.doc
  • docDANH MUC CAC BANG.doc
  • docDANH MUC HINH.doc
  • docLOI CAM ON.doc
  • docMO DAU.doc
  • docMUC LUC.doc
  • docPHU LUC 01.doc
  • docPHU LUC 02.doc
  • docPHU LUC 03.doc
  • docPHU LUC 04.doc
  • docPHU LUC 05.doc
  • docPHU LUC 06.doc
  • docTAI LIEU THAM KHAO.doc
Tài liệu liên quan